You are on page 1of 8

dẫn dắt giải thích:

Từ thủa thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những đại dương và
điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, có thể nói chưa bao giờ tổng kết được
những định nghĩa về thơ. Có người cho thơ là “lơ tơ mơ”, “thơ là sự tuôn trào bột phát những
tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không định nghĩa được”. Phải
chăng vì thế mà thơ thuộc về cõi huyền nhiệm, mông lung, xa vời vợi? Không, theo quan niệm
của .........

1. Nguồn gốc của thơ:

Thơ được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp
trong sự thật đời sống. Cuộc sống là điểm xuất phát là đề tài vô tận, gợi nhiều cảm xúc phong
phú, là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật. . Là nhà
thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì thơ anh mới tươi màu neo chặt
trong bến tâm hồn người thưởng thức. anh sĩ Lê Quí Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba
vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi non kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được”.
Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ
khác để nuôi dưỡng thi ca. đến với Chế Lan Viên, một “triết gia thi sĩ”, ta không quên giây phút
con người ấy rơi vào hố sâu tuyệt vọng của sự chán chường:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi giữa trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”

Thế mà cuộc sống mới chan hoà hơi thở nồng ấm của cách mạng đã làm tan mọi băng giá
trong trái tim thi sĩ. Người sà vào lòng nhân dân, sung sướng đón nhận nguồn cảm hứng thi ca từ
cuộc đời:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Tiếng hát con tàu).


Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội.
Những giá trị nghệ thuật chân chính xưa nay đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất
thực tế của thời đại mình. Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi
thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không
bắt nguồn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát li thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc,
không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý nghệ thuật vị
nhân sinh của mình.

Thơ ca “là cuộc đời”, nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình
của cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời để hút lấy chất mật tinh tuý nhất,
ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ thật sự có giá trị. Nhà thơ phải biết chắt lọc chất liệu
mà cuộc đời cung cấp, từ đó mới tạo nên những vần thơ hay, làm rung động lòng người đọc.

2. Đối tượng của thơ:

Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc, rung động,
những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ. Vẻ đẹp
của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất
liệu đời sống thì không làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Những sự việc đời sống mà
không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sĩ thì không thể
hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy, cần thấy rằng thơ ca là cuộc đời nhưng đó
không phái là sự sao chép máy móc mà phải được cảm nhận và thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ
của thi nhân để thành thơ. Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi nguyên được tái hiện qua lăng
kính tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những
lời sáo rỗng, nhạt nhẽo, vô vị, tầm thường, chỉ là trò làm xiếc ngôn từ vụng về chẳng thể đánh
lừa được người đọc.

3.Đặc trưng của thơ

Có lẽ rằng trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm
xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó,
không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư
tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình, từng chữ trong thơ đều ôm
trong mình một thứ tình cảm nhất quán. Có thể nói rằng tình cảm là đặc thù của văn chương nói
chung, và là của thơ ca nói riêng. Và chắc một điều rằng, xưa nay người ta làm thơ thì khi nào
cũng xuất phát từ tình cảm làm gốc, chứ không vì cái gì khác, đó gọi là cảm hứng sáng tác.
Chính vậy tình cảm có một vai trò vô cùng quan trọng trong thơ.
-Nói đến vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ ca, trước hết phải nói đến việc tình cảm trong
lòng người chính là khởi nguồn của những vần thơ hay và phong phú mà như Lê Quý Đôn đã
nhận định rằng "Thơ khởi phát từ lòng người ta" hoặc rõ hơn khi Vũ Duy Thanh viết: "Thơ xuất
phát từ tình". Trong tiếng Hán, thơ có nghĩa là "thi", theo như nhà văn học nổi tiếng Dương Thụ
Đạt thì thi ở đây tức là là "cái gốc và là cái mầm mọc từ trái tim". Tức là muôn đời thơ ca đều
xuất phát từ những biến chuyển trong nội tâm tình cảm con người, nếu chỉ có diễn tả một sự việc
đơn thuần mà không có tình cảm thì cho dù có vần có điệu đi chăng nữa người ta cũng chẳng thể
xem đó là thơ được mà là một thể loại nào đó khác như phú, ca, vịnh, biện, luận, ký,... chỉ cốt
xem trọng việc diễn tả lại những cái gì người ta thấy một cách rườm rà, và thêm chút vần nhạc.
Nhưng lại biệp lập hẳn với thơ vì nó bị khuyết thiếu cảm xúc và tình cảm của người viết, đã gọi
là thơ mà lại không có tình cảm làm gốc, không truyền đạt được tưởng, tiếng lòng của tác giả, ít
thì gây sự xúc động, nhiều thì gây chấn động, thì hẳn đó không thể được gọi là thơ nữa.

Bên cạnh việc gốc của thơ là tình cảm thì trong thơ ca người ta cũng còn có những yêu cầu nhất
định cho tình cảm trong thơ, trong thơ không có chỗ cho thứ tình cảm giả tạo, kém tự nhiên, giới
thơ không có chỗ cho những kẻ cố múa bút, rặn ra những chữ khô cứng, hoa mỹ và thừa thãi,
nhưng không mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thực, đánh động vào tâm lý của con
người. Mà thơ ca cần một cái khởi nguồn xuất phát từ tình cảm tự nhiên của con người ví như
nỗi đau khổ, trăn trở với tình yêu, nỗi thương cảm trước những cuộc đời bất hạnh, hay một cảm
xúc vui sướng, hạnh phúc nào đó xuất phát từ chính trong lòng người nghệ sĩ, trở thành cảm
hứng xuyên suốt tác phẩm. Và một người nghệ sĩ tài năng ắt hẳn sẽ có cách ém nó vào từng chữ
trong thơ, lúc ẩn lúc hiện, khiến người đọc buộc phải băn khoăn, tìm tòi và khai quật những tình
cảm chan chứa tự nhiên ấy. Vậy nên Ngô Thì Nhậm mới không ngại ngùng khi nhận xét về văn
chương rằng "loại có khả năng gây hứng thú và cảm xúc cho người ta thì không gì bằng thơ". Rõ
ràng rằng, con người chúng ta có thiên tính tò mò, cái gì càng được ấp ủ, giấu kín, là tình cảm bí
mật mà kẻ khác giấu trong thơ lại càng khiến người ta mong mỏi tìm tòi, thưởng thức. Còn nếu
như thơ không mang tình cảm, thì cũng chỉ là thể loại tự sự, thuyết minh, ý trên mặt chữ, không
nên xếp nó vào thơ.

Thứ hai nữa, tình cảm trong thơ ca chính là những nét phác họa sắc nét nhất về một người nghệ
sĩ. Không chỉ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, lối sống, mà còn bộc lộ được những tính cách, những
góc khuất sâu trong tâm hồn của họ. Tôi lấy ví dụ như đọc thơ Hàn Mặc Tử với những tập Gái
quê, thơ Điên,... với những tình cảm hỗn độn vừa trong sáng vừa kỳ dị, người ta đã cảm nhận rõ
hơn về cuộc đời của một người nghệ sĩ bất hạnh, khao khát tình yêu, cuộc sống, nhưng lại phải
nhận những cô đơn tách biệt với cuộc đời. Hoặc với thơ Hồ Chí Minh như tập Nhật ký trong tù,
Vọng Nguyệt, Tức cảnh Pác Pó,... tình cảm với thiên nhiên, với con người, sự lạc quan, ung
dung,... thể hiện được sự vĩ đại của một tâm hồn tuyệt đẹp, tấm lòng gắn bó với nhân dân, với Tổ
quốc, với cách mạng của Hồ Chủ tịch một cách khéo léo và tinh tế hơn cả, nó lại ở một cái tầm
khác hẳn với những bài báo, bài viết tự sự thông thường. Hay với Tố Hữu đi từ Từ ấy đến Việt
Bắc, những tình cảm sung sướng khi được đứng dưới lá cờ của Đảng, đến những cảm xúc ngậm
ngùi nhân buổi phân ly, đã vẽ nên một hồn thơ lý tưởng, một tấm lòng yêu quê hương đất nước,
hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, sống và chiến đấu vì nhân dân sâu sắc mà không phải ai
cũng có được.

Vai trò quan trọng thứ ba của tình cảm trong thơ ấy chính là thu hút, đánh động những cảm xúc
chưa từng có hoặc đang còn ngủ quên, mơ màng trong lòng mỗi độc giả, khiến độc giả không chỉ
hiểu được tấm lòng của người thi sĩ trong những hoàn cảnh nhất định mà còn phải thu về được
cho mình những tình cảm mới, mở ra những chân trời mới trong tâm hồn, hoặc làm sâu đậm
thêm những tình cảm sẵn có. Lấy ví dụ về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chẳng hạn:

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng"

Trước hết phải khen rằng đây là một bài thơ hay, cô đọng nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật,
trong đó cái gốc rễ tình cảm của nhân vật trữ tình, của người chiến sĩ cách mạng đã thu hút được
độc giả. Những tình cảm lạc quan, yêu đời, chan hòa với thiên nhiên cuộc sống khiến người ta
hiểu hơn về tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày khốn khổ, càng thêm cảm
phục tấm lòng vì dân vì nước của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đồng thời tác phẩm cũng lại mở
ra cho người đọc một nhận thức mới về cuộc đời của người chiến sĩ những năm đầu kháng chiến
gian lao, vất vả, nhưng tràn ngập niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Như vậy đọc thơ xong nếu
là một người giỏi thường thức và am hiểu họ không chỉ dừng lại ở việc chỉ cảm nhận được tâm
hồn của thi sĩ thông qua những tình cảm trong thơ mà còn rút ra cho mình những bài học sâu sắc,
ví như trong Chiều tối chính là tinh thần lạc quan, yêu đời không khuất phục trước khó khăn,
lòng tin vào cách mạng, yêu nước thương dân,...

Tương tự đến với một đoạn trong Việt Bắc của Tố Hữu:

"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang


Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"

Xuất phát từ những tình cảm thắm thiết ân tình thủy chung dành cho đồng bào dân tộc miền núi,
nhà thơ đã tạo ra một bức tranh tứ bình đa sắc và sinh động, đặc biệt thu hút người đọc, không
chỉ ở nhịp điệu, bắt vần, mà còn nằm ở cả những vẻ đẹp ẩn chứa trong từng vần thơ. Gợi mở ra
trong lòng người đọc những tình cảm quý mến, thân thiết với núi rừng Việt Bắc và con người
nơi đây, cung cấp cho họ những hình dung mới lạ về vùng đất được mệnh danh là cái nôi của
kháng chiến. Ta cũng nhận rõ được một sự chuyển dịch tình cảm trong đoạn trích, nghĩa là tình
cảm trong thơ của Tố Hữu không chỉ riêng mình ông mà nó còn có sức lan truyền mạnh mẽ sang
độc giả, khiến họ cũng có những cảm nhận tương tự về một thời xa xăm oanh liệt của đất nước.
Khiến họ yêu thương hơn vùng trời phía Bắc của Tổ quốc, yêu thêm những con người đã sánh
bước cùng cách mạng trong những năm tháng kháng chiến gian lao. Quả thực rằng tình cảm
trong thơ đã dẫn người ta từ chỗ không có tình cảm gì đặc biệt đến thấu hiểu và đồng cảm sâu
sắc. Một tác phẩm thơ mà có khả năng truyền tải được những tình cảm nó mang thì không chỉ
dựa vào cách viết của tác giả mà còn dựa vào cái gốc rễ tình cảm ấy nó chứa đựng bao nhiêu
phần ý nghĩa, có đủ sức nặng hay không.

Lại nói đến việc tình cảm có sức mạnh rung động tâm can con người, có sức lan truyền và đánh
thức con người mạnh mẽ thì chắc phải kể đến những chủ đề viết về tình thân, tình yêu, đặc biệt
là tình cảm với quê hương đất nước. Phải nói rằng những thứ tình cảm truyền thống và đáng quý
ấy đã khiến những tình cảm sẵn có trong tâm khảm mỗi con người được đắp đầy hơn, sôi động
và mạnh mẽ hơn. Ví như đọc Đò Lèn, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, cái tình cảm thắm thiết, nhớ
thương, hối tiếc trong hồi tưởng của Nguyễn Duy về người bà, người mẹ bỗng khiến người đọc
phải xúc động, phải giật mình thấm thía những hy sinh của bà, của mẹ, và chúng ta càng nhận
thức được sâu sắc rằng phải yêu thương người mẹ, người bà của mình nhiều hơn nữa. Hoặc đọc
cả Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi, độc giả đặc biệt là giới trẻ ngày nay
vốn có nhiều những bỡ ngỡ về lòng yêu nước, cũng như định nghĩa về đất nước, bỗng thấy hiểu
thêm, yêu thêm, tự hào hơn về một đất nước bốn nghìn năm anh hùng, trải qua nhiều đau thương
máu lửa, một đất nước đi từ ca dao, cổ tích, một đất nước đi từ lời ru,... Thử hỏi rằng nếu như tác
giả không truyền những tình cảm yêu nước sâu sắc, những trải nghiệm thực tế của mình vào
từng vần thơ, liệu rằng độc giả có thể có những tình cảm mới mẻ và sự thức tỉnh mạnh mẽ như
thế không? Hoặc ví như viết về tình yêu, bài thơ Tôi yêu em của Puskin là một kiệt tác kinh
điển, sự đau đớn, tiếc nuối và sự cao thượng mà tác giả cất giấu trong những vần thơ đã thực sự
chạm đến trái tim của độc giả khắp nơi trên thế giới. Người chưa yêu hiểu thêm về tình yêu,
người đã yêu thì càng thấm thía, người đang tan vỡ thì nhận được sự đồng cảm và an ủi. Cuối
cùng người ta cũng lại từ những biến chuyển của nhân vật trữ tình rút ra cho mình được những
bài học về tình yêu, bài học về sự tôn trọng đối phương cùng với sự cao thượng trong tình cảm.

Phải nói rằng thơ ca muôn đời vẫn luôn là một món ăn tinh thần, một trong những sáng tạo cao
quý và đỉnh cao của văn chương. Trong đó tình cảm vừa là gốc rễ của thơ ca, là yếu tố chính yếu
làm nên giá trị của một tác phẩm, đồng thời phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ.
Không chỉ vậy tình cảm trong thơ còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người
khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.

4. Hoạt động sáng tác thơ

+ Thi sĩ trước hết phải là người có tâm hồn giàu rung cảm, sống sâu sắc, trọn vẹn với từng
khoảnh khắc cuộc đời để có những cảm xúc mãnh liệt, dồi dào trên mỗi trang thơ; cội nguồn của
sáng tác văn học, chính là cảm hứng đột khởi trong lòng của nhà văn. Nhu cầu giải thoát và bộc
lộ tình cảm chính là nhu cầu thôi thúc đầu tiên của quá trình sáng tác của nhà thơ qua cây cầu
ngôn ngữ. Lamáctin - nhà thơ Pháp - tâm sự : “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ
thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”. Thơ là “sự giải thoát của lòng tôi” - thơ là tiếng nói tâm
hồn, tình cảm của nhà thơ với bao buồn, vui, ước mơ, hi vọng....Thơ không chỉ là sản phẩm kì
diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ là phương tiện giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ
sĩ với đời. Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định: “Làm thơ, ấy là dùng
lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lý đang rung
chuyển khác thường”. “Lời và những dấu hiệu thay cho lời nói”, tức là chữ, chính là phương tiện
hữu hiệu nhất, đắc dụng nhất để kết thành thơ vì “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”
(M.Gorki); để thể hiện một trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường: nhà thơ ghi lại
trạng thái tâm hồn mình đang có những biến chuyển, rung động sâu sắc, mạnh mẽ, căng thẳng
nhưng say mê khác thường.

+ Hoạt động sáng tác thơ nói riêng cũng như sáng tác văn học nói chung là một trạng thái tâm lý
thẩm mỹ phong phú và phức tạp, quá trình sáng tạo nghệ thuật đã chuyển tất cả những rung
động, nhận thức của người nghệ sĩ về đời sống trở thành những hình tượng nghệ thuật ngôn từ.
Đây là một quá trình lao động thầm lặng song cũng đầy vất vả, gian nan trong một niềm say mê
vô tận của người nghệ sĩ.

* Yều cầu và trách nhiệm của người nghệ sĩ

+ Lao động thơ là lao động nghệ thuật - nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo
sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại
bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được
lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không
thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ
khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì
nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt
một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính
thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). Nguyễn Công Trứ tâm sự: "Trót nợ cùng thơ phải chuốt
lời", "nợ" vừa là duyên nợ, vừa là trách nhiệm của người cầm bút với thơ ca; "chuốt" lµ chØnh
söa, lùa chän mét c¸ch c«ng phu sao cho ®¹t tiªu chuÈn cao nhÊt vÒ mÆt thÈm mÜ. "Chuốt lời"
vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với
người đọc. Nói tóm lại: người nghệ sĩ phải sáng tác từ những xúc cảm chân thành nhất, tha thiết
nhất, phải lựa chọn ngôn từ chính xác nhất, tinh lọc nhất.

+ Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Vì vậy, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn,
trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay. Nhờ khả năng sáng tạo
tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới về những điều đã cũ. Nếu không có
sáng tạo, không có phong cách riêng thì tác phẩm và tác giả đó sẽ không thể tồn tại trong văn
chương. Những sáng tạo về hình thức biểu hiện rất phong phú qua thẻ loại, cấu tứ tác phẩm,
ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ ...

+ Nhưng để có thơ, để diễn tả được những cảm xúc để có hạnh phúc vô biên thì đó là một công
việc đầy lao lực. Vì người làm thơ chính là người nghệ sĩ làm nghệ thuật cần biết sáng tạo, biết
chắt lọc, cần có tài năng. Ví như Maiacôpki đã phải kêu lên:

Nhà thơ phải trả chữ

Với giá cắt cổ

Như khai thác

Chất hiếm “radium”

Lấy một gam

Phải mất hàng năm lao lực

Lấy một chữ

Phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.

Thơ có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn con người cho nên ngoài là nơi dừng chân của tâm hồn thì
nó còn có tác dụng sâu xa hơn nuôi dưỡng và hình thành nhân cách. Đọc thơ, làm thơ người ta là
truyền tải những bài học bằng tình cảm nên có có tác dụng lay chuyển con người làm con người
ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ; nó tác động cải tạo tư tưởng, đạo đức của con người.
5. Hoạt động tiếp nhận và thưởng thức thơ ca:

+ Độc giả tìm đến với thơ ca trước hết cần lắng lòng mình để cảm nhận những nỗi niềm tâm sự
người nghệ sĩ gửi vào trang viết, cũng phải sống hết mình với tác phẩm để hiểu được thông điệp
thẩm mỹ của tác giả, để sẻ chia, cảm thông với tác giả. Nhà thơ Tố Hữu quan niệm: “Đọc một
câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. "câu thơ" là sản
phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà
nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là
nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ - là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ
thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của TH đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người
thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện
trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay
động lòng người.

+ Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân
thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng
mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc.
Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự
tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình
cảm mà nhà thơ kí thác

3. Đặc trưng của thơ

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không
thể sáng tạo nên những vần thơ hay, ngôn từ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên
trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ phải “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” còn
Xuân Diệu khẳng định: "Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc".

+ Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca cuộc sống không chỉ là hiện thực xã
hội bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ: “Thơ là người
thư kí trung thành của những trái tim” (Đuybralay)

+ Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân
thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng
mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc.

+ Cảm xúc trong thơ cũng không phải thứ cảm xúc nhàn nhạt. Đó phải là tình cảm ở mức
độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống thật sâu với cuộc
đời mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị của sự trải nghiệm (“Thơ chỉ tràn ra khi trong
tim ta cuộc sống đã thật đầy”)

You might also like