You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

SƠN VÀ LỚP PHỦ BỀ MẶT


TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH VỀ CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG NGÀNH
SƠN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Sinh viên thực hiện: Vũ Phạm Gia Thuận


Trần Thành Đạt
Lớp: DH20KH

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Thái

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 5 năm 2023


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

Mục Lục
Giới thiệu......................................................................................................................................................3
Chương I: Các chất thải trong công nghiệp sản xuất sơn.........................................................................4
1. Các chất thải rắn.................................................................................................................................4
2. Các dung môi.....................................................................................................................................7
3. Nước thải...........................................................................................................................................7
4. khí thái...............................................................................................................................................9
Chương II: Tác đông của chất thải trong ngành sơn đến sức khỏe và môi trường.................................9
1. Tác động đến sức khỏe.......................................................................................................................9
2. Tác động đến môi trường.................................................................................................................10
Chương 3: Xử lý chất thải.........................................................................................................................11
1. Xử lý khí thái...................................................................................................................................11
2. Xử lý nước thải................................................................................................................................13

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 2


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

Giới thiệu
Sơn mạ là một phần không thể thiếu trong công nghiệp và đời sống. Ngoài việc
dùng để trang trí , sơn và chất phủ bề mặt còn sử dụng trong việc bảo vệ các bề mặt các
vật liệu chống lại các tác nhân gây ăn mòn, hư hại như nước, axit, oxi. Vì vậy ngành sản
xuất sơn và chất phủ bề mặt là một phần không thể thiếu trong công nghiệp hiện đại.
Bảng Năng lực sản xuất của các loại hình doanh nghiệp ngành sơn Việt Nam

Bên cạch đó, công nghiệp sản xuất sơn sử dụng các nguyên liêu như polimer, dung
môi, dầu, bột màu, chất độn nên thải ra môi trường không ít các chất thải ở cả dạng khí,
lỏng và rắn. Các chât thải này xuất hiện trong quá trình phối trộn, sản xuất và tẩy rửa các
thiết bị. Các chất thải này có thể chứa các kim loại như crom, thủy ngân và chì hoặc các
dung môi tảy rửa. Qua bài nay nhóm em xin được trình bày và làm rõ về các chất thải
trong sản xuất sơn tác động của nó đến môi trường cũng như các xử lý.

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 3


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

Chương I: Các chất thải trong công nghiệp sản xuất sơn.
1. Các chất thải rắn
1.1. Các chất taọ màu vô cơ
Trong sản xuất sơn và chất phủ bề mặt, để đám ứng nhu cầu về màu sắc của sơn
và chất phủ bề mặt các nhà máy phải sử dụng các loại bột tạo màu dạng oxit kim loại.
Về bản chất các chất này được làm từ các chất tạo màu thường được làm từ các oxit
kim loại nặng nên khi thoát trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến môi
trường xung quanh. Do các hạt màu được nghiền nhỏ đến kích cỡ miromet nên trong
quá trình thêm nguyên liệu, quấy trộn và xuất liệu thường rất dễ bị lôi kéo ra ngoài
theo luồng khí. Các hạt bụi nhỏ này các ảnh hưởng không nhỏ đến phổi và hệ thống
hô hấp của công nhân.
1.2. Các chất taọ màu hữu cơ
Bột màu hữu cơ là các bột màu gốc mạch Carbon thẳng và Carbon vòng, tuy nhiên
cũng có thể gồm các nguyên tố kim loại vô cơ trong cấu trúc hóa học nhằm làm bền
các thành phần hữu cơ có trong bột màu.
Bột màu hữu cơ so sánh với bột màu vô cơ có những tính chất vượt trội hơn về
màu sắc và cường độ màu.
Các loại bọt màu cổ điển AZO

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 4


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

Bảng thành phân chất tạo màu vô cơ sử dụng trong sơn và chất phủ bề mặt

Loại

bột Trắng Vàng Cam Đỏ Nâu Tím Dương Đen
cây
màu

Pigmen Pigmen
TiO2 t Oxit t
Oxit ZnO FeO Pb3O4 Fe2O3 Brown - Oxit cobalt Crô Black
Sb2O3 6/7x m 11
Fe2O Fe2O3

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 5


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

Cds
Cam Đỏ
Sunfi Lithopon (Vàng
Cadm Cadm - - - - -
t e Cadmi
i i
)

Crô
Crôm- Crôm
Crôm m
- mat -mat - - - - -
mat gree
kẽm chì
n

Ultramarin
Các Tím Côban
e Blue
hợp Tím Carbon
- - - - - Xanh sắt -
chất Ultramarin Black
Fe
khác e
Xanh Mn

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 6


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

1.3. Chất độn.


Bột độn được xem là các loại vật liệu làm tăng cương hiệu quả của các loại bột
màu đắt tiển nhằm giảm giá thành của sơn, không những không ảnh hưởng đến chất
lượng mà còn tạo cho sơn có thêm những tính chất ưu việt khác lựa chọn loại và số
lượng bột độn dùng trong sơn có ảnh hưởng đến hàng loạt các yếu tố chất lượng của
sơn như:
- Độ đặc (tính lưu biến)
- Tính dàn trải và láng mặt
- Độ đóng lắng của bột màu khi lưu kho
- Cường độ của màng sơn
- Tính thấm nước của màng sơn
- Độ che phủ của màng sơn
- Độ bong của màng sơn
Bột độn ở dạng bột khô có màu trắng là phổ biến, do có độ khúc xạ - 1.4 – 1.7
thấp hơn bột màu trắng TiO2 (độ khúc xạ =2.7) và gần giống chất tạo màng có độ
khúc xạ = 1.6. Vì vậy, bột độn thường ở dạng trong suốt và không có màu khi được
thấm ướt bởi chất tạo màng sơn. Bột độn thường có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc
nhân tạo.
Các loại bột độn chính được dùng trong sơn là:
- Cali cacbon ate thiên nhiên – C.I.Pigment white 18 và nhân tạo (dạng kết tủa)
- Aluminium Silicate gồm – C.I.Pigment white 19
- Đất sét trung quốc – China Clay
- Đất sét Calci – Calcined Caly
- Magne sium Silicate (Bột TALC)- C.I.Pigment white 26
- BaSO4 thiên nhiên – Barytes - C.I.Pigment 22
- BaSO4 nhân tạo – Blancfixe
- Silica – C.I.Pigment 27
- Bột độn khác
Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 tấn sơn

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 7


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

2. Các dung môi


Trong sản xuất sơn ngoài viêc sử dụng các chất tạo màu và các chất độn ra, người
ta còn sử dụng các dung môi nhằm giảm độ nhớt hoặc hòa tan đều các chất trong dung
dịch.. Các dung môi này thường là rất dễ bay hơi khi thoát ra môi trường sẽ gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh ngoài ra các dung môi hòa tan này còn thể
gây ăn mòn da tay nếu tiếp xúc trực tiếp. Do đó khi thải ra môi trường cần được lọc qua
màng trước khi thải ra môi trường.
Bảng thành phần và tích chất của một số dung môi

Tính chất vật lý


Công thức
Tên dung môi
hóa học Khả năng hòa
Nhiệt độ sôi Tỷ trọng
tan

Nitrocellulose,
Cellulose
Acetone C3H6O 56-57oC 0.784 g/ml
Acetate,
ellulose ether

Etanol,
Xylene C8H10 138.5 oC 0.864 g/ml Aceton, Hexan
Diclometan

0.053 g/100ml
Toluen C7H8 110.6 oC 0.867 g/ml
(20-25 oC)

3. Nước thải.
Trong sản xuất sơn dung môi, nước sử dụng chỉ để làm mát thiết bị nghiền sơn.
Trong sản xuất sơn nhũ tương gốc nước (water-based paint), nước thải sinh ra từ
công đoạn vệ sinh thiết bị.
Khi chưa xử lý hoặc tuần hoàn dòng thải, nước thải chứa hàm lượng ô nhiễm cao,
chứa dung môi hữu cơ, các chất tạo màu, phụ gia.
Rằng nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất sơn thường có tính kiềm, chứa một
ít dầu mỡ và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) và chất rắn lơ
lửng (SS). Nước thải có thể được coi là chứa một lượng nhỏ sản phẩm.
Các giá trị BOD và COD chỉ đưa ra một thước đo tổng thể về các chất hữu cơ
trong chất thải. Một số hợp chất hữu cơ và vô cơ được sử dụng trong các hoạt động

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 8


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

sản xuất được phân loại là độc hại và nguy hiểm. Chromium, đồng, chì, kẽm, ethyl
benzen, di-(2-ethylhexyl) phthalate, tetrachloroethylene và toluene được tìm thấy ở
nồng độ cao.
Nước thải từ quá trình làm sạch bằng dung dịch kiềm. Do đó, độ pH của nước thải
nằm trong khoảng 8,5 đến 13,5. Nước thải này bao gồm các chất rắn lơ lửng trong
khoảng từ 200 đến 600 mg/l. BOD thay đổi từ 475 đến 2400 mg/l và COD nằm trong
khoảng 1100-3800 mg/l. Dầu mỡ nằm trong khoảng 32-150 mg/l. Nồng độ phenolic
của nước thải này là 12,5 mg/l.
Nước từ thiết bị tách thường có tính axit với độ pH từ 3,2 đến 6,3. Hàm lượng chất
rắn lơ lửng dao động từ 240 đến 400 mg/l. BOD và COD của nước thải dao động từ
225 đến 60.000 mg/l và 240 đến 78.000 mg/l tương ứng. Các phenolic nằm trong
khoảng từ 6 đến 86 mg/l. Dầu mỡ nằm trong khoảng 14-25 mg/l.
Nước thải từ quá trình làm sạch sơn cặn. Việc vệ sinh phễu, máy nghiền và thùng
chứa tiêu tốn một lượng nước lớn và tạo ra 400 đến 700 mg/l chất rắn lơ lửng, phần
lớn trong số đó có thể lắng được.Theo quan sát trong quá trình khảo sát, đặc trưng của
dòng nước thải là COD 1215 đến 6000 mg/l, BOD 380 đến 980 mg/l và hàm lượng
phenolic dao động từ 6,4 đến 100 mg/l. Hàm lượng dầu mỡ trong nước thải là 252
mg/l.

STT Thông số Đơn vị Nồng độ

1 pH - 5

2 COD mg/l 10.000

3 BOD5 mg/l 2000

4 SS mg/l 3000

5 TN mg/l 30

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 9


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

6 TP mg/l 8

4. khí thái.
Khí thải từ quá trình sản xuất sơn chủ yếu gồm hai loại:
- Bụi nguyên liệu bột màu, bột độn, hóa chất trong quá trình chuẩn bị muối ủ.
Bụi này có chứa kim loại nặng từ bột màu, một số chất độc hại khác.
- Hơi dung môi hữu cơ bay từ quá trình muối ủ, nghiền, pha sơn, vệ sinh thiết bị.
Các dung môi hữu cơ bay hơi thường rất độc hại như toluene, xylen…
Vấn đề môi trường lớn nhất trong quá trình sản xuất sơn và quá trình sử dụng sơn
là lượng lớn dung môi phát thải vào không khí (khi phủ sơn lên các bề mặt vật liệu,
lượng dung môi sẽ bay đi, còn lại các thành phần khác nằm lại trên bề mặt vật liệu tạo
thành màng sơn).
Do quy trình công nghệ sản xuất chưa khép kín, dẫn đến một lượng dung môi phát
tán vào không khí, nên định mức tiêu hao dung môi trên 1 tấn sản phẩm cùng loại của
Việt nam cao hơn trên thế giới.

Chương II: Tác đông của chất thải trong ngành sơn đến sức khỏe và môi trường.
1. Tác động đến sức khỏe.

Hóa chất độc hại Loại ung thư

Bệnh bạch cầu, ung thư mũi, ung thư


Formaldehyde
vòm mũi họng

Kim loại nặng Ung thư phổi

Alkyl phenol Ethoxylate Bệnh bạch cầu

Benzen Ung thư máu

Epichlorohydrin Ung thư dạ dày

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 10


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

N-Methyl Pyrolidinone Ung thư gan

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) Ung thư gan, thận, da

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 11


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

2. Tác động đến môi trường


Bảng tác động đến môi trường của các chất thải ngành sơn quá các giai đoạn
sản xuất
Công Tiêu hao/thải /phát thải Các tác động môi trường
đoạn
Chuẩn Tiêu hao bột màu, bột độn, Phát sinh chất thải từ quá
bị và chất tạo màng, chất chống trình sản xuất: bột màu,
muối lắng, chất trợ thấm ướt, dung môi, hóa chất khác
bột dung môi ... gây ô nhiễm môi trường.
Thải bụi có bột màu chứa Gây ô nhiễm môi trường
oxit kim loại nặng. Hơi không khí, VOC có thể
dung môi hữu cơ bay hơi có phản ứng tạo ozon ở
(VOC). tầng thấp gây hiện tượng
Thải dung dịch dung môi quang hóa, gây một số
hữu cơ vệ sinh thiết bị, chứa bệnh đường hô hấp, bệnh
dung môi và kim loại nặng. nghề nghiệp cho người
Tiêu hao điện. lao động, một số VOC có
tiềm năng gây ung thư,
vô sinh.
Gây ô nhiễm môi trường
nước, ảnh hưởng thủy
sinh của môi trường tiếp
nhận.
Gián tiếp thải khí nhà
kính.
Tiếng ồn, gây khó chịu
cho khu vực xung quanh.
Nghiền Tiêu hao điện. Gián tiếp thải khí thải
sơn Tiêu hao nước làm lạnh. nhà kính.
Hơi dung môi hữu cơ. Sử dụng tài nguyên
Thải dung môi vệ sinh thiết Tác động môi trường từ
bị. hơi dung môi hữu cơ như
Tiếng ồn. nêu trên.
Giẻ lau dính sơn, dung môi. Gây ô nhiễm môi trường
từ dung môi vào nguồn
nước tiếp nhận như nêu
trên.
Tiếng ồn gây khó chịu
cho khu vực xung quanh.
Gây ô nhiễm đất, nước
ngầm nếu đem chôn lấp.
Pha Phát thải hơi dung môi, phụ Gây ô nhiễm như nêu

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 12


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

sơn gia. trên.


Chất tạo màng. Tiếng ồn gây khó chịu
Thải dung môi vệ sinh thiết cho khu vực xung quanh.
bị Điện.
Tiếng ồn.
Đóng Thải sản phẩm đóng hỏng. Gây ô nhiễm môi trường
thùng Giẻ lau dính sơn, dính dung đất, không khí,nước.
và nhập môi. Gây ô nhiễm môi trường
kho sản đất.
phẩm

Chương 3: Xử lý chất thải.


1. Xử lý khí thái
1.1. Sơ đồ

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 13


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

1.2. Thuyết minh sơ đồ


Bộ lọc bụi sơn (fiter) là thành phần quan trọng trong cấu trúc buồng lọc bụi sơn
bằng phương pháp tĩnh điện. Chất liệu lọc thông thường gồm 2 loại: giấy với thành
phần cellulose trộn poly tỉ lệ 80/20 hoặc 100% polyester.
Kích thước của các tấm lọc này thường vào khoảng 320x600mm hoặc
320x900mm.

Bảng thông số kĩ thuật của tấm lọc bụi sơn


Chỉ tiêu Thông số
Tỉ số MERV (ASHRAE 52.2 2007) 16
Trọng lượng lọc giữ bụi 260 g/m2
Độ dày màng lọc 0.026”
Lưu lượng gió qua lọc cho phép 4 CFM
Áp suất bề mặt Min 200 PSI
Nhiệt độ mã cho phép 50oC
Hiệu suất lọc ban đầu E1: 99.99%
Hiếu suất lọc trên bề mặt phẳng theo tiêu chuẩn E2: 100%

Dòng khí lẫn bụi được đưa vào lọc bụi và qua tấm phân khí. Khí được phân
đều ra và đi vào khoảng không gian giữa hai bản cực. Hai hệ thống bản cực này
được cấp điện áp một chiều để tạo ra từ trường mạnh làm ion hóa mãnh liệt khí.
Các ion có xu hướng di chuyển về các điện cực trái dấu. Dòng khí mang những hạt
bụi đã bị ion hóa vào khoảng không giửa hai tấm bản nhờ tác động của từ trường
các hạt bụi sẽ được giữ lại trên bề mặt. Hạt bụi có xu hướng bám ở bản cực dượng

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 14


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

nhiều hơn, bụi cũng bám ở bản cực âm nhưng ít hơn. Sau một thời gian hệ thống
búa gõ sẽ hoạt động gõ vào bản cực làm rơi bụi. Bụi được hứng vào các phễu
hứng ở đáy và sẽ được tháo ra ngoài theo hệ thống xích cào vận chuyển thu hồi.
2. Xử lý nước thải.
2.1. Sơ đồ
Bảng nước thải cuối

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 15


Sơn và chất phủ bề mặt Giáo viên : Nguyễn Quang Thái

2.2. Thuyết minh sơ đồ


Nước thải sản xuất sơn từ các công đoạn trong nhà máy được dẫn qua song
chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (nhãn mác, bao bì…) rồi dẫn vào hố thu gom. Tại
đây, nước thải được bơm trực tiếp sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ
các chất ô nhiễm đảm bảo cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa có đặt
thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến phân hủy kỵ khí trong bể gây
ra mùi hôi.
Sau đó nước thải sản xuất sơn được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, hóa chất được
châm vào bể để giúp các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành bông cặn có
kích thước lớn và nặng hơn. Nước thải sản xuất sơn sau khi hình thành bông cặn được
dẫn qua bể khử màu rồi tiếp tục được bơm lên bể lắng để lắng cặn hóa học hình thành
dưới tác dụng của trọng lực.
Bùn cặn lắng xuống đáy bể được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, phần
nước sau lắng được dẫn về bể oxi hóa bằng hệ fenton để oxi hóa các chất khó phân
hủy có trong nước thải. Lúc này, để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra tốt, nước
thải được châm axit H2SO4 để làm pH giảm xuống còn 3. Chất oxi hóa H 2O2 và xúc
tác KMnO4 và FeSO4.7H2O được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra.
Dòng nước thải tiếp tục được dẫn qua bể khử màu để loại bỏ màu trong nước
thải. Sau đó, nước thải được dẫn về bể lắng trung hòa để lắng bùn từ bể oxi hóa và để
điều chỉnh lại pH về trung tính để tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong quá trình xử
lý sinh học hoạt động. Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử
lý.
Nước thải sản xuất sơn sau đó được dẫn qua bể lọc để lọc cặn được sinh ra.
Phần nước trong sau xử lý có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN
40:2011/BTNMT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Waste Tech. Vol. 8, Ari Dina Permana Citra et al
2. How to Treat Wastewater from Paint Industry? By Subhasmini S
(environmentalpollution.in)
3. Thành Phần Của Sơn Toàn Hóa Chất Độc Hại Liệu Có Đúng Không? (kansaipaint)
4. Xử lý nước thải nghành sản xuất sơn nước. (chuyengiaocongnghe.com.vn)
5. Xử lý khí thải trong phòng sơn. (moitruongtnt.com)
6. Các loại bột màu và bột độn dùng trong sơn.
7. Tài liệu hưỡng dẫn sản xuất sơn xạch hơn. Bộ Công Thương.
8. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn (hoabinhxanh.vn)

Chuyên ngành: Công nghệ - Kĩ thuật hóa học 16

You might also like