You are on page 1of 197

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu

Chương 1: Những vấn đề chung

1. Khoa học tâm lí

2. Các quan điểm cơ bản trong Tâm lí học hiện đại

3. Những hiện tượng tâm lí người

4. Các phương pháp nghiên cứu Tâm lí học

Chương 2: Hoạt động nhận thức

1. Nhận thức cảm tính

2. Nhận thức lí tính

3. Ngôn ngữ và hoạt động nhận thức

4. Trí nhớ và hoạt động nhận thức

Chương 3: ý thức và vô thức

1. Ý thức

2. Vô thức

3. Chú ý

Chương 4: Tình cảm

1. Cảm xúc

2. Tình cảm

3. Đam mê

1
Chương 5: Ý chí và hành vi ý chí

1. Ý chí

2. Hành vi ý chí

3. Thói quen - tập quán

4. Sự sai lệch hành vi xã

Chương 6: Nhân cách và sự hình thành nhân cách

1. Khái niệm về nhân cách

2. Cấu trúc tâm lí của nhân cách

3. Sự hình thành và phát triển nhân cách

TÀI LIỆU THAM KHẢO

--//--

TÂM LÝ HỌC
Tác giả:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC – NĂM 2007

2
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. KHOA HỌC TÂM LÝ

1.1. Khái niệm "Tâm lí người"

Khi người ta cố gắng để tìm hiểu tâm lí của một ai đó nghĩa là họ đang muốn
biết điều gì của người ấy? Tâm lí có phải là một thuật ngữ chỉ những vấn đề huyền
bí của con người? Phải chăng chúng ta không thể nào hiểu được tâm lí của một con
người cụ thể?... Hãy lưu ý đến những từ có chữ "TÂM" sau đây và có vài nhận xét:

Tâm hồn, tâm linh, tâm trí, tâm trạng, tâm địa, tâm can, tâm thần, tâm sự, tâm tình,
tâm tính, tâm tưởng, tâm thành, tâm bịnh, tâm giao, tâm đắc, tâm thức, tâm tư,…

Nhân tâm, thiện tâm, ác tâm, bình tâm, an tâm, khổ tâm, lưu tâm, quyết tâm, thành
tâm, đan tâm, can tâm, đồng tâm, dã tâm, tà tâm, mĩ tâm, hảo tâm, kiên tâm, từ
tâm, tịnh tâm, thương tâm, lao tâm, vô tâm, nhẫn tâm, bận tâm...

Những từ trên đây có liên quan gì đến tâm lí không? Phải chăng đó là những khái
niệm của Tâm lí học?...

Người ta đã yêu như thế nào, tại sao mình nhớ người này mà không nhớ người
kia? Những giấc mơ hãi hùng hoặc đầy chất lãng mạn có liên quan gì với nhau?
Tại sao có lúc con người lại thấy mênh mông buồn mà chẳng rõ nguyên nhân, có
lúc căng thẳng hay nhiều khi hết sức hiền hoà và nhẫn nại?... Trong thực tế đã có
nhiều trường hợp con người rơi vào tình trạng mất cảm giác, mất trí nhớ hoặc mất
hết lí trí, tại sao như thế? Có lúc chúng ta đã không làm chủ được mình, đã có
những hành vi không nên làm nhưng lại biết mình sai ngay sau đó, tại sao họ cố
tình làm những điều biết chắc có thể mang lại sự phiền phức cho mình?

Cũng có lúc người ta tự hỏi về thân phận của mình, tự hỏi về tương lai của mình
nhưng rồi họ hoàn toàn tuyệt vọng. Với bạn, bạn có bao giờ cho rằng, trong cuộc
sống, người Nữ và Nam sẽ có những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh

3
hay trước những kích thích giống nhau? Bạn có cho rằng những thông tin người ta
có thể ghi nhớ được lại tuỳ thuộc vào tâm trạng của con người hay phụ thuộc vào
trạng thái tinh thần của con người lúc ấy không? Bạn là người hướng nội hay
hướng ngoại, là người duy cảm hay duy lí...?

Thuật ngữ "tâm lí", "tâm hồn" đã có từ lâu trong tiếng Việt. Từ điển tiếng Việt
năm 1988 đã định nghĩa một cách tổng quát rằng "tâm lí" là ý nghĩ tình cảm, tâm
tư, nguyện vọng, ý chí, thái độ, sở thích... làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên
trong của con người. Nói một cách chung nhất, tâm lí bao gồm tất cả những hiện
tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành một hành
động, hoạt động của con người. Tìm hiểu tâm lí của con người nghĩa là tìm hiểu về
suy nghĩ tình cảm, ước muốn, nguyện vọng... của họ. Các hiện tượng tâm lí, các
hiện tượng tinh thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con
người, trong quan hệ giữa con người cũng như giữa con người và xã hội loài
người. Một số người cho rằng "tâm lí" là lí lẽ của trái tim, là những vấn đề liên
quan đến tình cảm... nhưng thật ra không chỉ là của trái tim mà còn là của "khối
óc" nữa...

1.2. Tâm lí học

Những vấn đề trên đây sẽ được khoa học tâm lí giải thích và giúp chúng ta phần
nào trong việc lí giải những hiện tượng, sự kiện như đã mô tả trong cuộc sống thực
tế. Khoa học tâm lí hay Tâm lí học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm lí,
trong đó đặc biệt là nghiên cứu tâm lí Người. Mục tiêu lớn của Tâm lí học là đem
lại một cái nhìn sâu sắc và khái quát về những vấn đề đã được khám phá về hoạt
động của não bộ, của trí tuệ, của hành vi. Sau đó, Tâm lí học cố gắng tìm cách để
phác thảo, đề nghị phương cách vận dụng tri thức Tâm lí học trong cuộc sống...

Có thể nói rằng, Tâm lí học là một khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lí,
về hành vi và đời sống tinh thần của con người. Tâm lí học có liên quan đến rất
nhiều ngành khoa học khác. Là một môn khoa học xã hội nhưng không hoàn toàn

4
chỉ là những vấn đề "xã hội" đơn thuần mà Tâm lí học có liên quan mật thiết với
Sinh lí học, Thần kinh học, Kinh tế học, Chính trị học, Nhân học, Vật lí học...
Nhiều ngành khoa học hành vi, nhiều ngành khoa học xã hội đã dựa vào tri thức
tâm lí để đưa ra các nguyên tắc ứng dụng của họ... Ngày nay, Tâm lí học là khoa
học xuyên văn hoá, nó có liên quan đến các ứng xử giống nhau và khác nhau từ
các vùng trên thế giới, nó có những quy tắc thích ứng chung cho nhiều vấn đề đối
với con người. "Tâm lí học nắm giữ chiếc chìa khoá để hiểu một cách tổng quát sự
vận hành con người (function) như thế nào. Khi khám phá ra những điều nhà Tâm
lí học biết về con người nói chung thì ta có thể ứng dụng sự hiểu biết đó để thay
đối ứng xử của bản thân và ứng xử của người khác theo chiều hướng tốt hơn".

1.2.1. Đối tượng của Tâm lí học:

Bàn về đối tượng của Tâm lí học nghĩa là trả lời các câu hỏi: Con người nghiên
cứu tâm lí người khác thông qua cái gì; Điều gì là phương tiện để nghiên cứu tâm
lí người; Tâm lí người được bộc lộ thông qua các hình thức nào?

Trước hết, tâm lí (tâm tư, tình cảm, thái độ...) của con người luôn bộc lộ ra ngoài
bằng hành vi. Có thể quan sát hành vi cụ thể của một người trong một tình huống
cụ thể nào đó để nhận dạng về diễn biến tâm lí của họ lúc đó. Đời sống tâm lí của
con người luôn luôn được bộc lộ ra ngoài bằng hành vi và các dấu hiệu nhất định.
Hành vi là gì! Theo nghĩa hẹp, hành vi là cử chỉ, ngôn ngữ, động tác... Theo nghĩa
rộng, hành vi là tất cả các hoạt động trí tuệ, tình cảm có ý thức và không ý thức.
Khi xem xét hành vi của một cá nhân, cần chú ý đến ba khía cạnh của nó, đó là cơ
thể, tinh thần và xã hội. Hành vi là tất cả các dấu hiệu có thể quan sát được của con
người, được xem xét trong một tổng thể các phản ứng của con người trước tác
động của môi trường..

Như vậy, trước hết Tâm lí học xem hành vi của con người là đối tượng nghiên cứu
của mình, thông qua hành vi, các chủ thể sẽ có thể phát hiện được những dấu hiệu,
những diễn biến, những đặc điểm tâm lí của một khách thể nào đó.

5
Mặt khác, Tâm lí học là một trong các khoa học trung gian tức là nghiên cứu các
dạng vận động chuyển tiếp từ dạng vận động này sang dạng vận động khác. Tâm lí
học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã
hội, từ thế giới khách quan vào não người sinh ra hiện tượng tâm lí, với tư cách là
một hiện tượng tinh thần. Ở khía cạnh này, đối tượng của Tâm lí học là các hiện
tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác
động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên
cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí thông qua những
hiện tượng tâm lí. Hiện tượng tâm lí là những hiện tượng phản ánh đời sống tinh
thần của con người, phản ánh tâm hồn con người. Những hiện tượng tâm lí nói lên
suy nghĩ, tình cảm của một cá nhân hay của một nhóm xã hội nào đó. Các hiện
tượng tâm lí người có thể chứa đựng, chuyển tải ý nguyện của một cá nhân hay
cộng đồng, bộc lộ ý tưởng, nhận thức của một chủ thể nào đó. Có thể nói đối tượng
của Tâm lí học rất đa dạng, từ những điều quan sát được trong thực tiễn đến những
ý tưởng còn ẩn chứa trong tâm thức của họ, còn bị che khuất bởi các thói quen của
họ nhưng đều có khuynh hướng bộc lộ ra ngoài và hình thành nên những hiện
tượng tâm lí chung hay đặc biệt.

1.2.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học

Nhiệm vụ của Tâm lí học có thể xem như các mục tiêu mà khoa học này muốn đạt
được thông qua hệ thống tri thức và các phương pháp của chính khoa học này. Giải
quyết được các nhiệm vụ, các nhà tâm lí sẽ có điều kiện tiếp cận với các vấn đề
thực tiễn một cách bài bản hơn, ý nghĩa hơn. Tâm lí học có một số nhiệm vụ cụ thể
như sau:

- Phát hiện các hiện tượng và sự kiện tâm lí xảy ra trong cuộc sống thực tế. Những
hiện tượng tâm lí xảy ra đan xen với những hiện tượng khác (hiện tượng Sinh học,
Hoá học, Vật lí học, Xã hội học, Kinh tế học, Văn hoá học...) và có những quy luật
hình thành nhất định, các nhà Tâm lí học phải sử dụng các phương pháp thích hợp
để xác định vấn đề, phát hiện diễn biến tâm lí nảy sinh ở các chủ thể. Sau khi phát

6
hiện, các nhà tâm lí còn có nhiệm vụ mô tả điều đã xảy ra một cách rất khách
quan, tìm kiếm những mối liên quan ý nghĩa giữa các kích thích và các đáp ứng
của chủ thể và những thay đổi nếu có của liên quan ấy. Việc mô tả khách quan
phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến điều
nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy được.

- Tìm hiểu các quy luật nảy sinh, hình thành, phát triển và biểu hiện của những
hiện tượng và sự kiện ấy để có thể giải thích chúng một cách khoa học và rõ ràng.
Những điều được giải thích sẽ là nền tảng của quá trình suy luận logic để đưa ra
được những phán đoán khoa học, những nhận định thực tiễn. Dù với những cách
giải thích nào, các nhà tâm lí phải tìm cách kiểm chứng với các dữ kiện đã được
thu thập một cách hệ thống. Trên cơ sở giải thích một cách khoa học các hiện
tượng, sự kiện tâm lí, khoa học tâm lí sẽ chứng minh được nguồn gốc của các hiện
tượng này và quan trọng hơn là hình thành được một số cơ sở lí luận và thực tiễn
để xây dựng hệ thống lí thuyết cho ngành khoa học này.

- Sau khi đã giải thích được các cơ chế, các quy luật của hành vi hoặc các hiện
tượng tâm lí nào đó, các nhà tâm lí có cơ sở để dự báo điều gì sẽ xảy ra, những ứng
xử nào có thể xuất hiện trên cơ sở những mối liên hệ đã phân tích. Dự báo chính
xác điều xảy ra sau một hành vi hay một ứng xử nào đó sẽ rất có ích cho tiến trình
nghiên cứu thực tiễn, nó là cơ sở của những ứng dụng Tâm lí học trong hoạt động
thực tiễn cũng như trong cuộc sống thực tế. Một trong những kì vọng mà các nhà
tâm lí phải tìm mọi cách đáp ứng là Tâm lí học phải có hàng loạt các phương pháp,
các biện pháp thực tế để dự đoán, dự báo các diễn biến tâm lí dây chuyền hoặc độc
lập sau một hiện tượng hay một đặc điểm tâm lí nào đó được thể hiện ở chủ thể.

- Đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để con người nghiên cứu, xem xét và có
thể phát triển nhân tố con người một cách hiệu quả nhất. Chính điều này làm tăng
khả năng của Tâm lí học trong quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện
tính chất của các mối quan hệ người - người trong xã hội. Tâm lí học sẽ làm phong
phú thêm cuộc sống từ những phương cách hợp lí mà nó đề xuất để môi trường

7
sống trở nên dễ chịu hơn, do đó kết quả hoạt động có thể sẽ cao hơn nữa... Nhiệm
vụ này thể hiện một cách rõ ràng nhất tính chất ứng dụng của tâm lí trong thực
tiễn, Tâm lí học không phải chỉ là một khoa học với hàng loạt khái niệm lí thuyết
mà còn là việc ứng đụng, vận dụng lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống như thế nào
nữa.

Tâm lí học là một khoa học thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ lí
giải những hiện tượng rất gần gũi và gắn bó với cuộc sống thực tế, nếu được
nghiên cứu với phương pháp phù hợp, Tâm lí học có thể giúp con người nhận rõ
mình và người khác... để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chính Tâm lí học đã phát
triển thành rất nhiều chuyên ngành đa dạng mang tính ứng dụng thiết thực trên cơ
sở nền tảng phương pháp luận vững chắc là chủ nghĩa Mac - Lênin và Tâm lí học
hoạt động. Thành quả của Tâm lí học đã được khẳng định trong thực tiễn, đóng
góp rất nhiều vào kho tàng tri thức lí luận của xã hội nhưng vẫn còn rất hạn chế so
với tính chất và khả năng của nó vốn có.

Có một vấn đề hẳn ai cũng có thể thừa nhận là Tâm lí học có thể được vận dụng
trong bất kì lĩnh vực hoạt động nào môi trường sống nào từ khoa học, kĩ thuật nói
chung đến các chuyên ngành cụ thể, chi tiết bởi vì ở bất kì lĩnh vực nào, mối quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường... cũng là hiện
tượng then chốt và yếu tố tinh thần, yếu tố tâm lí luôn hiện hữu trong các quan hệ
đó. Nghiên cứu và bổ sung lí luận là điều hết sức cần thiết nhưng cần có định
hướng và liều lượng thích hợp vì có thể nói, hệ lí luận của Tâm lí học đã tương đối
ổn định như đã thể hiện trong Tâm lí học đại cương, Tâm lí học phát triển, Tâm lí
học nhân cách... Vấn đề cần quan tâm hiện nay là làm thế nào để các ngành tâm lí
cụ thể phát huy được thế mạnh vốn có của mình để góp phần lành mạnh hoá và
tích cực hoá cuộc sống. Không ai phủ nhận tầm quan trọng của Tâm lí học, của
việc tìm kiếm những lĩnh vực tâm lí mới nhưng điều cốt lõi thể hiện tính thiết thực
của khoa học này là những kĩ năng tâm lí nào có thể vận dụng và phát huy tác
dụng? Kĩ năng tâm lí là sự kết hợp các thao tác chứa đựng "hàm lượng tâm lí nhất
định" nhằm thay đổi hành vi theo hướng thuận lợi cho hoạt động của con người,
8
làm cho con người có thể gặt hái được nhiều thành công hơn, kết quả lao động đạt
được nhiều hơn. Kĩ năng tâm lí là sự chuyển tải lí thuyết tâm lí thành một hệ thống
hành vi có chủ đích, có kế hoạch để hiện thực hoá lí tưởng sống của con người.

Thành quả của Tâm lí học có nhiều cơ hội để phát huy trong điều kiện thực tế khi
chất lượng các mối quan hệ, khi đời sống tinh thần của con người ngày càng được
nhấn mạnh và đóng góp rất lớn vào phúc lợi xã hội, vào nền kinh tế đang phát triển
vững chắc. Nền kinh tế tri thức phát triển và mang tính định hướng cho kinh tế
tương lai là một nền tảng vững chắc để các tri thức tâm lí phát huy sức mạnh cũng
như hỗ trợ tích cực cho các chủ nhân của nền kinh tế ấy. Các nhóm chủ thể sẽ
không thể phát triển mạnh mẽ nếu đời sống tinh thần không thuận lợi, không thoải
mái để có một môi trường hoàn hảo cho tích lũy tri thức, cho việc biến tri thức
thành sức mạnh vật chất.

- Trước hết, hướng nghiên cứu ứng đụng tâm lí trong việc tạo dựng hạnh phúc
trong gia đình là một thực tế khi xu thế nảy sinh cơ cấu gia đình mới ngày càng rõ
nét trong khi sự chuẩn bị về tinh thần, tâm lí là hết sức hời hợt. Do đó, nhiều vấn
đề tưởng chừng vô hại nhưng lại rất nguy hiểm đang xuất hiện trong gia đình,
trong quan hệ thân thuộc trên nền tảng một hệ giá trị đang dần thay đổi và khẳng
định lại. Nơi nuôi dưỡng đội ngũ trí thức, một đội ngũ đầu tàu của nền kinh tê tri
thức có vẻ như đang mất dần phương hướng và phát triển một cách ngẫu hứng, tự
phát. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc gia đình không đủ thời gian dành cho
"không khí trẻ thơ"? Không khí trẻ thơ ở đây không chỉ là của trẻ em mà còn là sự
thanh thản, sự vui tươi và chút lãng mạn riêng tư của mỗi gia đình. Nguyên nhân
nào dẫn đến việc các cặp vợ chồng khi chưa hết tuần trăng mật đã phải vội vã chia
tay...?

- Hướng nghiên cứu ứng dụng Tâm lí học để cải thiện tình trạng học sinh bỏ học,
chán học hay bỏ nhà "đi bụi mỗi khi có sự cố nào đó. Áp lực học tập đè nặng lên
các em học sinh bắt đầu từ đâu, các áp lực tâm lí ấy có ảnh hưởng như thế nào đến
trí lực cũng như thể lực của các em? Công tác tư vấn học đường đang được nhiều

9
người quan tâm có giá trị như thế nào trong thực tiễn, việc lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh được người lớn, thầy cô giáo định hướng, hướng dẫn như thế nào cho
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi...

- Các nhà quản lí thể hiện quyền lực của mình như thế nào mà ít bị phản ứng hay
bằng cách nào để có thể khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của người thừa hành...

Tâm lí học còn nhiều điều, rất nhiều điều phải làm để nâng cao vị thế của khoa học
này, để khẳng định sự hữu ích của khoa học trong hoạt động thực tiễn, để Tâm lí
học không chỉ là "kiến thức phổ thông, nhỏ to tâm sự". Phát huy nhân tố con người
trên cơ sở vận dụng thành công và có kết quả các thành tựu của khoa học tâm lí chỉ
có thể thực hiện khi kết hợp được lí thuyết tâm lí và những kĩ năng cụ thể trong
cuộc sống vốn đã hết sức đa dạng và nhiều biến hoá bất ngờ.

Câu chuyện thứ nhất

"Năm 20 tuổi, tôi là một nữ điều dưỡng đang thực tập tại một Bệnh viện Nhi.

So với Viện Tim hoặc Bệnh viện Đa khoa, công việc ở Bệnh viện Nhi có vẻ dễ
như trở bàn tay. Tôi vốn có khiếu kết bạn với trẻ con nên chắc chắn tôi sẽ vượt qua
dễ dàng và chỉ còn chờ ngày tốt nghiệp.

Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu lén bố mẹ vào thám thính công
trường đang xây dựng cạnh nhà và bị té gãy tay trái, tay bị nhiễm trùng và phải
cưa bỏ nó đi. Tôi được chỉ định làm y tá hậu phẫu cho Chris.

Khi sức khoẻ của cậu bé dần dần khá lên cũng là lúc cậu đau khổ nhận ra sự mất
mát của mình. Cậu nằm một chỗ, chờ giúp đỡ, không chịu làm vệ sinh cá nhân.
Tôi nhẹ nhàng khích lệ: "Cháu đâu có ở mãi trong bệnh viện, cháu phải học cách
tự chăm sóc...". Cậu bé giận dữ la lên: "Cháu có thể làm gì với một tay.... Tôi vắt
óc tìm một câu trả lời thích hợp, cuối cùng tôi bảo: "Dù sao cháu vẫn còn tay
phải". " Nhưng cháu thuận tay trái...", cậu bé kêu lên đầy thất vọng.

10
Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng và vô tâm đến thế. Sao tôi lại tưởng rằng
mọi người đều thuận tay phải cơ chứ! Sáng hôm sau, tôi trở lại với cuộn băng
dính. Vòng cuộn băng quanh cổ tay, tôi bảo cậu bé: "Cháu thuận tay trái còn cô
thuận tay phải. Cô sẽ dán tay phải của cô vào hàng nút áo sau lưng cháu. Bây giờ
mỗi khi cô làm việc gì bằng tay trái cháu phải làm theo bằng tay phải. Nào, cháu
muốn bắt dầu bằng việc gì?. Nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, cậu bé càu nhàu: Cháu mới
ngủ dậy, cháu cần đánh răng.... Tôi xoay xở mở nắp ống kem, đặt bàn chải lên mặt
bàn, tìm cách nặn kem lên chiếc bàn chải đang ngả nghiêng... Sau gần 10 phút nỗ
lực với kem vương vãi đầy trên bàn, tôi mới hoàn tất được công việc. "Cháu có thể
làm nhanh hơn...", cậu bé tuyên bố, và khi làm nhanh hơn thật, cậu bé mỉm cười
chiến thắng.

Hai tuần sau đó trôi qua nhanh chóng. Chúng tôi biến mọi công việc hằng ngày
thành những cuộc đua tài hào hứng. Chúng tôi cài nút áo, phết bơ lên bánh mì, cột
dây giày... Không còn phân biệt tuổi tác, chúng tôi là hai vận động viên đang ra
sức đua tài. Lúc tôi hết thời gian thực tập cũng là lúc cậu bé rời bệnh viện, tự tin
đối mặt với cuộc sống... Khi hôn tạm biệt cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.

Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày ấy, cuộc đời tôi đã bao phen "chìm nổi". Mỗi lần
phải đương đầu với thử thách, tôi lại nhớ đến cậu bé. Và mỗi khi cảm thấy mệt
mỏi, nản lòng, tôi lại lẳng lặng vào phòng tắm. Giấu tay phải ra sau, lấy kem và
đánh răng bằng tay trái... (Trái tim có điều kì diệu - Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ)

Hãy thử bình luận xem điều cốt lõi nào đã làm cô điều dưỡng dễ thương và cậu bể
đang khủng hoảng niềm tin có được những ngây hồn nhiên, tươi dẹp để vượt qua
thử thách của cả hai người?

1.2.3. Các ngành Tâm lí học

Câu chuyện thứ hai

11
Trận động đất kinh hoàng làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng ở Đông Á năm
2004 đã để lại một dư âm tiêu cực đối với các hiểm hoạ của thiên nhiên. Đằng sau
trận động đất này có biết bao vấn đề cần quan tâm, cần thực hiện để khôi phục sự
thanh thản vốn có của cư dân trong vùng trước đó, làm sao để khách du lịch an tâm
và vẫn nuôi ý định trở lại vùng đất "nghiệt ngã" ấy? Các nhà quản lí và khoa học
nghĩ gì về điều này? Các nhà Tâm lí học vào cuộc ra sao?...

Có rất nhiều ngành khoa học quan tâm để cố gắng khắc phục hậu quả của vấn đề,
trong đó có Tâm lí học với nhiều ngành tâm lí có tính chuyên biệt, có thể kể đến
một số ngành tâm lí học ứng dụng để khẳng định sự đa dạng và phong phú của các
ngành tâm lí học sau đây:

- Tâm lí học xã hội nghiên cứu những vấn đề tâm lí nảy sinh trong sự tương tác
giữa các cá nhân, nghiên cứu diễn biến tâm lí của cộng đồng dân cư.... đề xuất các
phương hướng ổn định tinh thần, phát triển khuynh hướng dựa vào nhau để tồn tại
giúp đỡ nhau và chia sẻ với nhau những trăn trở cũng như những nỗi niềm của sự
mất mát... Tâm lí học xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu những hiện tượng tâm lí khác
phản ánh trí tuệ, tình cảm, tâm trạng, nguyện vọng... của các cộng đồng, nghiên
cứu các trạng thái tâm lí bất thường vào những thời điểm không bình thường hoặc
bình thường nào đó của xã hội...

- Tâm lí học phát triển nghiên cứu những khuynh hướng tâm lí mới xuất hiện đối
với từng lứa tuổi khác nhau nhằm khái quát sự ảnh hưởng của sự cố khủng khiếp
này đến con người ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào. Kết quả nghiên cứu này
giúp các nhà Tâm lí học phát triển, bổ sung các giá trị để khẳng định quá trình phát
triển tâm lí của cả đời người.

- Tâm lí học y tế tìm cách xem xét, khám phá mối liên hệ giữa sự đau đớn của cơ
thể hay bệnh tật, nhận dạng các hành vi có liên quan đến sức khoẻ từ hậu quả của
sự cố nhằm giúp các nhà quản lí có điều kiện tham khảo khi đưa ra các quyết định
quản lí nào đó.

12
- Tâm lí học lâm sàng chuyên nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị hành vi bất thường
từ những cuộc khủng hoảng, từ những điều bất hạnh đã xảy ra, từ sự thương tiếc
những người gặp nạn. Tâm lí học lâm sàng tìm cách nhận dạng các rối loạn tâm lí
ban đầu để giải thích tính chất của các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng
đồng trong quá trình "bị" rối nhiễu tâm lí như thế nào...

Ngoài ra một số ngành tâm lí khác sẽ đóng góp thành quả của mình trong việc lí
giải các vấn đề nảy sinh trong quá trình khôi phục, hồi phục và hình thành các hiện
tượng phản ánh đời sống tinh thần của cộng đồng.

2. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Có Chể xem xét một số quan điểm cơ bản như là những trường phái tâm lí có giá
trị khoa học nhất định và có đóng góp cho một nền Tâm lí học thực nghiệm ngày
nay. Những trường phái này tiếp cận theo nhiều cách khác nhau với những phương
pháp khác nhau nhưng đều có mục tiêu góp phần lí giải các hiện tượng tâm lí của
con người và đề xuất các hình thức thích ứng phù hợp.

2.1. Tâm lí học hành vi

Tâm lí học hành vi xuất phát từ Mĩ và được nhà Tâm lí học người Mĩ J. Watson
(1878 - 1958) khởi xướng. Trong những năm 1920, J. Watson khẳng định rằng có
thể thấu hiểu hành vi của con người bằng việc nghiên cứu và thay đổi môi trường
mà trong đó con người tiến hành các thao tác, các hoạt động. Ông cho rằng, bằng
cách kiểm soát chặt chẽ môi trường của con người thì có thể hiểu được bất kì hành
vi nào, ông còn cho rằng: "Hãy giao cho tôi chục trẻ em khoẻ mạnh, có thể hình
tốt, thế giới đặc biệt của riêng tôi sẽ nuôi dưỡng chúng và bảo đảm chọn bất kì trẻ
nào để đào tạo trở thành bất cứ chuyên gia nào mà tối muốn: Bác sĩ, luật sư, nghệ
sĩ, thương gia, và ngay cả là một gã hành khất hay trộm cắp, không cần biết đến tài
năng, khuynh hướng, thiên hướng, khả năng, năng khiếu và chủng tộc của tổ tiên"
(Watson 1924). Các nhà Tâm lí học hành vi cho rằng Tâm lí học chỉ nghiên cứu
hành vi của cơ thể con người cũng như ở động vật. Hành vi, theo các nhà Tâm lí

13
học hành vi lúc ấy, được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể
nhằm đáp lại một kích thích nào đó. J. Watson đã lưu ý đến tính khách quan của
tâm lí người, tâm lí có nguồn gốc bên ngoài và là những biểu hiện có thể quan sát
được. Các nhà tâm lí học hành vi cũng cho rằng nghiên cứu tâm lí tức là nghiên
cứu hành vi và cũng có nghĩa là nghiên cứu những điều quan sát được mà thôi.

2.2. Tâm lí học Gestalt

Tâm lí học Gestalt được ra đời ở Đức và còn được gọi là Tâm lí học cấu trúc vì các
nhà tâm lí thuộc trường phái này đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và
tính trọn vẹn của tri giác, quy luật bừng sáng của tư duy. Bằng hàng loạt các thực
nghiệm, các nhà Tâm lí học Gestalt khẳng định rằng các quy luật của tri giác, tư
duy và tâm lí của con người do các cấu trúc đã có trước của não quyết định. Thành
quả nghiên cứu của các nhà Tâm lí học Gestalt đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực
trị liệu và nghệ thuật.

2.3. Tâm phân học

Thuyết Tâm phân học do S. Freud (1859 - 1939), một bác sĩ người áo xây dựng
nên. Freud tách con người thành ba khối bao gồm cái ấy (vô thức), cái tôi và cái
siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức như ăn uống, tình dục, tự vệ, trong
đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lí và
hành vi của con người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc đòi hỏi và thoả mãn. Cái tôi
được xem là con người thường ngày, con người có ý thức và tồn tại theo nguyên
tắc hiện thực. "Cái tôi" bị giằng co bởi những thúc đẩy nguyên khởi và những
mệnh lệnh cấm đoán của cái siêu tôi.

Theo S. Freud thì hành vi của con người được quyết định trong tầng sâu thẳm của
nhân cách - bằng con đường vô thức, và đời sống tình cảm của con người được đặt
trên nền tảng xung khắc giữa yêu thương - thù hận, thu hút - xô đẩy, khoái lạc -
đau khổ, sống - chết...

14
Có thể nói rằng đóng góp lớn nhất của S. Freud cho ngành tâm lí là đề cao tầm
quan trọng của vô thức.

Sau S. Freud, A. Adler tiếp tục dòng tâm phân với những khía cạnh mới, hướng
đến tâm thần kinh trị liệu và xây dựng Tâm lí học cá nhân, nhấn mạnh đến những
bản năng thống trị của ý thức. Theo A. Adler, tất cả những giá trị đều bắt nguồn từ
những nhu cầu của đời sống xã hội, cần phải tìm cách hoà hợp những nhu cầu cá
nhân và đòi hỏi của xã hội, mỗi cá nhân phải có phương cách điều khiển đời sống.

C.G. Jung đề xuất một khái niệm mới: Tâm lí học phân tích, ông coi nhân cách là
một cái mặt nạ của cá nhân đã được xã hội hoá, như một nhân vật đang đóng vai
trên sân khấu và chính C.G. Jung đã đưa ra khái niệm vô thức tập thể.

2.4. Tâm lí học nhân bản

Trường phái Tâm lí học nhân bản được khởi xướng bởi hai nhà tâm lí C.Rogers
(1902 - 1987) và A. Maslow. Tâm lí học nhân bản đặt trọng tâm nơi phẩm giá con
người, trong thế giới riêng tư của con người, trong sự liên hệ với tha nhân và trong
sự chủ động tìm tòi ý nghĩa cho cuộc sống.

Theo C. Rogers thì bản chất của con người là tốt đẹp, con người cần có điều kiện
tâm lí để tăng trưởng và để trở thành chính mình trong cuộc sống tràn đầy nghĩa.

A. Maslow đã nêu ra nhiều mức độ nhu cầu cơ bản của con người xếp thứ tự từ
thấp đến cao. Đó là nhu cầu sinh lí cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu về quan hệ xã
hội, nhu cầu được tôn trọng, và nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt. Theo A.
Maslow, Tâm lí học nhân bản không mang tính chất mô tả hay nghiên cứu thuần
tuý, mà nó đề nghi con người hành động và hành động có hiệu quả, nó làm nảy
sinh một lối sống cho một người không những trong nội tâm của chính mình mà
còn cho chính người đó xét như là một thực thể xã hội, một thành phần của tập thể.
Cũng theo ông, Tâm lí học nhân bản chỉ là một bước quá độ, một sự chuẩn bị cho

15
Tâm lí học "siêu bản vị" vượt hẳn con người, tập trung vào vũ trụ hơn là vào
những nhu cầu hay tiện ích của con người.

2.5. Tâm lí học nhận thức

Tâm lí học nhận thức xem hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của
mình. Đặc điểm nổi bật của trường phái này là nghiên cứu tâm lí con người, nhận
thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và não bộ. Theo
thuyết nhận thức thì con người hành động vì con người suy nghĩ, con người suy
nghĩ vì lí do thiết kế tự nhiên của não bộ trang bị cho con người làm như vậy. Mô
hình nhận thức cho thấy, một số ứng xử có ý nghĩa nhất xuất hiện từ cách suy nghĩ
hoàn toàn mới mẻ chứ không phải từ các cách có thể dự đoán, đã được vận dụng
trong quá khứ. Trong cách tiếp cận này, con người thường khởi sự công việc
không tốt và cũng không xấu, tuy nhiên với khả năng tiềm ẩn, với các chương
trình của tâm trí, có thể hình thành cái thiện, cái ác... Trường phái nhận thức thể
hiện ý tưởng, để hiểu được con người, trước hết cần hiểu được nhận thức của
người đó.

2.6. Tâm lí hoạt động

Trường phái Tâm lí học hoạt động do các nhà Tâm lí học Liên Xô (cũ) khởi
xướng mà đứng đầu là L.X. Vugoski (1896 - 1934). Trường phái này lấy triết học
Mac - Lênin làm cơ sở lí luận và phương pháp luận, xây dựng nên Tâm lí học lịch
sử người. Các nhà Tâm lí học hoạt động xem tâm lí người là sự phản ánh thế giới
khách quan vào não người thông qua hoạt động. Tâm lí người mang tính chủ thể,
có bản chất xã hội, nó được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và
trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội.

3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ NGƯỜI

16
3.1. Cơ sở của tâm lí người

3.1.1. Cơ sở tự nhiên của tâm lí

- Di truyền và tâm lí

Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, bảo đảm sự tái tạo ở thế hệ mới
những nét giống về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, bảo đảm năng lực đáp ứng
những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.

Tư chât là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu vừa là những đặc
điểm chức năng tâm sinh lí mà cá thể đã đạt trong một giai đoạn phát triển nhất
định dưới ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt động.

Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí
con người, di truyền tham gia vào việc tạo thành những đặc điểm giải phẫu sinh lí
của cơ thể, trong đó có những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của hệ thần kinh - cơ
sở vật chất của các hiện tượng tâm lí. Di truyền đóng vai trò tiền đề trong sự phát
triển của cá nhân. Trước đây nhiều người nghi ngờ vai trò của di truyền, cho rằng
di truyền không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành những nét tâm lí đặc
biệt của con người nhưng gần đây, các công trình nghiên cứu thực nghiệm đã
chứng minh tầm quan trọng của di truyền trong việc định hình các đặc điểm tâm lí
các đặc điểm nhân cách của con người.

- Não và tâm lí

Trong lịch sử tiến hoá, sự nảy sinh và phát triển tâm lí, ý thức, trí tuệ... gắn liền với
sự nảy sinh và phát triển của hệ thần kinh với đỉnh cao cuối cùng là vỏ não của con
người. Vỏ não người cùng các bộ phận dưới vỏ não là cơ sở vật chất, là nơi tồn tại
của cảm giác, tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý, tư duy, ý thức, vô thức... Không
có não và vỏ não hay não hoặc vỏ não không bình thường thì không có tâm lí hoặc
tâm lí không bình thường. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, chỉ khi não hoạt động thì
mới có tâm lí. Người ta đã chế tạo một loại máy có thể đọc được suy nghĩ của
17
người qua theo dõi hoạt động của não. Loại máy cộng hưởng từ (MRI) tại Đại học
Illinois (Mĩ) có thể đọc suy nghĩ của con người bằng cách theo dõi các tế bào thần
kinh trong não. Các nhà khoa học cho biết đây là một trong những máy MRI hiện
đại nhất thế giới. Với khả năng đọc suy nghĩ của con người, máy có thể mở ra
đường hướng mới trong việc chẩn đoán các chứng bệnh như đột quỵ, tự kỉ,
Alzheimer và các bệnh rối loạn tinh thần khác. Chức năng chính của máy là phát
hiện xem con người đang suy nghĩ gì và có nhiều ứng dụng tích cực khác nhưng
nhiều người vẫn lo ngại về cách con người sử dụng máy. "Con người ta có thể bị
ném vào tù vì bị nghi là khủng bố dựa trên những gì mà máy đọc được từ não của
họ", một nhà khoa học nhận xét.

Câu chuyện thứ ba

Các nhà khoa học thần kinh Mĩ đã tìm thấy "điểm nhân ái" trong não con người.

"Mặc dù việc hiểu biết chức năng của vùng não này không nhất thiết xác định điều
gì, nhưng nó cũng có thể cho chúng ta những mấu chốt về nguồn gốc của các thái
độ xã hội quan trọng như lòng vị tha chẳng hạn", theo tác giả cuộc nghiên cứu
Scott Huettel, giáo sư trợ giảng về tâm lí tại Trung tâm Y khoa Đại học Duke.

Các chuyên gia thường ghi nhận lòng vị tha dường như làm cho người ta "hết
mình". Thế thì nó phát triển như thế nào và tại sao? Để giúp giải quyết bài toán
này, nhóm của giáo sư Huettel đã cho những người tham gia cuộc nghiên cứu chơi
nhiều trò chơi khác nhau, và bảo họ rằng nếu thắng, họ sẽ được thưởng tiền cho
riêng mình hoặc tiền đó được tặng cho một tổ chức từ thiện. Những nhà nghiên
cứu sử dụng máy chụp ảnh chức năng kĩ thuật cao (fMRl) để quan sát "những
điểm nóng" của hoạt động trong não những người tham gia.

Những người tham gia cũng được yêu cầu điền một bản câu hỏi nhằm đánh giá
mức độ ích kỉ hoặc vị tha của họ. Họ phản ứng khác nhau tuỳ theo họ được tiền

18
cho riêng mình hoặc món tiền đó dành cho tổ chức từ thiện. Trong cuộc nghiên
cứu, những người có lòng nhân ái nhất có hoạt động mạnh nhất tại rãnh não thái
dương phía trên - phía sau, nơi thường có liên quan đến việc xử lí thông tin đến,
đưa ra các mối quan hệ xã hội và kiểm soát cử động.

Giáo sư Huettel nói ông rất ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu: "Chúng tôi thực
hiện thí nghiệm này với ý nghĩ rằng lòng vị tha thật sự là một chức năng của hệ
thống tưởng thưởng của não - những người vị tha sẽ đơn giản cảm thấy lòng vị tha
được tưởng thưởng nhiều hơn". (theo Sinhua)

- Định khu chức năng tâm lí trong não

Trên vỏ não có các miền nhất định, mỗi miền là cơ sở vật chất của các hiện tượng
tâm lí tương ứng. Một miền có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lí. Các miền
phục vụ cho một hiện tượng tâm lí hợp thành một hệ thống chức năng. Hệ thống
chức năng này hoạt động một cách cơ động, tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ thể,
vào đặc điểm không gian, thời gian và không bất biến.

Vỏ não có một số vùng chức năng quan trọng và riêng biệt: Đó là vùng thị giác,
vùng thính giác, vùng vị giác, vùng cảm giác cơ thể, vùng vận động, vùng viết
ngôn ngữ, vùng nói ngôn ngữ, vùng nghe hiểu tiếng nói, vùng nhìn hiểu chữ viết.

Não được phân thành hai phần tương đối giống nhau và đối xứng nhau gọi là bán
cầu não trái và bán cầu não phải. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai bán cầu não này
đảm trách các chức năng khác nhau mặc dù có những điểm không tương đồng tuỳ
thuộc các đặc điểm cá nhân hoặc giới tính. Kết quả nghiên cứu cho biết bán cầu
não trái chuyên về các công việc đòi hỏi năng lực ngôn ngữ như các kĩ năng nói,
đọc, tư duy... Bán cầu não phải điều khiển các loại năng lực chuyên biệt trong các
lĩnh vực phi ngôn ngữ như nhận biết các hình dạng vật chất, hiểu biết về không
gian, diễn tả cảm xúc, cảm thụ âm nhạc...

Câu chuyện thứ tư

19
Não có thể làm hai việc cùng lúc không?

Những nhà nghiên cứu đã khám phá lí do tại sao con người cảm thấy khó khăn khi
làm hai việc cùng một lúc.

Một "thắt nút chai" xuất hiện trong não khi những người tham gia thử nghiệm thực
hiện hai nhiệm vụ đồng thời. Nghiên cứu tìm thấy não làm việc chậm lại khi cố
gắng thực hiện một nhiệm vụ thứ hai khoảng 300 mili giây sau khi "cổ chai" xuất
hiện trong não. Những phát hiện này dẫn đến việc cấm hoàn toàn nghe điện thoại
trong khi lái xe.

Những người tham gia được đề nghị nhấn vào một phím máy tính thích hợp phát
ra những âm thanh khác nhau để trả lời các nhiệm vụ đề nghị khác nhau. Những
nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Vanderbilt (Mĩ) đã dùng máy siêu âm MRI
quét qua não những người tham gia để nhận diện những sự thay đổi thành phần ôxi
hoá trong máu. Họ tìm thấy vùng não thuỳ trán giữa và hai bên có sự thay đổi
không cân xứng. Điều này cho thấy não không có khả năng xử lí hai nhiệm vụ
song song, dẫn tới hiện tượng "thắt nút chai". Tiến sĩ S. Paul, trưởng nhóm nghiên
cứu, cho rằng những nghiên cứu trên cho thấy con người bị giới hạn trong khả
năng làm hai việc cùng một lúc. Hiện tượng này được gọi là "giao thoa nhiệm vụ
kép". Nghiên cứu nơi xảy ra hiện tượng "thắt cổ chai" trong não, các nhà khoa học
thấy rằng trong khi tế bào thần kinh não trả lời mệnh lệnh thứ nhất thì tế bào khác
tiếp nhận một mệnh lệnh mới phải "xếp hàng" chờ. Các tế bào thần kinh não
không thể hoạt động cùng lúc dẫn đến hiện tượng "thắt cổ chai" nói trên.

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đối với người lái máy bay. Họ thấy khi nghe
điện thoại trong lúc lái máy bay, nguy cơ tai nạn cao hơn 4 lần. Từ đó, ngành hàng
không có quy định tắt điện thoại khi lên máy bay. (theo VietNam Net)

Những nghiên cứu mới đã tìm hiểu quá trình xử lí của bộ não ở các cấp độ cao và
thấp. Một quyết định tức thì sẽ tốt hơn là nghiền ngẫm vấn đề, khi bạn phải trả lời
nhanh các câu hỏi.
20
Những người tham gia được yêu cầu tìm ra một biểu tượng bị đảo lộn trên một
màn hình gồm hơn 650 biểu tượng giống nhau. Những ai đưa ra quyết định một
cách bản năng, tức thì, đạt kết quả chính xác hơn những ai phải suy nghĩ lâu hơn
cho câu trả lời.

"Kết quả này có vẻ như đi ngược lại logic. Mọi người nghĩ rằng sẽ đưa ra quyết
định chính xác hơn nếu có thêm nhiều thời gian xem xét. Nhưng thực tế, họ lại làm
tốt hơn khi hầu như không có thời gian để suy nghĩ", tác giả nghiên cứu Li
Zhaoping tại Đại học London nói.

Các nhà nghiên cứu nhận biết được khi nào thì người tham gia tìm thấy được biểu
tượng mục tiêu, bằng cách theo dõi cử động mắt. Một khi mắt của người tham gia
định vị được mục tiêu, các nhà nghiên cứu tắt màn hình, giới hạn khoảng thời gian
mắt người nán lại trên biểu tượng trong 0 - 1,5 giây. Người tham gia sẽ phải trả lời
vật thể khác biệt đó ở bên phải hay bên trái màn hình. Những ai chỉ có chưa tới
một giây để nhìn biểu tượng trả lời chính xác hơn những ai được nhìn hơn 1 giây..

Zhaoping lí giải kết quả bắt nguồn từ sự khác biệt trong khả năng mà bộ não tiềm
thức và ý thức nhận biết biểu tượng. Trong khi tiềm thức có thể nhận ra sự khác
biệt giữa một quả táo bị lộn ngược với quả táo đứng thẳng, thì ý thức chỉ thấy rằng
đó là 2 quả táo.

Khi được cho thêm thời gian để tham gia vào quá trình xử lí cao cấp của nhận
thức, người tham gia đoán sai bởi sự nhận thức đã lấn át quyết định của tiềm thức
ở cấp độ thấp hơn.

Zhaoping cho rằng:"Nếu như quá trình nhận thức ở cấp cao và thấp đều đưa đến
chung một kết luận, thì không có vấn đề gì"; "Nhưng thường thì bản năng và ý
thức cấp cao của chúng ta lại mâu thuẫn, và trong trường hợp này, bản năng
thường bị che khuất bởi bộ óc lí trí.

- Phản xạ và tâm lí

21
Hoạt động tâm lí vừa có bản chất phản ánh vừa có bản chất phản xạ. Toàn bộ hoạt
động của não là hoạt động phản xạ.

Phản xạ có điều kiện là hoạt động tự tạo của con người dưới tác dụng của giáo dục
trên cơ sở tạo mối liên hệ giữa trung khu của phản xạ có điều kiện và trung khu
của phản xạ không điều kiện tương ứng.

Hoạt động thần kinh cấp cao, hệ thống các phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí của
các hiện tượng tâm lí. Tất cả các thói quen, tập tục, hành vi, hành động, hoạt động
đều có cơ sở sinh lí thần kinh là các phản xạ có điều kiện.

3.1.2. Cơ sở xã hội của tâm lí

- Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lí

Con người luôn chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội nhất định. Chủ nghĩa
Marx đã khẳng định rằng các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người. Theo
Marx thì "...bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của
từng cá nhân riêng lẻ, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
các mối quan hệ xã hội" (Luận cương về Pheubach). Quan hệ xã hội trước hết là
quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế, chế độ xã hội - chính trị, quan hệ con người -
con người, quan hệ đạo đức, pháp quyền, tôn giáo... Quy luật cơ bản chi phối sự
phát triển xã hội loài người là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất chứ không phải là quy luật chọn lọc tự nhiên.

Các quy luật xã hội tác động đến con người làm biến đổi những hoạt động tâm lí
trong đó tác động của giáo dục là cực kì quan trọng.

Tâm lí của con người phát triển thông qua sự lĩnh hội nền vãn hoá xã hội để tái tạo
những thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi người, tiếp thu năng lực bản chất người.

- Hoạt động và tâm lí

22
Tâm lí con người hình thành và phát triển chủ yếu theo các quy luật lịch sử - xã
hội. Cuộc sống của con người là một chuỗi những hoạt động giao tiếp. Tâm lí
người với đỉnh cao là ý thức được hình thành và phát triển bằng hoạt động và giao
tiếp.

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Bằng hoạt động và trong các hoạt
động này, mỗi cá thể hình thành và phát triển năng lực, tính tình, đạo đức của
mình. Nói một cách khác, bằng hoạt động và trong hoạt động, mỗi cá thể người tự
tạo ra mình, tự tạo ra nhân cách của mình.

Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình và thế giới
chung quanh, thế giới tự nhiên và thế giới xã hội. Trong sự tác động này ở con
người sẽ diễn ra hai quá trình, đó là quá trình khách thể hoá và quá trình chủ thể
hoá. Có thể giải thích rằng trong hoạt động, nghĩa là trong quan hệ giữa con người
và thế giới bên ngoài, con người vừa thay đổi thế giới bên ngoài vừa thay đổi bản
thân mình, con người vừa tạo ra sản phẩm lao động, vừa tạo ra nhân cách bản thân.

Giao tiếp và tâm lí.

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người nhằm trao đổi thông tin, tình
cảm, ý chí, nguyện vọng, nhận thức... để hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp làm hiện
thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác.

Giao tiếp có một số chức năng và có thể chia các chức năng này thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất có chức năng thuần tuý xã hội và nhóm thứ hai có chức năng tâm lí
xã hội. Nhóm chức năng thứ nhất gồm các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu
cầu chung của con người. Trong trường hợp này giao tiếp thực hiện chức năng
thông tin, tổ chức, điều khiển, động viên, phối hợp hành động. Nhóm chức năng
thứ hai gồm các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên của
xã hội, thực hiện nhu cầu có quan hệ giữa bản thân và người khác.

23
Nhờ giao tiếp giữa các thế hệ, giữa nhóm này và nhóm kia, cũng như nhờ hoạt
động vui chơi, lao động, học tập, nghỉ ngơi... mà tâm lí người được nảy sinh và
phát triển. Cùng với hoạt động, giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và
phát triển tâm lí người.

Có thể nói rằng tâm lí người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, tâm lí người là
kinh nghiệm của xã hội chuyển thành kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt
động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng. Hoạt động và giao tiếp,
mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lí người.

3.2. Bản chất của tâm lí người

Tìm hiểu bản chất của tâm lí người nghĩa là tìm cách hiểu rõ thực chất tình cảm,
nhận thức, ý chí, nguyện vọng, tâm tư... của con người là gì? Tại sao người ta lại
thích điều này mà không thích điều kia, yêu người này khinh bỉ người khác...! Việc
nghiên cứu bản chất của tâm lí người có ý nghĩa quan trọng đối với việc lí giải các
hiện tượng bất thường trong đời sống tinh thần và mang lại giá trị thực tiễn rất lớn
trong công tác giáo dục của xã hội. Bản chất của tâm lí người thể hiện ở các vấn đề
sau đây:

3.2.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua
chủ thể. Một trong những cơ sở tự nhiên của tâm lí người là não và hoạt động của
não. Trên cơ sở tiếp nhận các kích thích từ môi trường xung quanh, hoạt động của
não sẽ là cơ sở hình thành những đặc điểm tâm lí của chủ thể.

Các hiện tượng khách quan được phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của con
người. Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ
phản ánh cơ, vật lí hoá đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản
ánh tâm lí. Phản ánh được hiểu là sự tác động từ hệ thống này lên hệ thống kia và
để lại những dấu vết nhất định ở cả hai hệ thống đó. Phản ánh tâm lí chính là sự tác
động từ hệ thống thứ nhất là hiện thực khách quan đến hệ thống thứ hai là con
ngươi với tư cách là một chủ thể. Như vậy, những dấu vết của sự phản ánh là kết
24
quả của sự tương tác giữa hai hệ thống, trong đó con người với tư cách là hệ thống
thứ nhất tiếp nhận các kích thích từ môi trường, tạo ra hình ảnh tâm lí và rồi chính
hình ảnh ấy trở thành một tác nhân mới tác động đến môi trường thông qua các
hình thức tồn tại của chính họ. Những hiện tượng tâm lí của con người là kết quả
của quá trình kích thích, tiếp nhận và phản ứng của chủ thể, tâm lí của con người
không phải đã được định sắn, không phải đã được "lập trình" từ lúc thiếu thời và
chỉ có biểu lộ trung thành với chương trình đó. Con người phải tham gia tích cực
vào thế giới xung quanh thì mới có thể có những phản ánh tâm lí mới có đời sống
tâm lí sinh động và tích cực.

Phản ánh tâm lí tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh
động, sáng tạo chứ không phải là sự sao chụp như hình ảnh vật lí. Hình ảnh tâm lí
mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân mang hình ảnh tâm lí đó bởi vì khi
phản ánh, con người đã bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan rất lớn. Những yếu tố
chủ quan ảnh hưởng đến kết quả phản ánh (hay hình ảnh phán ánh) có thể là: hoàn
cảnh khác nhau, trình độ, giới tính, kinh nghiệm, mục tiêu, phương pháp, văn hoá,
điều kiện, môi trường... Trên cơ sở những phân tích trên đây, cần lưu ý một số vấn
đề có tính phương pháp luận khi nghiên cứu và vận dụng tâm lí học trong thực tiễn
cuộc sống.

Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi
giáo dục, thay đổi tâm lí người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người
sống và phát triển. Tâm lí của con người không bao giờ tách rời điều kiện sống,
sinh hoạt và sự thích ứng của từng người. Cần chú ý đến quan điểm lịch sử - cụ thể
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tâm lí người để tránh sự áp đặt vô tình hoặc
thiếu khách quan.

Tâm lí người mang tính chủ thể và có tính chủ quan, vì thế cần chú ý đến cái riêng
trong tâm lí mỗi người. Mỗi người là một thế giới độc đáo, không ai giống ai về
đời sống tinh thần, do đó không thể và sẽ không bao giờ có thể làm người khác
hoàn toàn giống một ai đó mà chỉ có thể tìm cách làm cho suy nghĩ, tình cảm, thái

25
độ của họ phù hợp với chuẩn mực nào đó thôi. Sẽ không thể có một con người nào
là bản sao của người khác (mặc dù đã có sản phẩm của sinh sản vô tính). Trong
thực tiễn cần chú ý đến việc chấp nhận sự khác biệt giữa các chủ thể để hoà hợp,
hợp tác và chung sống để cả hai bên đều có lợi. Trong hoạt động và sinh hoạt, việc
chấp nhận giới hạn của mình và chấp nhận người khác, tôn trọng những điều
không giống với nhận thức hoặc tình cảm của mình là một trong các phẩm chất
cần thiết để chứng minh giá trị của cá nhân, để có thể vượt qua sự thấp kém của
mỗi người.

Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì vậy phải tổ chức hoạt
động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu hình thành và phát triển tâm lí người.
Tuy nhiên, tổ chức hoạt động và giao tiếp phải tôn trọng các nguyên tắc ứng xử
mang tính chất văn hoá và phù hợp với yêu cầu nền văn minh.

3.2.2. Tâm lí người có bản chất xã hội, bị ảnh hưởng và quy định bởi các mối quan
hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ giữa người với người. Bản chất xã hội của tâm lí
người được thể hiện ở những vấn đề sau đây:

- Tâm lí người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người đã biến thành của
riêng từng người. Nhờ có giao lưu giữa những người trong gia đình, bè ban, tập
thể, làng xã và rộng hơn nữa, mỗi hiện tượng tâm lí nảy sinh ra trong “đầu óc” mỗi
cá nhân sẽ không "nằm yên" ở đó mà thông qua trao đổi, tiếp xúc, chia vui sẻ
buồn, bắt chước... sẽ lây lan, ảnh hưởng đến nhiều người khác, chuyển thành hiện
tượng tâm lí chung của nhiều người. Chính những hiện tượng tâm lí như vậy một
khi đã hình thành có thể trở thành một sức mạnh vật chất to lớn, làm biến đổi cả tự
nhiên và xã hội. Sau khi được sinh ra, con người sống trong môi trường xã hội và
dưới ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần ở thời điểm
đó sẽ hình thành bản chất xã hội của con người. Điều làm cho con người vượt trội
các loài vật là họ có thể tự rèn luyện mình, có thể tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo
đục.

26
- Tâm lí người chịu ảnh hưởng bởi trình độ phát triển của xã hội, bị ảnh hưởng bởi
sự thay đổi của các thiết chế xã hội, chế độ xã hội. Sự ảnh hưởng này được nhận
thấy qua biểu hiện của hành vi ứng xử của con người với thế giới chung quanh.
Nhận thức, tình cảm của con người không bị giới hạn khi con người tiếp cận với
các nền văn minh khác nhau, tiếp cận các giá trị văn hoá khác nhau...

- Tâm lí người chịu ảnh hưởng bởi các biến cố của xã hội và của cá nhân, những
biến cố này có thể làm thay đổi cấu trúc và cả chức năng tâm - sinh lí của con
người, có thể làm con người biến thành một người hoàn toàn khác, một người tự
"lột xác" mình.

3.3. Tinh chất của các hiện tượng tâm lí người

Có thể căn cứ vào nhiều yếu tố để nhận dạng các hiện tượng tâm lí người, trong đó
có các tính chất của nó. Những tính chất này sẽ làm sáng rõ hơn về bản chất của
tâm lí, làm nổi bật hơn sắc màu của đời sống tinh thần của con người trong các
hoàn cảnh và môi trường khác nhau.

Những hiện tượng tâm lí người có một số tính chất sau đây:

- Những hiện tượng tâm lí người là những hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần,
thuộc về tâm hồn và luôn bộc lộ ra ngoài bằng hành vi, hành động... Mọi diễn biến
tâm lí của con người đều có thể biểu hiện thông qua hoạt động và những phản ứng
khác của các chủ thể. Thông thường, nhìn nét mặt, quan sát hành động của ai đó,
người ta có thể dự đoán, phát hiện được tâm trạng, cảm xúc hoặc các diễn biến tâm
lí khác của con người trong một thời điểm nhất định nào đó. Một số trường phái,
đặc biệt là các nhà hành vi học đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có thể dự đoán
tâm hồn, tinh thần của con người thông qua cách thức họ hành xử, thông qua
những phản ứng tự nhiên, vô thức. Quan sát là một trong những phương pháp
nghiên cứu tâm lí người có hiệu quả từ chính đặc điểm này.

27
- Những hiện tượng tâm lí người bị chi phối bởi một số quy luật nhất định, những
quy luật này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Sự hình thành các
đặc điểm tâm lí của con người không phải hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc tự nhiên mà
theo những thói quen, những hình thức mang tính quy luật. Những quy luật tâm lí
này có nguồn gốc từ quá trình thích ứng của chủ thể dưới tác động của môi trường
văn hoá, của phong tục tập quán hoặc của một kho tàng kinh nghiệm nào đó.

- Những hiện tượng tâm lí người vừa có tính cá biệt vừa có tính khái quát, điển
hình. Tính cá biệt thể hiện ở chỗ, các cá nhân hoặc những chủ thể cố định có
khuynh hướng hình thành và bộc lộ các đặc điểm tâm lí phản ánh sự độc đáo của
chính mình, sự riêng biệt của mình. Tính khái quát, điển hình được thể hiện ở các
dấu hiệu đặc trưng của cộng đồng được bộc lộ thông qua các hành vi cá nhân mà
người đó là thành viên của cộng đồng. Tính khái quát có thể nói lên những phong
cách sống đặc trưng, những phương cách thích ứng đặc trưng của một địa bàn dân
cư, của một tầng lớp nào đó. Chính đặc điểm này giúp quá trình đánh giá, nhận xét
cũng như ứng xử với người xung quanh có căn cứ để có thể đạt hiệu quả cao nhất
khi con người biết được, hiểu được những nét đặc trưng của các đối tác.

- Những hiện tượng tâm lí người có sức mạnh thần kì, có thể tạo nên nội lực mạnh
mẽ. Chính sức mạnh này có thể làm chủ thể có những hành vi bất thường hoặc phi
thường. Người ta có thể "biến đau thương thành sức mạnh" hoặc "dời non lấp bể"
nếu họ nhận thức vấn đề rõ ràng và có một tình cảm mạnh mẽ. Trong dân gian có
câu: "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mây đèo cũng qua" như
một khẳng định cho sức mạnh của tình yêu đôi lứa, sức mạnh của đời sống tâm lí,
của tâm hồn.

- Những hiện tượng tâm lí người rất phong phú, đa dạng và cũng hết sức phức tạp.
Con người không phải bao giờ cũng thể hiện tất cả điều mình nghĩ, điều mình
muốn mà họ có thể dùng các động tác giả có khi vô tình hoặc có lúc đầy toan tính
để thể hiện một nhu cầu, một nguyện vọng hay một ý chí nào đó. Hiện tượng
"bằng mặt mà không bằng lòng" là một dấu hiệu cụ thể của sự phức tạp trong ứng

28
xử, trong đánh giá con người. Mặt khác, những biểu hiện tâm lí, những quá trình
tinh thần diễn ra ở con người có thể ở nhiều khía cạnh rất khác nhau, một niềm
vui, nỗi buồn có thể được diễn tả ở nhiều góc độ khác nhau với các tính chất khác
nhau.

- Có sự tác động qua lại lẫn nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau trong một sự liên hệ
rất mật thiết. Những hiện tượng tâm lí chi phối lẫn nhau, sinh thành ra nhau, chế
ước nhau và hỗ trợ cho nhau. Một hành ví nào đó chưa chắc đã phản ánh chính xác
tâm lí của một chủ thể dù những quan sát cho thấy những biểu hiện rất rõ ràng,
trong quá trình nhận xét, đánh giá con người cần lưu ý đến tính thống nhất giữa
các hiện tượng tâm lí. Trong thực tiễn, không có bất kì niềm vui hoặc nỗi buồn nào
xuất hiện một cách vô cớ mà luôn có những nguyên nhân nhất định.

- Những hiện tượng tâm lí người vừa có tính tích cực vừa có tính bảo thủ. Sự tích
cực hay bảo thủ sẽ tuỳ thuộc vào cách thức con người tiếp cận và vận dụng nó
trong hoạt động thực tiễn và thực tế cuộc sống. Nếu biết phát huy thế mạnh tiềm
tàng của hiện tượng tâm lí thì chính nó sẽ trở thành tác nhân tích cực kích thích
hoạt động mạnh mẽ của con người và ngược lại.

3.4. Phân loại các hiện tượng tâm lí người

Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với các hiện tượng tâm lí người:

- Phân biệt hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội.

- Phân biệt hiện tượng tâm lí sống động và hiện tượng tâm lí tiềm tàng.

- Phân biệt về phương diện chức năng, vận động, quá trình, với phương diện
một cấu tạo, một "sản phẩm". Ví dụ như sự suy nghĩ là một quá trình, một chức
năng tâm lí...

- Phân biệt hiện tượng tâm lí có ý thức và hiện tượng tâm lí chưa ý thức được,
những hiện tượng vô thức.
29
- Phân biệt các hiện tượng tâm lí theo thời gian tồn tại và vị trí tương đối của
chúng trong nhân cách. Phân biệt các quá trình tâm lí; các trạng thái tâm lí và các
thuộc tính tâm lí.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC

Phương pháp của mỗi khoa học phụ thuộc vào đối tượng của nó, tức là vào cái
mà nó nghiên cứu. Những phương pháp của tâm lí học là những cách thức thu thập và
vạch rõ những sự kiện tâm lí, sự hình thành nhân cách, các quy luật và cơ chế của
chúng. Sau đây là một số phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cơ bản:

4.1. Những vấn đề phương pháp luận

4.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Con người là một chỉnh thể, quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh
rất đa dạng và phức tạp, con người là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh có khả năng
tự điều chỉnh và điều khiển chính mình. Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí của con
người sẽ phải được tiến hành trong quan hệ đa chiều với những hệ thống phức tạp tạo
ra thế giới của con người, thế giới loài người.. Aphannaxev nhận định: "Con người là
một tồn tại xã hội thành tố chính của bất cứ một hệ thống xã hội nào. Theo chừng mực
nào đó, con người là đại biểu chủ chốt cuối cùng của các đặc điểm hệ thống xã hội."...
(theo B.Ph. Lomov). Cá nhân là một thành tố quan trọng trong rất nhiều tiểu hệ thống
của xã hội và có mặt trong nhiều hướng phát triển của nó, trong đó có nhiều hình thức
khác nhau. Khi xem xét, nghiên cứu tâm lí người, nhà nghiên cứu cần đặt khách thể
nghiên cứu trong một hệ thống nhất định, trong một chuỗi các hệ thống... để có cơ hội
phát hiện được bản chất thật của vấn đề... Theo B.Ph. Lomov, tiếp cận hệ thống trong
nghiên cứu một hiện tượng nào đó phải được xem xét ở nhiều bình diện:

- Hiện tượng tâm lí được xem như một đơn vị có chất lượng, một hệ thống có
những quy luật đặc trưng.

30
- Một bộ phận của những cấu trúc vĩ mô có những quy luật mà hiện tượng tâm
lí phải tuân theo.

- Ở phương diện hệ thống vi mô cũng có những quy luật mà hiện tượng tâm lí
phải tuân theo.

- Ở phương diện tương tác với bên ngoài của nó, nghĩa là cùng với điều kiện
tồn tại của các hiện tượng tâm lí được nghiên cứu,

4.1.2. Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách

Theo cách tiếp cận hoạt động, việc nghiên cứu tâm lí phải dựa trên các nguyên
tắc phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và lịch sử. Con người là chủ thể
của hoạt động, và các thuộc tính nhân cách của con người cũng như các chức năng
tâm sinh lí như các cấu tạo tâm lí mới giữ vai trò định hướng và điều khiển điều chỉnh
hoạt động. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, cách tiếp cận hoạt động - nhân cách có
những ý nghĩa sâu sắc:

Khẳng định hoạt động là bản thể của tâm lí, ý thức, nghĩa là tâm lí, ý thức nảy
sinh từ hoạt động. Hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lí học người. Sự phát
triển phức tạp và các chuyển hoá của hoạt động con người kéo theo sự phát triển phức
tạp và chuyển hoá tâm lí người.

Phản ánh tâm lí không tách rời hoạt động. Hoạt động vừa tạo ra tâm lí vừa sử
dụng các phản ánh tâm lí làm khâu trung gian của hoạt động, tác động vào đối tượng.

- Tất cả các chức năng tâm sinh lí, các quá trình và thuộc tính tâm lí trong đó
có ý thức và nhân cách đều được nghiên cứu như là các hoạt động, nghĩa là đặt hiện
tượng được nghiên cứu vào cấu trúc tâm lí vĩ mô của hoạt động đó.

- Ở cấp hoạt động, con người không còn là một "cá thể người), con người thực
hiện các hoạt động, thực hiện các thao tác để làm một hành động nhằm đạt được mục
đích cụ thể nào đó.
31
Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách là phương pháp tương đồng với
nội dung của thế giới tâm lí. Nó nghiên cứu tâm lí như là tính chủ thể của nhân cách
được quy định một cách khách quan, tức nảy sinh bằng hoạt động có đối tượng, bằng
giao tiếp.

4.2. Những phương pháp cụ thể

4.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát là quá trình tri giác có chủ định, là quá trình theo dõi, thu thập dấu
hiệu của hành động và cả hành động và hoạt động của đối tượng trong điều kiện tự
nhiên để phán đoán, nhận xét về cái "tâm lí" đã điều khiển chúng để từ đó tổng kết
được các quy luật, cơ chế... vận hành: Quan sát phải được tiến hành trong điều kiện
khách quan và kết quả quan sát tuỳ thuộc vào mục tiêu của nhà nghiên cứu. Sau đây là
một số điều kiện giúp cho quá trình quan sát có chất lượng:

- Nghiệm thể (đối tượng được quan sát) không được biết người khác đang quan
sát mình thì những biểu hiện quan sát được mới có tính chất trung thực, nghĩa là việc
quan sát được tiến hành một cách tự nhiên, không được sắp đặt hoặc dàn cảnh, không
thông báo trước cho các nghiệm thể.

- Nếu có nhiều người cùng quan sát và có tính chất độc lập với nhau thì nên
thống nhất về mục đích và cách thức ghi nhận thông tin. Sự thống nhất này giúp cho
các nhà quan sát có điều kiện đưa ra được các kết luận tương đồng và nhất quán. Các
nhà quan sát cũng nên thống nhất về những nội dung cần quan sát để có thể có những
kết luận cuối cùng hợp lí.

- Lúc chưa thuận tiện thì nên quan sát theo một khía cạnh được lựa chọn nào đó
mà thôi trước khi tiến đến quan sát toàn diện.

Phương pháp quan sát là một phương pháp khó có thể thay thế để sơ bộ thu
thập sự kiện, và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên bằng quan sát, chúng ta

32
chỉ nhìn thấy những gì chúng ta đã biết, chứ không thể "nhìn thấy" cái chưa biết được,
cái không thể tri giác được.

4.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lí. Thực
nghiệm là quá trình chủ động tác động vào hiện thực trong những điều kiện khách
quan đã được khống chế để gây ra hiện tượng cần nghiên cứu, lặp đi lặp lại nhiều lần
nhằm tìm ra một quan hệ nhân quả, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Phương
pháp thực nghiệm có nhiều giá trị trong việc khẳng định một giả thuyết khi các
nghiệm thể thực hiện các yêu cầu trong hoàn cảnh rất khách quan.

Người ta thường sử dụng hai loại thực nghiệm:

- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế
một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài để làm nảy sinh một nội dung tâm lí
cần nghiên cứu. Các nhà du hành vũ trụ trước khi được tuyển chọn để được đào tạo
trở thành phi công, họ phải trải qua kì sách hạch thực tế thông qua những thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm để đo các thông số sinh học, tâm lí... theo yêu cầu của một nhà
du hành.

Thực nghiệm tự nhiên

Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc
sống và hoạt động. Trong quá trình thực nghiệm, nhà nghiên cứu có thể chủ động tạo
ra những biểu hiện và diễn biến tâm lí bằng cách khống chế một số nhân tố không cần
thiết cho việc nghiên cứu làm nổi bật những yếu tố quan trọng cho việc nghiên cứu.

Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ mà có thể phân biệt thực nghiệm tự nhiên là
thực nghiệm nhận định hay thực nghiệm hình thành:

33
- Thực nghiệm nhận định hay thực nghiệm mô tả chủ yếu nêu lên thực trạng
của vấn đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể. Thông qua thực nghiệm này, nhà
nghiên cứu sẽ có số liệu cần thiết để mô tả một sự kiện hay một vấn đề nào đó một
cách có căn cứ và có độ tin cậy cao.

- Thực nghiệm hình thành là tiến hành các tác động nhằm hình thành một tính
chất tâm lí nào đó ở nghiệm thể. Thực nghiệm hình thành thường được sử dụng để
chứng minh tính khả thi của một biện pháp tâm lí, một hình thức nào đó có thể hiện
những đặc điểm tâm lí cụ thể.

4.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm lao động

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm lao động dựa vào các sản phẩm vật chất và
tinh thần của đối tượng để nghiên cứu các chức năng tâm lí của họ vì trong sản phẩm
ấy chứa đựng một số dấu vết tâm lí, nhân cách của chính đối tượng. Sản phẩm lao
động là kết quả của quá trình vận động, hoạt động của chủ thể, thông qua sản phẩm
này, nhà nghiên cứu sẽ phát hiện được những đặc điểm tâm lí phổ biến hoặc chủ yếu
của họ vì các đặc điểm tâm lí được hình thành và thể hiện qua và bằng hoạt động.

4.2.4. Phương pháp trắc nghiệm

Trắc nghiệm là một phép thử để "đo lường" tâm lí mà trước đó đã được tiêu
chuẩn hoá trên một số lượng người có tính chất tiêu biểu. Một phép kiểm tra trắc
nghiệm tâm lí, hay còn gọi là test, trọn bộ thường có 4 phần là văn bản test, hướng dẫn
cách thức và các bước tiến hành, hướng dẫn đánh giá và bảng chuẩn hoá.

Những test thông dụng trên thế giới, nhiều nhất là về lĩnh vực nhận thức, nhờ
một quá trình xây dựng công phu và có tính khoa học, đã được quy trình hoá chặt chẽ
nên nếu sử dụng đúng có thể giúp chúng tá phân loại được những vấn đề cần thiết
trong nghiên cứu và ứng dụng.

4.2.5. Phương pháp đàm thoại

34
Đó là cách đặt những câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để thu
thập thêm những thông tin cần thiết. Việc tiến hành các cuộc đàm thoại sẽ giúp các
nhà nghiên cứu tìm hiểu được nhiều thông tin xác thực và có độ tin cậy cao nhưng cần
phải có kĩ thuật nhất định. Quá trình đàm thoại sẽ có nhiều giá trị khi nó được tiến
hành trong những trạng thái tâm lí phù hợp của nghiệm thể với các yêu cầu khác nhau.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng cần chuẩn bị trước các nội dung cần tìm hiểu, cần trò
chuyện và những phương án thay thế,

4.2.6. Phương pháp điều tra

Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng
nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một số vấn đề nào đó, có thể trả
lời viết hay trả lời miệng và được ghi lại. Phương pháp điều tra được phát huy nhiều
trong trường hợp thăm dò nhận thức, thái độ chung của cộng đồng đối với một vấn đề
nào đó.

Tóm lại, có khá nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí người, mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để có thể nghiên cứu các chức năng tâm
lí một cách khoa học, chúng ta cần sử dụng nhiều phương pháp trong sự kết hợp đồng
bộ và phù hợp với những điều kiện cụ thể.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm tòi, khám phá bản chất và các quy
luật vận động của thế giới, quá trình này được tổ chức hết sức chặt chẽ và phải chọn
lọc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp. Phương pháp gắn liền với hoạt
động trong ý thức của con người là một trong những yếu tố quyết định sự thành công
của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.

Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con người những
hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người những hiểu biết về
phương pháp nhận thức. Ngày nay, cùng với khoa học, người ta chú ý khá nhiều đến
phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu. Phương pháp luận được xem như một

35
hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo chủ thể xác định con đường và phạm vi
nghiên cứu.

Tâm lí học là một khoa học thực chứng. Nghiên cứu Tâm lí học đòi hỏi phải có
sự tích luỹ thật nhiều sự kiện phong phú, đa dạng để từ đó hệ thống hoá, khái quát hoá
các quy luật chung trong rất nhiều trường hợp. Có thể nói thực tiễn hoạt động có một
giá trị quyết định đến kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, giải thích các sự kiện xã hội bao
giờ cũng phải tuân theo một quan điểm nhất quán, đặc biệt người nghiên cứu phải lưu
ý đến những vấn đề của Triết học.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu Tâm lí học nói riêng và
khoa học xã hội nói chung, trong đó có cách tiếp cận giá trị và quan điểm thực tiễn,
theo chúng tôi, có tính phổ biến tương đối trong tương quan với kết quả.

Giá trị, hiểu theo nghĩa khách thể là những hiện tượng nhất định của hiện thực
có ý nghĩa đối với con người, đối với xã hội và với nền văn hoá. Tất cả các đối tượng
của hoạt động, các mối quan hệ xã hội, những hiện tượng tự nhiên... đều có thể trở
thành những đối tượng của quan hệ giá trị nghĩa là đều được đánh giá thật hay giả, đẹp
hay xấu, thiện hay ác... Phương thức và tiêu chuẩn để tiến hành việc đánh giá các hiện
tượng xã hội được củng cố trong các hành vi xã hội, trong văn hoá, trong ý thức cá
nhân con người và đó là những giá trị chủ quan, đóng vai trò định hướng hành động
con người.

Giá trị khách thể và giá trị chủ quan là hai cực của quan hệ giá trị và luôn
hướng tới sự thống nhất với nhau.

Nghiên cứu, phát hiện những hiện tượng xã hội theo cách tiếp cận giá trị là
hướng tới ý nghĩa đích thực của những hiện tượng ấy trong quan hệ biện chứng giữa
giá trị chủ quan và giá trị khách thể. Các sự kiện, hiện tượng được phơi bày và được
các nhóm xã hội nhận thức, đánh giá theo những chuẩn giá trị có bản chất xã hội. Một
khi giá trị đã được xác lập, nó phải được tôn trọng và được phán xét đúng mức. Giá trị
khẳng định tư cách tồn tại của các hiện tượng xã hội, nó phản ánh xu thế xã hội và
36
một phần tâm trạng, ước muốn, nguyện vọng, tư tưởng... của các chủ thể xác lập giá
trị.

Tiếp cận giá trị hướng chủ thể quan tâm đến sự xuất hiện, hình thành tự nhiên
của một hiện tượng xã hội như những hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan hay những tác động, những áp lực từ các giá trị nhận thức, giá trị được thừa
nhận. Giá trị thật và giá trị thừa nhận trùng hợp nhau là điều lí tưởng, nhưng quan
trọng hơn là phải hết sức cẩn thận đối diện với những giá trị hư ảo lại được thừa nhận.
Giá trị hư ảo được thừa nhận làm con người có thể trở nên phi thực tế, ảo tưởng và
không hiểu rõ được mình, không nhận rõ được giá trị thực của mình.

Tiếp cận giá trị trong nghiên cứu Tâm lí học, trong nghiên cứu Khoa học xã hội
là tôn trọng sự thật của vấn đề, tôn trọng tính khách quan của quá trình hình thành,
phát triển của các hiện tượng xã hội. Điều này cho thấy, thực tế, có những sự thật
không tương thích với ý chí và kì vọng của chủ thể nhưng nó vẫn cứ có giá trị nhất
định. Tôn trọng sự thật, không cường điệu, không đơn giản vấn đề sẽ là một điều kiện
hữu ích cho việc nghiên cứu bản chất của vấn đề tìm cách định hướng giá trị phù hợp.

Tiếp cận giá trị trong nghiên cứu Tâm lí học và Khoa học xã hội là chú ý tương
quan của các chuẩn mực xã hội, đặt đối tượng nghiên cứu trong một tổng thể với giá
trị thực của hệ thống. Tiếp cận giá trị cũng bộc lộ tính khách quan nghiên cứu khoa
học, thừa nhận các giá trị thật, không chấp nhận các giá trị hư ảo.

Mặc khác giá trị của một con người, một sự kiện hay hiện tượng xã hội bao giờ
cũng được thực tiễn xác minh. Tương quan này giúp chủ thể lưu ý đến nguyên tắc
thực tiễn trong quá trình nghiên cứu Khoa học xã hội.

Diễn biến của hiện thực là những diễn biến khách quan, với những sự kiện đa
dạng, phức tạp, có thể phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhu cầu giải
quyết những mâu thuẫn của thực tiễn là động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu
khoa học.

37
Nghiên cứu khoa học thực chất là hướng tới sự khai phá các sự kiện để phục vụ
trực tiếp cho cuộc sống của con người. Điều này thể hiện ở chỗ mọi đề tài nghiên cứu
khoa học phải có tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn và công trình nghiên cứu phải có
ý nghĩa thực tiễn. Thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục.tiêu, vừa là
tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Tâm lí học, hoặc
Khoa học xã hội.

Bảo đảm nguyên tắc thực tiễn trong nghiên cứu Tâm lí học và Khoa học xã hội
là phải phân tích, chứng minh những mâu thuẫn, những giá trị thực của vấn đề trong
thực tiễn sinh động. Nghiên cứu khoa học phải thể hiện được sự gắn bó song hành
giữa lí thuyết và hiện thực, phải loại bỏ những giá trị hư ảo ở chủ thể nghiên cứu.

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học xã hội, dù chỉ là các khái niệm, hay các mô
hình nào đó nhưng luôn hướng tới một quy trình hoạt động, một quá trình vận động
chủ quan của xã hội. Giá trị của sản phẩm sẽ tuỳ thuộc vào tính ứng dụng, tính khả thi
của nó. Kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội không thể đo được một cách cụ thể
như Vật lí học nhưng có thể xác định được dễ dàng thông qua một số phương pháp
phù hợp. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học xã hội được tiến hành rất công phu,
độ tin cậy rất cao nhưng không có ý nghĩa hoặc vô giá trị vì được hoàn chỉnh một cách
lí thuyết, minh hoạ cho nhận thức của con người mà không tạo được một cơ hội để
thực hành.

Xác định nhu cầu của thực tiễn là một yêu cầu của nguyên tắc thực tiễn trong
nghiên cứu Tâm lí học và Khoa học xã hội. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu của thực
tiễn không phải đơn giản như xác định nhu cầu của bản thân (thậm chí nhu cầu của
bản thân nhiều lúc cũng không thể xác định được một cách chính xác) mà là kết quả
của một quá trình tìm tòi, đối chiếu. Những vấn đề cần được nghiên cứu có phải là
điều hệ trọng, là đòi hỏi của cuộc sống sinh động hay chỉ là những mặt nổi của thực tế
trong nhận thức chủ quan của chủ thể. Nghiên cứu Tâm lí học để hướng tới một sự
thay đổi hành vi thích hợp trong tính đa dạng của hiện thực, hướng tới một sự thích
ứng chủ động làm cho cuộc sống xã hội ngày càng sinh động và hiệu quả là một quá

38
trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao. Nghiên cứu Tâm lí học để giải quyết những
bế tắc của tâm hồn, giúp con người vượt qua các trở ngại tinh thần, bộc lộ giá trị thật
của mình, đóng góp công sức cho sự phát triển của bản thân và cộng đồng là một quá
trình nghiên cứu triển vọng và có tính thuyết phục đối với yêu cầu chung của xã hội.

Trong nghiên cứu, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định khoa học của quá trình
nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề thử nghiệm, mở rộng thử nghiệm, nâng cao trình độ sử
dụng phương pháp và phương tiện nghiên cứu để bảo đảm tính khoa học của các kết
luận và tính hiệu lực của các biện pháp.

Giá trị và thực tiễn là hai vấn đề phụ thuộc nhau. Thực tiễn chứng minh giá trị
và ngược lại, giá trị thể hiện trong thực tiễn và làm phong phú thực tiễn. Kết hợp hai
khuynh hướng ấy trong nghiên cứu Tâm lí học và Khoa học xã hội sẽ rất có ý nghĩa và
dĩ nhiên, kết quả cũng rất có giá trị.

Công trình nghiên cứu nào cũng sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm và đánh giá
chính xác giá trị của nó. Xuyên suốt quan điểm giá trị và thực tiễn là điều kiện để có
thể đạt kết quả cao trong nghiên cứu, thể hiện tính ứng dụng thực sự từ những vấn đề
có tính lí luận sâu sắc.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Tâm lí học là một khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần của con người,
nghiên cứu về tâm hồn con người. Tâm lí học là một bộ môn khoa học có tính chất
ứng dụng rất rõ ràng. Những hiện tượng tâm lí của con người luôn được bộc lộ ra
ngoài bằng hành vi, hoạt động... Tâm lí người được hình thành và phát triển trong hoạt
động.

Tâm lí người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội, tâm lí người cũng
mang bản chất xã hội.

Tuỳ theo đối tượng và điều kiện mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu tâm lí thích hợp.
39
40
Chương 2: "HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC"

Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con ngươi phải nhận thức, bày tỏ
thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ
bản của đời sống tâm lí con người.

Trong quá trình hoạt động, sự nhận thức, phản ánh hiện thực khách quan,
những hình ảnh tâm lí sẽ giúp con người hiểu biết hiện thực xung quanh, hiểu biết
chính mình một cách sâu sắc nhất. Những hiểu biết này sẽ là một nền tảng vững chắc
cho việc sống cùng nhau trong cộng đồng và cũng sẽ là cơ sở để con người biểu lộ
tình cảm cũng như kiểm nghiệm tình cảm của mình trước thực tại nói chung, trước
người khác nói riêng. Với sự hiểu biết và tình cảm đã có, con người sẽ có đủ hành
trang để tiến hành các hoạt động có mục đích nhằm mang lại một chất lượng mới cho
cuộc sống của chính mình và của cộng đồng. Chương này sẽ trình bày các quá trình
nhận thức của con người, các điều kiện cần thiết và thích hợp để con người có thể
nhận thức chính xác. Những chương tiếp sau sẽ trình bày đến đời sống tình cảm của
con người, đến những quy luật chung của tình cảm và những biểu hiện đặc biệt của
nó. Cuối cùng sẽ trình bày về những nỗ lực tiến hành hoạt động của con người trong
những hoàn cảnh khác nhau.

1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Cảm tính nghĩa là chỉ "cảm" mà thôi, chỉ lướt qua những dấu hiệu bên ngoài mà
chưa tìm hiểu những cội nguồn bên trong. Nhận thức cảm tính là quá trình phản
ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đó đang
tác động vào các cơ quan thụ cảm của con người. Nhận thức là một quá trình được
xảy ra từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ mơ hồ đến sâu sắc...

1.1. Cảm giác

1.1.1. Khái niệm

Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh đều được bộc lộ bởi hàng loạt các tính chất bề
ngoài như màu sắc, kích thước, hình dáng, trọng lượng... Những tính chất đó được
41
liên hệ với bộ não con người là nhờ cảm giác. Những tính chất này tác động vào
từng giác quan của chúng ta cho ta những cảm giác cụ thể. Thông qua các cơ quan
cảm giác, con người nhận được những thông tin hoàn toàn khác hẳn về các hiện
tượng của môi trường bên trong và bên ngoài con người.

Có thể nhận thấy rằng cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lí
của cơ thể với môi trường được thiết lập. Cảm giác là mức độ phản ánh đầu tiên,
thấp nhất của con người nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng.

Cảm giác là quá trình tâm lí đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính riêng lẻ, bên
ngoài của các vật thể và các trạng thái bên trong cơ thể được nảy sinh do sự tác
động trực tiếp của các kích thích bằng vật chất lên các cơ quan thụ cảm của con
người.

Sự phản ánh trực tiếp bằng giác quan về các đặc tính khách quan của vật thể và
hiện tượng của thế giới xung quanh cho phép con người giải quyết nhiều nhiệm vụ
thuộc về nhận thức. Cảm giác có những vai trò quan trọng sau:

- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách
quan. Nếu không có cảm giác, con người không thể biết mình đang ở đâu, đang
tiếp xúc với cái gì, đang đối diện với tình trạng nào... do đó, họ không thể biết cách
thích ứng như thế nào với thực tại. Nhờ có cảm giác, con người biết mình đang tồn
tại, đang tiếp xúc với thế giới xung quanh.

- Cảm giác là nguồn cung cấp các điều kiện cho những hình thức nhận thức cao
hơn, cảm giác là nguồn gốc của hiểu biết. Có nhận biết được các kích thích dù rất
bé, con người mới biết được điều gì đó lớn hơn, nhiều hơn.

- Cảm giác là điều kiện quan trọng để bảo đảm trạng thái hoạt động tinh thần của
con người được bình thường. Khi không có cảm giác hoặc mất cảm giác, con
người sẽ không thể thiết lập mối quan hệ giữa hiện thực khách quan và não bộ,
không thể thích ứng được với những biến đổi của môi trường.

42
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan, đặc biệt quan trọng đối
với người bị khuyết tật.

- Không có sự phản ánh bằng cảm giác thì không thể có quá trình so sánh cái tiếp
thu được trực tiếp trong thời điểm này với cái đã tiếp thu trước đây, với hình ảnh
của sự vật hay hiện tượng.

1.1.2. Các loại cảm giác

Các kích thích từ hiện thực khách quan tác động vào chủ thể thông qua các cơ
quan thụ cảm hay là các cơ quan cảm giác. Khi cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích
thích, chúng được truyền lên trung ương thần kinh và được nhận diện là cảm giác
gì. Các cảm giác được hình thành sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn đối với
chủ thể nếu nó là kết quả của quá trình phản ánh tích cực từ các kích thích, nghĩa
là chủ thể chủ động "đi tìm cảm giác".

1.1.2.1. Những cảm giác bên ngoài

Những cảm giác bên ngoài phản ánh những đặc tính của các sự vật và hiện tượng
của môi trường bên ngoài. Những cảm giác bên ngoài xuất hiện khi có các kích
thích đến các cơ quan thụ cảm từ bên ngoài cơ thể.

- Cảm giác nhìn (thị giác)

Mắt là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác và là một trong những cơ
quan cảm giác cơ bản của con người. Sự tác động của ánh sáng lên mắt luôn luôn
kèm theo một quá trình nhất định, gây nên cảm giác về một màu sắc nhất định,
một hình thể nhất định... Thị giác không chỉ hoạt động trong lúc chủ thể mở mắt
mà ngay cả lúc bờ mi khép kín thị giác cũng được phát huy tác dụng. Nhờ các cơ
quan tư tưởng hỗ trợ (trong kinh nghiệm) nên ngay khi nhắm mắt, con người cũng
có thể "thấy" được những hình ảnh sống động trong hiện thực lúc đó.

43
Nhờ cơ quan phân tích thị giác mà con người có thể phân biệt đến 180 sắc điệu của
màu sắc và hơn 10.000 sắc thái giữa các sắc điệu đó.

Màu sắc và tâm trạng con người

Màu sắc có ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc và tinh thần của con người. Mỗi màu
sắc trong 7 dãy sắc màu của ánh sáng trắng có ảnh hưởng khác nhau lên não bộ và
tác động đến sức khoẻ của con người.

Ngay từ xa xưa, người ta đã nghiên cứu màu sắc để áp dụng chữa trị một số bệnh.
Và ngay trong y học cổ truyền cũng có các nguyên lí pha trộn toa thuốc chữa bệnh
liên quan đến màu sắc.

Màu đỏ và cam thể hiện sức mạnh và tham vọng. Màu đỏ còn thể hiện sự căng
thẳng, tức giận. Màu này kích thích thần kinh và sẽ gây nhiều tác động lên cơ thể:
tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Dùng màu đỏ, cam trong trang trí nội thất sẽ đem lại cảm giác ấm áp, hưng phấn,
giúp người bị cảm lạnh, trầm cảm lấy lại cân bằng.

Màu vàng đặc trưng cho hạnh phúc biểu thị cho trí tuệ, thúc đẩy tư duy, xây dựng
lòng tự tin và lạc quan. Màu này giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến sự
buồn phiền, rối loạn của não bộ. Căn phòng màu vàng giúp bệnh nhân giảm được
đau đớn, kích thích các tuyến ngoại tiết, đồng thời dễ gây buồn nôn. Không nên
dùng màu vàng cho các phương tiện giao thông.

Màu lục hay màu xanh lá là biểu hiện của thiên nhiên có thể giúp con người cảm
thông với nhau và gần gũi với thiên nhiên. Màu này tạo cảm giác dễ chịu và thoải
mái. Các nghiên cứu cho thấy màu xanh lá kích thích hệ thống miễn dịch của cơ
thể, tăng cường phòng chống bệnh tật, giúp thư giãn thần kinh, làm dịu mắt, tốt
cho người bệnh tim mạch.

44
Màu lam hay màu xanh dương chính là màu của biển cả, làm con người cảm thấy
an bình và quên đi sức ép của cuộc sống. Màu xanh dương được ứng dụng trong
chữa trị chứng mất ngủ và một số rối loạn hành vi của trẻ nhỏ. Y học cổ truyền còn
áp dụng màu này để chữa chứng đau nửa đầu, chống trầm cảm.

(theo Tạp chí Thời Trang Trẻ)

- Cảm giác nghe (thính giác)

Cảm giác nghe do những sóng âm, những dao động của không khí gây nên. Cảm
giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói: cao độ (tần số dao
động), cường độ (biên độ dao động) và âm sắc (hình thức dao động). Các âm thanh
do các dao động có chu kì với tần số ổn định sinh ra là tiêu biểu đối với các sắc
điệu âm nhạc. Các âm thanh với các dao động không có chu kì, với biên độ và tần
số không ổn định là tiêu biểu với tạp âm. Cảm giác nghe có ý nghĩa rất lớn trong
đời sống con người, đặc biệt trong giao lưu ngôn ngữ và cảm nhận một số loại
hình nghệ thuật. Nhiều trường hợp, thính giác tỏ ra "có ích" cho con người hơn thị
giác, giúp con người nghe động và chuẩn bị hành vi đối phó...

- Cảm giác nếm (vị giác)

Cảm giác nếm được tạo nên do tác động của các thuộc tính hoá học của các
chất hoà tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm
miệng. Các cảm giác vị giác xác định những đặc tính về chất của thức ăn mà con
người tiếp thu và phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác đói. Những dấu hiệu cơ bản
của cảm giác nếm là ngọt, cay, chua, mặn...

- Cảm giác da (xúc giác)

Cảm giác da do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo nên. Tay
chân và làn da là nơi tiếp nhận các kích thích rất nhạy cảm tạo nên các cảm xúc
mới lạ. Trên cơ thể người, có những đầu dây thần kinh thật mạnh để tiếp nhận
những cử chỉ thân thiện, âu yếm của người khác làm tăng cảm giác như vuốt ve, sờ
45
mó... Xúc giác là một bộ phận chủ yếu trong việc khơi dậy cảm xúc tiềm năng.
Trong giao tiếp, việc tạo các xúc giác phù hợp rất cần thiết để thiết lập một liên hệ
hữu ích, thân ái và hiệu quả.

- Cảm giác ngửi (khứu giác)

Cảm giác ngửi do các phân tử của chất bay hơi tác động lên màng ngoài của
khoang mũi cùng không khí gây nên. Cảm giác ngửi cho biết tính chất của mùi.
Con người có khứu giác nhạy bén có thể phân loại ngay tức thì những mùi vị lên
trung ương thần kinh, phát tín hiệu về những hình thức chủ thể phải chuẩn bị và
đối phó với tình trạng hiện tại. Ngay lúc tiếp nhận và nhận dạng mùi vị, khứu giác
sẽ có "phản ứng" mau lẹ hỗ trợ cho thị giác, vị giác hay xúc giác...

Để cảm nhận được mùi thơm, mũi phải có tế bào khứu giác. Ở mũi người bình
thường có khoảng 5 triệu tế bào này. Đó là các nơron song cực, có lông khứu giác
hướng về phía niêm mạc mũi, còn sợi trục nối với nơron đa cực. Từ các nơron đa
cực, các sợi trục đi ra tạo thành dây thần kinh khứu giác. Nơi tiếp xúc giữa nơron
song cực và nơron đa cực là các búi khứu giác, mỗi búi nhận khoảng 23.000 sợi
trục.

Cơ chế nhận biết "ngào ngạt hương bay" của mũi là một cơ chế hoá học, trong đó
cấu trúc không gian của phân tử mang mùi có ý nghĩa quyết định.

Mỗi phân tử mùi có một cấu trúc riêng. Muốn nhận biết được mùi, phân tử mùi
phải tiếp xúc với tế bào khứu giác. Chất mùi nào càng dễ bay hơi thì càng dễ kích
thích khứu giác.

Mỗi chất có một ngưỡng mùi riêng (tính theo tỉ lệ số phân tử tự do trong một thể
tích không khí nhất định). Mức độ mùi hương phụ thuộc vào số nguyên tử cacbon
trong phân tử chất tạo mùi. Khi số nguyên tử cacbon càng ít thì mùi hương càng rõ
và ngược lại. Sở dĩ như vậy vì cacbon càng nhiều thì trọng lượng phân tử càng lớn

46
và chất tạo mùi càng khó bay hơi. Và nếu phân tử chất đó không bay hơi được thì
làm sao mùi có thể tác động vào tế bào khứu giác.

Mũi cảm thụ mùi như thế nào? Theo Thuyết hoá học lập thể, hệ thống khứu giác
gồm nhiều tế bào nhận cảm, mỗi tế bào tương ứng với một mùi cơ bản riêng biệt.
Và phân tử gây ra cảm giác mùi bằng cách nằm gọn vào phần nhận của tế bào đó.
Một số phân tử mùi có thể lọt vừa vào 2 - 3 phần nhận cảm có dạng khác nhau, tạo
ra mùi phức hợp, pha trộn giữa 2 – 3 mùi cơ bản.

Theo Thuyết vật lí phân tử thì mùi phát ra những sóng vô tuyến mà tế bào khứu
giác sẽ thu như máy thu thanh, thu hình. Theo trường phái này, người ta hi vọng sẽ
tạo ra được những phim phát ra mùi: Bên cạnh đường ghi âm thanh có đường các
sóng mùi cho phép khán giả có cảm giác về mùi như mùi thuốc súng trong các trận
chiến đấu, hay mùi hoa hồng khi thấy cảnh vườn hoa.

1.1.2.2. Những cảm giác bên trong

Những cảm giác bên trong do cơ quan nội tạng phản ứng tạo nên. Các cơ quan nội
tạng tiếp nhận kích thích từ những tác động, co bóp của quá trình hoạt động của
các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ cơ, hệ xương.

- Cảm giác vận động

Cảm giác vận động được tạo nên khi các cơ, khớp xương trong cơ thể bị kích
thích. Cơ quan thụ cảm của cảm giác vận động nằm trong các cơ gân, khớp xương
giúp con người xác nhận tình trạng vận động của mình trong các tình huống nhất
định.

- Cảm giác thăng bằng

Cảm giác thăng bằng cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động của đầu so
với phương của trọng lực. Khi cơ quan thăng bằng bị kích thích quá mức sẽ gây ra
mất thăng bằng, con người cảm thấy chóng mặt, có khi nôn mửa. Cơ quan thụ cảm
47
của cảm giác thăng bằng nằm ở thành của ba ống bán khuyên ở tai trong và có liên
quan mật thiết với nội quan.

- Cảm giác cơ thể

Cảm giác cơ thể cho biết tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng, gồm
các cảm giác đói, no, khát... Chủ thể sẽ có cảm giác từ các xung động lên thành
ruột hoặc các bộ phận khác của cơ thể, thực chất đó cũng chính các xúc giác mà
thôi.

Trên đây là hai nhóm cảm giác lớn gồm một số cảm giác cơ bản. Trên thực tế các
cảm giác luôn tác động qua lại với nhau, tạo ra sự đa dạng phong phú về khả năng
cảm giác của con người.

Câu Chuyện thứ năm

"Khi thai nhi hình thành, lập tức nó bị "nhấn chìm" vào thế giới tràn ngập màu
sắc và âm thanh, đó là chưa kể các mùi vị khác nhau. Các nhà khoa học nhận thấy
thai nhi có khả năng của một miếng bọt biển, vì “hấp thụ” các thông tin đa dạng đó
khá dễ dàng.

Chỉ khi khoa học phát triển, các kĩ thuật mới cho phép nghiên cứu môi trường của
thai nhi lúc nó còn nằm êm ấm trong bụng mẹ, người ta mới biết thật ra thai nhi đã
học" từ rất sớm khi nó mới thành hình.

Vai trò của não bộ thai nhi và các cơ quan cảm giác của nó rất quan trọng với việc
học trong bụng mẹ. Các cấu trúc này không đồng nhất, quá trình "học hỏi" của thai
nhi cũng khác nhau cho từng khu vực và bộ phận. Có khi một khả năng còn phải
cần thời gian khá lâu ở tuổi trẻ thơ mới thật sự hoàn chỉnh.

Các khám phá mới của khoa học về những khả năng của thai nhi bao gồm:

48
Vị giác: Sau khi thành hình được khoảng 13 tuần, các nhà khoa học nhận thấy các
dấu hiệu là thai nhi đã phát triển khả năng về vị giác.

Khứu giác: Khi khảo sát những đứa trẻ bị sinh sớm, người ta nhận thấy chúng đã
có phản ứng với mùi bạc hà ở tuần lễ thứ 29 trong bụng mẹ. Tới tuần lễ thứ 36 thì
thai nhi đã có phản ứng hoàn toàn với mùi.

Thính giác: Bộ phận gọi là ốc tai - khá quan trọng với thính giác của con người
- có thể đã hoạt động ở thai nhi vào tuần lễ thứ 18. Các bộ phận khác của tai tiếp
tục được phát triển cho đến tháng thứ 5.

Thị giác: Vào khoảng tuần thứ 20, tim của thai nhi gia tăng nhịp đập chút đỉnh
do một bóng đen phía trước tử cung bà mẹ sáng lên. Đó là phản ứng đầu tiên về thị
giác của thai nhi.

Xúc giác: Mới vào tuần thứ 7, vài nơi trên cơ thể thai nhi đã tỏ ra mẫn cảm với
vài đụng chạm. Cả thân thể bé sẽ có phản ứng xúc giác vào tuần thứ 13 hay 14.

Mặc dù dạ con của bà mẹ là "cái tổ êm đềm" cho thai nhi, song nó vẫn "nghe
ngóng" thế giới bên ngoài và luôn học tập kinh nghiệm mới. Nước ối - bầu chất
lỏng bồng bềnh của thai nhi - luôn giúp nó nhận diện. Các phân tử mùi thấm vào
nước ối cũng được thai nhi cảm nhận và nhớ lại. Người ta nhận thấy những bé mới
chào đời thích mùi và vị của thực phẩm mà mẹ của nó dùng trong thời kì thai
nghén.

Âm thanh ồn ào nhất đối với nó khi còn trong bụng mẹ chính là bà mẹ: tiếng
nói, nhịp tim, thậm chí âm thanh của sự tiêu hoá thực phẩm của mẹ, nó cũng nghe
hết. Các âm thanh ngoài cơ thể cũng có thể đến tai thai nhi nhưng đã biến dạng.

Xúc giác và thị giác khó hơn. Thai nhi có thể sờ chạm thành của dạ con bằng bàn
tay; và có thể vài ánh sáng xuyên qua màng của đường tiểu tiện, được nó nhận
thấy. Nhưng khoa học chưa rõ những kinh nghiệm này đã được thai nhi hấp thu
như thế nào.
49
Các chuyên gia cho là những đứa bé sinh sớm cần được săn sóc để có được những
kinh nghiệm của một em bé bình thường. Họ căn dặn cha mẹ nên dịu dàng "nói
chuyện" nhiều với con, làm massage cho con và kích thích thị lực cho con. Cho
con bú sữa mẹ đối với trẻ sinh sớm là tốt nhất, khiến nó cảm nhận vị của sữa,
hương thơm và tiếp xúc với da của mẹ mình.

Người ta còn nhận thấy khi mang thai, người mẹ thay đổi thường xuyên khẩu vị có
thể giúp con mình chấp nhận nhiều mùi vị thực phẩm sau này".

(theo The Parent review)

1.1.3. Các quy luật của cảm giác

1.1.3.1. Quy luật về ngưỡng cảm giác

Không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều gây ra cảm giác. Kích
thích quá yếu không đủ gây nên cảm giác và kích thích quá mạnh có thể làm mất
cảm giác. Muốn gây ra cảm giác thì kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định.
Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. Có hai
loại ngưỡng cảm giác là ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt.

Ngưỡng tuyệt đối là cường độ kích thích yếu nhất và mạnh nhất để có thể có cảm
giác. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ
để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt.

Ngưỡng cảm giác sẽ khác nhau ở mỗi loại cảm giác và ở mỗi người khác nhau.
Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào giác quan đủ gây ra cảm giác
gọi là độ nhạy cảm của giác quan ấy. Người có độ nhạy cảm cao khi ngưỡng cảm
giác của họ rất thấp và ngược lại. Như vậy, trong thực tế, muốn tạo ra cảm giác để
con người bước đầu nhận thức được xung quanh thì phải có các kích thích tới
ngưỡng và nằm trong ngưỡng cho phép.

1.1.3.2. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

50
Cảm giác của con người có khả năng thích ứng với các kích thích để bảo đảm cho
sự phản ánh tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh.

Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với sự
thay đổi của cường độ kích thích. Quy luật chung về sự thích ứng của cảm giác là
giảm độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh và tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích
yếu. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động
rèn luyện và tính chất nghề nghiệp. Sở thích ứng cảm giác giúp con người tự điều
chỉnh được hành vi cũng như tự cân bằng được trạng thái cơ thể của mình.

1.1.3.3. Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác

Các cảm giác không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự tác động
qua lại với nhau. Kết quả của sự tác động qua lại là làm thay đổi độ nhạy cảm của
một cảm giác này dưới tác động của cảm giác kia. Quy luật chung là sự kích thích
yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân
tích khác và ngược lại.

Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên
những cảm giác cùng loại hay khác loại.

Một biểu hiện khác của quy luật tác động qua lại là khả năng bù trừ của các cảm
giác. Khả năng này thường dễ thấy ở những người khuyết tật.

Câu chuyện thứ sáu

Người cảm nhận được màu sắc

Khi lngrid Carey nói là cô đảm nhận được màu sắc, không có nghĩa là cô nói cô đã
nhìn thấy màu sắc xanh đỏ... mà là cô thực sự cảm nhận chúng, cô có thể nếm, sờ,
nghe thấy, ngửi thấy được chúng...

51
Cô sinh viên 20 tuổi này học năm thứ ba của Trường Đại học Maine được cho là
có khả năng synesthesia, loại cảm giác kết hợp là một hiện tượng hiếm cho phép
người ta có thể cùng lúc nhiều giác quan hoà quyện chung. Với Carey chữ và số,
cảm giác và xúc động tâm lí, ngày và tháng... đều có liên kết với màu sắc. Chữ "N"
là màu nâu đất, số "9" có màu cam và tháng 7 có màu hơi xanh lá cây. Đau chỗ
ống quyển thì phân thành hai loại hỗn hợp màu sắc cam và vàng, đỏ và tía. Màu
sắc trong thế giới của Carey có những tính chất mà chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ
ra: đỏ thì cứng, mạnh mẽ và bền bỉ trong khi màu vàng thì mềm dẻo, rực rỡ nhưng
mãnh liệt.

Sau một thời gian dài bị coi như hoang tưởng hoặc một dấu hiệu tâm thần, loạn
trí... trong những năm gần đây, synesthesia đã được các nhà khoa học miễn cưỡng
nhìn nhận như một hiện tượng có thật trên cơ sở thần kinh học thật sự. Ngày nay,
các nhà khoa học còn tin rằng nó là chìa khoá dẫn đến những hiểu biết về hoạt
động của não, cách tác động của nhận thức... Thế nhưng nguyên nhân dẫn đến các
cảm giác này vẫn còn là một điều bí ẩn.

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân do có một sự mọc nhánh thần kinh mới bất
thường trong não dẫn đến việc phá bỏ các giới hạn thông thường vốn có giữa các
giác quan. Vì vậy theo thuyết này, synesthesia là một tập hợp các hoạt động của
các giác quan nằm gần nhau vốn lẽ ra phải phân lập với nhau.

Một lí thuyết khác dựa trên một nghiên cứu của Daphne Maure và Catherine
Mondloch thuộc Trường Đại học McMaster, Ontario, Canada tiến hành cho rằng
hầu như tất cả các trẻ em bắt đầu cuộc sống đều có khả năng synesthesia. Theo
thuyết này thì động vật và con người khi sinh ra đều có bộ não non nớt dễ uốn nắn.
Các kết nối giữa các phần giác quan khác nhau tồn tại cho đến khi bị cắt đi hay
chậm lại khi trưởng thành.

Maure và Mondloch đưa ra giả thuyết khi các nối giữa các giác quan hoạt động
như đã thấy ở một số thí nghiệm, trẻ em sẽ nhận biết thế giới giống như những

52
người lớn bị synesthesia. Cũng dựa trên lí thuyết này người ta cho rằng trẻ em
không có 5 giác quan riêng mà chỉ có một giác quan bao gồm tất cả các khả năng
để đáp ứng với tất cả các kích thích bên ngoài. Vì vậy một khi bé nghe tiếng mẹ,
đồng thời bé cũng thấy được tiếng mẹ và ngửi được mẹ.

Nhiều người bị synesthesia tự cảm thấy khó chịu vì khả năng bất thường của mình.
Họ cảm thấy đơn độc và bị cô lập trong cõi riêng của mình. Vì vậy, những nghiên
cứu về synesthesia rất cần thiết cho chính họ. Các nghiên cứu phát hiện ra những
người bị synesthesia gồm nhiều loại người khác nhau. Thuyết này dựa trên các kết
nối thần kinh mà tất cả chúng ta đều có, do đó có thể giúp giải thích tại sao các loại
ma tuý, thuốc kích thích có thể khiến một số người có triệu chứng synesthesia.

(theo Live Science ngày 22-2-2005, KHPT số 14(752))

Theo Si mon Baron - Cohen Trường Đại học Cambridge thì synesthesia là từ gốc
Hi Lạp, syn (kết hợp) và aithesis (cảm giác). Nếu bạn hỏi một người có hiện tượng
synesthesia là họ có muốn vứt bỏ khả năng đặc biệt của mình không thì hầu hết sẽ
trả lời là không. Lí do là họ đã quen như vậy rồi, nay nếu mất đi khả năng này họ
sẽ có cảm giác như bị mất đi một giác quan vậy.

1.2. Tri giác

1.2.1. Khái niệm

Tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng số các
thuộc tính riêng rẽ mà là một sự phản ánh sự vật hiện tượng nói chung trong tống
hoà các thuộc tính của nó. Tri giác là nhận thức một vật thể với vị trí và những
thuộc tính của nó. Tri giác là biết về sự vật, hiện tượng một cách hoàn chỉnh nhưng
chỉ ở mức độ bề ngoài, là cơ sở để con người suy nghĩ tìm cách thấu hiểu vấn đề
một cách sâu sắc.

Một cách tổng quát, tri giác là quá mình phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc
tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan.
53
1.2.2. Sự hình thành tự giác

Các cảm giác được truyền đến một trung khu thần kinh rồi đến vỏ não, nơi đó tống
hợp với các cảm giác khác cùng với kí ức... để trở thành một tri giác. Ví dụ một
trái dưa khi được tri giác gợi ra nhiều cảm giác khác nhau, hình ảnh trái dưa được
hình thành từ những cảm giác về hình dáng, màu sắc, mùi vị...

1.2.3. Đặc điểm của tri giác

- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn. Tính trọn vẹn của tri giác
là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật hiện tượng quy định. Kinh
nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tri giác trọn vẹn này, chỉ cần một số chi
tiết của sự vật, hiện tượng, chúng ta đã có thể tri giác được sự vật một cách chính
xác.

- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định.

- Tri giác có tính không đổi mặc dù có tính biến dạng rất lớn của các điều kiện nơi
xảy ra quá trình tri giác, nhưng các hình vật thể mà ta tri giác có tính chất cố định,
không thay đổi về hình dáng, độ lớn, màu sắc...

- Tri giác là quá trình tích cực, được gắn liền với hoạt động con người. Tri giác
mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, tri giác mang
tính xã hội. Con người sẽ không cố gắng để biết điều gì đó nếu điều đó không xuất
phát từ yêu cầu của công việc, của hoạt động hay của một nhân tố nào khác, điều
này cho thấy tri giác mang tính xã hội rất rõ.

1.2.4. Các loại tri giác

Có nhiều cách phân loại tri giác, có thể nêu lên một số cách phân loại chủ yếu sau
đây:

54
- Dựa trên bộ máy phân tích nào giữ vai trò trực tiếp tham gia vào quá trình tri
giác. Với cách phân loại này, có thể chia thành tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác
ngửi, tri giác sờ mó...

- Một sự phân loại khác của tri giác là dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại
khác nhau của sự vật, hiện tượng. Theo cách phân loại này có các loại tri giác chủ
yếu là tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng, tri giác các thuộc tính thời
gian của đối tượng, tri giác sự chuyển động của đối tượng và tri giác con người.

Tri giác không gian

Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan, là điều
kiện cần thiết để con người định hướng trong môi trường.

Tri giác không gian bao gồm sự tri giác hình dáng của sự vật, sự tri giác độ lớn của
sự vật, sự tri giác chiều sâu, độ xa của sự vật, sự tri giác phương hướng. Trong tri
giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò quan trọng, sau đó là cảm
giác vận động...

Tri giác thư giãn

Loại tri giác này phản ánh độ lâu, độ nhanh, nhịp điệu, tính liên tục hoặc gián đoạn
của sự diễn biến trong thời gian. Tri giác thời gian cũng xác định thời điểm nhất
định, xác định tính tương đối của thời gian.

Tri giác vận động

Tri giác vận động là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong
không gian. Tri giác vận động có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tri giác không
gian và thời gian. Con người có thể nhận biết tốc độ di chuyển của chính mình, xác
định sự co giãn của các cơ hoặc những biểu hiện của sự co bóp của các cơ quan
nội tạng...

55
Tri giác con người

Tri giác con người là một quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong những
điều kiện giao lưu trực tiếp. Sự tri giác con người có ý nghĩa rất lớn trong hoạt
động thực tiễn vì nó thể hiện chức năng điều chỉnh hình ảnh tâm lí trong quá trình
hoạt động và giao tiếp cùng nhau.

Các loại tri giác không gian, thời gian, vận động và tri giác con người có quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp con người tri giác thế giới một cách trọn
vẹn.

1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tri giác

1.2.5.1. Kinh nghiệm trong quá khứ

Tri giác của con người chịu ảnh hưởng của quá khứ rất mạnh. Con người nhận biết
đối tượng một phần do thói quen và những điều đã biết trong hoạt động và trong
cuộc sống. Máy chụp hình cũng gồm thấu kính như đôi mắt nhưng hình chụp khác
hình nhìn bằng mắt vì máy chụp ghi hình không dựa vào kinh nghiệm.

Nhưng cũng chính do kinh nghiệm mà nhiều lúc con người tri giác thiếu chính xác.
Có nhiều lúc có người đi thăm một phong cảnh hoàn toàn xa lạ nhưng lại có cảm
nghĩ rằng hình như đã gặp những hình ảnh quen thuộc ở đó. Hiện tượng này do
kinh nghiệm lưu lại trong trí nhớ về những lần ngoạn cảnh nơi khác trộn lẫn với
thực tế đang tri giác gây nên.

1.2.5.2. Nhu cầu hiện tại

Nhu cầu đã hướng dẫn tri giác của con người về cái họ cần. Thông thường một nhu
cầu khó đạt, con người hay gán cho nó một giá trị lớn. Còn một nhu cầu dễ thoả
mãn, con người lại hay xem thường giá trị của nó. Một khi nhu cầu đã được thoả
mãn, tri giác của con người về đối tượng sẽ trở nên khách quan hơn.

1.2.5.3. Tình cảm hiện tại

56
Tình cảm ảnh hưởng mạnh mẽ đến tri giác nhất là ở tuổi nhỏ khi những hiểu biết
chưa được kiện toàn. Tâm trạng hiện tại của con người sẽ chi phối rõ ràng đến
những hình ảnh đang tri giác, vì vậy mới thấy thật hay cho câu "người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ".

1.2.6. Các quy luật cơ bản của tri giác

1.2.6.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện
tượng nhất định của thế giới xung quanh. Quá trình tri giác xảy ra một cách chân
thực theo yêu cầu của nhiệm vụ thực tiễn, con người luôn trả lời được châu hỏi họ
đang tri giác cái gì? Họ tri giác như thế nào?

1.2.6.2. Quy luật về tính chọn lựa của tri giác

Con người không thể đồng thời tri giác tất cả các sự vật, hiện tượng đa dạng đang
tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Quy lựa chọn lựa của tri giác nói
lên rất rõ tính chủ thể của tâm lí con người. Trong hiện thực, bao giờ con người
cũng cố gắng đi tìm cái mình cần để nhận dạng, để biết, để thoả mãn nhu cầu nhận
thức của mình...

1.2.6.3. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Tri giác con người diễn ra có ý thức và bao giờ con người cũng gọi được tên của
sự vật, hiện tượng một cách cụ thể hoặc khái quát. Những hình ảnh tác động đến
con người có thể được mỗi người tri giác theo quan điểm, mong đợi chủ quan của
con người nhưng luôn được con người "gán" cho một ý nghĩa cụ thể nào đó. Hình
ảnh của một đám mây trên bầu trời có thể được con người tưởng tượng để "nhận
ra" hình ảnh ấy giống cái gì, một ngư ông hay một người lính, một con rồng hay
bầy thiên nga...

1.2.6.4. Quy luật tổng giác


57
Ngoài các yếu tố kích thích bên ngoài, tri giác còn bị quy định bởi một loạt các
nhân tố nằm bên trong chủ thể tri giác như thái độ, động cơ, sở thích, mục đích.

Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí con người, vào đặc điểm
nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Thực chất, tổng giác là hiện
tượng tri giác phụ thuộc vào trạng thái tâm lí của chủ thể trong các tình huống nhất
định.

1.2.7. Sự sai lầm của tri giác

Không phải lúc nào con người cũng có thể tri giác chính xác một sự vật, sự kiện
hay hiện tượng nào đó vì nhiều lí do; họ có thể sai lầm trong tri giác. Tri giác sai
lầm là tri giác không chính xác về một sự vật, hiện tượng có thật. Có những sai
lầm do đối tượng tạo nên nhưng cũng có những sai lầm do chính chủ thể tạo ra từ
diễn biến tâm lí của mình lúc đó. Sự sai lầm của tri giác có thể chia làm ba loại:

- Sai lầm do hiện tượng vật lí tạo nên: ánh sáng phản chiếu hay khúc xạ có thể gây
ra hiện tượng tri giác sai lầm. Lái xe trên xa lộ vào buổi trưa nắng gắt, người lái có
cảm giác phía trước có một vũng nước, đó là ví dụ của tri giác sai lầm. Các cháu
nhỏ thường rất thích thú các trò chơi được thiết kế theo quy luật phản chiếu của
các loại gương phẳng, gương lồi, gương lõm... để tạo ra hình thù quái dị, làm méo
mó hình thức của mình như trong các nhà cười của những trung tâm giải trí, các
trò chơi "thực tế ảo" cũng là kết quả của việc áp dụng sự sai lầm này của tri giác.

- Sai lầm do giác quan tạo nên: Các giác quan của con người có thể bị đánh lừa
trong những điều kiện nhất định, do đó tri giác có thể sai lầm trong trường hợp
này. Ngâm hai tay đồng thời vào hai chậu nước với nhiệt độ cao thấp khác nhau rõ
rệt, sau đó cho hai tay vào chậu nước lạnh, người ta có cảm giác và tri giác khác
nhau về "khu vực" nước quanh bàn tay nhúng vào, đó là sự sai lầm do giác quan
tạo nên.

58
- Sai lầm do đại não gây nên là những sai lầm chịu ảnh hưởng của thần kinh, của
những phản ứng tâm lí tạo nên. Sai lầm này có thể chia thành những loại sau đây:

- Sai lầm do nhu cầu gây nên. Người đang khát nước nghe gió thổi tưởng như nước
chảy đâu đó. Chính nhu cầu về nước uống đã làm con người nhầm tưởng tiếng cọ
xát của những hạt cát trong sa mạc như tiếng róc rách của một con suối.

- Sai lầm do tình cảm gây nên. Người sợ hãi một đe dọa từ bên ngoài tới, thấy cây
động đậy tưởng có ai đang rượt đuổi theo mình. Trẻ con thường "nhầm tưởng" các
người đẹp là mẹ yêu quý của các cháu. Nhìn thần tượng thường thấy là "cô tiên"
hay nhìn kẻ thù thì nghĩ đó là "mụ phù thuỷ".

- Sai lầm do không chú ý mà nên. Có lúc nghe lầm, nhìn nhầm vì thiếu sự chú ý
nhất định.

Các trường hợp sai lầm của tri giác có rất nhiều ứng dụng trong hoạt động thực
tiễn, trong nghệ thuật, trong quảng cáo...

Ảo giác không phải là sự sai lầm của tri giác về một đối tượng có thật mà là phản
ánh về một đối tượng không có thực. Ảo giác không do giác quan mang lại mà là
sản phẩm của đại não và là kết quả của sự phóng ngoại tình cảm, tư tưởng của chủ
thể ra ngoài.

Giải được bí ẩn của những bóng sáng kì lạ!

Giáo sư Jack Pettigrew và một bóng sáng.

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong phòng khách, đột nhiên một bóng sáng xuất
hiện lơ lửng giữa nhà. Khi bạn nghiêng đầu để xem điều gì đã tạo nên thứ ánh sáng
kì dị đó, nó cũng nghiêng theo... Đó chính là những bóng sáng (còn gọi là Min
Min light), thường thấy ở Australia.

59
Kì thực, những bóng sáng này chỉ là ảo ảnh của các nguồn sáng đôi khi ở cách đó
hàng trăm kilômét, Giáo sư Jack Pettigrew, Đại học Queensland ở Brisbane,
Australia, vừa khẳng định như vậy trên tạp chí Clinical and Experimental
Optometry.

Pettigrew đã nghiên cứu hiện tượng này ở hạt Channel, miền Tây Queensland, nơi
nó đã ám ảnh người dân địa phương trong nhiều năm qua. "Ngay cả những người
đàn ông dạn dày nhất cũng phải chảy nước mắt vì sợ hãi", ông nói.

Lần đầu tiên chạm chán với Min Min light, Pettigrew tưởng rằng đó là sao Kim.
Nhưng không phải thế," nó đi xuống đường chân trời và nằm yên ở đó một lúc".
Lần sau đó, khi đang lái xe với hai cộng sự, Pettigrew trông thấy một đốm sáng mà
thoạt đầu họ tự nhủ đó là mắt của một con mèo ở cách đó khoảng 50 mét. Tuy
nhiên, khi họ dừng xe và tắt đèn pha, đốm sáng kia vẫn còn ở nguyên đó, nhảy
nhót xung quanh như thể nó là một sinh thể sống. Chúng tôi đã tranh cãi kịch liệt,
không thể đồng ý với nhau được đó là cái gì và ở cách bao xa.

Bộ ba đã lái xe xuyên qua vùng đồng bằng và sử dụng một chiếc la bàn trên ô tô để
tính ra khoảng cách tới đốm sáng. Nhưng sau 5 km la bàn trên xe vẫn không hề đổi
hướng. "Chúng tôi phỏng đoán nó phải nằm cách đó khoảng 300 km trên đường
chân trời". Về sau, ba người mới biết có một chiếc xe đã đi ngược chiều ở đúng
thời điểm họ nhìn thấy đốm sáng.

Pettigrew, người từng biết đến hiện tượng ảo ảnh - trong đó các cảnh vật ở rất xa
dường như đang treo ngược trên bầu trời - cho rằng điều này có thể giúp giải thích
các Min Min light. ánh sáng bị khúc xạ, đi theo đường cong của mặt cầu.

Ảo ảnh xuất hiện khi có hiện tượng nghịch nhiệt, tức là không khí lạnh đậm đặc
nằm bên dưới sát với mặt đất, còn lớp khí ấm ở bên trên. Trong điều kiện như vậy,
ánh sáng từ mặt đất chiếu lên sẽ bị khúc xạ, và đi theo đường cong ôm lấy Trái
Đất, thay vì chiếu thẳng ra ngoài (ảnh). Luẩn quẩn trong lớp khí lạnh này, ánh sáng
có thể xuất hiện ở cách xa nguồn của nó hàng trăm km, tạo nên ảo ảnh ở đó.
60
Để thử nghiệm giả thuyết rằng Min Min light thực sự là một hiện tượng ảo ảnh
trong đêm, Pettigrew đã thực hiện thí nghiệm cho thấy ông có thể tạo ra một thứ
tưởng tự như vậy.

Trước hết, Pettigrew chọn một đêm có thời tiết thuận lợi: đêm lạnh sau một ngày
trời nóng, ít gió. Sau đó, ông lái xe 10 km vòng qua một khu đồi tới điểm nằm
dưới đường đi chuẩn của ánh sáng (đường thẳng). Điều kì lạ đã xuất hiện, 6 người
quan sát vẫn nhìn thấy ánh sáng của chiếc xe hơi lơ lửng trên đường chân trời.

Ảo ảnh của một rặng núi ở xa. Nó tan đi khi Mặt Trời sưởi ấm lớp khí sát mặt đất.
Buổi sáng sau đêm trình diễn, Pettigrew cho biết đã nhìn thấy ảo ảnh của một rặng
núi ở xa tại khu vực này. Điều đó ủng hộ giả thuyết cho rằng Min Min light được
tạo ra trong một điều kiện đặc biệt của khí quyển. "Thông thường ta không thể
nhìn thấy rặng núi đó, vì nó nằm dưới đường chân trời. Nhưng trong điều kiện
nghịch nhiệt, nó xuất hiện lơ lửng trên cao, và dần dần tan đi, cuối cùng thì biến
mất khi Mặt Trời sưởi ấm lớp không khí sát mặt đất.

Cơ hội nhìn thấy Min Min light và ảo ánh ban ngày ở hạt Channel là rất cao, vì
vùng này bằng phẳng với các chỗ trũng nhẹ, nơi không khí lạnh rất dễ bị giữ lại.
Hơn nữa ở đây, người ta thường nhìn thấy rõ chân trời.

(theo ABC online)

1.2.8. Quan sát và năng lực quan sát

Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực chủ động và có mục
đích rõ ràng. Quá trình quan sát trong hoạt động tạo nên năng lực quan sát.

Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan
trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm ấy khó nhận
thấy hoặc có vẻ thứ yếu. Năng lực quan sát ở mỗi người khác nhau và phụ thuộc
vào đặc điểm nhân cách của con người.

61
Câu chuyện thứ bảy

Cơ hội quan sát

Trò giải trí gần đây được nhiều người lưu ý là chơi bài dưới nhiều thể loại khác
nhau và là loại trò chơi đấu trí để giải trí. Đã là trò chơi đấu trí thì người chơi phải
căng thẳng và luôn phải quan sát suy đoán để có quyết định phù hợp. Đây là cơ hội
tốt để bạn quan sát con người trong hoàn cảnh cụ thể: có kích thích (atimulus) và
có phản ứng (response). Việc quan sát ban đầu của bạn tập trung vào thói quen, cá
tính của mỗi đối thủ. Mỗi đối thủ trong hoàn cảnh đầy kịch tính sẽ quên cái vỏ bên
ngoài vẫn đóng mà lộ dần những nét đặc thù có tính bản chất của họ. Có người lên
bài trầm lặng, có người nói năng huyên thuyên khi bắt bài, người chậm rãi hút
thuốc uống trà, người vội vàng xoa bài, người méo miệng tìm kiếm các quân bài
mong đợi... Khi toan tính một nước đi hay đón đợi con bài của đối thủ, có người
mặt đỏ gay nhưng người khác mặt hồng hào và người kia mặt xanh lại. Đó là
những điều bình thường đã quan sát được trong tình trạng bình thường. Hãy cố
gắng quan sát những biến đổi hay điều bất thường của chủ thể trong những tình
huống nhất định. Một đối thủ đang nói huyên thuyên chợt im bặt, một người vốn
trầm ngâm lại nói chuyện tiếu lâm, nét mặt người này biến sắc, người kia rung nhẹ,
đó là dấu hiệu của những toan tính quyết định.

Khi hệ thần kinh thực vật hưng phấn gây ra những biến đổi trên sinh lí con người.
Đó là những biểu lộ nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người trừ một số người
có sự luyện tập dày dạn. Sau đây là những lưu ý khi quan sát một người nào đó:

- Chú ý cử động của đôi tay và sự biến đổi của nét mặt, nhất là vùng xung quanh
mắt và quanh miệng của đối tượng.

- Người có bộ mặt lạnh lẽo, trơ trơ có thể chứa đựng ác ý với ta hay thù hận ta,
nhất là khi ta quan sát mà người không biết.

62
- Khuôn mặt đối tượng có nét căng thẳng thì có thể hiểu đối tượng đang có dấu
hiệu tâm lí bị giày vò hay đang có tình trạng xung đột nội tâm nào đó.

- Những động tác không cần thiết ở ngón tay nói riêng hay thân thể nói chung như
bẻ ngón tay, bắt tréo chân... đều có thể là dấu hiệu của sự bồn chồn, nóng nảy,
hoảng hốt lo lắng, tự vệ.

- Người châm chọc hay tỏ thái độ quá lễ nghi ngọt ngào có thể là biểu hiện của ý
đồ không tích cực đối với người nào đó.

- Người nói huyên thuyên không ngừng có thể là đang cố gắng che đậy điều gì đó
hoặc thầm kín, hoặc bí mật...

- Mặt trắng xanh, động mạch cổ, thái dương nổi lên, ngón tay run rẩy, nuốt nước
bọt, tay ướt mồ hôi là dấu hiệu của tâm trạng quá hưng phấn.

- Người lẩn tránh ánh mắt của ta có thể là người đang nói dối...

Sau đây là những điểm trọng yếu nên quan sát:

- Đang là người trầm lặng chợt trở nên nói nhiều

- Tự nhiên biểu lộ sự sợ hãi điều gì đó

- Nói những điều thật giả lẫn lộn

- Có dáng vẻ hốt hoảng, tâm thần bất ổn

- Ngôn ngữ tự nhiên ra vẻ huyênh hoang

- Có những cử động vô nghĩa ở chân tay, cơ thể

- Vẽ vời câu chuyện

- Đón ý bạn hay làm ra vẻ bí mật, làm bộ giận dữ vì tự ái

63
- Tìm cách thanh minh điều gì đó thái quá...

(theo "Tri tâm thuật, NXB Trẻ, 1994).

Câu chuyện thứ tám

Hãy nói vào tai phải và hát vào tai trái

Tai trái và tai phải của con người xử lí âm thanh khác nhau. Một nghiên cứu mới
trên trẻ sơ sinh đã tìm thấy tai phải lọc tiếng nói tốt hơn, trong khi tai trái lại lắng
nghe âm nhạc hợp hơn.

Người ta vẫn biết rằng não phải và não trái xử lí âm thanh khác nhau, nhưng sự
khác biệt đó được cho là bắt nguồn từ những đặc tính tế bào của từng bán cầu não.
Nghiên cứu mới đã cho thấy sự khác biệt nằm ngay ở trong tai.

Yvonne Sininger tại Đại học California cho rằng: "Chúng ta vẫn luôn cho rằng tai
phải và tai trái là làm việc như nhau. Nên sẽ không khác biệt nếu một người bị
khiêm thính ở bên trái hay phải. Nhưng nay chúng tôi tìm thấy nó sẽ có ảnh hưởng
sâu sắc tới sự phát triển ngôn ngữ và âm thanh của người đó.

Phát hiện có thể giúp bác sĩ đẩy mạnh sự phát triển ngôn ngữ và lời nói ở trẻ khiếm
thính và phục hồi khả năng nghe ở người điếc.

Sininger và cộng sự đã nghiên cứu trên hơn 3.000 trẻ sơ sinh bằng cách đặt những
máy ampli nhỏ xíu trong tế bào lông của tai trong. Những tế bào này sẽ khuyếch
đại sự rung động âm thanh, chuyển những rung động đó tới tế bào thần kinh và
đưa tới não.

Các nhà khoa học cũng gắn một máy dò âm nhỏ xíu vào trong tai trẻ. Máy này sẽ
phát ra 2 loại âm thanh khác nhau và đo sự khuyếch đại rung động. Họ tìm thấy
những tiếng gõ như lời nói tạo ra sự khuyếch đại lớn hơn trong tai phải, còn thanh
giống âm nhạc thì được khuyếch đại lớn hơn trong tai trái.

64
"Chúng tôi ngạc nhiên khi tìm thấy sự khuếch đại âm thanh ở hai tai là khác nhau.
Nó song song với việc từng bán cầu não xử lí âm thanh và lời nói thế nào, trừ việc
hai bên hoán đổi cho nhau do sự liên kết chéo trong não", Sininger kết luận.

Barbara Cone - Wesson, đồng tác giả tại Đại học Arizona, phát biểu: kết quả
chúng tôi đã khẳng định quá trình xử lí âm thanh bắt đầu ngay từ tai trước khi vào
trong não. Ngay khi mới sinh, tai trẻ đã được cấu tạo để phân biệt 2 loại âm thanh
khác nhau và gửi tới những vùng thích hợp trong não".

2. NHẬN THỨC LÍ TÍNH

Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức để có kết quả, là hiểu được vấn đề chứ
không chỉ dừng lại ở mức độ biết bên ngoài, là sự phản ánh những vấn đề thuộc về
bản chất, là mức độ cao của quá trình tìm, biết rồi ngộ ra và hiểu vấn đề. Lí tính là
quá trình nhận thức cấp độ cao, kết quả của nhận thức cảm tính có thể xem như là
một trong các thông số để xem xét, nhận định về giá trị, về nhân cách của một cá
nhân trong tình trạng bình thường. Nhận thức lí tính có hai quá trình có quan hệ
mật thiết và hỗ trợ cho nhau.

2.1. Tư duy

2.1.1. Khái niệm

Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người chỉ mới phản ánh các thuộc tính trực
quan, cụ thể, bề ngoài; phản ánh một cách trực tiếp những sự vật, hiện tượng đang
tác động. Mặt khác, ở mức độ cảm tính, con người không thể phản ánh được
những dấu hiệu bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Nhiệm vụ của cuộc sống và hoạt động thực tiễn luôn đòi hỏi con người phải thấu
hiểu những cái chưa biết ngày một sâu sắc và chính xác hơn. Quá trình nhận thức
như vậy được gọi là tư duy.

65
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó con người chưa biết. Tư duy là quá trình suy nghĩ, tìm
kiếm những đáp số cho các bài toán của khoa học và của cuộc đời.

2.1.2. Đặc điểm của tư duy

Thuộc bậc thang nhận thức cao – nhận thức lý tính – tư duy có những đặc điểm cơ
bản sau:

2.1.2.1. Tính có vấn đề của tư duy

Không phải bất kì tác động nào của hoàn cảnh đều tạo nên tư duy. Tư duy chỉ nảy
sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ, bằng
phương pháp hành động cũ, con người không thể giải quyết được. Để nhận thức,
con người cần phải vượt ra khỏi phạm vi cũ và đi tìm cái mới, đạt mục đích mới.
Những hoàn cảnh như thế gọi là hoàn cảnh có vấn đề.

Hoàn cảnh có vấn đề kích thích con người tư duy. Muốn vậy con người cần nhận
thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề. Chủ thể phải có nhu cầu giải
quyết, nhu cầu nhận thức và phải có tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề. Muốn
con người tư duy phải đặt con người trước các tình huống có vấn đề để họ cảm
thấy bức xúc và khao khát suy nghĩ, tìm tòi và thoả mãn nhu cầu của họ.

2.1.2.2. Tính gián tiếp của tư duy

Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử
dụng các công cụ, phương tiện... và các kết quả nhận thức của loài người cùng
kinh nghiệm của cá nhân. Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện chỗ nó được biểu
hiện trong ngôn ngữ, con người dùng ngôn ngữ để tư duy...

2.1.2.3. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

66
Tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật, hiện tượng nhằm tìm ra những thuộc
tính chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa chúng. Vì thế tư duy
mang tính khái quát và trừu tượng.

Nhờ có tính khái quát và trừu tượng, tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ
hiện tại mà còn cả những nhiệm vụ trong tương lai của con người.

2.1.2.4. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

Tư duy và nhận thức cảm tính là hai mức độ khác nhau nhưng không tách rời
nhau mà có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong hoạt động
nhận thức thống nhất và biện chứng. Con đường nhận thức hiện thực sẽ bắt đầu từ
những điều tai nghe mắt thấy rồi mới đến tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề, từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng...

2.1.2.5. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ

Tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất với
nhau, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Mặt khác, bằng con đường tư duy, ngôn
ngữ của con người sẽ được cải thiện, được rèn luyện và trau chuốt... Tư duy như
thế nào thì ngôn ngữ của con người như thế đó... Trong quá trình thích ứng với các
biến đổi của môi trường, các chủ thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng, sự
diễn đạt ngôn ngữ là một chỉ số để nghiên cứu mức độ sâu sắc hay bản chất của
phương pháp tư duy của họ:

Cơ quan hàng không vũ trụ Mĩ (NASA) đã chế tạo một hệ thống có thể "nói thay"
cho con người trong những trường hợp con người không thể nói được: Hệ thống
này hoạt động thông qua các điện cực được gắn vào cổ họng của người sử dụng để
dò tìm các dấu hiệu sinh học diễn ra khi người này đọc hay độc thoại. Những dấu
hiệu này sau đó sẽ được chuyển thành văn bản hoặc lời nói nhờ một phương pháp
xử lí tổng hợp. Cụ thể là các kí hiệu sẽ được truyền qua một bộ xử lí trong máy
tính, tiếp đến là qua một phần mềm đặc biệt được lập trình để nhận biết các từ như

67
dừng, đi, quẹo phải, trái... Theo các nhà khoa học, công nghệ này sẽ rất có ích cho
phi hành gia, thợ lặn hoặc lính cứu hoả để thông tin chính xác trong các môi
trường làm việc đặc biệt như ngoài vũ trụ, dưới nước hoặc trong các toà nhà bị hoả
hoạn. (Thanh Niên online)

2.1.2.6. Tư duy là một quá trình

Hoạt động tâm lí nào của con người đều được xem là một hình ảnh chủ quan về
thế giới khách quan và còn được xem xét như một quá trình. Tư duy có nảy sinh,
diễn biến và có kết thúc. Người ta không thể ngay lập tức có được một quyết định
hay một đáp số nào đó mà phải trải qua một thời gian nhất định để tìm tòi, sáng tạo
và suy nghĩ... Do đó, cá nhân sẽ tích cực tư duy nếu họ được tự do lựa chọn
phương pháp trong những quỹ thời gian nhất định, quá trình thay đổi tư duy sẽ
không thể diễn ra có hiệu quả trong thời gian ngắn...

2.1.2.7. Tư duy có liên quan mật thiết với cảm xúc.

Nói cách khác, cảm xúc có ảnh hưởng đến phương pháp tư duy của mỗi người.
Cảm xúc thể hiện sự phù hợp giữa những điều chúng ta nghĩ với những điều chúng
ta cần trong một hoàn cảnh nhất định. Một cảm xúc tức thời có thể kích thích con
người tư duy cho dù lúc đó hoàn cảnh có vấn đề vẫn chưa rõ ràng.

2.1.3. Vai trò của tư duy

Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những
giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác đem lại.

Tư duy cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn
cho hoạt động của con người. Tư duy tiết kiệm công sức của con người trong quá
trình đi tìm tri thức và giúp con người đạt đến những kết quả cao.

2.1.4. Các giai đoạn của tư duy

68
Tư duy là một hành động và có những giai đoạn nhất định sau đây:

2.1.4.1. Xác định vấn đề và biểu đạt thành nhiệm vụ tư duy

Xác định những mâu thuẫn trong tình huống có vấn đề, mâu thuẫn giữa cái đã biết
và cái phải tìm, tạo ra nhu cầu cần giải quyết, tìm thấy những tri thức đã có trong
kinh nghiệm và xác định nhiệm vụ tư duy. Việc xác định vấn đề rõ ràng hay không
rõ ràng có tầm quan trọng đặc biệt để hình dung phương pháp, áp dụng các thao
tác tư duy.

2.1.4.2. Huy động các tri thức

Làm xuất hiện trong đầu những mối liên tưởng chung quanh vấn đề đang cần giải
quyết. Những kinh nghiệm chủ quan của chủ thể được rà soát, những tình huống
đã gặp trong hiện thực được tái hiện, những tri thức khoa học hoặc cuộc sống được
lục tìm để hình thành một mô hình thông tin liên kết.

2.1.4.3. Sàng lọc các liên tưởng

Gạt bỏ những điều không cần thiết, loại bỏ những kinh nghiệm hoặc thành kiến
không phù hợp và hình thành giả thuyết. Giả thuyết là những kết quả giả định khi
các thao tác tư duy được tiến hành. Việc hình thành giả thuyết xảy ra rất nhanh
trong chủ thể có khi không kịp xác định thời gian cụ thể.

2.1.4.4. Kiểm tra giả thuyết

Sau khi vận dụng các thao tác tư duy trong điều kiện có thể, chủ thể sẽ so sánh kết
quả tư duy thực với giả thuyết đã xác định. Nếu giả thuyết đúng thì tiến hành giải
quyết vấn đề. Nếu giả thuyết sai thì phủ định nó và hình thành giả thuyết mới về
cách giải quyết vấn đề.

2.1.4.5. Giải quyết vấn đề

69
Giải quyết vấn đề để đi đến kết quả, kiểm tra lại kết quả. Giải quyết vấn đề là
sự hình thành một quyết định để "làm" chứ chưa phải là hành động thực tế.

2.1.5. Các thao tác tư duy

Tư duy là một hành động trí tuệ được diễn ra bằng cách tiến hành những thao tác
trí tuệ nhất định. Có rất nhiều thao tác trí tuệ tham gia vào một quá trình tư duy cụ
thể, có thể nêu lên một số thao tác tư duy cơ bản sau đây:

2.1.5.1. Phân tích và tổng hợp

Phân tích là tách toàn thể thành các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên nó, phân
tích không phải là phân chia mà là xem xét vấn đề theo những lớp giá trị hoặc lớp
tính chất chung nào đó. Người ta có thể phân tích một sự kiện dưới góc độ tâm lí,
góc độ sinh lí, góc độ kinh tế... đó là một thao tác tư duy.

Tổng hợp là thao tác trong đó chủ thể đưa những thuộc tính, thành phần đã được
phân tích thành một chỉnh thể, một toàn thể. Tổng hợp cũng không có nghĩa là gộp
một cách đơn giản các thành phần mà là kết hợp để hình thành một chỉnh thể với
những ý nghĩa cụ thể.

2.1.5.2. So sánh

So sánh là thao tác trí tuệ dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau
giữa các sự vật, hiện tượng. So sánh cũng có nghĩa là đặt sự vật này "bên cạnh" sự
vật kia để đối chiếu, để tìm mối liên hệ và phân biệt các sự kiện ấy...

2.1.5.3. Trừu tượng hoá và khái quát hoá

Trừu tượng hoá là gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không
cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư
duy.

70
Khái quát hoá là thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số hiện tượng
hay sự vật. Con người vừa là một khái niệm trừu tượng vừa là một khái niệm có
tính khái quát cao khi chúng ta tri giác, suy nghĩ về con người không phải chỉ lưu ý
đến trang phục, hình thể hoặc chỉ về một ai đó với những đặc thù của họ.

2.1.5.4. Cụ thể hoá

Cụ thể hoá là thao tác chủ thể chuyển từ trừu tượng hoá và khái quát hoá về với
hiện tượng cụ thể. Nhờ cụ thể hoá mà tư duy luôn gắn liền với trực quan sinh
động, không xa rời thực tế khách quan.

2.1.6. Các phẩm chất tư duy của con người

Tư duy ở con người có một số phẩm chất và những phẩm chất này nếu được
thể hiện ở từng người sẽ nói lên được phần nào về phương pháp, về bản chất hoạt
động trí tuệ của mỗi người. Con người có thể có một số phẩm chất tư duy chung
như sau

- Mức độ sâu sắc và khái quát của tư duy.

- Khả năng cơ động, linh hoạt và mềm dẻo của tư duy.

- Tính logic, chặt chẽ của tư duy.

- Óc bình luận, đánh giá.

- Khả năng độc lập của tư duy.

Bàn về kết quả tư duy của cá nhân, trong tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học
thuộc Trường Đại học Quốc gia Úc, những người thuận tay trái thường tư duy
nhanh hơn người thuận tay phải và đặc biệt là có khả năng truyền thông tin nhanh
trong hoàn cảnh phức tạp.

71
Theo các nhà khoa học, việc thuận tay phải hay tay trái là một đặc tính di truyền
như màu mắt hoặc giới tính... chứ hoàn toàn không phải là dị tật bẩm sinh. Hai bán
cầu não được nối với nhau bằng một vòm não gồm nhiều dây thần kinh. Mỗi nửa
bán cầu não có nhiệm vụ chỉ huy mọi hoạt động của nửa cơ thể ở vị trí đối diện. Ở
người thuận tay phải, mọi hoạt động của tay do bán cầu não trái chỉ huy và ngược
lại.

Trong trường hợp người thuận tay trái bị buộc dùng tay phải một cách thường
xuyên, điều này sẽ hạn chế khả năng chỉ huy của phần bán cầu não mạnh hơn (ở
đây là bán cầu não phải) và phần bán cầu não yếu hơn (bán cầu não trái) sẽ bị "làm
việc" quá tải.

Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo không nên thay đổi bản năng sử dụng tay trái
của người thuận cánh tay này, vì như vậy có nghĩa là can thiệp thô bạo vào khả
năng hoạt động của não và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống của họ,
như trong việc tư duy, tập trung suy nghĩ hay khả năng điều khiển cá nhân...

2.1.7. Các loại tư duy

Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau.

Xét theo phương diện hình thành và phát triển tư duy thì có thể chia tư duy thành
ba loại:

2.1.7.1. Tư duy trực quan hành động

Là loại tư duy có cả ở con người và động vật cao cấp. Đó là tư duy bằng các thao
tác cụ thể hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể.

2.1.7.2. Tư duy trực quan hình ảnh

Là loại tư duy phát triển ở mức cao hơn, chỉ có ở người. Đối với loại tư duy này,
việc giải quyết vấn đề dựa trên các hình ảnh của sự vật, hiện tượng.

72
2.1.7.3. Tư duy trừu tượng

Là loại tư duy phát triển ở mức cao nhất, chỉ có ở người. Loại tư duy này giải
quyết vấn đề dựa trên các khái niệm, các mối quan hệ logic và gắn bó chặt chẽ với
ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện để tư duy.

Xét theo cách giải quyết vấn đề thì có thể chia tư duy làm ba loại:

2.1.7.4. Tư duy thực hành

Tư duy thực hành với nhiệm vụ đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể và
được giải quyết bằng những hành động thực hành, vừa thực hành vừa tìm cách
thức giải quyết tiếp theo.

2.1.7.5. Tư duy hình ảnh cụ thể.

Với tư duy hình ảnh cụ thể, việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên hình ảnh trực quan
đã có. Loại tư duy hình ảnh cụ thể rất có ý nghĩa trong quá trình thực hiện các kĩ
năng thực hành, các hình thức lao động cụ thể.

2.1.7.6. Tư duy lí luận

Tư duy lí luận đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lí
luận để giải quyết những vấn đề không cụ thể, những vấn đề cần có cơ sở lí thuyết.

Trong thực tế, con người thường ít khi sử dụng chỉ một loại tư duy nào đó mà
thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy nhất định
nào đó giữ vai trò chủ yếu.

2.1.7.7. Tư duy sáng tạo

Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là
cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần
suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con

73
người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực
hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta
vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa.

Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng
mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định,
thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả
mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một
cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và
tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và
có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở một tầng lớp và mọi giai đoạn
trong cuộc sống của chúng ta.

Đối với một công ti hay tổ chức, tài nguyên quan trọng nhất chính là nguồn nhân
lực, tức là những người làm việc cho công ti, tổ chức. Họ gồm các thợ bảo trì,
những người bán hàng, các công nhân trong dây chuyền sản xuất, những người
đánh máy... và các cán bộ quản lí mọi cấp bậc. Nguồn nhân lực của công ti làm
cho các tài nguyên khác hoạt động, mang lại hiệu quả cao. Thiếu nhân sự tốt, một
công ti, tổ chức, dù được trang bị máy móc hoàn hảo nhất, được tài trợ tốt nhất, sẽ
hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học
phương pháp luận (các thủ thuật cơ bản, các phương pháp, lí thuyết) về tư duy
sáng tạo. Điều này làm cho cơ cấu tổ chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong mỗi
cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ
chức hoạt động càng có hiệu quả.

Câu Chuyện thứ chín

Tư duy có năng lượng và chữa bệnh bằng tư duy (theo Priroda I Chelovec, từ Tri
thức trẻ).

Thuật ngữ "Wholedynamic", xuất xứ từ tiếng Anh, có nghĩa như khoa học nghiên
cứu về sự sống, như là sự vận động tổng hoà của một tổng thể bao gồm cơ thể
74
sống, tinh thần và tư duy của con người. Theo quan niệm của Wholedynamic, tư
duy và tình cảm của con người thực chất cũng là những sinh thể sống trong mỗi
chung ta và con người phải luôn tạo ra sự "chung sống hoà bình" giữa các sinh thể
vô hình và hữu hình đó.

Vemon Vulf, nhà Tâm thần học nổi tiếng ở Mĩ nhận xét: "khi chúng ta tập trung
suy nghĩ về một điều gì đó "tốt" hay "xấu", ý nghĩ đó ngay tức khắc tác động lên
chính cơ thể chúng ta. Mọi niềm vui sướng, bệnh tật đều do những suy nghĩ, lo âu
của con người tạo nên. Ý nghĩ về tinh thần không chỉ là sự phản ánh bản thân mỗi
chúng ta mà còn là những sinh thể tách rời cơ thể và “sống” cuộc sống riêng của
nó. V.Vulf gọi những sinh thể đó là những Wholedyma, nghĩa là những dạng tư
duy có năng lượng. Ông đã nghiên cứu thành công phương pháp chế ngự các
Wholedyma và giúp nhiều người vượt qua những khủng hoảng tâm lí và chữa
được một số bệnh tật.

Phương pháp của V.Vulf vừa đơn giản vừa phức tạp. "Khách hàng" khi đến gặp
V.Vulf phải trả lời một loạt câu hỏi. Nội dung các câu trả lời đó sẽ làm rõ nguyên
nhân của những vướng mắc trong cuộc sống. Mục đích cuối cùng của V. Vulf là
tạo ra xung quanh "khách hàng" một trường đặc biệt, gọi là trường tình thương
hoặc trường tình yêu, cũng giống như từ trường, điện trường, trường hấp dẫn trong
Vật lí học.

Về nguyên tắc, bất kể một ai cũng có thể tạo ra xung quanh mình một trường tình
yêu. Chỉ cần nhắm mắt lại và tự mình dùng tình cảm yêu thương tưởng tượng ra
một không gian tràn ngập tình cảm xung quanh mình. Để làm được điều đó vừa
phải tập luyện vừa phải có quan niệm về sự thống nhất giữa con người và vũ trụ,
về sự tồn tại của các mối quan hệ xuyên thấu mọi vật. Cần nhận thức rõ ràng, mọi
tư duy và tình cảm của con người đều có năng lượng, có sức mạnh tái tạo hoặc phá
hoại sự sống của con người.

75
Nguyên nhân chủ yếu của mọi sự rắc rối, phiền muộn trong cuộc sống là do các
ý nghĩ và tình cảm tiêu cực của con người gây ra. Các hình thức tư duy như sợ hãi,
đau khổ, ác, sẽ tạo ra các chương trình khá bền vững có tác dụng huỷ hoại sự sống
của con người. Khi con người chỉ chăm chú nghĩ về cái xấu, sự sống sẽ trở nên tồi
tệ và ngược lại. Như vậy, Wholedynamic vừa là khoa học về khả năng kéo dài
cuộc sống vừa là môn khoa học dạy chúng ta nên sống thế nào cho khoẻ mạnh.
Nếu Vật lí, Hoá học và các khoa học khác phát hiện ra các biến đổi của tự nhiên và
dùng các quy luật đó để khống chế, điều khiển tự nhiên thì cũng tương tự,
Wholedynamic là khoa học về sự sống, về các sinh thể, cũng nghiên cứu các quy
luật giao tiếp, nhận thức, nghiên cứu ngôn ngữ của sự sống.

Có thể coi con người như là cái bình để đựng tư tưởng, tình cảm. Giống như trong
tự nhiên, chất thể có tác đụng đối với bình đựng nó. Tư tưởng, tình cảm cũng có
tác động trở lại đối với con người. Những lối tư duy nào có tác dụng huỷ hoại sự
sống đều có tác dụng ngăn chặn dòng thông tin tốt lành từ vũ trụ đến với con
người. Ngược lại những tư tưởng lành mạnh, tốt đẹp cũng có tác dụng "bật đèn
xanh" để đón nhận dòng thông tin tốt đẹp từ vũ trụ.

Trong thế kỉ XX đã có hàng ngàn ví dụ chứng minh các bệnh nhân mắc bệnh hiểm
nghèo trở nên khoẻ mạnh và qua khỏi bệnh tật nhờ vào lòng tin, niềm lạc quan
mạnh mẽ và tâm niệm qua khỏi sóng gió. Nếu ai đó muốn mình khoẻ mạnh, trước
hết cần nghĩ rằng mình không có bệnh, bởi lẽ ý nghĩ cũng là một sinh thể có tác
động mầu nhiệm tới cơ thể vật lí của chúng ta. Trong vật lí học có quy luật tác
dụng và phản tác dụng do Newton vĩ đại phát minh ra cách đây mấy thế kỉ. Theo
quy luật này, khi một thực thể tác động một lực lên một thực thể khác, ngay tức
khắc sẽ chịu tác dụng của một phản lực từ vật thể kia: Nếu một người có ý nghĩ và
tình cảm bực bội hoặc ghen tức đối với người khác thì trước hết ý nghĩ và tình cảm
đó có tác dụng tàn phá sức khoẻ tinh thần và tâm trí đối với chủ thể. Tư duy thông
thái của người xưa có câu: Sắt tạo ra gỉ, đến lượt mình gỉ lại gặm nhấm tàn phá
sắt". Quy luật đó cũng tương tự như trong quá trình tâm lí và tư duy của con

76
người. Ý nghĩ và tình cảm tiêu cực trước hết có tác dụng xấu đối với người tạo ra
và mang nó.

Nhận thức của con người cũng giống như một video camera. Mỗi một khoảnh
khắc chúng ta nhận được một khối lượng lớn thông tin từ các cơ quan xúc cảm
dưới tác dụng của ánh sáng, âm thanh, mùi vị, sóng điện từ. Cuộc sống của chúng
ta đầy ắp những thông tin như vậy. Để tránh bị quá tải và căng thẳng trước cuộc
tấn công dữ dội của thông tin, con người sử dụng nguyên tắc hội tụ. Khi chúng ta
hội tụ vào những suy nghĩ đen tối, tất cả những xu hướng tiêu cực trong cuộc sống
của chúng ta sẽ được khuyếch đại. Khi chúng ta quá suy nghĩ về bệnh tật, chúng ta
sẽ cảm thấy ốm đau và cuộc sống sẽ đầy rẫy những cảm xúc buồn thảm. Ngược lại
khi chúng ta hội tụ vào những hình tượng tư duy tốt đẹp, cơ thể nhận được những
xung lượng có lợi cho sức khoẻ. Anbe Anxtanh đã từng nói: "Nếu một ai đó tập
trung được toàn bộ năng lượng tư duy của mình vào một vấn đề nào đó trong vòng
3 phút, người đó không những có thể tìm được cách giải quyết vấn đề mà còn có
thể trở thành thiên tài.".

Trong mỗi con người chúng ta đều có một góc bình yên, ở đó không có những suy
nghĩ về bệnh tật, nỗi sợ hãi, sự ức chế, ghen tuông đố kị. Khi chúng ta hoà nhập
được vào góc đó, dù chỉ trong khoảnh khắc, những khả năng có vẻ khiêm nhường
và nhỏ nhoi của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức ngoài sức tưởng tượng
dường như không có gì ngăn cản nổi, sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao, mở ra
những khả năng vô tận để phát triển hài hoà và sáng tạo. Góc bình yên đó có thể là
những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu, những cảnh đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên được
chứng kiến và ghi lại bằng những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm khảm.

Wholedynamic ngày nay đã ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của khoa học và đời
sống. Trong hoạt động giáo dục, Wholedynamic phát hiện khuyến khích những nội
năng trong nhân cách của học sinh. Ví dụ trong giảng dạy văn học, trước đây, khoa
học sư phạm chỉ tập trung phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật, ngày nay
dưới ánh sáng của khoa học Wholedynamic, việc giảng dạy văn học còn tập trung

77
vào sự cảm nhận tình cảm và tư tưởng sâu sắc của tác phẩm như để hoà nhập vào
tác phẩm trên cơ sở khai thác bản năng, xúc cảm hài hoà và các định hướng thần
sống động của con người. Cách giáo dục đó tạo cho học sinh một niềm say mê tự
nhiên và họ sẽ không cảm thấy việc học là một gánh nặng bắt buộc về tâm lí và trí
tuệ. Việc giảng dạy ngoại ngữ cũng có những thay đổi căn bản. Học sinh được
thay đổi phương pháp suy nghĩ và cảm nhận thế giới bằng chính thứ ngoại ngữ mà
họ đang tiếp nhận. Theo cách học mới, học sinh không bị nhồi nhét thông tin mà
học cách tạo lập các hình ảnh tư duy. Nhờ thế thời gian học tập được rút ngắn, kiến
thức được ghi nhớ lâu, thậm chí đến suốt đời. Điều căn bản là việc học trở nên thú
vị hào hứng và cần thiết cho cuộc sống như hơi thở và thức ăn vậy.

Trong lĩnh vực sinh học, quan niệm của Wholedynamic, mỗi một tế bào sống là
một hình mẫu sống động cho toàn bộ cơ thể. Mỗi tế bào trong hàng tỉ tế bào ngoài
chức năng hoạt động sống bình thường còn đảm nhận một chức năng nhất định. Tế
bào có khả năng chuyển các xung thần kinh từ trường thông tin. Tế bào biết rất rõ
thông tin nào cần chuyển, chuyển đi đâu và lúc nào. Do đó, các tế bào dường như
sống trong một cộng đồng phối hợp chặt chẽ, hài hoà đến mức gần như tuyệt đối.

Theo nhận xét của các nhà khoa học trong các cuộc hội thảo, Wholedynamic sẽ là
phương pháp tư duy của thế kỉ XXI, vì đó là phương pháp tổng thể. Khi mỗi chúng
ta cảm nhận được sự thống nhất giữa con người và vũ trụ thì vũ trụ nằm ngay trong
mỗi con người chúng ta.

2.2. Tưởng tượng

2.2.1. Khái niệm

Trong hoạt động thực tiễn, không phải bất kì hoàn cảnh có vấn đề nào, tình huống
nào cũng được giải quyết bằng tư duy. Điều này cũng có nghĩa là không phải
trường hợp nào cũng có đầy đủ dữ kiện để tìm ra giải pháp một cách hợp lí và chặt
chẽ. Trong những trường hợp này, con người không thể bằng tư duy để giải quyết
mà phải dùng một cách thức nhận thức khác, nhận thức bằng tưởng tượng.

78
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã
có (những hình ảnh cũ trong trí nhớ).

Trong khi tạo một biểu tượng mới nào đó trong trí tưởng tượng, con người không
thể tưởng tượng ra một điều gì hoàn toàn mới chưa được tri giác bao giờ. Khác với
tư duy, tưởng tượng không giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách hoàn toàn
chính xác mà chỉ là một mô hình để kiểm nghiệm mà thôi.

2.2.2. Đặc điểm của tưởng tượng

- Cũng như tư duy, tưởng tượng chỉ nảy sinh trong tình huống có vấn đề, trước nhu
cầu khám phá, phát hiện làm sáng tỏ cái mới, nhưng chỉ khi tính bất định của hoàn
cảnh quá lớn, không thể tư duy được. Do vậy cách giải quyết vấn đề của tưởng
tượng không có sự chặt chẽ chuẩn xác.

- Tưởng tượng là quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình
ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao.

- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nhờ những hình ảnh cụ thể
đã rừng tri giác, con người dễ "mường tượng" được vấn đề và hình thành những
biểu tượng mới.

- Sự phát sinh tưởng tượng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thể chất, điều kiện xã
hội và các yếu tố tâm lí của cá nhân.

2.2.3. Vai trò của tưởng tượng

- Tưởng tượng cần thiết trong bất kì hoạt động nào của con người. Việc học tập,
lao động, sáng tác, trò chơi... chỉ có thể có kết quả nếu có quá trình tưởng tượng.

79
- Tưởng tượng cần thiết cho mọi hoạt động. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng
tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của
lao động.

- Tưởng tượng tạo nên một hình mẫu sáng tươi, giúp con người giảm bớt sự căng
thẳng để tiếp cận với hiện thực, hướng về tương lai, kích thích con người để đạt
được những kết quả lớn lao, thực hiện được các ước muốn sáng tạo của mình.

- Tưởng tượng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách con
người, trước hết là sự phát triển về mặt đạo đức. Hình mẫu người lí tưởng mà con
người muốn vươn tới là kết quả của quá trình tưởng tượng, trên cơ sở đó con người
phấn đấu theo hình ảnh mẫu mực đã xây dựng.

Nói chung tưởng tượng là công cụ mạnh mẽ của con người để nhận thức và cải tạo
thế giới.

2.2.4. Các loại tưởng tượng

Tuỳ theo tính tích cực và hiệu quả của tưởng tượng, người ta chia thành một số
loại sau đây:

2.2.4.1. Tưởng tượng lành mạnh

Tưởng tượng lành mạnh là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng
những nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng này
gồm hai loại là tái tạo và sáng tạo. Tưởng tượng tái tạo hay tưởng tượng phục hồi
là loại hình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa
trên sự mô tả của người khác, của tài liệu... Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây
dựng nên những hình mới chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân cũng như chưa
có trong xã hội, được hiện thực hoá trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá
trị.

2.2.4.2. Tưởng tượng không lành mạnh


80
Tưởng tượng không lành mạnh tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong
cuộc sống, đưa ra những chương trình hành vi không được thực hiện, tưởng tượng
để thay thế cho hoạt động mà thôi. Tưởng tượng không lành mạnh có thể xảy ra có
chủ định hoặc không chủ định.

2.2.4.3. Ước mơ

Ước mơ là loại tưởng tượng tổng quát, hướng về tương lai, biểu hiện những mong
muốn, ước ao gắn liền với nhu cầu con người.

Những hình tượng mà con người dựng lên trong mơ ước của mình có những đặc
điểm như sau:

- Tính chất cụ thể, sinh động sáng sủa của hình tượng, có nhiều chi tiết vụn vặt.

- Cách thức cụ thể để thực hiện ước mơ không rõ ràng, chỉ tưởng tượng những
biện pháp rất chung chung.

- Hình tượng đầy xúc cảm, đầy quyến rũ với người ước mơ.

- Kết hợp ước mơ với lòng tin sẽ có thể thực hiện được nó, với lòng mong muốn
tha thiết để biến ước mơ thành hiện thực.

Nhờ những đặc điểm trên đây, ước mơ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sáng kiến,
tăng thêm sức mạnh cho con người trong những lúc khó khăn nhất. Cũng cần phân
biệt những ước mơ tươi sáng với những ước mơ xa rời cuộc sống, những ước vọng
trống rỗng vô căn cứ và có thể gọi đó là ảo tưởng.

2.2.5. Những cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng

Lao động không những là nguồn phát sinh ra tưởng tượng mà còn là phương tiện
thường xuyên để hoàn chỉnh và phát triển nó. Lao động đã hỗ trợ cho sự hình
thành và cải tiến những cách thức thay đổi và biến hoá biểu tượng ở con người

81
trong quá trình tưởng tượng. Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều
cách khác nhau:

- Thay đổi độ lớn, kích thước, số lượng của vật hay của các thành phần của sự vật
so với thực tế tạo nên những hình tượng tưởng tượng như con người khổng lồ,
Phật trăm tay...

- Kết hợp, gắn vào tưởng tượng của mình những thành phần hoặc những nguyên tố
bị tách rời từ các đối tượng khác nhau tạo nên một biểu tượng mới chưa hề tồn tại
trong thực tế. Hình ảnh con rồng trong lịch sử Việt Nam là một ví dụ.

- Tạo nên hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh một tính chất hoặc một yếu tố nào
đó của đối tượng. Đây là một hình thức cường điệu vấn đề, ví dụ như các bức tranh
châm biếm.

- Tạo ra một hình tượng mới sau khi khái quát các nét có chung ở nhiều đối tượng
cùng loại (kiểu mẫu hoá một hình tượng trong văn học). Cũng có thể xem đây là
phương pháp điển hình hoá, tổng hợp sáng tạo, khái quát những thuộc tính và đặc
điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.

3. NGÔN NGỮ VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

3.1. Khái niệm

Trong hoạt động thực tiễn, con người nhận thức thế giới, tiếp thu kinh nghiệm
sống, truyền đạt ý tưởng của cá nhân cho người khác và thực hiện nhiều vai trò xã hội
khác là nhờ ngôn ngữ.

Trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau, con người có nhu cầu phải giao
tiếp, trao đổi, tiếp xúc với nhau và nhận thức hiện thực. Khi lao động cùng nhau, hai
quá trình giao tiếp và nhận thức không tách rời nhau - con người lao động để thông
báo cho nhau về sự vật, hiện tượng nào đó, nhưng để thông báo tới con người lại phải
khái quát sự vật, hiện tượng ấy vào trong một lớp, một nhóm các sự vật, hiện tượng

82
cùng loại. Trong trường hợp này ngôn ngữ đã ra đời và đáp ứng được nhu cầu thống
nhất các hoạt động đó.

Trong sinh hoạt, con người sử dụng các kí hiệu để thực hiện hoạt động của
mình. Kí hiệu cũng có chức năng của công cụ - hướng vào hoạt động và làm thay đổi
hoạt động tuỳ theo các thuộc tính vốn có trong kí hiệu. Ngôn ngữ là một hệ thống các
kí hiệu – từ ngữ. Kí hiệu - từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống
tinh thần con người, là một phương tiện xã hội đặc biệt. Kí hiệu từ ngữ làm thay đổi
hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong, nó hương vào và làm trung
gian hoá cho các hoạt động tâm lí cấp cao của con người như tri giác, trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng...

Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông tư tưởng hay tình cảm. Nhưng một ngôn
ngữ trưởng thành bao giờ cũng là một hệ thống kí hiệu có tính quy ước và có thể nói
ngôn ngữ là những kí hiệu có giá trị giống nhau đối với mỗi cá thể của cùng một tập
thể dùng để biểu hiện tình cảm hay tư tưởng. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc
biệt, dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ để tư duy.

3.2. Các chức năng của ngôn ngữ

3.2.1. Chức năng chỉ nghĩa

Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng nghĩa là làm vật thay thế
cho sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thể được biểu hiện qua sự
khách quan hoá của ngôn ngữ ngoài phạm vi nhận thức cảm tính. Chức năng chỉ nghĩa
của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm
vững kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người.

3.2.2. Chức năng truyền thông

Xã hội loài người tồn tại dựa trên sự trao đổi. Sự trao đổi tạo thành một quá
trình tiếp xúc liên tục giữa người và người. Tiếng nói là mối liên hệ sinh động bền bỉ
và phong phú nhất, nối liền các thế hệ đã, đang và sẽ sống của một dân tộc thành một

83
chuỗi lịch sử vĩ đại. Trong gia đình, trong cơ quan, trong một quốc gia, con người sử
dụng ngôn ngữ để truyền thông, thông báo cho nhau những ý muốn, nguyện vọng,
tình cảm một cách chính xác nhất. Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông chính xác
nhất giữa con người.

Ngôn ngữ, yếu tố của văn hoá, nó giúp con người tích luỹ và lưu truyền di sản
tinh thần của tổ tiên. Ngôn ngữ còn là công cụ để truyền tay văn hoá, khoa học.

Chức năng truyền thông của ngôn ngữ gọi là chức năng giao tiếp. Giao tiếp bao
giờ cũng dẫn đến thay đổi hành vi.

3.2.3. Chức năng khái quát hoá

Ngôn ngữ là sản phẩm lịch sử của xã hội. Cả một dân tộc hoặc xã hội là người
sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ chứ không phải của vài người cá biệt nào. Ngôn ngữ
không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng lẻ mà chỉ một loại, một lớp sự vật, hiện tượng
có chung những thuộc tính bản chất: Vì vậy ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu của
hoạt động trí tuệ.

Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính khái quát và không thể tự diễn ra, mà
phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện. Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn gọi
là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.

3.3. Các tính chất cơ bàn của ngôn ngữ

3.3.1. Tính nội dung của ngôn ngữ

Tính nội dung được xác định bằng số lượng những ý nghĩ, tình cảm, nguyện
vọng muốn chuyển tải, nói lên mức độ và sự tương ứng với thực tại của chúng. Ngôn
ngữ có thể giàu hoặc nghèo nội dung tuỳ theo số lượng và tính chất của các ý nghĩ,
tình cảm và mong muốn được biểu lộ ra. Có thể gọi ngôn ngữ là có nội dung nếu một
vấn đề nào đó được trình bày một cách tường tận, nếu tình cảm và ý nghĩ trong đó
thực thà và sâu sắc. Trái lại, những tình cảm và ý nghĩ hạn chế, trống rỗng, hời hợt sẽ
làm cho ngôn ngữ ít nội dung.
84
Tính nội dung của ngôn ngữ phụ thuộc vào việc lựa chọn và sử dụng các từ để
biểu lộ ý nghĩ, tình cảm và nguyện vọng của con người. Một người có vốn từ giàu và
đa dạng có thể biểu lộ những ý nghĩ và các sắc thái khác nhau của ý nghĩ một cách
thích đáng. Vốn từ ấy là điều kiện cho ngôn ngữ có nội dung. Nhưng cần chú ý rằng
vốn từ ấy chưa đủ làm cho ngôn ngữ có nội dung mà còn phải biết cách lựa chọn sử
dụng thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.

3.3.2. Tính dễ hiểu của ngôn ngữ

Ngôn ngữ sẽ trở nên dễ hiểu khi nó bao gồm nhưng câu ngắn, không lạm dụng
quá nhiều từ chuyên môn và cấu trúc ngữ pháp biểu hiện được bản chất của ý nghĩ cần
diễn đạt.

3.3.3. Tính diễn cảm của ngôn ngữ

Ngôn ngữ có thể mang tính diễn cảm trong sáng, mạnh mẽ hoặc ngược lại, mờ
mịt, rời rạc. Tính diễn cảm của ngôn ngữ được bảo đảm trước hết nhờ cách phát ngôn,
nhấn mạnh đúng chỗ, lên xuống giọng hợp lí. Những điều này được biểu hiện thông
qua ngữ điệu của người nói.

3.3.4. Tính tác động của ngôn ngữ

Tính tác động là ảnh hưởng của ngôn ngữ đến tư tưởng, tình cảm và ý chí của
người khác, tới niềm tin và cách cư xử của họ.

Phương tiện tác động của ngôn ngữ có ý nghĩa lớn trong công tác giáo dục
cũng như chỉ huy, lãnh đạo. Tính tác động của ngôn ngữ trước tiên được thể hiện ở
nội dung tư tưởng của nó. Nếu nội dung của ngôn ngữ phản ánh được quyền lợi và
nhu cầu của một số người nào đó, nếu nội dung ấy giúp họ nhận thức đúng được bản
chất của sự kiện thì ngôn ngữ ấy có khả năng củng cố niềm tin của con người. Lòng
trung thực và tính thuyết phục của người nói sẽ buộc người nghe phải tin vào lời nói
của chính mình cũng có ý nghĩa lớn.

85
Ý nghĩa tác động của ngôn ngữ rất khác nhau. Bằng ngôn ngữ, chủ thể có thể
dạy bảo người khác, khuyên răn họ, ngăn ngừa những hậu quả do hành vi của họ gây
ra... Trong ngôn ngữ có thể biểu hiện lời yêu cầu, ra lệnh, cấm đoán. Tất cả những
điều ấy thực hiện bằng các biện pháp phát ngôn theo văn phạm và lời văn nhất định.

Dạy bảo và căn dặn làm cho ngôn ngữ có đặc điểm riêng - ngôn ngữ mang tính
chất giảng giải, phân tích những mặt trái và mặt phải của một hành động. Trong lời
căn dặn, người nói trước hết cần làm cho người nghe hiểu được hành vi và có thái độ
nhất định đối với hành vi đó.

Lời khuyên nói ra trong trường hợp khi người kia dao động, chưa dứt khoát
hoặc không biết nên làm như thế nào. Giọng nói có tính chất lời khuyên nên đầy sự tin
tưởng vào khả năng, tính hợp lí và cần thiết phải làm chính điều ấy chứ không phải là
một hành vi nào ngược lại.

Chỉ dẫn có ý nghĩa tác động, nói ra một cách ngắn gọn, không cho phép bàn
tán, không gây ra ngờ vực trong việc thực hiện vấn đề nào đó.

Thỉnh cầu có mục đích đạt được ở người kia sự đáp ứng một lợi ích nào đó của
mình.

Ra lệnh có mục đích tác động trực tiếp lên ý chí người khác, đó là lời yêu cầu,
đòi hỏi thực hiện một điều gì đó. Giọng nói khi ra lệnh biểu lộ nghị lực và ý chí của
người ra lệnh. Bản thân giọng nói khi đó đã không cho phép có ý kiến chống lại điều
này làm cho ra lệnh khác với lời thỉnh cầu.

Những tính chất của ngôn ngữ trên đây cho ta một sự khẳng định rằng ngôn
ngữ của con người hoàn toàn khác với con vật. Cũng dùng tín hiệu để truyền thông
nhưng tín hiệu loài vật dùng thì bất biến và hạn chế. Tín hiệu của loài vật chỉ dùng cho
đồng loại, không thể phố biến cho loài khác. Tín hiệu của loài vật mang tính chất di
truyền, không có sự đối thoại và hết sức giới hạn.

86
Ngôn ngữ của con người biến đổi không ngừng, đào thải cái cũ và bổ sung
những thành quả mới. Hơn nữa, con người đã thành công trong việc đem ngôn ngữ
loài người huấn luyện cho một số loài vật để chúng hiểu rõ ý muốn của người muốn
điều khiển chúng.

3.4. Các loại ngôn ngữ

Có một số loại ngôn ngữ liên quan với nhau trên những bình diện nhất định,
người ta chia ngôn ngữ thành mấy loại sau đây:

3.4.1. Ngôn ngữ bên ngoài

Ngôn ngữ bên ngoài gồm ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời, trong
ngôn ngữ bằng lời có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói biểu hiện qua âm thanh, phục vụ cho mục đích tiếp xúc trực tiếp
với người khác và bao giờ cũng hướng tới người nghe. Ngôn ngữ nói có thể là 1 độc
thoại hay đối thoại.

Ngôn ngữ độc thoại thể hiện khi người nói trong khoảng thời gian khá lâu để
giải bày tư tưởng của mình mà không bị người khác ngắt lời. Ngôn ngữ độc thoại có
đặc điểm là nó trình bày tuần tự và trọn vẹn ý định nói, hình thức văn phạm đầy đủ.
Các hình thức ngôn ngữ độc thoại là các bài giảng, bài báo cáo, đọc thơ văn...

Ngôn ngữ độc thoại có những đặc điểm sau đây

- Có tính triển khai mạnh. Trong lời nói độc thoại, do rất ít sử dụng các thông
tin ngoài ngôn ngữ nên để người nghe hay người đọc hiểu được, người nói cần phải
nhắc đến, gợi ra hay miêu tả đối tượng được nói đến.

87
- Có tính chủ động và không rõ ràng. Ngôn ngữ độc thoại đòi hói phải xác định
rõ nội dung truyền đạt và phải biết xây dựng nội dung một cách có chủ định và phải
biết thể hiện nó theo một trình tự xác định, chủ động.

- Có tính tổ chức cao. Để độc thoại, người nói phải lập chương trình, kế hoạch
không phải cho từng câu hay từng phát ngôn riêng lẻ mà là cho toàn bộ lời độc thoại
của mình:

Ngôn ngữ đối thoại là cuộc hội thoại có sự tham gia của ít nhất hai người. Khác
với độc thoại, ngôn ngữ đối thoại không liên tục, nó không phụ thuộc vào kế hoạch đã
định trước mà phụ thuộc vào tính chất và quá trình toạ đàm, bao giờ cũng gắn bó với
sự cần thiết phải trả lời các câu hỏi hoặc những lời phản hồi của đôi bên. Cấu trúc văn
phạm của loại ngôn ngữ này có những điểm khác biệt, ít khi nó bao gồm những câu
trọn vẹn, đúng cú pháp.

Ngôn ngữ đối thoại có mấy đặc điểm sau:

- Có tính chất rút gọn. Do người nói và người nghe đều có mặt trong hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể nên có nhiều nội dung không cần thể hiện nhờ ngôn ngữ mà được thay
bằng ngôn ngữ phụ như cử chỉ, điệu bộ... vì vậy, nhiều khi ngôn ngữ đối thoại rất khó
hiểu đối với những người không tham gia đối thoại.

- Ít có tính chủ động và thường bị động. Những lời đối đáp trong ngôn ngữ đối
thoại thường tuỳ thuộc vào những tình huống cụ thể nên ít được kế hoạch hoá.

- Ít có tính tổ chức. Những lời đối đáp trong ngôn ngữ đối thoại thường không
có chương trình, không được dự liệu trước một cách có hệ thống.

Ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết về mặt cấu trúc đầy đủ hơn và có tính chất cú pháp hơn. Ngôn
ngữ viết không hướng tới người nghe mà là viết cho người đọc và là người trực tiếp tri

88
giác ngôn ngữ sống của tác giả và vì vậy cũng không có khả năng tóm được ý của
ngôn ngữ.

Ngôn ngữ viết đòi hỏi phải lột tả mối liên quan của những tư tưởng định biểu
lộ. Ngôn ngữ viết có một số tính chất sau đây:

- Tính triển khai của ngôn ngữ viết không mạnh. Ngôn ngữ viết không có mối
liên hệ ngược với người nói chuyện, không sử dụng các phương tiện hỗ trợ.

- Tính chỉ định, chủ động và tổ chức rất cao và chặt chẽ. Chủ thể sử dụng ngôn
ngữ viết một cách gián tiếp, người viết không thể đánh giá hết những phản ứng của
người đọc. Để thực hiện những điều muốn biểu lộ và người đọc không thể hiểu sai
điều định viết, cần phải ý thức thật rõ mức độ phù hợp, có lợi hay không của các
phương tiện ngôn ngữ được lựa chọn.

Ngôn ngữ không lời

Ngôn ngữ không lời là loại ngôn ngữ không được thể hiện bằng lời nói hoặc
chữ viết mà thể hiện qua những phương tiện khác như ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu
bộ, sự chuyển động của cơ thể, hành vi... Ngôn ngữ không lời có giá trị cao khi chủ
thể biết cách sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn với ngôn ngữ bằng lời.

Thử đọc ý nghĩ qua ngôn ngữ cơ thể!

Ngôn ngữ cơ thể được hiểu chung nhất là những hành vi vô thức của cơ thể,
biểu hiện một thông điệp. Các ví dụ sau đây về ngôn ngữ cơ thể có thể rất hữu ích
trong việc giao tiếp và sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì người khác muốn nói.

Ngôn ngữ cử chỉ là một dạng giao tiếp sử dụng các cử động của cơ thể hoặc
điệu bộ thay cho âm thanh, tiếng nói và các dạng giao tiếp khác. Trong tất cả các bài
phát biểu hằng ngày và khoa học tâm lí chung khái niệm chung nhất thường được gán
cho ngôn ngữ cơ thể là những hành vi vô thức, mặc dù sự phân cách giữa hai loại:

89
ngôn ngữ cơ thể vô thức và có ý thức vẫn còn đang gây tranh cãi. Chẳng hạn, một nụ
cười có thể được tạo ra một cách có chủ ý hoặc không.

Ngôn ngữ cơ thể bắt nguồn từ giao tiếp động vật. Mối liên quan giữa ngôn ngữ
cơ thể và sự giao tiếp của động vật đã được bàn đến từ lâu. Ngôn ngữ cơ thể là sản
phẩm của cả gene và ảnh hướng của môi trường. Những đứa trẻ mù cũng cười mỉm và
cười to ngay cả khi chúng không bao giờ biết đến nụ cười.

Nhà phong tục học người Iran Eibl-Eibesfeldt khẳng định rằng một số yếu tố
cơ bản của loại ngôn ngữ này là đặc điểm chung của các nền văn hoá, và vì thế gắn
với những hành động bản năng. Một số dạng ngôn ngữ cơ thể người có tính kế thừa từ
cử chỉ giao tiếp của các loài linh trưởng khác, mặc dù thường mang những thay đổi về
ý nghĩa. Nhiều cử chỉ tinh tế hơn, thay đổi theo các nền văn hoá (chẳng hạn điệu bộ
diễn tả "có" hoặc là “không”) bắt buộc phải được học hoặc thay đổi trong quá trình
học hỏi, thường do những quan sát vô thức từ môi trường.

Hãy xem các ví dụ sau gây:

- Đứng chống tay vào hông nghĩa là đã sẵn sàng hay sự hung hăng.

- Nếu một người ngồi trong tư thế chân bắt chéo một chân đá nhẹ thì có nghĩa
là anh ta đang rầu muốn chết.

- Tay bất chéo lên ngực phản ánh sự tự vệ.

- Nếu ai đó tì tay vào má nghĩa là họ đang nghĩ hay ước lượng diều gì đó.

- Sờ xoa nhẹ lên mũi nghĩa là sự phản đối, nghi ngại, nói dối.

- Ngả đầu vào tay, mắt cúi xuống cũng tỏ ý buồn rầu.

- Ai đó xoa tay vào nhau chứng tỏ họ đã biết cách giải quyết chuyện gì.

90
- Người ngồi với đôi tay quàng sau đầu và bắt chéo chân nghĩa là anh ta tin
tưởng và cảm thấy tốt đẹp.

- Nghiêng đầu nghĩa là thích thú.

- Khi ai đó gõ vào cằm, nghĩa là anh hay chị ta đang ra quyết định.

(theo Pravda)

3.4.2. Ngôn ngữ bên trong

Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ dành cho chính chủ thể, không thể dùng nó để
liên hệ với người khác. Ngôn ngữ bên trong có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con
người vì nó liên quan mật thiết với tư duy. Ngôn ngữ bên trong tham gia vào tất cả các
quá trình tư duy nhằm giải quyết bất kì vấn đề gì.

Đặc điểm của ngôn ngữ bên trong là không biểu thị bằng tiếng mà sự biểu thị
được thay thế bằng những cử chỉ ngôn ngữ phôi thai. Mặc dù hoàn toàn không biểu
hiện bằng lời, ngôn ngữ bên trong vẫn phải phục tùng các quy tắc văn phạm, đặc trưng
cho cách nói của người ấy, chỉ có điều nó không lộ rõ như ngôn ngữ bên ngoài.

Các dạng ngôn ngữ trên đây có sự liên hệ mật thiết và có thể chuyển hoá cho
nhau. Chất lượng của mỗi ngôn ngữ tuỳ thuộc vào sự rèn luyện và ý thức của mỗi cá
nhân trong quá trình hoạt động của mình.

3.5. Vai trò của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố đã làm cho con vật trở thành người. Nói cách
khác ngôn ngữ đã góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lí của con người có
chất lượng khác hẳn so với con vật. Ngôn ngữ đã góp phần làm cố định những kinh
nghiệm của loài người, nhờ đó thế hệ sau có được sức mạnh tinh thần của thế hệ
trước. Có thể nói, ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con người, là

91
thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc tâm lí người, đặc biệt là các quá
trình nhận thức.

- Vai trò của ngôn ngữ trong quá trình nhận thức cảm tính

Ngôn ngữ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến độ nhạy cảm của cảm giác, làm cho cảm
giác được thu nhận rõ ràng hơn, chắc chắn hơn. Ngôn ngữ đóng vai trò kích thích các
cảm giác của con người trong quá trình con người tiếp xúc với môi trường xung
quanh.

Ngôn ngữ làm cho các quá trình tri giác diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng và
làm cho các sự vật, hiện tượng tri giác được trở nên khách quan, đầy đủ, chính xác
hơn. Khi quan sát, ngôn ngữ lại càng trở nên cần thiết hơn nhiều vì quan sát là tri giác
tích cực, có chủ định và có mục đích. Nhờ ngôn ngữ mà tính có chủ định, tính có mục
đích, tính có ý thức được biểu đạt, điều chỉnh, điều khiển.

Đối với trí nhớ, ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng quan trọng. Ngôn ngữ tham gia
tích cực vào các quá trình trí nhớ. Việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng hơn và có kết quả
tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ.

Không có ngôn ngữ, sự ghi nhớ có chủ định sẽ không thể thực hiện được.

Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những
điều cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra
bên ngoài con người. Chính như vậy, con người lưu giữ và truyền đạt được kinh
nghiệm của mình cho thế hệ sau.

- Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lí tính

Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến tư duy con người. Ngôn ngữ và tư duy không
đồng nhất với nhau. Tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ trong quá trình
tư duy. Chính điều này làm cho tư duy của con người khác về chất so với con vật.

92
Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy, đặc biệt khi giải quyết
những nhiệm vụ khó khăn. Ngôn ngữ cũng giữ vai trò lớn trong tưởng tượng. Ngôn
ngữ là phương tiện để hình thành và biểu đạt, duy trì những hình ảnh mới của tưởng
tượng. Ngôn ngữ giúp làm chính xác hoá các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh,
gắn chúng lại với nhau. Ngôn ngữ làm cho quá trình tưởng tượng biến thành một quá
trình có ý thức, được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng cao.

Ngôn ngữ liên quan mật thiết với tư tưởng. Tư tưởng tạo ra ngôn ngữ và ngôn
ngữ kiện toàn tư tưởng. Trong quá trình biểu hiện tư tưởng, ngôn ngữ đã làm công
việc kết hợp, hoàn bị tư tưởng. Ngôn ngữ cũng xã hội hoá tư tưởng, nhờ nó tư tưởng
được truyền thông. Thông qua các mối quan hệ xã hội được thể hiện qua việc sử dụng
ngôn ngữ mà tư tưởng cá nhân phong phú thêm.

3.6. Sử dụng ngôn ngữ

Việc sử dụng ngôn ngữ một cách hợp lí và có những nghệ thuật nhất định sẽ có
ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao giá trị cuộc sống. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ
là phương tiện truyền thông tư tưởng hay tình cảm. Nhưng một ngôn ngữ trưởng
thành bao giờ cũng là một hệ thống các kí hiệu có tính quy ước. Tính chất quy ước
của ngôn ngữ khiến nó trở nên trừu tượng và khái quát.

Cần biết cách nói và viết một ngôn ngữ thành một nghệ thuật nói, một nghệ
thuật viết. Một ngôn ngữ được xem là hoàn chỉnh nếu mỗi từ chỉ thể hiện một ý tưởng
mà thôi. Tuy nhiên, ngôn ngữ luôn luôn hạn chế không thể thoả mãn cho việc diễn tả
đủ tình ý cá nhân trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy cùng một từ, con người có thể
gán cho nó những ý nghĩa khác nhau tuỳ lúc, tuỳ nơi. Từ đó nảy sinh nghệ thuật nói,
nghệ thuật viết.

Tuy lựa lời mà nói nghĩa là có thể sử dụng các biện pháp tu từ cho câu văn
bóng bẩy, đẹp đẽ hơn, nhưng không thể quên mục đích chính của ngôn ngữ là truyền
tải tư tưởng. Muốn đạt yêu cầu này, ngôn ngữ đòi hỏi sự trong sáng, mềm dẻo và uyển
chuyển.
93
Trong nghệ thuật nói chuyện nên sử dụng ngôn ngữ cảm xúc. Ngôn ngữ cảm
xúc gồm cử chỉ, thái độ, các biểu lộ cảm xúc, giọng nói, sự thinh lặng... nhờ đó ngôn
ngữ sẽ tăng thêm sức thuyết phục.

Có thể nói rằng, ngôn ngữ mở rộng và phong phú hoá trí tuệ, khách quan hoá
tình cảm và chính xác hoá tư tưởng, giúp chủ thể vượt khỏi sự mơ hồ, sai lệch, chủ
quan, cho phép con người phán đoán, suy luận đạt chân lí.

4. TRÍ NHỚ VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

4.1. Khái niệm

Trí nhớ là quá trình ghi nhớ, gìn giữ và nhớ lại những kinh nghiệm đã trải qua
trong quá khứ. Các hình ảnh của tri giác, ý nghĩ, khát vọng, hoạt động, hành vi của
con người đã xảy ra trong kinh nghiệm trước đây thường không phải biến đi không để
lại dấu vết gì, mà còn lưu lại dưới dạng các hình ảnh trí nhớ nhất định. Các hình ảnh
này được gọi là biểu tượng, chúng tham gia một cách hữu cơ vào các hoạt động tâm lí
tiếp theo. Nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã
trải qua, trí nhớ hoạt động một cách máy móc, trí nhớ không làm thay đổi một chút gì
trong các yếu tố đã được cá nhân trải qua. Những vấn đề này làm phân biệt trí nhớ với
các quá trình nhận thức và đặc biệt phân biệt với tưởng tượng. Chỉ có con người mới
có trí nhớ, máy tính giúp chúng ta lưu trữ thông tin và sử dụng thông tin khi cần thiết
nhưng máy tính chỉ có bộ nhớ mà không có trí nhớ.

4.2. Ý nghĩa của trí nhớ trong hoạt động của con người

Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con
người. Nhờ có trí nhớ mà con người hình thành nên được các biểu tượng về các sự vật
hay hiện tượng đã được tri giác trước đây. Nhờ vậy, nội dung của ý thức con người
không giới hạn trong các cảm giác và tri giác hiện có mà còn bao gồm cả những kinh
nghiệm và kiến thức đã thu được trước đây. Con người nhớ các ý nghĩ của mình, giữ
gìn trong trí nhớ của mình các khái niệm đã nảy sinh về các vật thể và các quy luật tồn

94
tại của nó. Trí nhớ cho phép con người sử dụng các khái niệm vào trong hoạt động,
trong hành vi tương lai. Nếu không có trí nhớ, tư duy của con người sẽ bị hạn chế rất
nhiều, bởi vì nó chỉ dựa trên những tài liệu thu được trong quá trình tri giác trực tiếp
mà thôi.

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình
thường, ổn định, lành mạnh. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người phát triển các
chức năng tâm lí bậc cao, tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng kinh nghiệm đó ngày càng
tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của
cuộc sống cá nhân và xã hội.

Trí nhớ tham gia một cách hữu cơ vào quá trình tri giác. Bất kì một sự tri giác
nào cũng đòi hỏi phải hiểu được cái phải tri giác, và điều đó chỉ có thể thực hiện được
với sự tham gia của các biểu tượng từ kinh nghiệm trước đây khi chúng được nhớ lại
trong trí nhớ. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính
(tư duy và tưởng tượng) và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lí, trí nhớ đã
cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho quá trình nhận thức lí tính
một cách chính xác và đầy đủ.

4.3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ

Cơ sơ sinh lí của trí nhớ là những dấu vết của quá trình thần kinh đã có trước
đây và đang được giữ gìn trong vỏ não nhờ có tính dẻo của hệ thần kinh. Bất kì một
quá trình thần kinh nào do kích thích bên ngoài gây nên dù là hưng phấn hay ức chế,
cũng đều xảy ra đối với tế bào thần kinh mà không phải không để lại dấu vết nào. Lí
luận về sự hình thành những đường liên hệ thần kinh tạm thời của Paplop được xem là
lí luận về cơ chế hình thành trí nhớ cá nhân. Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí của
sự ghi nhớ. Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ tạm thời được thành lập là cơ sở sinh lí
của sự giữ gìn và tái hiện.

Các mối liên hệ thần kinh tạm thời được tạo nên nhờ tri giác cũng không phải
không đổi. Trong quá trình hoạt động đa dạng của con người, chúng luôn luôn thay
95
đổi và phức tạp hoá thêm, đồng thời vừa tham gia vào cái mới với những sự hưng
phấn còn lưu lại khác, vừa được cấu tạo lại dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm
ngày càng được mở rộng thêm.

Trong vỏ não, mỗi lần có sự nhớ lại thì lại xảy ra một quá trình sinh lí mới
không phải là sự sao chép hoàn toàn cái đã xảy ra khi tri giác. Vì vậy biểu tượng được
nhớ lại trong trí nhớ cũng không phải là sự sao chép hoàn toàn đúng tri giác trước đây,
mà luôn luôn có sự biến dạng ít nhiều..

4.4. Các loại trí nhớ

Trí nhớ được phân loại tuỳ theo đặc điểm của hoạt động trong đó diễn ra quá
trình ghi nhớ cũng như tái hiện. Có thể phân ra các loại trí nhớ sau đây:

4.4.1. Căn cứ vào nội dung được phản ánh

Căn cứ vào nội dung được phản ánh, trí nhớ có thể được phân loại thành:

- Trí nhớ vận động

Loại trí nhớ này phản ánh những cử động và hệ thống cử động, chủ thể nhớ lại
những sự vận động, những hành động mà mình đã thực hiện trước đây, họ không hành
động lại nhưng họ có biểu tượng về hành động, vận động ấy. Trí nhớ vận động có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành những kĩ xảo thực hành và lao động.

- Trí nhớ cảm xúc

Trí nhớ cảm xúc phản ánh những rung cảm, tình cảm đã diễn ra trong hoạt
động trước đây. Những cảm xúc, tình cảm trở thành những tín hiệu đặc biệt, hoặc thúc
đẩy con người hành động hoặc nhắc nhở con người về những hành vi trước đây đã gây
ra tình cảm ấy. Khi trở về một nơi nào đó đầy ắp những kỉ niệm xưa, không gian cũ
trước mắt, con người cũ trước mắt... sẽ làm chủ thể nhớ lại những cảm xúc từng có
trước đây ở không gian này, với những con người này.

96
- Trí nhớ hình ảnh

Trí nhớ hình ảnh là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác,
khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tượng đã tác động trước đây. Loại trí nhớ này
có thể đạt đến một trình độ phát triển rất cao thường trong những điều kiện nó phải bù
trừ hoặc thay thế cho những loại trí nhớ đã bị mất. Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát huy
trong loại hình lao động nghệ thuật.

- Trí nhớ từ ngữ - logic

Loại trí nhớ này phản ánh những tư tưởng, ý nghĩ của con người, ý nghĩ, tư
tưởng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được. Vì vậy, người ta gọi trí nhớ này là
trí nhớ từ ngữ - logic.

4.4.2. Căn cứ vào tính mục đích

Căn cứ vào tính mục đích, trí nhớ có thể được phân loại thành:

- Trí nhớ không chủ định

Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện
một cái gì đó được thực hiện không theo một mục đích trước, không được thực hiện
theo một kế hoạch đã xác định trước. Trí nhớ không chủ định thường xuất phát từ các
yếu tố tình huống, bên ngoài.

- Trí nhớ có chủ định

Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ có mục đích khi ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện
cái gì đó. Trong trường hợp này, con người dùng các biện pháp kĩ thuật để ghi nhớ.

4.4.3. Căn cứ vào sự tồn tại theo thời gian

Căn cứ vào sự tồn tại theo thời gian, trí nhớ có thể được phân loại thành:

97
- Trí nhớ ngắn hạn

Là loại trí nhớ ở ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ, trong một khoảng thời gian
rất ngắn. Khi một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ thì nó cần được chủ thể
thay đổi, sắp xếp một cách thích hợp. Việc sắp xếp này cần một khoảng thời gian nhất
định, gọi là thời gian củng cố. Trí nhớ ngắn hạn được con người sử dụng trong trường
hợp phải thực hiện những thao tác tức thời. Sau khi hành động này đã hoàn thành thao
tác thì trí nhớ sẽ không cần thiết nữa. Vì vậy, nhiều lúc người ta gọi trí nhớ ngắn hạn
là trí nhớ thao tác, trí nhớ hành động.

- Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn xảy ra khi thời gian củng cố các dấu vết được kéo dài sau nhiều
lần lặp lại và tái hiện, những dấu vết ấy được giữ gìn lâu. Để trí nhớ dài hạn có chất
lượng tốt, ở giai đoạn đầu, cá nhân cần có sự luyện tập để củng cố, tái hiện nhiều lần
và sử dụng nhiều biện pháp ghi nhớ khác nhau.

Tuỳ theo nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau trong hoạt động của con người, cả hai
loại trí nhớ này có vai trò quan trọng trong đời sống và lao động.

4.4.4. Căn cứ quv sự hoạt động của các giác quan

Trong quá trình hoạt động, mỗi người thường thiên về việc sử dụng một giác
quan nào đó là chủ yếu khi ghi nhớ, củng cố, tái hiện. Đó là một đặc điểm cá nhân của
trí nhớ mà khi rèn luyện, mỗi người cần lưu ý tới.

Các loại trí nhớ dù được phân biệt dưới các dạng khác nhau, được con người sử
dụng ít hay nhiều tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nhưng đều có sự liên hệ mật thiết với nhau
và có sự ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.

4.5. Các giai đoạn của trí nhớ

98
Trí nhớ bao gồm nhiều quá trình và thành phần khác nhau tạo nên những nét
riêng biệt trong sự hình thành phát triển trí nhớ của con người. Quá trình hình thành trí
nhớ được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn riêng lẻ có một chức năng xác định
nhưng chúng không đối lập nhau mà bổ sung, chuyển hoá cho nhau.

4.5.1. Quá trình ghi nhớ

Muốn có trí nhớ về một sự vật hay hiện tượng nào đó, trước hết phải ghi nhận
ấn tượng về nó. Sự ghi nhớ là quá trình đưa tài liệu vào ý thức, gắn tài liệu đó với
những kiến thức đã thu nhận bằng nhiều hình thức khác nhau để làm điều kiện cho sự
lưu giữ sau này. Có thể hiểu đơn giản ghi nhớ là quá trình nhập dữ liệu, nhập thông tin
vào bộ nhớ. Quá trình ghi nhớ rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức, tích luỹ
kinh nghiệm. Những ấn tượng có thể được chủ thể ghi nhớ một cách chủ động hay thụ
động, nói cách khác là có chủ định hay không chủ định.

4.5.1.1. Ghi nhớ có chủ định hay chủ động

Sự ghi nhớ có chủ định diễn ra trong hành động theo mục đích ghi nhớ được cá
nhân đặt ra một cách rõ ràng, đồng thời có ý định tìm kiếm những biện pháp có tính
chất kĩ thuật để đạt mục đích ghi nhớ. Ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của hành động
mang tính kĩ thuật rõ nét, trong đó bản thân sự ghi nhớ là mục đích của những hành
động ấy. Kết quả của sự ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục
tiêu... của sự ghi nhớ. Có thể có những phương pháp ghi nhớ sau:

- Những ấn tượng, tài liệu có thể được ghi nhớ một cách máy móc (lặp lại
nhiều lần để nhớ một chi tiết nào đó như học ngoại ngữ chẳng hạn...). Chủ thể cũng có
thể sử dụng các luật liên tưởng để ghi nhớ tài liệu. Biện pháp ghi nhớ này thường tìm
cách đưa vào trí nhớ tất cả những gì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết.
Tuy nhiên các tài liệu trong trí nhớ ít có sự liên quan bản chất với nhau, do vậy tài liệu
có thể dễ bị quên.

99
Những ấn tượng, tài liệu có thể được chủ thể ghi nhớ bằng cách sắp xếp có hệ
thống cùng với những kinh nghiệm đã có. Đây là quá trình ghi nhớ ý nghĩa hay ghi
nhớ logic. Biện pháp ghi nhớ này giúp con người ghi nhớ được nội dung của tài liệu
và những nội dung này được gắn với tri thức cũ, những kinh nghiệm đã qua. Do đó tài
liệu sẽ được lưu giữ lâu hơn, chắc chắn hơn..

Có thể trong quá trình chủ động ghi nhớ, chủ thể dùng những hình thức,
phương pháp đặc thù tuỳ thuộc vào đặc điểm chủ quan của chủ thể và của tài liệu, có
thể là những hình thức ghi nhớ máy móc hoặc ghi nhớ logic.

4.5.1.2. Ghi nhớ không chủ định

Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải đặt
ra mục đích từ trước. Nó không đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nào mà dường như được
thực hiện một cách tự nhiên. Nhưng không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều được ghi
nhớ một cách không chủ định như nhau. Trước hết, độ bền vững và độ lâu dài của ghi
nhớ không chủ định phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và những đặc điểm khác của
đối tượng. Ghi nhớ không chủ định đặc biệt có hiệu quả khi nó được gắn với những
cảm xúc rõ ràng và mạnh mẽ. Hứng thú có vai trò quan trọng đối với ghi nhớ không
chủ định.

Những ấn tượng, tài liệu nếu được ghi nhận trực tiếp sẽ có tác dụng hữu hiệu
hơn và cần có sự luyện tập của chủ thể. Trong quá trình ghi nhớ, về mặt thời gian
cũng có thể áp dụng phương pháp phân tán hay tập trung. Trong phương pháp phân
tán, thời gian ghi nhớ được chia thành nhiều giai đoạn. Trong phương pháp tập trung,
sự ghi nhớ cần được tiến hành liên tục cho đến khi hoàn thành công việc.

Về phía tài liệu cần ghi nhớ, có thể dùng phương pháp cục bộ hay toàn thể. Khi
tài liệu đơn giản, rõ ràng thì phương pháp toàn thể hữu hiệu hơn và ngược lại.

4.5.2. Giữ gìn tài liệu

100
Khi các sự kiện đã được ghi nhớ, nó cần được lưu giữ, bảo quản để có thể tái
hiện sau này. Tuy nhiên con người khác máy vi tính, nghĩa là những sự kiện có thể bị
quên. Muốn bảo quản được tốt, giữ gìn kĩ lưỡng, các ấn tượng, tài liệu phải có cường
độ mạnh nghĩa là in sâu vào tâm trí chủ thể, tạo thành một "đường mòn" sâu sắc, trở
thành một dấu vết thật đậm trong bộ nhớ của chủ thể.

Quá trình gìn giữ cũng có thể có tính chất tích cực hay tiêu cực. Sự giữ gìn tích
cực là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại các tài liệu đã được ghi nhớ mà
không cần phải tri giác lại tài liệu đó. Sự gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ được dựa trên
sự tri giác lại nhiều lần tài liệu một cách đơn giản.

4.5.3. Nhớ lại

Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng. Nhớ lại bao
giờ cũng theo những quy luật liên tưởng, bao giờ cũng có những nguyên nhân nhất
định. Người ta phân biệt hai loại nhớ lại là nhớ lại có chủ định và nhớ lại không chủ
định.

- Nhớ lại không chủ định là một tài liệu đã được tri giác trước đây sẽ xảy ra
trong trí nhớ khi có những hình ảnh tương tự bừng lên trong ý thức của chủ thể hầu
như tự phát mà chủ thể không có ý định nhớ lại.

- Nhớ lại có chủ định xảy ra trong trường hợp khi chủ thể đặt ra nhiệm vụ phải
nhớ một cái gì đó.

Đặc điểm của việc nhớ lại có chủ định là tính chất có chủ định của nó. Việc
nhớ lại xảy ra một cách có tổ chức và như vậy chỉ trong những điều kiện chủ thể có sự
chuẩn bị trong quá trình hoạt động thì việc nhớ có chủ định mới có giá trị đầy đủ.

Hồi tưởng là quá trình nhớ lại có liên quan đến việc phải khắc phục một số khó
khăn và có lúc đòi hỏi phải có những nỗ lực ý chí rất lớn.

101
Trong lúc nhớ lại luôn luôn xảy ra sự nhận lại ở những mức độ khác nhau, từ
cảm giác yếu ớt về sự quen thuộc của tài liệu cần nhớ đến sự tin chắc hoàn toàn về
điều nhớ lại rất chính xác. Trong một số trường hợp đặc biệt, sự nhận lại có thể tạo
nên ảo giác về sự hiểu biết thực tế, gây nên lòng tin không đúng vào việc ghi nhớ
vững chắc về tài liệu mà trong thực tế không hề có sự ghi nhớ đó.

4.6. Sự liên tưởng

Bất kì sự ghi nhớ hay học thuộc nào cũng đòi hỏi phải thiết lập các mối liên hệ
thần kinh tương ứng hay còn gọi là liên tưởng. Liên tưởng được xem như là một hình
thức tư tưởng của con người. Sau đây là một số quy luật trong quá trình liên tưởng:

4.6.1. Luật tương đồng

Liên tưởng dựa vào sự giống nhau của các mối liên hệ thần kinh do hai đối
tượng giống nhau gây nên hay nói một cách khác, hai hình ảnh giống nhau, thấy hình
ảnh này sẽ làm ta nhớ hình ảnh kia.

Luật tương đồng của tương phản rất quan trọng trong bất kì hoạt động nào.
Nhờ có nó mà con người có thể so sánh các sự kiện đang tri giác với các sự kiện đã trở
thành kinh nghiệm, tìm ra những nét chung, riêng của chúng, giúp con người tiếp thu
và ghi nhớ tài liệu tốt hơn.

4.6.2. Luật tương phản

Sự tri giác một sự kiện, hiện tượng nào đó gây nên trong trí nhớ hồi ức về một
sự kiện, hiện tượng khác có những dấu hiệu hoàn toàn ngược lại.

4.6.3. Luật tiếp cận

Các sự kiện, hiện tượng gần nhau hoặc xảy ra liên tiếp nhau, khi tri giác sự vật,
hiện tượng này sẽ nhớ đến hiện tượng, sự vật kia.

4.7. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ


102
Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ thể hiện ở đặc điểm của quá trình trí nhớ và đặc
điểm của nội dung trí nhớ, nghĩa là phân biệt ở chỗ con người ghi nhớ những gì và ghi
nhớ như thế nào.

Khả năng ghi nhớ của con người không giống nhau và phát triển cũng khác
nhau. Có người rất nhạy bén về trí nhớ gắn liền với giác quan này, người kia với sự
gắn liền với giác quan khác. Các đặc điểm khác nhau của quá trình ghi nhớ được thể
hiện trong tốc độ, độ chính xác, độ bền vững của sự ghi nhớ và sự nhanh chóng tái
hiện.

Những khác biệt cá nhân về sự ghi nhớ liên quan đến các kiểu thần kinh, đặc
biệt với các đặc điểm về cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh. Các
đặc điểm của quá trình ghi nhớ cũng phụ thuộc vào điều kiện sống và giáo dục, trước
hết vào cách thức ghi nhớ của từng người. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ thể hiện ở
các kiểu trí nhớ khác nhau.

Tuỳ thuộc vào tính chất của tài liệu cần ghi nhớ, các cá nhân thường có các
kiểu trí nhớ khác nhau như kiểu trí nhớ trực quan - hình ảnh (người thuộc kiểu trí nhớ
này thường dễ dàng nhớ các tài liệu giàu hình ảnh như các tranh ảnh, vẽ...), kiểu trí
nhớ từ ngữ - trừu tượng (dễ dàng ghi nhớ lại tài liệu ngôn ngữ như khái niệm, tư
tưởng...) và kiểu trí nhớ trung gian. Các kiểu trí nhớ này phụ thuộc vào mối quan hệ
qua lại giữa hai hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của hoạt động thần kinh cấp cao.
Những yêu cầu của cuộc sống và hoạt động làm nảy sinh các kiểu trí nhớ phù hợp.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada công bố ngày 19/9/2006,
trẻ em được học nhạc từ nhỏ sẽ có trí nhớ tốt hơn những em không học nhạc, thậm chí
chỉ số IQ cũng có thể tăng lên.

Chủ nhiệm công trình nghiên cứu, Giáo sư tâm lí Laurel Trainor thuộc Đại học
McMaster ở tỉnh Ontario của Canada, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy
phản xạ não của trẻ nhỏ được học nhạc và không học nhạc có sự thay đổi khác nhau

103
trong từng khoảng thời gian, và sau khoảng 1 năm học nhạc, trẻ học nhạc có khả năng
nhớ tốt hơn những em không học.

Các nhà khoa học đã theo dõi 2 nhóm trẻ, được học nhạc và không học nhạc, ở
độ tuổi 4 đến 6 tuổi, với 4 cuộc kiểm tra trong vòng 1 năm. Các em phải hoàn thành 2
bài kiểm tra, bài kiểm tra âm nhạc, yêu cầu trẻ phải phân biệt giữa các đoạn hoà âm,
nhịp điệu và giai điệu, còn trong bài kiểm tra trí nhớ thì trẻ phải nhắc lại một loạt các
con số được nghe trước đó.

Kết quả là sau 1 năm, ngoài việc có khả năng thẩm âm tốt hơn, nhóm trẻ học
nhạc còn có thể tăng cường khả năng ghi nhớ với các lĩnh vực ngoài âm nhạc như đọc
viết, từ ngữ, toán học.

4.8. Quên

Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đó vào những thời điểm
cần thiết. Quên diễn ra ở các mức độ khác nhau, có điều tưởng như không thể nào
quên, có điều phải cố gắng hết sức mới có thể nhớ được, có sự vật, hiện tượng không
thể nhớ lại nổi. Tuy nhiên không tái hiện được lúc đó không phải là quên hoàn toàn, ở
một thời điểm khác tài liệu có thể xuất hiện trở lại. Có những điều chủ thể cần nhớ cấp
kì, cần tái hiện ngay lập tức nhưng đã không thể tái hiện, nhưng sau đó khi tình huống
không cần phải nhớ tài liệu đó nữa thì có thể nhớ lại một cách rất chính xác.

Quên có nhiều nguyên nhân, có thể do quá bị dồn nén phải nhớ, có thể do
không ghi nhận rõ ràng, thiếu chú ý khi ghi nhớ, có thể do không lặp đi lặp lại, sự
quên diễn ra có những quy luật nhất định, quên cũng có những lợi ích nhất định trong
nhận thức nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Quên giúp con người loại bỏ được
những hoài niệm vô ích, quên giúp con người thu thập kiến thức dễ dàng hơn, quên
cũng giúp con người khỏi lệ thuộc vào quá khứ một cách quá nhiều.

4.9. Sự sai lầm của trí nhớ

104
Trong một số trường hợp, giữa điều con người tri giác và điều con người ghi
nhớ có một khoảng cách nhất định. Con người có tình cảm, có trí tuệ nên những ấn
tượng ghi lại mang dấu ấn lựa chọn. Nội dung của trí nhớ vì vậy có thể bị cường điệu
hay giản lược bớt, bị tiêu chuẩn hoá hay hợp lí hoá. Như vậy, do suy luận hay động cơ
tình cảm mà ấn tượng ghi lại trong trí nhớ về một kỉ niệm, một sự kiện có thể trở nên
sai lầm. Ngoài ra những điều kiện về thể xác, tâm lí và môi trường cũng ảnh hưởng rất
sâu sắc đến việc ghi nhớ, nhớ lại và nhận lại. Một sự xáo trộn tâm lí hay sinh lí, những
áp lực từ hoàn cảnh dễ khiến trí nhớ của một con người trở nên sai lầm.

Câu Chuyện thứ mười

Trí nhớ rất cần thiết cho cuộc sống. Trí nhớ tốt là tài sản: nó có thể gia tăng
triển vọng nghề nghiệp, giúp chúng ta nhớ tên và khuôn mặt người khác. Và tạo sự
thoải mái cho cuộc sống thường nhật. Suốt cuộc đời, chúng ta có thể lưu trữ được
lượng thông tin nhiều gấp 500 lần cuốn Bách khoa toàn thư của nước Anh. Dưới đây
là những cách đơn giản để gia tăng trí nhớ của bạn:

Thư giãn

Căng thẳng có thể làm giảm trí nhớ. Đó là lí do khi lo âu, bạn thường mất hàng
giờ để cố nhớ lại điều gì đó. Trớ trêu thay, nó chỉ xuất hiện khi bạn thôi nghĩ đến! Đó
là do chất trung gian thần kinh của não sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi bạn nghĩ ngợi.

Căng thẳng làm cơ thể tiết ra hormon Cortisol gây mất tập trung. Chất hormon
này thúc đẩy việc sản xuất insulin và ngăn không cho vùng hồi hải mã (trung tâm kí
ức chính của não) sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ.
Ngoài ra, sự căng thẳng cũng gây khó khăn cho việc "truy cập" kí ức đã được lưu trữ.
Tập nghỉ ngơi bằng yoga hoặc thiền và khi bộ nhớ "trêu ngươi", bạn hãy dành 5 phút
để hít thở thật sâu.

Giảm giờ xem truyền hình

105
Việc xem truyền hình quá nhiều làm cho não trở nên thụ động. Mỗi ngày hãy
dành ít nhất 1 giờ để tập luyện trí não như đọc sách báo, chơi cờ, giải ô chữ để kích
thích phản ứng nhanh nhẹn của trí óc. Hoạt động trí óc còn làm chậm quá trình mất trí
nhớ xảy ra ở những người có tuổi.

Dùng thức ăn bổ dưỡng cho não

Những thức ăn bổ dưỡng cho não có nhiều lecithin, vitamin C và các vitamin
nhóm B. Những chất này hỗ trợ việc sản xuất acetilcholine - chất trung gian thần kinh
phong phú nhất và là "người vận chuyển" kí ức, suy nghĩ chính trong não. Lecithin có
trong đậu nành, trứng, đậu phộng, mầm lúa mì, gan; Vitamin B có trong gan, thận, thịt
nạc, sữa và sữa chua, còn vitamin C có trong rau quả cam và chanh.

Đặc biệt các loài cá như cá mòi, cá hồi được mệnh danh là "thức ăn của não" vì
có nhiều acid béo cần thiết cho hoạt động của não.

Hấp thụ chất bổ

Chất co-enzym Q10 do cơ thể sản xuất sẽ cung cấp năng lượng đã được chứng
minh làm giảm các triệu chứng bệnh Alzheimer có lẽ do kích thích hoạt động của não
bằng cách tăng tuần hoàn máu. Chất này giúp thông suốt các mạch máu não, gia tăng
trí nhớ và sự tỉnh táo và đồng thời làm chậm quá trình lão hoá. Bạn có thể tìm thấy
enzym này trong cá, thịt bò, thịt heo và các loại rau xanh. Các chuyên gia khuyên nên
hấp thụ 10mg/ngày.

Dùng mùi hương

Chúng ta đều biết mùi hương đặc trưng tạo ra trí nhớ mãnh liệt, chúng còn
được dùng để tăng trí nhớ. Người lớn có thể học nhanh gấp 2 lần bình thường khi
trong phòng có mùi hương hoa. Nếu bạn cho vài giọt dầu thơm bạn thích vào một
chén nước ấm, bạn sẽ lưu giữ bất cứ thông tin nào cùng với mùi hương đó. Khi bạn
cần nhớ lại, chỉ cần cho vài giọt dầu thơm đó vào miếng vải và ngửi: bạn sẽ hồi tưởng

106
từng chi tiết một cách tự nhiên... Các mùi hương thường được dùng để gia tăng trí nhớ
là mùi hương cây húng quế (bergamot), mùi chanh, mùi cây hương thơ (rosemary).

Tổ chức những suy nghĩ một cách hợp lí.

Một cách để nhớ những thông tin mới là liên tưởng nó với những kí ức dài hạn
đã được lưu giữ. Ví dụ, muốn nhớ một danh sách theo thứ tự, bạn nên liên tưởng nó
với vật quen thuộc như ngôi nhà chẳng hạn. Ghi hình những đồ vật trong phòng và khi
muốn nhớ lại danh sách, bạn chỉ cần "đi lướt" qua ngôi nhà trong óc. Hình ảnh càng
sống động và cường điệu, bạn càng dễ nhớ hơn.

Viết hay vẽ một cái gì đó

Việc phác hoạ hình thể hay tranh trong lúc gọi điện thoại thì không phải là điều
vô bổ, nó tăng trí nhớ của bạn đấy? Các nhà Tâm lí học tại Đại học Sheffield (Anh)
cho rằng: việc vẽ hay viết sẽ gia tăng khả năng tập trung trí nhớ và học tập. Tiến sĩ
Jackie Andrade chia những người tình nguyện thành 2 nhóm để nghe những cuốn
băng có nội dung nhạt nhẽo. Nhóm 1 chỉ lắng nghe để tìm các từ chính, còn nhóm 2
vừa lắng nghe từ chính vừa đánh bóng các hình trên tờ giấy. Kết quả là nhóm 2 đã nhớ
nhiều thông tin hơn nhóm 1.

(theo Phụ san Khoa học phổ thông, số 427, 1998)

Giảm trí nhớ ở người lớn tuổi: những điều cần biết

Suy giảm trí nhớ (SGTN) hậu quả cuối cùng là sa sút trí tuệ, là bệnh lí ít được
quan tâm tại các nước đang phát triển. Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng tuổi
già phải quên, lú lẫn. Quan niệm sai lầm này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng cuộc sống người cao tuổi, vì sẽ khiến bệnh nhân bị SGTN đến tình trạng bị cô
lập.

107
Để điều trị cho bệnh nhân SGTN, sa sút trí tuệ, tại Mĩ người ta đã phải tiêu tốn
50 tỉ USD/năm. Theo một số nghiên cứu tại Mĩ, tỉ lệ sa sút trí tuệ là 10% ở người trên
70 tuổi, 20% - 40% ở người trên 85 tuổi.

* Bốn loại trí nhớ

Quá trình thu giữ thông tin của trí nhớ theo thời gian có thể phân thành 4 loại:
Trí nhớ trực giác, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ gần và trí nhớ xa (trí nhớ dài hạn).

Trí nhớ trực giác kéo dài khoảng 1 - 2 giây bằng cách nghe. Trí nhớ ngắn hại
có thể kéo dài khoảng 30 giây và có khả năng nhớ 5 - 10 chủ đề. Trí nhớ gần kéo dài
vài phút đến vài tuần, để đi vào vùng nhớ này thông tin phải trải qua một tiến trình
củng cố trong một thời gian nhất định. Trí nhớ dài hạn lưu trữ vài tuần đến một thời
điểm nào đó trong cuộc sống.

* Sáu biểu hiện của sự giảm trí nhớ:

- Quên những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên.

- Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất nhiều lần.

- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới.

- Hay lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.

- Gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền.

- Không thể giữ nếp sinh hoạt thường ngày.

* Phát hiện sớm SGTN qua các dấu hiệu sau:

- Có than phiền về trí nhớ.

- Trí nhớ có giảm so với tuổi.

108
- Các hoạt động đời sống hàng ngày vẫn bình thường.

- Chức năng nhận thức chung vẫn bình thường.

- Không có sa sút trí tuệ.

Cần lưu ý là người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp phát hiện
sớm những dấu hiệu SGTN ở người bệnh. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, người thân nên
nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

* Điều trị SCTN bằng cách không dùng thuốc

SGTN do tuổi là một tiến trình tự nhiên của sự lão hoá nên chưa đến mức phải
điều trị bằng thuốc mà chỉ cần áp dụng tích cực các biện pháp điều trị không dùng
thuốc như liệt kê danh sách các công việc cần phải làm, lập thời gian biểu cho công
việc hằng ngày, làm theo thời gian biểu công việc đã lập, đề ra những mục quan trọng
cần chú ý thực hiện.

Ví dụ: Luôn đặt chìa khoá ở một chỗ nhất định, lặp lại tên của người vừa mới
gặp, tạo những thú vui giúp người lớn tuổi luôn bận rộn (chơi cây cảnh, chim, sưu tập
tem...), vận động trí óc, giữ những tài liệu lưu trữ thông tin, sự kiện như sổ ghi chép,
album hình...

Khi nào bệnh nhân đã được-thầy thuốc chuyên khoa khám và định bệnh là
SGTN bệnh lí (không phải là SGTN do tuổi) thì mới có thể được điều trị bằng thuốc.

* Đề phòng SGTN

Đề phòng SGTN bằng cách thường xuyên hoạt động trí não, tránh uống rượu
(uống rượu quá nhiều làm tăng trigliceride trong máu và làm tăng nguy cơ nhũn não),
tập thể dục (có tác đụng làm giảm huyết áp hạ thấp tần suất bệnh tim mạch, giúp làm
giảm trọng lượng cơ thể, giảm fibrinogen huyết tương...), ăn uống đúng cách (ăn
nhiều trái cây, chất xơ, rau cải, hạn chế ăn nhiều chất béo và chất ngọt, chất đạm nên

109
ăn vừa đủ theo nhu cầu, ăn giảm muối để giảm đáng kể huyết áp và do đó làm giảm tỉ
lệ tai biến mạch máu não).

(theo Báo Người lao động)

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày về các quá trình nhận thức và những quá trình tâm lí khác
liên quan đến hoạt động nhận thức của con người.

Hoạt động nhận thức của con người được tiến hành qua hai giai đoạn, nhận
thức cảm tính và nhận thức lí tính.

Nhận thức cảm tính là quá trình phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật
hiện tượng khi nó trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhận thức cảm tính được thể
hiện ở cảm giác và tri giác, hai mức độ từ thấp đến cao.

Nhận thức lí tính là quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong,
những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, được thể hiện trong quá
trình tư duy và tưởng tượng.

Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu từ ngữ của con người, là phương tiện truyền
thông và tư duy hữu hiệu của con người. Ngôn ngữ có liên quan mật thiết với các quá
trình nhận thức.

Trí nhớ là quá trình ghi lại, gìn giữ, nhớ lại và nhận lại những kinh nghiệm đã
xảy ra trong hoạt động và trong cuộc sống của con người. Trí nhớ liên quan mật thiết
với quá trình nhận thức. Trí nhớ là điều kiện quan trọng để nhận thức.

Mỗi cá nhân tuỳ theo những đặc điểm về thể chất, điều kiện sống và sự phát
triển tâm lí, luôn luôn có những sự khác biệt về các quá trình nhận thức, về phương
pháp, về nội dung và về cách thức ứng dụng các quá trình tâm lí trong cuộc sống.

110
Chương 3: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC

Căn cứ vào tính tự giác, mức độ sáng tỏ của các hiện tượng tâm lí và phạm vi
bao quát của nó, người ta có thể phân chia các hiện tượng tâm lí thành 3 cấp độ. Ở
mỗi cấp độ, chúng ta có thể gặp hầu hết các biểu hiện của các hiện tượng tâm lí nêu
trên. Chương 3 sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống vô thức và ý thức như
hai mặt tích cực bổ sung cho nhau trong quá trình sống và hoạt động của con người.

1. Ý THỨC

1.1. Khái niệm

Ranh giới giữa cấp độ vô thức và ý thức không rành mạch lắm nhưng không
phải là không thể vượt qua, nhất là trong điều kiện thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn
nhau giữa ý thức và vô thức.

Có thể đơn giản thấy rằng, ý thức là sự nhận biết trực tiếp mà con người có về
mình và về mọi hoạt động của mình. Trong trường hợp này, bất kì điều gì, bất kì kích
thích nào tác động đến chủ thể đều nhận biết được, chủ thể đang trong trạng thái ý
thức. Cụm từ "tôi đang ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề..." là một hình thức
nhận biết của con người nhưng không phải là tri giác hay tư duy.

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, là khả
năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được. Có thể xem ý
thức là cặp mắt thứ hai của con người soi vào hình ảnh tâm lí do cặp mắt thứ nhất đem
lại. Với ý nghĩa này, con vật không có ý thức, con vật không thể có được sự phản ánh
lần thứ hai, sự phản ánh cấp 2 như con người. Những hành vi ý thức là những hành vi
xảy ra trong điều kiện chủ thể xác định được về không gian, thời gian và những đặc
điểm bên ngoài chủ thể.

1.2. Đặc điểm của thức

Ý thức có những đặc điểm sau đây:

111
1.2.1. Tính nhận thức

Nhiều trường hợp việc "có ý thức" cũng đồng nghĩa với có hiểu biết, có tri
thức, và như K. Marx nói: "Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại, và theo đó một cái
gì đó tồn tại với ý thức là tri thức. Nói một cách khác, ý thức là tri thức của tri thức

1.2.2. Biểu hiện thái độ

Biểu hiện thái độ trong ý thức nghĩa là có những rung cảm sẽ dẫn đến hành
động với cái đã được con người nhận thức. Biết được vấn đề, cảm được vấn đề, con
người sẽ ý thức được mình cần phải làm gì, làm như thế nào.

1.2.3. Tính chất chủ định

Sự chủ định, chủ tâm, sự dự kiến trước là một đặc trưng của ý thức, của một
hành vì ý thức... Và nhờ sự chủ định và có chủ tâm mà con người sẽ có những hành
động hợp lí, hợp tình, hợp quy luật...

1.3. Các hình thức của ý thức

Ý thức có những hình thức sau đây:

1.3.1. Ý thức đối tượng

Là toàn thể những hiện tượng tâm lí, quá trình tâm lí hay thuộc tính tâm lí mà
chủ thể nhận biết được về những gì bên ngoài mình, những gì xảy ra xung quanh
mình, đó là ý thức về người khác, về thế giới khách quan.

1.3.2. Ý thức chủ thể

Là sự nhận biết về chính bản thân, về những gì đang diễn ra nơi chính minh, ý
thức chủ thể có hai cấp độ:

- Ý thức tự phát

112
Ý thức tự phát là sự nhận biết trực tiếp và tức khắc của chủ thể về những trạng
thái tâm lí xuất hiện trong chính họ mà chưa vận dụng ý chí để chú ý hay suy xét. Có
những người ý thức về giá trị của mình một cách tự nhiên nhờ vào những thái độ của
người khác đối với mình, nhờ cách ứng xử của họ với mình mà không cần "lao tâm
khổ tứ" để căng thẳng suy đoán.

- Ý thức phản tỉnh

Ý thức phản ánh hay tự ý thức là ý thức quay về chính chủ thể, tập trung chú ý
và phân tích những gì đã ghi nhận để đạt được sự chính xác, minh bạch hơn. Tự ý
thức là mức độ phát triển cao của ý thức, bắt đầu hình thành ở con người từ tuổi lên
ba. Thông thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:

- Cá nhân tự nhận thức và tự ý thức về bản thân mình từ hình thức bên ngoài
đến nội dung bên trong của tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội của chính mình.

- Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá.

- Tự điều khiển, tự điều chỉnh hành vi:

- Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân.

1.4. Cấu trúc của ý thức

Ý thức là một cấu trúc tâm lí phức tạp bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể
mang lại cho thế giới tâm hồn con người một chất lượng mới. Trong ý thức có hai mặt
thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người. Đó là mặt
nhận thức, mặt thái độ và kèm theo sự năng động của ý thức.

- Nhận thức của ý thức là các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài
liệu đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức. Nhờ cảm giác và tri giác mà bức
tranh cảm tính về thế giới khách quan được nảy sinh trong ý thức. Trí nhớ giúp chúng
ta tái tạo những biểu tượng của quá khứ trong ý thức. Các quá trình nhận thức lí tính

113
là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất,
khái quát về thực tại khách quan.

- Thái độ của ý thức, nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá
của chủ thể đối với thế giới.

Sự năng động của ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người làm
hoạt động của con người có ý thức.

Trong quá trình sống và làm việc, muốn giáo dục ý thức cho con người thì cần
chú ý đến sự thống nhất hữu cơ giữa các thành phần trong cấu trúc của ý thức, nghĩa
là không nên xem nhẹ thành phần nào mà cần đồng thời giáo dục tri thức và tình cảm
cho con người. Một người có thể mất hết ý thức khi không còn tình cảm hoặc khi tình
cảm của họ trong trạng thái hết sức căng thẳng, xúc động không kiềm chế được hành
vi. Ngược lại, một người thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết cũng có thể sẽ trở thành chủ
nhân của những hành động bất thường, không ý thức được điều mình nghĩ, việc mình
làm.

1.5. Ý thức nhóm và ý thức tập thể

Trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần
đến trình độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức cộng đồng như ý thức về gia đình, ý
thức về dòng họ, ý thức dân tộc... Trong cuộc sống khi con người hành động, hoạt
động với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, mỗi con người có thể thêm sức mạnh tinh
thần mới mà người ấy chưa bao giờ có được khi chỉ hoạt động với ý thức cá nhân.

Một cách tổng quát, ý thức và vô thức là hai mặt của một thể thống nhất. Trong
nhiều trường hợp ý thức và vô thức có thể chuyển hoá cho nhau. Trong hoạt động, khi
ta tập trung toàn bộ ý thức của mình vào một đối tượng quan trọng nào đó thì đối với
đối tượng khác không quan trọng, dĩ nhiên ta không thể phản ánh chúng một cách có ý
thức đầy đủ. Ở những trường hợp như vậy vô thức cũng là một điều kiện cần thiết của

114
hoạt động, giúp cho hoạt động tập trung vào đối tượng quan trọng nhằm đạt được hiệu
quả và chất lượng cao nhất.

Khi lưu ý đến ý thức chúng ta có thể xem xét thêm về mấy vấn đề sau:

- Có những người lớn, "bình thường" về tâm lí, sống trong một xã hội văn minh
mà vì những lí do nào đó tâm lí vẫn không phát triển đến mức tự ý thức được như
đáng lí đã có ở người trưởng thành. Họ đã không ý thức được vai trò, vị trí cũng như
giá trị của mình vì nhiều lí do khác nhau.

- Cũng như thế, có thể có những người trưởng thành, sức khoẻ tâm thần bình
thường, nhưng chưa phát triển đến cấp độ ý thức nhóm, ý thức xã hội, lại càng ít
người hơn đạt đến trình độ ý thức tập thể chân chính. Những người này chỉ sống cho
mỗi cá nhân mình, sống chỉ vì lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích chung
của nhiều người. (theo Nguyễn Quang Uẩn)

2. VÔ THỨC

2.1. Khái niệm

Trong hoạt động và cuộc sống nổi chung, ngoài những hiện tượng tâm lí có ý
thức, chúng ta còn gặp hàng loạt những hiện tượng tâm lí chưa ý thức được hay là
những hiện tượng tâm lí vô thức. Có thể nói, một phần lớn và quan trọng của đời sống
tâm linh vượt ra ngoài tầm hiểu biết của cái tôi (ý thức). Theo S.Freud thì "Vô thức là
một quá trình tâm lí mà sự hiện hữu được chứng minh qua những biểu lộ của nó,
nhưng chúng ta không biết gì về nó mặc dù nó đã xảy ra trong ta".

Nhiều thực nghiệm đã chứng minh rằng những hiện tượng tâm lí vô thức có vai
trò nhất định trong đời sống của con người. Có thể nói cách khác, vô thức là hiện
tượng tâm lí ở tầng bậc chưa ý thức được, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng
của mình. Những hiện tượng tâm lí vô thức là những hiện tượng xảy ra trong điều kiện
chủ thể của hành vi không thể xác định được về mặt không gian cũng như thời gian.
Những hiện tượng tâm lí vô thức thường có tính chất mâu thuẫn nhau. Trong hệ thống

115
của các quá trình vô thức không có logic, không có phủ nhận, không hoài nghi về mức
độ xác thực... Những xúc động, ham muốn, thúc đẩy... hiện hữu cạnh nhau mà không
ảnh hưởng lên nhau và mâu thuẫn nhau. Những hiện tượng tâm lí vô thức cũng còn có
tính chất phi thực tại. Vô thức được ví như những tảng băng chìm đang trôi trên biển,
nó không được ánh sáng mặt trời chiếu rọi nhưng vẫn hiện hữu và đợi chờ ngày tan
băng. Vô thức như những điều vừa bí ẩn, vừa bình thường, vừa sâu kín, vừa mở ngỏ...

2.2. Những hiện tượng tâm lí vô thức thường gặp

Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau:

- Những hiện tượng có tính chất bản năng (bản năng dinh dưỡng, bản năng tự
vệ, bản năng sinh dục...) tiềm tàng ở tầng sâu, dưới ý thức và mang tính chất bẩm
sinh, di truyền. Liên hệ với bản năng là những hành vi xung động của con người khi
không "chế ngự" được đòi hỏi của mình.

- Những hiện tượng tiềm ý thức xảy ra bất thường trong những điều kiện cụ
thể. Ví dụ con người có lúc thấy thích một cái gì đó, nhưng hiểu rõ vì sao và lúc thấy
thích, lúc không...

- Những hiện tượng tâm lí vốn là ý thúc nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần
chuyển thành dưới ý thức - vô thức. Đó là những tập quán, thói quen, những kỹ xảo
thành thục của con người. Những hiện tượng này được đặt tên là những hiện tượng có
tính chất tiềm thức.

- Những hiện tượng có tính chất trực giác, phát hiện những vấn đề bất ngờ mà
không hề được chuẩn bị, không có sự tham gia của ý thức lúc ấy, linh cảm là một
trong những hiện tượng như vậy.

Có những người thoát chết vì được linh tính mách bảo. Có những phát minh
khoa học nhờ vào linh tính. Những câu chuyện về linh cảm vẫn đang là sự bí ẩn.
Thậm chí các nhà khoa học cũng chưa khẳng định có hay không giác quan thứ sáu của
con người.
116
Nhiều phát minh ra đời không phải bằng các phương pháp logic mà bằng chính
linh cảm của các nhà nghiên cứu. Nhà hoá học người Nga Medeleev đã phát minh ra
Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học sau một giấc mơ. Ông đã dành gần trọn
cuộc đời mình để tìm hiểu về các nguyên tố hoá học. Loay hoay với rất nhiều công cụ
khoa học, Medeleev vẫn không thể xây dựng được bảng tuần hoàn các nguyên tố. Thế
rồi trong một giấc mơ, ông thấy bảng tuần hoàn hiện rõ ra trước mắt.

Khi tỉnh giấc, ông đã chép và công bố công trình khoa học nổi tiếng của mình
kèm theo phương pháp... nằm mơ. Điều này dấy lên một cuộc tranh luận tốn nhiều
giấy mực. Một phe cho rằng đó chính là linh cảm có liên quan đến các thế lực siêu
nhiên mà con người không thể biết và giải thích (bất khả tri). Phe khác cho rằng
Medeleev đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này, công trình khoa học đã "ngấm"
vào người và khi chín muồi thì kết quả hiện ra trong giấc mơ chỉ là một cách biểu
hiện.

Còn nhiều ví dụ khác về linh cảm của các nhà khoa học. Đơn cử như việc viện
sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Lakutsk, viện sĩ Muratov tìm ra dầu mỏ
ở vùng Tây Xiberi. Những phát hiện của họ đều bằng linh tính. Bản thân các nhà khoa
học cũng không thể hiểu nổi những thành công của họ phần nhiều do kiến thức, kinh
nghiệm hay do linh tính mách bảo.

Nhiều nhà quân sự, chính tri cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề.
Một số người cũng nhờ "giác quan thứ sáu" mà thoát chết. Thủ tướng Anh Churchill
đã thoát chết trong gang tấc do linh tính mách bảo. Năm 1944, khi Thế chiến thứ 2
đang diễn ra ác liệt, một lần Churchill đang chuẩn bị rời trận địa thì máy bay oanh tạc
của Đức ập đến. Người lái xe vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Churchill
không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ cạnh cửa
xe tạo thành một hố bom lớn, ngay chỗ Churchill vừa đứng. Ông đã viết trong hồi kí:
"Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng".

117
Sau này, các nhà khoa học đã lí giải rằng trong cơ thể con người có một "hệ
thống cảnh báo vô hình". Hệ thống linh cảm này đã tồn tại và tiến hoá trong hàng triệu
năm. Nó nhắc nhở con người những dấu hiệu của sự nguy hiểm để phòng và tránh,
giống như một thứ vũ khí vô hình trong cuộc đấu tranh sinh tồn của tự nhiên. Ở một
số ít người, hệ thống này hoạt động mạnh; còn ở đa số là "yếu ớt" và chỉ bộc lộ trong
những hoàn cảnh đặc biệt.

Con người có thể linh cảm được cái chết

Không ai có thể biết trước thời điểm nào và nguyên nhân gì sẽ dẫn dắt mình
sang thế giới bên kia. Tuy nhiên, với một số người sắp đối mặt với cái chết, tiềm thức
lại mách bảo cho họ hoặc người thân. Người ta gọi đó là thần giao cách cảm khi lưỡi
hái tử thần đang cận kề.

Ông Grigoriy Doronin ở thị trấn Sergiev Posad, miền đông nam nước Nga kể
lại, tối đó vợ ông đi làm vẻ, căng thẳng, mệt mỏi. Bà đột nhiên bật ra câu nói: "Em
thấy chán nản quá. Chắc em chẳng còn ở thế giới này được bao lâu nữa". Ngày hôm
sau, hai vợ chồng họ gặp tai nạn ôtô, người vợ qua đời.

Nhà thơ Nga Lermontov đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên
phòng ở Kabkaz. Một hôm, ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy
một người có vẻ khác lạ hiện rõ trên nét mặt so với ngày thường Lermontov bèn nói
với người ấy: "Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kì tử. Đêm nay, anh
nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về". Người lính ấy không tin, ra về và
dọc đường đã bị một người say rượu đâm chết.

Nhóm bác sĩ người Mĩ là William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss,


chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau
các bệnh nhân ra đi "bất đắc kì tử". Các kết quả cho thấy, đa số họ có những hành
động khác thường hay những lời nói gở trước cái chết của mình.

Có hay không khả năng linh cảm?

118
Nhiều nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đã nghiên cứu về hiện tượng nhìn
thấy trước tương lai. Một phòng thí nghiệm được dựng lên ở Matxcơva (Nga) vào
cuối những năm 1970 để tìm hiểu về hiện tượng linh cảm. Các nghiên cứu cho thấy,
một số người dường như được trang bị khả năng nhìn thấy tương lai và nói trước
những sự kiện mà họ có thể không biết gì về nó.

Theo một số học giả, tất cả những em bé sơ sinh đều được trời phú cho ít nhất
là 7 năng lực, trong đó có khả năng nhìn trước tương lai và thần giao cách cảm. Tuy
nhiên, hai năng lực đặc biệt này biến mất mà không để lại dấu vết trong vòng 6 - 7
năm sau đó.

Tại sao chúng lại biến mất? Bất chấp vô số bằng chứng được ghi nhận về khả
năng tiên tri, đến nay người ta vẫn chưa có được câu trả lời thoả đáng nào.

Nhà khoa học Ronald Rensink thuộc Đại học Biritish Columbia, Canada, cho
rằng có khả năng tồn tại một vài dạng giác quan bí ẩn của con người. Ông gọi đó là
"ishgt". Trong thí nghiệm của mình, ông cho 40 người xem một loạt ảnh rung rinh trên
một màn hình máy tính. Mỗi bức ảnh xuất hiện trong khoảng 1/4 giây và sau đó là
màn hình nền màu xám trong thời gian ngắn. Đôi khi bức ảnh giữ nguyên gốc, đôi khi
có thay đổi nhỏ rất khó nhận ra.

Khoảng 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy bức ảnh đã biến đổi.
Rensink cho rằng hệ thống thi giác của chúng ta có thể đã tạo cảm giác mạnh về điều
gì đó thay đổi, ngay cả khi chúng ta không hình dung được sai khác đó trong kí ức.
Ông chưa lí giải được quá trình vật lí nào đã tạo ra: "ishgt", nhưng cho biết có thể xác
định sự tồn tại của hiện tượng này thông qua việc chụp ảnh não. Ishgt cũng có thể tác
động tới các giác quan khác, chẳng hạn gây ra linh cảm rằng có ai đó đứng sau lưng,
mặc dù mắt ta không nhìn thấy người đó. (theo VietNam net)

- Những hiện tượng có tính chất bệnh lí như hành vi của người bị bệnh tâm
thần nặng.

119
- Những hiện tượng tâm lí biểu hiện ở các giấc mơ, trong tình trạng bị ám thi,
bị thôi miên

- Những hiện tượng tâm lí vô thức khi hệ thần kinh bị tấn công hoặc tê liệt như
lúc say rượu...

Vài trường hợp không thể giải thích bằng động cơ ý thức

* Một cậu bé 7 tuổi rất hiền lành, khoẻ mạnh và ngoan ngoãn với bố mẹ và
người xung quanh, ai cũng cho rằng đó là một cậu bé nhiều triển vọng. Tuy nhiên từ
khi mẹ sinh em bé thứ hai, cậu bé có những thay đổi bất thường. Từ trước đến giờ cậu
không đái dầm nhưng từ khi có em, cậu lại đái dầm hằng đêm. Không ai hiểu điều gì
xảy ra và người lớn bắt đầu la rầy, quở trách cậu bé, nhiều khi cậu chỉ biết khóc. Bố
mẹ tìm đến một bác sĩ để khám cho cậu bé nhưng với nhiều chủng loại thuốc khác
nhau, chứng đái dầm vẫn không hết. Một chuyên gia tâm lí biết chuyện và nhận định
đây là một phản ứng tự vệ, một hình thức thoái bộ có tính chất vô thức. Chuyên gia
tâm lí cho rằng do lo lắng, ghen tị về sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ và những người
xung quanh với em bé sơ sinh mà quên mất giá trị của cậu, con người ngây thơ của
cậu hình thành một khát vọng là hãy... nhỏ trở lại để lại được cưng chiều như em bé
nên lúc ngủ em bé phải... tè. Khi được khuyến nghị, bố mẹ và người thân trong nhà
cậu bé để tâm, chăm sóc cậu nhiều hơn, khát vọng đã thoả nguyện và sau đó cậu đã
không còn chứng đái dầm nữa.

* Một người con gái muốn gọi điện thoại đến người bạn khác giới để trả lời về
lời mời đi du lịch của anh ấy nhưng khi bấm số điện thoại lại nhầm sang số của một
người bạn gái thân thuộc của mình. Tại sao có sự nhầm lẫn này khi hai người bạn với
hai loại tình cảm rất khác nhau? Hoá ra khi được hỏi về quan hệ giữa cô gái và anh
bạn kia thì được cô ta trả lời là: mình chẳng thích anh ta, người gì mà cứ hay xía vào
chuyện người khác. Thực chất, trong thâm tâm lúc gọi điện thoại cho anh chàng, cô ta
đã muốn từ chối lời mời nên vô tình gọi nhầm số bạn gái của mình, một sự vô tình

120
nhưng có nguồn gốc vô thức. Khi đã không muốn, mọi thứ đều có thể quên hoặc lơ
đễnh, không chú ý.

Câu chuyện thứ nuời một: Về những giấc mơ

Người ta nằm mơ ở mọi lứa tuổi. Trong giấc ngủ dài 7 - 8 tiếng, một người có
thể trải qua 9 giấc mơ. Phụ nữ có nhiều giấc mơ đẹp hơn và trong mộng, họ hay thấy
mình và hay phát thành tiếng hơn.

Với người xưa, giấc mơ thường được hiểu là sự báo trước điềm lành dữ. Cũng
có quan điểm cho rằng giấc mơ là sự diễn đạt huyền bí, không đầy đủ những cảm xúc,
ý nghĩ, ước mơ của con người; hoặc quan hệ đến quá khứ, nhất là thời thơ ấu... giấc
mơ là một hình thức của tâm lí vô thức ở con người. Hai nhà khoa học Aserinxkin và
Kleitman cho rằng có mối liên hệ giữa giai đoạn ngủ REM (Rapid eye movements)
với việc ghi nhớ giấc mơ. Hiện khoa học đã xác định được chính xác từng giai đoạn
của giấc ngủ, biết rõ khi nào bắt đầu giấc mơ. Mặc dù quá trình chuyển tiếp từ trạng
thái thức sang ngủ chưa được xác định, nhưng đa số nhà khoa học cho rằng nó diễn ra
do tác động của các chất được tích tụ ở cơ thể trong suốt thời gian thức.

Giấc ngủ gồm 2 giai đoạn: ngủ thật và ngủ mơ. Một đêm thường có 5 chu kì
như vậy. Mỗi chu kì kéo dài 60 - 90 phút. Giai đoạn ngủ thật chia làm 4 phần. Phần
đầu là ngủ thiếp, thời lượng khác nhau tuỳ từng người; giấc ngủ lúc này rất chập chờn
và chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng có thể làm tỉnh giấc. Phần 2 là ngủ nhẹ, chúng ta
không còn cảm giác mình đang thức nữa, nhịp sóng điện não giảm, biên độ sóng hạ
thấp, thân nhiệt hạ từ từ, trên điện não đồ ở phần 1 và 2 bắt đầu xuất hiện những "nút
ngủ" tức là những chùm sóng có tần số 14 - 46 chu kì/giây. Ở phần 3, người ngủ có
nhịp thở chậm hẳn lại để chuẩn bị bước sang phần 4 là ngủ sâu. Ở phần 4, trên điện
não đồ, hầu hết là các dao động rất chậm ứng với sóng delta, thân nhiệt hạ xuống.
Tiếng động mạnh đột ngột có thể làm người ngủ thức dậy, nhưng tiếng động mạnh
đều đều thì dường như không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên, bộ não vẫn làm
việc và ghi nhận tiếng động ấy nên sự nghỉ ngơi không được hoàn chỉnh lắm.

121
Bốn phần nói trên của giai đoạn ngủ thật chiếm khoảng 80% thời gian ngủ mỗi
đêm. Thường sau 90 phút kể từ lúc bắt đầu ngủ, chúng ta chuyển sang giai đoạn REM.
Ở chu kì đầu, giai đoạn này kéo dài khoảng 4 - 5 phút, nhưng càng về khuya sẽ càng
dài. Giai đoạn REM thường nối tiếp với phần 4 của giai đoạn ngủ thật. Sau khi kết
thúc giai đoạn REM, nếu người ngủ không thức dậy thì toàn bộ chu kì sẽ lặp lại.

Giai đoạn ngủ mơ thường đến tức khắc và kèm theo những dấu hiệu đặc trưng.
Rõ nhất là những chuyển động đảo nhanh của mắt, các nhịp độ hoạt động của thần
kinh đều thay đổi và trở nên không đều đặn, giống như ở trạng thái thức. Giai đoạn
REM chính là giai đoạn của những giấc mơ. Giấc mơ có đến vào những giai đoạn
khác, nhưng đó chỉ là những hình ảnh mơ hồ, rời rạc và phần lớn là trừu tượng. Khi
thức giấc, chúng ta thường không nhớ được các giấc mơ diễn ra trong phần 3 và phần
4 của giai đoạn ngủ thật, ngược lại với giai đoạn REM. Qua theo dõi người ngủ được
đánh thức trong giai đoạn REM, các nhà khoa học kết luận rằng, giấc mơ không phải
yếu tố ngẫu nhiên mà là những hiện tượng gắn liền với hoạt động của não. Tác động
của một số chất nhất định vào tế bào não có thể ảnh hưởng đến giấc mơ.

Một số nhà nghiên cứu chia giấc mơ theo tính chất của nó, như tính hiện thực
có sự tham gia của chính người nằm mơ: mơ lành, mơ dữ, mơ kèm theo hành động,
mơ có các yếu tố sinh lí, giấc mơ có nhiều cảm thụ của các giác quan, khoảng cách
thời gian câu chuyện trong giấc mơ. Việc phân chia này chưa phải hoàn chỉnh, song
nó giúp cho việc đánh giá và phân loại giấc mơ. Giấc mơ của hai giới nam và nữ cũng
có sự khác biệt, ít nhất là ở các điểm như: phụ nữ thường thấy mình trong mơ nhiều
hơn, có nhiều giấc mơ đẹp và mơ phát thành tiếng nhiều hơn.

Nếu thức dậy vào giai đoạn REM, hầu như ta đều nhớ lại được giấc mơ.

Vai trỏ của ngủ và mơ

Giấc ngủ sâu rất cần thiết cho não nghỉ ngơi và hồi phục. Trong quá trình hoạt
động khi thức, các tế bào bị mất đi một chất nhất định, trước hết là chất ATP
(Adenosintriphosphat), diện tích các tế bào nhỏ đi. Khi nghỉ ngơi, các quá trình sẽ
122
diễn ra theo chiều ngược lại, năng lượng được tích tụ và tế bào được hiệu chỉnh, giúp
não được phục hồi và tỉnh táo.

Còn giai đoạn REM thì sao? Lúc này, bộ não lại bắt đầu tiêu hao năng lượng,
song để làm gì? Giai đoạn ngủ mơ không có ở loài bò sát, song đã bắt đầu có ở chim.
Theo giáo sư Michael jouvet thì ở giai đoạn ngủ mơ, người ngủ hoàn toàn thoát khỏi
tác động của thế giới bên ngoài, trừ các điểm đã nói ở trên. Chính trong giai đoạn này,
có những cơ chế được đưa vào hoạt động để đem lại cho cơ thể một trạng thái cân
bằng. Những sai lệch nảy sinh do hoạt động ban ngày được bù lại bằng giấc mơ, cho
dù giấc mơ đó có thể là rõ ràng hay rối ren. Khoa học ngày nay vẫn chưa xác định
được đầy đủ ý nghĩa của giấc mơ. Cũng có nhà khoa học cho rằng giấc mơ là sự thể
hiện những ước vọng bị kìm hãm về mặt sinh lí; hoặc là một phương thức bảo tồn của
con người giúp cơ thể lấy lại những gì đã mất ban ngày.

Câu chuyện thứ mười hai: Trí nhớ giả và thôi miên

Từ lâu, thôi miên được xem là một liệu pháp kì diệu để chỉnh sửa những trục
trặc trong đời sống tinh thần của con người. Nhưng không phải lúc nào cách này cũng
được ủng hộ, vì nó từng tạo ra sự biến thái đa nhân cách gây hậu quả thảm khốc. Tất
cả chỉ do trí nhớ giả...

Tái tạo trí nhớ

Hãy thư giãn đi, nào, nào...", câu nói vang lên nhè nhẹ, ru ngủ người phụ nữ.
Chị mơ màng kể lại những gì mình thấy trong giấc ngủ chập chờn: một bãi biển xanh
ngắt, sóng vỗ nhẹ, một luồng sáng dịu". Khi tỉnh dậy chị hầu như thấy lại trọn vẹn
những gì mà mình quên mất sau khi bị tai nạn giao thông cách đây 2 tháng. Tại Trung
tâm liệu pháp thôi miên thuộc Đại học Texas, Mĩ, bác sĩ William Kerry đang chữa trị
cho hơn 100 bệnh nhân bị chứng suy giảm trí nhớ sau những chấn thương liên quan
đến não…

123
Nhiều người may mắn sống sót nhưng hoàn toàn quên mọi kỉ niệm, không nhớ
gì quá khứ. Những chuyện như vậy rất nguy hiểm, vì ảnh hường nghiêm trọng đến đời
sống tinh thần bệnh nhân và cả những người xung quanh. Thôi miên đang được Mĩ và
vài nước châu âu xem là phương thuốc kì diệu giúp tái tạo trí nhớ, gây dựng lại trí nhớ
đã bị kí ức xoá sạch trong não. Nếu cần một lời lí giải cặn kẽ cho cơ chế "quên và
nhớ" của não thì khoa học bó tay, nhưng thôi miên lại biết cách tái tạo kỉ niệm tại một
vùng nào đó trên não.

Tại Đại học Concordia (Canada), thôi miên cũng đang được giáo sư jean Roch
Laurence áp dụng triệt để cho những người mất đi "trí nhớ tự thân", loại trí nhớ có
nhiệm vụ ghi chép và lưu trữ trong tiềm thức đủ loại kỉ niệm, từ mơ hồ thuở bé đến
những quá khứ in đậm do có ấn tượng mạnh. Bạn không thể quên - trên nguyên tắc -
một kỉ niệm vui hay buồn có ảnh hưởng đến đời bạn, nhưng tai nạn lao động hoặc tai
nạn giao thông làm nó bị xoá sổ thì quả là tai hoạ. Theo thăm dò của Tạp chí La
Recherche, khoảng 90% gia đình của những bệnh nhân như thế vô cùng đau khổ khi
một thành viên trong gia đình họ không còn nhớ chút gì.

Tuy nhiên, không phải lúc nào thôi miên cũng thành công, vì khoảng 11 %
trường hợp bỗng bị gán ghép kí ức giả, nghĩa là nhớ lại những chuyện không phải của
mình! Chuyện khó tin này diễn ra ở mức độ trùng hợp, làm nhiều nhà nghiên cứu phải
băn khoăn. Jean Baptiste Verona là một chàng trai 26 tuổi ở Québec. Anh bị tông xe
khá nặng và mất trí nhớ. Sau khi được chữa trị bằng thôi miên, anh chợt "nhớ" những
hình ảnh lạ hoắc mà cả gia đình và bạn bè đều không biết. Chẳng hạn, Verona kiên
quyết cho rằng mình từng đi cắm trại trong rừng với 4 người bạn thân cách đây 10
năm, trong khi những người này đều xác nhận không có.

Những chuyện như vậy là cực kì khó hiểu, càng khó hiểu hơn khi nhiều người
có cùng "trí nhớ giả" như nhau. Dominique và Allien đều được giúp đỡ bằng thôi
miên. Cả hai không quen biết nhau, nhưng đều có trí nhớ giả là có một buổi đi xem
phim với một anh chàng xa lạ. Lời mô tả của hai phụ nữ này hoàn toàn giống nhau.

124
Thật khó nếu đòi hỏi lời giải thích về vùng não nào chịu tác động của thôi miên và tại
sao hai người xa lạ lại có thể có chung trí nhớ giả.

Thận trọng với trí nhớ giả

Về phương diện pháp lí, trí nhớ giả đôi lúc tỏ ra nguy hiểm, vì nó có thể gây tai
hoạ cho một người vô tội. Cuối thập niên 1980, trí nhớ giả từng tạo nên mức độ phức
tạp và nhầm lần cho nhiều dự án. Nếu một thủ phạm gây án và bỏ trốn, sau đó, nạn
nhân bỗng có trí nhớ giả và kể "vanh vách" chân dung hoặc hành động của một ai đó
thì quả là một bi kịch. Khi gặp mặt một người vô tội, người bệnh bị rối loạn kí ức
bỗng gào lên: "Chính hắn đã làm nhục tôi" hoặc "Chính hắn đã đụng vào tôi và bỏ
chạy thì cảnh sát có thể gieo nghi vấn ngay lập tức. Từ lâu, khoa học đã gọi triệu
chứng này là kỉ niệm giả hay sai lạc. Trước đây, khái niệm này chỉ được dùng để chỉ
những kỉ niệm khủng khiếp tưởng chừng đã bị quên sau chấn thương, nhưng sau đó
được phục hồi. Về sau, nó còn được dùng để chỉ trí nhớ giả. Ở Mĩ - vào thập niên
1990 - đã phải thành lập một Tổ chức bảo vệ nạn nhân của trí nhớ giả, nhằm giảm
thiểu ngộ nhận trong xét xử. Canada cũng từng trình lên Bộ Tư pháp - vào năm 1997 -
dự án thành lập Hội bảo vệ những người vô tội bị trí nhớ giả gieo vạ.

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, dù thôi miên liệu pháp đạt được những kết quả
rõ ràng. Liệu nó có làm xã hội thêm bất ổn một khi thủ phạm đích thực ung dung
trong khi kẻ vô tội bỗng mắc vào vòng lao lí? Trong tác phẩm "Động lực của trí nhớ",
tác giả Michelle Fugain của Pháp cũng nhấn mạnh rằng cơ chế "thu nhận tất cả" của
não cần được xem xét lại cẩn thận, vì không phải lúc nào não cũng có quyền năng
chính xác. Cơ chế vận hành đầy phức tạp và bí ẩn của não đôi khi cho ra những tình
huống sai lạc rất lớn mà các nhà Thần kinh học chưa thể giải đáp.

Cũng theo Michelle, trong khi đọc một bài báo, người ta đã để não tập trung
vào việc "đọc hiểu và ghi nhớ", nhưng có những kí ức vẫn vô tình được não ghi lại mà
con người không hay biết, chẳng hạn, mùi nấu nướng đâu đó, tiếng nhạc văng vẳng từ
nhà bên cạnh hoặc một màu sắc thoảng qua. Kí ức-"vô nghĩa" như vậy có thể được lập

125
trình một cách hết sức tai hại trong não, sau đó kết hợp với nội dung bài báo và cho ra
một thứ "kí ức cocktail" chết người. Nếu chúng ta khoẻ mạnh thì món cocktail ấy ngủ
yên trong não và không có khuynh hướng vùng dậy. Nếu trí nhớ bị lung lay, món
cocktail hổ lốn ấy có thể được não ghi nhận đậm hơn và cho ra phía trước, nghĩa là có
thể xuất hiện bất cứ lúc nào và đánh lừa ý thức của con người. Khi đó, một phụ nữ bị
làm nhục - sau khi được giúp đỡ bằng thôi miền - bỗng "nhớ" lại gương mặt và hình
dạng của thủ phạm tưởng tượng, chỉ vì tình cờ đọc lại bài báo kia (hoặc bài báo có nội
dung tương tự), đúng lúc mùi thức ăn hay màu sắc khi xưa cùng xuất hiện. Nói nôm
na là vậy, nhưng những gì xảy ra trong não thì không ai hiểu được. Bạn không tài nào
ghi nhớ được vài số điện thoại nào đó, nhưng não đã lưu trữ chúng mà bạn không hay
biết. Một lúc nào đó, não bỗng bật ra và ra lệnh (tai hại) cho bạn rằng "đó là số điện
thoại của thủ phạm". Khi đó, nạn nhân vô tội sẽ gặp vô số rắc rối với cảnh sát.

Khoảng cuối thập niên 1990, Đại học Arizona của Mĩ cho ra thuyết "chi tiết
ngầm", nghĩa là nhấn mạnh và lí giải giá trị của những chi tiết vô nghĩa trong não.
Những gì mà con người ghi nhớ kĩ, nhớ dai đôi khi lại là hời hợt. Những gì tưởng
chừng vô hại, mau quên lại được não lưu lại rất kĩ và đợi lúc bùng nổ. Theo thống kê
của Hiệp hội Thôi miên liệu pháp của Bỉ, có gần 70% bệnh nhân mất trí nhớ hoặc bị
bệnh Alzheimer bỗng khôi phục trí nhớ theo kiểu chi tiết", nghĩa là không nhớ lại
được nội dung quan trọng, mà lại nhớ vanh vách các tiểu tiết tầm phào dù chuyện đã
xảy ra cách đó nửa thế kỉ! Theo giáo sư Alex Rochefort của Pháp, thời gian có lúc
đóng vai trò rất lớn với những tiểu tiết như thế. Cụ thể, một chi tiết vô nghĩa được lưu
lại, sau đó, qua thời gian, hàng loạt chi tiết vô nghĩa khác được nạp tiếp và nằm đó.
Một lúc nào đó, do não bị trục trặc, chúng có thể kết hợp rất bền vững và nhanh chóng
để cho ra một kỉ niệm giả mà con người cứ tin chắc là thật. Ở Đại học Washington,
những kiểu trí nhớ như thế được gọi là "nhân tạo", không phải theo kiều robot hay
máy tính mà là một kiểu "sáng tác tai hại". Điều mà khoa học chắc chắn là nếu thôi
miên liệu pháp không chen vào thì trí nhớ giả rất hiếm khi xuất hiện.

Theo Hiệp hội Tâm lí học của Mĩ (APS), thôi miên liệu pháp là con dao hai
lưỡi Giáo sư Elizabeth Loftus của Hiệp hội này vô cùng kinh ngạc khi thấy thí nghiệm
126
của bà đã cho ra một kết quả kì lạ: hơn 70% số người được thí nghiệm đã có trí nhớ
giả trùng hợp 100%. Đó là lời kể về thuở nhỏ mình bị lạc trong một trung tâm thương
mại sầm uất, cha mẹ đi đâu không biết, chỉ còn một mình đứng gào khóc giữa đám
đông xa lạ. Lẽ nào thôi miên liệu pháp đã "lập trình" hàng loạt cho những bộ não của
những chủ thể khác nhau? Một số ít bệnh nhân lại rơi vào tình trạng "lạm phát kỉ
niệm", nghĩa là nhớ lung tung, nhớ đủ thứ trên đời, cả những chuyện mà não sáng tác
ra. Một số nhà Thần kinh học thì cho rằng khi trẻ em chưa được 3 tuổi thì não chưa
hoàn thiện. Một kỉ niệm mạnh có thể làm não bị trục trặc và tạo ra những chương trình
giả. Kết luận này ra đời vì đa phần những người có trí nhớ giả đều có kỉ niệm mạnh
trước 3 tuổi, chẳng hạn bị tai nạn dẫn đến chấn thương ở đầu bị xâm hại cơ thể hoặc bị
ám ảnh.

(theo Vietnam Net)

3. CHÚ Ý

3.1. Khái niệm

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một sự vật hay một nhóm sự vật, hiện
tượng, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho
hoạt động tiến hành hiệu quả. Có thể nói rằng chú ý mang tính chất chọn lựa, chúng ta
chỉ chọn lựa từ một số lượng lớn các đối tượng và lấy ra một số để tập trung vào đó
tiến hành hoạt động tâm lí của mình.

Khi có chú ý thì hoạt động tâm lí sẽ trở nên có tổ chức hơn, không có chú ý, thí
dụ như ở trạng thái buồn ngủ thì các ý nghĩ sẽ diễn ra mang tính chất hỗn loạn, chúng
liên hệ với nhau một cách ngẫu nhiên, thay thế nhau do những mối quan hệ liên tưởng
máy móc đơn thuần, không có kế hoạch, không có trật tự.

Chú ý thường đi kèm với những biểu hiện bên ngoài như nhìn đăm đăm, dỏng
tai lên nghe, quay mặt về phía đối tượng gây ra chú ý... Nhưng những biểu hiện này
chỉ là bề ngoài vì người ta có thể "vờ chú ý" hoặc "vờ không chú ý". Sự chú ý là một

127
yếu tố quan trọng trong các hoạt động nghề nghiệp, chủ thể cần biết phân phối chú ý
như thế nào cho hợp lí và lúc nào thì tập trung chú ý...

3.2. Các loại chú ý

3.2.1. Chú ý không chủ định

Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần đến sự nỗ lực bản thân.
Chú ý không chủ định thường do cường độ, tính chất bất ngờ, mới lạ, tương phản...
của các tác động và nhất là do tính hấp dẫn của đối tượng đối với chủ thể gây ra. Chú
ý không chủ định tuy không được chủ thể dự liệu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình định hướng hành vi của mỗi cá nhân, đặc biệt đối với những tác động
mới lạ ngoài dự liệu của chủ thể.

3.2.2. Chú ý có chủ định

Là loại chú ý có mục đích định trước và cần sự nỗ lực của bản thân. Loại chú ý
này thường có thể duy trì tương đối lâu dài nhưng thường gây căng thẳng, mệt mỏi...
Loại chú ý có chủ định thường hướng đến các sự kiện, hiện tượng hay vấn đề có liên
quan đến nhu cầu, hoạt động của chủ thể, đó là sự chú ý mang tính định hướng của
mỗi người.

3.2.3. Chú ý sau chủ định

Loại chú ý này vốn là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng
của ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung hoạt động tới mức khoái cảm, đem lại hiệu
quả cao của chú ý. Như vậy chú ý có chủ định đã biến thành chú ý sau chủ định. Chú
ý sau chủ định là sự lưu tâm về đối tượng sau khi chủ thể có một liên hệ tích cực nào
đó đối với đối tượng.

3.3. Các tính chất cơ bản của chú ý

3.3.1. Sức tập trung của chú ý

128
Sức tập trung của chú ý, có khi còn gọi là tập trung tư tưởng, là khả năng chỉ
chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hành động lúc đó và
không lưu ý đến những sự vật, hiện tượng khác. Ở mỗi người nhất định, sức tập trung
chú ý càng cao thì cường độ chú ý càng lớn, càng giúp cho hành động chính xác hơn,
nhưng sức tập trung cao cũng biểu hiện ở sự thoát li các đối tượng khác. Hiện tượng
"đãng trí bác học" là vì quá say mê tập trung chú ý vào một đối tượng nào đó mà quên
mất mọi chuyện khác trên thế giới lúc ấy. Sự tập trung chú ý cũng là một chỉ số để
đánh giá hiệu quả thích ứng của từng chủ thể đối với các biến đổi của môi trường.

3.3.2. Sự bền vững của chú ý

Đây là khả năng tập trung lâu dài hay nhanh chóng vào một phạm vi đối tượng
của hoạt động. Ngược với độ bền vững là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý diễn ra
theo chu kì gọi là sự dao động của chú ý. Sự dao động chú ý có thể quan sát thấy ngay
cả khi chú ý tập trung và vững chắc nhất. Sự dao động đó biểu hiện ở chỗ mặc dù có
tập trung vững chắc vào một hoạt động nhất định nào đó thì sự chú ý vẫn chuyển từ
đối tượng này sang đối tượng khác để rồi sau một khoảng thời gian ngắn lại quay về
đối tượng cũ.

3.3.3. Sự phân phối chú ý

Phân phối chú ý là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều
hoạt động khác nhau một cách có chủ định và đầy đủ.

3.3.4. Sự di chuyển chú ý

Di chuyển chú ý là khả năng lần lượt tập trung chú ý vào những phạm vi đối
tượng nhất định của một hoạt động hoặc nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Khả năng di
chuyển chú ý ở từng người như là một phẩm chất cá nhân riêng biệt.

Các tính chất hay thuộc tính của chú ý có quan hệ bổ sung cho nhau. Mỗi tính
chất có thể giữ vai trò tích cực hay không tuỳ thuộc vào chỗ chúng ta biết sử dụng
từng tính chất hay phối hợp các tính chất tuỳ theo yêu cầu của hoạt động.
129
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3

Có những hiện tượng tâm lí được chủ thể ý thức nhưng cũng có rất nhiều hiện
tượng tâm lí chưa được hay không được chủ thể ý thức.

Vô thức có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người.

Chú ý là một trong những điều kiện giúp con người hoạt động có ý thức.

Chú ý có một số đặc điểm nói lên sự khác biệt chú ý ở cá nhân.

130
Chương 4: TÌNH CẢM

1. CẢM XÚC

1.1. Khái niệm chung về cảm xúc

Cảm xúc là sự rung động của bản thân con người đối với hiện thực cũng như sự
rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi
trường xung quanh và trong quá trình thoả mãn nhu cầu của mình.

Cảm xúc cũng như các quá trình tâm lí khác, xuất hiện có tính chất phản xạ, vì
vậy nó là sự phản ánh của thế giới hiện thực tác động vào con người. Cảm xúc là một
hình thức đặc biệt của sự phản ánh quá trình thực tế tác động lẫn nhau giữa con người
với môi trường xung quanh nhưng khác với quá trình trí tuệ như cảm giác, tri giác, tư
duy cảm xúc chỉ phản ánh những mặt của hiện thực được thể hiện nổi bật lên như một
quá trình thực tế tác động lẫn nhau giữa con người với môi trường khi các nhu cầu của
họ được thoả mãn.

Có bốn loại cảm xúc điển hình là vui, buồn, sợ hãi và giận dữ, những cảm xúc
này thường gây nên những biến đổi nhất định. Cũng có thể cho rằng cảm xúc là một
tình trạng tâm lí mãnh liệt, nhất thời, chóng qua do một hình ảnh, một kích thích gây
ra kèm theo những biến đổi về tâm sinh lí.

Ngoài những nguyên nhân tạo cảm xúc, con người có sự khác nhau về tính dễ
xúc cảm để bộc lộ cảm xúc. Tính dễ xúc cảm của một cá nhân làm cá nhân đó bộc lộ
cảm xúc một cách mãnh liệt. Sự tác động của những hiện tượng nào đó có thể gây nên
sự thoả mãn hay không thoả mãn, thích hay không thích, một sự kiện nào đó có thể
làm chủ thể vui hay buồn, có thể rung động một cách dễ chịu hay khó chịu. Cùng một
tin buồn, người ít cảm xúc có thể lạnh lùng, bình tĩnh, còn người đa cảm có thể bị rối
loạn toàn bộ sinh hoạt nội tâm cũng như thể xác. Mức độ cảm xúc khác nhau vì có sự
khác biệt về tính cảm xúc ở mỗi cá nhân.

131
Cần phân biệt cảm xúc và xúc cảm, xúc cảm là sự trải nghiệm của chủ thể khi
có sự thoả mãn nhu cầu nhưng đó chỉ là sự trải nghiệm thụ động, không tạo nên một
khuynh hướng nào để chủ thể có thể tiếp tục bị kích thích, một xúc cảm không tạo nên
động lực của hành vi. Cảm xúc là khái niệm gắn liền với định hướng hoạt động, là
phản ứng mang tính kích thích để chủ thể lựa chọn phương pháp thích ứng. Cảm xúc
dùng để chỉ phản ứng của con người còn xúc cảm còn dùng để mô tả phản ứng của
con vật.

1.2. Những đặc điểm của cảm xúc

1.2.1. Cảm xúc có những biểu hiện bề ngoài rất rõ ràng

Đặc điểm tiêu biểu của cảm xúc con người và động vật là các trạng thái tâm lí
chủ quan bên trong luôn có những biểu hiện bên ngoài nhất định qua cử chỉ, nét mặt,
đặc điểm tư thế, động tác và cả những phản ứng có liên quan đến những thay đổi trong
hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp, tuyến nội tiết... Khi sợ hãi, mặt con người có thể
tái mét, hành động trở nên gò bó. Khi bối rối, mặt con người có thể đỏ bừng lên, toát
mồ hôi. Khi sung sướng, người ta cười, hơi thở trở nên sâu hơn, động tác trở nên thoải
mái hơn. Cảm xúc cũng thể hiện ở giọng nói của chủ thể. Những vận động diễn cảm
của nét mặt xảy ra do hoạt động của một nhóm cơ đặc biệt trên mặt là những cơ thực
hiện các động tác rất khác nhau và có sự phân biệt vô cùng tinh tế, do đó tạo nên
những sắc thái vô cùng phong phú của nét mặt khi có những rung động cảm xúc khác
nhau. Có thể nói rằng cảm xúc xuất hiện thường kèm theo những biến đổi về tâm -
sinh lí. Người ta có thể "biến sắc" khi gặp sự cố bất thường, nguy hiểm và người ta có
thể mất khôn ngoan khi đang trong cơn giận dữ. Hoạt động của các cơ thường xảy ra
một cách không ý thức, một cách tổng hợp rất phức tạp.

Dây thần kinh mặt với vô số các nhánh của nó sẽ phân bố thần kinh cho tất cả
các cơ trên điệu bộ, nét mặt. Con người có thể nhìn cười hay nén nỗi buồn của mình
không cho biểu hiện trên nét mặt, người ta có thể cười khi họ hoàn toàn không vui
chút nào hoặc có thể thể hiện sự không thoả mãn một cách giả tạo.

132
Những động tác diễn cảm không ý thức khi rung động cảm xúc xảy ra không
chỉ do các cơ mặt mà còn do toàn bộ cơ bắp trong cơ thể. Con người thường nắm chặt
nắm tay một cách không ý thức khi tức giận, lùi lại và làm động tác đẩy ra khi kinh
tởm...

Khi sợ hãi đến một mức nhất định thì người ta biểu hiện hoạt tính vận động
khác thường như chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn để tránh nguy hiểm chẳng hạn. Khi
giận dữ tột cùng, người ta cũng thấy sức mạnh cơ bắp và động tác đột ngột khác
thường.

Về mặt tâm lí, cảm xúc có thể làm tê liệt tạm thời các phán đoán, suy luận và ý
chí của cá nhân.

1.2.2. Các cảm xúc rất đa dạng và phong phú

Sự phong phú của các cảm xúc không chỉ về mặt nội dung của các hiện tượng
mà nó có liên quan tới, mà còn theo các đặc điểm về chất của mình và theo vô số các
sắc thái cảm xúc tương tự. Sự sợ hãi không chỉ xuất phát từ sự khiếp đảm hay khi chủ
thể đối diện với tình trạng bị kích động mà còn có thể bắt đầu từ sự thiếu tự tin ở
chính chủ thể. Người ta có thể vui vì nhiều lý do khác nhau và niềm vui của mỗi lí do
cũng hoàn toàn khác nhau.

1.2.3. Tùy theo loại cảm xúc mà những dấu hiệu bộc lộ sẽ khác nhau

Niềm vui làm khuôn mặt rạng rỡ, cười tươi thêm, tuần hoàn và hô hấp thoải
mái trong lúc nỗi buồn lại làm vẻ mặt sạm lại, mắt mất thần, nhăn nhó… Cảm xúc
xuất hiện và biểu hiện tuỳ thuộc vào trạng thái chủ quan của chủ thể và tuỳ thuộc vào
tính chất của các kích thích.

1.3. Vai trò của cảm xúc trong cuộc sống và trong hoạt động của con người

133
Khi con người thoả mãn được một nhu cầu nào đó hay không, một cảm xúc
tương ứng sẽ được hình thành, có thể là dương tính, có thể là âm tính. Các cảm xúc có
những vai trò nhất định trong quá trình sống và làm việc của con người.

1.3.1. Cảm xúc như một hình thức thích ứng với hoàn cảnh xung quanh

Theo quan điểm tích cực, cảm xúc làm quân bình đời sống tâm lí trong quá
trình cá nhân tiếp nhận những kích thích bất thường. Người ta có thể khóc để làm vơi
bớt nỗi buồn đau hoặc có thể la hét để làm giảm bớt sự phấn kích. Cảm xúc là một cơ
chế giúp con người tự cân bằng đời sống tâm lí, giúp con người biết cách xác định
phương hướng hành động sau đó.

1.3.2. Cảm xúc có vai trò kích thích hành động

Cảm xúc gắn liền với những nhu cầu, động lực của sự phát triển và là nguyên
nhân của những xáo trộn tâm lí tạm thời. Do đó nó có tác dụng kích thích hành động
một cách mạnh mẽ. Cảm xúc là nguồn gốc của sáng tạo nghệ thuật, là cơ sở để có
những hành vi phi thường, là điều kiện để có những cách thức thích nghi độc đáo của
các chủ thể.

1.3.3. Cảm xúc đóng vai trò tích cực trong quá trình giao tiếp

Trong giao tiếp giữa người với người, cảm xúc đóng vai trò truyền đạt quan
trọng. Cảm xúc mang lại cho con người ngôn ngữ truyền cảm, con người biểu lộ thái
độ cảm xúc của mình đối với người khác, với các sự kiện, hiện tượng khác nhau bằng
ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, do đó gây nên phản ứng đáp lại của người khác.

Sự đa dạng, phong phú và trong sáng của cảm xúc sẽ làm cho kinh nghiệm
sống của con người trở nên phong phú hơn, làm cho quan hệ tương hỗ giữa cá nhân
con người có nội dung đầy đủ hơn.

1.4. Các loại cảm xúc

134
Các cảm xúc có thể được phân chia thành các dạng thành phần căn cứ vào các
dấu hiệu đặc trưng đối với chúng về cường độ, thời gian tồn tại... Sau đây là những
dạng cảm xúc tiêu biểu.

1.4.1. Tâm trạng

Tâm trạng là một trong những dạng phổ biến nhất của các trạng thái cảm xúc
của con người. Tâm trạng có những đặc điểm sau:

- Cường độ yếu, tâm trạng thể hiện với cường độ rung động cảm xúc yếu. Tâm
trạng là một trạng thái cảm xúc chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền
cho hoạt động của con người, có ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi của con người. Nguồn
gốc của tâm trạng rất khác nhau, có nguồn gốc gần và xa, trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thời gian tồn tại của một tâm trạng kéo dài đáng kể, tâm trạng bao giờ cũng
là một trạng thái có sự kéo dài, các cảm xúc tương ứng phát triển chậm và duy trì.
trong một khoảng thời gian nhất định. Một tâm trạng nhất định có thể làm con người
bị ảnh hưởng, bị Phân tâm có khi hằng tuần, hằng tháng hoặc lâu hơn nữa...

- Không rõ ràng, "không ý thức". Khi đã ở trong một trạng thái nào đó, con
người vẫn không giải thích được nguyên nhân, không liên hệ được với các đối tượng
khác xác định nào đó. Khi con người giải thích được các nguyên nhân gây ra tâm
trạng thì tâm trạng đó đã biến mất. Điều này không có nghĩa là các tâm trạng hình
thành một cách vô cớ nhưng sự xuất hiện của nó có lúc khiến con người không kiểm
soát được.

- Tâm trạng mang tính chất phân tán đặc biệt. Tâm trạng để lại dấu ấn của mình
trên tất cả những ý nghĩ, thái độ, hành động của con người trong thời điểm đang có
tâm trạng đó. Sự hình thành và thay đổi tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố
chủ quan và khách quan, những nhân tố bên ngoài và bên trong chủ thể.

Sau đây có thể lưu ý đến một số nguyên nhân chủ yếu của các tâm trạng:

135
- Các quá trình và các trạng thái khác nhau của cơ thể. Trạng thái cơ thể không
tốt có thể gây nên tâm trạng không lành mạnh và ngược lại. Vì vậy muốn duy trì tâm
trạng lành mạnh, cằn chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ.

- Các đặc điểm của môi trường xung quanh con người, nơi con người sống và
làm việc. Những kích thích, điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến việc hình thành
những tâm trạng nhất định. Màu sắc, âm thanh, khí hậu... có ảnh hưởng nhất định đến
việc hình thành hoặc thay đổi tâm trạng. Đặc điểm này có thể được vận dụng để tạo
nên những tâm trạng phù hợp với tính chất của tình huống hoặc tính chất của hoạt
động: các Y Bác sĩ thường mặc áo bảo hộ (blue) màu trắng hoặc xanh da trời, các
chức sắc tôn giáo mặc trang phục có màu tương thích với nghi lễ...

- Các đặc điểm tác động lẫn nhau giữa người với người. Các tâm trạng có thể
truyền từ người này qua người kia trong quá trình tiếp xúc qua lại với nhau.

- Những ý nghĩ và biểu tượng của con người, biểu hiện sự thoả mãn hay không
thoả mãn với hành vi của con người, với kết quả hoạt động của họ... sẽ ảnh hưởng đến
việc hình thành những tâm trạng nhất định.

1.4.2. Xúc động

Khi các cảm xúc xảy ra với cường độ mạnh mẽ và biểu hiện đột ngột thì gọi đó
là xúc động. Những đặc điểm nổi bật của xúc động là:

- Rung động cảm xúc biểu hiện bên ngoài mãnh liệt, các quá trình hưng phấn
và ức chế trong não rất mạnh. Đồng thời hoạt động của các trung khu dưới vỏ não
cũng được tăng cường và xuất hiện những rung động cảm xúc bản năng sâu sắc.

- Những rung động cảm xúc xảy ra trong thời gian ngắn, với những đặc điểm
riêng. Xúc động vừa là một quá trình tích cực, vừa không kéo dài lâu và biến đi rất
nhanh.

136
- Những rung động cảm xúc xảy ra có tính chất không có ý thức ở mức đáng
kể. Ở trạng thái xúc động, con người có lúc hoàn toàn không nhận thức được rằng họ
đang làm gì, không thể điều khiển được hành vi, hoạt động của họ, họ hoàn toàn bị
rung động cảm xúc chi phối.

- Rung động cảm xúc thể hiện sự lan toả rất rõ ràng.

2. TÌNH CẢM

2.1. Khái niệm

Tình cảm là thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện
tượng của hiện thực khách quan có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.

Cũng như nhận thức, tình cảm cũng phản ánh hiện thực khách quan và mang
tính chất chủ thể sâu sắc nhưng có những đặc điểm riêng khác biệt so với phản ánh
trong nhận thức.

Tình cảm là những rung động cảm xúc mạnh hơn tâm trạng nhưng lại yếu hơn
xúc động nhiều, đó là những cảm xúc có cường độ trung bình, nhưng đồng thời lại có
những cấu trúc tâm lí rõ ràng. Tình cảm không kéo dài lâu như tâm trạng mà mang
tính chất tiềm tàng, sâu lắng.

2.2. Những đặc điểm của tình cảm

2.2.1. Tính nhận thức

Đặc điểm nổi bật của tình cảm là chủ thể luôn luôn nhận thức được các nguyên
nhân gây nên chúng. Ba yếu tố nhận thức, rung động và thể hiện cảm xúc tạo nên tình
cảm của con người.

2.2.2. Tínhh đối tượng

137
Tình cảm không lan toả như xúc động mà luôn hướng vào một đối tượng nhất
định. Tình cảm có liên hệ chặt chẽ với hoạt động, các tình huống cụ thể gây nên
những rung động nhất định.

2.2.3. Tính ổn định

Tình cảm là một thuộc tính tâm lí của con người, là những kết cấu tâm lí ổn
định, tiềm tàng của nhân cách, rất khó hình thành nhưng cũng rất khó mất đi.

2.2.4. Tính xã hộị

Tình cảm thực hiện chức năng tỏ thái độ của con người, tình cảm mang tính
chất xã hội, chứ không phải là những phản ứng tâm lí đơn thuần.

2.3. Các loại tình cảm

Tình cảm là những rung động cảm xúc rất phức tạp và đa dạng. Ví dụ: căn cứ
vào nội dung và nguyên nhân phát sinh, người ta phân chia thành tình cảm cấp thấp và
cấp cao.

2.3.1. Tình cảm cấp thấp

Loại tình cảm này liên quan chủ yếu đến các quá trình sinh học trong cơ thể,
liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của con người.

2.3.2. Tình cảm cấp cao

Loại tình cảm này xuất hiện liên quan đến việc thoả mãn các nhu cầu xã hội,
nhu cầu tinh thần của con người. Các loại tình cảm này tham gia một cách hữu cơ vào
tất cả mọi hình thức hoạt động, ảnh hưởng mạnh mẽ, rõ ràng đến tính tích cực của con
người.

2.3.3. Tình cảm đạo đức

138
Tình cảm đạo đức biểu thị thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức
trong xã hội, trong quan hệ giữa người với người. Các tình cảm đạo đức sẽ tốt đẹp khi
các hành động và hành vi của con người do các tình cảm ấy xác định tương ứng với
các yêu cầu của xã hội và được xã hội khuyến khích, đánh giá cao.

Tình cảm đạo đức gắn chặt với thế giới quan của con người, với các ý nghĩ, tư
tưởng, nguyên tắc và truyền thống của họ. Các biểu tượng hay ý nghĩ phát sinh trong
ý thức con người vừa gắn với tình cảm đạo đức vừa trở thành nguồn kích thích đối với
hoạt động.

2.3.4. Tình cảm có trí tuệ

Tình cảm trí tuệ là tình cảm gắn với hoạt động nhận thức của con người, chúng
nảy sinh trong quá trình học tập và hoạt động khoa học cũng như trong hoạt động sáng
tạo ở các môn nghệ thuật, khoa học và kĩ thuật khác nhau. Tình cảm trí tuệ rất đa
dạng, được thể hiện bởi ý nghĩ rõ ràng hay mơ hồ, nghi ngờ một vấn đề nào đó. Tình
cảm trí tuệ thể hiện ở sự ngạc nhiên khi bắt gặp cái mới, cái bất thường chưa từng
được biết...

2.3.5. Tình cảm thẫm mĩ

Tình cảm thẩm mĩ được hình thành do vẻ đẹp hay sự xấu xí của các đối tượng
được tri giác tạo nên. Tình cảm thẩm mĩ có thể mang tính chất nhận thức khi chúng
xuất hiện gắn với sự tri giác hiện thực khách quan, chúng có thể trở nên tích cực khi
tham gia một cách hữu cơ vào hoạt động của con người.

2.3.6. Tình yêu (đôi lứa)

Tình yêu được hiểu như một phạm trù vĩnh hằng. Đề tài tình yêu vẫn là đề tài
hấp dẫn nhất từ trước đến nay, nhất là tình yêu đôi lứa. Tình yêu đẹp có vai trò rất lớn
trong đời sống con người nói chung và tuổi trẻ nói riêng.

139
Tình yêu là động lực thúc đẩy con người hoạt động rất mạnh mẽ nếu tình yêu
xuất phát từ những cảm xúc lành mạnh và được bồi đắp dưới một môi trường trong
sáng.

Những đặc điểm của tình yêu:

- Tình yêu không phải là trạng thái tình cảm bình thường, đơn thuần.

- Tình yêu là nguồn sức mạnh tác động đến toàn bộ cuộc sống, hoạt động và
sức sáng tạo của con người.

- Tình yêu dành cho một và chỉ cho một người khác giới nhất định.

- Tình yêu có tính chất bền vững.

- Tình yêu mang sắc thái dân tộc.

- Tình yêu mang tiếng nói địa phương.

2.4. Vai trò của tình cảm

Với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm
tòi chân lí, ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm. tình cảm là chất liệu của sáng
tạo nghệ thuật.

Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của con người và
nó đóng vai trò điều hoà, thiết lập trật tự cho cuộc sống. Giữa hai thái cực trong sinh
hoạt ở con người, sự xung động và tình trạng quán tính, tình cảm giữ cho chúng thế
quân bình. Thiếu tình cảm, con người sẽ rơi vào một trong hai thái cực và mất hết khả
năng thích nghi.

2.5. Các quy luật của đời sống tình cảm

2.5.1. Quy luật di chuyển

140
Quy luật này được thể hiện ở chỗ, tình cảm có thể chuyển từ đối tượng này
sang đối tượng khác hoặc từ nội dung này sang nội dung khác, tuỳ thuộc vào đối
tượng của tình cảm. Hiện tượng di chuyển tình cảm có thể xuất hiện dưới nhiều hình
thức, có thể là sự chuyển tình cảm từ người sang vật. Một cuốn nhật kí của người bạn
thân, một kỉ vật nào đó gắn liền với cuộc sống của một cá nhân nhất định đã làm cho
con người bồi hồi, cảm kích.

2.5.2 Quy luật lây lan tình cảm

Tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác. Nền tảng của quy
luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Một hình thức lây lan là sự đồng
cảm. Đồng cảm là khuynh hướng đưa con người tới chỗ hiểu biết nhau hơn. Tính chất
nổi bật của sự đồng cảm là sự thu hút con người, sự đồng cảm có đối tượng là con
người chứ không phải con vật. Sự đồng cảm toàn diện phải có sự lôi cuốn hai chiều
giữa chủ thể và người kia.

2.5.3. Quy luật tương phản

Tình cảm có sự tác động qua lại với nhau, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của
một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc
nối tiếp nó.

2.5.4. Quy luật pha trộn

Pha trộn tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính và màu sắc dương tính của nó,
màu sắc âm tính còn là nguồn gốc và điều kiện để nảy sinh màu sắc dương tính. Tính
pha trộn cho phép hai loại tình cảm đối nghịch nhau có thể cùng tồn tại ở một con
người, chúng không loại trừ nhau, mà quy định lẫn nhau.

2.5.5. Quy luật thích ứng tình cảm

Một tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi thì
cuối cùng sẽ bị suy yếu, chai sạn.
141
2.5.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm

Tình cảm được hình thành từ các cảm xúc, do các cảm xúc cùng loại được
động hình hoá. Nếu không có cảm xúc, vô cảm thì không có tình cảm gì cả.

Tình cảm được hình thành từ các cảm xúc, nhưng khi đã hình thành thì tình
cảm lại được thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các cảm xúc.

Các quy luật của đời sống tình cảm được thể hiện vô cùng phong phú và đa
dạng trong cuộc sống của con người, các quy luật này ảnh hưởng đến đời sống tình
cảm của con người một cách tự nhiên, trong nhiều trường hợp, con người không thể
nhận biết được là họ đang bị các quy luật chi phối.

3. ĐAM MÊ

3.1. Khái niệm

Đam mê là một khuynh hướng chiếm ưu thế, có thể trở thành thống trị và độc
tôn phá vỡ sự quân bình của đời sống tâm lí. Con người có nhiều nỗi đam mê như đam
mê tiền bạc, đam mê quyền lực, đam mê tình yêu, nghiện các chất độc hại...

Trong cuộc sống, có người lúc đầu có khuynh hướng chuộng tiền tài, dần dần
khuynh hướng tiền bạc trở thành thống trị, con người sẽ trở nên bị lệ thuộc vào tiền
bạc và đến mức độ cuối cùng, con người chỉ còn biết có tiền, khuynh hướng tiền bạc
trở nên độc tôn, người ta coi tiền bạc như lí tưởng của cuộc sống, trong tình trạng
thức, ngủ, con người đều nhìn thấy tiền ở khắp mọi nơi, con người đã đam mê tiền.

3.2. Một vài loại đam mê điển hình

3.2.1. Tình yêu

Giữa chủ thể và một đối tượng, nếu tình cảm nảy sinh, tình yêu nảy nở là
chuyện rất bình thường. Nhưng nếu một lúc nào đó, tình yêu của chủ thể dành cho đối
tượng mỗi ngày thêm mãnh liệt, nó lấn át dần các loại ảnh cảm khác và có thể trở
thành độc tôn hay chuyên nhất, lúc đó chủ thể đã rơi vào tình trạng đam mê.
142
3.2.2. Lòng đam mê khoa học nghệ thuật

Có rất nhiều nhà khoa học, nhiều nghệ sĩ đã hi sinh cả cuộc đời để theo đuổi
các giá trị "Chân", "Thiện", "Mĩ". Họ đã dấn thân sáng tạo giá trị mới với sự đam mê
cuồng nhiệt. Trong họ, tất cả mọi khuynh hướng khác đều trở nên vô nghĩa nếu không
có sự liên quan gì đến những điều họ đang ấp ủ, kì vọng...

Nhờ đam mê những giá trị cao đẹp, con người đã sáng tạo nên những thành quả
rất đáng tự hào.

3.2.3. Nghiện chất độc hại

Ngoài trạng thái đam mê các giá trị "Chân", "Thiện", "Mĩ", cũng cần lưu ý đến
các dạng nghiện chất độc hại. Những đam mê này có những tác hại khôn lường cho
đời sống của con người. Khi con người rơi vào những đam mê như vậy, họ sẽ hoàn
toàn rơi vào tình trạng nô lệ chất độc hại, sự sụp đổ về mặt tâm lí, sinh lý sẽ diễn ra rất
nhanh chóng và khốc liệt.

Tuỳ theo tác dụng, người ta phân biệt chất độc hại gây cảm giác khoan khoái
như thuốc phiện, cocain, loại gây say sưa như rượu, loại gây kích thích như thuốc lá
và các loại thuốc gây ảo giác khác.

Nghiện ngập huỷ diệt nhân cách là gánh nặng cho xã hội và là mối đe doạ cho
nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Nhân loại văn minh, cuộc sống tiến bộ và vì hạnh phúc của
muôn người, chúng ta không thể để loại đam mê này tồn tại.

3.3. Những điều kiện nảy sinh đam mê

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đam mê do những nguyên nhân sâu xa nơi vô
thức mà có, nhưng điều đó không thể phủ nhận rằng có những điều kiện tâm sinh lí
hay môi trường nhất định làm xuất hiện và phát triển đam mê.

3.3.1. Điều kiện tâm lí

143
Một cá nhân có tâm hồn lành mạnh, ý chí vững bền và được giáo dục những lí
tưởng cao đẹp, không thể có những đam mê thấp hèn mà trái lại ở họ sẽ có thể có
những đam mê hướng về những giá trị tinh thần cao cả. Vì thế, trong cuộc sống, sinh
hoạt, việc bồi bổ sức mạnh tinh thần là điều cần thiết.

Những niềm đam mê khác nhau cũng sẽ tuỳ thuộc vào lứa tuổi nhất định, thông
thường tuổi trẻ với những đam mê tình yêu, người trưởng thành với đam mê danh
vọng, người già với đam mê tiền bạc...

3.3.2. Điều kiện sinh lí

Cơ thể khoẻ mạnh, tràn đầy sinh lực khó có thể trở thành mảnh đất xấu cho
những loại đam mê thấp hèn. Luyện tập thân thể là phương cách hữu hiệu để loại trừ
các đam mê xấu.

3.3.3. Môi trường xung quanh

Con người sống trong xã hội tốt, gia đình tốt là môi trường thuận tiện phát sinh
những đam mê cao thượng. Trong một môi trường lành mạnh, tích cực sẽ có nhiều
con người tậnn tụy với nghĩa vụ) hi sinh cho người khác và say mê sáng tạo, tìm tòi
các giá trị mới làm đẹp cuộc đời, hướng đến những đam mê tinh thần cao quý. Nếu
tình yêu chẳng có ai cạnh tranh, phú quý không có người tranh giành thì khó có người
đam mê tình yêu, danh vọng.

3.4. Ảnh hưởng của đam mê trong đời sống

3.4.1. Về trí tuệ

Đam mê làm cho cá nhân thường chỉ có vẻ sáng suốt với đối tượng này mà mù
quáng đối với đối tượng khác, sinh hoạt trí tuệ trở nên nghèo nàn, sai sót. Khi đam
mê, lí luận thường sai lệch, nhiều khi ngụy biện. Đam mê thường tạo nên những mâu
thuẫn giữa hai thái cực, giữa sáng suốt và mù quáng, giữa mãnh liệt và yếu đuối, giữa
phong phú và nghèo nàn

144
3.4.2. Về tình cảm

Khi đam mê, con người thường xúc động nhiều với đối tượng này, khô khan,
tàn nhẫn với người khác. Kẻ biển lận sáng mắt, ấm lòng với tiền bạc, nhưng lại lạnh
lùng, tàn nhẫn với vợ (chồng), con.

3.4.3. Về hoạt động

Khi đam mê, trong hoạt động của con người thường mất quân bình, thiếu tự
chủ trong hoạt động.

Trong cuộc sống, nếu đam mê chỉ ở mức độ một khuynh hướng ưu thế hay nổi
bật thì nó có tác dụng điều hoà hành động, nó trở thành khuynh hướng chủ đạo cho
việc hội nhập các khuynh hướng khác. Nếu đam mê chỉ là khuynh hướng nổi bật thì sẽ
có tác dụng tạo nên những kích thích yêu đời, sáng tạo.

Con người, ai cũng có một tình cảm chan hoà với những xúc làm cảm nổi bật
lên từng cá tính của con người. Khác biệt hoàn toàn với động vật, con người có thêm
một quyền lực nội tại để tự mình làm nổi bật tư cách của mình, vượt lên cao hơn hẳn
so với loài động vật, quyền lực nội tại đó là lí trí. Lí trí giúp con người phân biệt được
những điều tốt, xấu, hay, dở, làm cho con người ngày càng tự tin hơn. Lí trí can thiệp
vào đời sống tình cảm của con người. Sự kết hợp hài hoà giữa tình và lí là một sự kết
hợp cần thiết trong mọi hoạt động của con người trên con đường tự khẳng định mình.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4

Khi nhu cầu của con người được thoả mãn, những cảm xúc sẽ xuất hiện và có
những tính chất khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ thoả mãn nhu cầu như thế nào.

Tình cảm là một hệ thống thái độ của con người đối với những sự vật, hiện
tượng có liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu của họ. Tình cảm bị ảnh hưởng bởi
những quy luật nhất định. Tình cảm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con
người.

145
Đam mê là một biểu hiện trong đời sống tình cảm, nó có ảnh hưởng đến đời
sống của con người.

146
Chương 5: Ý CHÍ VÀ HÀNH VI Ý CHÍ

1. Ý CHÍ

1.1. Khái niệm

Ý chí là khả năng giúp con người hoàn thành những hành vi đã định nhằm đạt
mục đích đã được đặt ra, là khả năng điều hoà và điều khiển có ý thức hành vi của bản
thân mình.

Ý chí là điểm hội tụ của nhận thức và tình cảm hướng vào hoạt động của con
người. Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
vi có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Con người không chỉ
phản ánh hiện thực trong cảm giác, tri giác, biểu tượng và khái niệm của mình, mà còn
tác động và làm thay đổi môi trường xung quanh theo những nhu cầu, ý định và lợi
ích của mình. Trong hoạt động sống, loài vật cũng có tác động vào môi trường bên
ngoài, nhưng trong sự thích nghi không có sự ý thức với môi trường ấy. Ý chí có thể
được xem là khả năng ức chế nhu cầu của con người.

Ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí nhân cách, vì
không phải ai cũng có những nỗ lực giống nhau, không phải ai cũng có sự điều hoà
hành vi giống nhau.

Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã
hội - lịch sử, tuỳ theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất của
những mục đích và của những gì thúc đẩy đối với hành động ở con người được quyết
định ở chỗ từng người tạo lập và biến đổi nhu cầu của bản thân.

Giá trị chân chính của ý chí không chỉ căn cứ ý chí đó như thế nào (cao hay
thấp, mạnh hay yếu) mà còn là nó được định hướng vào cái gì, vì vậy cần phân biệt
mức độ ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.

147
Mục đích hành động của con người được phản ánh trong ý chí là do những điều
kiện cụ thể của hoạt động khách quan quy định. Trong khi điều khiển hành vi con
người, với sự nỗ lực của bản thân chủ thể, ý chí đã thể hiện tính tích cực, thể hiện sự
tự do tương đối của chủ thể trong việc lựa chọn các điều kiện, phương tiện, phương
pháp để đạt được mục tiêu.

Sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi con người là do những điều kiện mà
con người sống và lao động quy định. Ý chí thể hiện tính tích cực có ý thức của chủ
thể, tính tích cực này có mục đích và tác động một cách có kế hoạch.

1.2. Vai trò của ý chí

Ý chí là quá trình chống lại đam mê, dục vọng bên trong và khó khăn của thế
giới bên ngoài, phát huy sự tự do của con người. Dục vọng của con người nếu bị ức
chế quá độ hay buông lỏng đều gây nên những hậu quả tai hại và làm mất hiệu năng
của ý chí.

Nhờ ý chí mà con người có sức mạnh phi thường, vượt qua muôn vàn khó
khăn, trở ngại tưởng như không vượt nổi. Nhờ ý chí mà con người tổ chức được hoạt
động của mình biến đổi được tự nhiên và xã hội, tạo ra được những giá trị vật chất và
tinh thần, thực hiện được những kế hoạch lớn trong đời, có được những phát kiến
khoa học phi thường...

1.3. Các phẩm chất ý chí

Trong quá trình hoạt động, con người sẽ hình thành cho mình những phẩm chất
ý chí cần thiết đặc trưng cho nhân cách của họ và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
thực hiện lí tưởng sống. Sau đây là một số phẩm chất ý chí cơ bản:

1.3.1. Tính mục đích

Đây là một sản phẩm rất quan trọng của ý chí là khả năng con người, với tư
cách là chủ thể của hoạt động, biết xác định những mục đích gần và mục đích xa, có
148
mục đích bộ phận và mục đích tổng thể của cuộc đời... Tính mục đích của ý chí cho
phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của
con người bị ảnh hưởng bởi lí tưởng sống và các nguyên tắc sống của cá nhân.

1.3.2. Tính quét đoán

Quyết đoán là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời và dứt khoát mà
không có những tình trạng dao động không cần thiết. Một con người quyết đoán là
con người làm chủ được hoạt động trí tuệ của mình, một con người có sự tự tin mạnh
mẽ. Tính quyết đoán xuất phát từ trình độ trí tuệ và lòng dũng cảm.

1.3.3. Tính độc lập

Độc lập là năng lực quyết định và thực hiện hành động không chịu ảnh hưởng
của người khác. Tính độc lập còn được thể hiện ở chỗ chủ thể không dễ bị ám thị, bị
áp đặt một cách suy nghĩ, một hành động nào đó. Tính độc lập không phải thể hiện ở
sự bướng bỉnh, khăng khăng chống lại những điều gì khác với mình. Tính độc lập
giúp con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của chính bản thân mình.

1.3.4. Tính kiên trì

Tính kiên trì thể hiện ở cường độ của ý chí, cho phép con người có những
quyết định kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện mục tiêu đã
xác định. Kiên trì không phải là sự lì lợm cũng không phải là sự ương bướng.

1.3.5. Tính tự chủ

Tự chủ là khả năng làm chủ được bản thân mình trong những trường hợp có
những xung đột tâm lí bên trong. Người tự chủ có khả năng duy trì được sự kiểm soát
đầy đủ đối với hành vi của mình, chiến thắng được những thúc đẩy không mong
muốn. Người tự chủ thường có khả năng kìm hãm những hành động không cần thiết
hoặc có hại trong những tình huống cụ thể.

149
Lịch sử có rất nhiều tấm gương nổi bật về tính kiên nhẫn. Trường hợp của Jullo
Iglesias là một điển hình. Năm 20 tuổi, cậu bé bị tai nạn giao thông và bị tàn tật hai
chân và cả đời phải đi lại trên xe lăn nhưng Julio không chấp nhận số phận như vậy và
cậu kiên quyết tập luyện 12 tiếng đồng hồ một ngày trong hai tháng chỉ để cử động
ngón chân. Và cứ như thế kiên trì trong hai năm, cậu bé bắt đầu cử động và sử dụng
được hai bàn chân. Cậu tự dùng tay đẩy xe lăn chạy lên xuống lối đi đến nhà bố mẹ, hi
vọng một ngày nào đó đôi chân sẽ bắt đầu làm việc trở lại.

Cậu bé yêu cầu người ta lắp kính dọc theo lối đi đến nhà bố mẹ để cậu có thể tự
cố gắng hơn nữa khi tự đẩy xe đi. Cuối cùng sự kiên nhẫn và kiên quyết hết mình của
cậu đã giúp cậu bé lấy lại thân hình của mình như xưa. Và việc này được công nhận là
một hiện tượng siêu phàm của con người. (theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi)

Anh Nguyễn Ngọc Ký, đôi tay bị teo từ nhỏ, những tưởng anh không thể làm
được gì vì không sử dụng được tay nhưng anh lại trở thành một thầy giáo nổi tiếng,
hiện nay vẫn còn đang công tác ở TP. Hồ Chí Minh. Quyết không khuất phục "số
phận", Anh Ký đã miệt mài luyện tập để viết bằng chân và điều đó đã trở thành điều
bình thường với anh. Đôi chân thay thế đôi tay và còn viết đẹp hơn nhiều người viết
bằng tay, đó quả là một tấm gương về sự rèn luyện ý chí ở con người.

2. HÀNH VI Ý CHÍ

2.1. Khái niệm

Hành vi ý chí là những hành vi có ý thức, có suy nghĩ hướng về một mục đích
đã được xác định.

Hành vi ý chí có đặc điểm tiêu biểu là chúng có tính mục đích tự giác, do đó
phải tập trung chú ý đến một mức độ nhất định khi thực hiện. Các hành vi ý chí có liên
hệ mật thiết với các quá trình tư duy vì điều quan trọng trong các hành vi đó là phải
nhận thức được các điều kiện và hoàn cảnh nơi con người tiến hành hoạt động. Hành
vi ý chí cũng có thể được xác định như những hoạt động được thực hiện tương ứng

150
với tính chất và mức độ nhận thức của con người. Tư duy chỉ có thể được thực hiện,
phát triển đầy đủ và có kết quả trong các hành vi ý chí.

Hành vi ý chí luôn liên hệ với hoạt động, những hoạt động nhất định là cơ sở
để đạt được mục đích đã được xác định. Các hành vi ý chí bao giờ cũng có sự lựa
chọn phương tiện và biện pháp tiến hành, hành vi ý chí luôn có sự điều chỉnh, điều
khiển ý thức. Tuy nhiên hành vi ý chí cũng có những mức độ nhất định.

Hành vi ý chí đơn giản là những hành vi có mục đích rõ ràng, nhưng sự lựa
chọn phương tiện, biện pháp thực hiện cũng như sự nỗ lực khó khăn không thể đầy đủ.

Hành vi ý chí cấp bách là những hành vi xảy ra trong một thời gian rất ngắn
ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và sự thực hiện quyết định trong một thời gian rất
nhanh. Trong hành vi này, mục đích, phương tiện, cũng như sự nỗ lực bản thân hầu
như hoà quyện cùng nhau.

Hành vi ý chí phức tạp là loại hành vi điển hình, mục đích, phương tiện, sự nỗ
lực được thực hiện một cách rõ ràng.

2.2. Cơ cấu tâm lí của hành vi ý chí

2.2.1. Giải đoạn chuẩn bị

- Kích thích thực hiện hành vi ý chí

Những kích thích sẽ xảy ra khi chủ thể nhận thức vấn đề, có thể là những nhận
thức rất mơ hồ về những nhu cầu vừa nảy sinh, cũng có thể là sự nhận thức về sự khó
khăn mới xuất hiện. Trong hầu hết các trường hợp, sự nhận thức đều có liên quan đến
trạng thái cảm xúc tương ứng với nhu cầu ấy...

- Mục đích hành động được xác định

Những hành vi ý chí được thực hiện ở chỗ nó được kết thúc với một kết quả đã
được xác định trước trong biểu tượng của chủ đề ngay từ khi còn chưa bắt đầu thực

151
hiện hành động. Khi không có những biểu tượng về mục đích thì hoạt động sẽ mất
tính chất ý thức, sẽ không còn là hoạt động có tính chủ đích nữa.

- Các phương tiện, phương pháp cần thiết được lựa chọn

Lựa chọn các phương tiện và phương pháp thích hợp là một giai đoạn rất quan
trọng để tiến hành các hành vi ý chí, nếu các biểu tượng này không có hoặc có không
rõ ràng thì các hành vi ý chí có thể không thực hiện được.

- Ý định thực hiện hoạt động nhất định

Khi không có ý định như thế thì hoạt động khó có thể hoạt động được cho dù
đã có những biểu tượng về mục đích và phương thức hoạt động rất rõ ràng.

- Quyết định thực hiện hoạt động

Kết quả của những đấu tranh bản thân là việc đưa đến những quyết định. Quyết
định là việc kết thúc giai đoạn chuẩn bị cho hành vi ý chí. Quyết định nghĩa là dừng
lại ở mục đích và những phương pháp, phương tiện tiến hành hành vi ý chí. Người ta
có thể phân biệt các loại quyết định sau đây:

- Quyết định thông thường

Là quyết định hầu như không tách rời khỏi các ý muốn cụ thể, thể hiện tiêu
biểu qua các hành vi ý chí đơn giản, dễ dàng xảy ra, không có sự dao động gì và
thường không có sự đấu tranh giữa các động cơ hoặc sự đấu tranh ấy bị hạn chế đối
đa. Quyết định thông thường là quyết định được vận dụng theo truyền thống đã hình
thành mà không cần có sự nỗ lực đặc biệt nào.

- Quyết định không có đủ cơ sở

Là quyết định được đưa ra trong những tình huống khó khăn mà chủ thể chưa
có sự chuẩn bị để vượt qua. Thông thường, những quyết định như vậy xảy ra ở những

152
người thiếu kiên quyết, kém ý chí, quy phục hoàn cảnh và không có lí tưởng sống rõ
ràng.

- Quyết định có ý thức

Là quyết định tiêu biểu đối với hành vi ý chí được thực hiện một cách độc lập
sau khi đã phân tích kĩ các tình huống. Những quyết định loại này thường gắn liền với
sự nhận thức đầy đủ bản chất, tầm quan trọng và sự cần thiết của hành động cần tiến
hành.

- Nỗ lực ý chi

Sự nỗ lực ý chí thể hiện ở sự chú ý tập trung vào hoạt động cần thiết, hoặc ở sự
kích thích chủ thể hoạt động, mặc dù có những khó khăn trở ngại nảy sinh trên con
đường đạt tới mục đích.

Sự nỗ lực ý chí thường khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của
những khó khăn phải nỗ lực để vượt qua. Có thể phân thành mấy nhóm khó khăn sau
đây:

Những khó khăn khách quan do những đặc điểm tiêu biểu của bản thân các đối
tượng và các hiện tượng khác nhau quy định.

Những khó khăn chủ quan do những đặc điểm riêng của bản thân chủ thể, do
những mối quan hệ đã hình thành giữa chủ thể với hiện thực xung quanh quy định.

Các hành vi ý chí để khắc phục những khó khăn khách quan luôn gắn với việc
tiếp thu những thao tác làm việc cần thiết và phải có sự tập luyện.

Các hành vi ý chí để khắc phục những khó khăn chủ quan luôn gắn với việc
giáo dục nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công việc chủ thể đang thực hiện, giáo dục
khả năng kiềm chế cảm xúc có ảnh hưởng đến những việc thực hiện các hành vi cụ
thể.

153
2.1.2. Giai đoạn thực hiện quyết định đã đề ra

Việc thực hiện được tiến hành bằng các thao tác hoạt động nhất định nhằm đạt
tới mục đích với những phương thức nhất định. Thiếu giai đoạn này thì không thể có
hành vi ý chí nữa.

2.2.3. Giai đoạn đánh giá kết quả của hành vi

Sau khi các hành vi ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng đánh giá các
kết quả đã đạt được. Việc đánh giá này rất cần thiết để rút kinh nghiệm cho những
hành vi sau đó. Việc đánh giá hành vi ý chí có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong hoạt
động của con người, nó trở thành sự kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo.
Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa những hành
động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục tăng cường và cải tiến hành
động đang thực hiện.

2.3. Động cơ của hành vi ý chí

Các hành vi ý chí là những hành động có ý thức được con người tiến hành
trong những điều kiện cụ thể và theo những động cơ nhất định.

Động cơ là bất kì một sự rung động tâm lí nào làm chất liệu kích thích chủ thể
hoạt động hoặc kìm hãm hoạt động.

Các động cơ của hành vi ý chí rất đa dạng, tô điểm thêm cho ước mơ của con
người với những sắc thái cảm xúc nhất định. Thông thường các động cơ của hành vi ý
chí luôn mang tính chất có ý thức nhưng không phải tất cả các động cơ được biểu hiện
đầy đủ trong các hoạt động. Người ta phân biệt các giai đoạn phát triển sau đây của
các động cơ, từ những biểu hiện ban đầu đến những biểu hiện có ý thức hoàn toàn ở
người lớn.

2.3.1. Ý hướng

154
Ý hướng thể hiện rõ nhất ở trẻ em tuổi sơ sinh, ý hướng liên quan chặt chẽ với
những cảm giác thông thường về sự thoả mãn mà tử đó có được xu hướng và hình
thức riêng của mình. Tính chất tích cực là đặc điểm tiêu biểu của ý hướng với tất cả
tính không có ý thức của mình, nên ý hướng có thể được xem như là yếu tố xuất phát
trong việc hình thành động cơ ý chí.

2.3.2. Khát vọng

Tuỳ theo sự phát triển của ý thức. Ý hướng sẽ dần dần trở nên rõ ràng hơn.
Điều đó xảy ra khi ý hướng không có ý thức nhằm thoả mãn nhu cầu vừa nảy sinh là
gặp trở ngại và không thể thực hiện được. Trong trường hợp nhu cầu không được thoả
mãn sẽ bắt đầu được nhận thức dưới dạng khát vọng có phần mơ hồ với một đối tượng
tương đối xác định.

2.3.3. Nguyện vọng

Nguyện vọng thể hiện ở biểu tượng rõ ràng và xác định mục đích mà chủ thể
hướng đến. Nguyện vọng bao giờ cũng gắn với tương lai, với những điều chưa có
trong hiện tại và chưa xảy ra trong quá khứ, nhưng đó là điều chủ thể muốn làm được
hoặc muốn đạt được. Những biểu tượng về phương tiện thực hiện chưa được xuất hiện
rõ ràng.

2.3.4. Ý muốn

Đây là giai đoạn cao hơn trong sự phát triển của các động cơ, trong trường hợp
biểu tượng về mục đích và về phương tiện đã có sự kết hợp.

So với nguyện vọng đơn giản thì ý muốn có ánh chất thực tế và tích cực hơn,
trong ý muốn luôn thể hiện ý định thực hiện hoạt động, biểu hiện khát vọng đạt mục
đích nhờ phương tiện nhất định.

Thông thường, lúc xảy ra các hành vi ý chí phức tạp luôn có một số động cơ
khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau. Các động cơ đó tác động lẫn nhau, kiềm chế hành
155
vi ý chí đồng thời gây nên trạng thái dao động bên trong và trạng thái đó được gọi là
sự đấu tranh giữa các động cơ. Cuộc sống tinh thần của con người càng phong phú thì
các động cơ chi phối con người càng cao hơn và phức tạp hơn. Bản thân quá trình đấu
tranh giữa các động cơ luôn phản ánh các mâu thuẫn giữa cảm giác sợ hãi và ý thức
nghĩa vụ, giữa được phép và không được phép, giữa những lý tưởng xã hội và những
khát vọng, cảm xúc của cá nhân.

Những hành vi, hành động không xác định được những phương tiện, phương
pháp thực hiện và mơ hồ về mục đích có thể xem như những hành vi, hành động duy ý
chí.

2.4. Rèn luyện ý chí

Ý chí có thể được rèn luyện bằng nhiều phương pháp khác nhau chủ yếu dựa
trên mức độ và tính chất của sự quyết tâm của con người.

- Cố gắng xây dựng những thói quen tốt, luôn chống lại những đam mê vô thức

- Luôn ý thức chính mình, chống lại những cử chỉ máy móc.

- Luôn cố gắng làm chủ những rung động, cố gắng điều hoà cuộc sống, mỗi
ngày làm một việc gì đó chứng tỏ mình mạnh hơn sự thúc đẩy của bản năng.

3. THÓI QUEN – TẬP QUÁN

3.1. Khái niệm

Trong cuộc sống và hoạt động, không phải lúc nào con người cũng tiến hành
các hành vi ý chí, không phải hành vi nào của con người cũng là hành vi ý chí. Bên
cạnh những hành vi ý chí, con người còn có một loại hành vi, hành động khác, phối
hợp, hỗ trợ cho hành vi ý chí đó là hành vi, hành động tự động hoá.

Hành động tự động hoá là hành động lúc đầu vốn là hành vi, hành động ý chí
nhưng do được lặp lại nhiều lần hay do tệp luyện mà trở thành tự động, nghĩa là không

156
cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức. Trong một hành vi ý chí, thường có một số
thành phần đã được tự động hoá. Nhờ vậy, ý thức và nghi lực được tập trung vào
những thành phần chủ yếu, quan trọng của hoạt động.

Tập quán là một khả năng được hình thành bởi sự tiếp tục của cùng một trạng
thái thường xuyên giúp cho cá nhân chịu đựng hay hoạt động dễ dàng ít cần đến sự cố
gắng. Có thể có những thói quen hoạt động, thói quen tinh thần, thói quen chịu đựng
một tình trạng nào đó...

Thói quen - tập quán là loại hoạt động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của
con người.

3.2. Kĩ xảo và thói quen

Kĩ xảo và thói quen giống nhau ở chỗ đều là hành động tự động hoá, nhưng
giữa kĩ xảo và thói quen có những sự khác nhau rõ rệt.

Kĩ xảo là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức, nghĩa là được tự
động hoá nhờ luyện tập. Những hành động kĩ xảo có những đặc điểm sau đây: Kĩ xảo
không có sự kiểm soát thường xuyên của ý chí, không cần có sự kiểm tra bằng thi
giác.

- Động tác mang tính chất khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít
tốn năng lượng thần kinh và cơ bắp nhất.

- Kĩ xảo được hình thành trên cơ sở những kĩ năng sơ đẳng.

Cùng là hành động tự động hoá nhưng kĩ xảo mang tính chất kỹ thuật thuần tuý
còn thói quen mang tính chất nhu cầu, nếp sống của con người.

Con đường hình thành chủ yếu của kĩ xảo là sự luyện tập có mục đích và có hệ
thống còn thói quen được hình thành bằng nhau con đường khác nhau trong đó có con
đường tự phát.

157
Thói quen có tính bền vững cao hơn kĩ xảo, nó gắn chặt với hoạt động và hành
vi con người vững chắc hơn so với kĩ xảo, thói quen rất khó thay đổi, khó sửa chữa
hơn kĩ xảo.

Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức, có những thói quen tốt, có những
thói quen xấu, những thói quen có lợi, những thói quen có hại.

3.3. Những quy luật hình thành kĩ xảo

Sự hình thành kĩ xảo không chỉ dẫn đến sự củng cố mà còn dẫn đến sự hoàn
thiện hành động bằng cách lĩnh hội các thủ thuật làm việc ngày có hiệu quả hơn. Quá
trình luyện tập để hình thành kĩ xảo diễn ra theo các quy luật sau:

3.3.1. Quyt luật sự tiên bộ không đồng đều về kĩ xảo

Trong quá trình hình thành kĩ xảo, kết quả luyện tập không đồng đều, lúc tiến
bộ nhanh, lúc tiến bộ chậm. Kết quả luyện tập kĩ xảo không chỉ phụ thuộc vào số lần
củng cố mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác.

3.3.2. Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập

Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất đối với nó
và không thể nâng kết quả lên cao hơn nữa. Mức kết quả cao nhất mà mỗi phương
pháp luyện tập có thể đem lại được gọi là "đỉnh" của phương pháp đó. Muốn đạt được
kết quả cao hơn nữa, trong luyện tập cần biết thay đổi không ngừng phương pháp
luyện tập, sử dụng phương pháp có đỉnh cao hơn.

3.3.3. Quy luật tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới

Trong quá trình hình thành kĩ xảo mới, những kĩ xảo cũ đã có ở người luyện
tập có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành kĩ xảo mới.

3.3.4. Quy luật dập tắt kĩ xảo

158
Một kĩ xảo đã được hình thành, nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên
thì sẽ bị suy yếu và có thể mất hẳn, đó là sự dập tắt kĩ xảo. Trong quá trình hoạt động
cần có sự ôn luyện thường xuyên để củng cố và không làm mất kĩ xảo đã có.

3.4. Giá trị của những thói quen

Những thói quen – tập quán có giá trị nhất định trong hoạt động và đời sống
con người. Thói quen có thể có lợi hoặc có hại cho hoạt động cụ thể của con người.

3.4.1. Những lợi ích của chói quen

Thói quen - tập quán làm không gian của con người thêm lan rộng, giúp trí tuệ
có điều kiện hướng vào những điều có giá trị cao hơn.

- Thói quen - tập quán huấn luyện cho con người những tình cảm tốt: kiên
nhẫn, trầm tĩnh, bớt rối loạn tâm hồn.

- Thói quen - tập quán giúp con người mở rộng phạm vi ý thức và giảm bớt
cường độ chú ý, tăng cường sức mạnh tri thức.

3.4.2. Những điều không có lợi của thói quen

- Con người dễ trở thành máy móc, rập khuôn trong hoạt động thực tiễn.

- Trong đời sống tình cảm, làm cho con người dễ thụ động trong việc chịu đựng
kham khổ, sắt đá, làm tình cảm bớt phong phú, mất đi tính chất nghệ sĩ trong hoạt
động.

- Trong đời sống trí tuệ, dễ có những thành kiến trong tư tưởng, trong phương
pháp tư duy làm mất đi tính sáng tạo dẫn đến những lối mòn trong sự tiếp thu tư
tưởng, trong việc tìm tòi chân lí.

4. SỰ SAI LỆCH HÀNH VI XÃ HỘI

159
Những hành vi sai lệch là những hành vi không hợp với chuẩn nhất định,
những chuẩn mực này do xã hội thừa nhận và ấn định.

Các nhà sinh học xem xét hành vi trong mối liên hệ với môi trường, hành vi là
những phản ứng của cơ thể nhằm thích nghi với môi trường. Theo hướng này thì
chuẩn mực để đánh giá hành vi là mức độ thích nghi của cơ thể đối với môi trường,
những hành vi được xem là làm cho cơ thể không thích nghi được với môi trường là
hành vi không hợp chuẩn, hay hành vi lệch chuẩn.

Tuy nhiên con người không chỉ thích nghi với môi trường tự nhiên mà còn
thích nghi với các môi trường xã hội nữa. Những người theo thuyết hành vi mới cho
rằng con người có sự lựa chọn các kích thích, con người chỉ trả lời các kích thích có
lợi cho chính mình. Quá trình sống là quá trình đáp ứng lại các kích thích có lợi cho
con người. Theo quan điểm này thì chuẩn mực để đánh giá hành vi cũng vẫn là mức
độ thích nghi của con người với môi trường.

Trong Tâm lí học hiện đại, con người là chủ thể tích cực của hoạt động, họ làm
chủ bản thân và làm chủ môi trường chứ không phải chỉ là một cá thể thích nghi một
cách thụ động với môi trường. Những hành vi của con người bao giờ cũng hướng đến
những mục tiêu nhất định, và hành vi con người luôn luôn được thay đổi, phát triển
chứ không phải bất biến. Hành vi của con người là những hành vi tích cực để thoả
mãn nhu cầu ngày càng cao và có tính chất xã hội rõ ràng. Hành vi của con người bị
chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vì vậy xem xét chuẩn mực hành vi phải xem xét
hành vi của con người trong một môi trường nào đó, trong một cộng đồng người nhất
định.

Có thể có những căn cứ để xem xét chuẩn mực hành vi như sau:

- Chuẩn mực được xem xét trên cơ sở một mẫu số chung nhất định của những
người trong một cộng đống, những hành vi tương tự như nhau trong một hoàn cảnh
xác định nào đó được xem là chuẩn. Những hành vi của người nào đó không giống
như vậy có thể xem là hành vi lệch chuẩn.
160
- Chuẩn mực được hướng dẫn, được quy định, được thống nhất trên cơ sở
những giá trị của xã hội, của cộng đồng. Loại chuẩn mực này được hình thành trên
nền tảng những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng thành viên. Vì vậy, những
hành vi nào trái với hướng dẫn, trái với những nguyên tắc đã có, trái với những yêu
cầu chung thì được xem là những hành vi lệch chuẩn.

- Chuẩn mực được xác định trên cơ sở những quy ước của cá nhân, những quy
ước này không mâu thuẫn với giá trị xã hội nói chung nhưng quy định mục tiêu riêng
của cá nhân ấy. Những hành vi phù hợp với mục đích của cá nhân được xem là hành
vi hợp chuẩn, và ngược lại những hành vi không phù hợp với mục đích cá nhân được
xem là hành vi lệch chuẩn.

Có thể nhận thấy rằng những hành vi lệch chuẩn hay không là do sự đánh giá
khách quan của xã hội, của những người xung quanh. Những hành vi lệch chuẩn như
một hiện tượng xã hội, nó được đánh giá không phục thuộc vào sự phán xét chủ quan
của cá nhân. Sự bình thường hay bất bình thường của các hành vi hoàn toàn phụ thuộc
vào sự đánh giá bình thường của cộng đồng.

Có hai mức độ sai lệch hành vi con người dưới góc độ tâm lí. Những hành vi
sai lệch ở mức độ thấp và không thể hiện thường xuyên. Trong trường hợp này, cá
nhân có những biểu hiện không bình thường ở hành vi nhưng không ảnh hưởng đến
hoạt động chung của cộng đồng cũng như đến đời sống của gia đình và của chính họ.
Những hành vi ở mức độ này, cộng đồng có thể chấp nhận được nhưng vẫn có những
trở ngại trong tâm lí ở một mức độ nhất định. Những hành vi sai lệch mức độ cao hơn
và xảy ra có tính chất thường xuyên, những hành vi này có ảnh hưởng đến đời sống
riêng và chung của con người và cộng động. Những hành vi sai lệch mức độ cao như
thế thường là các hành vi bệnh lí, cần được trị liệu với những phương pháp thích hợp.

Tâm thần là một trong những lĩnh vực "khó khăn" và ít được khai phá nhất của
y học. Một bác sĩ tâm thần có thể không bao giờ biết chắc những gì trong đầu bệnh

161
nhân. Có rất nhiều loại bệnh, chứng lệch lạc và rối loạn khác nhau trong căn bệnh này.
Dưới đây là những chứng đáng quan tâm nhất.

- Hội chứng cánh tay lạ

Đây là một rối loạn thần kinh khiến cho tay của người bệnh dường như tồn tại
một cách độc lập với cơ thể. Đôi khi người bệnh không ý thức được bàn tay đang làm
gì, cho đến khi nó thu hút sự chú ý của anh (hay chị) ta. Bàn tay lạ có thể tạo ra những
hành vi phức tạp như phá hỏng các nút bấm hoặc cởi quần áo.

- Hội chứng giọng nói lạ

Hội chứng khiến cho người ta nói thứ ngôn ngữ bản địa theo cách như thể
người nước ngoài đang nói. Chẳng hạn, một người bản địa châu Mĩ có thể nói bằng
giọng mang ngữ âm kiểu Pháp. Hội chứng này thường xuất hiện sau một chấn thương
não nghiêm trọng, chẳng hạn cơn đột qụy.

- Hội chứng Capgras (ảo giác gấp đôi)

Đây là một rối loạn hiếm gặp, ở đó người bệnh có ảo tưởng rằng một người có
liên hệ mật thiết với mình, chẳng hạn một thành viên trong gia đình, bị thay thế bởi
một kẻ mạo danh giống hệt.

- Nỗi sợ con số 13 (Triskaidekaphobia)

Adolf Hitler là một người như vậy. Nỗi sợ hãi đặc biệt thứ sáu ngày 13 được
gọi là paraskavedekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Nỗi sợ số 4 ở Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được gọi là Tetraphobia.

- Làm việc quá nhiều (Bigorexia)

Bigorexia hay Muscle dysmorphia là dạng rối loạn mà ở đó một người bị ám


ảnh rằng anh ta không đủ vạm vỡ. Hội chứng này có thể khiến bệnh nhân:

162
- Liên tục soi lại mình trong gương

- Đau khổ vì bỏ qua một bài tập thể dục

- Sẵn sàng uống những loại thuốc nguy hiểm

- Bỏ bê công việc, bạn bè, gia đình chỉ để luyện tập

- Sưu tầm quá nhiều sách (Bibliomania)

Hội chứng này là một rối loạn ám ảnh ép buộc, liên quan đến việc thu thập sách
để chỉ ra nơi nào mà các mối quan hệ xã hội hoặc sức khoẻ đang xuống cấp. Việc mua
rất nhiều bản sao của cùng một cuốn sách, nhà xuất bản và tích lũy chúng ngoài khả
năng sử dụng hoặc đọc thường là triệu chứng của Bibliomania.

- Hội chứng đầu nổ tung

Nó khiến cho bệnh nhân thường xuyên trải nghiệm những tiếng ồn kinh khủng
như thể nó phát ra ở trong đầu anh (chị) ta, thường được mô tả như một vụ nổ hoặc
tiếng gầm rú. Điều này thường xuyên xảy ra trong 1 - 2 giờ khi rơi vào giấc ngủ,
nhưng không phải là kết quả của một giấc mơ.

- Trichotillomania

Là một rối loạn kiểm soát bốc đồng, được đặc trưng bởi việc lặp lại những thôi
thúc nhổ tóc trên đầu, nhổ râu, lông mũi, lông mu, lông mày hoặc các loại lông khác
trên cơ thể. Hội chứng này có thể có họ hàng xa với chứng rối loạn ám ảnh ép buộc.

- Sợ đàn ông (Androphobia)

Androphobia là nỗi sợ đần ông dai dẳng và bất thường. Người bệnh cảm thấy
lo lắng ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào.
Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó như
một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ.

163
- Giả ốm để được quan tâm (Munchausen syndrome)

Ở hội chứng này, người bệnh giả đò, thổi phồng, hoặc tạo ra các triệu chứng
ốm để thu hút sự cảm thông, chú ý và an ủi của bác sĩ.

4.1. Chuẩn mực xã hội

Chuẩn mực xã hội là một giá trị rất cần thiết và không thể thiếu trong các mối
quan hệ khác nhau. Chuẩn mực xã hội là một trong những phương tiện định hướng
hành vi, kiểm tra hành vi của một cá nhân hay của một nhóm người. Chuẩn mực xã
hội quy định những giá trị cơ bản, những mục tiêu cơ bản, những điều kiện, những
giới hạn cho phép, các hình thức, cung cách ứng xử mẫu mực trong những lĩnh vực
quan trọng nhất của đời sống con người.

Chuẩn mực là những giá trị, những quy tắc, những yêu cầu của xã hội đối với
cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Những quy tắc, giá trị này có thể được thừa
nhận một cách công khai thông qua những văn bản cụ thể, nhưng cũng có thể được
lưu giữ trong truyền thống có tính chất quy ước không bằng lời. Chuẩn mực xã hội
nào cũng có 3 thuộc tính là tính lợi ích, tính bắt buộc và tính khả thi trong thực tế. Có
thể có những loại chuẩn mực sau đây:

- Chuẩn mực đạo đức: Chuẩn mực này quy định và những giá trị đạo đức,
những nguyên tắc, ràng buộc đạo đức... được mọi người thừa nhận như một truyền
thống, vì vậy chuẩn mực này có tính linh động rất cao. Sự ảnh hưởng của chuẩn mực
đạo đức thường thông qua cơ chế tâm lí bên trong con người, được vận dụng, xử lí rất
linh hoạt và mềm dẻo.

- Chuẩn mực pháp luật: Là hệ thống các quy tắc định hướng hành vi cá nhân
có tính chất khách quan được ghi thành văn bản. Chuẩn mưc pháp luật rõ ràng và có
những hướng dẫn cụ thể là khuôn phép không có tính chất mềm mỏng trong việc thi
hành.

164
- Phong tục truyền thống: Là chuẩn mực nói lên tính chất văn hoá của cộng
đồng, là những nguyên tắc, quy ước sinh hoạt trong cộng đồng đã hình thành trong
lịch sử. Phong tục và tập quán có thể được lưu giữa trong gia đình và có thể được ghi
nhận công khai hoặc có tính chất truyền thống:

- Chuẩn mực chính trị: Là những tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi con người
trong đời sống chính trị trong môi trường hoạt động chính trị.

- Chuẩn mục thẩm mĩ: Là những quy ước và các giá trị trong hoạt động sáng
tạo nghệ thuật, trong việc thưởng thức cái đẹp, trong các hành vi đạo đức, trong việc
cảm thụ thẩm mỹ nói chung.

4.2. Sư sai lệch hành vi xã hội

Hành vi của con người luôn được xã hội phán xét, đánh giá dưới nhiều khía
cạnh khác nhau. Những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội được xem là hành vi
hợp chuẩn và ngược lại những hành vi không hợp chuẩn được gọi là hành vi sai lệch.

Sự sai lệch hành vi xã hội có thể có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan. Có thể có những nguyên nhân như sau:

- Trong hoạt động, trong lúc thể hiện các hành vi, cá nhân có sự hiểu biết
không thật đúng, không chính xác về các chuẩn mực xã hội, vì vậy, trong hành động,
họ có những hành vi lệch chuẩn vì những nhận thức không đúng đó. Trong trường hợp
này chủ thể của các hành vi lệch chuẩn không biết rằng mình đang có những sai lệch
nhất định.

- Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, có thể cá nhân không chấp
nhận những chuẩn mực xã hội nào đó, nhận thức của cá nhân về chuẩn mực không
thống nhất với mô hình chung của xã hội, cá nhân hành động theo quan niệm riêng,
mục tiêu riêng của mình, khác với chuẩn mực chung. Trong trường hợp này, cá nhân
thực hiện những hành vi một cách có ý thức với sự tin tưởng nhất định và vì vậy, cá
nhân luôn cho rằng mình đúng, không chịu thừa nhận mình sai.
165
- Trong quá trình hoạt động, cá nhân biết mình sai nhưng vẫn không từ bỏ mục
tiêu của mình, vẫn vi phạm chuẩn mực chung. Những hành vi lệch chuẩn này xảy ra
do chủ thể không tự kiềm chế được mình, xã hội cũng không có những biện pháp tác
động thích hợp để kiểm tra, tỏ thái độ một cách chính xác.

- Trong quá trình phát triển chung, xã hội có những biến đổi nhất định, các
chuẩn mực cũng thay đổi theo sự biến đổi ấy, chuẩn mực xã hội không còn phù hợp
với điều kiện xã hội lịch sử cụ thể, cá nhân không có những tiêu chuẩn mới để làm
chỗ dựa, họ cũng đã thực hiện những hành vi sai lệch.

Các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội rất đa dạng và có thể biểu hiện dưới
dạng hành vi cá nhân hay hành vi của một cộng đồng.

Các hành vi sai lệch chuẩn mực có những tác động không tích cực cho các
nhân cách, nó gây nên những hậu quả xấu cho cá nhân và cho xã hội, làm suy thoái
nhân cách, làm tổn thương con người về mặt thể xác và tinh thần.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 5

- Ý chí là quá trình nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại để hoàn thành những
hành vi, hoạt động có mục đích ý chí là khả năng điều hoà và điều khiển có ý thức
hành vi của cá nhân.

- Hành vi ý chí là hành vi có ý thức, có cân nhắc và luôn hướng về một mục
đích đã được đặt ra. Hành vi ý chí trải qua nhiều giai đoạn và có những thang bậc
động cơ nhất định.

- Thói quen, kĩ xảo là những hành vi, hành động tự động hoá và có những đóng
góp quan trọng trong quá trình hoàn thành những mục tiêu của con người.

166
Chương 6: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Tâm lí người có bản chất xã hội, là kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người đã
được biến thành của riêng từng người trong quá trình con người thâm nhập vào các
mối quan hệ xã hội. Việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lí người phải hướng đến mức
độ hoạt động - nhân cách. Trong điều kiện này, tâm lí được xét trong quá trình hình
thành và phát triển bằng hoạt động ở từng người và hoạt động này diễn ra trong sự tự
hoà nhập vào các mối quan hệ xã hội đa dạng, trong mối liên hệ với hoạt động của
người khác. Hình thành tâm lí con người nghĩa là xây dựng một mô hình người phù
hợp với các giá trị xã hội, tức là xây dựng một nhân cách. Nhân cách là vấn đề trung
tâm của khoa học tâm lí và là một đầu mối quan trọng của nhiều khoa học khác, vì vậy
việc hiểu rõ vấn đề nhân cách cũng giúp con người hiểu rõ hơn các vấn đề xã hội -
lịch sử.

1. KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH


1.1. Khái niệm

Đã có rất nhiễu ngành khoa học nghiên cứu về con người và xây dựng nên
những mô hình với những nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau.

Có người cho rằng trong con người bình thường đang hiện hữu, có một con
người nhỏ xíu bên trong điều khiển mọi phản ứng của thể xác để thích nghi với sự
biến đổi của thế giới xung quanh, con người nhỏ xíu này trở thành một quyền năng
đầy sức mạnh và có tính chất huyền bí.

Cũng có người cho rằng có một "con người bản năng", họ xem con người là
một sinh vật đơn thuần, mọi hoạt động của con người đều do bản năng quy định. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng con người có bản năng sống nhưng là bản năng được xã hội hoá
khác hẳn với những bản năng thuần tuý của con vật.

Cũng có lúc người ta đưa ra khái niệm con người kĩ thuật, con người chính trị,
con người xã hội...

K.Marx đã đưa ra một quan điểm rất khoa học về con người." Bản chất con
người không phải là cái chung chung, trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt,
trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội"
(K.Marx, Luận cương về Feuerbach). Chính ông cũng đã phát biểu: "Bản chất của
167
"con người đặc thù" không phải là bộ râu của nó, không phải là máu của nó, không
phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó". (K.Marx,
Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, NXB Sự thật, Hà Nội. 1977, trang
86)

Con người là một sản phẩm của lịch sử xã hội, là một thực thể mang bản chất
xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính có ý nghĩa xã hội được hình thành
trong quá trình sống và kết quả của sự tác động qua lại giữa người và người.

Con người vẫn là một bộ phận, là khâu tiến hoá cao nhất của tự nhiên và là một
thực thể mang bản chất tự nhiên - sinh học, mang trong mình sức sống của tự nhiên.
Con người đóng vai trò quyết định trong tất cả các yếu tố kiến tạo nên một cuộc sống
tràn đầy hạnh phúc trong bất kì tình huống nào, trong bất kì điều kiện nào.

Trong mỗi người tồn tại rất nhiều mối quan hệ. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ
này mà con người trong những trường hợp cụ thể được nhìn nhận như một chủ thể
hoặc như một nhân cách. Khi con người được nhìn nhận như một đại diện của loài, thì
con người đó là một cá nhân (một cá thể người). Cá nhân là một khái niệm chung cho
những con người cụ thể sống trong một cộng đồng, một xã hội nhất định, không phân
biệt trên bất kì lĩnh vực nào. Khi cá nhân tiến hành các hoạt động có mục đích, có ý
thức với những hành vi ý chí nhất định, cá nhân ấy được xem như một chủ thể.

Khi xem xét, nhìn nhận một con người với tư cách là một thành viên của xã
hội, một chủ thể của các mối quan hệ và các hoạt động thì con người ấy được đánh giá
như một nhân cách.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách.

Các học thuyết có tính chất sinh vật hoá nhân cách cho rằng bản chất của nhân
cách nằm trong mâu thuẫn giữa các bản năng sống và bản năng chết là ở các đặc điểm
hình thể, ở góc mặt hay ở thể tạng của con người.

168
Quan điểm xã hội hoá nhân cách một cách máy móc lấy sự xem xét các quan
hệ xã hội để thay thế một cách đơn giản các thuộc tính tâm lí của cá nhân. Cũng có
quan điểm quá rộng về nhân cách, chỉ chú ý đến những nét chung mà bỏ qua cái riêng
của con người, ngược lại cũng có quan điểm chỉ chú trọng đến cái riêng mà xem nhẹ
cái chung, cái khái quát của cá nhân.

Khái quát những nét đặc trưng từ những nhận định trên đây, một định nghĩa về
nhân cách được các nhà tâm lí chấp thuận đã được đưa ra:

Nhân cách là một hệ thống các đặc điểm tâm - sinh lí của một cá nhân quy định
giá trị xã hội và những hành vi xã hội của cá nhân ấy. Nhân cách thể hiện bản sắc và
giá trị xã hội của con người, nhân cách là chất lượng tích hợp của cá nhân.

Những thuộc tính tâm sinh lí hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau, làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Những
thuộc tính trong hệ thống ấy có cái chung từ xã hội, từ các mối quan hệ trong xã hội
nhưng đã trở thành cái riêng của từng người. Giá trị xã hội của con người thể hiện ở
những việc làm, trong cung cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến và
được xã hội đánh giá. Những thuộc tính tâm lí tạo nên nhân cách thường biểu hiện
trên ba cấp độ sau đây:

- Cấp bộ bên trong cá nhân, bộc lộ trong không gian tồn tại của riêng cá nhân.
Cấp độ này thể hiện tính cá thể, tính khác biệt cá thể, tính độc đáo của nhân cách trong
phạm vi của tính phổ biến. Cấp độ này phản ánh mặt văn hoá - lịch sử của cá nhân cụ
thể, với tư cách là chủ thể của tính tích cực xã hội.

- Cấp độ liên cá nhân của nhân cách tồn tại trong sự giao tiếp giữa chủ thể với
cá nhân khác. Nhân cách chỉ có thể được nhìn nhận, phản ánh trong hệ thống những
mối quan hệ liên cá nhân, trong hoạt động cộng đồng và trong quan hệ hợp tác lẫn
nhau.

169
- Cấp độ siêu cá nhân của nhân cách được biểu hiện ra ngoài bằng hoạt động và
các sản phẩm của con người.

Nhân cách phản ánh ở mức độ siêu cá nhân tồn tại trên các cá nhân, trên các
mối liên hệ cá nhân, thoát ra ngoài các cá nhân cụ thể.

Sự toàn vẹn của nhân cách chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua
sự thống nhất của cả ba cấp độ nói trên. Nhân cách của một cá nhân không phải được
sinh ra đồng thời với việc một con người được sinh ra mà được sinh thành, phát triển
dần dần bằng hoạt động và giao tiếp của từng người trong suốt cuộc đời

1.2. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách

1.2.1. Tính thống nhất của nhân cách

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa các phẩm chất và khả năng, giữa
đạo đức và năng lực của con người. Nhân cách bao giờ cũng tác động như một con
người cụ thể "hiện thực và sống động" kết hợp hài hoà trong bản thân sự phong phú
của cái phổ biến, cái riêng và cái đơn nhất.

1.2.2. Tính ổn định của nhân cách

Những đặc điểm tâm lí nói lên bộ mặt tâm lí - xã hội của cá nhân, quy định giá
trị làm người của cá nhân. Những thuộc tính của nhân cách được hình thành trong
hoạt động nhưng không phải dễ dàng, đơn giản mà hết sức khó khăn và do đó những
thuộc tính này mang tính chất bền vững, khó mất đi khi đã được hình thành. Trong
thực tế, từng nét nhân cách có thể bị thay đổi do hoàn cảnh, cuộc sống nhưng một
cách tổng quát, chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định.

1.2.3. Tính giao tiếp của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động và mối quan hệ
giao tiếp với những nhân cách khác. Nhu cầu giao tiếp được nhìn nhận như một nhu
cầu bẩm sinh của con người. Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ

170
xã hội, tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Cũng qua giao tiếp
mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo các quan hệ xã hội.

1.2.4. Tính tích cự của nhân cách

Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội, vì vậy
nhân cách thể hiện tính tích cực rất rõ ràng. Một cá nhân được thừa nhận là nhân cách
khi cá nhân ấy tích cực hoạt động, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo thế giới xung quanh
và cải tạo cả chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội
và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách. Nhân
cách luôn có khuynh hướng vươn tới những giá trị cao đẹp hơn trong quá trình sống
và làm việc trong xã hội.

1.3. Vấn đề bản ngã

Các nhà tâm lí cho rằng nhân cách gồm ba loại bản ngã. Mặc dù sự thể hiện rất
đa dạng và phong phú, mỗi người chỉ là một nhân cách thống nhất giữa các bản ngã
sau đây:

1.3.1. Cái tôi thể lí

- Cơ thể của tôi và tôi chỉ là một mà thôi: đẹp, xấu, cao, lùn, trắng, đen, răng
đẹp, mắt cật thị...

- Trang phục chỉ là sự nối dài của cơ thể: thời trang hay không, kiểu cách tạo sự
thoải mái, tự tin hay không.

1.3.2. Cái tôi xã hội

- Tên họ là gì, giá trị của cá nhân trong quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
nghề nghiệp...

- Những giá trị con người được khoác lên hằng ngày ở nhà, trong cơ quan, cái
tôi trong cái nhìn của người khác.
171
1.3.3. Cái tôi tâm lí

- Những tư tưởng, tình cảm, sở thích, nguyện vọng, năng lực của cá nhân trong
quá khứ, trong hiện tai...

- Những điều thầm kín không thể thổ lộ cùng người khác.

- Cái tôi bí ẩn, con người là một ẩn số ngay cả với chính mình, có nhiều điều
mình không thể biết về mình.

2. CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH

Khi nghiên cứu về cấu trúc của nhân cách, nhiều nhà tâm lí đã đưa ra nhiều
cách tiếp cận khác nhau.

Theo A. G. Covaliov thì nhân cách bao gồm các quá trình tâm lí, các trạng thái
tâm lí và các thuộc tính tâm lí của cá nhân.

Cũng có quan điểm cho rằng nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản: nhận thức,
tình cảm và ý chí.

K.K. Platonov lại đưa ra 4 tiểu cấu trúc của nhân cách như sau:

- Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học bao gồm khí chất, giới tính, lứa tuổi và
có thể cả những thuộc tính có tính chất bệnh lí.

- Tiểu cấu trúc về đặc điểm của những quá trình tâm lí như nhận thức cảm tính,
lí tính...

- Tiểu cấu trúc về vốn sống, kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo...

- Tiểu cấu trúc về xu hướng của nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng...

- Có quan điểm xem xét nhân cách với cấu trúc gồm hai mặt thống nhất với
nhau là đức và tài.

172
Cấu trúc của nhân cách khá phức tạp, gồm nhiều thành phần có liên quan mật
thiết với nhau, tạo nên một cấu trúc tương đối ổn định nhưng không kém phần linh
hoạt trong mối quan hệ.

Sau đây là kiểu cấu trúc bốn thành phần tác động qua lại với nhau như bốn
thuộc tính của một thể thống nhất: xu hướng, năng lực, tính cách và tính khí của con
người.

2.1. Xu hướng của nhân cách

Hoạt động của con người bao giờ cũng được định hướng bởi những động cơ
chủ quan, những động cơ này sẽ làm tăng tính tích cực của chủ thể hoạt động và được
thể hiện trong các mục tiêu của chủ thể ấy.

Nói một cách tổng quát, con người sẽ làm việc và hoạt động một cách tích cực
vì những động lực chủ quan này tạo thành xu hướng của con người, thể hiện xu hướng
tâm lí bên trong của nhân cách.

Xu hướng của nhân cách là một hệ thống các động lực quy định tính tích cực
và sự lựa chọn các thái độ của con người trong quá trình hoạt động và tồn tại của
mình.

Xu hướng cá nhân là những nét riêng hay tính chất cá nhân, khi tổng hợp lại sẽ
xác định động cơ và các đặc điểm hành vi của con người trong những điều kiện và
môi trường nhất định. Sau đây là các động lực chủ quan trong xu hướng của nhân
cách:

2.1.1. Nhu cầu

Để tồn tại, mỗi cơ thể sống còn có những điều kiện và phương tiện nhất định
do môi trường bên ngoài mang lại. Trong hoạt động, con người cũng cần những điều
kiện và phương tiện như vậy, nghĩa là con người có những nhu cầu nhất định.

173
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thoả mãn để tồn tại và
phát triển trong những điều kiện cụ thể.

Khi có nhu cầu và muốn thoả mãn được những đòi hỏi ấy, con người chỉ có thể
tích cực tìm kiếm những phương cách phù hợp để đáp ứng, điều này cho thấy rõ ràng
rằng, nhu cầu là một động lực tâm lí thúc đẩy con người hoạt động và hoạt động tích
cực hơn. Quá trình thoả mãn nhu cầu là một quá trình năng động hoá chủ thể, là quá
trình chủ động thích nghi của chủ thể để có thể đạt đến những mục tiêu xác định.

* Những đặc điểm của nhu cầu

Nhu cầu của con người bao giờ cũng có đối tượng, nghĩa là những đòi hỏi của
con người luôn hướng về những đối tượng cụ thể, có thể là đối tượng vật chất hay đối
tượng tinh thần. Khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự thoả mãn thì lúc
đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng.

Nội dung của nhu cầu thường do những điều kiện và cách thức thoả mãn nó
quy định.

Nhu cầu có tính chu kì, nghĩa là sau khi được đáp ứng không phải nhu cầu hoàn
toàn mất đi mà lại tiếp tục xuất hiện ở một thời điểm khác, với mức độ khác. Một yêu
cầu về điều gì đó chỉ xảy ra một lần, mang tính chất đơn lẻ và không lặp lại nữa thì nó
sẽ không biến thành nhu cầu và không đặc trưng cho đặc điểm tâm lí của cá nhân.

Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật là mang tính
chất khá ổn định và bị hạn chế về cơ bản ở những nhu cầu sinh vật, nhu cầu của con
người luôn thay đổi trong quá trình sinh sống. Nhu cầu của con người xuất phát từ cơ
sở xã hội vì nhu cầu con người có bản chất xã hội.

Sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu luôn kèm theo những cảm xúc nhất
định. Khi một nhu cầu được thoả mãn, nhận thức về sự thoả mãn nhu cầu biến thành
lợi ích của con người.

174
Nhu cầu của con người rất đa dạng. Nhu cầu của xã hội ngày một phong phú
hơn, mặt khác những định chế của xã hội cũng có tác dụng tạo ra những biện pháp
nhằm ràng buộc sự tăng trưởng quá mức của nhu cầu. Những biện pháp này giúp con
người có thể đình hoãn sự thoả mãn những nhu cầu của mình và còn có thể giúp con
người từ bỏ nhu cầu của mình vì người khác. Ngoài việc kìm hãm đà phát triển quá độ
của nhu cầu, xã hội còn là nơi bảo vệ cho nhu cầu con người được phát triển đầy đủ.
Vai trò của xã hội là điều hoà những đòi hỏi giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và
tập thể để quân bình đời sống tâm lí của con người.

Trong cuộc sống thực tế, người ta có thể chia nhu cầu làm nhiều loại khác
nhau, có những nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội, có những nhu cầu vật chất và nhu
cầu tinh thần. Việc phân chia như thế chỉ mang tính chất quy ước ở một mức độ nhất
định. Trên thực tế không có một nhu cầu nào của con người lại không mang tính chất
xã hội.

Cách thức thoả mãn nhu cầu của con người có thể được xem xét trên những
loại hình sau đây:

- Thoả mãn thuận lợi: đây là trường hợp khi con người có nhu cầu, họ gặp ngay
đối tượng để thoả mãn và có thể thoả mãn một cách thuận lợi.

- Không thể thoả mãn ngay được: khi nhu cầu xuất hiện, nhưng vì chịu sự ảnh
hưởng của một số nhân tố nào đó, con người không có điều kiện để thoả mãn ngay
được mà phải tạm thời đình hoãn một thời gian mới có cơ hội. Trong trường hợp này
con người thích nghi bằng cách thoả mãn nhu cầu bằng tư tưởng và có thể cho tằng
nhu cầu là một trong những nguồn gốc của ý thức.

- Ức chế nhu cầu: một trường hợp khác, khi nhu cầu không được thoả mãn
ngay vừa lúc xuất hiện, con người có thể đình hoãn việc thoả mãn hay có thể tìm cách
ức chế nhu cầu ấy. Việc ức chế đòi hỏi con người phải có ý chí mạnh mẽ để có thể từ
bỏ những đòi hỏi nhất định.

175
- Chôn sâu nhu cầu vào tiềm thức: đối với những nhu cầu không thể thoả mãn
được trong thực tế và ý thức con người đã ức chế nó, chủ thể ném sâu nhu cầu vào cõi
vô thức và chờ cơ hội để bộc lộ.

Khi nhu cầu không được thoả mãn, con người thường có những cách xứ lí khác
nhau, những cách xử lí này có thể tạo thành những phản ứng có tính chất tự vệ của
con người để thích nghi với thực tại, điều hoà đời sống tâm lí.

* Đánh giá nhu cầu

Khi xem xét về mặt nhu cầu cần chú ý rằng mỗi cá nhân có nhiều nhu cầu với
các loại hình khác nhau và luôn sắp xếp các nhu cầu ấy theo một thang bậc nhất định
theo một thứ tự ưu tiên. Chính sự sắp xếp thang bậc nhu cầu này sẽ bộc lộ giá trị xã
hội của con ngươi. Mặt khác có thể cùng một nhu cầu nhưng hai chủ thể sẽ có những
phương cách thoả mãn hoàn toàn khác nhau, phương cách đáp ứng nhu cầu của từng
cá nhân sẽ bộc lộ giá trị của họ.

2.1.2. Hứng thú

Các nhu cầu của con người có hai mặt, một mặt như là những rung động cảm
xúc đặc biệt về các yêu cầu thực tế đòi hỏi phải được thoả mãn ngay, mặt khác như là
nhận thức về các nhu cầu dưới dạng các biểu tượng nào đó. Sự nhận thức nhu cầu
dưới dạng các biểu tượng như vậy là điều kiện để hình thành hứng thú.

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có
ý nghĩa trong cuộc sống, vừa mang lại những rung cảm tích cực trong quá trình hoạt
động của cá nhân ấy.

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động
nhận thức, tăng năng suất lao động. Vì vậy, cũng như nhu cầu, hứng thú là một trong
các động lực trong hệ thống động lực của nhân cách.

* Những đặc điểm của hứng thú:


176
Hứng thú là sự chú ý không có ý thức xuất hiện nhanh chóng và biểu hiện ở sự
tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động.

- Hứng thú luôn luôn rất cụ thể, hứng thú đối với các vật thể, các hiện tượng,
các hoạt động nhất định...

- Hứng thú của con người mang bản chất xã hội và do đó tạo nên sự khác biệt
cá nhân thông qua những hứng thú cụ thể, những sở thích nhất định.

* Sự khác biệt cá nhân về hứng chú:

- Nội dung và tính chất của các hứng thú. Người ta phân biệt các hứng thú sâu
sắc và hứng thú hời hợt; hứng thú mạnh mẽ là hứng thú hoàn toàn bao trùm con người
và kích thích con người hoạt động nghiêm túc, khắc phục khó khăn, hứng thú hoạt
động là hứng thú mà người ta thích thoả mãn sự tò mò của mình nhiều hơn, đồng thời
thích sử dụng thành quả của người khác. Hứng thú tích cực là hứng thú kích động
người ta tham gia những hoạt động nhất định và tự mình đạt lấy những mục đích mà
mình quan tâm.

- Tính bền vững hay tính dễ chuyển của các hứng thú thể hiện trong sự kéo dài
hay không của nó.

- Tính bó hẹp hay tính đa dang của các hứng thú, khi ở một người các hứng thú
được tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó thì ở người khác các hứng
thú lại bao trùm các lĩnh vực kiến thức và các hình thức hoạt động khác nhau.

Thông thường người ta hiểu một cách không đúng bản chất của hứng thú và chỉ
xem nó như là sự thích thú bề ngoài cũng như sự tò mò hiếu kì mà thôi. Thực chất
hứng thú chân chính chỉ xuất hiện khi có những kiến thức mà chủ thể biết được trong
lĩnh vực mà họ quan tâm, hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực đó, sự thoả mãn cảm xúc
mà người ta tiếp nhận được do có những kiến thức và có hình thức hoạt động ở trên.

2.1.3. Thế giới quan


177
Thế giới quan là một hệ thống các quan điểm của cá nhân về tự nhiên, xã hội
và về chính bản thân mình, thế giới quan xác định phương châm hành động của con
người.

Thế giới quan của một người riêng lẻ luôn luôn được xác định bởi thời đại lịch
sử và ý thức xã hội, được hình thành trong cả cuộc sống dưới ảnh hưởng của giáo dục
và trong quá trình tham gia tích cực vào các quan hệ xã hội.

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri
thức, rung cảm, ý chí được con người thể hiện, trở thành chân lí vững bền trong mỗi
cá nhân. Niềm tin tạo cho con ngươi nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan
điểm đã được chấp nhận.

Niềm tin được hình thành từ đơn giản đến phức tạp và có tính chất không đồng
đều tuỳ thuộc vào diễn biến chung của xã hội.

Thế giới quan và niềm tin trở thành một động lực thúc đẩy những hành vi xã
hội của nhân cách và là những động cơ tâm lí có tính chất tiềm tàng.

2.1.4. Lí tưởng

Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một mô hình hoàn chỉnh, một hình ảnh mẫu
mực và trọn vẹn có sức lôi cuốn con người vươn tới một cách mạnh mẽ.

Khi con người xác định một lí tưởng sống, hoạt động của họ sẽ trở nên năng
động hơn, ý chí của họ sẽ được hình thành mãnh liệt hơn để có thể tiến tới lí tưởng
cao quý, lí tưởng trở thành một động lực trong hệ thống động lực của xu hướng.

Lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng
xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều
khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển
cá nhân. Con người sống không có lí tưởng như cây cối thiếu ánh mặt trời như có
người đã phát biểu như vậy.
178
Lí tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Lí tưởng bao giờ cũng
được xây dựng từ những hình ảnh có thật trong hiện thực và đã được khái quát hoá
trong nhận thức của con người. Nếu không có những chất liệu hiện thực ấy, những
hình ảnh được phản ánh chỉ là hình ảnh ảo tưởng mà thôi. Tuy nhiên, lí tướng không
phải là những gì đơn giản, mộc mạc mà là những hình ảnh trong tương lai phản ánh xu
thế phát triển của con người, lí tưởng mang tính chất xã hội lịch sử, lí tưởng thoát ra
ngoài cái giới hạn của những hình ảnh cụ thể.

2.2. Tính cách của nhân cách

2.2.1. Khái niệm

Tính cách là một thuộc tính tâm lí của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ
của cá nhân với hiện thực xung quanh thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ phong
cách giao tiếp...

Khái niệm tính cách không bao gồm tất cả những gì tiêu biểu đối với con
người, như các đặc điểm tri giác, trí nhớ, chú ý... hoặc các tính chất khác như năng lực
hứng thú mặc dù những tính chất này có tham gia ở một mức độ nhất định vào sự hình
thành tính cách.

Có thể cho rằng tính cách biểu hiện qua những đặc điểm của cá tính để lại dấu
vết rõ ràng trong hành vi của con người, trong quan hệ giữa con người với người khác
và với thế giới bên ngoài. Người ta xem tính cách là một chế độ, một cơ cấu bên trong
thể hiện sự thống nhất của các tính chất đặc biệt của cá nhân như một thực thể xã hội.
Biết được tính cách một người nghĩa là biết được những tính chất cơ bản biểu hiện với
một logic nhất định và tuần tự bên trong qua các hành vi của họ, qua thái độ của họ
đối với chính họ, đối với mọi giá trị khách quan.

2.2.2. Đặc điểm của tính cách

- Tính ổn định và tính bền vững

179
Tính cách là một thuộc tính của cá nhân, là những tính chất, những phản ứng
có tính chất ổn định và rất bền vững. Trong hoạt động, các hành vi của con người luôn
luôn phản ánh những nét tính cách tiêu biểu, những hoàn cảnh giống nhau thường có
những phản ứng giống nhau một cách ổn định. Điều này khẳng định rằng con người
có thể dự đoán về tính tình của người khác thông qua quan sát phong thái, hành vi của
họ một cách có hệ thống. Những nét tính cách đã được hình thành từ trong quá trình
sống trở nên rất ổn định, khó thay đổi và để lại trong cuộc sống những dấu ấn mạnh
mẽ.

- Tính độc đáo, riêng biệt

Các nét tính cách được hình thành theo những mối liên hệ bên trong nhất định
và chịu ảnh hưởng của những động cơ cá nhân, chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện
xã hội, tự nhiên nhất định.

- Tính xã hội

Tính cách được hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt động, các
yếu tố sinh học có ảnh hưởng rất ít đến quá trình hình thành tính cách. Tính cách được
hình thành, phụ thuộc phần lớn vào các quan hệ xã hội.

- Tính điển hình

Tính cách của con người vừa phản ánh tính chất riêng biệt của cá nhân nhưng
cũng phản ánh nguồn gốc các mối quan hệ nguồn gốc văn hoá của cá nhân ấy, hay nói
cách khác, tính cách cá nhân phản ánh tính chất của cộng đồng mà cá nhân ấy là một
thành viên.

2.2.3. Cơ cấu của tính cách

Tính cách được hình thành từ vô số các nét tính cách khác nhau nhưng không
phải là một sự cộng lại đơn giản mà là một sự kết hợp rất phức tạp. Các nét tính cách

180
hợp thành tính cách có sự liên hệ với nhau và tạo nên một cơ cấu hoàn chỉnh của tính
cách.

Tính cách bao gồm một hệ thống các thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách
nói năng tương ứng.

- Hệ thống thái độ của cá nhân

- Thái độ đối với bản thân mình, thể hiện ở cách đánh giá chính bản thân, trách
nhiệm đối với bản thân được biểu hiện ở những nét tính cách như khiêm tốn, lòng tự
trọng, tinh thần phê bình...

- Thái độ đối với người khác, thể hiện ở mối quan hệ giữa cá nhân với mọi
người xung quanh, biểu hiện ở những nét tính cách như lòng nhân đạo, quý trọng con
người, tinh thần đồng đội, tình đồng nghiệp, tính cởi mở, chân tình, công bằng...

- Thái độ đối với xã hội, thể hiện ở cung cách ứng xử trong xã hội; cách thức
đối phó với các nguyên tắc của xã hội và biểu hiện bằng các nét tính cách như lòng
yêu nước, tinh thần dân chủ, tính kỉ luật...

- Thái độ đối với công việc như lòng yêu nghề, yêu lao động, tinh thần trách
nhiệm...

- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cung cách ứng xử của cá nhân

Hệ thống thái độ nói trên luôn luôn được thể hiện ra ngoài một cách cụ thể. Hệ
thống hành vi, cử chỉ... rất đa dạng và chịu sự chi phối của hệ thống thái độ nói trên.
Có thể xem hệ thống thái độ là nội dung của tính cách. Người có tính cách tốt, nhất
quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cung cách ứng
xử, trong đó nội dung là thành phần chủ đạo. Nội dung và hình thức của tính cách
không tách rời nhau mà luôn thống nhất hữu cơ với nhau.

181
Không thể có một cá nhân nào chỉ có toàn những nét tính cách tốt và cũng
không thể có người nào chỉ toàn những nét tính cách xấu. Tính cách của con người là
một hệ thống gồm nhiều nét tính cách, cả những nét tính cách tốt và những nét tính
cách xấu. Tuy nhiên tỉ lệ giữa chúng sẽ cho thấy tính cách đặc trưng của cá nhân đó
như thế nào.

2.2.4. Giáo dục tính cách

Có thể nhận thấy có ba quan điểm về sự thay đổi tính cách sau đây:

- Thuyết định mệnh cho rằng: tính tình, tính cách con người bị lệ thuộc vào số
mệnh của từng cá nhân và vì vậy, không thể thay đổi tính cách hay không thể giáo dục
tính cách được.

- Quan điểm thứ hai cho rằng: đến sau năm tuổi, tính cách con người được hình
thành một cách rõ ràng và sau đó được xã hội hoá.

- Quan điểm thứ ba cho rằng: nhân cách con người thay đổi không ngừng và vì
vậy tính cách đó có thể được hình thành và thay đổi bằng các tác động giáo dục.

Cơ sở hình thành nên những nét tính cách tốt là những nhu cầu cấp cao của cá
nhân. Vì vậy, điều kiện để giáo dục tính cách là củng cố trong con người những nhu
cầu vật chất cũng như tinh thần, những nhu cầu xã hội lành mạnh.

Cái mạnh và cái yếu của tính cách phụ thuộc vào nội dung của cá tính, vào các
đặc điểm của những nhu cầu và hướng tâm lí của cá nhân ấy. Nhờ có ý chí dựa trên
những ý hướng vững chắc nên con người mới có thể ức chế, kìm hãm sự xung động
đang cản trở mục đích có thể điều khiển một cách hợp lí hành vi, các xung động, tính
khí và có thể sử dụng toàn bộ nghị lực để đạt được mục đích cơ bản.

Ở mỗi cá nhân, muốn thay đổi tính cách trước hết phải ý thức rõ về tính cách
của mình như thế nào, bổ sung những thiếu sót của nó theo hướng của cá nhân ấy. Rèn
luyện ý chí như là xương sống của tính cách: tính mục đích, tính tích cực, tính kỉ luật,
182
tính cương quyết... phẩm chất ý chí sẽ hình thành những nét tính cách nếu nó bền
vững và luôn xuất hiện trong hành vi ý chí. Việc giáo dục tính cách được chú trọng ở
việc đưa chủ thể tham gia vào các hoạt động đa dạng có chủ đích để hình thành các
nét tính cách cụ thể, chỉ có hoạt động mới có thể tác động để thay đổi và ươm mầm
một tính cách mới.

Giáo dục tính cách cũng được tiến hành thông qua sự giáo dục thế giới quan và
nhân sinh quan phát triển hứng thú, hình thành những nhu cầu và hướng tâm lí có ý
nghĩa đặc biệt cho hành vi đạo đức sau này.

Con đường tự giáo dục tính cách là con đường có nhiều ý nghĩa nhất để hội
nhập với hoạt động xã hội và cuộc sống chung của nhân loại.

2.3. Năng lực của nhân cách

2.3.1. Khái niệm

Ngoài những đặc điểm về động cơ, tính cách, con người cần có những khả
năng nhất định để thực hiện các hoạt động cần thiết bảo đảm cho sự tồn tại tích cực
của mình, con người cần có năng lực để giải quyết vấn đề.

Năng lực là một hệ thống các đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với những yêu cầu
đặc trưng của mọi hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động có kết quả.

Trong các hình thức hoạt động, thực tế bất kì người nào cũng có thể tiếp thu
một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tối thiểu là cái làm cho con người có thể hoạt động.
Trong những điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu
với một chất lượng hoàn toàn khác nhau. Mỗi cá nhân có một cấu trúc tâm sinh lí khác
nhau để thích nghi với các dạng hoạt động, năng lực của cá nhân sẽ hoàn toàn khác
nhau.

Khi xem xét bản chất của năng lực, cần chú ý đến các yếu tố cơ bản nhất: năng
lực là những sự khác biệt về tâm lí cá nhân làm cho người này khác người kia. Năng

183
lực không phải là bất kì những sự khác nhau cá biệt chung chung mà chỉ là những sự
khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện hoạt động nào đó.

2.3.2. Cấu trúc của năng lực

Năng lực của con người được hình thành trong quá trình sống và thích ứng của
mỗi cá nhân, là quá trình tích lũy riêng biệt của chủ thể để có thể thực hiện có kết quả
một hoạt động nào đó. Năng lực được hình thành từ những thành tố sau đây:

- Tri thức, là một hệ thống kiến thức được cá nhân biến thành của riêng mình.
Tri thức là thành tố rất quan trọng để đánh giá một người có năng lực hay không. Sự
thông hiểu vấn đề, việc biết rõ bản chất sự việc là điều kiện không thể thiếu để chủ thể
hoạt động có hiệu quả cao. Năng lực của con người được yêu cầu với hai loại tri thức
căn bản là tri thức phổ thông và tri thức chuyên môn.

- Kĩ năng, là một hệ thống các thao tác của chủ thể được phối hợp một cách
nhuần nhuyễn để thực hiện công việc có hiệu quả mà ít tiêu hao năng lượng. Kĩ năng
là cách thức vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn, là phương pháp thực hành của
chủ thể để hoạt động được hoàn tất nhanh chóng, đúng yêu cầu và bảo đảm tiến độ.
Một người có tri thức nhưng thiếu kĩ năng thực hành cũng chỉ là một người lí thuyết
suông.

- Kinh nghiệm, là những giá trị những tinh hoa được chủ thể tích lũy qua hoạt
động thực tiễn, qua quá trình lao động nhất định. Người có kinh nghiệm sẽ dựa vào tri
thức và kĩ năng của mình sẽ tiến hành hoạt động một cách có kết quả.

Có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thích hợp là điều kiện rất cần thiết cho việc thực
hiện có kết quả một hoạt động. Có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong một lĩnh vực nào đó
là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực này. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với năng lực. Năng lực giúp
con người tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dễ dàng và nhanh chóng hơn.

184
Năng lực không phải là trình độ, không phải là kinh nghiệm dày dạn mà con
người có được, trình độ và kinh nghiệm chỉ tạo điều kiện cho năng lực phát triển và
được phát huy mà thôi.

Năng lực luôn gắn liền với một hoạt động nhất định, kết quả của hoạt động sẽ
là cơ sở đánh giá năng lực con người trên lĩnh vực hoạt động ấy. Năng lực được hình
thành trong hoạt động thực tiễn, được phát triển trong quá trình lao động sáng tạo chứ
không phải tăng trưởng tỉ lệ với tuổi tác hay những địa vị của cá nhân.

2.3.3. Phân loại năng lực

Người ta có thể chia năng lực ra thành nhiều loại khác nhau tùy theo cách thức
họ xem xét, tuy nhiên có thể chia thành hai loại cơ bản sau:

- Năng lực chung

Năng lực chung là những năng lực cần thiết cho tất cả các loại hình hoạt động
khác nhau, từ những hoạt động có những tính chất khoa học kĩ thuật đến những hoạt
động lao động chân tay hoặc lao động nghệ thuật, ví dụ như những đặc điểm về thể
lực, trí tuệ... (quan sát, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, ngôn ngữ)...). Năng lực chung
như là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.

- Năng lực riêng hay năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn là sự thể hiện độc đáo các đặc điểm riêng, có tính đặc
trưng và chỉ phù hợp với những yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt nhất
định để có kết quả cao. Ví dụ như năng lực hội hoạ, năng lực sư phạm, năng lực thể
thao, năng lực quản lí...

Cả hai loại năng lực này luôn luôn bổ sung cho nhau và hỗ trợ nhau để chủ thể
hoạt động hoàn thành công việc.

2.3.4. Sự hình thành và phát triển năng lực

185
- Điều kiện thể lí

Tư chất là những đặc điểm giải phẫu sinh lí bẩm sinh của cơ thể, những đặc
điểm này làm cho sự phát triển năng lực diễn ra dễ dàng hơn. Đối với các năng lực
chủ yếu trong hoạt động vận động thì các tư chất có thể là các đặc điểm về hệ thần
kinh cơ, còn đối với các năng lực trong hoạt động lao động trí óc thì tính linh hoạt của
hệ thần kinh, là sự tuần hoàn tốt của não... Ngoài những yếu tố bẩm sinh di truyền,
trong tư chất còn có những yếu tố tự tạo trong cuộc sống cá thể. Đặc điểm di truyền có
được thể hiện và bảo tồn ở thế hệ sau hay không là phụ thuộc vào hoàn cảnh sống.
Như vậy tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực, nhưng tư chất
không quy định trước sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở của tư chất, các cá
nhân có thể hình thành những năng lực rất khác nhau trong hoạt động. Những tiền đề
bẩm sinh được phát triển nhanh chóng, những yếu tố chưa hoàn thiện sẽ tiếp tục hoàn
thiện trong quá trình hoạt động và thích nghi với môi trường và cuộc sống.

- Điều kiện tâm lí

Những đặc điểm về xu hướng, hứng thú cá nhân có liên quan đến sự hình thành
và phát triển năng lực. Năng lực sẽ không thể phát triển nếu chủ thể không yêu thích
công việc của mình hoặc không có sự hứng thú rõ ràng đối với một hoạt động nhất
định. Hứng thú có thể trở thành chỉ số của năng lực đang phát triển.

Việc phát triển các năng lực phải liên hệ cả với các động cơ hoạt động, các
niềm tin vững chắc. Nhịp độ phát triển của năng lực cũng không đồng đều và phụ
thuộc vào lứa tuổi con người. Có những thời hạn tối ưu để hình thành và phát triển các
năng lực chuyên biệt, những thời kì này các nhà nghiên cứu gọi là thời kì nhạy cảm,
đúng thì, đúng lứa.

- Điều kiện xã hội

Năng khiếu là mầm mống của năng lực, tuy nhiên có năng khiếu chưa có nghĩa
là sẽ có năng lực. Muốn phát triển năng khiếu thành năng lực phải có môi trường xung
quanh tương ứng và có sự giáo dục có chủ đích. Sự giáo dục có chủ đích sẽ giúp năng
186
khiếu phát triển đúng hướng tâm lí của cá nhân. Môi trường sống, hoàn cảnh xã hội,
quá trình hoạt động, lao động cần cù sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực.

2.3.5. Các mức độ phát triển của năng lực

Năng lực có thể phát triển đạt đến những mức độ khác nhau, có thể có hai mức
sau:

- Tài năng

Tài năng là sự kết hợp nhiều năng lực, biểu hiện ở các phẩm chất phát triển đến
mức rất cao và có các năng lực cá nhân rất độc đáo, chủ thể hoàn thành hoạt động một
cách sáng tạo. Chỉ có thể có một tổ hợp nhiều năng lực đã phát triển đạt đến trình độ
cao mới có thể cho phép xem một người là có tài trong một lĩnh vực hoạt động nào đó.

- Thiên tài

Thiên tài là một mức phát triển cao nhất của các năng lực. Thiên tài là những
sự sáng tạo thúc đẩy cả nhân loại tiến lên phía trước. Thiên tài biểu hiện ở mức độ kiệt
xuất, hoàn chỉnh nhất của con người.

2.4. Tính khí của nhân cách

2.4.1. Khái niệm

Tính khí là sự biểu lộ về mặt tốc độ, cường độ, nhịp độ của hành vi, cử chỉ,
cung cách ứng xử của con người trong hoạt động và trong cuộc sống. Tính khí thể
hiện rất rõ diễn biến của hoạt động tâm lí của con người.

Các đặc điểm của tính khí rất vững chắc và tương đối ổn định, chúng thể hiện ở
chủ thể trong những điều kiện hoạt động rất khác nhau và làm cho hành vi của chủ thể
mang màu sắc cảm xúc.

Đã từ rất lâu, các nhà tâm lí lưu ý đến những sự khác nhau có tính chất rất cá
biệt trong hành vi của con người. Từ thời xưa, nhiều người có kinh nghiệm đã ghi
187
nhận rằng có những "hình ảnh hành vi" tiêu biểu nhất nào đó: trong một tình huống
như nhau, một người có những đặc tính tâm lí nhất định sẽ hành động chỉ như thế này
thôi mà không thể như thế khác (theo PA Rudich). Thực tế cho thấy, với cùng một
kích thích từ môi trường bên ngoài, những cá nhân khác nhau sẽ có những hành vi,
cách đáp ứng hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy phần lớn là do tính khí quy định.

2.4.2. Cơ sở sinh lí của tính khí

I.P. Paplop đã đưa ra bốn kiểu hoạt động thần kinh cao cấp mà biểu hiện của
chúng là bốn kiểu tính khí khác nhau. Các kiểu hoạt động thần kinh này thể hiện tiêu
biểu bởi một tổng hợp nhất định các chỉ số về những tính chất cơ bản của các quá
trình hưng phấn, ức chế, sức mạnh, tính linh hoạt và tính cân bằng.

Những tính chất của hệ thần kinh trong sự phân loại của Paplop, khi được phối
hợp với nhau theo những cách thức nhất định sẽ tạo nên bốn kiểu hoạt động thần kinh
cao cấp ảnh hưởng đến bốn kiểu tính khí: hệ thần kinh yếu - kiểu yếu; hệ thần kinh
mạnh - cân bằng - linh hoạt - kiểu sinh động; hệ thần kinh mạnh cân bằng - trơ lì -
kiểu trơ lì; hệ thần kinh mạnh - không cân bằng - kiểu không kìm chế được.

Cần chú ý rằng, kiểu thần kinh là khái niệm của sinh học, còn tính khí là khái
niệm của tâm lí học, do đó chúng không hoàn toàn giống nhau. Tính khí là đặc tính
diễn biến của hoạt động, nó không chỉ biểu hiện ở kết quả cuối cùng của hoạt động mà
còn biểu hiện ở sự diễn biến của hoạt động đó nữa.

2.4.3. Các kiểu tính khí

Khi đề cập đến các kiểu tính khí, người ta lưu ý đến các tính chất cơ bản của
chúng như sau đây:.

- Tính nhạy cảm cao

Tính nhạy cảm thể hiện ở cường độ tối thiểu cần thiết của kích thích từ ngoài
để gây nên một phản ứng tâm lí nào đó. Cùng một mức độ không thoả mãn nhu cầu,
188
nhưng một người thì hầu như chưa nhận thấy trong lúc người khác thì đã thấy hết sức
khó chịu, đó là sự khác nhau về tính nhạy cảm của tính khí.

- Tính phản ứng, dễ xúc cảm

Chức năng của tính chất này được xác định bởi sức mạnh của phản ứng cảm
xúc của con người đối với các tác nhân kích thích từ bên ngoài vào bên trong.

- Tính đề kháng

Tính đề kháng là sự chống lại các điều kiện không thuận lợi làm ức chế hoạt
động. Nếu không có tính đề kháng thì sẽ rất khó thích nghi với sự phát triển các tố
chất và tính chất khác nhau của cá nhân ở trình độ cao.

- Tính cứng rắn và tính dễ thay đổi

Tính cứng rắn thể hiện tiêu biểu ở sự không dễ thích nghi với các điều kiện bên
ngoài, tính dễ thay đổi thì thể hiện ở sự dễ dàng thích nghi. Con người có tính dễ thay
đổi sẽ có thể nhanh chóng hoà nhập được với môi trường mới lạ và những hoàn cảnh
đặc biệt.

- Tính kích thích sự chú ý

Khi mức độ mới mẻ càng ít mà vẫn thu hút sự chú ý thì sự chú ý của cá nhân
có tính kích thích cao.

Tính khí được xác định không phải bởi một tính chất riêng rẽ nào mà là sự
tương quan mang tính quy luật giữa tất cả mọi tính chất. Những tính chất nêu trên biểu
hiện khác nhau cả trong các kiểu tính khí riêng biệt.

Sau đây là những kiểu tính khí dưới dạng hoàn chỉnh theo tâm lí học hiện đại:

2.4.3.1. Tính khí sôi nổi tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng.

189
Người có tính khí sôi nổi có quá trình nhận thức nhanh và thường bị các yếu tố
cảm tính chi phối mạnh mẽ vì hành vi thường mang tính kích thích tăng cao. Hoạt
động của người sôi nổi rất mạnh mẽ, dứt khoát và thường mang tính chất chu kì, tức là
hay chuyển từ hoạt động tích cực sang giảm sút đột ngột do hứng thú bị giảm sút hay
sức mạnh tâm lí bị kiệt quệ.

Người có tính khí sôi nổi bộc lộ cảm xúc một cách chân thật qua nét mặt, cử
chỉ, khó kìm nén cảm xúc. Có thể nói người sôi nổi là người nhanh nhẹn, có tính linh
hoạt vận động cao nhưng nhiều lúc khó làm chủ được chính mình.

2.4.3.2. Tính khí linh hoạt tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và có
sự linh hoạt.

Người linh hoạt cũng có tính linh hoạt vận động cao nhưng dễ thích nghi hơn
trong những điều kiện sống luôn thay đổi. Người linh hoạt nhận thức nhanh nhưng
thường ít có tính tập trung chú ý và có biểu hiện chủ quan. Người linh hoạt có tính
nhạy cảm không đáng kể, vì vậy những yếu tố mạnh mẽ của hoạt động không phải lúc
nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến hành vi của họ. Hoạt động của người linh hoạt
thường biểu hiện sự nhanh nhẹn và có sự mềm dẻo. Trong hoạt động họ cũng có thể
dễ dàng di chuyển sự chú ý.

Người linh hoạt thường dễ thiết lập mối quan hệ với người xung quanh, giao
tiếp rộng và thường không có phản ứng xấu đột ngột đối với hành vi của người khác.

2.4.3.3. Tính khí điềm tĩnh tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng nhưng
không có sự linh hoạt.

Người có tính khí điềm tĩnh thường có tính kích thích yếu, tính dễ xúc cảm
yếu. Các quá trình tâm lí của người điềm tĩnh diễn ra chậm, nhận thức thường kĩ
lưỡng và kiên trì. Người điềm tĩnh tiến hành hoạt động rất chắc chắn và thường theo
những dự định nhất định, họ thường tỏ ra cẩn thận, nguyên tắc trong hoạt động.

190
Do có sự ức chế mạnh làm cân bằng quá trình hưng phấn nên người điềm tĩnh
có thể kiềm chế mọi xung đột của mình và có thể che giấu cảm xúc, không dễ bị thu
hút bởi sự tác động của các tác nhân kích thích bên ngoài lôi cuốn.

2.4.3.4. Tính khí ưu tư thường ứng với kiểu thần kinh yếu.

Người ưu tư thường có tính nhạy cảm cao, họ nhận thức vấn đề một cách tỉ mỉ
và ít có khuynh hướng khái quát hoá vấn đề. Người ưu tư thường có tính đối phó với
những tình huống thay đổi đột ngột. Hoạt động của người ưu tư có tính chất dè dặt và
có khuynh hướng thăm dò rất lâu.

Người ưu tư có đời sống tình cảm sâu sắc, họ thường ít muốn bộc lộ cảm xúc
và không muốn làm phiền lòng người khác trong các mối quan hệ. Ở người ưu tư, quá
trình ức chế thường chiếm ưu thế, vì vậy những tác nhân kích thích mạnh mẽ sẽ dễ
dẫn đến sự ức chế quá mức kéo theo sự giảm sút hoạt động một cách đột ngột.

Việc phân chia tính khí chỉ mang tính quy ước và có ý nghĩa tâm lí nhiều hơn.
Trong thực tế, không có cá nhân nào chỉ có duy nhất một kiểu tính khí nào cũng như
không có người nào mà lại hoàn toàn không có biểu hiện của một loại tính khí nhất
định.

Việc phân chia các loại tính khí như trên có nhiều ý nghĩa ứng dụng trong các
hoạt động thực tiễn như quản lí, tổ chức...

3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Nhân cách không phải được sinh ra, không phải có sẵn và được bộc lộ dần
trong cuộc sống mà là một cấu tạo tâm lí mới được hình thành và phát triển trong quá
trình sống, hoạt động, giao tiếp... Chính bằng các hoạt động xã hội, con người ngay từ
khi còn nhỏ đã dần dần lĩnh hội nội dung năng lực bản chất người chứa đựng trong
các mối quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động của họ.

191
Sự phát triển nhân cách thường bao gồm một số lĩnh vực phát triển có tính chất
cụ thể như sau:

- Sự phát triển về mặt thể chất, biểu hiện ở sự tăng trưởng về cơ bắp, chiều cao,
trọng lượng... tiến đến sự hoàn thiện của các giác quan.

- Sự phát triển về mặt tâm lí thể hiện ở sự biến đổi về các quá trình tư duy,
tưởng tượng, tình cảm, ý chí, định hướng giá trị, nếp sống, thói quen, tính tình...

- Sự phát triển về mặt xã hội, biểu hiện ở sự tham gia vào các mối quan hệ xã
hội, vào các mặt của đời sống xã hội, trong các mối quan hệ truyền thống gia đình,
làng xóm...

Sự phát triển nhân cách như là sự phát triển toàn bộ các sức mạnh của con
người. Quá trình phát triển nhân cách không chỉ là những biến đổi về lượng mà là
những biến đổi về chất trong mỗi con người.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, trong đó ngoài yếu tố bẩm sinh, di truyền thì giáo dục, hoạt động, giao
tiếp và cộng đồng có ý nghĩa quyết định.

3.1. Bẩm sinh, di truyền và nhân cách

Di truyền có một vai trò quan trọng đối với một số đặc điểm sinh học của con
người. Di truyền không quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng là
những tiền đề vật chất cần thiết cho sự định hướng phát triển của con người trong một
số lĩnh vực nhất định. Nếu biết phát huy những đặc điểm di truyền một cách có căn cứ
khoa học và đúng thời cơ, sự phát triển nhân cách của con người sẽ có điều kiện thuận
lợi hơn nữa trong sự kết hợp với các yếu tố khác.

3.2. Giáo dục và nhân cách

192
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch ảnh hưởng đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người
theo những yêu cầu của xã hội.

Theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm cả những tác động của việc dạy học lẫn các
tác động khác như tác động của gia đình và các tác động ngoài trường học... Theo
nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo đức,
tư tưởng, hành vi, động cơ và những thói quen cư xử thích hợp...

Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách.

- Giáo dục xác định phương hướng cho việc hình thành và phát triển những mô
hình nhân cách trong tương lai, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Quá trình này được
thực hiện bằng các mục tiêu đào tạo của nhà trường các cấp và các cơ quan giáo dục
ngoài nhà trường.

- Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước sự phát triển của hiện
thực và thúc đẩy sự phát triển với những dự báo khoa học.

- Giáo dục có thể tạo điều kiện để con người phát huy tối đa những thế mạnh
của con người, mang lại những tiến bộ mà các yếu tố khác như di truyền và hoàn cảnh
không thể có được.

- Thông qua các tác động giáo dục, người đi trước truyền lại cho thế hệ sau
những tri thức, kinh nghiệm quý báu dưới các nội dung giáo dục có chọn lọc.

Giáo dục có vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách,
nhưng cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là chìa
khoá vạn năng vượt qua ý chí con người. Giáo dục không phải chỉ là sự tác động một
chiều của những người làm công tác giáo dục mà còn bao gồm cả hoạt động tích cực
của người được giáo dục, giáo dục không tách rời tự giáo dục.

193
3.3. Hoạt động và nhân cách

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định sự hình
thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người mang tính xã hội, mang tính
cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định.

Thông qua hai quá trình chủ thể hoá và khách thể hoá, nhân cách con người
được bộc lộ và hình thành. Thông qua hoạt động, con người dần dần hoàn chỉnh bản
thân, hình thành những nét nhân cách thích hợp với yêu cầu của hoạt động và của xã
hội.

Sự hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi
thời kì nhất định. Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát
triển nhân cách, sự thay đổi nội dung hoạt động, thay đổi phương pháp có ý nghĩa rất
tích cực trong việc lôi cuốn cá nhân tham gia vào các quá trình hoàn thiện bản thân.

3.4. Giao tiếp và nhân cách

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Không có giao
tiếp con người không thể trao đổi cùng nhau, không thể bộc lộ những đặc điểm tâm lí
tiềm tàng của mình. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản và
xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại.

Nhờ giao tiếp, con người hội nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các giá trị
xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài năng
của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.

Trong giao tiếp, chủ thể còn nhận thức được chính mình, bằng giao tiếp, con
người có thể thay đổi chính mình để tự hoàn thiện bản thân. Giao tiếp là hình thức đặc
trưng cho mối quan hệ người - người, là nhân tố cơ bản trong việc hình thành và phát
triển nhân cách, tuy nhiên hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể được tiến
hành có kết quả trong cộng đồng, trong nhóm xã hội.

194
3.5. Nhóm và nhân cách

Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội,
nhưng con người lớn lên không thể tách rời các cộng đồng của mình. Con người là
thành viên của nhiều nhóm khác nhau, là thành viên của gia đình, của nhóm bạn, của
các đơn vi xã hội khác nhau...

Nhóm có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách, trong
cộng đồng luôn diễn ra các quá trình tâm lí như thích ứng lẫn nhau, quá trình phân
hoá, liên kết nhau trong hoạt động cùng nhau. Ảnh hưởng của xã hội, của các mối
quan hệ xã hội thông qua các nhóm và tác động đến từng người. Ngược lại mỗi cá
nhân tác động đến cộng đồng, tới xã hội và tới các cá nhân khác cũng thông qua các
nhóm.

Như vậy, các yếu tố bẩm sinh, di truyền, giáo dục, hoạt động, giao tiếp, và
cộng đồng có tác động đan xen nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách.

Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, dưới tác động
chủ đạo của giáo dục sẽ dẫn đến sự hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn
định. Trong cuộc sống, cá nhân có thể bằng nhiều phương cách khác nhau tự hoàn
thiện mình và cũng có thể có những mâu thuẫn với các giá trị nhất định của xã hội. Vì
vậy, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện là hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện nhân
cách.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 6

- Nhân cách là một khái niệm trung tâm của Tâm lí học, nhân cách là một hệ
thống các đặc điểm tâm - sinh lí quy định giá trị và hành vi xã hội của cá nhân.

- Nhân cách được hiểu theo nhiều cấu trúc khác nhau. Cấu trúc 4 thành phần
gồm xu hướng, năng lực, tính cách và tính khí là cấu trúc phổ biến nhất.

195
- Nhân cách không phải có sẵn mà được hình thành và phát triển trong cuộc
sống, trong hoạt động và giao tiếp, chịu sự ảnh hưởng của giáo dục và các môi trường
nhất định.

- Quá trình tự rèn luyện, tự giáo dục có một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề
hoàn thiện nhân cách.

196
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Robert S. Feldman, Những điều trọng yếu trong Tâm lí học, NXB Thống kê,
2003.

2. Robert S. Feldman, Tâm lí học căn bản, NXB VHTT, 2004.

3. Hoàng Minh Hùng, Tri tâm thuật, NXB Trẻ TP. HCM, 1994.

4. Đặng Phương Kiệt, Cơ sở Tâm lí học ứng dụng, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001.

5. B.Ph. Lomov, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận Tâm lí học, NXB
ĐHQG Hà Nội, 2000.

6. Hoàng Thanh Minh, Bạn biết gì về giác quan và cảm xúc, NXB Tổng hợp
Đồng Tháp, 1995.

7. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng, Các lí thuyết phát triển Tâm lí người,
NXB ĐHSP Hà Nội, 2003.

8. P.A.Rudich, Tâm lí học. NXB TDTT Hà Nội, 19S6.

9. Thanh Niên 0nline...

10. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội, 2001.

11. Vietnam Net...

197

You might also like