You are on page 1of 2

BỆNH Y SINH

1. ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh Y sinh là những bệnh do người thầy thuốc (bao gồm bác sĩ và các
nhân viên y tế) và môi trường bệnh viện gây ra.
Sai sót y khoa là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thương tổn
nặng thêm và gây tử vong. Theo một báo cáo gần đây của Viện Y khoa Mỹ, ước
tính có tới 98.000 trường hợp tử vong trong các bệnh viện ở Mỹ mỗi năm là do
hậu quả của sai sót y khoa.
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH:
- Con người là một thể thống nhất nên những tác động từ mọi hướng đến con
người đều có thể tạo ra những ảnh hưởng đến tâm thần, cơ thể con người.
- Những thay đổi bên trong con người cũng có tác động lẫn nhau: những thay đổi
về tâm lý có thể ảnh hưởng đến thể chất, ngược lại các biến đổi về thể chất cũng
có thể ảnh hưởng đến tâm lý:
2.1. Tác động của tâm lý đến cơ thể:
- Stress có thể gây ra loét dạ dày.
- Nhiều chấn động tâm lý có thể gây liệt một phần thân thể.
- Nhiều trường hợp sợ hãi quá khiến nạn nhân bị câm, điếc...
- Lo lắng quá có thể làm bạc tóc.
- Bệnh Hysterie, bệnh Potomanie…
2.2. Tác động của cơ thể đến tâm thần
- Người bị hành hạ thể xác kéo dài có thể bị điên loạn.
- Người bị tra tấn có thể bị bệnh tâm thần.
3. CÁC TÁC ĐỘNG CÓ THỂ GÂY RA CHỨNG BỆNH Y SINH
Thầy thuốc và môi trường bệnh viện có thể gây ra một số bệnh cho người bệnh
qua nhều ngã. Nếu không hiểu biết, người thầy thuốc có thể vô tình hay cố ý gây
bệnh cho bệnh nhân của mình trong khi điều trị cho họ (vì một bệnh khác):
3.1. Những tác động tâm lý
- Thái độ, lời nói … khiến bệnh nhân lo lắng, sợ hãi.
- Bí mật nghề nghiệp?
-…
3.2. Những tác động trực tiếp
- Chẩn đoán sai: Medical Error Is Third Leading Cause of Death in US (Medscape
Medical News)
- Điều trị quá mức (over treating): chỉ định điều trị, phẫu thuật, thuốc… quá mức
cần thiết.
- Thao tác sai trong thủ thuật, phẫu thuật gây tai biến cho bệnh nhân.
-…
3.3. Môi trường bệnh viện
- Nhiễm trùng bệnh viện.
- Cách ly không tốt để xảy ra lây chéo.
4. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
4.1. Phòng ngừa
Đối với các bệnh y sinh phòng bệnh là khâu chủ yếu:
- Thực hiện đúng các quy định về tâm lý tiếp xúc với bệnh nhân. Giải thích cho
bệnh nhân cặn kẽ, động viên họ dù trong trường hợp nào cũng tin tưởng chuyên
môn, an tâm điều trị. Người không có trách nhiệm không được trao đổi sai lệch về
bệnh tật của bệnh nhân. Phải thông cảm, chăm lo cho người bệnh và tạo được
niềm tin cho họ. Không nên có cử chỉ, thái độ lời nói làm cho bệnh nhân hoang
mang, lo sợ…
- Thận trọng trong khi chẩn đoán và điều trị. Luôn luôn cập nhật kiến thức. Thực
hiện nghiêm chế độ hội chẩn. Chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình
trên người bệnh. Thực hiện nguyên tắc “primum non nocere”, không được lấy
người bệnh để thực hành những phương pháp điều trị, kỹ thuật điều trị mà mình
chưa được đào tạo, chưa nắm vững.
- Thực hiện chuẩn xác các thao tác kỹ thuật, thủ thuật. Không để xảy ra tai biến.
- Phải bảo đảm nguyên tắc vô trùng trong bênh viện. Hạn chế ở mức thấp nhất
nhiễm trùng bệnh viện. Thực hiện nghiêm nguyên tắc cách ly những bệnh truyền
nhiễm không để xảy ra lây chéo.
4.2. Điều trị: Điều trị dựa vào nguyên nhân bệnh sinh.

You might also like