You are on page 1of 5

3.

7 TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH:


Chiến lược phát triển sản phẩm, mục tiêu tổng quát đạt doanh thu 900 tỷ và mở rộng tỷ
lệ khách hàng 7% - từ đầu năm 2024 đến năm 2027.
3.7.1. Thiết lập mục tiêu ngắn hạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2025): Mục tiêu đạt doanh thu 700 tỷ và mở
rộng tỷ lệ khách hàng thêm 2,5%. Trong đó:
+ Đối với sữa thanh trùng (SBU1), mục tiêu: đạt doanh thu 224 tỷ (chiếm 32% tổng
doanh thu).
+ Đối với sữa tiệt trùng (SBU2), mục tiêu: đạt doanh thu 322 tỷ (chiếm 46% tổng
doanh thu).
+ Đối với sữa chua ăn (SBU3), mục tiêu: đạt doanh thu 98 tỷ (chiếm 14% tổng doanh
thu).
+ Đối với sữa chua uống (SBU4), mục tiêu: đạt doanh thu 56 tỷ (chiếm 8% tổng doanh
thu).
- Giai đoạn 2 (từ năm 2025 đến năm 2027): Mục tiêu đạt 900 tỷ và mở rộng tỷ lệ
khách hàng thêm 4,5%. Trong đó:
+ Đối với sữa thanh trùng (SBU1), mục tiêu đạt doanh thu 288 tỷ (duy trì 32% tổng
doanh thu).
+ Đối với sữa tiệt trùng (SBU2), mục tiêu đạt doanh thu 414 tỷ (duy trì 46% tổng
doanh thu).
+ Đối với sữa chua ăn (SBU3), mục tiêu đạt doanh thu 126 tỷ (duy trì 14% tổng doanh
thu).
+ Đối với sữa chua uống (SBU4), mục tiêu đạt doanh thu 72 tỷ (duy trì 8% tổng doanh
thu).
3.7.2 Xây dựng chính sách và lập sơ đồ triển khai:
3.7.2.1. Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2025):
a, Đối với sữa thanh trùng (SBU1):
- Chính sách R&D:
+ Nghiên cứu thị trường: Phân tích dữ liệu thị trường để định hình sản phẩm thông qua
hiểu rõ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng.
+ Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến chất lượng và hương vị của sản
phẩm.
+ Phát triển các biến thể mới, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hoặc có chức năng
sức khỏe.
- Chính sách chăm sóc khách hàng:
+ Đối tượng: Khách sỉ và khách lẻ.
+ Phát triển mối quan hệ khách hàng: cải thiện trải nghiệm khách hàng, ưu đãi cho lần
mua sau, chương trình khách hàng thân thiết, lắng nghe nhu cầu khách hàng,…
b, Đối với sữa tiệt trùng (SBU2):
- Chính sách mở rộng và phát triển dòng sản phẩm:
+ Phát triển và giới thiệu nhiều loại sữa tiệt trùng, từ sữa không đường đến các phiên
bản có hương vị đặc biệt.
+ Tìm hiểu về xu hướng thị trường và đáp ứng nhanh chóng với sự đa dạng hóa mong
muốn của khách hàng.
- Chính sách giá cả và ưu đãi:
+ Xây dựng chiến lược giá cả linh hoạt để cạnh tranh hiệu quả và thu hút đối tượng
khách hàng rộng lớn.
+ Cân nhắc áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi khi mua số
lượng lớn.
c, Đối với sữa chua ăn (SBU3):
- Chính sách Marketing:
+ Phối hợp chính sách chăm sóc khách hàng: Sử dụng dữ liệu khách hàng từ chiến
lược chăm sóc khách hàng để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
+ Chiến lược quảng cáo, quan hệ công chúng: tập trùng vào các chiến lược tiếp thị trên
các nền tảng trực tuyến, nền tảng mạng truyền thông.
+ Đổi mới bao bì: Truyền đạt giá trị sản phẩm và thu hút sự chú ý người tiêu dùng.
- Chính sách mẫu thử nghiệm:
+ Cung cấp mẫu thử sản phẩm miễn phí tại các sự kiện, cửa hàng hoặc trên các diễn
đàn để khách hàng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm trước khi mua.
+ Áp dụng mua một sản phẩm sữa uống và tặng một sản phẩm mẫu thử để khách hàng
có cơ hội tiếp cận và dễ dàng quảng bá khi ra mắt sản phẩm mới.
d, Đối với sữa chua uống (SBU4):
- Chính sách đổi mới và phát triển liên tục:
+ Liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để theo kịp với sự thay đổi trong
nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
+ Nâng cao quy trình sản xuất và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường tăng
cao.
- Chính sách bảo vệ môi trường:
+ Thực hiện các biện pháp giảm tác động môi trường như sử dụng đóng gói thân thiện
với môi trường hoặc cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững.
+ Mở rộng các chương trình bảo vệ môi trường như đổi chai nhựa lấy sữa chua uống.
3.7.2.2. Giai đoạn 2 (từ năm 2025 đến năm 2027):
a, Đối với sữa thanh trùng (SBU1):
- Chính sách mở rộng đối tác và kênh phân phối:
+ Tìm kiếm các đối tác phân phối mới để mở rộng thị trường và tăng cường sự hiện
diện của sản phẩm.
+ Xem xét việc hợp tác với các nhà hàng, khách sạn hoặc cửa hàng thực phẩm để cung
cấp sữa thanh trùng.
- Chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm:
+ Thiết lập các tiêu chí về chất lượng chặt chẽ đối với sản phẩm.
+ Xây dựng đội ngũ chuyên gia: kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để kiểm tra
chất lượng từ nhà cung cấp.
+ Sử dụng công nghệ mới, hiện đại: như máy móc tự động và hệ thống tự theo dõi để
tăng cường độ chính xác và hiệu xuất.
b, Đối với sữa tiệt trùng (SBU2):
- Chính sách quản trị nguyên vật liệu:
+ Xây dựng trang trại và áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đẩy mạnh đầu tư cơ
sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện đại theo tieu chuẩn quốc tế, lựa chọn giống tốt
được Hiệu hội Giống bò sữa các nước chứng nhận. Đồng thời xây dựng quy trình chăn
nuôi, thu hoạch khép kín và được kiểm xoát chặc chẽ.
+ Tăng cường chất và lượng nguồn sữa bò: Chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu
bằng việc phát triển các dự án chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ hộ nông dân chăn nuôi bò.
- Chính sách củng cố, xây dựng và phát triển thương hiệu:
+ Hợp tác chiến lược toàn diện với Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cơ quan uy tín nhất
trong lĩnh vực dinh dưỡng tại Việt Nam để phát triển công nghệ, thành phần, phương
pháp nhằm nâng cao chất lương dinh dưỡng sản phẩm.
+ Liên kết ngang với các công ty nước ngoài để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm
quản lý, qua đó thâm nhập thị trường nước ngoài, gia tăng xuất khẩu.
c, Đối với sữa chua ăn (SBU3):
- Chính sách phản hồi và liên lạc với khách hàng:
+ Tổ chức khảo sát và thu thập phản hồi từ khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch
vụ.
+ Tạo cơ hội để tương tác với khách hàng, ví dụ như thông qua mạng xã hội hoặc
chương trình khách hàng trung thành.
- Chính sách nâng cao năng lực nguồn nhân lực:
+ Tuyển dụng và phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng chuyên môn, kiến thức
về an toàn thực phẩm.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh cho nhân viên từ việc đào tạo về quy trình đến việc cung
cấp trang thiết bị bảo hộ và áp dụng quy tắc vệ sinh. Tạo môi trường làm việc tích cực,
động viên và tạo cơ hội phát triển cho nhân viên.
d, Sữa chua uống (SBU4):
- Chính sách Marketing mục tiêu:
+ Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và tập trung chiến lược quảng cáo và
tiếp thị vào họ.
+ Sử dụng các phương tiện truyền thông mục tiêu như quảng cáo trực truyến trên
mạng xã hội.
Chiến lược phát triển kinh doanh của Dalat Milk giai đoạn 2024 -2017
Mục tiêu doanh số đạt 900 tỷ và mở rộng tỷ lệ khách hàng 7%

Giai đoạn 2024 -2025: Mục tiêu doanh thu đạt Giai đoạn 2025 - 2027: Mục tiêu doanh thu
700 tỷ và mở rộng tỷ lệ khách hàng 2,5% 900 tỷ và mở rộng tỷ lệ khách hàng 4,5%
SBU1: Đạt 224 tỷ (32%) SBU1: Đạt 288 tỷ (32%)
SBU2: Đạt 322 tỷ (46%) SBU2: Đạt 414 tỷ (46%)
SBU3: Đạt 98 tỷ (14%) SBU3: Đạt 126 tỷ (14%)
SBU4: Đạt 56 tỷ (8%) SBU4: Đạt 72 tỷ (8%)

SBU1: SBU2: SBU3: SBU4: SBU1: SBU2: SBU3:


Sữa Sữa SBU4:
Sữa tiệt Sữa chua Sữa chua Sữa tiệt Sữa chua Sữa chua
thanh trùng ăn uống thanh trùng ăn
trùng trùng uống

Chính sách Chính Chính Chính


Chính mở rộng Chính sách mở Chính sách phản
sách đổi sách quản Chính sách
sách và phát sách mới và rộng đối hồi và liên
R&D tác và trị nguyên lạc với Marketing
triển dòng Marketing phát triển mục tiêu
sản phẩm kênh phân vật liệu khách
liên tục
phối hàng

Chính sách Chính Chính Chính sách Chính sách


Chính Chính sách củng cố, năng cao
chăm sóc sách giá sách sách bảo kiểm soát
khách cả và ưu mẫu thử xây dựng và năng lực
vệ môi chất lượng phát triển nguồn
hàng đãi nghiệm trường sản phẩm thương hiệu nhân lực

Sơ đồ triển khai chiến lược của Dalat Milk

You might also like