You are on page 1of 7

BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH 1

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BẰNG


PEMANGANAT
Định lượng KMnO4, muối Mo, H2O2 bằng phương pháp oxi hóa – khử

Tên thành viên :


1- Nguyễn Sanh Nghĩa
2- Nguyễn Lê Minh Nguyệt
3- Đặng Tuyết Nhi
I- Pha dung dịch chuẩn KMnO4 0,10 N - Xác định lại nồng độ

PTHH: 5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 10CO2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Ta có : VKMnO4 = 9,6 (ml) ( Thể tích khi dung dịch có màu hồng nhạt )

VH2C2O4 = 10 (ml)

NH2C2O4 = 0,1 (N)

Áp dụng định luật đương lượng : VH2C2O4 . NH2C2O4 = VKMnO4 . NKMnO4


V H 2 C 2 O 4 . N H 2 C 2O 4 10 .0 , 1
 NKMnO4 = V KMnO 4
= 9 , 6 = 0,104 N

⇒ Vậy nồng độ chính xác của dung dịch KMnO4 là 0,104 (N)

Điểm kết thúc: Dung dịch không màu → màu hồng nhạt

II - Định lượng muối Mo (NH4)2.Fe(SO4)2.6H2O

PTHH: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4+ 8H2O

Ta có : VKMnO4 = 7,4 (ml) (Thể tích khi dung dịch có màu hồng nhạt )

NKMnO4 = 0,104 (N)


Gọi A là muối Mo , B là KMnO4

Áp dụng định luật đương lượng: VA . NA= VB. NB

 eqA = eqB = NB . VB = 0,104.7,4 = 0,7696 mol


 mA = eqA . EA = 0,7696 . 392 = 301,6832 g ( EA = MA )
mA 301,6832
 Cg/L (A) = V . 1000 = 10
. 1000 = 30,17 g/L
A

⇒ Vậy nồng độ g/l của dung dịch muối Mo là 30,17 (g/L)

Điểm kết thúc: Dung dịch không màu → màu hồng nhạt

III - Định lượng H2O2 - Xác định nồng độ

1- Pha loãng dung dịcH H2O2 từ H2O2 đặc

Lấy 1ml H2O2 từ dung dịch H2O2 đặc vào bình định mức

sau đó thêm vào bình 99 ml nước cất.


2 - Xác định nồng độ H2O2

PTHH: 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4+ 5O2+ 8H2O

Ta có : V KMnO4 = 0,6 (ml)


N KMnO4 = 0,104 (N)

Gọi A là H2O2 , B là KMnO4

Áp dụng định luật đương lượng: VA . NA= VB . NB

V B . N B 0 , 6 .0,104
 NA = VA
= 10
= 0,00624 N

Pha loãng dung dịch 100 lần


 NH2O2 = 100 . NA = 100. 0,00624 = 0,624 N

Nồng độ theo thể tích Oxi : VO2 = NH2O2 . 5,6 lít O2

= 0,624 . 5,6 = 3,49 l


⇒ Vậy nồng độ H2O2 theo thể tích oxy là 3,49 (N)

Điểm kết thúc: Dung dịch không màu → màu hồng nhạt
III - Trả lời câu hỏi lượng giá

Câu 1: Trong quá trình định lượng bằng phương pháp pemanganat cần chú ý điều gì ?

- Do dung dịch pemanganat không bền, độ chuẩn của nó thay đổi theo thời gian nên phải
chuẩn độ lại trước khi sử dụng.

- Trên buret phải cho KMnO4 chảy chậm bởi vì để phản ứng trong bình xảy ra hoàn toàn,
đồng thời KMnO4 là chất bán dẫn cao, nếu cho KMnO 4 chảy nhanh thì vẫn còn lưu lại trên
buret.

- Môi trường cho phản ứng là môi trường acid H 2SO4 hay H3PO4 mà không dùng môi trường
acid HCl vì ion Cl- khử được MnO4- thành Cl2 và cũng không dùng trong môi trường acid
HNO3 vì HNO3 là chất oxy hoá mạnh nó sẽ oxy hoá chất khử làm cho quá trình chuẩn độ
sai.

- Màu của chỉ thị càng nhạt càng tốt vì màu của KMnO4 càng đậm thì chứng tỏ KMnO4 càng
dư nhiều

Câu 2: Khi thể tích trên KMnO4 trên buret quá nhỏ hoặc quá lớn cần phải làm thế nào?

- Khi thể tích KMnO4 trên buret quá nhỏ ta cần phải pha loãng KMnO4

- Khi thể tích KMnO4 trên buret quá lớn ta cần phải pha loãng dung dịch cần chuẩn độ ở
bình nón để đảm bảo nồng độ các chất gần nhau, tránh gây ra sai số khi chuẩn độ.

Câu 3: Có thể định lượng KMnO4 bằng acid HCl và HNO3 được không? Vì sao?
- Không thể định lượng KMnO4 bằng acid HCl và HNO3, vì:
+ Trong HCl : Cl- sẽ khử được MnO4- tạo thành Cl2 :

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

+ Trong HNO3 : HNO3 là chất oxy hoá mạnh nó sẽ oxy hoá chất khử làm cho chuẩn độ bị
sai. HNO3 chứa ion NO2- và ion này sẽ khử MnO4- theo phương trình:

2MnO4- + 5NO2- + 6H+ → 2Mn2+ + 5NO3- + 3H2O


Câu 4: Tại sao không nên định lượng chất khử bằng KMnO4 trong môi trường trung tính
và kiềm?

- Vì nếu tiến hành định lượng các chất khử bằng KMnO4 trong môi trường trung tính và
kiềm thì MnO4- bị khử tới MnO2 và không bị khử tiếp nữa :

MnO4- + 2H2O + 3e ⇌ MnO2 + 4OH- E0=0,59 (V)

- Trong môi trường này cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, tạo MnO2. MnO2 là chất
kết tủa màu nâu sẫm, ảnh hưởng đến việc xác định điểm cuối cùng của quá trình chuẩn độ.
Vì trong thực tế người ta chỉ dùng phương pháp pemanganat để chuẩn độ các chất khử trong
môi trường acid mạnh.

Câu 5: Giải thích cách tính kết quả theo thể tích oxi trong định lượng H2O2.

- Đối với H2O2 ngoài các nồng độ được biểu thị thông thường, người ta còn dùng khái niệm
nồng độ theo thể tích oxi, được tính bằng “ số lít oxi do một lít H2O2 tự phân huỷ ra ”.

- Gọi N là nồng độ đương lượng của H2O2

 Số đương lượng gam của 1 lít H2O2 N : eqH2O2 = V.N = 1.N = N (eq)
1 N
 nH2O2 = 2 eqH2O2 = 2 mol

1
- Từ phương trình phân huỷ : H2O2 → H2O + 2 O2

1 N
Ta thấy : nO2 = 2 nH2O2 = 4 mol

 Số lít Oxy giải phóng ra do 1 lít dd H2O2 N bị phân hủy hoàn toàn :
N
VO2 = 22,4 . 4 = 5,6 N

 Nồng độ theo thể tích oxi sẽ là : VO2 = NH2O2 . 5,6 lít O2

You might also like