You are on page 1of 5

1.

Giới thiệu
-Tên gọi, danh pháp:
 Tên Tiếng Việt: Cây Cà độc dược.
 Tên khác: Mạn đà la.
 Tên khoa học: Daturae metel L, họ Cà (Solanaceae).
-Đặc điểm tự nhiên
Cây nhỏ, sống lâu năm cao khoảng 1,0 – 1,5m. Thân nhẵn hoặc
gần như nhẵn, màu lục hoặc tím tía, phân cành nhiều, gốc hóa
gỗ.

Lá mọc so le, có màu xanh lục thẫm ở mặt trên, mặt dưới nhạt
hơn, hai mặt lá nhẵn hoặc có rất ít lông ở mặt dưới, đầu lá nhọn
và mép lượn sóng, gốc có phiến lệch, cuống lá dài 2 – 3cm, có
khi đến 5cm.

Hoa riêng lẻ, mọc ở kẽ lá, cuống ngắn; đài hình trụ gồm 5 phiến;
tràng rất dài có 5 cánh hoa hàn liền. Cánh hoa xếp nếp ở trong
nụ, khi nở xòe ra hình phễu. Hoa màu trắng, đốm tím hoặc hơi
vàng ở mặt ngoài; đầu cánh hoa có mũi nhọn, hơi cong; nhị dài
bằng tràng, chỉ nhị đính vào ống tràng đến tận giữa.

Quả nang có hình cầu, đường kính khoảng 2,5cm, có gai ngắn,
mọc nghiêng. Khi chín, quả nứt từ đỉnh thành những mảnh
không đều nhau; đài tồn tại hình đĩa gập xuống; hạt nhiều màu
vàng nâu, hơi dẹt và nhăn nheo.
Mùa hoa quả: Tháng 5 – 10.
Lá hoa khô hình dải, thường nhau nát. Hoa chưa nở dài khoảng
3 - 5cm đến khi hoa đã nở dài 7 - 12cm. Màu hoa sấy khô, chất
mềm dẻo; mẫu hoa phơi khô, giòn, vị hơi đăng, mùi nhẹ.

-Phân loại cà độc dược


Gồm có 3 loại chính là:
Cây cà có hoa trắng, phần thân và cành có màu xanh
Cây cà có hoa đốm tím, phần thân và cành có màu xanh
Cây được lai giữa hai giống cây kể trên
-Phân bố, thu hái, chế biến
Cây được trồng và mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, Lào và
Campuchia để làm thuốc và làm cảnh. Ở Việt Nam, cây phân bố
nhiều nhất ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ.
Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bát đầu nở, phơi hoặc
sấy khô ở nhiệt độ thấp.
-Thành phần hoá học
Thành phần hóa học chủ yếu của hầu hết các bộ phận trong cây
là alcaloid, trong đó alkaloid.
Tùy theo từng bộ phận và thời kỳ thu hái mà sẽ có hàm lượng
alcaloid khác nhau.
Hàm lượng alcaloid còn thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng, các
trồng trọt và chăm sóc cây nhưng thường cao nhất là vào thời kỳ
ra hoa.
-Công dụng
Theo y học cổ truyền
Cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng bình suyễn,
chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.
Cà độc dược còn được dùng làm thuốc chữa hàn thấp, cước khí,
chữa đau cơ, da tê dại và làm thuốc gây mê. Ngoài ra, có thể
dùng ngoài để đắp tại chỗ giảm đau nhức hoặc chữa mụn nhọt.
Theo y học hiện đại
Cà độc dược được sử dụng làm thuốc chữa hen suyễn, viêm loét
dạ dày, viêm phế quản, chống co thắt cơ trơn.
-Liều dùng & cách dùng
Liều 0,3 - 0,6g/ngày, dạng thuốc hoàn. Cũng có thể dùng dưới
dạng thuốc hút (lấy dược liệu thái nhỏ rồi cuộn thành điếu thuốc
để hút, chia liều để dùng, không dùng quá 1,5g dược liệu/ngày).

You might also like