You are on page 1of 1

10 MỞ ĐẦU Tiếp theo sự phát triển ô tô hybrid, ô tô điện đang được nhiều hãng ô tô nghiên cứu phát

triển nhằm khắc phục các yếu điểm của nhiên liệu hóa thạch về ô nhiễm môi trường và tình hình cạn
kiệt nguồn nhiên liệu. Tại Việt Nam, đối tượng này chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa
học, giới doanh nghiệp cũng như các nhà làm chính sách, nên chưa có nhiều nghiên cứu về ô tô
điện. Ô tô điện nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường, nhưng gặp phải khó khăn về vấn đề cung
cấp năng lượng điện để hoạt động. Ô tô điện có hai nhược điểm quan trọng là năng lượng dữ trữ
thấp và giá thành cao hơn. Các vấn đề cần cải thiện ở ô tô điện là khả năng tăng tốc, bán kính sử dụng,
vấn đề về nạp và thay mới nguồn năng lượng điện. Việc đặt các động cơ trong bánh xe cho phép ta
điều khiển các bánh xe một cách độc lập từ đó dẫn tới khả năng điều khiển lực kéo và điều khiển chuyển
động của xe một cách linh hoạt hơn. Quá trình chuyển động của xe sẽ được điều khiển thông qua việc
điều khiển công suất của các động cơ điện. Mặt khác, khi bố trí động cơ điện trong bánh xe ta sẽ rút gọn
được hệ thống truyền lực, giảm được khối lượng của xe, tăng thời gian làm việc của pin. Do vậy, luận văn
đã lựa chọn hướng nghiên cứu này để tìm hiểu, khảo sát và mô phỏng về hệ truyền động trên ô tô điện.
Vấn đề này đã được nhiều hãng xe trên thế giới nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm như Volkswagen,
Mercedes, Ford ... Vấn đề tối ưu hóa hệ truyền động trên xe có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm năng
lượng trên ô tô điện. Nếu xe hoạt động với hiệu suất cao, đồng nghĩa với việc năng lượng sinh ra được
tận dụng triệt để, giúp tiết kiệm năng lượng ở pin hoặc ắc quy, làm tăng quãng đường đi được trên một
lần nạp pin. Hiện nay một số công trình nghiên cứu trong nước về hệ thống truyền lực ô tô điện đang
còn sơ khai, đặc biệt là ô tô với 4 bánh dẫn động độc lập bằng 4

11 động cơ điện. Luận văn nghiên cứu, khảo sát động lực học của ô tô điện với hệ truyền động 4 động
cơ điện, dẫn động trực tiếp 4 bánh xe không sử dụng bộ giảm tốc và so sánh với ô tô sử dụng bộ giảm
tốc thông qua mô hình mô phỏng được xây dựng bằng công cụ Matlab - Simulink. Đối tượng luận văn
nghiên cứu là mô hình về ô tô điện loại nhỏ hoạt động trong thành phố. Các hệ thống trên xe được mô
hình hóa tương tự các xe sử dụng động cơ đốt trong, luận văn chỉ thay đổi mô hình hệ thống truyền lực
với 4 động cơ điện có đặc tính xác định trước.

You might also like