You are on page 1of 10

1. Tế bào là gì?

- Tế bào thực vật là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất cấu tạo nên những thực
vật, là đơn vị giải phẫu và sinh lý của các thực vật. Tế bào học là môn học
chuyên nghiên cứu về các tế bào.
Hình dạng, kích thước tế bào
- Nếu ta cắt ngang một miếng thật mỏng bất kỳ một chỗ nào của cây, đem soi
kính hiển vi, ta thấy có nhiều ô nhỏ, mỗi ô là một tế bào.
Các tế bào trong cây có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loài
và từng mô thực vật như rong tiểu cầu, tế bào ruột bấc hình ngôi sao, còn đa
số các tế bào có hình thoi, dài, nhiều cạnh…
- Kích thước các tế bào thực vật biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các
loài thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước rất nhỏ bé, trung bình
vài chục micromet ( một micromet bằng một phần ngàn milimet) phải dùng
kính hiển vi mới thấy được.
Kích thước của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là 10 – 30 micromet, vi
khuẩn vào khoảng vài micromet, đối với virus thì kính hiển vi quang học
cực mạnh cũng không phân biệt được. Tuy vậy, cũng có những cây có tế bào
lớn mà mắt thường ta có thể trông thấy được như sợi Bông, tép bưởi, tép
cam, tép chanh…
Vai trò các thành phần cấu tạo nên tế bào
- Tế bào chất là thành phần cơ bản của một tế bào, giúp tế bào sống và sinh
trưởng
- Nhân là thành phần cấu tạo của tế bào, thường hình cầu và ở giữa tế bào.
Nhân có vai trò rất quan trọng trong sinh lý của tế bào nhất là sự sinh sản.
- Thể vùi là những thể nhỏ bé trong tế bào chất và là những chất dự trữ hay
cặn bã
- Không bào là nơi tích lũy các chất dự trữ hoặc chất cặn bã tan trong nước.
Ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý của tế bào nhờ tính
thẩm thấu của dịch tế bào
- Màng tế bào là lớp vỏ cứng bao bọc chung quanh các chất sống của tế bào.
Phân chia các tế bào với nhau hoặc ngăn cách tế bào với môi trường bên
ngoài
2. Mô là gì?
- Mô thực vật là một nhóm tế bào phân hóa giống nhau về hình thái để cùng
làm một chức phận sinh lý.
Cấu tạo, chức năng, phân loại của 6 nhóm mô
- Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, có màng
cellulose, ti thể chưa biến thành lạp thể, không có dự trữ dinh dưỡng xếp sát
vào nhau, không để hở những khoảng gian bào. Các tế bào đó có nhiệm vụ
sinh sản rất nhanh để tạo thành các thứ mô khác.
Có 3 loại mô phân sinh: Mô phân sinh ngọn, Mô phân sinh lóng, Mô phân
sinh bên hay mô phân sinh cấp hai
- Mô mềm được cấu tạo bởi các tế bào sống chưa phân hóa nhiều, màng mỏng
cellulose có nhiệm vụ liên kết các thứ mô khác với nhau, đồng thời làm chức
năng đồng hóa hay dự trữ
Theo chức năng mô mềm được chia làm 3 loại: Nhu mô hấp thu, Nhu mô
đồng hóa, Mô mềm dự trữ
- Mô che chở còn gọi là mô bì có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phần của cây chống
tác động có hại của môi trường ngoài như sự xâm nhập của các giống ký
sinh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự bay hơi nước quá mạnh. Để làm nhiệm
vụ đó mô che chở ở mặt ngoài các cơ quan cây, các tế bào xếp xít nhau và
màng tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí.
Có hai loại mô che chở: Biểu bì, Bần.
- Mô nâng đỡ còn gọi là hệ mô ‘cơ giới’, cấu tạo bởi những tế bào có màng
đáy cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây.
Tùy bản chất của mô nâng đỡ người ta phân biệt thành hai loại: Mô dày, mô
cứng
- Mô dẫn cấu tạo bởi những tế bào dài xếp nối tiếp nhau thành những dãy dọc
song song với trục của cơ quan và dùng để dẫn nhựa.
Phân loại: Gỗ, Libe
- Mô tiết Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào sống, có màng bằng cellulose và
tiết ra những chất mà người ta coi như là chất cặn bã của cây như tinh dầu,
nhựa, tanin, gôm... thường các chất này không được thải ra ngoài sẽ được
đọng lại trong cây
Có 5 loại mô tiết: Biểu bì tiết, lông tiết, tế bào tiết, túi tiết và ống tiết, ống
nhựa mủ
Câu 3. Rễ là gì?
- Rễ là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở dưới đất, từ trên xuống
dưới có nhiệm vụ hấp thu các chất như nước và các muối vô cơ hòa tan để
nuôi cây và còn có nhiệm vụ giữ chặt cây xuống đất. Rễ không bao giờ
mang lá.
Vai trò của từng thành phần cấu tạo rễ?
- Rễ cái cấu tạo bởi một bộ phận hình trụ nón màu trắng hay màu nâu. Rễ
không có diệp lục trừ các rễ khí sinh
- Chóp rễ: Đầu ngọn rễ có một bộ phận non như cái mũ úp lên gọi là chóp rễ
có nhiệm vụ che chở cho đầu ngọn rễ non khỏi bị xây xát khi mọc đâm
xuống đất
- Miền sinh trưởng: Trên chóp rễ có một đoạn gọi là miền sinh trưởng. Vì rễ
chỉ mọc dài ra ở đoạn ấy thôi, nhờ sự phát triển của mô sinh ngọn.
- Miền lông hút: Trên miền sinh trưởng là miền lông hút mang nhiều lông nhỏ
để hấp thu nước và các muối vô cơ hòa tan để nuôi cây. Đoạn mang lông hút
luôn di chuyển theo đầu ngọn rễ để khai thác chất dinh dưỡng ở những nơi
mà đầu ngọn rễ mọc ra.
- Miền hóa bần: Trên miền lông hút là miền hóa bần, làm nhiệm vụ che chở
cho rễ cây, phần này có các rễ con mọc xuyên ra và cũng mang đủ các bộ
phận như rễ cái. Các rễ con bậc nhất này lại có thể mọc ra những rễ con bậc
hai. Các rễ con bậc hai lại có thể sinh ra những rễ con bậc ba... Tất cả họp
thành búi rễ của cây
- Cổ rễ: Trên cùng là cổ rễ nơi rễ nối liền với thân cây ở sát mặt đất.
Mô tả các loại rễ thường gặp.
- Rễ trụ còn gọi là rễ cọc: Rễ cái phát triển nhiều hơn rễ con nên mọc sâu
xuống dưới đất: rễ cây rau cải, cây xoan, cây mít. Đối với loại này trồng phải
bón phân sâu xuống dưới đất
- Rễ chùm: Rễ cái và con to bằng nhau mọc tua tủa như chùm râu : cây ngô,
cây lúa
- Rễ củ: Rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ : rễ
củ cây cà rốt, cây mạch môn...
- Rễ phụ: Rễ mọc từ cành ra khi xuống tới đất to dần lên rồi trở lại thành
những cột nâng đỡ cành như cây si, cây đa.
- Rễ bám: Rễ mọc từ thân cây làm cây mọc bám vào giàn như cây trầu không.
Rễ bám không có chóp rễ và lông hút.
- Rễ mút: Là rễ mọc vào trong cây chủ giác mút để hút nhựa các cây đó như
cây tơ hồng, cây tâm gửi.
- Rễ khí sinh: Rễ mọc trong không khí nên có chất diệp lục. Ngoài mặt rễ còn
có một lớp mô xốp bao bọc để hút hơi ẩm của không khí gọi là màn như cây
Phong lan, cây Thạch hộc
- Rễ tua cuốn: Rễ mọc quấn vào giàn để nâng đỡ như cây Vani
- Rễ thủy sinh: Là rễ mọc trong nước như rễ cây sen, cây súng, cây bèo.
- Rễ hô hấp: Là rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt đất để cung cấp không khí
cho các phần rễ phía dưới như rễ cây bụt mọc, rễ cây bần
So sánh cấu tạo giải phẫu của rễ lớp Hành và rễ lớp Ngọc lan cấu tạo cấp 1
- Cấu tạo này gặp ở cả hai loại cây lớp Ngọc lan và lớp Hành. Vi phẫu
được cắt ngang ở miền lông hút. Rễ cây có cấu tạo đối xứng tỏa tròn, gồm 3
phần:
Tầng lông hút: Tầng này tương ứng với lớp tế bào biểu bì của thân cây.
Bao gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, có vách mỏng bằng cellulose.
Vùng lông hút thường có đường kính và độ dài không đổi. Vùng này đảm
nhiệm chức năng quan trọng nhất của rễ cây.
Vỏ cấp một: do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra.
Trụ giữa: chiếm vị trí trung tâm của rễ, gồm trụ bì, hệ thống dẫn, tia ruột
và mô mềm ruột.
So sánh cấu tạo giải phẫu của rễ lớp Ngọc lan cấu tạo cấp 1 và cấp 2.
4. Thân là gì?
- Thân là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc trên không từ dưới lên
trên, có nhiệm vụ mang lá, hoa, quả và dẫn nhựa đi khắp cây
Vai trò của từng thành phần cấu tạo thân?
- Chồi ngọn: Là mô phân sinh giúp cây dài ra
- Mấu: Mấu Là chỗ lá đính vào thân.
- Gióng hay lóng: Là khoảng cách giữa hai mấu nối tiếp nhau.
- Chồi bên: Cấu tạo giống như chồi ngọn nhưng mọc ở kẽ lá về sau phát triển
thành cành hoặc thành hoa.
- Cành: Phát sinh từ chồi bên, cành cũng có đủ bộ phận như thân chính nhưng
nhỏ hơn và mọc xiên, góc giữa cành và thân đặc trưng cho từng loại cây,
cành có thể biến đổi thành gai ( bưởi, bố kết) hoặc thành tua cuốn (lạc tiên).
- Bạnh gốc: Là chỗ lồi ra ở gốc một số thân cây to, có nhiệm vụ tăng độ vững
chắc của cây như cây gạo, cây sấu.
Mô tả các loại thân thường gặp
- Thân gỗ : là thân của các cây có tế bào già hóa gỗ và phân nhánh. Là thân
các cây to như mít, nhãn, me.
- Thân cột : là thân hình trụ, thẳng, không phân nhánh, mang một bó lá ở ngọn
như cây cau, cây dừa.
- Thân rạ : là thân rỗng ở các gióng, đặc ở các mấu như cây tre, cây lúa
- Thân bò : là loại thân mềm không đủ cứng để mọc thằng đứng nên phải bò
lan trên mặt đất như rau má, sài đất.
- Thân leo ( còn gọi là dây hay đằng) : là những thân mềm muốn mọc lên cao
phải dựa vào những cây khác hoặc vào giàn để leo lên. Cây có thể leo bằng
nhiều cách :
- Thân quấn : cây tự quấn chung quanh giàn như bìm bịp, mồng tơi. + Thân
leo bằng tua cuốn : do cành hoặc lá biến thành sợi xoắn quấn chặt cây vào
giàn như cây bí, mướp.
- Thân rễ : Thân mọc dài hoặc nằm ngang dưới đất như rễ cây nhưng khác rễ
là mang những lá biến đổi thành vẩy mỏng, trong thân rễ có nhiều chất dự
trữ như thân rễ cây gừng, cây thiên niên kiện, thân rễ cỏ tranh.
- Thân hành : là những thân đứng thẳng rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung
quanh mang nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước ( cây bách hợp, cây
hành).
- Thân củ : là những thân phồng to lên và chứa nhiều chất dự trữ như cây
khoai tây. Su hào là loại thân củ nhưng mọc trên mặt đất.
- Thân ngầm dưới nước : là thân mềm và dày có những lỗ hổng để khí lưu
thông (cây sen)
Phân biệt thân rễ và thân hành
- Thân rễ : Thân mọc dài hoặc nằm ngang dưới đất như rễ cây nhưng khác rễ
là mang những lá biến đổi thành vẩy mỏng, trong thân rễ có nhiều chất dự
trữ như thân rễ cây gừng, cây thiên niên kiện, thân rễ cỏ tranh.
- Thân hành : là những thân đứng thẳng rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung
quanh mang nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước ( cây bách hợp, cây
hành).
So sánh cấu tạo giải phẫu của thân lớp Hành và thân lớp Ngọc lan cấu tạo cấp
1
- Cấu tạo cấp I của lớp Hành cũng gồm 3 phần: biểu bì, vỏ và trụ giữa nhưng
khác nhau với thân cây lớp Ngọc lan là:
Không có mô dày vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi các vòng mô cứng đặt
dưới biểu bì hay trong có vỏ trụ và xung quanh các bó libe – gỗ.
Trong trụ giữa có rất nhiều bó libe – gỗ xếp thành nhiều vòng vô trật tự.
So sánh cấu tạo giải phẫu của thân lớp Ngọc lan cấu tạo cấp 1 và cấp 2
So sánh cấu tạo giải phẫu của thân và rễ
5. Lá là gì?
- Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây, mọc có hạn trên thân cây có cấu tạo đối
xứng với một mặt phẳng và đảm nhận những chức năng dinh dưỡng rất quan
trọng như sự quang hợp, sự thoát hơi nước và sự hô hấp
Vai trò của các phần chính và các phần phụ của lá?
- Ba phần chính của lá:
Phiến lá là phần mỏng và rộng gồm có hai mặt, mặt trên là bụng lá, mặt dưới
gọi là lưng lá. Trên phiến có các gân lá nổi lên phiến lá có nhiều hình dạng
khác nhau. Lá thường có màu xanh do chứa chất diệp lục, nhưng cũng có khi
không có màu xanh, không diệp lục như vẩy của các thân hành, thân rễ hay
màu của của diệp lục bị che lấp bởi các sắc tố khác như lá cây Tai tượng,
mặt dưới lá cây thài lài tía, cây lẻ bạn. Một số không có phiến lá, trong
trường hợp thiếu phiến lá, cuống lá hay cành cây phải biến đổi thành phiến
lá để làm nhiệm vụ quang hợp như ở cây lưỡi liềm, cây tương tư, cây thiên
môn đông.
Cuống lá là phần hẹp, dài và dày nối phiến lá với thân và cành cây, có khi lá
không có cuống như lá ngô, lá lúa, hoặc phiến lá men dần xuống làm chi
ranh giới giữa phiến và cuống lá không rõ rệt như lá cây địa hoàng, cây rau
diếp. Cuống lá có thể có cánh như lá cây bưởi.
Bẹ lá là phần rộng ôm lấy thân hoặc cành cây ( lá cây đinh lăng, cây nghệ).
Phần nhiều lá không có bẹ, sự có mặt của bẹ lá là đặc điểm đặc trưng của
một số họ cây như họ Lúa, họ Cau.
- Ba phần phụ của lá cây: rất quan trọng để xác định cây.
Lá kèm là bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá như cây hoa hồng, dâm
bụt. Có khi lá kèm rụng sớm như cây đa búp đỏ, lá kèm có thể rời nhau hoặc
dính vào nhau như cây cà phê hai lá kèm mọc đối. Lá kèm dính vào cuống
như lá cây hoa hồng, hoặc biến thành gai như cây xương rồng ông. Lá kèm
thường có trong các họ cà phê, họ cánh bướm, họ hoa hồng, họ gai….
Lưỡi nhỏ là bộ phận nhỏ và mỏng mọc chỗ phiến lá nối với bẹ lá ( cây ngô,
cây lúa). Sự có mặt của lá lưỡi nhỏ là đặc điểm của cây họ Lúa, họ Gừng.
Bẹ chìa là cái màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá dính vào
thân (bẹ lá cây cốt khí củ, cây thồm lồm). Bẹ chìa là đặc điểm đặc trưng của
họ Rau răm
Các loại gân lá thường gặp
- Lá một gân
- Gân lá song song
- Gân lá hình lông chim
- Gân lá hình chân vịt
- Gân lá tỏa tròn
Các kiểu mọc của lá
- Mọc cách: Mỗi mấu có một lá
- Mọc vòng: Mỗi mấu có từ ba lá trở lên
- Mọc đối: Mỗi mấu có 2 lá. Lá mọc đối chéo chữ thập
So sánh cấu tạo giải phẫu của lá lớp Hành và lá lớp Ngọc lan.
6. Hoa là gì?
- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây hạt kín ( tức là những cây hiển
hoa) mà hạt đựng trong quả kín cấu tạo bởi những lá biến đổi đặc biệt để
làm nhiệm vụ sinh sản.
Vai trò của từng phần chính của hoa
- Bao hoa: bảo vệ các cơ quan sinh sản bên trong
- Đài hoa: bảo vệ các phần bên ngoài
- Tràng hoa: quyến rũ sâu bọ
- Bộ nhị: sinh sản đực
- Bộ nhụy: sinh sản cái
Thế nào là bầu thượng, bầu hạ, bầu trung?
- Bầu dưới ( bầu hạ): khi các bộ phận ngoài của hoa ở phía trên bầu như các
cây họ Bí, họ Cúc, họ Cà phê.
- Bầu trên ( bầu thượng): khi các bộ phận ngoài của hoa ở phía dưới bầu như
các cây họ Cà, họ Đậu, họ Vang.
- Bầu giữa: khi bầu hàn liền với các bộ phận ngoài của hoa ở nửa dưới thôi
như cây mua, cây cơm cháy.
Các kiểu tràng hoa thường gặp
- Tráng hình bánh xe
- Tràng hình nhạc
- Tràng hình phễu
- Tràng hình đinh
- Tràng hình môi năm cánh hoa chia làm hai môi
- Tràng hình mặt nạ
- Tràng hình lưỡi nhỏ
- Tràng hình hoa hồng
- Tràng hình hoa cẩm chướng
- Tràng hình chữ thập
- Tràng hoa lan
- Tràng hình bướm
Hoa tự là gì?
- Là cách sắp xếp của hoa trên cành
Mô tả các kiểu cụm hoa
- Cụm hoa đơn kh hạn: đầu cành mang hoa không kết thức bởi một hoa, nên
sự phát triển của cành đó kh bị hạn chế
- Cụm hoa đơn có hạn: đầu ngọn cành mang hoa kết thúc bởi một hoa, trục
chính kh thể mọc dài đc nữa nhưng vẫn có thể đâm nhánh ở phía dưới
Hoa thức là gì?
- Là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa
Mô tả hoa thức
Hoa đồ là gì?
- Là sơ đồ tóm tắt cấu tạo của hoa, muốn vẽ hoa đồ người ta chiếu các bộ
phận của hoa lên trên một mặt phẳng thẳng góc với trục của hoa với những
qui ước chung cho các bộ phận hoa.
Mô tả hoa đồ
Tiền khai hoa là gì?
- Là cách sắp xếp các bộ phận của hoa trong nụ, người ta phân biệt các kiểu
tiền khai hoa sau đây.
Mô tả các kiểu tiền khai hoa
- Tiền khai hoa xoắn ốc: Các bộ phận của hoa trong nụ không úp lên nhau
Tiền khai hoa van: Các bộ phận của hoa đặt cạnh mép của các bộ phận đó không
úp lên nhau.
- Tiền khai hoa vặn: Mép của mỗi bộ phận phủ lên mép của bộ phận bên cạnh
nhưng lại bị bộ phận bên kia phủ lên mép của mình ( hoa đại, dừa cạn).
- Tiền khai hoa lợp: Mỗi bộ phận của hoa hoàn toàn phủ lên bộ phận khác
hoàn toàn bị các bộ phận ở hai bên phủ lên ở mép, còn 3 bộ phận kia lại bị
mép của bộ phận bên
- Tiền khai hoa ngũ điểm: Hai bộ phận hoàn toàn ở phía ngoài, hai bộ phận
khác hoàn toàn ở phía trong còn bộ phận thứ năm thì nửa ngoài, nửa trong.
- Tiền khai hoa cờ: Cánh cờ phủ lên hai cánh, hai cánh hoa này lại phủ lên hai
cánh kia, ở bên dưới ( họ Cánh bướm)
- Tiền khai hoa thìa: Cánh hoa tương đương với cờ lại ở hẳn về phía trong và
bị hai cánh ở hai bên phủ lên, hai cánh này lại bị hai cánh thìa ở phía dưới
phủ lên mép
7. Quả là gì?
- Quả là cơ quan sinh sản của các cây hạt kín, sinh bởi sự phát triển của bầu
sau sự thụ tinh và mang các hạt do các tiểu noãn biến đổi thành.
Các phần chính của quả?
- Vỏ quả ngoài
- Vỏ quả giữa
- Vỏ quả trong
Phân biệt các loại quả thường gặp.
- Quả đơn: Là quả sinh bởi một hoa có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính
liền với nhau
- Quả tụ: Là những quả sinh bởi một hoa có nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá
noãn sinh ra một quả riêng biệt ( quả cây đại hồi, quả cây dâu tây). Nhiều
khi đế hoa phát triển thành một quả giả còn các quả thật là các quả bế đặt
trên mặt đế hoa như quả đại hồi, quả sen.
- Quả kép ( hay quả phức): Đó là những quả sinh bởi nhiều hoa, tức là những
quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt
8. Các bậc phân loại trong hệ thống phân loại thực vật
- Có 7 bậc phân loại chính: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi. Loài
Quy tắc đặt tên cây, tên các bậc phân loại từ họ trở lên
- Tên cây: Theo danh pháp quốc tế về thực vật, mỗi cây được gọi bằng hai tên
Latinh, thứ nhất là tên chi ( Viết hoa chữ đầu), tên thứ hai là tên loài ( Viết
chữ thường). Tên chi, phân chi và tổ đều viết nghiêng, chữ đầu viết hoa,
phần còn lại viết thường. Khi cần mô tả nhiều loài cùng một chi, người ta
viết tắt tên chi bằng chữ viết hoa kèm theo dấu chấm. Tên loài được xác
định bởi tên của chi kèm theo một tính ngữ, tên loài có thể gồm một từ hay
hai từ nối liền nhau.
- Tên họ: Tên họ gồm tên chi chính của họ kèm theo đuôi từ - aceae (viết hoa
chữ đầu).

You might also like