You are on page 1of 35

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

VÀ XỬ TRÍ TRƯỚC SINH


THẬN Ứ NƯỚC
THS.BS HÀ TỐ NGUYÊN
MỞ ĐẦU
• Thận ứ nước là tình trạng dãn hệ thu thập bên trong thận.
• Bất thường khá thường gặp với tần suất 1-5% thai kì.
• Thuật ngữ « Pyelectasis » dùng cho thể nhẹ và
« Hydronephrosis” thường dùng cho thể ứ nước nặng.
• Thận ứ nước nhẹ thường đơn độc, 85-90% có kết cục tốt.
• Thận ứ nước trung bình - nặng hoặc tiến triển: thường có
nguyên nhân
MỞ ĐẦU
Cần siêu âm tìm các dấu hiệu gợi ý nhóm bất thường bẩm
sinh thận và đường tiết niệu: Congenital Abnormaly of the
Kidney and Urinary Tract- CAKUT
Dãn đài thận
Bất thường chủ mô thận
Dãn niệu quản
Bàng quang bất thường
Thiểu ối
PHÂN LOẠI

Nguyên nhân thận ứ nước:


• Tắc nghẽn đường niệu trên
• Tắc nghẽn đường niệu dưới
SIÊU ÂM KHẢO SÁT BỂ THẬN
• Thực hiện MC ngang, cột sống vị trí 12 giờ, đo vị trí dãn nhất.
• MC vành giúp đánh giá dãn đài thận.
• Phân loại theo mức độ
16-27 tuần Sau 27 tuần
Bình thường <4mm <7mm
Nhẹ 4-7mm 7-9mm
Trung bình 7-10mm 9-15mm
Nặng >10mm >15mm

Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM); Zuckerwise LC. Renal pelvic dilation. Am J Obstet Gynecol. 2021 Nov;225(5):B31-B33.
NỘI DUNG

• DÃN BỂ THẬN ĐƠN ĐỘC

• DÃN BỂ THẬN – NIỆU QUẢN

• DÃN BỂ THẬN – NIỆU QUẢN - BÀNG QUANG


1. DÃN BỂ THẬN ĐƠN ĐỘC
Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản

• Là nguyên nhân thường


gặp nhất của thận ứ nước
• Thường đơn độc, một bên
và có tiên lượng tốt.
• Niệu quản và bàng quang
bình thường.
1. DÃN BỂ THẬN ĐƠN ĐỘC
Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
• Thấy được niệu quản khi SA tiền sản là bất thường.
• Dãn niệu quản có thể là một dấu hiệu đơn độc nhưng thường liên
quan với các bất thường đường niệu dục khác hoặc cơ quan khác.
• Dãn niệu quản thường có liên quan với trào ngược, hệ thu thập
đôi, tắc đường niệu dưới.
• Nếu do trào ngược BQ-NQ, trên siêu âm có thể thấy dấu hiệu dãn
niệu quản và bể thận thay đổi khi BQ co thắt
• Chẩn đoán phân biệt: Dãn ruột (quan sát có nhu động)
2. DÃN BỂ THẬN- NIỆU QUẢN
2.1 Hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản:
Bể thận và niệu quản dãn nhưng bàng quang bình thường.
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.1 Hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản:
Thận trọng vì chẩn đoán nhầm với dãn ruột (có nhu động)
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.2 Hệ thống thu thập đôi

• Hệ thu thập đôi được định nghĩa


là hai bể thận tách biệt không
thông nhau trong cùng một thận.
Thể hoàn toàn: mỗi bể thận liên
tục với một niệu quản cắm ngẫu
nhiên vào bàng quang.
 Thể không hoàn toàn: hai bể
thận đổ vào cùng một niệu quản
rồi vào bàng quang
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.2 Hệ thống thu thập đôi

• Siêu âm chẩn đoán: Quan sát


thấy 2 bể thận không thông nhau
ở mặt cắt theo trục dọc của thận.
• 30% trường hợp gặp hệ thống
thu thập đôi ở cả hai thận.
• Thường đơn độc, hiếm kèm bất
thường di truyền
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.2 Hệ thống thu thập đôi
Thận đôi có chiều dài lớn hơn bình thường
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.2 Hệ thống thu thập đôi

• Thường dãn bể thận trên do


niệu quản trên cắm lạc chỗ
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.3 Nang niệu quản lạc chỗ

• Tình trạng đoạn cuối niệu quản dãn


thành nang, thường do niệu quản
cắm lạc chỗ trong bệnh cảnh hệ
thống thu thập đôi hoàn toàn.
• Phân loại theo hội nhi khoa Mỹ:
 Thể trong BQ: Nằm hoàn toàn
trong BQ và ở trên cổ BQ.
 Lạc chỗ ngoài BQ: Ở cổ BQ hay
trong niệu đạo
2. DÃN BỂ THẬN - NIỆU QUẢN
2.3 Nang niệu quản lạc chỗ

• Siêu âm: Cấu trúc nang


thành mỏng nằm trong BQ,
• Dễ thấy khi BQ không quá
đầy nước tiểu vì nếu BQ
quá căng có thể ép làm xẹp
mất nang niệu quản.
HỆ THỐNG THU THẬP ĐÔI+ NANG NIỆU QUẢN LẠC CHỖ
HỆ THỐNG THU THẬP ĐÔI+ NANG NIỆU QUẢN LẠC CHỖ
3. DÃN BỂ THẬN- NIỆU QUẢN- BÀNG QUANG
Hẹp đường thoát bàng quang

 Tình trạng tắc đường tiểu dưới làm


bàng quang lớn với thành dày và
ngược dòng gây ứ nước hai niệu quản
và hai thận
 Nguyên nhân phổ biến của hẹp đường
ra bàng quang là van niệu đạo sau ở
nam và không niệu đạo ở nữ.
3. DÃN BỂ THẬN- NIỆU QUẢN- BÀNG QUANG
Hẹp đường thoát bàng quang

• Chiều dài BQ
• Quí 1: ≧7mm
• Qúi 2: >[Tuần tuổi thai – 5]

• Thành bàng quang dày: >3mm

• Thận ứ nước: ≧4mm/quí 2 và


≧7mm/quí 3
VAN NIỆU ĐẠO SAU
Key-hole sign
BẤT SẢN VAN NIỆU ĐẠO SAU

• Là nguyên nhân thứ 2 tắc


đường niệu dưới sau van
niệu đạo sau.

• Bàng quang lớn nhưng không


có hình lỗ chìa khóa

• Thường gặp ở nữ
HỘI CHỨNG PRUNE-BELLY

Hội chứng Prune-Belly


với tam chứng gồm:
 Tinh hoàn ẩn,
 Bàng quang dãn thành
mỏng,
 Mất lớp cơ thành bụng.
BẤT THƯỜNG Ổ NHỚP

• Bệnh rất hiếm: 0.002%

• Đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục


thông với nhau và có chung một lỗ thoát.

• Siêu âm: cấu trúc dạng nang vùng chậu


(dịch có phản âm), thận ứ nước, ruột dãn,
bàng quang dãn lớn, dịch bụng . . .
BẤT THƯỜNG Ổ NHỚP
BẤT THƯỜNG Ổ NHỚP
DÃN NIỆU ĐẠO BẨM SINH
DÃN NIỆU ĐẠO BẨM SINH
BÀNG QUANG TO
Chẩn đoán phân biệt: VÁCH NGĂN ÂM ĐẠO
BÀNG QUANG TO
Chẩn đoán phân biệt: VÁCH NGĂN ÂM ĐẠO
QUẢN LÝ
• Thận ứ nước nhẹ: Thường đơn độc, có thể cần loại trừ nguy cơ
Trisomy 21, siêu âm đánh giá lại lúc 32 tuần, nếu bình thường không
cần theo dõi.
• Thận nước thể trung bình- nặng: Cần đánh giá có kèm CAKUT, siêu
âm mỗi 2-6 tuần, chấm dứt thai kì sớm nếu thận ứ nước nặng
không cải thiện được kết cục.
• LUTO: cũng thường đơn độc nhưng cần tư vấn thủ thuật xâm lấn
(Microarray) để loai trừ bất thường di truyền.
• LUTO thường gây thiểu ối nên có thể dẫn đến tình trạng thiểu sản
phổi nên tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh cao
• Khi bàng quang hoặc thận bị vỡ, nước tiểu có thể gây báng bụng
hoặc tạo thành khối tụ nước tiểu quanh thận và có tiên lượng nặng.
TIÊN LƯỢNG

• Nguy cơ bệnh lý tắc nghẽn sau sinh: 11-15% nếu trước sinh thận ứ
nước nhẹ, 27-45% nếu thận ứ nước thể trung bình và 53- 88% nếu
thận ứ nước thể nặng.
• Nguy cơ trào ngược bàng quang-niệu quản sau sinh không thay đổi
theo mức độ ứ nước thận trước sinh.
• Nguy cơ bệnh lý tắc nghẽn đường niệu sau sinh cũng như tỷ lệ cần
phẫu thuật can thiệp liên quan thuận với mức độ ứ nước thận
trước sinh cũng như có kèm theo CAKUT hay không.

Lee R.S. Cendron M., Nguyen H.T., Antenatal hydronephrosis as a predictor of postnatal outcome: a meta-analysis. Pediatrics. 2006; 118: 586-593

You might also like