You are on page 1of 3

Ứng dụng:

1. Thay đổi lãi suất do thay đổi lạm phát kì vọng:


Từ các khái niệm về lãi suất và lạm phát, chúng ta thấy rằng lãi suất
mang lại lợi tức hay giá trị tăng thêm cho số tiền chúng ta nắm giữ, trong
khi đó, lạm phát làm mất giá trị số tiền mà chúng ta nắm giữ tính theo sức
mua hàng hóa của đồng tiền. Ivring Fisher, nhà kinh tế học nổi tiếng
người Mỹ đầu thế kỷ 20, đã nêu một giả thiết về mối quan hệ giữa lãi suất
và lạm phát và giả thiết này được gọi là hiệu ứng Fisher. Fisher giả thiết
rằng lãi suất danh nghĩa bằng kỳ vọng lạm phát cộng với lãi suất thực. Để
làm rõ hơn mối quan hệ trong hiệu ứng Fisher, Mishkin đã chứng minh
bằng đồ thị giả thiết "lạm phát kì vọng tăng sẽ làm lãi suất tăng"
Áp dụng 4 yếu tố tác động vào lượng cầu tài sản vào phân tích cung cầu
trái phiếu bằng đồ thị, Mishkin cho rằng:
Khi lạm phát kì vọng tăng lên sẽ dẫn đến:
Lợi suất kì vọng tương đối của trái phiếu so với tài sản thực giảm --> cầu
trái phiếu giảm
Chi phí đi vay thực tế giảm --> Cung trái phiếu tăng
--> Giá trái phiếu cân bằng giảm, lãi suất có quan hệ ngược chiều giá trái
phiếu nên lãi suất cân bằng tăng lên. (lượng trái phiếu cân bằng có thể
tăng hoặc giảm tùy vào sự dịch chuyển của đường cung và cầu).

2. Thay đổi lãi suất do chu kì kinh doanh mở rộng:


Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng:
Các cơ hội đầu tư sinh lời cao --> doanh nghiệp sẵn sàng đi vay nhiều
hơn (cầu vốn vay tăng do đó cung trái phiếu sẽ tăng lên)
Của cải tăng lên --> cung vốn vay tăng lên, cầu trái phiếu sẽ tăng lên
(tùy thuộc vào sự dịch chuyển của đường cung cầu, lãi suất cân bằng mới
sẽ tăng hoặc giảm)
Theo dữ liệu thực tế từ biến động lãi suất tín phiếu Kho bạc Mỹ kì hạn 3
tháng từ năm 1950 đến 2020, lãi suất có xu hướng tăng khi chu kì kinh
doanh mở rộng và có xu hướng giảm trong thời kì suy thoái.

3. Case study: Giải thích về mức lãi suất thấp ở Nhật Bản những năm gần
đây.
Đặc điểm
Nhật Bản hiện nay có mức lãi suất thấp nhất thế giới
Tính đến ngày 28/7/2023 vẫn giữ lãi suất âm là -0,1%
Nguồn: https://vn.investing.com/economic-calendar/interest-rate-
decision-165
-->Tại sao ở nước này lãi suất lại thấp như vậy và tại sao lại duy trì mức
lãi suất thấp này?
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Nhật Bản phải đối
mặt với:
Giảm phát--> lãi suất giảm
(lợi suất kì vọng của tài sản thực giảm, làm tăng lợi suất kì vọng tương
đối của trái phiếu--> cầu trái phiếu tăng
Chi phí đi vay thực tăng--> cung trái phiếu giảm)
Giai đoạn suy thoái của chu kì kinh tế, kinh tế chậm phục hồi--> lãi suất
giảm
(thiếu cơ hội đầu tư sinh lợi, các công ty cắt giảm đầu tư--> cung trái
phiếu giảm)
BOJ cho rằng vẫn duy trì mức lãi suất thấp để cố gắng chống lại giảm
phát, khuyến khích chi tiêu, đầu tư nhằm hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.

You might also like