You are on page 1of 30

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG QUÝ III

2023
GẠO
Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình Nội dung:
sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các Hoàng Hiệp
dự báo về thị trường gạo trong nước và thế giới.

Thiết kế:
Vân Miên
MỤC LỤC QUÝ III/2023

MỤC LỤC

TÓM TẮT 03

PHẦN 1:
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 04

1. Sản xuất - tiêu thụ 05


2. Tình hình xuất khẩu 08
3. Diễn biến giá 11

PHẦN 2:
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM 14
1. Sản xuất 15
2. Tiêu thụ 15
3. Diễn biến giá 19
4. Tình hình nhập khẩu 20

PHẦN 3:
DỰ BÁO 21

PHẦN 4:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 23

PHẦN 5:
CHÍNH SÁCH 26

PHỤ LỤC 28

02
MỤC LỤC QUÝ III/2023

Báo cáo tháng 10 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo tiêu thụ gạo
toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 lên mức kỷ lục 523,5 triệu tấn, vượt sản lượng
khoảng 5,4 triệu tấn. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp tiêu thụ gạo thế giới vượt sản
lượng.

Giá gạo thế giới tăng vọt trong quý III, sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới ban hành hàng loạt các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn
cung và kiểm soát giá lương thực.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá gạo toàn cầu đạt 141,7
điểm trong tháng 9, giảm nhẹ 0,5% so với mức đỉnh 15 năm đạt được vào tháng
trước nhưng vẫn tăng tới 27,8%, so với cùng kỳ năm ngoái.

USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam lên mức 8,4 triệu tấn,
tăng 400.000 tấn so với dự báo trước và tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2022. Việt
Nam được cho là sẽ tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng tại Philippines và
Indonesia.

Tính đến hết quý III, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 6,42 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ
USD, tăng mạnh 19,5% về lượng và tăng 35,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu hiện đã vượt con số 3,45 tỷ USD đạt được trong cả
năm 2022 dù khối lượng xuất khẩu thấp hơn 687.056 tấn.

Trong tháng 9, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 5,2% so với tháng trước và cao
hơn 32,2% so với cùng kỳ năm 2022 đạt bình quân 624 USD/tấn.Tính trong cả quý
III giá gạo xuất đã tăng hơn 13% sau khi Ấn Độ ban hành các biện pháp hạn chế
xuất khẩu.

Tại thị trường trong nước, tuy biến động lên xuống trong thời gian gần đây nhưng
nhìn chung giá lúa gạo vẫn tăng khá mạnh 18 – 27% trong quý III năm nay và tăng
35 – 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ tám từ Ấn Độ sau 8 tháng đầu năm
với khối lượng tăng 19,6% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng kim ngạch xuất
khẩu gạo cả năm 2023 sẽ vượt 4 tỷ USD, dao động từ 4,5 – 4,8 tỷ USD. Một số
doanh nghiệp cho biết, trong trường hợp Ấn Độ vẫn duy trì lệnh cấm gạo cho đến
nửa đầu 2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao, không dưới
650 USD/tấn.

03
PHẦN 1

THỊ TRƯỜNG GẠO


THẾ GIỚI
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Giá gạo thế giới tăng vọt trong quý III, sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới ban hành hàng loạt các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn
cung và kiểm soát giá lương thực đang tăng cao tại thị trường trong nước.

1. Sản xuất – Tiêu thụ


• Sản xuất:
Trong báo cáo tháng 10, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng toàn cầu
trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 513,7 triệu tấn so với 514,3 triệu tấn của niên vụ trước.

Về triển vọng vụ mùa 2023-2024, USDA dự báo sản lượng gạo thế giới sẽ phục hồi và
tăng lên mức kỷ lục 518,1 triệu tấn. Trong đó, sản lượng của Trung Quốc dự kiến tăng 3
triệu tấn lên 149 triệu tấn; Pakistan tăng từ 5,5 triệu tấn lên 9 triệu tấn; Việt Nam giữ nguyên
ở mức 27 triệu tấn; trong khi Ấn Độ giảm 4 triệu tấn xuống 132 triệu tấn; Thái Lan giảm
xuống còn 19,5 triệu tấn từ 20,9 triệu tấn của niên vụ trước.

• Tiêu thụ:
Tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo ở mức 523,4 triệu tấn, tăng 4,4 triệu
tấn so với niên vụ 2021-2022.

Bên cạnh đó, USDA cũng nâng dự báo tiêu thụ trong niên vụ 2023-2024 lên mức kỷ lục
523,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với dự báo 522,7 triệu tấn của tháng trước. Như vậy, tiêu thụ
gạo toàn cầu sẽ vượt sản lượng khoảng 5,4 triệu tấn trong niên vụ 2023-2024, ghi nhận
thâm hụt nguồn cung trong năm thứ ba liên tiếp.

Chủ yếu là do sự gia tăng tiêu thụ ở Indonesia, Philippines, Nigeria, Bangladesh. Trong khi
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… lại giảm.

• Tồn kho:
Tiêu thụ vượt nguồn cung dẫn đến tồn kho gạo thế giới trong niên vụ 2023-2024 giảm 5,4
triệu tấn so với niên vụ trước xuống còn 167,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 6 năm qua.

Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia nắm giữ tồn kho gạo lớn nhất thế giới dự báo sẽ giảm
trong năm thứ ba liên tiếp.

Trong đó, tồn kho của Trung Quốc dự kiến giảm 2,1 triệu tấn so với niên vụ trước xuống
còn 104,5 triệu tấn và chiếm hơn 62% dự trữ gạo toàn cầu.

Còn tại Ấn Độ, tồn kho sẽ giảm khoảng 1 triệu tấn xuống còn 32 triệu tấn và chiếm 19% dự
trữ gạo toàn cầu.

05
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Sản lượng Tiêu thụ Tồn kho Thương mại


600 triệu tấn

5
5
8

1
9

3,
7
3,
8,
2

8,
5

3,

3,
9,
2

52
52
51
3,
3

51
51
8,

51
50
3,

50
49

500
49

400

300

4
6

7,

9
200

2,
1,

5
2,
18

7,
18
18

17

16
100

,1

,8

,5
,2
,4

56

53

52
52
45

0
2019-2020 2020-2021 2021-2022 2022-2023 (*) 2023-2024 (*)

Biểu đồ 1: Cung – cấu gạo thế giới từ niên vụ 2019 – 2020 đến 2023-2024
(Nguồn: USDA).
• Thương mại
Trong báo cáo tháng 10, USDA dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm dương
lịch 2023 ở mức 53,8 triệu tấn, tăng 1,3% so với dự báo trước nhưng giảm 2,3
triệu tấn so với năm 2022.

Ngoài ra, USDA cũng nâng dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2024 lên mức 52,5 triệu
tấn, tăng 400.000 tấn so với dự báo trước nhưng giảm 1,3 triệu tấn so với năm 2023..

Thương mại gạo toàn cầu được điều chỉnh tăng lên cho cả năm 2023 và 2024 do
Indonesia, nước tiêu dùng gạo lớn thứ tư thế giới, sẽ nhập khẩu thêm gạo để bổ sung
lượng dự trữ của Chính phủ do lo ngại về nguồn cung.

So với tháng trước, USDA đã điều chỉnh dự báo nhập khẩu gạo năm 2023 của Indonesia
thêm 800.000 tấn lên 2,8 triệu tấn; Việt Nam tăng 300.000 tấn lên 1,8 triệu tấn do lượng
nhập khẩu nhiều hơn từ Campuchia và Ấn Độ; Senegal tăng 100.000 tấn lên 1,4 triệu
tấn… Ngược lại, nhập khẩu của Trung Quốc điều chỉnh giảm 500.000 tấn so với báo cáo
trước, Iran và Iraq giảm lần lượt 100.000 – 200.000 tấn.

Về xuất khẩu, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 thêm
400.000 tấn lên kỷ lục 8,4 triệu tấn, nhờ nhu cầu tăng cao cao hơn từ Indonesia và
Philippines. Đồng thời, USDA cũng nâng dự báo xuất khẩu gạo của Campuchia và Trung
Quốc thêm 100.000 tấn và 200.000 tấn.

USDA cho biết xuất khẩu gạo từ Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam trong năm
2023-2024 tăng ngay cả khi dự trữ gạo toàn cầu tiếp tục giảm so với năm trước.

Trung Quốc, quốc gia từng là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới cho đến khi bị
Philippines vượt qua vào năm 2022, đã chứng kiến khối lượng nhập khẩu giảm từ 6,2 triệu
tấn trong năm 2022 xuống còn khoảng 3 triệu tấn trong năm 2023 do nguồn cung trong
nước dồi dào và giá gạo thế giới tăng cao làm giảm nhu cầu nhập khẩu.

06
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Tại Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, xuất khẩu vượt xa nhập
khẩu trong tháng 7 và tháng 8, đánh dấu sự trở lại của xuất khẩu lần đầu tiên sau 3 năm.
Theo USDA, khi các nước tiếp tục tìm kiếm các lựa chọn thay thế gạo Ấn Độ với giá cả
phải chăng, Trung Quốc sẽ trở thành một lựa chọn hấp dẫn.

Năm 2022 Năm 2023 (*) Năm 2024 (*)


25 triệu tấn

20

15

10

0
Ấn Độ Thái Lan Việt Nam Pakistan Myanmar Trung Campuchia Brazil Uruguay Mỹ Khác
Quốc

Biểu đồ 2: Xuất khẩu gạo của các nước sản xuất hàng đầu trong năm 2022 và dự báo 2023-2024
(Nguồn: USDA).

Về nhập khẩu, USDA dự kiến Philippines sẽ nhập khẩu 3,9 triệu tấn gạo trong năm
2023 và 3,8 triệu tấn vào năm 2024, qua đó đưa nước này trở thành nước nhập
khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm thứ hai liên tiếp.

Dữ liệu của USDA cho thấy, nhập khẩu gạo của Philippines năm 2023 sẽ vượt Trung Quốc
(3 triệu tấn), Indonesia (2,8 triệu tấn), Liên minh châu Âu (2,4 triệu tấn), Nigeria 2,1 triệu
tấn và Iraq 2 triệu tấn.

Nhập khẩu gạo của Philippines đã tăng kể từ 2,45 triệu tấn vào năm 2020 lên 2,95 triệu
tấn của năm 2021 và 3,8 triệu tấn trong năm 2022.

Về thu hoạch gạo trong nước, USDA dự kiến sản lượng gạo xay xát ở Philippines sẽ ở
mức 12,6 triệu tấn trong niên vụ 2023-2024, giảm nhẹ so với 12,65 triệu tấn năm
2022-2023.

Với dân số ngày càng tăng và chủ yếu tiêu thụ gạo, mức tiêu thụ ở Philippines đã vượt xa
sản xuất trong nước.Theo dữ liệu của USDA, tiêu thụ gạo của Philippines đã tăng từ 14,4
triệu tấn trong niên vụ 2019-2020 lên 16 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023 và ước tính 16,4
triệu tấn vào niên vụ 2023-2024.

Trong tháng này, USDA dự báo tồn kho gạo cuối kỳ của Philippines ở mức 3,478 triệu tấn
cho niên vụ 2023-2024, giảm nhẹ so với ước tính 3,484 triệu tấn của tháng trước.

07
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Năm 2022 Năm 2023 (*) Năm 2024 (*)


7 triệu tấn

0
Trung Philippines EU Nigeria Iraq Việt Nam Bờ Senegal Saudi Malaysia
Quốc Biển Arabia
Ngà

Biểu đồ 3: Các nước nhập khẩu gạo hàng đầu trong năm 2022 và dự báo 2023-2024
(Nguồn: USDA).

2. Tình hình xuất nhập khẩu


a. Xuất khẩu

Ấn Độ: Quyết định áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ từ 25/8 đến 15/10
và đặt giá xuất khẩu tối thiểu 1.200/tấn đối với gạo basmati đã làm giảm gần
83% lượng gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ ra nước ngoài, trong khi xuất khẩu
gạo basmati giảm khoảng 30%.

Dữ liệu từ Cơ quan thương mại Ấn Độ cho thấy, từ ngày 25/8 đến ngày 20/9, xuất khẩu
gạo basmati đã giảm từ 342.605 tấn năm 2022 xuống còn khoảng 241.083 tấn vào năm
2023. Tương tự, xuất khẩu gạo đồ, đã giảm từ 1,16 triệu tấn vào năm 2022 xuống chỉ còn
khoảng 204.190 tấn vào năm 2023.

Trước đó, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tháng 8 cũng giảm 13,8% so với tháng 7, xuống
còn 1,5 triệu tấn. Tính chung 8 tháng, Ấn Độ đã vận chuyển 14,4 triệu tấn gạo ra thị trường
thế giới, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Thái Lan: Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA), sản xuất lúa
gạo năm 2023 của nước này không bị ảnh hưởng bởi El Nino, thậm chí còn tốt
hơn năm ngoái do mưa diễn ra thường xuyên. Mặc dù vậy, hiện tượng El Nino
kéo dài trong 2 năm tới có thể ảnh hưởng đến triển vọng mùa màng trong năm
2024.

TREA cho biết, một số nhận định cho rằng Ấn Độ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
trắng vào năm tới, điều này sẽ khiến thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Dự kiến năm 2024

08
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo, giảm so với ước tính 8,2 - 8,3 triệu tấn
trong năm nay.

Hiện Việt Nam đang đứng thứ hai về xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng nếu Thái Lan duy trì
lượng xuất khẩu 800.000 tấn/tháng trong 3 tháng cuối năm thì nước này có thể sẽ vượt
lên.

Theo Hải quan Thái Lan, tính đến hết tháng 8, xuất khẩu gạo của nước này đạt 5,27 triệu
tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Pakistan: Cơ quan Thống kê Pakistan cho biết, xuất khẩu gạo của Pakistan
trong hai tháng đầu năm tài chính hiện tại (tháng 7 và tháng 8) đạt 340.237 tấn
với trị giá 234 triệu USD, giảm đáng kể 33% về lượng và 17,3% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2022.

Sự sụt giảm xuất khẩu gạo này cho thấy những thách thức mà ngành nông nghiệp
Pakistan phải đối mặt trong năm tài chính hiện tại, khi các động lực toàn cầu tiếp tục ảnh
hưởng đến các hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, có một điểm sáng là xuất khẩu gạo basmati đã tăng 8,3% so với cùng kỳ. Điều
này cho thấy nhu cầu đối với gạo Basmati chất lượng cao của Pakistan vẫn ở mức cao
trên toàn cầu.

Campuchia: Campuchia đã xuất khẩu hơn 456.581 tấn gạo trong 9 tháng đầu
năm 2023, đạt tổng doanh thu 327 triệu USD. Tương đương 64,3% mục tiêu
xuất khẩu 700.000 tấn do Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) đặt ra cho
năm 2023.

CRF cho biết, nước này đã xuất khẩu gạo tới 57 quốc gia trong 9 tháng qua. Trong đó,
đứng đầu là Trung Quốc vớ 155.366 tấn, trị giá 100 triệu USD.

Tiếp theo là 26 nước thuộc Liên minh Châu Âu đạt 190.788 tấn, trị giá 138 triệu USD.
Campuchia cũng xuất khẩu 45.306 tấn gạo sang 5 nước ASEAN, đạt doanh thu 31 triệu
USD. Còn lại 66.331 tấn được xuất khẩu tới các khu vực khác như Châu Phi và Trung
Đông với giá trị thu về 57 triệu USD.

Ngoài gạo xay, Campuchia còn xuất khẩu hơn 3 triệu tấn thóc, thu về tổng doanh thu 862,4
triệu USD. Sự gia tăng xuất khẩu gạo xay là do nỗ lực của Chính phủ Campuchia trong
việc thúc đẩy và mở cửa thị trường mới cho hạt gạo.

Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati, Campuchia đã ký thỏa thuận thương mại
gạo với Indonesia vào tháng 9 vừa qua, với hạn ngạch nhập khẩu là 250.000 tấn/năm, bắt
đầu từ năm sau. Ngoài ra, Campuchia đã xuất khẩu gạo xay lần đầu tiên sang thị trường
Philippines vào tháng 7.

09
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

b. Nhập khẩu

Philippines: Theo số liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (BPI),
Philippines đã nhập khẩu 2,6 triệu tấn gạo trong 9 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam là 2,35 triệu tấn, tương ứng 90% tổng
nhập khẩu gạo của nước này. Tiếp theo là Thái Lan đạt 118.936 tấn,
Myanmar 106.455 tấn, còn lại được nhập khẩu từ Pakistan, Ấn Độ và một số nước khác.

Giá gạo ở Philippines đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 9, bất chấp chính
sách áp giá trần của chính phủ đối với mặt hàng này.

Theo đó, giá gạo tại nước này đã tăng 17,9% trong tháng 9 sau khi tăng 8,7% trong tháng
8, góp phần đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cơ quan
thống kê Philippines.

Điều này cho thấy việc áp giá trần gạo của tổng thống Philippines không có nhiều hiệu
quả. Nước này cũng vừa tuyên bố bỏ trần giá gạo kể từ ngày 4/10 sau một tháng áp dụng.
Động thái rất được nông dân Philippines ủng hộ vì nó khuyến khích sản xuất trong nước
phát triển, đặc biệt là mùa thu hoạch đang diễn ra.

Trung Quốc: Số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu
gạo của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đã giảm mạnh 55,7% về lượng và
44,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 2,02 triệu tấn, trị giá 1,06 tỷ
USD.

Về nguồn cung, Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo từ hầu hết thị trường chính ngoại
trừ Việt Nam. Cụ thể, tính đến hết tháng 8 nước này đã mua 772.062 tấn gạo từ Việt
Nam, tăng 49,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu
gạo của Trung Quốc đã tăng lên mức 38,6% từ 11,4% của cùng kỳ.

Ngược lại, Ấn Độ đã rơi xuống vị trứ thứ tư về xuất khẩu gạo vào Trung Quốc từ vị trí số
một của năm ngoái với khối lượng giảm 86,8% xuống còn 234.022 tấn. Sự sụt giảm này
một phần đến từ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm mà Ấn Độ ban hành vào tháng 9/2022 và giá
tăng khiến cho gạo tấm trở lên kém cạnh tranh hơn so với các mặt hàng nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống khác.

Trung Quốc cũng giảm nhập khẩu gạo từ các thị trường Pakistan (-86,3%), Thái Lan
(-36,2%), Campuchia (-20,7%), Myanmar (-16,9%)…

Trong khi đó, trong hai tháng gần đây Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường
quốc tế, đặc biệt là khu vực châu Phi nhằm lấp đầy khoảng trống của Ấn Độ để lại sau khi
nước này cấm xuất khẩu gạo non-basmati và áp thuế 20% với gạo đồ.

Indonesia: Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) cho biết, quốc gia đông dân
nhất Đông Nam Á này đã nhập khẩu 1,59 triệu tấn gạo trong giai đoạn từ tháng
1 đến tháng 8/2023, tăng mạnh so với mức 237.146 tấn trong cùng kỳ năm
trước.

10
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Hơn một nửa số lô hàng được nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng 802.000 tấn, tiếp đến
là Việt Nam 674.000 tấn, còn lại 66.000 tấn đến từ Ấn Độ và 45.000 tấn từ Pakistan.

Ngày 8/10, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo, tuyên bố lượng gạo thu hoạch trong
6 tháng cuối năm 2023 không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, Chính phủ nước
này cần thêm 1,5 triệu tấn gạo dự trữ tới cuối năm 2023.

Hiện tượng El Nino đã khiến cho sản lượng gạo của Indonesia sụt giảm, giá gạo tại thị
trường nội địa tăng mạnh buộc nước này sẽ phải nhanh chóng nhập khẩu thêm 1,5 triệu
tấn dự trữ quốc gia trong thời gian sớm nhất để bình ổn giá cả thị trường, ổn định trật tự xã
hội. Đặc biệt, trong bối cảnh nước này sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống và Quốc hội trong
tháng 02/2024. Chính phủ Indonesia sẽ không để cho bất cứ cuộc khủng hoảng lương
thực nào xảy ra trước cuộc bầu cử.

Malaysia: Giá gạo nhập khẩu tăng vọt theo biến động quốc tế khiến người
dân Malaysia đổ xô đi mua gạo nội địa, vốn được áp trần ở mức thấp.

Nhiều siêu thị và cửa hàng tạp hóa nhỏ tại Malaysia đang trống kệ vì các bao gạo trắng nội
địa loại 5 kg và 10 kg được khách hàng mua ngay khi có hàng.

Gạo nhập khẩu nhìn chung đắt hơn nội địa kể từ trước khi giá toàn cầu tăng gần đây.
Khoảng cách càng mở rộng đáng kể sau khi Padiberas Nasional (Bernas), tập đoàn kiểm
soát việc phân phối, quyết định tăng giá bán lẻ gạo nhập khẩu lên 36% từ 1/9 để phù hợp
với đà tăng giá toàn cầu. Hiện giá gạo trắng nhập khẩu đang bán ở mức từ 30 đến 70
ringgit (6,37 đến 14,87 USD) cho 10 kg.

Ngày 18/9, Bộ trưởng Nông nghiệp Malaysia cho biết, Malaysia sẽ bắt đầu đàm phán với
Chính phủ Ấn Độ để tìm ra “giải pháp tốt nhất” đối với các hạn chế xuất khẩu gạo của quốc
gia Nam Á này, trong bối cảnh lo ngại về giá tăng và thiếu hụt nguồn cung. Đồng thời
Malaysia cũng sẽ đàm phán với các nhà cung cấp khác như Việt Nam, Thái Lan và
Campuchia.

3. Diễn biến giá

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá gạo toàn cầu đạt 141,7 điểm
trong tháng 9, giảm nhẹ 0,5% so với mức đỉnh 15 năm đạt được vào tháng trước nhưng
vẫn tăng tới 27,8%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 9/2023 so với


Nước Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
Loại gạo Tháng Cuối quý II Cùng kỳ
sản xuất 5/2023 6/2023 7/2023 8/2023 9/2023
8/2023 (%) 2023 (%) 2022 (%)

100% tấm

Pusa Basmati 1.550 1.550 1.550 1.550 1.550 0,0 0,0 3,3

Ấn Độ 25% tấm 416 437 467

5% tấm 434 463 489

Gạo đồ 5% tấm 373 396 436 461 519 12,5 30,9 36,2

11
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Tháng 9/2023 so với


Nước Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
Loại gạo Tháng Cuối quý II Cùng kỳ
sản xuất 5/2023 6/2023 7/2023 8/2023 9/2023
8/2023 (%) 2023 (%) 2022 (%)

Basmati 1.372 1.244 1.125 1.109 1.102 0,6 11,4 3,5

Pakistan 25% tấm 503 452 478 536 538 0,3 18,9 49,4

5% tấm 534 489 517 580 579 0,1 18,4 46,1

Trắng 100% tấm 524 528 562 645 640 0,8 21,1 41,8

25% tấm 495 496 524 597 591 1,0 19,2 39,0

A1 Super 446 435 448 486 475 2,2 9,4 22,8


Thái Lan
Thơm 892 897 907 947 908 4,0 1,3 0,6

Nếp 10% tấm 741 749 796 934 975 4,5 30,2 61,3

Đồ 100% 522 524 550 633 625 1,3 19,4 37,7

Nếp 10% tấm 546 524 524 569 594 4,4 13,4 18,1

25% tấm 458 465 479 588 587 0,1 26,2 56,1
Việt Nam
5% tấm 485 487 504 614 605 1,4 24,3 53,1

Thơm 5% tấm 525 520 553 669 647 3,3 24,5 53,0

Campuchia Thơm 5% tấm 742 747 767 817 823 0,8 10,2 1,0

U.S Medium Grain 4% 3/ 1.681 1.615 1.600 1.494 1.354 9,4 16,2 14,0
Mỹ
US 4% 1/ 715 716 712 708 722 1,9 0,8 6,8

Argentina 5% tấm 611 577 602 675 726 7,6 25,9 37,0

Brazil 5% tấm 637 628 640 716 746 4,1 18,7 35,6

Uruguay 5% tấm 617 608 634 697 731 4,8 20,2 35,3

Bảng 1: Diễn biến giá gạo thế giới từ tháng 5 đến tháng 9/2023 (Nguồn: FAO).

Giá gạo thế giới tăng vọt trong quý III năm nay, sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới ban hành hàng loạt các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm
đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá lương thực đang tăng cao tại thị trường
trong nước.

Theo đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan đã tăng 27 – 30% từ tháng 7 đến giữa
tháng 8, lên 650 – 660 USD/tấn - mức cao nhất trong 15 năm qua. Trong khi giá gạo đồ 5%
tấm của Ấn Độ cũng leo lên mức kỷ lục 540 USD/tấn vào cuối tháng 8.

Tuy nhiên, giá gạo của Thái Lan sau đó đã sụt giảm hơn 8% từ mức đỉnh thiết lập vào giữa
tháng 8, xuống còn 600 USD/tấn vào ngày 15/10. Còn gạo Việt Nam giảm 5,3% xuống 625
USD/tấn, nhưng mức giá này vẫn tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn đáng kể
so với các nhà cung cấp khác trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ hay Pakistan.

Thị trường có phần hạ nhiệt khi người mua tạm dừng các hoạt động mua hàng mới và chờ
giá thấp hơn.

12
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI QUÝ III/2023

Tại Ấn Độ, tính đến giữa tháng 9, giá chào bán gạo đồ 5% tấm của nước này đã giảm
xuống còn 515 - 525 USD/tấn so với mức đỉnh 540 USD/tấn đạt được vào tháng 8.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (AIREA) cho biết người mua nước ngoài đã không
mua hàng trong những ngày gần đây do dự đoán Chính phủ sẽ cho phép xuất khẩu miễn
thuế trở lại sau ngày 15/10.

Mặc dù vậy, Chính phủ Ấn Độ dự định sẽ gia hạn thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ cho
đến tháng 3/2024.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ dự đoán khách hàng sẽ mua trở lại một khi chính
phủ đưa ra thông báo về việc gia hạn thuế xuất khẩu. Ngay cả sau khi trả mức thuế 20%,
gạo đồ Ấn Độ vẫn rẻ hơn nguồn cung từ Thái Lan và các nước khác.

Thái Lan Ấn Độ Việt Nam


700 USD/ tấn

600

500

400

300

200

100

0
/1 22
6/ 2

/2 23
/3 3
4/ 3
10 2
/1 22
/1 22
12 22
/1 22

/4 3
/5 3
6/ 3
/6 3
/7 23
8/ 3
/8 3
/9 3
10 3

3
/2 22
/3 2
/3 2
/4 2
/5 2

/6 2
/7 2
8/ 2
/8 2
/9 2

15 20 2

14 20 2
5/ 0 2
5/ 202

27 20 2
17 20 2

7/ 0 2
29 20 2

2/ 0 2
23 20 2

5/ 20 2
10 202
31 202
21 202
11 202

2/ 02
23 202
13 202

3/ 02
25 202
14 202

02
16 /2 0

27 /20
16 /20

8/ /20
29 /20

30 /20
23 20

20 20
/2

/2

/2
/2

/2

/2
/

/
/
/
/
/

/
/

/
/
0
1

2
7
/0
01

Biểu đồ 4: Diễn biến giá gạo thế giới từ năm 2022 đến ngày 15/10/2023
(Nguồn: Tổng hợp từ Reuters).

13
PHẦN 2

THỊ TRƯỜNG GẠO


VIỆT NAM
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM QUÝ III/2023

Tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt cả năm 2022
dù khối lượng thấp hơn gần 687.056 tấn. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu gạo
cả năm 2023 nhiều khả năng sẽ chạm ngưỡng 4,5 – 4,8 tỷ USD.

1. Sản xuất
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến trung tuần tháng 9, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước
đạt 1.492 nghìn ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc
đạt 1.005,6 nghìn ha, bằng 98,3%, các địa phương phía Nam đạt 486,9 nghìn ha, bằng
101,1%.

Về vụ Hè Thu, năm nay cả nước gieo cấy được gần 1.912 nghìn ha, giảm 2,8 nghìn ha so
với vụ Hè Thu năm trước chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nắng nóng khô
hạn ở một số tỉnh miền Trung.

Tính đến ngày 15/9, các địa phương đã thu hoạch được 1.786,3 nghìn ha lúa Hè Thu,
chiếm 93,4% diện tích gieo cấy và bằng 94,8% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng
bằng sông Cửu Long thu hoạch 1.348,9 nghìn ha, chiếm 91,5% và bằng 93,4%. Theo báo
cáo của các địa phương, vụ lúa Hè Thu năm nay đạt khá với năng suất ước đạt 57,6 tạ/ha,
tăng 0,1 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2022; sản lượng đạt 11 triệu tấn, tăng 173 nghìn tấn và
giá lúa Hè Thu đang ở mức cao so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, đến giữa tháng 9, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 604,2
nghìn ha lúa Thu Đông, bằng 105% cùng kỳ năm trước. Tiến độ gieo cấy lúa Thu Đông
năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do các địa phương mở rộng diện tích và tập trung
gieo cấy sớm cùng với đó là thời tiết, nguồn nước thuận lợi cho gieo trồng lúa. Hiện lúa
thu đông sinh trưởng và phát triển khá tốt, tình hình sâu bệnh tuy có phát sinh nhưng
phòng trị kịp thời nên mức độ gây hại không đáng kể.

2. Xuất khẩu
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hơn 605.410 tấn gạo trong tháng
9, với trị giá thu về 377,9 triệu USD, giảm 34,3% về lượng và 30,9% về trị giá so với tháng
trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái tăng 3,8% về lượng và tăng tới 37,3% về trị giá.

Tính đến hết quý III, xuất khẩu gạo đạt gần 6,42 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, tăng mạnh
19,5% về lượng và tăng 35,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ giá tăng cao nên
kim ngạch xuất khẩu gạo 9 tháng đã vượt con số 3,45 tỷ USD đạt được trong cả năm
2022 dù khối lượng xuất khẩu thấp hơn 687.056 tấn.

Kết quả này cũng giúp Việt Nam vượt qua Thái Lan (5,9 – 6 triệu tấn) để vươn lên
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

15
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM QUÝ III/2023

Lượng (triệu tấn) Trị giá (tỷ USD)


(cột trái) (cột phải)
9 4,0

8 3,5
7 3,0
6
2,5
5
2,0
4
1,5
3
1,0
2

1 0,5

0 0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 9
tháng
2023
Biểu đồ 5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2009 đến 9 tháng năm 2023
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan).

Trong tháng 9, Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta với khối lượng
lên tới 166.086 tấn, trị giá 101,4 triệu USD, tăng 43,9% về lượng và 63,9% về trị giá so với
tháng trước, còn so với cùng kỳ năm ngoái tăng gấp 40 lần về lượng và 52 lần về trị giá.

Ngoài ra, lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường châu Phi như Gana hay Mozambique
cũng tăng mạnh gấp hơn 2 lần so với tháng 9/2022.

Trong khi đó, lượng gạo xuất khẩu sang Philippines và Trung Quốc trong tháng 9 đã giảm
lần lượt là 46,6% và 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt
Nam với khối lượng đạt 2,44 triệu tấn, trị giá 1,29 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng
13% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường này chiếm 38,1% tổng xuất khẩu gạo của nước
ta, giảm so với mức 46% của cùng kỳ.

Tiếp theo là Indonesia, xuất khẩu sang thị trường này tăng 17 lần về lượng và 18 lần về trị
giá lên mức 884.177 tấn, trị giá 462,6 triệu USD.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ ba với 858.848 tấn, trị giá 495,78 triệu
USD, tăng 37,2% về lượng và 55,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ và Chile có mức tăng đột
biến, lần lượt là 11.900% và 3.566%. Nhiều thị trường tăng trưởng ở mức ba con số như
UAE (+116,9%), Ba Lan (+140,6%), Senegal (+506,3%), Bỉ (+348%)…

16
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM QUÝ III/2023

Philippines

15
.8
Indonesia
5.0
38.1 Trung Quốc
6.1 Ghana

7.8 Bờ Biển Ngà


Malaysia
.4

13.8
Thị trường khác
13

Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023
(Đơn vị: % theo khối lượng. Nguồn: Số liệu từ tổng cục Hải quan).

9 tháng đầu năm 2023 So với 9 tháng 2022 (%)


Thị trường
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Tổng cộng 6.418.176 3.539.388 19,5 35,9

Philippines 2.443.260 1.290.168 1,1 12,8

Indonesia 884.177 462.606 1.667,0 1.794,0

Trung Quốc 858.848 495.780 37,2 55,2

Ghana 503.476 299.422 49,6 70,7

Bờ Biển Ngà 392.992 204.287 28,2 17,3

Malaysia 318.745 160.904 3,1 7,0

Singapore 105.524 62.854 52,1 63,7

Mozambique 66.515 38.706 71,7 86,8

Hong Kong 54.402 32.470 3,5 8,3

Thổ Nhĩ Kỳ 41.041 25.653 11.900,0 10.493,0

UAE 38.957 24.989 16,0 19,6

Đài Loan 29.995 16.489 116,9 143,2

Australia 27.751 20.111 5,9 1,5

Mỹ 26.435 20.277 46,2 46,2

17
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM QUÝ III/2023

9 tháng đầu năm 2023 So với 9 tháng 2022 (%)


Thị trường
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Ả Rập Xê Út 24.008 15.902 2,6 2,7

Tanzania 13.329 8.704 51,7 53,6

Ba Lan 12.633 8.285 140,6 134,5

Senegal 12.028 5.083 506,3 344,4

Hà Lan 10.568 7.354 5,6 9,0

Nam Phi 7.160 4.785 39,5 38,1

Chile 7.149 3.310 3.566,0 2.291,0

Bỉ 4.740 2.427 348,0 306,1

Nga 4.531 2.827 18,5 21,7

Tây Ban Nha 3.413 2.518 164,2 145,9

Pháp 2.959 2.196 12,2 9,8

Angola 1.265 725 27,8 31,7

Bangladesh 654 475 38,2 33,7

Ucraine 640 384 199,1 109,3

Iraq 350 228

Brunei 282 149 78,3 73,3

Thị trường khác 520.349 319.319 24,4 8,5

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan).

Về cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu, gạo trắng là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất
trong 9 tháng đầu năm với khối lượng vào khoảng hơn 3,8 triệu tấn và chiếm 60% tỷ
trọng. Tiếp theo là gạo thơm chiếm 25,4% tỷ trọng với khoảng 1,6 triệu tấn. Ngoài ra, gạo
nếp chiếm 10,8%, gạo Nhật chiếm 2,8%, còn lại là nhóm gạo lứt, gạo vi chất….

18
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM QUÝ III/2023

Gạo trắng 60,1%


Gạo thơm 25,4%
Gạo nếp 10,8%
Gạo Nhật 2,8%
Gạo lứt, gạo vi chất 1,0%
Gạo đồ 0,1%

Biểu đồ 7: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong và 9 tháng đầu năm 2023
(Nguồn: Số liệu từ tổng cục Hải quan).

3. Diễn biến giá


Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng 13,7% so với
cùng kỳ năm ngoái lên mức bình quân 551 USD/tấn.

Trong tháng 9, giá xuất khẩu gạo đạt 624 USD/tấn, tăng 5,2% so với tháng trước và cao
hơn 32,2% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, trong quý III năm nay giá gạo xuất khẩu đã
tăng tới 73 USD/tấn, tương ứng hơn 13% sau khi Ấn Độ ban hành các biện pháp hạn chế
xuất khẩu mặt hàng lương thực này.
650 USD/tấn

600

550

500

450

400

350

300
11

12
1

9
10

11

12

9
10

9
Th

Th

Th
Th
Th

Th

Th

Th

Th
Th

Th

Th

Th
Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th

Th
Th

Th
Th

Th
Th

Th

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Biểu đồ 8: Diễn biến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam qua các tháng từ năm 2021-2023
(Nguồn: Số liệu từ tổng cục Hải quan).

Tại thị trường trong nước, tuy biến động lên xuống trong thời gian gần đây nhưng nhìn
chung giá lúa gạo vẫn tăng khá mạnh 18 – 27% trong quý III năm nay và tăng 35 – 50% so
với cùng kỳ năm ngoái.

19
THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM QUÝ III/2023

Ngày So với So với So với


5/10/2023 1 tháng trước cuối quý II/2023 1 năm trước
(đồng/kg) % đồng/kg % đồng/kg % đồng/kg
Lúa thường tại ruộng 7.900 0,4 32 18,5 1.232 38,9 2.214

Lúa thường tại kho 9.017 1,5 141 12,8 1.025 35,1 2.342

Lứt loại 1 12.279 0,5 62 19,2 1.979 37,0 3.316

Xát trắng loại 1 14.263 1,0 137 27,1 3.038 48,4 4.650

5% tấm 14.250 1,7 236 23,7 2.729 48,2 4.636

15% tấm 14.058 2,1 291 24,5 2.766 49,4 4.650

25% tấm 13.808 2,5 341 24,8 2.741 50,5 4.633

Tấm 1/2 11.286 0,2 21 18,4 1.754 28,1 2.479

Cám xát/lau 6.821 6,7 493 9,4 711 17,1 1.404

Bảng 3: Diễn biến giá lúa gạo tại ĐBSCL tính đến đầu tháng 10/2023
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam).

4. Tình hình nhập khẩu


Sau khi Ấn Độ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo, nhập khẩu gạo của
Việt Nam từ nước này vẫn tăng lên.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, Việt Nam đã nhập khẩu 63.825 tấn gạo từ nước
này trong tháng 8, tăng 44,6% so với tháng trước và tăng 36,4% so với cùng kỳ năm
ngoái.

Qua đó đưa Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ tám từ Ấn Độ sau 8 tháng đầu
năm với khối lượng đạt 533.838 tấn, trị giá gần 179 triệu USD, tăng 19,6% về lượng và
tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo nhập khẩu ở mức bình quân 335
USD/tấn, tăng 7% so với 313 USD/tấn của cùng kỳ.
Năm 2022 Năm 2023
120,000 tấn

100,000

80,000

60,000

40,000

20,000

0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biểu đồ 9: Nhập khẩu gạo của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2022-2023
(Nguồn: Số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ).

20
PHẦN 3

DỰ BÁO
DỰ BÁO QUÝ III/2023

Thị trường gạo thế giới được cho là sẽ sôi động hơn trong thời gian tới do nhu
cầu nhập khẩu từ các nước đang tăng lên, giá gạo cũng có dấu hiệu khởi sắc trở
lại sau hơn một tháng điều chỉnh giảm.

Indonesia mới đây thông báo sẽ nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo trong những tháng cuối
năm. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ là hai nguồn cung chính cho đợt thu mua
này. Đồng thời, Chính phủ Indonesia cũng đã chỉ đạo Cơ quan Hậu cần quốc gia (Bulog)
nhập khẩu thêm 2 triệu tấn gạo vào năm tới để đảm bảo nguồn dự trữ gạo của đất nước.

Bên cạnh Indonesia, thì Philippines, quốc gia nhập nhiều gạo nhất của nước ta đã tăng
mua trở lại sau gần một tháng tạm ngưng do lệnh áp giá trần với gạo trong nước. Ngoài
ra, thị trường Trung Quốc được nhận định sẽ tăng mua các loại gạo nếp để phục vụ cho
nhu cầu lễ Tết cuối năm.

Còn tại Malaysia, các thông tin cho thấy thị trường này không thiếu gạo cho tiêu dùng của
người dân nhưng giá gạo Malaysia đang ở mức cao. Bên cạnh đó, thị trường trong nước
cũng thiếu hụt lượng gạo nguyên liệu cho lĩnh vực chế biến.

Trong khi đó nguồn cung toàn cầu vẫn thắt chặt, Ấn Độ đang có kế hoạch gia hạn thuế
20% đối với xuất khẩu gạo đồ cho đến tháng 3/2024, một động thái có thể làm giảm thêm
lượng bán ra từ nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới và tăng giá gạo toàn cầu. Việc gia hạn
thuế sẽ hạn chế xuất khẩu, cho phép Chính phủ thu mua gạo nhiều hơn từ nông dân và
phân phối cho người nghèo trước cuộc tổng tuyển cử.

Theo dự báo mới nhất từ USDA, xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam có thể đạt
8,4 triệu tấn, tăng 400.000 tấn so với dự báo trước và tăng 1,3 triệu tấn so với
năm 2022. USDA nhận định Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng tại
Philippines và Indonesia.

Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng kim ngạch
xuất khẩu gạo cả năm 2023 sẽ vượt 4 tỷ USD, dao động từ 4,5 – 4,8 tỷ USD.

Một số doanh nghiệp cho biết, trong trường hợp Ấn Độ vẫn duy trì lệnh cấm gạo cho đến
nửa đầu 2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao, không dưới 650
USD/tấn. Đồng thời, cơ hội xuất khẩu gạo sẽ gối đầu sang năm 2024, nông dân được
hưởng lợi nhờ giá thu mua lúa tốt.

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận định từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến
bất thường của thời tiết thì sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ
nhu cầu thóc, gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Ngoài ra, Cục Trồng trọt đã khuyến cáo các địa phương xuống giống sớm trong tháng 10
và kết thúc trước ngày 10/1/2024 do nguồn nước cho sản xuất lúa Đông Xuân có thể gặp
bất lợi. Trong tháng 1/2024, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu tấn thóc của vụ Đông Xuân nhờ
đặc thù sản xuất ba tháng/vụ lúa. Do đó, nguồn cung cho nội địa và xuất khẩu vẫn được
đảm bảo.

22
PHẦN 4

HOẠT ỘNG CỦA


CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH QUÝ III/2023

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR): Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra quyết định chuyển cổ phiếu TAR từ diện
cảnh báo sang diện bị kiểm soát từ ngày 12/10/2023.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên
năm 2023 đã được soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Trước đó, ngày 29/9 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt ông
Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc của công ty với số tiền là 92,5 triệu đồng do thực hiện
hợp đồng, giao dịch khi chưa được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị chấp
thuận.

Cùng với đó, Trung An cũng bị xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 487 triệu đồng do
các vi phạm liên quan đến thị trường chứng khoán.

CTCP Tập Đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG): CTCP Tập đoàn Lộc Trời mới đây
thông báo ngày 24/10 sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2022.

Theo đó, Lộc Trời dự kiến phát hành hơn 20,1 triệu cổ phiếu trả cổ tức theo tỷ
lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu mới).

Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 201,48 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm ngày 31/12/2022 trên BCTC năm 2022 của
Công ty đã được kiểm toán.

Vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời đã nhận được quyết định của Tổng cục Thuế về việc xử phạt
vi phạm hành chính về thuế năm 2021 và 2022 với tổng số tiền truy thu hơn 6 tỷ đồng.
Trong đó, thuế giá trị gia tăng hơn 666 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 3,9 tỷ đồng,
thuế thu nhập cá nhân gần 29,8 triệu đồng, tiền chậm nộp thuế gần 435 triệu đồng và phạt
hành chính hơn 1 tỷ đồng.

Về tình hình nhân sự, ngày 13/09, LTG đã nhận được đơn từ chức của bà Thuy Vu
Dropsey (sinh năm 1982) – Thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2019-2024.

Cùng ngày, HĐQT LTG đã thông qua việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và giải
thể CTCP Lộc Trời – Viên Thị (công ty con do LTG sở hữu 51% vốn).

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Mã: AGM): AGM đã thông qua kế hoạch tổ
chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 vào ngày 6/11/2023.

Công ty dự kiến trình cổ đông thông qua Báo cáo tài chính kiểm toán năm
2022; thông qua phương án sử dụng quỹ đầu tư phát triển để khắc phục tình trạng âm lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2022; thông qua phương án phát hành
cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chiến lược; các nội dung khác thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ.

Liên quan đến tình hình hoạt động, mới đây CTCP Xuất nhập khẩu An Giang đã trúng các

24
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH QUÝ III/2023

gói thầu cung cấp phân bón vi sinh cải tạo đất và thuốc bảo vệ thực vật thuộc kế hoạch
“Hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2023” và kế hoạch “Xây dựng mô hình nâng cao hiệu
quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp gắn liền với liên kết theo chuỗi giá trị” của Trung
tâm Khuyến nông – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu.

Bên cạnh việc duy trì và phát triển thị trường quốc tế, Angimex cũng xác định thị trường
nội địa cũng là mũi nhọn quan trọng. Thời gian gần đây, Angimex cho ra đời sản phẩm
Gạo Lúa Tôm cao cấp với chất lượng được quảng bá là vượt trội, phục vụ người tiêu
dùng trong nước.

CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (Mã KBS): KBC đã
công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý III với doanh thu gần 1,7 tỷ đồng - cải
thiện so với mức 1,2 tỷ của cùng kỳ năm trước.

Việc phải chịu 13,2 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp khiến công ty lỗ sau
thuế gần 15,1 tỷ - (cùng kỳ lỗ 14,5 tỷ đồng). Đây cũng là quý thua lỗ thứ 15 liên tiếp kể từ
mức lãi 41,2 tỷ của quý 4/2019.

Sau ba quý, doanh thu của công ty đạt 4,6 tỷ và lỗ sau thuế 43,5 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại thời
điểm 30/9 tăng lên mức 371,4 tỷ đồng. Được biết năm 2023 công ty lên kế hoạch 6 tỷ
đồng doanh thu và lỗ sau thuế 56 tỷ.

Theo ghi nhận đến cuối năm 2022, HKB đã có 6 năm liên tiếp không đạt kế hoạch kinh
doanh do trích lập dự phòng cho hoạt động đầu tư giai đoạn trước năm 2017; công ty
đồng thời phải sắp xếp lại nguồn lực tài chính, các khoản nợ vay (hiện nợ phải trả 172 tỷ
đồng - vượt vốn chủ sở hữu).

25
PHẦN 5

CHÍNH SÁCH
CHÍNH SÁCH QUÝ III/2023

• Ấn Độ xem xét gia hạn thuế xuất khẩu gạo đồ cho đến tháng 3 năm 2024

Theo các nguồn tin của Bloomberg, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét việc gia hạn thuế xuất
khẩu 20% dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 15/10. Đồng thời cho biết Ấn Độ không có kế
hoạch tăng thuế lên 40% như một số người tham gia thị trường suy đoán.

Dữ liệu do Bộ Thực phẩm Ấn Độ tổng hợp cho thấy, giá gạo bán lẻ ở New Delhi đã tăng
22% so với một năm trước đó, trong khi lúa mì tăng hơn khoảng 12%. Có những lo ngại
rằng sản lượng một số loại cây trồng, bao gồm cả mía, có thể giảm do mưa rải rác ở các
khu vực trồng trọt chính trong năm. Lượng mưa tích lũy trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến
tháng 9 là yếu nhất trong 5 năm.

Ấn Độ trồng nhiều loại gạo, bao gồm cả gạo đồ, chiếm khoảng 30% tổng lượng xuất khẩu.
Quốc gia Nam Á này chiếm khoảng 40% thương mại toàn cầu trong năm giai đoạn năm
2022-2023.

Còn theo Bộ Thương mại Ấn Độ, Chính phủ nước này đang xem xét giảm giá xuất khẩu tối
thiểu của gạo basmati xuống 850 USD/tấn từ mức 1.200 USD/tấn. Động thái này nhằm
đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu gạo basmati Ấn Độ vẫn có khả năng cạnh tranh trên toàn
cầu.

Việc giảm giá xuất khẩu tối thiểu gạo basmati của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh sự cạnh
tranh từ nước láng giềng Pakistan khi mà Pakistan đã đặt ra mức giá xuất khẩu tối thiểu
(MEP) là 1.050 USD/tấn đối với gạo basmati.

• Philippines gỡ lệnh áp trần giá gạo

Theo Nikkei Asia, chính phủ Philippines đã gỡ bỏ lệnh áp trần giá gạo sau khoảng một
tháng áp dụng biện pháp này để ổn định thị trường lương thực trong nước. Đầu tháng 9,
Philippines giới hạn giá ở mức 41 peso/kg đối với gạo xay thường và 45 peso/kg đối với
gạo xay kỹ.

Tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr., đồng thời là Bộ trưởng Nông nghiệp
Philippines đã công bố lệnh này hôm 4/10 bên lề một sự kiện phân phát gạo của Chính
phủ ở Metro Manila.

Giá mặt hàng thiết yếu này biến động mạnh trong những tháng gần đây, góp phần gây ra
lạm phát lương thực ở Philippines. Các quốc gia trên khắp châu Á, bao gồm cả Ấn Độ, đã
tăng cường nguồn cung bằng cách hạn chế xuất khẩu gạo trắng non-basmati.

Việc dỡ bỏ giới hạn giá diễn ra ngay trước khi bắt đầu mùa thu hoạch lúa. Vài ngày trước
khi dỡ bỏ trần giá, Chính phủ tuyên bố sẽ hỗ trợ tài chính trị giá 12,7 tỷ peso cho nông dân
trồng lúa để giúp họ giải quyết thiệt hại do thời tiết khô hạn và chi phí sản xuất tăng cao.

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Philippines công bố cho thấy, tính đến ngày 3/10 tổng nguồn
cung gạo của nước này ở mức 3,28 triệu tấn, đủ cung cấp cho người dân trong 52 ngày.

Các nhóm nông dân hoan nghênh việc dỡ bỏ trần giá, cho rằng điều này sẽ giúp ổn định
giá gạo trong mùa thu hoạch và khuyến khích họ mở rộng sản xuất.

27
PHỤ LỤC QUÝ III/2023

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cung – cấu gạo thế giới từ niên vụ 2019 – 2020 đến 2023-2024 (Trang 6)
Biểu đồ 2: Xuất khẩu gạo của các nước sản xuất hàng đầu trong năm 2022 và dự báo 2023-2024
(Trang 7)
Biểu đồ 3: Các nước nhập khẩu gạo hàng đầu trong năm 2022 và dự báo 2023-2024 (Trang 8)
Biểu đồ 4: Diễn biến giá gạo thế giới từ năm 2022 đến ngày 15/10/2023 (Trang 13)
Biểu đồ 5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2009 đến 9 tháng năm 2023 (Trang 16)
Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 (Trang 17)
Biểu đồ 7: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong và 9 tháng đầu năm 2023
(Trang 19)
Biểu đồ 8: Diễn biến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam qua các tháng từ năm 2021-2023
(Trang 19)
Biểu đồ 9: Nhập khẩu gạo của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2022-2023 (Trang 20)

Bảng 1: Diễn biến giá gạo thế giới từ tháng 5 đến tháng 9/2023 (Trang 11)
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023 (Trang 17)
Bảng 3: Diễn biến giá lúa gạo tại ĐBSCL tính đến đầu tháng 10/2023 (Trang 20)

NGUỒN THAM KHẢO

Bộ Công Thương Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)


Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC)
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc (FAO)
Tổng cục Hải quan
Reuters

BẢN QUYỀN

Báo cáo “Thị trường gạo quý III/2023” được biên tập viên mục Hàng hóa của VietnamBiz tổng hợp và trình
bày. Các số liệu, thông tin và những phân tích được tổng hợp trong báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung
cấp thông tin và không được sử dụng như lời khuyên cho việc tư vấn kinh doanh, tài chính và những lĩnh
vực chuyên nghiệp khác.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Thông tin và tài liệu trong báo cáo được nỗ lực tổng hợp dưới dạng sẵn có một cách chính xác nhất có thể.
Tuy nhiên, tác giả không đảm bảo tính chính xác, sự thích hợp hay đầy đủ của các thông tin và số liệu, đồng
thời tuyên bố miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm đối với các lỗi hoặc thiếu sót trong các thông tin và số liệu này.

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

VietnamBiz sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kì chi phí, tổn thất hoặc thiệt hại nào cho dù
trực tiếp hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng báo cáo, hoặc liên quan tới những
thiếu sót, sai sót.

28
PHỤ LỤC QUÝ III/2023

ĐỂ THEO DÕI NHỮNG BÁO CÁO GẦN NHẤT CỦA CHÚNG TÔI, XIN TRUY CẬP QR CODE:

Báo cáo thị trường gạo Báo cáo thị trường gạo Báo cáo thị trường gạo Mục “Báo cáo ngành hàng” -
quý II/2023 tháng 7/2023 tháng 8/2023 VietnamBiz

MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI:

Trịnh Huyền Trang


Thư ký tòa soạn phụ trách mục Hàng hóa – trang TTĐTTH VietnamBiz
Hotline: 099 522 2999
Email: info@vietnambiz.vn

29
Địa chỉ: Lầu 3 Tòa nhà COMPA Building, 293 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh: Số 5, ngõ 38A, Phố Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
Hotline: 0938.189.222 Email: info@vietnambiz.vn
Vận hành bởi

You might also like