You are on page 1of 9

Trắc nghiệm:

CHƯƠNG 1
1. Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất
cho xã hội, chứng tỏ rằng:
A. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có
giới hạn của xã hội
B. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của xã
hội
C. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học
D. Không có câu nào đúng
2. Định nghĩa truyền thống của kinh tế học là:
A. Vấn đề hiệu quả rất được quan tâm
B. Tiêu thụ là vấn đề đầu tiên của hoạt động kinh tế
C. Những nhu cầu không thể thỏa mãn đầy đủ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
3. Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm:
A. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để
thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội
B. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế
C. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
D. Các câu trên đều đúng
4. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
B. Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm
phát cao
C. Cao nhất của một quốc gia đạt được
D. Câu (a) và (b) đúng
5. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao
trong một khoảng thời gian nào đó
B. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký
tìm việc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc
C. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt
được
D. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá
chung trong nền kinh tế
6. Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì:
A. Thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên
B. Lạm phát thực tế cao hơn lạm phát vừa phải
C. a, b đều đúng
D. a, b đều sai
7. Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:
A. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái
B. Giảm thất nghiệp
C. Giảm dao động của GDP thực, duy trì cán cân thương mại cân bằng
D. Cả 3 câu trên đều đúng
8. “Chỉ số giá hàng tiêu dùng -> kinh tế vĩ mô ở Việt Nam tăng khoảng 12%
mỗi năm trong giai đoạn 2007-2010”, câu nói này thuộc:
A. Kinh tế vi mô và thực chứng
B. Kinh tế vĩ mô và thực chứng
C. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc
D. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc
9. Phát biểu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô
A. Lương tối thiểu ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước chênh lệch nhau 3 lần.
B. Cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách
C. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng
D. Không câu nào đúng
10. Mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất
nghiệp ở mức thấp nhất
A. Đúng
B. Sai

CHƯƠNG 2

1. Một số chỉ số được dùng bổ sung cho GDP là?


A. Chỉ số phát triển con người (HDI).
B. Chỉ số hạnh phúc quốc dân (GNH).
C. Chỉ số phúc lợi kinh tế ròng (NEW).
D. Cả 3 chỉ số trên.
2. Ở Việt Nam, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc do lường GDP?
A. Tổng cục thống kê (GSO).
B. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách tài chính(NT),
C. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).
D. Văn phòng chính phủ.
3. Để phân biệt sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, ti vào:
A. Mục đích sử dụng
B. Tính chất của sản phẩm cuối củng
C. Công nghệ sản xuất
D. Cả A và B đều đúng
4. Khoản nào không phải là chi chuyển nhượng
A. Bù lỗ cho doanh nghiệp quốc doanh
B. Trợ cấp học bổng
C. Trợ cấp hưu trí
D. Trả lương cho quân đội
5. Chênh lệch giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế của một quốc gia là:
A. Thu nhập ròng từ nước ngoài.
B. Chỉ số giá so với năm gốc.
C. Tình hình biến động giá cả.
D. Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.
6. Chỉ tiêu đo lường giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng do công dân một nước tạo ra trong một thời kỳ nhất định là:
A. Thu nhập quốc dân.
B. Tổng sản phẩm quốc dân.
C. Sản phẩm quốc dân ròng.
D. Thu nhập khả dụng.
7. GDP là chỉ tiêu được tính theo:
A. Lãnh thổ một nước.
B. Công dân của một nước trong 1 năm.
C. Giá hàng hóa sau khi trừ các loại thuế.
D. Cả A và B.
8. Hộ gia đình là chủ thể kinh tế:
A. Bao gồm những cá nhân tiêu dùng cuối cùng.
B. Cung ứng một số yếu tố đầu vào cho sản xuất.
C. Trực tiếp sản xuất một số loại sản phẩm với qui mô nhỏ.
D. Tất cả các vai trò trên.
9. GNP của Việt Nam bao gồm:
A. Phần thu nhập do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ Việt
A. Nam.
B. Phần thu nhập do công dân Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
C. Phần thu nhập từ những tài sản hay đặc quyền kinh tế của quốc gia.
D. Tất cả các phần thu nhập trên.
10. Khi tính GDP ta loại bỏ sản phẩm trung gian vì:
A. Nó không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
B. Nó chưa phải là những sản phẩm hoàn chỉnh.
C. Nếu không loại bỏ sẽ bị tính trùng lắp.
D. A, B, C đều sai.
CHƯƠNG 3

1. Việc gia tăng tiết kiệm trong trường hợp các yếu tố khác không đồi sẽ
làm:
A. Tăng tiết kiệm từ đó tăng sản lượng quốc gia
B. Tiết kiệm và sản lượng quốc gia đều giảm
C. Tiết kiệm tăng nhưng sản lượng quốc gia giảm
D. Tiết kiệm giảm nhưng sản lượng tăng
2. Khi đầu tư của nền kinh tế tăng lên 15 tỷ thì tổng cầu AD sẽ
A. Tăng ít hơn 15 tỷ
B. Tăng lên theo cấp số nhân so với 15 tỷ
C. Không tăng
D. Tăng 15 tỷ
3. Mức thuế biên (Tm) phản ánh:
A. Lượng thay đổi của thuế khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị
B. Tỷ lệ thuế thu được so với sản lượng quốc gia
C. Mức sản lượng quốc gia thay đổi khi thuế thay đổi một đơn vị
D. Lượng thay đồi của thuế khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị
4. Số nhân k của tổng cầu phản ánh:
A. Lượng thay đổi của tổng cầu khi sản lượng quốc gia thay đổi một đơn vị
B. Lượng thay đồi của sản lượng tiềm năng
C. Lượng thay đổi của sản lượng quốc gia khi tổng cầu tự định thay đôi một
đơn vị
D. Không câu nào đúng
5. Nghịch lý của tiết kiệm có thể được giải quyết bằng cách
A. Tăng chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình
B. Lấy phần tiền tiết kiệm để đầu tư vào trái phiếu chính phủ
C. Giảm lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
D. Giảm bớt các khoản chi tiêu công của chính phủ
7. Khuynh hướng đầu tư biên Im = 0,1 nghĩa là :
A. Khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị thì đầu tư dự kiến tăng 0,1 đơn vị
B. Khi thu nhập quốc gi tăng 1 đơn vị thì đầu tư sẽ giảm 0,1 đơn vị
C. Khi thu nhập quốc gia tăng 1% thì đầu tư dự kiến tăng 0,1%
D. Khi thu nhập quốc gia bằng 0 thì đầu tư dự kiến bằng 0,1 đon vị
8. Quy luật tâm lý cơ bản của Keneys về khuynh hướng tiêu dùng bit cho
rằng:
A. Khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đồng các hộ gia đình g tăng chi tiêu
nhiều hơn một đồng
B. Khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đồng các hộ gia đình giảm chi tiêu
nhiều hơn một đồng
C. Khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đồng các hộ gia đình tăng chi tiêu ít
hơn một đồng
D. Không thể biết chắc chắn
9. Thu nhập khả dụng là phần thu nhập mà các hộ gia đình:
A. Nhận được từ việc cung ứng các yếu tố sản xuất
B. Còn lại sau khi đã để đành một phần cho tiết kiệm
C. Còn lại sau khi đã nộp các khoản thuế, phí, bảo hiểm xã hội..và thêm phần
chi chuyển nhượng của chính phủ
10. Tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
A. Tổng cung bằng tổng câu
B. Các khoản bơm vào nên kinh tế bằng các khoản rút ra khỏi nền kinh tế
C. Tổng đầu tư bằng tổng tiết kiệm •
D. Tất cả đều đúng

CHƯƠNG 4
1. Trên thị trường hàng hóa, số nhân thuế ròng sẽ:
A. Bằng với số nhân tổng cầu
B. Lớn hơn số nhân tổng cầu
C. Nhỏ hơn số nhân tổng cầu
D. Các câu trên đều sai.
2. Nếu thay đổi chỉ tiêu của chính phủ và thuế ròng một lượng như nhau thì:
A. Tác động của chỉ tiêu chính phủ mạnh hơn so với tác động của thuế rồng đến
sản lượng quốc gia.
B. Tác động của chỉ tiêu chính phủ yếu hơn so với tác động của thuế ròng đến
sản lượng quốc gia.
C. Sẽ làm cho ngân sách đạt trạng thái cân bằng.
D. Không ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia.
3. Giả sử nền kinh tế đang đạt tới trạng thái cân bằng, chính phủ tăng chỉ tiêu
cho hàng hóa dịch vụ 20 tỷ và xu hướng tiêu dùng biên là 0,8. Vậy sản lượng
cân bằng mới thay đổi là:
A. 20 tỷ
B. 80 tỷ
C. 60 tỷ
D. 100 tỷ
4. Giải pháp để giải quyết cho vấn đề thâm hụt ngân sách là
A. Mua trái phiếu do chính phủ phát hành
B. Vay nợ nước ngoài
C. Giảm phần thu thuế của chính phủ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
5. Số nhân của thuế là -3 nghĩa là:
A. Khi chính phủ tăng thuế 3000 tỷ đồng thì sản lượng quốc gia tăng 9000 tỷ.
B. Khi chính phủ giảm thuế 3000 tỷ đồng thì sản lượng quốc gia tăng 9000 tỷ.
C. Khi chính phủ tăng thuế 2 thì sản lượng quốc gia tăng 9.
D. Mối qua hệ giữa thuế ròng và sản lượng là đồng biến
6. Trong chu kỳ kinh tế, khi nào ngân sách rơi vào tình trạng thâm hụt:
A. Trong giai đoạn suy thoái
B. Trong giai đoạn phục hồi
C. Trong thời kỳ hưng thịnh
D. Cả b,c đều đúng.
7. Nợ nước ngoài gây ra gánh nặng thực sự của quốc gia vì:
A. Làm tăng đầu tư nước ngoài
B. Làm cho chính sách thuế của nhà nước có hiệu quả hơn.
C. Làm giảm tiêu dùng trong nước
D. Làm sản lượng quốc gia tăng.
8. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng đài hạn, chính phủ cắt
giảm chỉ tiêu cho quốc phòng, trong ngắn hạn nền kinh tế có:
A. Giá giảm, sản lượng tăng
B. Giá giảm, sản lượng giảm
C. Giá tăng, sản lượng tăng
D. Câu (a) và (b) đúng
9. Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách:
A. Khuyến khích đầu tư tư nhân
B. Tăng chỉ tiêu chính phủ do đó sản lượng và tổng thu nhập của chính phủ sẽ
tăng
C. Tăng trợ cấp thất nghiệp nhằm khuyến khích tiêu dùng của các hộ gia đình
D. Thực hiện biện pháp thắt chặt chỉ tiêu và tăng thuế

CHƯƠNG 5
1. Chức năng nào của tiền là cơ bản nhất?
A. Thước đo giá trị hàng hóa
B. Phương tiện trao đổi
C. Phương tiện cất giữ giá trị
D. Phương tiện thanh toán
2. Hoạt động nào dưới đây không làm thay đổi lượng tiền cơ sở?
A. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng
B. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ ngân hàng thương mại
C. Một ngân hàng thương mại chuyển tiền của họ vào tài khoản dự trữ tại NHTW
D. NHTW bán trái phiếu chính phủ cho ngân hàng thương mại
3. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
A. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.
B. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền.
C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.
D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.

Tự luận:
1, Cho số liệu sau đây:
C = 100 + 0.75Yd
G = 200
I = 100 + 0.2Y
X = 100
M = 50 + 0.2Y
T = 40 + 0.2Y
a/ Xác định sản lượng cân bằng, cán cân thương mại
b/ Nếu tiêu dùng tự định tăng thêm 20, mức sản lượng mới là bao nhiêu?
c/ Từ câu b, giả sử Yp = 1200, chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóa là gì? Nên tăng hay giảm chi
tiêu và thuế bao nhiêu?
a/ Xác định sản lượng cân băng, cán cân thương mại
Ta có: C = 100 + 0.75(Y - 40- 0.2Y)
= 70 + 0.6Y
Suy ra AD = 420 + 0.6Y, suy ra Y = 420/0.4 = 1050
Cán cân thương mại NX = X - M = 100 - 50 - 0.2*1050 = -160 (Nhập siêu)
b/ Ta có số nhân:
k = 1/(1-ADm) = 1/(1-0.6) = 2.5
Ta có: DentaY = DentaAD.k = 20*2.5 = 50
Suy ra Y' = 1050+ 50 = 1100
c/ Ta có Y = 1100 < Yp = 1200, nên áp dụng CSTKMR
Ta có: DentaY = Yp - Y = 1200 - 1100 = 100
Chính phủ nên thay đôi:
DentaG = DentaY/k = 100/2.5 = 40
DentaТ = - DentaY/(k.Cm) = -100/(2.5*0.75) = -53.33
2. Tiêu dùng hộ gia đình: 2500 tỷ
- Chi số giá năm 2014: 105
- Chi tiêu Chính phủ: 1500 tỷ
- Chi số giá năm 2015: 106
- Tiền thuê nhà xường: 200 ty
- Thuế gián thu: 500 ty
- Tiền lương: 3400 ty
- Xuất khẩu: 1200 tỷ
- Khẩu hao: 700 tỷ
- Nhập khẩu: 800 tỷ
- Đầu tư ròng: 1300 ty
- Lợi nhuận giữ lại: 100 tỷ
- Thu nhập ròng:- 400 tỷ
- Chia cổ tức: 50 tỷ
- Tiên lãi: 1400 tỷ
- Trợ cấp: 50 tỷ
- Thuế TNDN: 50 ty

Câu a) Tính GDP theo phương pháp chỉ tiêu và thu nhập
Câu b) Tính GNPfc, NNP, NI, PI, DI biêt thuế thu nhập cá nhân là 50 tỳ.
Câu c) Tính tốc độ tăng trường kinh tế năm 2015 nếu biêt GDP danh nghĩa năm 2014 là 6000
a) Phương pháp chỉ tiêu: GDP = C +1+G +X-M
= 2500 + 1500 + (1300+700) + 1200 - 800 = 6400
+ Phương pháp thu nhập:
GDP= w +i+ r + Pr+ De + Ti
= 3400 + 1400 + 200 + 200 + 700 + 500= 6400
+ Ty lệ lạm phát năm 2015:
Ta có: If = [(CPI 15-CPI14)/(CPI.)]*100
=[(106-105)/105]*100 = 0.95%
b) Tinh GNPfc

Ta có: GNPfc = GNPmp - Ti


GNPmp = GDPmp + NIA = 6400 - 400 = 6000
Suy ra GNPfc = 6000 - 500 - 5500
+ Tính NNP: NNP = GNPmp - De
= 6000-700 = 5300
+ Tính NI:
NI = NNP - Ti = 5300 - 500= 4800
Tính PI: PI = NI - Pr + Tr
= 4800- 150 + 50 = 4700
+ Tinh DI: DI = PI – TNCN
= 4700-50= 4650
c) Ta có: Tốc độ tăng trưởng năm 2015 (g)

= |GDPT15-GDPr14/GDPr14|*100
Ta có: GDPr15 = GDPn15/CPI15= 6400/1,06 = 6037,74
Ta có: GDPT14 = GDP14/CPI14 = 6000/1,05 = 5714,29
Suy ra g(2015) = [6037,74-5714,29/5714,29]*100 = 5.66%
Vậy quốc gia này có mức tăng trưởng trung bình khá.

You might also like