You are on page 1of 36

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ


Trade in Goods and Services Law

CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ

ThS. Trần Thiên Trang


VLU
NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ

II. Hợp đồng cung ứng dịch vụ

III. Dịch vụ giám định thương mại

IV. Dịch vụ Logistics

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 2


III. Dịch vụ giám định thương mại

1. Khái niệm

2. Đặc điểm

3. Chứng thư giám định

4. Hợp đồng giám định

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 3


III. Dịch vụ giám định thương mại
CSPL:
▪ LTM 2005
▪ Nghị định 20/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về kinh doanh
dịch vụ giám định thương mại
▪ Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định
hướng dẫn Luật Thương mại
▪ Nghị định 125/2014/NĐ-CP sửa đổi quy định về dịch vụ giám định
thương mại tại Nghị định 120/2011/NĐ-CP và 20/2006/NĐ-CP
▪ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BCT hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật
Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại do Bộ Công
thương ban hành (2013)
ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 4
1. Khái niệm:

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân

thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng

hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của

khách hàng.

- Điều 254 LTM -

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 5


2. Đặc điểm

2.1. Chủ thể tham gia

2.2. Nội dung GĐ

2.3. Kết quả của hoạt động GĐ

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 6


2. Đặc điểm

2.1. Chủ thể tham gia:

Bên KDDV giám định (Đ256 - 257)  Bên yêu cầu giám định

Thương nhân TN/ Không là TN/ CQNN

3
Ủy quyền GĐ (Điều 267)

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 7


2. Đặc điểm

2.2. Nội dung giám định:

Gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau: số lượng, chất lượng,

bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu

chuẩn vệ sinh,
3 phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp

cung ứng dịch vụ,...

- Điều 255 -

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 8


2. Đặc điểm

2.3. Kết quả của hoạt động giám định:

Thực hiện theo yêu cầu của:

▪ Một/các bên trong Hợp đồng

▪ Khách hàng khác


3 (tổ chức, cá nhân, CQNN có nhu cầu GĐ)

=> Chứng thư giám định

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 9


3. Chứng thư giám định (CTGĐ)

3.1. Khái niệm CTGĐ:

▪ Là văn bản xác nhận tình trạng thực tế của HH, DV theo các nội dung

giám định được khách hàng yêu cầu (K1 Điều 260)

3 hiện kết quả giám định HH, DV


▪ Là hình thức thể

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 10


3. Chứng thư giám định (CTGĐ)

3.2. Giá trị pháp lý của CTGĐ:

▪ Chỉ có GTPL đối với những nội dung được GĐ (K3 Điều 260)

▪ TN GĐ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các kết luận và kết
quả nêu trong CTGĐ (K4 Điều 260)
3
▪ Chỉ có GTPL đối với bên yêu cầu GĐ (Điều 261) => ĐK: Bên yêu cầu
GĐ không chứng minh được KQGĐ không KQ, không trung thực, sai về
kỹ thuật, nghiệp vụ.

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 11


Giá trị pháp lý của CTGĐ đối với các bên trong HĐ: Điều 262

▪ Có thỏa thuận: GTPL đối với các bên HĐ (có ngoại lệ) (K1 Đ262)

▪ KHÔNG thỏa thuận: K2 Đ262


✓ GTPL đối với bên yêu cầu GĐ
✓ Bên kia trong HĐ có quyền yêu cầu giám định lại

KQ khác K3 Đ262

• TN cấp CTGĐ ban đầu thừa nhận => CTGĐ lại có GTPL đối với tất cả các bên

• Không thừa nhận => TN khác GĐ lại lần 2 => GTPL đối với tất cả các bên

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 13


CÓ thỏa thuận

Bên mua
(A)

TN KD CTGĐ X
DVGĐ (X)
A B

Bên bán
(B)

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU


KHÔNG thỏa thuận

Bên mua TN KD
CTGĐ X
(A) DVGĐ (X)
A

TN X
CTGĐ Y
thừa nhận

Bên bán TN KD A B
CTGĐ Y
(B) DVGĐ (Y)
B TN X
TN KD CTGĐ Z
KHÔNG thừa
DVGĐ (Z)
nhận
A B

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU


3. Chứng thư giám định (CTGĐ)

3.3. Hậu quả đối với TN kinh doanh DVGĐ cấp CTGĐ sai:

- Các trường hợp KQGĐ bị coi là sai?

- Hậu quả khi cấp CTGĐ sai: Điều 266

▪ LỖI VÔ Ý: Trả tiền phạt cho KH; mức phạt theo thỏa thuận, nhưng
3 quá 10 lần thù lao DVGĐ.
không vượt

▪ LỖI CỐ Ý: Bồi thường thiệt hại phát sinh cho KH trực tiếp yêu cầu GĐ.

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 16


4. Hợp đồng DV giám định

1. Chủ thể hợp đồng

2. Hình thức hợp đồng

3. Quyền và nghĩa vụ các bên


3

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 17


4. Hợp đồng DV giám định

Quyền và nghĩa vụ các bên: Điều 263 – 265

HĐ DV giám định
Bên CUDV GĐ Khách hàng

Điều 263 (2): Điều 264:


Nghĩa vụ
• Thực hiện GĐ theo yêu cầu • Yêu cầu GĐ theo ND thỏa thuận
3
• Cấp chứng thư GĐ • Yêu cầu GĐ lại nếu không KQ,,..
• Trả tiền phạt phạt VP, BTTH Quyền • Yêu cầu trả tiền phạt VP, BTTH

• Tuân thủ tiêu chuẩn và nguyên


tắc GĐ

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 18


4. Hợp đồng DV giám định

HĐ DV giám định
Bên CUDV GĐ Khách hàng
Điều 263 (1) Điều 265:
Quyền
• Yêu cầu KH cung • Cung cấp các tài liệu cần thiết
3 cấp tài liệu
cần thiết Nghĩa vụ khi có yêu cầu
• Nhận thù lao và chi phí hợp lý • Trả thù lao và thanh toán chi phí
khác hợp lý

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 19


IV. Dịch vụ Logistics

1. Khái niệm

2. Đặc điểm

3. Hợp đồng DV logistics

4. Miễn trách nhiệm

5. Giới hạn trách nhiệm

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 27


IV. Dịch vụ Logistics

CSPL:
▪ LTM 2005
▪ Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ
Logistics
▪ Văn bản pháp luật chuyên ngành

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 28


1. Khái niệm

Dịch vụ logistics: Là hoạt động TM, theo đó thương nhân tổ


chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
- Điều 233 LTM -
ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 29
2. Hợp đồng dịch vụ Logistics

▪ Chủ thể: KD đáp ứng điều kiện cụ thể: Điều 234 LTM, Điều 4 NĐ

163/2017, PL chuyên ngành

▪ Đối tượng: DV (theo chuỗi) - Những hoạt động liên quan đến dịch

chuyển HH => nhiều công đoạn khác nhau

▪ Hình thức HĐ

▪ Quyền & nghĩa vụ các bên

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 32


3. Hợp đồng dịch vụ Logistics

TN KDDV logistics

Điều 235 & Điều 240


• Thực hiện CV theo chỉ dẫn
Khách hàng
• Thực hiện khác với chỉ dẫn (lý do chính
đáng vì lợi ích của KH) Điều 236
HĐ logistics
• Hướng dẫn, kiểm tra,
• Xin chỉ dẫn 3
giám sát việc thực hiện
• Thực hiện trong thời hạn thỏa thuận Quyền
hợp đồng
hoặc thời hạn hợp lý
• Nghĩa vụ khi cầm giữ HH Nghĩa vụ

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 33


3. Hợp đồng dịch vụ Logistics

TN KDDV logistics Khách hàng

Điều 235 và Điều 239: Điều 236:


• Hưởng thù lao Nghĩa vụ
• Cung cấp chỉ dẫn;
• Yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý • Thông tin về hàng hóa
HĐ logistics
• Yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý • Trả chi phí hợp lý phát sinh thêm;
phát sinh thêm 3 • Thanh toán các khoản tiền đến hạn;
• Cầm giữ và định đoạt HH Quyền • Trả thù lao, chi phí hợp lý

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 34


4. Miễn trách nhiệm đối với bên KD dịch vụ Logistics

Miễn trách nhiệm: Điều 237

▪ Về những tổn thất đối với HH: K1 Điều 237

▪ Về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của KH: K2 Điều 237

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 37


4. Miễn trách nhiệm đối với bên KD dịch vụ Logistics
Các TH Miễn trách nhiệm: K1 Điều 237
1. Các TH miễn TN tại Điều 294
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi VP của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết HĐ.
ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 38
4. Miễn trách nhiệm đối với bên KD dịch vụ Logistics
Các TH Miễn trách nhiệm: K1 Điều 237

1. Các TH miễn TN tại Điều 294


2. Do lỗi KH hoặc người được KH ủy quyền
3. Do làm đúng theo chỉ dẫn
4. Do khuyết tật của HH
5. Trong TH miễn TN theo PL về vận tải và TQVT
6. TH thời hạn khiếu nại: 14 ngày
7. TH thời hiệu khởi kiện: 9 tháng

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 39


5. Giới hạn trách nhiệm đối với bên KDDV Logistics

CSPL: Điều 238 LTM 2005, Điều 5 NĐ 163/2017

Khái niệm: Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực
hiện dịch vụ logistics (Điều 5 NĐ 163/2017)

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 40


5. Giới hạn trách nhiệm đối với bên KDDV Logistics

Căn cứ giới hạn TN:


1. PL liên quan (BLHH, LHKDD,…)
2. Theo thỏa thuận
3. Không có thỏa thuận: K1 Điều 238 LTM, điểm a, b K3 Điều 5 NĐ 163/2017
=> Toàn bộ TN không vượt quá giới hạn TN đối với tổn thất toàn bộ HH
3
Giá trị • Không TB trước: ≤500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu BT
của HH • Đã TB + TN KDDV logistics xác nhận: ≤ trị giá của HH đó

KHÔNG được hưởng giới hạn TN: K3 Điều 238


ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 41
MIỄN TRÁCH NHIỆM

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

KHÔNG HƯỞNG GIỚI HẠN HƯỞNG GIỚI HẠN

Lỗi CỐ Ý => thiệt hại cho KH Không có thỏa thuận mức GH


Toàn bộ TN ≤ giới hạn TN đối với tổn
thất toàn bộ HH

Thông báo Không thông


GTHH báo GTHH

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU ≤ trị giá của HH bị tổn thất ≤500 triệu đồng 42
NGHỊ ĐỊNH 10/2020/NĐ-CP KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng
hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực
hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh
doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 43


NGHỊ ĐỊNH 10/2020/NĐ-CP KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng
hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực
hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh
doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 44


THÔNG TƯ 61/2015/TT-BGTVT VẬN TẢI HÀNG HÓA TRÊN
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 22. Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người
bảo quản hàng hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai; trường hợp người
kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị
thiệt hại thực tế.
b) Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng
loại trong khu vực nơi trả hàng;
c) Theo mức do hai bên thỏa thuận.
2. Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát một phần do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người
bảo quản hàng hóa thì bồi thường phần hư hỏng, mất mát đó; trường hợp phần hư hỏng, mất mát dẫn đến hư
hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải, người xếp
dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền
cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 45
NGHỊ ĐỊNH 47/2011/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT BƯU CHÍNH

Điều 25. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của
dịch vụ đã sử dụng;
b) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo
từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng
với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
c) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng
nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử
dụng.

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 46


CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH CHƯƠNG 3
1. Mọi thương nhân đều được phép kinh doanh các loại dịch vụ

2. Giám định được thực hiện sau khi có tổn thất về hàng hóa

3. Trong TH cấp CTGĐ có kết quả sai thì TN KDDVVGĐ có trách nhiệm BTTH cho
khách hàng

4. Hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chưa được xác lập,
nếu các bên chưa thỏa thuận được về chất lượng dịch vụ.

5. Tất cả các thương nhân đều được quyền kinh doanh dịch vụ Logistics.

6. Trong quá trình cầm giữ hàng hóa của khách hàng, thương nhân KD dịch vụ
logistics có thể sử dụng hàng hóa đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình
ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU 49
Chân thành cảm ơn

ThS. Trần Thiên Trang – Khoa Luật, VLU

You might also like