You are on page 1of 8

Giải đề 04

Câu 1:

a. Trình bày các vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê


b. Vận dụng phương pháp phân tổ thống kê trong thực tế kinh doanh của doanh
nghiệp bằng nhiều tiêu thức khác nhau

Câu 2: Có tài liệu ở một doanh nghiệp sau:

Phân xưởng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu


Sản lượng Giá thành CPSX (tr.đ) Giá thành (tr.đ/
(tấn) (tr.đ/tấn) tấn)
A 20 18
B 21 20
C 22 20
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu vào bảng trên

a. Với số liệu trên có thể tính được các loại chỉ tiêu tương đối nào. Tính các loại
chỉ tiêu đó
b. Phân tích nguyên nhân biến động của giá thành trung bình một tấn sản phẩm toàn
doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
c. Phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất ở doanh nghiệp trên do ảnh hưởng
của giá thành, kết cấu sản lượng và tổng sản lượng

Giải:
Câu 1:
a. Các vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê
- Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để
tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ và các tiểu tổ có tính
chất khác nhau.
Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê
1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
- Tiêu thức phân tổ: là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân chia tổng
thể hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất và đặc điểm khác nhau.
- Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức:
+ Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất
phù hợp với mục đích nghiên cứu
+ Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tính chất phức tạp của hiện tượng mà quyết
định phân tổ theo một hay nhiều tiêu thức.
+ Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu
thức phân tổ thích hợp
2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: các tổ được hình thành không phải do
sự khác nhau về lượng biến mà do có sự khác nhau về loại hình, tính chất
+ Trường hợp: Tiêu thức có ít biểu hiện khi đó có thể coi mỗi loại hình là một tổ
+ Trường hợp: Tiêu thức có quá nhiều biểu hiện khi đó cần phải ghép các loại
hình giống hoặc gần giống nhau thành một tổ.
- Phân tổ theo tiêu thức số lượng: các tổ được hình thành căn cứ vào lượng
biến khác nhau của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau về tính chất.
+ Trường hợp: lượng biến của tiêu thức thay đổi ít khi đó mỗi lượng biến là cơ
sở hình thành nên một tổ (Phân tổ không có khoảng cách tổ).
+ Trường hợp: lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn cần chú ý đến mối liên hệ
giữa lượng và chất, xem lượng tích lũy đến mức độ nào thì chất mới thay đổi và làm
nảy sinh một tổ mới (Phân tổ có khoảng cách tổ).
 Xác định khoảng cách tổ
 Trị số khoảng cách tổ (h): là chênh lệch giữa 2 giới hạn dưới và giới hạn
trên.
 Giới hạn dưới: là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó hình thành
 Giới hạn trên: là lượng biến lớn nhất của tổ, nếu vượt quá lượng này thì
chất của hiện tượng thay đổi và hình thành nên tổ mới
Trường hợp trị số khoảng cách tổ của các tổ bằng nhau, gọi là phân tổ có
khoảng cách tổ đều nhau (h = h1 = h2 = h3 = …= hn). Trị số khoảng cách tổ
h được xác định bằng công thức:
𝑥𝑚𝑎𝑥 − 𝑥𝑚𝑖𝑛
ℎ=
𝑛
Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau.
Chú ý:
Khi các tổ đều có giới hạn trên và dưới – gọi là phân tổ có khoảng cách tổ
đóng, ngược lại phân tổ không có giới hạn trên và giới hạn dưới là phân tổ có khoảng
cách tổ mở.
3. Các chỉ tiêu giải thích
Là chỉ tiêu nói lên các đặc trưng của các tổ cũng như của toàn bộ tổng thể
- Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu giải thích
+ Chỉ tiêu giải thích chọn ra phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
phân tổ
+ Các chỉ tiêu giải thích chọn ra phải có mối liên hệ, bổ sung cho nhau
+ Khi chọn chỉ tiêu giải thích phải chú ý tới mối liên hệ nhất định giữa chúng
với tiêu thức phân tổ
- Ý nghĩa của chỉ tiêu giải thích
+ Phản ánh đặc trưng của từng tổ và toàn bộ tổng thể
+ Căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính các chỉ tiêu phân tích khác nhau.
b. Vận dụng phân tổ thống kễ trong thực tế kinh doanh của doanh nghiệp
Có số liệu về một doanh nghiệp kinh doanh giày thể thao như sau
- Thống kê về số sản phẩm theo màu sắc (phân tổ theo tiêu thức thuộc tính)
Màu Số sản phẩm
Đỏ 5000
Cam 7000
Vàng 4000
Xanh 6000
 Tiêu thức phân tổ là tiêu thức màu
- Thống kê về kích cỡ sản phẩm
Size Số sản phẩm
35 2400
36 5000
37 4000
38 3000
39 4000
40 3600
 Phân tổ theo tiêu thức số lượng trường hợp không có khoảng các tổ
Size Số sản phẩm
35-36 (nhỏ) 2400
37-38 (vừa) 5000
39-40 (lớn) 4000
 Phân tổ theo tiêu thức số lượng trường hợp có khoảng cách tổ
Câu 2:
Phân Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu x0 f1
xưởng Sản Giá CPSX CPSX Giá thành Sản
lượng thành x0 f 0 (tr.đ) x1 f1 (tr.đ/ lượng
(tấn) f 0 (tr.đ/ tấn) x1 (tấn) f1
tấn) x0

A 500 20 10000 8100 18 450 9000


B 600 21 12600 13000 20 650 13650
C 400 22 8800 9000 20 450 9900
Tổng 1500 63 31400 30100 58 1550 32550

a. Với số liệu trên ta tính được các loại số tương đối

Số tương đối động thái:


y
- t dt
 1

y 0

+ Sản lượng

f1 1550
t dt
   1, 0333  103,33%
f 0 1500

+ Chi phí sản xuất


x1 f1 30100
t dt
   0,9586  95,86%
x0 f 0 31400
yi
- Số tương đối kết cấu: di  .100 (kết cấu sản lượng và chi phí sản xuất của
y i

mỗi phân xưởng so với toàn doanh nghiệp)


Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Phân Sản CPSX Kết cấu Kết cấu CPSX Sản Kết cấu Kết cấu
xưởng lượng x0 f 0 sản lượng CPSX (tr.đ) lượng sản lượng CPSX
(tấn) f 0 (%) (%) x1 f1 f1 (%) (%)

A 500 10000 33,33 26,91 8100 450 29,03 31,85


B 600 12600 40 43,19 13000 650 41,94 40,13
C 400 8800 26,67 29,90 9000 450 29,03 28,03
Tổng 1500 31400 30100 1550
yA
- Số tương đối so sánh y A 
B yB
So sánh sản lượng giữa các phân xưởng trong doanh nghiệp kỳ gốc

y A 500
yA    0,8333  83,33%
B yB 600

y A 500
yA    1, 25  125%
C yC 400

yB 600
yB    1, 5  150%
C yC 400

So sánh sản lượng thực hiện giữa các phân xưởng trong doanh nghiệp kỳ nghiên
cứu

y A 450
yA    0, 6923  69, 23%
B yB 650

y A 450
yA    1  100%
C yC 450

yB 650
yB    1, 444  144, 44%
C yC 450

b. Phân tích biến động giá thành trung bình


Giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm

 x0 f 0 31400
x0    20, 93  tr.đ 
 f0 1500
 x1 f1 30100
x1    19, 42  tr.đ 
 f1 1550

 x0 f1 32550
x01    21 tr.đ 
 f1 1550

Sử dụng hệ thống chỉ số

I x  I x, .I S

Ta có:

 x1 f1  x1 f1  x0 f1
 f1  f1  f1
 .
 x0 f 0  x0 f1  x0 f 0
 f0  f1  f0

x1 x1 x01
  .
x0 x01 x0

19, 42 19, 42 21
  .
20,93 21 20,93

Biến động tương đối:

0,9277  0,9247.1, 003

Biến động tuyệt đối:

Δ x  Δ x , +Δ S

  
 x1  x0  x1  x01  x01  x0 
 19, 42  20,93  19, 42  21   21  20,93

 1,51  1,58  0, 07

Nhận xét: giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm toàn doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với
kỳ gốc giảm 7,33% tương đương với giảm 1,51 tr.đ là do 2 nguyên nhân:
Do bản thân giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm từng phân xưởng trong doanh nghiệp
thay đổi làm giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm của toàn doanh nghiệp giảm 7,53%
tương đương với giảm 1,58 tr.đ

Do kết cấu sản lượng trong doanh nghiệp thay đổi làm cho giá thành trung bình toàn
doanh nghiệp tăng 0,3 % tương đương với tăng 0,07 tr.đ

Vậy giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm toàn doanh nghiệp kỳ gốc so với kỳ nghiên
cứu giảm chủ yếu là do bản thân giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm từng phân xưởng
giảm.

c. Phân tích biến động của chi phí sản xuất


Sử sụng hệ thống chỉ số

 x1 f1  x0 f1
 x1 f1  f1  f1  f1
 . .
 x0 f 0  x0 f1  x0 f 0  f 0
 f1  f0

 x1 f1 x x  f1
 1 . 01 .
 x0 f 0 x01 x0  f 0

30100 19, 42 21 1550


  . .
31400 21 20,93 1500

Biến động tương đối:

0,9586  0,9247.1, 003.1, 033

Biến động tuyệt đối:

Δ xf  Δ x ' +Δs   f

  x1 f1   x0 f0   x1  x01  .  f1   x01  x0  .  f1    f1   f0  x0

 30100  31400  19, 42  21 .1550   21  20,93 .1550  1550  1500  .20,93

 1300  2450  103, 33  1046, 67


Nhận xét: tổng chi phí sản xuất kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 4,05% tương đương
với giảm 1300 tr.đ là do 3 nguyên nhân:

Do giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm toàn doanh nghiệp thay đổi làm cho tổng chi
phí sản xuất của doanh nghiệp giảm 4,34% tương đương với giảm 7,53 tr.đ

Do kết cấu sản lượng từng phân xưởng trong doanh nghiệp thay đổi làm cho tổng chi
phí sản xuất của doanh nghiệp tăng 0,3% tương đương với tăng 3,33 tr.đ

Do tổng sản lượng toàn doanh nghiệp thay đổi làm cho tổng chi phí sản xuất của doanh
nghiệp tăng 3,3% tương đương với tăng 1046.67 tr.đ

Vậy tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm chủ yếu
là do giá thành 1 tấn sản phẩm từng phân xưởng của doanh nghiệp thay đổi.

You might also like