You are on page 1of 6

HÀNH VI MUA BÁN NỘI GIÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN
1. Khái niệm:
Giao dịch nội gián là hành vi của những người lợi dụng quyền hành hay sự ưu tiên
trong việc nắm giữ các thông tin nội bộ của một công ty phát hành chứng khoán ra thị
trường để cố tình mua vào hoặc bán ra cổ phiếu của công ty. Trong đó, theo quy định
tại Khoản 44 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 Việt Nam: “Thông tin nội bộ là
thông tin liên quan đến công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao
dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố mà
nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của tổ chức này”.
Trong thực tế, với định nghĩa về thông tin nội bộ như trên vẫn còn khá chung
chung, chưa thể hiện được những thông tin cụ thể nào sẽ là các thông tin nội bộ. Ví
dụ, cần quy định cụ thể những thay đổi về hoạt động kinh doanh hoặc tình hình tài
chính quan trọng của doanh nghiệp là những thông tin về: Các thay đổi trong phạm vi
hoạt động kinh doanh của công ty; các khoản đầu tư, hợp đồng quan trọng có giá trị
lớn so với tổng tài sản của công ty; các khoản khoản nợ lớn, thâm hụt lớn hoặc thua lỗ
lớn; các thay đổi nhân sự quản lý quan trọng của công ty, hoặc thay đổi về cổ đông
lớn; các vi phạm pháp luật hoặc các vụ kiện tụng lớn liên quan đến công ty…
Trên thực tế, hầu hết các thông tin nêu trên đều bắt buộc phải công bố theo quy
định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam 1. Tuy nhiên, việc
pháp luật chưa xác định rõ đây là các “thông tin nội bộ” dẫn đến trường hợp xảy ra vi
phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể tiến thành xử lý vi phạm về công
bố thông tin mà chưa đủ căn cứ để xử lý hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán, trong khi đó, mức xử phạt đối với vi phạm về công bố thông tin là thấp
hơn nhiều so với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán2.
Người làm việc trong doanh nghiệp, đặc biệt là cấp quản lý, là những người thường
biết trước các thông tin có thể ảnh hưởng giá cổ phiếu doanh nghiệp mình. Đây cũng
là những đối tượng thường có liên quan đến các hành vi mua bán nội gián trong thị
trường chứng khoán nhất. Nếu họ lợi dụng thông tin có được để trực tiếp hoặc cung
1
Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài
chính ban hành
2
Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và
thị trường chứng khoán.
cấp thông tin cho người khác mua bán chứng khoán trước khi thị trường biết tin sẽ
được lợi rất lớn. Các cổ đông khác trong khi đó sẽ có nguy cơ cao bị thiệt hại, bởi vì
tính chất của thị trường chứng khoán là sân chơi ngang bằng cho mọi nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì nhóm vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông
tin khi giao dịch của người nội bộ trong các công ty đại chúng chiếm đến 27% tổng số
vi phạm năm 2014, tỷ lệ này tăng lên 57% năm 2017 và lên đến 71,4% năm 2019 3. Từ
năm 2020 đến nay, dù mức chế tài có tăng lên nhưng tỷ lệ vi phạm cũng không có
những thay đổi đáng kể.
Các bên tham gia trong giao dịch nội gián: Số lượng các bên có thể là ba bên,
tuy nhiên, đôi khi các bên lại chồng chéo với nhau:
 Công ty có thông tin bị xâm phạm. Trong đó, chứng khoán hoặc dữ liệu của họ
hoặc bất kỳ tài sản nào khác là tài sản được giao dịch bởi người nội gián.
 Người nội gián: Là người nắm giữ thông tin bí mật mà họ có thể sử dụng có lợi
cho họ. Họ cũng là người tiết lộ những thông tin bí mật mà họ sở hữu.
 Bên thứ ba thường là nhà đầu tư. Họ quan tâm đến những thông tin bí mật mà
người trong cuộc (nội gián) đang nắm giữ.
Đôi khi, người nội gián nắm giữ thông tin sẽ tự sử dụng thông tin đó vì lợi nhuận
của họ, vì vậy bên thứ hai và bên thứ ba rất có thể là cùng một cá nhân.

2. Ví dụ: Giám đốc của một công ty tiết lộ thông tin quan trọng về việc công ty sắp bị
mua lại cho một người bạn đang sở hữu cổ phần đáng kể trong công ty. Người bạn đó
đã bán tất cả cổ phần trước khi thông tin được công khai ra thị trường.
3. Chế tài:
Hành vi mua bán nội gián trong thị trường chứng khoán được ghi nhận vào pháp
luật Việt Nam khá sớm và có đầy đủ các chế tài từ hành chính đến hình sự.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, hầu như không có trường hợp giao
dịch nội gián nào bị phát hiện và trong số các công ty niêm yết của Việt Nam, cũng có
rất ít người biết về quy định liên quan đến giao dịch nội gián.
Đối với hành vi giao dịch nội gián có thể sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính hoặc
chế tài hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.

3
https://finance.tvsi.com.vn/news/detailNews?newsid=618503
Các qui định về xử lí vi phạm giao dịch nội gián ở Việt Nam:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán, các hành vi sau đây là hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua,
bán chứng khoán:
“a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho
người khác;
b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng
khoán trên cơ sở thông tin nội bộ”.
Đồng nghĩa, thực hiện một, một số hoặc tất cả các hành vi nêu trên là vi phạm
điều cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán thyeo quy định
của pháp luật.
Điều 35 của Nghị định này, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị
định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định vi phạm sử dụng
thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán bị xử lý như sau:
“1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền
tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi sử dụng
thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trường hợp không có khoản thu trái pháp
luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đề xử phạt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 18
tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều này”.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 nêu
trên là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp
luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt
tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa là 3.000.000.000 đồng
đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân (xử phạt vi phạm hành chính
đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán) thì áp dụng mức phạt
tiền tối đa này để xử phạt.
Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự, Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy
định về Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán như sau:
“1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại
chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng
khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua
bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua
bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm162 hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
Chủ thể của Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán có thể là cá
nhân, pháp nhân thương mại. Hình phạt cao nhất đối với cá nhân là bị phạt tiền đến 5
tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm. Hình phạt cao nhất đối với pháp nhân thương mại là
bị phạt tiền đến 10 tỷ đồng.
 Luật pháp Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia có thị trường chứng khoán
phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng khung pháp lý để nhà đầu tư tiến hành khởi
kiện dân sự khi bị thiệt hại bởi các giao dịch nội gián. Pháp luật chứng khoán Việt
Nam, bên cạnh quy định về trách nhiệm hành chính, hình sự, cần bổ sung quy định
trách nhiệm dân sự của các chủ thể khi thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để
mua bán chứng khoán. Tòa án nhân dân tối cao cần nghiên cứu đưa ra các hướng dẫn
cụ thể để nhà đầu tư có thể khởi kiện trong một vụ việc độc lập khi bị thiệt hại do
hành vi giao dịch nội gián, trong đó cần xác định rõ: chủ thể được khởi kiện, đối
tượng bị khởi kiện, các tài liệu chứng cứ cần cung cấp, phương thức tính toán thiệt
hại.
4. Vụ việc trong thực tế
Vào tháng 9/2017, cựu chuyên gia phân tích tài chính của Amazon.com Inc.
(AMZN), Brett Kennedy đã bị buộc tội giao dịch nội gián. Cụ thể, Kennedy đã cung
cấp cho cựu sinh viên Đại học Washington, Maziar Rezakhani thông tin về tình hình
tài chính quý 1/2015 của Amazon trước khi phát hành.
Rezakhani đã trả cho Kennedy 10 nghìn USD để biết thông tin này. SEC (ủy ban
giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ) cho biết, Rezakhani đã kiếm được 115.997 USD khi
giao dịch cổ phiếu Amazon dựa trên tiền boa từ Kennedy. Hậu quả, Brett Kennedy đã
bị kết án kết án 6 tháng tù giam, phạt 2500 USD và 2 năm thả tự do có giám sát4.
 Có thể thấy, đây là một trong những vụ việc về mua bán giao dịch nội gián nổi
bật tại Hoa Kỳ và pháp luật tại đây cũng đã có các chế tài nhất định để xử lý vụ việc.
Tuy nhiên, đổi lại là pháp luật chứng khoán Việt Nam, việc ông Kennedy cung cấp
4
https://cafef.vn/tu-vu-dai-gia-trinh-van-quyet-mua-ban-chui-co-phieu-se-bi-phat-ra-sao-o-my-trung-
quoc-20220112102414336.chn\
thông tin nội bộ này cần phải xem xét đây là hành vi vi phạm về công bố thông tin hay
là hành vi giao dịch nội gián để có được hình thức cũng như mức xử phạt phù hợp.
Bởi lẽ, ngay từ đầu, pháp luật Việt Nam đã không quy định rõ thế nào là thông tin nội
bộ, dẫn đến việc khó khăn trong xử lý các vụ việc như trên.

Hồi tháng 9/2021, SEC buộc tội 3 công ty của tỷ phú Trung Quốc Quách Văn
Quý là GTV Media Group, Saraca Media Group và Voice of Guo Media. Ba công ty
bị buộc tội chào bán trái phép chứng khoán và tài sản kỹ thuật số cho hàng nghìn nhà
đầu tư. Ba công ty đã đồng ý trả 539 triệu USD để giải quyết các cáo buộc của SEC. 5
Ba công ty truyền thông đã đồng ý trả hơn 539 triệu USD để giải quyết các cáo buộc.
Trong đó, GTV và Saraca đồng ý bồi thường hơn 434 triệu USD cộng với khoản lãi
tiền phạt khoảng 16 triệu USD. Đồng thời, mỗi công ty phải trả một khoản phạt dân sự
là 15 triệu USD. Voice of Guo đã nhận được lệnh ngừng hoạt động, trả hơn 52 triệu
USD cộng với tiền lãi gần 2 triệu USD, và nộp phạt dân sự 5 triệu USD6.

5
https://zingnews.vn/nhung-vu-thao-tung-gia-co-phieu-dinh-dam-tren-the-gioi-post1289471.html
6
https://www.vietnamngaymai.com/node/87235

You might also like