You are on page 1of 5

Phân tích những điểm khác biệt giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2000,

Incoterms 2010 và ý nghĩa của nó.


Từ đó chỉ ra các căn cứ các doanh nghiệp cần lựa chọn điều kiện Incoterms trong
xuất khẩu, nhập khẩu và giải thích tại sao cho đến những năm gần đây các
thương nhân Việt Nam trong xuất khẩu thường chọn điều kiện FOB và trong
nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF.

BÀI LÀM

I. Khái niệm Incoterms - International Commercial Terms


- Là tập hợp các qui tắc giải thích một cách thống nhất các điều kiện thương mại
trong nước và quốc tế do phòng TMQT (ICC) soạn thảo và ban hành lần đầu
tiên năm 1936, sau đó được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần. Các sửa đổi gần
nhất phải kể đến là Incoterms 2000, 2010 và 2020.

II. Những điểm khác biệt giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2000,
Incoterms 2010

Tiêu chí Incoterms 2000 Incoterms 2010 Incoterm 2020

Điều kiện 13 11 11

Phân nhóm *Theo mức độ trách nhiệm * Theo phương thức vận * Theo phương thức vận
của người bán và người tải: 2 nhóm tải: 2 nhóm
mua trong quá trình vận – Áp dụng cho mọi - Sử dụng cho bất kỳ
chuyển hàng hóa: phương thức vận tải: 07 phương thức vận tải hoặc
4 nhóm điều kiện - EXW, FCA, vận tải đa phương thức: 7
- Nhóm E (1 điều kiện): CPT, CIP, DAT, DAP, điều kiện - EXW, FCA,
EXW DDP CPT, CIP, DAP, DPU,
- Nhóm F (3 điều kiện): - Áp dụng cho vận tải DDP
FCA, FAS, FOB đường biển và đường thủy - Dùng cho vận tải biển và
- Nhóm C (4 điều kiện): nội địa: 4 điều kiện - FAS, đường thủy nội địa: 4 điều
CFR, CIF, CPT, CIP FOB, CFR, CIF kiện - FAS, FOB, CFR,
- Nhóm D (5 điều kiện): CIF.
DAF, DES, DEQ, DDU, *Theo sự phân chia nghĩa
DDP. vụ người bán tăng dần: 4 * Theo trình tự nghĩa vụ
nhóm của người bán tăng dần:
- Nhóm E (1 điều kiện): 4 nhóm
EXW - Nhóm E (1 điều kiện):
- Nhóm F (3 điều kiện) EXW
FCA, FAS, FOB - Nhóm F (3 điều kiện)
- Nhóm C (4 điều kiện): FCA, FAS, FOB
CFR, CPT, CIP, CIF - Nhóm C (4 điều kiện):
- Nhóm D (3 điều kiện): CFR, CIF, CPT, CIP
DAT, DAP, DDP. - Nhóm D (3 điều kiện):
DAP, DPU, DDP.

Phạm vi áp Thương mại quốc tế Thương mại trong nước và Thương mại trong nước và
dụng quốc tế, sử dụng trong các quốc tế, sử dụng trong các
khu ngoại quan. khu ngoại quan.

Điểm khác giữa Incoterms 2010 so với Incoterms 2000


- Thay thế 4 điều kiện của Incoterms 2000 là DAF (giao tại biên giới), DES (Giao tại
tàu), DEQ (Giao tại cầu cảng) và DDU (Giao tại đích chưa nộp thuế) bằng 2 điều kiện
DAT (Giao tại bến) và DAP (Giao tại nơi đến).
=> Giảm 2 điều kiện so với Incoterms 2000.
- Đưa ra các chỉ dẫn, khuyến cáo khi sử dụng các chứng từ điện tử khi giao dịch giao
nhận hàng hóa.
- Sự thay đổi về thời điểm chuyển giao rủi ro so với Incoterms 2000.
(FOB rủi ro chuyển giao đổi từ lan can tàu sang trên tàu).
- Quy định cụ thể về việc miễn thuế trong một số điều khoản, điều này không được đề
cập trong Incoterms 2000.
- Chú trọng đến thương mại điện tử, an ninh hàng hóa và vận tải hàng hải.
- Chỉ dẫn rõ ràng nghĩa vụ của các bên có liên quan đến thủ tục và thuế thông quan
xuất khẩu, nhập khẩu; chi phí có liên quan đến giao nhận ngoại thương.
- Hướng dẫn sử dụng Incoterms trong thương mại nội địa
- Incoterms 2010 quy định khi tiến hành mua bảo hiểm người bán phải tuân theo
những thay đổi của bộ điều khoản bảo hiểm mới.

Điểm khác giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2010


- Điều kiện FCA: Bổ sung tùy chọn "on board" cho vận đơn.
- Điều kiện FOB: Bổ sung trách nhiệm người bán thông báo cho người mua về thời
điểm hàng hóa sẵn sàng để xếp lên tàu.
- Điều kiện CIF/CIP: Nâng mức bảo hiểm tối thiểu từ 110% lên 120% giá trị CIF/CIP.
- Điều kiện DAT: Chuyển thành DPU (Delivered at Place Unloaded).
=> phản ánh xu hướng vận chuyển hàng hóa đến nơi đích cuối cùng mà không cần
thông qua cảng hoặc nhà ga.
- Yêu cầu rõ ràng hơn về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đảm bảo an
ninh vận tải.
- Cho phép người mua, người bán tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình
trong điều kiện FCA, DAP, DPU, DDP.
- Quy định chi phí xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều kiện chứ không phải tại mục
A6/B6 như Incoterms 2010. Ngoài ra quy định chi phí tập trung tại một chỗ chứ
không nằm rải rác ở nhiều điều khoản như trước.
- Bổ sung thêm các yêu cầu liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phi.
Ý nghĩa:
- Làm rõ về nghĩa vụ: Người bán và người mua được phân chia rõ hơn về nghĩa vụ
Ví dụ: ai là người vận chuyển, ai là người chịu trách nhiệm về rủi ro và chi phí hàng
hóa.
- Làm rõ và giảm thiểu rủi ro: Incoterms 2020 giúp các bên tham gia giao dịch quốc tế
xác định rõ ràng hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, từ đó giảm thiểu rủi ro tranh
chấp.
- Làm rõ về các chi phí: Các bên chịu rõ trách nhiệm về chi phí trong quá trình vận
chuyển hàng hóa.
- Tăng cường minh bạch: Incoterms 2020 cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn về các điều
kiện giao hàng, giúp các bên tham gia giao dịch dễ dàng hiểu và thực hiện.
- Phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế: Incoterms 2020 được cập nhật để phù hợp
với những thay đổi trong thực tiễn thương mại quốc tế, như sự phát triển của thương
mại điện tử.

III. Các căn cứ các doanh nghiệp cần lựa chọn điều kiện Incoterms trong xuất
khẩu, nhập khẩu
- Loại hàng hóa: Loại hàng hóa và đặc điểm của nó (như giá trị, trọng lượng,
tính nguy hiểm, tính chất hàng hóa) sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện
Incoterms phù hợp.
- Phương thức vận tải: Phương thức vận tải được sử dụng (đường biển, đường
bộ, đường hàng không) cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện
Incoterms.
+ Nếu phương thức vận tải sử dụng để chuyên chở hàng hóa là đường biển
hay đường thủy nội địa thì lựa chọn điều kiện giao hàng là FAS, FOB,
CFR, CIF.
+ Nếu các bên muốn sử dụng DES (Giao tại Tàu) hoặc DEQ (Giao tại cầu
cảng) của phiên bản Incoterms 2000, phương thức vận tải phải là đường
biển, đường thủy nội địa hoặc vận tải đa phương thức ( nếu sử dụng vận
tải đa phương thức, phương thức vận tải cuối cùng khi giao hàng phải là
vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa để đảm bảo hàng hóa có
thể được giao tại cảng đến (trên tàu hoặc trên cầu cảng)
+ Nếu các bên lựa chọn điều kiện giao hàng DAF (Giao tại biên giới) của
phiên bản Incoterms 2000, mặc dù có thể sử dụng trong vận tải đa
phương thức, nhưng phương thức vận tải chở hàng tới nơi giao hàng quy
định trên biên giới bắt buộc phải là vận tải đường bộ hoặc đường sắt để
đảm bảo hàng được giao tại biên giới đất liền.
+ Khi hàng hóa được vận chuyển bằng những phương thức vận tải không
phải đường biển hoặc đường thủy nội địa, ví dụ vận tải đường bộ, đường
sắt, đường hàng không hay vận tải đa phương thức, cần lựa chọn EXW,
FCA, CPT, CIP, DAT, DAP hay DDP.
- Mức độ kiểm soát: Doanh nghiệp muốn kiểm soát nhiều hơn hay ít hơn trong
quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện
Incoterms.
- Chi phí: Mức chi phí vận chuyển và bảo hiểm liên quan đến từng điều kiện
Incoterms cũng cần được cân nhắc.

IV. Lý do những năm gần đây các thương nhân Việt Nam trong xuất khẩu
thường chọn điều kiện FOB và trong nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF.
*Chọn FOB trong xuất khẩu:
- Điều kiện FOB (Free on Board - Giao lên tàu):
+ Trách nhiệm người bán kết thúc khi hàng hóa vượt qua mép tàu tại cảng xuất
khẩu. Bên mua chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng từ cảng xuất khẩu
đến điểm đích cuối cùng.
=> giúp bên bán có sự kiểm soát đối với quá trình xuất khẩu và thường áp
dụng khi bên bán có mức độ kiểm soát tốt tại cảng.
+ Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ định), và
người mua đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm.
Người mua sẽ phải gánh chịu hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa.
+ Ở Việt Nam, các công ty thường xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô, bán
thành phẩm là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp (thích hợp với FOB), nhu cầu xoay
vòng vốn nhanh, cùng với đó là kinh nghiệm trong làm hàng xuất khẩu cũng
như khả năng giải quyết rủi ro trong quá trình vận chuyển còn kém. Mà FOB
lại dễ dàng thực hiện, chi phí thấp, người mua chịu nhiều rủi ro hơn, người bán
không chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa
=> thích hợp cho Doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi xuất khẩu

*Chọn CIF trong nhập khẩu:


- Điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
+ Bên bán phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng nhập khẩu và chi
phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng hóa được xếp tại cảng đích.
=> giúp bên mua yên tâm về việc hàng hóa được vận chuyển và bảo hiểm trong
quá trình vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu.

- Người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu, còn mọi vấn đề về bảo
hiểm rủi ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán.
=> Người mua sẽ tránh né được tối đa những rủi ro trong quá trình vận
chuyển hàng hóa. (Tuy nhiên họ sẽ phải chấp nhận mức giá cao hơn thông
thường vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa).
- Điều kiện CIF yêu cầu người bán chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng
hóa và mua bảo hiểm cho hàng hóa cho đến khi chúng đến nơi đích.
=> người mua không cần phải lo lắng về việc bảo hiểm hàng hóa và quản lý
rủi ro trong quá trình vận chuyển.
- Ở Việt Nam, khả năng vận chuyển hàng hóa, làm Logistics vẫn còn non yếu,
không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng
sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm. Mà CIF thích hợp cho
các doanh nghiệp mới xuất khẩu hoặc muốn giảm thiểu rủi ro, các mặt hàng có
giá trị cao,...
=> Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo
hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển
tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…
Vì vậy, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo
hiểm cho khách nước ngoài.

You might also like