You are on page 1of 10

BÀI 3: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ -

CÁ NHÂN
I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
1. KHÁI NIỆM
- CSPL: Khoản 1 Điều 16 BLDS 2015
- NLPLDS của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.

2. ĐẶC ĐIỂM
 Nhà nước quy định trong văn bản luật.
 Mọi cá nhân đều có NLPLDS như nhau.
 Không bị hạn chế, trừ trường hợp do luật quy định.
 Được Nhà nước đảm bảo thực hiện

3. THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU, CHẤM DỨT NLPLDS


CSPL: khoản 3 Điều 16 BLDS 2015.
 Thời điểm bắt đầu: cá nhân sinh ra
- Ngoại lệ: cá nhân đã thành thai và sinh ra còn sống.
o TH1: Người thừa kế là cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết. (Đ.613, k1.Đ660)
o TH2: Cá nhân chưa sinh ra nhưng đã thành thai và còn sống sau khi sinh ra thì vẫn được
hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi. (k2 Đ593)
 Thời điểm chấm dứt: cá nhân chết.
- Xác định cái chết của cá nhân:
(a) Theo thực tế chết sinh học của cá nhân;
(b) Tòa án tuyên bố một cá nhân đã chết.

4. NỘI DUNG NLPLDS CỦA CÁ NHÂN


CSPL: Điều 17 BLDS 2015
 Quyền nhân thân, bao gồm 2 nhóm quyền đó là:
o Quyền nhân thân gắn với tài sản
o Quyền nhân thân không gắn với tài sản
 Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền gắn với tài sản;
 Quyền tham gia vào các qhds và có nghĩa vụ phát sinh từ các qh đó.

KẾT LUẬN
 NLPLDS của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.
 Mọi cá nhân đều có NLPLDS như nhau và không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật liên quan quy định khác.
 NLPLDS của cá nhân có từ khi cá nhân sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết.
II. NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
1. KHÁI NIỆM
- CSPL: Điều 19 BLDS 2015.
- NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các
quyền, nghĩa vụ dân sự.
2. CÁC MỨC ĐỘ NLHVDS CỦA CÁ NHÂN
 Theo độ tuổi:
o Người thành niên
o Người chưa thành niên
 Theo khả năng nhận thức và làm chủ hành vi:
o Người mất NLHVDS;
o Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi;
o Người bị hạn chế NLHVDS.

2.1. NLHVDS của người thành niên


CSPL: Điều 20 BLDS 2015
- Là người thành niên xác định là người từ đủ 18 tuổi.
- Không bị Toà án tuyên bố mất hoặc hạn chế NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức
làm chủ hành vi.
2.2. NLHVDS của người chưa đủ sáu tuổi
CSPL: Khoản 2 Điều 21 BLDS 2015.
- Không được tự mình tham gia xác lập GDDS.
- GDDS do người đại diện theo PL của người đó xác lập, thực hiện.
2.3. NLHVDS của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
CSPL: Khoản 3 Điều 21 BLDS 2015
- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo PL đồng ý.
- Tự mình thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa
tuổi.
2.4. NLHVDS của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
CSPL: khoản 4 Điều 21 BLDS 2015.
- Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
- GDDS liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và GDDS khác theo quy định của
luật phải được người đại diện theo PL đồng ý.
Ví dụ: Nam 15 tuổi lập di chúc thì phải có sự đồng ý của cha mẹ (K2 Đ 625 BLDS 2015)
2.5. Mất năng lực hành vi dân sự
CSPL: Điều 22 BLDS 2015
- Điều kiện:
o Mắc bệnh tâm thần không nhận thức và làm chủ hành vi
o Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan
o Có kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần
Thẩm quyền: tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHVDS
- Hệ quả pháp lý: GDDS phải do người đại diện theo PL xác lập, thực hiện.
- Tòa án ra Quyết định hủy quyết định tuyên bố cá nhân mất NLHVDS:
o Không có căn cứ xác định cá nhân mất NLHVDS
o Có yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan
o NLHVDS của cá nhân được khôi phục
2.6. Hạn chế NLHVDS
CSPL: Điều 24 BLDS 2015
Người bị hạn chế NLHVDS là gì?
- Xác định cá nhân bị hạn chế NLHVDS khi có các điều kiện:
o Tình trạng nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tàn tài sản của gia
đình
o Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan đến
Tòa án
o Thẩm quyền: Tòa án ra quyết định hạn chế NLHVDS của cá nhân
- Hệ quả pháp lý:
o Tòa án quyết định người đại diện theo PL của người bị hạn chế NLHVDS và phạm vi đại
diện
o Xác lập GDDS liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo PL, trừ
giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định
khác.
- Hủy quyết định tuyên bố cá nhân bị hạn chế NLHVDS:
o Không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế NLHVDS
o Theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan
o Thẩm quyền: Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế NLHVDS
2.7. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
CSPL: Điều 23 BLDS 2015
- Hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
o Khi không còn căn cứ
o Có yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan
o Thẩm quyền: Tòa án ra quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi
KẾT LUẬN
- NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
các quyền, nghĩa vụ dsu.
- CÁC MỨC ĐỘ NLHVDS CỦA CÁ NHÂN
o Theo độ tuổi:
 Người thành niên
 Người chưa thành niên
o Theo khả năng nhận thức và làm chủ hành vi:
 Người mất NLHVDS
 Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
 Người bị hạn chế NLHVDS
CSPL: Điều 46 – 63 BLDS 2015
III. GIÁM HỘ
1. KHÁI QUÁT
1.1. Khái niệm
CSPL: khoản 1 Điều 46
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được
Tòa án chỉ định hoặc được quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.
1.2. Các chủ thể
1.2.1. Người được giám hộ(Đ.47)
- Người chưa thành niên:
o Không còn/ không xác định được cha, mẹ
o Có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều Tòa án tuyên bố mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi; hạn chế quyền đối với con; không có điều kiện chăm sóc, giáo dục
con và có yêu cầu người giám hộ.
o Cá nhân mất NLHVDS
o Cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
 Lưu ý:
o Bắt buộc phải có người giám hộ?
o Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám
hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu (khoản 2 Điều 47)
1.2.2. Người giám hộ
CSPL: Điều 48 BLDS 2015
- Là cá nhân hoặc pháp nhân
- Một cá nhân, pháp nhân có thể giám họ cho nhiều người
 Cá nhân có đủ các điều kiện:
o Có NLHVDS đầy đủ
o Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết
o Không phải là người đang bị truy cứu TNHS hoặc người bị kết án nhưng chưa
được xóa án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
tài sản.
o Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên
CSPL: Điều 49 BLDS 2015
 Pháp nhân có đủ điều kiện:
 Có NLHVDS phù hợp với việc giám hộ
 Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của con người giám hộ
CSPL: Điều 50 BLDS 2015
2. CÁC HÌNH THỨC GIÁM HỘ
2.1. Giám hộ theo ý chí của người được giám hộ
CSPL: Khoản 2 Điều 48 BLDS 2015:
Người có NLHVDS đầy đủ lựa chọn người giám hộ
- Đảm bảo điều kiện:
o Cá nhân, pháp nhân được lựa chọn đồng ý làm giám hộ
o Văn bản lựa chọn người giám hộ được công chứng hoặc chứng thực
- Hệ quả: khi ở tình trạng cần được giám hộ thì cá nhân, pháp nhân lựa chọn này làm người
giám hộ
2.2. Giám hộ đương nhiên
 Người chưa thành niên (xác định theo thứ tự ưu tiên)

Anh/chị ruột

Ông/ bà nội, ông/ bà ngoại

Bác/ chú/ cậu/ cô/ dì, ruột

CSPL: Điều 52 BLDS 2015


 Người mất NLHVDS
- Theo yêu cầu của người được giám hộ (K2 Đ 48 BLDS 2015)
- Nếu không thì xác định như sau:

Chưa
Chồ vợ/
Vợ Cha/ Con Cha/
ng chồn
mẹ cái mẹ
g/
con

CSPL: Điều 53 BLDS 2015


2.3. Giám hộ cử, chỉ định
 Cử người giám hộ (Khoản 1 Điều 54)
- Căn cứ: Người chưa thành niên, người mất NLHVDS không có người giám hộ đương nhiên
- Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ
- Thủ tục:
o Có sự đồng ý của người được cử
o Lập văn bản (ghi rõ: lý do cử, quyền và nghĩa vụ, tài sản)
o Phải xem xét nguyện vọng của người được giám hộ từ đủ 6 tuổi trở lên
 Chỉ định người giám hộ (K1 Đ.54 BLDS 2015)

Giữa những người giám hộ đương


nhiên
Có tranh chấp (K1 Đ.54)
Hoặc cử người giám hộ
Thẩm quyển: Tòa án
- Căn cứ:

Lựa chọn (K2 Đ.48)

Người có khó khăn trong nhận Chỉ định người giám hộ đương nhiên
thức, làm chủ hành vi (K4 Đ.54)

Chỉ định người giám hộ khác

Thẩm quyền: Tòa án

Hình thức giám


hộ

Theo ý chí của


Giám hộ đương Giám hộ cử, chỉ
người được giám
nhiên định
hộ (K2 DD48)

UBND xã cử Tòa chỉ định

3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ


3.1. Nghĩa vụ của người giám hộ
- Nghĩa vụ chăm sóc:
o Chăm sóc, giáo dục;
o Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh
- Đại diện trong các GDDS
- Quản lý tài sản
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
CSPL: Điều 55, 56, 57
3.2. Quyền của người giám hộ
- Sử dụng tài sản để chăm sóc, chi dùng cho nhu cầu thiết yếu
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản
- Đại diện trong GDDS và thực hiện các quyền khác
 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo
quyết định của Tòa án

4. GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ


4.1. Điều kiện của người giám hộ
- Cá nhân có NLHVDS đầy đủ
- Pháp nhân phải có NLHVDS phù hợp với việc giám sát
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát
CSPL: Điều 51 BLDS 2015
4.2. Thủ tục
- Người giám sát việc giám hộ xác định:
o Cử người giám sát;
o Chọn người giám sát;
- Người được cử hoặc chọn phải đồng ý
- Phải đăng ký với UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ cư trú (liên quan đến tài
sản)
- Nếu người thân thích không cử, chọn được thì UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ
cử.
- Có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
4.3. Quyền và nghĩa vụ
- Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
- Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định
tại Điều 59 của Bộ luật này
- Yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám
hộ, giám sát việc giám hộ.

5. THAY ĐỔI, CHUYỂN GIAO, CHẤM DỨT GIÁM HỘ


5.1. Thay đỏi
- Người giám hộ:
o Không còn đủ các điều kiện quy định tại Đ.49, Đ.50
o Cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi, mất NLHVDS, mất tích; Pháp nhân chấm dứt tồn tại
o Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ
o Đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ
- Hệ quả pháp lý:
o Người giám hộ chấm dứt tư cách giám hộ
o Chuyển giao cho người giám hộ mới Đ.61
5.2. Chuyển giao giám hộ (Điều 61 BLDS 2015)
- Trong 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, phải chuyển giao giám hộ
- Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản
- Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản
5.3. Chấm dứt giám hộ (Điều 62 BLDS 2015)
- Căn cứ:
o Người được giám hộ đã có NLHVDS đầy đủ
o Người được giám hộ chết
o Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực
hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
o Người được giám hộ được nhận làm con nuôi
- Hậu quả chấm dứt giám hộ: quy định tại Điều 63
KẾT LUẬN
- Người được giám hộ:
o Người chưa thành niên
o Người mất NLHVDS
o Người có khó khăn trong nhân thức và làm chủ hành vi
- Người giám hộ: cá nhân hoặc pháp nhân
- Hình thức giám hộ:
o Giám hộ đương nhiên
o Giám hộ cử, chỉ định
o Giám hộ theo yêu cầu của người được giám hộ (K2 Đ.48)

IV. THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ, TUYÊN BỐ CÁ
NHÂN MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT
1. THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ
CSPL: Điều 64 BLDS 2015
- Điều kiện: biệt tích từ 6 tháng liền trở lên
- Thủ tục: theo quy định về của PL tố tụng dân sự
- Hệ quả pháp lý: quan hệ nhân thân và qh tài sản của người vắng mặt không thay đổi
 Quan hệ tài sản: Áp dụng chế độ quản lí tài sản của người vắng mặt
 Quản lí tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
CSPL: Điều 65
- Người quản lý tài sản:
o Người ủy quyền tiếp tục quản lí
o Chủ sở hữu chung còn lại quản lý
o Vợ/ chồng tiếp tục quản lý; nếu không thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng
mặt quản lý
o Không có trường hợp ở trên thì Tòa án chỉ định (i) người thân thích; nếu không thì người
khác quản lý.
- Quyền của người quản lý tài sản
CSPL: Điều 67
 Quản lý tài sản của người vắng mặt
 Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ
thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
 Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt

2. TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH


CSPL: Điều 68 BLDS 2015
2.1. Điều kiện
- Về thời gian: biệt tích liên tục từ 2 năm trở lên
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
- Thủ tục: theo thủ tục tố tụng dân sự
- Thẩm quyền tuyên bố: Tòa án
2.2. Hậu quả pháp lý
- Về mặt nhân thân
o Nguyên tắc, qh nhân thân không thay đổi
o Trường hợp vợ/ chồng xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
- Về tài sản: quản lý tài sản giống như người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 69)
o Nếu vợ/ chồng ly hôn thì tài sản giao cho:
 Con thành niên/ cha, mẹ
 Nếu không thì người thân thích
 Nếu không thì Tòa án chỉ định người khác
2.3. Hủy quyết định tuyên bố một người mất tích
CSPL: Điều 70 BLDS 2015
- Điều kiện:
o Người mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực còn sống
o Có yêu cầu của người bị tuyên bố mất tích/ của người có quyền, lợi ích liên quan.
o Thẩm quyền: Tòa án
- Hệ quả pháp lý:
o Về nhân thân:
 Vợ/ chồng còn lại chưa ly hôn thì qh hôn nhân vẫn có hiệu lực
 Vợ/ chồng đã được ly hôn, quyết định cho ly hôn có hiệu lực
o Về tài sản: nhận lại tài sản sau khi thanh toán chi phí quản lý

3. TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT


CSPL: Điều 71
3.1. Điều kiện:
- Căn cứ:
o Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực;
o Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc;
o Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 2 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên
tai đó chấm dứt
o Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
- Thẩm quyền tuyên bố: Tòa án
3.2. Hệ quả pháp lý
CSPL: Điều 72
- Về nhân thân: giải quyết như đối với người đã chết
- Về tài sản: giải quyết như đối với người đã chết
3.3. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
- Điều kiện:
o Người tuyên bố chết trở về hoặc có tin tức xác thực sống
o Có yêu cầu của người bị tuyên bố chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan
o Thẩm quyền: Tòa án
- Hệ quả pháp lý:
o Về nhân thân: khôi phục
 Vợ/ chồng ly hôn thì quyết định ly hôn có hiệu lực
 Vợ/ chồng đã kết hôn thì việc kết hôn đó có hiệu lực
o Về tài sản:
 Nhận lại tài sản, giá trị hiện còn
 Người thừa kế cố tình giấu giếm thì phải hoàn trả toàn bộ tài sản, kể cả hoa lợi, lợi
ích
 Nếu có thiệt hại thì phải bồi thường
KẾT LUẬN
1. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
2. Tuyên bố cá nhân mất tích
3. Tuyên bố cá nhân chết
Thẩm quyền: Tòa án

You might also like