You are on page 1of 2

BÀI 33

2.Các thế mạnh chủ yếu của vùng


a) Điều kiện tự nhiên
- Đất:
+ Khoảng 70% đất phù sa màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm, gió mùa, có một mùa đông lạnh
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng
- Nguồn nước: dồi dào, do hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình cung cấp, nước ngầm, nước
khoáng.
- Bờ biển: dài thuận lợi phát triển kinh tế biển (làm muối, nuôi trồng thủy sản, vận tải biển và
du lịch biển).
- Khoáng sản: đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí đốt --> Nguyên liệu công nghiệp tăng
b) Điều kiện kinh tế-xã hội
- Dân số đông nhất nước: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất- kĩ thuật : phát triển mạnh
- Lịch sử khai thác từ lâu đời: nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống
3/Các hạn chế chủ yếu của vùng :
a ) Tự nhiên
Các thiên tai (bão, lũ lụt, bạn hán...), rét đậm rét hại đã ảnh hưởng lớn sản xuất và đời sống,
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm lớn (nhất là cuối mùa đông) tạo điều
kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng và làm cho máy móc sản xuất dễ bị han rỉ,
hư hỏng, khó khăn trong bảo dưỡng.
- Vùng hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp,
phải nhập nguyên liệu từ vùng khác đến.
- Một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá mức đã ảnh
hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
b) KT - XH
- Dân số đông nhất cả nước, mật độ dân số cao 1225 người /km² -> Gây sức ép việc làm , nhà
ở môi trường ,...
- Nền kinh tế lại chậm phát triển
-Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm , chưa phát huy hết thế mạnh của vùng, tỉ lệ nông
nghiệp còn cao
4/a)Thực trạng:
-Đất nông nghiệp bị thu hẹp, sức ép việc làm,..
-Giảm tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp).
-Tăng tỉ trọng khu vực II, III (công nghiệp -xây dựng và dịch vụ).
->Chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
4/b)-Xu hướng chung:
°Giảm tỉ trọng khu vực I
°Tăng tỉ trọng khu vực II và III.
-Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+Khu vực I:
°Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp
và cây ăn quả.
°Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
+Khu vực II: Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm: da giày, dệt-may, chế biến lương
thực-thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí-kĩ thuật điện-điện tử.
+Khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…

You might also like