You are on page 1of 73

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM


BỘ MÔN LÝ THUYẾT THIẾT KẾ TÀU
KHOA ĐÓNG TÀU

BÀI GIẢNG
BỐ TRÍ CHUNG VÀ
KIẾN TRÖC TÀU THỦY

TÊN HỌC PHẦN : BỐ TRÍ CHUNG VÀ


KIẾN TRÖC TÀU THỦY
MÃ HỌC PHẦN : 23116
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SV NGÀNH: THIẾT KẾ TÀU THỦY
ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY

HẢI PHÕNG - 2015

1
MỤC LỤC
Chƣơng,
TÊN CHƢƠNG MỤC Trang
mục
LỜI NÓI ĐẦU 7
Phần I BỐ TRÍ CHUNG 8
Chƣơng I Phân khoang cơ bản thân tàu 8
1.1 Những yêu cầu cơ bản về bố trí chung toàn tàu 8
1.2 Phân khoang theo chiều dài tàu 8
1.2.1 Số vách ngang tối thiểu 8
1.2.2 Chiều dài khoang mũi và khoang lái 8
1.2.3 Chiều dài khoang máy 8
1.2.4 Chiều dài và vị trí các khoang hàng 9
1.2.5 Khoảng cách sườn thực 9
Phân khoang theo chiều dài có chú ý về tính chống chìm và ổn định
1.2.6 10
tai nạn theo SOLAS 74
1.3 Phân khoang theo chiều rộng bằng các vách dọc 10
1.4 Phân khoang theo chiều cao bởi đáy đôi và các tầng boong, sàn 11
1.4.1 Đáy đôi 11
1.4.2 Bố trí két dầu hàng cặn trên tàu chở dầu thô và dầu sản phẩm 14
1.4.3 Giới hạn kích thước và bố trí các két dầu hàng trên tàu dầu 15
1.4.4 Boong, sàn 16
1.4.5 Miệng hầm hàng tàu chở hàng khô 16
Chƣơng 2 Thƣợng tầng và lầu 18
2.1 Thượng tầng 18
2.2 Lầu 19
2.3 Buồng 22
2.3.1 Phân loại buồng 22
2.3.2 Buồng ở của thuyền viên và hành khách 23
2.3.3 Buồng công cộng 35
2.3.4 Buồng phục vụ sinh hoạt 50
2.3.5 Yêu cầu đối với khu vực chăm sóc y tế 51
2.3.6 Buồng làm việc (Buồng chức năng) 53
Phần II Kiến trúc tàu 56
1 Giới thiệu chung 56
2 Kiến trúc bên ngoài 56
3 Kiến trúc nội thất 57
Phần III Hƣớng dẫn xây dựng bản vẽ bố trí chung toàn tàu 58
Phụ lục 1 Bố trí chung và kiến trúc tàu hàng khô 6500DWT 61
Phụ lục 2 Bố trí chung và kiến trúc tàu hàng khô 10500DWT 62
Phụ lục 3 Bố trí chung và kiến trúc tàu hàng khô 12500 DWT 63
Phụ lục 4 Bố trí chung và kiến trúc tàu dầu 104000 DWT 64
Phụ lục 5 Bố trí chung và kiến trúc tàu hàng rời 53000 DWT 65
Phụ lục 6 Bố trí chung và kiến trúc tàu hàng rời 22500 DWT 66
Phụ lục 7 Bố trí chung và kiến trúc tàu container 1700 TEU 67
Phụ lục 8 Bố trí chung và kiến trúc tàu container 720 TEU 67
Phụ lục 9 Bố trí chung và kiến trúc tàu container 564 TEU 68
Phụ lục 10 Bố trí chung và kiến trúc tàu container 600 TEU 68
Phụ lục 11 Bố trí chung và kiến trúc tàu kéo cảng 2x950 cv 69
Phụ lục 12 Bố trí chung và kiến trúc tàu kéo cảng 2x1250 cv 70
Phụ lục 13 Bố trí chung và kiến trúc tàu khách 350 chỗ 71

2
Phụ lục 14 Bố trí chung và kiến trúc tàu khách Côn Đảo 250 chỗ 72
Phụ lục 15 Bố trí chung và kiến trúc tàu chiến mặt nước 73

3
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN
Bố trí chung và kiến trúc tàu thủy Mã HP: 23116
a. Số tín chỉ: 2 TC BTL ĐAMH
b. Đơn vị giảng dạy: Bộ môn Lý thuyết thiết kế tàu
c. Phân bổ thời gian:
- Tổng số (TS): 30 tiết. - Lý thuyết (LT): 29 tiết.
- Thực hành (TH): 0 tiết. - Bài tập (BT): 0 tiết.
- Hướng dẫn BTL/ĐAMH (HD): 0 tiết. - Kiểm tra (KT): 1 tiết.
d. Điều kiện đăng ký học phần:
e. Mục đích, yêu cầu của học phần
Kiến thức:
Trang bị cho người học những nguyên tắc cơ bản về bố trí chung và kiến trúc các
loại tàu dân dụng trên cơ sở người học sau khi kết thúc học phần có thể tự nghiên cứu áp
dụng chúng để lập các phương án bố trí chung và kiến trúc cho một đối tượng thiết kế cụ
thể phù hợp với các yêu cầu của Quy phạm và CUQT liên quan và yêu cầu của người sử
dụng.

Kỹ năng:
Có kỹ năng vận dụng kiến thức để xây dựng các bản vẽ bố trí chung toàn tàu hợp tiêu
chuẩn.
Thái độ nghề nghiệp:
Có tinh thần tự lực và thái độ nghiêm túc trong quá trình hành nghề. Có thể tham gia
trực tiếp vào các nhóm nghiên cứu thiết kế tàu thủy và công trình nổi.
f. Mô tả nội dung học phần:
Học phần được cầu trúc bởi 3 phần.
Phần I- Bố trí chung. Phần này gồm 3 chương:
Chương 1. Bố trí chung
Chương 2. Bố trí phòng ở thuyền viên
Chương 3. Thượng tầng và lầu.
Phần II- Kiến trúc tàu
Phần III- Hướng dẫn xây dựng bản vẽ bố trí chung toàn tàu
g. Người biên soạn: PGS.TS. Lê Hồng Bang – Bộ môn: Lý thuyết thiết kế - Khoa
Đóng tàu
h. Nội dung chi tiết học phần
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TÊN CHƯƠNG MỤC
TS LT BT TH HD KT
Phần I. BỐ TRÍ CHUNG 25 25 0 0 0
Chƣơng I. Phân khoang cơ bản thân tàu 7,0 7,0 0 0 0
1.1. Những yêu cầu cơ bản về bố trí chung toàn
1,0 1,0 0 0 0
tàu
1.2. Phân khoang theo chiều dài tàu 3,0 3,0 0 0 0
1.2.1. Số vách ngang tối thiểu 0,5 0,5 0 0 0

4
1.2.2. Chiều dài khoang mũi và khoang lái 0,5 0,5 0 0 0
1.2.3. Chiều dài khoang máy 0,5 0,5 0 0 0
1.2.4. Chiều dài và vị trí các khoang hàng 0,5 0,5 0 0 0
1.2.5. Khoảng cách sườn thực 0,25 0,25 0 0 0
1.2.6. Phân khoang theo chiều dài có chú ý về
tính chống chìm và ổn định tai nạn theo 1,0 1,0 0 0 0
SOLAS 74
1.3. Phân khoang theo chiều rộng bằng các
1,0 1,0 0 0 0
vách dọc
1.4. Phân khoang theo chiều cao bởi đáy đôi và
2,0 2,0 0 0 0
các tầng boong, sàn
1.4.1. Đáy đôi 0,5 0,5 0 0 0
1.4.2. Bố trí két dầu hàng cặn trên tàu chở dầu
0,5 0,5 0 0 0
thô và dầu sản phẩm
1.4.3. Giới hạn kích thước và bố trí các két dầu
0,5 0,5 0 0 0
hàng trên tàu dầu
1.4.4. Boong, sàn 0,25 0,25 0 0 0
1.4.5. Miệng hầm hàng tàu chở hàng khô 0,25 0,25 0 0 0
Chƣơng 2: Thƣợng tầng và lầu 18,0 18,0 0 0 0
2.1. Thượng tầng 2,0 2,0 0 0 0
2.2. Lầu 2,0 2,0 0 0 0
2.3. Buồng 14,0 14,0 0 0 0
2.3.1. Phân loại buồng 1,0 1,0 0 0 0
2.3.2. Buồng ở của thuyền viên và hành khách 3,0 3,0 0 0 0
2.3.3. Buồng công cộng 2,0 2,0 0 0 0
2.3.4. Buồng phục vụ sinh hoạt 2,0 2,0 0 0 0
2.3.5. Yêu cầu đối với khu vực chăm sóc y tế 2,0 2,0 0 0 0
2.3.6. Buồng làm việc (Buồng chức năng) 4,0 4,0 0 0 0
Phần II: Kiến trúc tàu 2,0 2,0 0 0 0
1. Giới thiệu chung 1,0 1,0 0 0 0
2. Kiến trúc bên ngoài 0,5 0,5 0 0 0
3. Kiến trúc nội thất 0,5 0,5 0 0 0
Phần III: Hƣớng dẫn xây dựng bản vẽ bố trí
2,0 0 0 0 2,0
chung toàn tàu
i. Mô tả cách đánh giá học phần:
 Hình thức thi: Thi viết, rọc phách
 Thời gian thi: 60 phút
Điều kiện để được dự thi cuối học kỳ:
 Số tiết tham gia trên lớp của sinh viên phải ≥ 75% tổng số tiết của học phần.
 Điểm X được tính như sau: X = X1 (X ≥ 4)
Trong đó X1 là điểm bài kiểm tra tư cách
Điểm đánh giá học phần:
 Nếu Y ≥ 2 thì Z = 0,5X + 0,5Y;
 Nếu Y < 2 thì Z = 0.
 Thang điểm: A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F.
k. Giáo trình:

5
[7]. PGS.TS. Lê Hồng Bang, KS. Hoàng Văn Oanh. Bố trí chung và kiến trúc tàu thủy.
NXB Giao thông vận tải. Hà Nội- 2007.
l. Tài liệu tham khảo:
[1]. SOLAS 74. Ấn phẩm hợp nhất, 1997. NXB Giao thông Vận tải. 2002.
[2]. MARPOL 73/78. Ấn phẩm hợp nhất, 1997. NXB Giao thông Vận tải. 2002.
[3]. Tonnage 69. Ấn phẩm hợp nhất, 1997. NXB Giao thông Vận tải. 2002.
[4]. Colreg 72. Ấn phẩm hợp nhất, 1997. NXB Giao thông Vận tải. 2002.
[5]. Loadline 66. Ấn phẩm hợp nhất, 1997. NXB Giao thông Vận tải. 2002.
[6]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN:21:2015/BGTVT
m. Ngày phê duyệt:……/……/……
n. Cấp phê duyệt:
Trƣởng Khoa/Viện/Trung tâm Trƣởng Bộ môn Ngƣời biên soạn

PGS.TS. Lê Hồng Bang


o. Tiến trình cập nhật đề cương:
Cập nhật lần 1: ngày 30/09/2014 Người cập nhật:
Nội dung: Rà soát theo kế hoạch Nhà trường (từ T4/2014)
gồm: Ths. Trần Tuấn Thành
- Chỉnh sửa, làm rõ Mục e, I theo các mục tiêu đổi mới Trưởng Bộ môn:
căn bản.
- Mục h bổ sung Nội dung tự học cuối mỗi chương mục.
Ths. GVC. Nguyễn Văn Võ
- Bổ sung các mục m, n, o.
Cập nhật lần 2: Ngày 21/10/2015 Người cập nhật:
Nội dung: Rà soát theo kế hoạch Nhà trường gồm:
- Sửa đổi mục 1.2.1; 1.2.2; 1.2.4; 1.2.5; 1.2.6; 1.4.1
- Bổ sung 1.4.2; 1.4.3
- Điểu chỉnh nội dung mục 2.3 có cập nhật Phần 13 của PGS.TS. Lê Hồng Bang
QCVN 21:2015/BGTVT
- Bổ sung Phần III- Hướng dẫn xây dựng bản vẽ bố trí
chung toàn tàu Trưởng Bộ môn:
- Cập nhật nội dung tự học ở các chương.
- Chỉnh sửa cách đánh giá học phần mục i, Theo quy định
mới của Nhà trường và Bộ môn. Ths. GVC. Nguyễn Văn Võ

6
LỜI NÓI ĐẦU

Tập bài giảng môn học “Bố trí chung và kiến trúc tàu thuỷ” do PGS.TS. Lê Hồng
Bang biên soạn trên cơ sở giáo trình cùng tên được xuất bản lần thứ nhất tại NXB Giao thông
vận tải năm 2007 có tham khảo nhiều tài liệu liên quan được xuất bản trong những năm gần
đây đặc biệt là các Công ước Quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ, các Qui phạm
về phân cấp và đóng tàu của nhiều nước trên thế giới như Đăng kiểm Na-Uy (DNV), Đăng
kiểm Pháp (BV), Đăng kiểm Đức (GL), Đăng kiểm Nhật Bản (NK), Đăng kiểm Mỹ (ABS),
Đăng kiểm Liên Bang Nga, Đăng kiểm Việt Nam và Đăng kiểm của một số nước khác.
Tập bài giảng được cấu trúc bởi 3 phần: Phần I: Bố trí chung toàn tàu. Phần này gồm 2
chương: Chương I: Phân khoang cơ bản; Chương II: Thượng tầng. Phần II: Kiến trúc tàu
thuỷ. Phần III: Hướng dẫn xây dựng bản vẽ bố trí chung toàn tàu.
Môn học Bố trí chung và kiến trúc tàu thuỷ chiếm một vị trí khá quan trọng trong hệ
thống các kiến thức thuộc chuyên ngành Thiết kế tàu thuỷ. Vì vậy tác giả rất mong muốn các
bạn sinh viên cố gắng đọc, suy nghĩ thật nghiêm túc trên tinh thần độc lập sáng tạo bởi vì rằng
sự hiểu biết và kết quả học tập của môn học này sẽ được thể hiện đặc biệt rõ nét thông qua các
sản phẩm thiết kế ở những mức độ khác nhau như từ đồ án thiết kế môn học, đồ án tốt nghiệp
đến các dự án thiết kế về tàu thuỷ và công trình nổi sau này. Có thể nói hiếm có môn học nào
thuộc chuyên ngành Thiết kế tàu thuỷ lại cho phép người học bọc lộ năng lực sáng tạo tối đa
như môn học này. Với tinh thần ấy tác giả hy vọng tập bài giảng này sẽ giúp cho các bạn sinh
viên chuyên ngành Thiết kế tàu thuỷ, chuyên ngành Đóng tàu có thêm phương tiện tốt đề sớm
tiếp cận với các thành tựu mới và hiện đại của nền công nghiệp đóng tàu thế giới.
Tác giả cũng tỏ lòng cám ơn đến các Thầy, Cô giáo khoa Đóng tàu đã có nhiều ý kiến
góp ý quí báu để giáo trình môn học này không ngừng được hoàn thiện.
Lời tác giả

7
PHẦN I : BỐ TRÍ CHUNG

Chƣơng 1: PHÂN KHOANG CƠ BẢN THÂN TÀU


1.1. Những yêu cầu cơ bản về bố trí toàn tàu
Về mặt kết cấu, tàu thuỷ được chia thành hai phần: thân tàu và thượng tầng. Thân tàu là
khoảng không gian của tàu được khép kín bởi kết cấu đáy, kết cấu mạn và kết cấu boong.
Thượng tầng là phần kiến trúc được xây dựng trên boong mạn khô. Thượng tầng được
phân loại như sau: thượng tầng mũi, thượng tầng giữa, thượng tầng lái và thượng tầng liên kết
bao gồm thượng tầng giữa liên kết với thượng tầng mũi; thượng tầng giữa liên kết thượng
tầng đuôi. Phần thân tàu và thượng tầng có thể được phân thành các khoảng không gian nhỏ
hơn với mục đích sử dụng khác nhau.
Khi bố trí chung toàn tàu phải chú ý đến một số yêu cầu cơ bản sau:
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Quy phạm và của Công ước quốc tế về tính
ổn định, tính chống chìm, tính chống cháy, sức bền, v.v ...
- Phải cố gắng thoả mãn các yêu cầu của chủ tàu về việc bố trí và phân chia hệ thống
các khoang theo chiều dài, theo chiều rộng và theo chiều cao, ví dụ: đối với tàu hàng cách bố
trí các vách ngang phải phù hợp với phương pháp khai thác của chủ tàu. Cách bố trí các tầng
boong phải tuân theo yêu cầu của chủ tàu về chiều cao giữa các tầng boong, chiều cao từ đáy
đôi đến boong thấp nhất nhằm giảm bớt sức nén của hàng hoá và tránh hàng hoá bị vỡ, cong,
vênh. Tuy nhiên những yêu cầu của chủ tàu phải nằm trong các giới hạn của Quy phạm và của
Công ước quốc tế.
Bố trí và phân chia thân tàu và thượng tầng có thể thực hiện theo 3 phương:
- Theo phương dọc tàu (chiều dài) bằng các vách ngang;
- Theo phương ngang tàu (chiều rộng) bằng các vách dọc;
- Theo phương thẳng đứng (chiều cao) bằng đáy đôi và các tầng boong, sàn.
1.2. Phân khoang theo chiều dài bằng các vách ngang
1.2.1. Số vách ngang tối thiểu
Theo QCVN 21:2015/BGTVT [6] về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và
Công ước quốc tế về đảm bảo an toàn sinh mệnh con người trên biển (SOLAS 74) [1] số vách
ngang tối thiểu trên các tàu tự hành bao gồm: 2 vách mút, vách trước và sau buồng máy, các
vách phân chia khoang hàng.
1.2.2. Chiều dài khoang mũi và lái
Theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép vách mũi phải nằm cách đường
vuông góc mũi là 0,05 L. Đối với tàu có hệ số béo nhỏ (CB < 0,67 ) vách mũi nên đặt cách
đường vuông góc một khoảng 0,07 L. Trong trường hợp buồng máy bố trí ở đuôi, để có độ
nghiêng dọc thích hợp khi tàu chạy ở trạng thái dằn thì thường tăng chiều dài khoang mũi với
mục đích lấy đủ lượng nước dằn. Khi đó chiều dài lớn nhất của khoang mũi (nhất là đối với
tàu nhỏ) có thể đạt đến 0,1 L tính từ đường vuông góc mũi.
Chiều dài khoang đuôi phụ thuộc vào kết cấu vùng đuôi, chiều dài đường trục. Khoảng
cách của vách lái đến đường vuông góc đuôi bằng 0,04 L đối với tàu có hệ số CB lớn và bằng
0,07 L đối với tàu thon (CB nhỏ) và tàu nhỏ.

1.2.3. Chiều dài khoang máy


Chiều dài khoang máy được xác định từ tàu mẫu hoặc dựa trên các số liệu thống kê.
Chiều dài khoang máy phụ thuộc vào công suất máy chính, vị trí buồng máy theo chiều dài
tàu, loại máy chính (Diesel hay tuốc bin). Không gian buồng máy được xác định xuất phát từ
chỉ tiêu bão hòa buồng máy (số mét khối trên một đơn vị công suất máy chính).

8
Kích thước máy chính có ảnh hưởng đáng kể đến chiều dài khoang máy. Các tàu hiện
đại bao giờ cũng có chỉ tiêu về số mét chiều dài trên một đơn vị công suất máy chính thấp.
Đối với các tàu hiện đại được thiết kế buồng máy không có người trực ca nên không cần
bố trí buồng điều khiển máy chính trong không gian buồng máy nhờ vậy chiều dài khoang
máy cũng có chiều hướng giảm.
Khi xác định chiều dài khoang máy phải để ý đến khoảng sườn thực, phải chọn sao cho
chiều dài khoang máy chia hết cho khoảng sườn thực.

1.2.4. Chiều dài và vị trí các khoang hàng


Chiều dài và số lượng khoang hàng cần được lựa chọn hợp lý phù hợp với yêu cầu về
khai thác, về chống chìm và ngăn ngừa ô nhiễm dầu tràn ra môi trường (đối với tàu chở dầu).
Chiều dài của khoang hàng và cách phân chia khoang ở phần lớn các tàu hàng khô có
buồng máy ở giữa tàu và có số vách ngang tối thiểu thường theo phương án sau [7]:
65 m  L < 85 m : Tàu có 4 vách ngang, hai khoang hàng,
Bố trí : 1 khoang hàng lái + khoang máy + 1 khoang hàng mũi;
85 m  L < 105 m : Tàu có 5 vách ngang, 3 khoang hàng,
Bố trí : 1 khoang hàng lái + khoang máy + 2 khoang hàng mũi;
105 m  L < 125 m : Tàu có 6 vách ngang, 4 khoang hàng,
Bố trí : 2 khoang hàng lái + khoang máy + 2 khoang hàng mũi;
125 m  L < 145 m : Tàu có 7 vách ngang, 5 khoang hàng,
Bố trí : 2 khoang hàng lái + buồng máy + 3 khoang hàng mũi;
145 m  L < 165 m : Tàu có 8 vách ngang, 6 khoang hàng,
Bố trí : 3 khoang hàng lái + buồng máy + 3 khoang hàng mũi.
Trường hợp buồng máy bố trí tại đuôi tàu, vách khoang lái đồng thời là vách sau của
buồng máy thì phải thêm một vách ngang ở khoảng không gian chở hàng trước buồng máy,
như vậy số vách ngang tối thiểu không thay đổi. Nếu bố trí két sâu lớn, chở dầu hoặc nước mà
chiều rộng kéo dài từ mạn này sang mạn kia và chiều cao từ đáy đôi tới boong mạn khô thì
vách của két được coi là một vách trong số lượng vách ngang tối thiểu theo luật, do đó số
lượng và chiều dài khoang hàng thay đổi. Cần chú ý: số lượng và chiều dài khoang không
nhất thiết phải bằng nhau. Thường chủ tàu yêu cầu các khoang hàng có dung tích bằng nhau
để tiện thao tác xếp dỡ hàng, nhưng cũng có trường hợp do tàu phải chở hàng có kích thước
lớn do đó chiều dài khoang hàng phải lớn. Trong trường hợp này chiều dài khoang hàng
không được vượt quá 30 m (theo luật).
Tất cả các vách ngang kín nước phải được kéo lên tới boong mạn khô. Vách ngang
khoang mũi phải được kéo lên tới boong mũi hoặc boong nâng mũi (nếu có). Ở các tàu có
kiểu kiến trúc boong che chở thì vách ngang kín nước thường được kéo lên tới boong che chở,
nhưng từ boong mạn khô đến boong che chở vách ngang không nhất thiết phải nằm trên cùng
một vị trí với vách ngăn phía dưới boong mạn khô. Vách ngang phải được đặt đúng vị trí sườn
thực.

1.2.5. Khoảng cách sườn thực


Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép quy định khoảng cách của sườn thực dựa
trên kích thước chủ yếu của tàu. Khoảng cách sườn thực thay đổi trên chiều dài tàu. Ở khoang
mũi hoặc khoang đuôi kiểu tuần dương cũng như ở đoạn từ vách chống va đến 0,2 L tính từ
đường vuông góc mũi, khoảng cách sườn ngang phải không lớn hơn 610 mm hoặc khoảng
cách chuẩn quy định theo công thức được quy định bởi QCVN 21: 2015 [6] lấy trị số nào nhỏ
hơn
s = 450 + 2L, mm,
trong đó : L - là chiều dài tính toán.

9
Đoạn từ 0,2 L tính rừ đường vuông góc mũi đến vách chống va đối với tàu hàng có L
≥ 90 m khoảng cách sườn không được lấy lớn hơn 700 mm.
Trên đây là các chỉ dẫn dùng để xác định khoảng cách sườn thực trong giai đoạn thiết kế
sơ bộ có để ý đến điều kiện công nghệ.
1.2.6. Phân khoang theo chiều dài có chú ý về tính chống chìm và ổn định tai nạn theo
SOLAS 74
1. Phân khoang cho các tàu khách
Theo yêu cầu về tính chống chìm và ổn định tai nạn đối với tàu chở khách hoạt động
trên tuyến quốc tế được nêu trong Phần B. Phân khoang và ổn định tai nạn của tàu khách thì
tàu phải được phân thành nhiều khoang sao cho có hiệu quả sau khi đã xét đến đặc tính sử
dụng của tàu [1]. Mức độ phân khoang phải thay đổi theo chiêu dài của tàu và đặc tính sử
dụng sao cho mức độ phân khoang cao nhất tương ứng với các tàu có chiều dài lớn nhất của
tàu, chủ yếu được dùng để chở khách.
2. Phân khoang cho các tàu hàng đƣợc đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 2 năm 1992
( Phần B-1. Phân khoang và ổn định tai nạn của tàu hàng)
Đối với các tàu hàng có chiều dài (Ls*) lớn hơn 100 m, trừ những tàu được công nhận
phù hợp vởi các yêu cầu về phân khoang và ổn định tai nạn trong các tài liệu khác do IMO
ban hành phải được phân khoang phù hợp với yêu cầu được nêu trong Phần B-1. Phân
khoang và ổn định tai nạn của tàu hàng. Các yêu cầu của phần này cũng áp dụng cho các tàu
hàng có chiều dài Ls từ 80 m đến 100 m được đóng và hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 1998.
* Chiều dài phân khoang của tàu là chiều dài lớn nhất đo theo chiều của phần tàu nằm
ngay tại hoặc dưới boong hoặc các boong giới hạn phạm vi ngập thẳng đứng với tàu tại
đường nước chở hàng phân khoang cao nhất [1].
1.3. Phân khoang theo chiều rộng bằng các vách dọc
Ở các tàu hàng khô, vách dọc thường là vách không kín nước được đặt ở mặt phẳng dọc
tâm và chia tàu ra thành hai phần theo chiều rộng. Vách dọc có nhiệm vụ chống boong thay
cho các cột chống và hạn chế sự di chuyển hàng hoá khi tàu lắc ngang nhất là trong trường
hợp tàu chở hàng rời. Vách dọc ở tàu hàng khô thường được bố trí như hình 1.1.

Hình 1.1. Hệ thống vách dọc trong khoang hàng tàu hàng khô
Ở các tàu hàng khô mà tỉ số giữa diện tích miệng khoang hàng và diện tích mặt boong
vùng khoang hàng được xác định tối ưu thì nên đặt vách dọc với kết cấu vững chắc nhằm đảm
bảo yêu cầu về sức bền chung cho thân tàu.
Trên tàu dầu, ở vùng khoang hàng ngoài các vách ngang kín dầu còn có các vách dọc và
mạn kép. Phụ thuộc vào kích thước chủ yếu và trọng tải của tàu, tàu dầu có thể có từ 1 - 3
vách dọc và mạn kép chạy dọc theo chiều dài của khoang hàng. Vách dọc ở tàu dầu có kết cấu
vững chắc đóng vai trò quan trọng đối với sức bền dọc của tàu và đặc biệt có ý nghĩa trong
việc giảm ảnh hưởng của mặt thoáng hàng lỏng đến ổn định của tàu.

10
Theo qui định của Công ước Quốc tế về chống ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu
gây ra (MARPOL 73/78) [2] những tàu chở xô dầu hoặc sản phẩm của dầu có trọng tải ≥
5000 tấn buộc phải thiết kế mạn kép với khoảng cách mạn kép và dung tích khoang không lớn
hơn 700 m3. Chiều rộng mạn kép w được xác định theo công thức (hình 1.2).

DW
w 0,5 ,m
20000

trong đó: DW – trọng tải của tàu tính bằng tấn.


w = 2,0 m, lấy giá trị nào nhỏ hơn. Giá trị nhỏ nhất của w = 1,0 m.

w w

h>w h<w
w
w

h h
h h

Hình 1.2. Xác định chiều cao đáy đôi và chiều rộng mạn kép trên tàu dầu
Tàu hàng rời cũng có các vách dọc. Các vách dọc này đóng vai trò quan trọng đối với
sức bền dọc và các tính năng khác của tàu. Trên hình 1.3 biểu diễn các phương án bố trí các
vách dọc của một số tàu hàng lỏng, hàng khô và hàng rời [7].

4 1 14
4
1 1 2 1 2
3 3 3

1 1 1 1
1 4 4

3 3 3

Hình 1.3. Một số phương án bố trí vách dọc khoang hàng:


1- Vách dọc; 2- Mạn trong; 3- Đáy trong; 4- Sàn hoặc boong trung gian.
1.4. Phân khoang theo chiều cao bởi đáy đôi và các tầng boong, sàn
1.4.1. Đáy đôi
Các tàu phải có đáy đôi kín nước liên tục từ vách chống va đến vách đuôi. Đáy đôi
phải liên tục ra tới mạn tàu sao cho bảo vệ được cung hông và không có phần nào nằm thấp
hơn đường thẳng kẻ song song với đường tôn giữa đáy và ở độ cao không nhỏ hơn h =B/20,
với B là chiều rộng tàu, m.

11
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp h không nhỏ hơn 760 mm và không cần phải lấy lớn
hơn 2 m.
Trước đây trên tàu dầu không bắt buộc phải bố trí đáy đôi ở vùng khoang hàng vì tính
chất của hàng nhưng hiện nay do yêu cầu của Công ước quốc tế về tránh ô nhiễm môi trường
(MARPOL 73/78) nên tàu dầu phải được thiết kế đáy đôi.
Theo yêu cầu về vỏ kép và đáy đôi đối với các tàu dầu đuợc bàn giao vào hoặc sau ngày
6 tháng 7 năm 1996 thì tại bẩt kỳ mặt cắt ngang nào, chiều cao của mỗi két hoặc không gian
đáy đôi phải bố trí sao cho khoảng cách h giữa đáy của két hàng và đường lý thuyết của tôn
đáy đo theo phương vuông góc với tôn đáy như chỉ ra ở hình 1.2 không nhỏ hơn như nêu dưới
đây [2]:
h = B/15 (m) hoặc h = 2,0 m, lấy giá trị nào nhỏ hơn. Giá trị nhỏ nhất của h = 1,0 m.
Mặt cắt ngang của đáy đôi ở tàu hàng có nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào loại tàu
và mục đích sử dụng của đáy đôi. Hình 1.4 biểu diễn mặt cắt ngang qua khoang hàng và
khoang máy của tàu chở hàng khô bách hóa. Hình 1.5 biểu diễn mặt cắt ngang đáy đôi của tàu
chở quặng.

** V IV III II I

** IX VIII VII VI V IV III II I *

Hình 1.4. Một số dạng đáy đôi

12
Hình 1.5. Mặt cắt ngang qua khoang hàng của tàu chở quặng

A-A

Hình 1.6. Đáy đôi nâng cao ở phần mũi tàu


Ở các tàu hàng lớn, buồng máy đặt tại đuôi vì vậy độ chúi đuôi lớn khi tàu chạy không
tải nên phải tăng khối lượng nước dằn ở phần mũi bằng những cách sau:
- Kéo dài hầm mũi;
- Làm két lớn tại mũi tàu;
- Tăng chiều cao của đáy đôi.
Cách thứ 3 hiện nay rất ít sử dụng. Việc nâng cao đáy đôi cũng được áp dụng tại buồng
máy do cần phải có những két lớn để chứa dầu, mỡ, nước hoặc do yêu cầu kết cấu bệ máy
chính cho phù hợp với chiều cao tâm trục. Đoạn chuyển tiếp từ chiều cao bình thường đến
đoạn nâng cao đáy đôi tại buồng máy phải làm như hình 1.7

Hình 1.7. Đoạn chuyển tiếp độ cao của đáy đôi

Trên tàu dầu đáy đôi hơi nghiêng từ hai bên mạn đến mặt phẳng tâm tàu tiện lợi cho
việc bơm dầu.

13
Đáy đôi được chia ra làm nhiều két với mục đích sử dụng khác nhau như két chứa nhiên
liệu, két chứa nước ngọt, két chứa nước dằn. Mỗi loại nhiên liệu dự trữ nên bố trí ở hai két ở
vị trí khác nhau, trong trường hợp một két ở đáy đôi bị thủng thì nhiên liệu dự trữ vẫn còn két
thứ hai. Nhiên liệu dự trữ và nước ngọt nếu có thể nên bố trí gần buồng máy để tiết kiệm
chiều dài đường ống dẫn và phải cách ly chúng. Két dằn nên được cách ly với các két nước
ngọt ít nhất là một khoảng sườn thực. Ở các tàu chở hàng bách hoá và tàu nhỏ các loại, dung
tích các két không nên vượt quá 200 m3.
a) Dung tích đáy đôi
Đối với những tàu thường phải chạy ở trạng thái dằn như tàu dầu, tàu hàng rời các loại
phải xác định khối lượng nước dằn cần thiết hay dung tích các két nước dằn. Các két nước
dằn thường đặt ở khoang mũi, két sâu ở phía mũi, két ở đáy đôi. Khối lượng nước dằn cần
được xác định xuất phát từ việc xác định chiều chìm trung bình và chiều chìm tối thiểu ở mũi
và đuôi tàu khi chạy có dằn.
Dung tích két chứa nhiên liệu có thể xác định từ suất tiêu hao nhiên liệu, công suất máy,
vận tốc và tầm xa bơi lội. Theo công ước quốc tế thì không được sử dụng các két để chứa
nhiên liệu để chứa nước dằn.
b) Dung tích hầm đường trục
Diện tích mặt cắt ngang của hầm bảo vệ đường trục chân vịt đối với tàu có buồng máy
đặt giữa tàu được biểu diễn trên hình 1.8.
Dung tích của hầm bảo vệ đường trục chân vịt xác định bằng cách nhân diện tích mặt
cắt ngang với chiều dài đường trục. Chiều dài đường trục trong giai đoạn thiết kế sơ bộ được
xác định từ bản vẽ sơ đồ bố trí chung toàn tàu.

8
F htr, m2

2
70 80 90 100 110 120 130 140 150
L, m

Hình 1.8. Mặt cắt ngang hầm bảo vệ đường trục chân vịt
1.4.2. Bố trí két chứa dầu hàng cặn trên tàu chở dầu thô và chở sản phẩm dầu
Đối với các tàu dầu được bàn giao vào hoặc trước ngày 31 tháng 12 năm 1979, két hàng
bất kỳ có thể qui định là két lắng [2].
Phải trang bị đủ các phương tiện để vệ sinh các két hàng và chuyển cặn nước dằn bẩn và
nước rửa két từ các két hàng vào két lắng.
Hệ thống két lắng hoặc các két lắng kết hợp phải có đủ dung tích cần thiết để chứa nước
bẩn sinh ra khi rửa két, cặn dầu và cặn của nước dằn bẩn. Tổng thể tích của két lắng hoặc các
két lắng phải không nhỏ hơn 3% thể tích chở dầu của tàu, trừ khi Chính quyền hàng hải có thể
chấp nhận:

14
.1. 2% đối với các tàu dầu mà hệ thống rửa két sao cho có thể nhận nước rửa vào két
lắng hoặc các két lắng một lần, lượng nước này đủ để rửa két và, nếu có thể, còn đủ để cung
cấp cho các bơm mà không lấy thêm nước bổ sung vào hệ thống;
2. 2% nếu các két dằn cách ly hoặc két dằn sạch được trang bị phù hợp với qui định 18
của Phụ lục này, hoặc nếu hệ thống rửa két bằng dầu thô được lắp đặt phù hợp với qui định 33
của Phụ lục này. Thể tích của các két lắng có thể giảm thêm tới 1,5% đối với các tàu dầu đó
mà hệ thống rửa két sao cho có thể nhận nước rửa vào két lắng hoặc các két lắng một lần,
lượng nước này đủ để rửa két và, nếu có thể, còn đủ dể cung cấp cho các bơm mà không cần
lấy thêm nuớc bổ sung vào hê thống; và
.3. 1% đối với các tàu chở hàng hỗn hợp nếu dầu chỉ được chở trong các két có vách
phẳng. Thể tích này có thể được giảm thêm tới 0,8% nếu hệ thống rửa két sao cho có thể nhận
nước rửa vào két lắng hoặc các két lắng một lần, lượng nước này đủ để rửa két và, nếu có thể,
còn đủ để cung cấp cho các bơm mà không lấy thêm nước bổ sung vào hệ thống.
1.4.3. Giới hạn kích thước và bố trí các két hàng trên tàu dầu
Các két hàng của tàu dầu phải có kích thước và được bố trí sao cho lượng dầu tràn giả
thiết OS hoặc OC được tính phù hợp với các điều khoản của MARPOL 73/78 [2], dù hư hỏng
ở bất kỳ vị trí nào theo chiều dài tàu, không được vượt quá 30.000 m3 hoặc 400 DW 1/3, lấy
giá trị nào lớn hơn, nhưng lớn nhất bằng 40.000 m3. Lượng dầu tràn giả thiết OS hoặc OC
được tính toán cụ thể theo các chỉ dẫn của Phụ lục I của công ước nêu trên. Nhằm hạn chế đến
mức tối đa lượng dầu tràn ra biển khi tàu bị đâm va dẫn tới thủng khoang người thiết kế cần
thực hiện quy định dưới đây về xác định chiều dài khoang chứa dầu hàng, cụ thể: Chiều dài
của mỗi két dầu hàng không được vượt quá 10 m hoặc một trong các giá trị sau đây, lấy giá trị
nào lớn hơn:
1. Nếu không bố trí vách dọc trong các két dầu hàng
 bi 
 0,5  0,1 L nhưng không được vượt quá 0,2 L.
 B 

2. Nếu có bố trí vách dọc trung tâm trong két dầu hàng:

 b 
 0,25 i  0,15  L
 B 
3. Nếu bố trí hai vách dọc trở lên trong két dầu hàng:
3.1. đối với két cánh: 0,2 L
3.2. đối với các két trung tâm:
3.2.1. nếu bi/B  1/5 : 0,2 L
3.2.2. nếu bi/B < 1/5:
3.2.2.1. nếu không bố trí vách dọc trung tâm
bi
(0,5  0,1) L
B
3.2.2.2. nếu có bố trí vách dọc trung tâm:
bi
(0, 25  0,15) L
B
trong đó: bi là khoảng cách nhỏ nhất tính từ mạn tàu đến vách dọc bên ngoài của két nêu trên
được đo bên trong tàu vuông góc với đường tâm tàu ở mức tương ứng với mạn khô ấn định
mùa hè.

15
1.4.4. Boong, sàn
Trên tàu chở hàng bách hoá cỡ lớn nên bố trí nhiều tầng boong nhằm giảm lực nén của
các lớp hàng phía trên xuồng lớp hàng phía dưới. Khoảng cách cần thiết giữa các boong nên
chọn từ 2,45 m đến 3,65 m. Khoảng cách từ đáy đôi đến boong thấp nhất: từ 4 m đến 6 m.
Thường chủ tàu yêu cầu khoảng cách từ cạnh trên của miệng quầy hầm hàng của boong dưới
đến cạnh dưới của miệng hầm hàng ở boong trên và khoảng cách từ mặt trên của đáy đôi đến
cạnh dưới của miệng hầm hàng boong dưới. Những yêu cầu trên rất quan trọng khi ở các
boong có các thiết bị bốc xếp hàng làm việc hoặc loại hàng chuyên chở có kích thước lớn. Ở
những trường hợp đó kết cấu boong phải khoẻ hơn bình thường, ở những boong dưới không
nên thiết kế độ cong dọc và ngang boong. Tầng boong ở dưới boong mạn khô do yêu cầu về
sức bền dọc của tàu nên chạy dọc gần hết chiều dài tàu, nếu cần thiết có thể được nâng cao ở
mũi, lái hoặc ở buồng máy.
Trên các tàu hàng cỡ từ trên 5000 DWT buồng máy thường được bố trí thêm các sàn
không kín nước. Mục đích của việc bố trí như vậy là nhằm giảm mật độ bố trí trang thiết bị
động lực ở sàn dưới cùng của buồng máy nơi đặt máy chính và cá hệ thống đi kèm bắt buộc.
Tùy thuộc chiều cao mạn mà người thiết kế có thể lựa chọn phương án bố trí từ một đến 3
sàn. Trong trường hợp này sàn gần nhất với đáy đôi được dùng để bố trí các tổ hợp máy phát
điện (có cả Diesel lai), các kho chứa phụ tùng máy điện, xưởng sửa chữa, ngoài ra cũng có thể
bố trí một số két chứa nhiên liệu như DO hoặc FO, LO, .v.v… Vùng khoang mũi và khoang
lái cũng có thể bố trí thêm một số sàn không kín nước vừa dùng để bố trí một số máy móc
thiết bị, kho vừa tăng độ bền cục bộ cho kết cấu vùng mút, đặc biệt là vùng trước vách chống
va.
Ở tàu hàng rời thì không cần thiết phải phân khoang bằng các boong vì như vậy việc
bốc xếp hàng sẽ gặp khó khăn.
1.4.5. Miệng hầm hàng của tàu chở hàng khô
Hệ thống và kích thước miệng hầm hàng được xác định theo nguyên tắc sao cho hiệu
quả việc bốc xếp hàng là cao nhất. Để đạt được điều đó phải thiết kế kích thước miệng hầm
hàng lớn nhất, mặt khác diện tích miệng hầm hàng bị giới hạn do phải đảm bảo sức bền tàu.
Tăng chiều dài miệng hầm hàng phải tăng kích thước các kết cấu dọc của miệng hầm. Tăng
chiều rộng của miệng hầm hàng phải tăng chiều dày tấm tôn boong giữa mạn và miệng quầy,
tăng chiều dày tấm tôn boong giữa các miệng hầm hàng. Tăng kích thước miệng hầm hàng sẽ
có ảnh hưởng xấu đến sức bền xoắn của tàu. Dù có những hạn chế đó người ta vẫn tăng kích
thước của miệng hầm hàng nhằm giảm bớt thời gian bốc xếp hàng và rút ngắn thời gian tàu
đợi trong cảng. Kích thước của miệng hầm hàng phải chọn sao cho hàng ở khoảng không gian
ngoài miệng hầm hàng không đòi hỏi phải hút (đối với hàng hạt, v.v...), phải moi (đối với
hàng hoá) khi dỡ hàng.
Quy định hiện nay về khoảng cách dịch chuyển hàng ngoài miệng hầm hàng ở khoang
hàng và các tầng boong từ 1,5 m đến 2 m. Ví dụ chiều rộng của tàu B = (16 – 18) m thì chiều
rộng của miệng hầm hàng là từ (12 – 14) m (nếu tàu có một miệng hầm hàng). Với chiều rộng
này của miệng hầm hàng thì ngoài những ảnh hưởng xấu về sức bền của tàu, còn có vấn đề
nữa là: việc đảm bảo sức bền của nắp đậy miệng hầm hàng, dẫn đến kích thước của nắp đậy
quá lớn, khó chế tạo và không thuận tiện trong khai thác. Do vậy hiện nay người ta áp dụng
trên tàu hàng hệ thống hai hoặc ba miệng hầm hàng song song (xem hình 1.9). Tuy vậy
phương án này cũng chỉ được áp dụng hạn chế và thường chỉ dùng cho tàu chở hàng rời. Kích
thước và kết cấu quầy miệng phải được thiết kế và thi công phù hợp với các yêu cầu được nêu
trong Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển [5] và QCVN 21:2015 – Phần 11.
Nắp miệng hầm hàng thuộc vùng I và vùng II theo [5] và ở các boong trung gian được
tính toán theo tải trọng giả định tiêu chuẩn. Việc đóng mở các nắp miệng hầm hàng được thực

16
hiện bởi nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu truyền động cơ-điện; điện-thủy
lực.
Ở tàu hàng thùng, kích thước của miệng hầm hàng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng,
miệng hầm hàng phải phù hợp với kích thước chủ yếu của thùng hàng (container) và phải cho
phép bốc xếp hàng theo phương thẳng đứng. Tàu container luôn có kết cấu mạn kép nên kích
thước theo chiều rộng của miệng hầm loại tàu này cũng là chiều rộng của khoang hàng thùng,
có nghĩa là quầy dọc miệng khoang là phần kết cấu tiếp theo của mạn kép lên phía trên boong
chính. Tàu container hiện đại có hai phương thức đóng mở nắp miệng hầm hàng – miệng hở
và miệng đóng. Loại miệng hở sẽ không cần có nắp đậy miệng hầm, còn loại miệng đóng thì
cần có nắp đậy kín nước, chịu tải trọng giả định và tải do khối hàng thùng chất trên chúng.
Ở các tàu chở dầu và sản phẩm dầu kể cả hóa chất lỏng nguy hiểm số lượng, kích thước
miệng khoang luôn đạt con số tối thiểu. Kết cấu và nắp đậy miệng khoang cần đảm bảo độ
bền và độ kín hơi, khí, được mở kiểu cơ bằng tay nhờ kết cấu đặc biệt theo yêu cầu của quy
phạm.

Hình 1.9. Mặt cắt ngang qua khoang hàng

Nội dung tự nghiên cứu


1- Chương II-1 của SOLAS 74 về Phân khoang và ổn định tai nạn tàu hàng và tàu khách
hoạt động trên tuyến hàng hải quốc tế.
2- Phụ lục I của MARPOL 73/78 về chống ô nhiễm do dầu.

Câu hỏi ôn tập chương I


1. Những yêu cầu cơ bản về bố trí chung toàn tàu
2. Cơ sở lựa chọn số vách ngang tối thiểu.
3. Nêu các cơ sở để xác định chiều dài buồng máy.
4. Mục đích của việc phân khoang theo chiều rộng tàu.
5. Công dụng của đáy đôi. Cơ sở xác định chiều cao đáy đôi.

17
Chƣơng 2: THƢỢNG TẦNG VÀ LẦU
2.1. Thƣợng tầng
Thượng tầng là phần kiến trúc trên boong mạn khô hoặc boong che chở kéo từ mạn này
sang mạn kia. Khoảng không gian dưới boong che chở và boong nâng cũng được gọi là
thượng tầng. Vách của thượng tầng là một phần trong kết cấu tàu, do vậy kết cấu phải đủ
vững chắc.
Theo chiều dài tàu tính từ mũi, ta có thể phân biệt: thượng tầng mũi, thượng tầng giữa,
thượng tầng lái. Thượng tầng của tàu khách được sử dụng để bố trí buồng dành cho hành
khách, buồng thuyền viên và các buồng khác. Ở tàu hàng, thượng tầng chủ yếu được sử dụng
để bôs trí các loại buồng phòng phục phục vụ sinh hoạt của thuyến viên, thuỷ thủ hoặc các
loại kho chứa, xưởng cơ-điện nhưng cũng có thể được sử dụng để xếp hàng hoá và có thể coi
như là một khoang hàng.
Thượng tầng với các cửa ngoài (cửa ra vào, cửa sổ, v.v...) được đóng bằng các nắp đậy
kín nước thì có thể tính vào lượng chiếm nước dự trữ, điều đó có ảnh hưởng quan trọng đến
tính lắc và tính chống chìm của tàu. Thượng tầng làm tăng tính năng đi biển của tàu, tăng độ
an toàn cho tàu khi vận hành trên sóng. Thượng tầng che được các miệng hầm hàng sau nó,
bao quanh buồng máy, các cửa trong tàu và bảo vệ chúng trước sóng lớn. Thượng tầng với
các cửa kín nước có tác dụng giảm mạn khô tối thiểu của tàu. Khi xác định kích thước của
thượng tầng không những phải chú ý để có được số đo dung tích có lợi nhất mà quan trọng
hơn là phải xét đến tính kinh tế của việc sử dụng thượng tầng để chở hàng. Kích thước của
thượng tầng phải xác định sao cho khi tàu chở đầy hàng đến chiều chìm thiết kế thì phải sử
dụng hết dung tích của khoang hàng và thượng tầng. Như vậy thượng tầng của tàu chở hàng
nặng sẽ có kích thước và hình dáng khác với thượng tầng của tàu chở hàng nhẹ, có thể tích
lớn. Khi thiết kế tàu, sau bước sơ bộ tính toán trọng lượng tàu phải kiểm tra và điều chỉnh
kích thước chủ yếu để có được dung tích cần thiết của tàu với lượng chiếm nước và chiều
chìm xác định. Xác định dung tích của tàu trong thiết kế sẽ gặp những khó khăn sau [7]:
- Đối với tàu chở hàng nặng (hệ số chở hàng nhỏ) mạn khô rất nhỏ so với mạn khô tối
thiểu theo quy phạm. Do đó một phần dung tích khoang hàng sẽ không được sử dụng, giá trị
dung tích đó sẽ phụ thuộc vào trị số mạn khô tối thiểu theo luật.
- Đối với tàu chở hàng cồng kềnh (thể tích lớn, nhẹ) mạn khô thường lớn hơn mạn khô
tối thiểu theo luật. Mặc dù đã sử dụng hết dung tích khoang hàng nhưng chưa đạt được trọng
tải cho trước. Trong trường hợp đó người thiết kế phải tăng chiều cao tàu và thiết kế thượng
tầng tàu theo cả chiều dài tàu.
Dung tích thượng tầng không tính vào số đo Netto của tàu. Ngoài các trường hợp trên,
các tàu hàng thông thường sử dụng được hết trọng tải và dung tích khoang hàng.
Thượng tầng còn có một số tác dụng nữa, ví dụ: do độ nghiêng dọc quá lớn người ta áp
dụng boong nâng ở phía lái hoặc kéo dài thượng tầng lái để khắc phục, hay đối với tàu chạy
nhanh và có mạn khô nhỏ để tránh nước tràn vào boong khi sóng lớn thì người ta kéo dài
thượng tầng mũi.
Do thượng tầng có ưu điểm như vậy nên ngày nay người ta áp dụng thượng tầng rất
rộng rãi và dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ theo yêu cầu khai thác. Dưới đây là sự phân loại
tàu theo kiểu kết cấu và vị trí thượng tầng, hay nói cách khác là dựa theo hệ thống thượng
tầng trên boong mạn khô và vị trí buồng máy.
Kiểu tàu lâu đời nhất và đơn giản nhất là kiểu tàu một boong không có thượng tầng.
Trước kia kiểu tàu này rất phổ biến, ngày nay thường thấy ở thuyền buồm, tàu vận tải nhỏ ven
bờ và tàu đánh cá nhỏ (hình 2.1a).

18
Kiểu tàu thứ hai là kiểu tàu một boong có thượng tầng mũi, nhằm cải thiện tính đi biển
của tàu, tránh sóng tràn lên boong, tăng lượng chiếm nước dự trữ ở phần mũi, tăng tính ổn
định của tàu. Kiểu tàu này trước kia thường gặp ở tàu buồm cỡ lớn, ngày nay thường gặp ở
tàu đánh cá cỡ nhỏ và tàu hàng nhỏ (hình 2.1b).
Kiểu tàu tiếp theo là kiểu tàu có thượng tầng lái, trong đó có bố trí các buồng ở của
thuyền viên và máy. Kiểu tàu này trước kia thường gặp ở tàu buồm cỡ lớn, ngày nay thường
thấy ở tàu ven biển (hình 2.1c).
Những tàu hơi nước đầu tiên có buồng máy ở giữa tàu, vì vậy phải có thượng tầng giữa
bao quanh buồng máy và trên đó có bố trí lầu ở và lầu lái. Tàu được bố trí thêm thượng tầng
mũi và thượng tầng lái gọi là tàu ba đảo. Kiểu tàu này trước kia rất phổ biến, thường thấy ở
tàu bách hoá cỡ trung đến cỡ lớn nhất (hình 2.1d).
Để tăng dung tích của thượng tầng, người ta nối liền thượng tầng lái và thượng tầng
giữa, thượng tầng mũi để riêng (hình 2.1e). Kiểu tàu trên, khu vực giữa thượng tầng mũi và
thượng tầng giữa thường bị đọng nước, để khắc phục tình trạng trên người ta kéo dài liên tục
thượng tầng theo cả chiều dài tàu. Kiểu kiến trúc như vậy được gọi là tàu có kiến trúc boong
che chở. Boong trên cùng gọi là boong che chở. Kiểu tàu này được áp dụng trong những
trường hợp khi yêu cầu về dung tích lớn như tàu khách, tàu hàng hàng bách hoá, tàu cá cần
nhiều diện tích boong để làm việc (hình 2.1f).
Khi xuất hiện máy hơi nước thì đồng thời xuất hiện kiểu kiến trúc boong nâng. Do
buồng máy bố trí ở giữa tàu nên phải thiết kế hầm đường trục qua khoang hàng lái, gây nên sự
tổn thất dung tích đáng kể nhất là đối với tàu nhỏ, gây khó khăn trong việc cân bằng dọc tàu.
Để lấy lại dung tích khoang bị mất đi phải nâng boong phía lái từ (0,6 – 1,4) m (hình 2.1g).
Tàu với boong nâng có nhiều kiểu kiến trúc, ví dụ : kiểu tàu có boong nâng mũi và lái riêng
biệt (hình 2.1h); tàu có thượng tầng mũi kéo dài đến đoạn nhẩy bậc của boong (hình 2.1i )
hoặc boong nâng đuôi được kéo dài đến thượng tầng giữa (hình 2.1j).
Ngoài ra còn một số kiểu kiến trúc khác như:
- Tàu có thượng tầng mũi thụt (hình 2.1k);
- Tàu có thượng tầng mũi, lái thụt (hình 2.1l);
- Tàu có thượng tầng mũi thụt, thượng tầng lái và thượng tầng giữa được nối liền bằng
boong che chở (hình 2.1n);
- Tàu có thượng tầng mũi thụt và boong nâng đuôi ( hình 2.1m) ;
- Tàu có thượng tầng dạng hình tháp (hình 2.1p);
- Tàu thượng tầng dạng hình hộp, kéo dài suốt chiều dài vùng khoang hàng làm tăng
một cách đáng kể dung tích khoang hàng và được áp dụng trên tàu hàng thùng (hình 2.1r ).
Theo vị trí buồng máy:
- Tàu có buồng máy tại giữa tàu, thượng tầng giữa dùng để bố trí các buồng, thượng
tầng mũi lái riêng (hình 2.1s);
- Tàu có buồng máy tại đuôi (hình 3.1t);
- Tàu có buồng máy tại đuôi và có thượng tầng giữa. Loại tàu này trước kia được áp
dụng trên tàu chở hàng (hình 2.1u);
- Tàu có buồng máy bố trí tại vị trí trung gian gần đuôi (hình 2.1w);
- Tàu có buồng máy bố trí tại mũi, thường được áp dụng trên các tàu nghiên cứu biển,
tàu đánh cá đặc biệt cần có diện tích mặt boong rộng rãi (hình 2.1x).
2.2. Lầu
Kích thước lầu được xác định từ yêu cầu về diện tích của các loại buồng như buồng ở,
buồng công tác, buồng sinh hoạt công cộng, v.v ..., diện tích ống khói, các ống thông khí, ống
lấy ánh sáng tới các khoang dưới boong. Khi xác định kích thước của lầu phải tính toán thật
cẩn thận nhằm có được số đo dung tích BRUTTO nhỏ nhất. Cần biết rằng chiều cao của
buồng là (2,3 - 2,5) m thì cứ tăng 1m2 diện tích sàn, số đo BRUTTO tăng một tấn đăng ký. Ở

19
tàu hàng, chiều dài lầu phụ thuộc vào chiều dài khoang máy và lầu thường được bố trí trên
buồng máy, đôi khi lầu còn được bố trí trên khoang đuôi để bố trí buồng ở cho một phần
thuyền viên và che khoang máy lái. Trên tàu bố trí buồng máy tại đuôi thì lầu tập trung trên
buồng máy, trên tàu cỡ lớn có thể bố trí lầu lái riêng ở phần mũi để có thể quan sát dễ dàng.
Chiều dài lầu ở tàu hàng phải giới hạn tới mức tối thiểu để có diện tích mặt boong lớn nhất ở
vùng khoang hàng, do vậy người ta làm lầu nhiều tầng. Số tầng lầu phải xác định sao cho từ
lầu lái có thể quan sát dễ dàng trong khoảng không gian gần nhất trước mũi tàu. Chiều cao lầu
được xác định như sau (hình 2.2) [7].

a
l

b
m

c n

d p

r
e

s
f

t
g

u
h

w
I

J
x

Hình 2.1. Các mẫu kiến trúc điển hình

Không được nâng cao lầu quá so với yêu cầu quan sát trước mũi tàu vì sẽ nâng cao
chiều cao trọng tâm tàu zg , sức cản gió tăng, số đo BRUTTO tăng.
Hiện nay người ta chú ý nhiều đến kiểu kiến trúc lầu không những ở tàu khách mà còn ở
tàu hàng. Các nhà thiết kế cố gắng tạo hình dáng lầu theo hình thoát khí động học. Làm như
vậy để tạo cho tàu có hình dáng đẹp hơn là để giảm sức cản không khí, không những vì sự hài
hoà trong kiến trúc cả con tàu mà hình dáng ống khói phải đảm bảo thoát khói và tàn lửa dễ
dàng và không được rơi xuống boong (điều này rất quan trọng đối với tàu khách). Hình dáng
của ống khói được nghiên cứu và xác định bằng thực nghiệm.
Khi thiết kế kiến trúc lầu cần chú ý các yêu cầu quan trọng sau đây:
a) Tầm nhìn lầu lái

20
Theo Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và Công ước quốc tế về đảm bảo an
toàn sinh mệnh con người trên biển (SOLAS 74) [1] tầm nhìn trên biển thẳng về phía mũi tàu
một góc đến 10 o cho cả hai phía bất kể chiều chìm, độ chúi và hàng xếp trên boong từ vị trí
điều khiển chính không bị che khuất trong phạm vi quá 2 lần chiều dài thân tàu hoặc 500 m
lấy giá trị nào nhỏ hơn. Khoảng khuất được xác định như sau:
a  0.6 đối với tàu khách;
a  1.25 đối với tàu hàng.

Hình 2.2. Tầm nhìn của cầu lái

b) Góc khuất
Góc khuất được tạo nên bởi hàng hoá, thiết bị làm hàng và các vật cản khác bên ngoài
buồng lái theo hướng nhìn trên biển cũng như nhìn từ vị trí chỉ huy không được vượt quá 10 0
về mỗi phía. Tổng các góc khuất không được vượt quá 20o. Các góc thoáng giữa hai góc
khuất không được nhỏ hơn 5o.
c) Phạm vi quan sát theo chiều ngang
- Phạm vi quan sát theo chiều ngang từ vị trí điều khiển chính phải được mở rộng qua
một cung không nhỏ hơn 225o, cung này không được nhỏ hơn 22,5o về hai phía mạn tàu tính
từ bên phải hướng tiến và lùi (hình 2.3).
- Từ mỗi cánh gà của buồng lái phạm vi quan sát sang ngang phải được mở rộng qua
một cung ít nhất không nhỏ hơn 225o ở cung đối diện qua hướng tiến phải và sau đó từ hướng
tiến phải sang lùi phải qua góc 180o ở cùng một phía của tàu (hình 2.4).

Hình 2.3. Tầm quan sát theo phương ngang Hình 2.4. Tầm quan sát chéo
- Tính từ vị trí lái chính phạm vi quan sát sang ngang phải được mở rộng qua một cung
tính từ đường thẳng dọc tàu đến ít nhất 60o ở mỗi bên mạn tàu (hình 2.5).
d) Hệ thống cửa sổ trước buồng lái
- Chiều cao mép dưới của các cửa sổ trước lầu lái trên boong lầu lái phải được bố trí ở
mức thấp nhất có thể được. Trong mọi trường hợp, mép dưới cửa sổ không che khuất tầm
nhìn phía trước.

21
- Mép trên của các cửa sổ phía trước lầu lái cho phép người có chiều cao đến tầm mắt
từ 1,80 m trở lên có thể nhìn ngang về phía trước ngay cả khi tàu bị lắc mạnh trong điều kiện
biển động.

Hình 2.5. Tầm quan sát hướng chính phía trước


e) Cửa sổ
- Khung giữa các cửa sổ phải được bố trí ở mức nhỏ nhất và không được đặt ngay phía
trước vị trí làm việc.
- Để tránh sự phản chiếu bởi ánh sáng, các cửa sổ phía trước lấu lái nên bố trí nghiêng
một góc 10o xuống phía dưới so với mặt phẳng thẳng đứng nhưng không vượt quá 25 o (hình
2.6)
- Không cho phép lắp cửa sổ phân cực và sơn màu.
- Trong mọi điều kiện thời tiết, ít nhất phải có hai cửa sổ trước lầu lái đảm bảo tầm nhìn
rõ.

Hính 2.6. Bố trí cửa số buồng lái


2.3. Buồng
2.3.1. Phân loại buồng
Bố trí và phân chia các buồng với mục đích sử dụng khác nhau dựa trên cơ sở của việc
phân khoang cơ bản của thân tàu và thượng tầng. Các buồng với mục đích sử dụng khác nhau

22
phải được bố trí và phân chia một cách thuận tiện nhất và hợp lý nhất trong khai thác. Việc bố
trí hệ thống buồng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Được đặt ở vị trí thích hợp nhất trên tàu;
- Đủ lớn về mặt diện tích và thể tích;
- Được nối liền với các buồng cùng chức năng một cách hợp lý;
- Lối đi lại đến các buồng phải thuận tiện, dễ dàng và an toàn.
Tàu có thể được phân ra thành các khoang và các khu vực buồng theo chức năng riêng
như sau:
- Buồng ở của thuyền viên và hành khách;
- Buồng sinh hoạt công cộng;
- Buồng phục vụ;
- Buồng làm việc và các loại buồng khác;
- Khoang hàng;
- Các két, các hầm;
- Buồng máy.
Bố trí và phân chia các buồng phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm
bảo yêu cầu khai thác của tàu và yêu cầu sinh hoạt của thuyền viên và hành khách như: quy
định về kích thước, trang thiết bị buồng, hệ thống thông khí, ánh sáng, điều hoà nhiệt độ, cách
âm, cách nhiệt ...

2.3.2. Buồng ở của thuyền viên và hành khách

Bố trí buồng ở của thuyền viên và hành khách phải phù hợp với các yêu cầu được nêu
trong Phần 13 của QCVN 21:2015 [6].
Các yêu cầu về kết cấu tàu đều xuất phát từ sức bền, tính an toàn và tính hàng hải của
con tàu. Do vậy không được vì vẻ đẹp bề ngoài hoặc bên trong của tàu hay vì thuận tiện trong
việc bố trí mà thay đổi hệ thống kết cấu của tàu. Khi thiết kế, các vấn đề sức bền tàu và an
toàn phải được đặt lên hàng đầu và phải thoả mãn các yêu cầu của quy phạm và của công ước
quốc tế.
Khi thiết kế bố trí chung toàn tàu, việc bố trí đi lại, cầu thang là rất quan trọng. Đối với
thuyền viên, nếu có thể phải bố trí lối đi thẳng trực tiếp từ:
1- Buồng ở đến nơi làm việc;
2- Buồng ở và nơi làm việc đến buồng ăn và những nơi sinh hoạt công cộng khác;
3- Một trong những nơi kể trên đến boong đặt xuồng cứu sinh và boong chính.
Lối đi 1 và 2 phải đảm bảo cho thuyền viên đi lại trong mọi thời tiết, không xâm phạm
đến lối đi lại của sĩ quan và hành khách. Hiện nay chưa có luật nào quy định cụ thể, rõ ràng về
việc bố trí lối đi lại và cầu thang trên tàu trừ lối đi cấp cứu khi tàu gặp nạn. Nhưng từ thực tế
khai thác và kinh nghiệm có thể rút ra những điều chú ý sau:
- Từ buồng ở của sĩ quan và thuyền viên lối đi đến nơi làm việc phải thẳng và ngắn;
- Đối với thuyền viên của tàu khách dưới boong chính phải có hành lang chính thẳng
chạy dài, nếu có thể hết chiều dài tàu;
- Phòng ăn có từ 3- 4 bữa ăn trong một ngày phải nằm ở trung tâm lối đi;
- Cầu thang lên xuống của hành khách phải nằm cách nhau một khoảng sao cho tránh
được sự nhầm lẫn và trong cùng một thời gian lượng hành khách sử dụng cầu thang bằng
nhau;
- Lối đi dành cho công nhân cảng không được nằm trong phạm vi dành cho hành khách;
- Lối đi dành cho phục vụ viên có thể là lối đi của hành khách.
Kích thước buồng trên tàu thủy phải được xác định thích hợp để tạo cho con người điều
kiện sống, điều kiện làm việc, điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất. Như vậy, ngoài việc bảo đảm sức
khoẻ và an toàn lao động ta còn phải chú ý đến điều kiện sinh hoạt như: ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh

23
và giải trí. Khi thiết kế buồng ở và buổng sinh hoạt công cộng phải dựa trên nhu cầu tự nhiên
của con người. Do vậy khi thiết kế theo giả thiết trên phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Những phần trên cơ thể con người tỷ lệ với nhau như thế nào ?
- Khi người chuyển động, nghỉ (nghĩa là khi đi, đứng, làm việc, ngồi, nằm) chiếm diện
tích là bao nhiêu;
- Kích thước của buồng mà có thể coi đấy là buồng ở;
- Kích thước của đồ vật mà người sử dụng;
- Những yếu tố như: màu sắc, ánh sáng phải như thế nào?
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi trên người ta đã soạn ra những yêu cầu tối thiểu liên
quan đến kích thước của buồng, cách xếp đặt đồ vật và trang trí thiết bị trong buồng, lối đi
giữa các đồ.
Tỷ lệ giữa các phần của cơ thể được biểu diễn trên hình 2.7. Yêu cầu về không gian đối
với chuyển động bình thường của con người trên tàu được thể hiện trên hình 2.8.
575

441
76

750
0
1750

1625

1500

2250

1375
1125
1500

500
750
927

450
500

Hình 2.7. Tỷ lệ giữa các phần của cơ thể

70 95 145 85
40 60

75 35 75 60 75 75 30 60 55 30 40 60
110 210 220 150

50 155 70 90 170 200


195

24
1000

550 1250 1150 1000


> 350 - 400 1550 1300 1900

1300

100
34

13
20

72

200
95
120

160
75
100

92

60
245 235 13

50 86 175
50 35 60 50

75 100 50
45 15 80 75

 Hình 2.8. Yêu cầu diện tích của con người khi nghỉ, làm việc và chuyển động

Như trên cho thấy rằng kích thước của buồng phụ thuộc trực tiếp vào kích thước con
người và sự chuyển động tự nhiên, thoải mái, ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng
đến sức khoẻ và cảm giác của con người như: thành phần không khí, nhiệt độ, độ ẩm môi
trường, tiếng ồn của các loại máy và sự rung động của vỏ tàu. Những yêu cầu đối với các yếu
tố trên được quy định trong quy phạm của Đăng kiểm các nước.
2.3.2.2. Buồng thuyền viên
a) Yêu cầu về vị trí buồng ngủ
Đối với các tàu không phải tàu khách phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước và ở
phần giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự
kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được,các buồng ngủ có
thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách
chống va.
Đối với tàu khách và các tàu có công dụng đặc biệt, có thể cho phép bố trí các buồng
ngủ dưới đường nước, với điều kiện tàu có các bố trí thoả mãn yêu cầu thông gió và chiếu
sáng, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm
việc.
b) Yêu cầu bố trí buồng ngủ
Với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên. Với

25
tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, Đăng Kiểm có thể cho
phép miễn giảm yêu cầu này với điều kiện phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến
mức có thể được cho mọi thuyền viên.
Phải bố trí các buồng ngủ riêng biệt cho nam và nữ, các buồng ngủ của thuyền viên phải
được bố trí tách rời khu vực trực ca, không cho phép thuyền viên làm việc ban ngày chung
một buồng với thuyền viên trực ca.
Các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi
và gọn gàng (ví dụ bàn, ghế, gương, đèn, móc treo quần áo). Các không gian chiếm chỗ của
giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc
có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di
chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
Trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt. Giường
phải được làm bằng vật liệu đảm bảo cứng vững, không bị ăn mòn, không có kết cấu tạo thành
nơi có thể ẩn chứa ký sinh. Nếu các giường được làm bằng các khung dạng ống, các đầu ống
phải được bịt kín không có lỗ để làm nơi cư trú của các loại ký sinh trùng.
Kích thước trong tối thiểu của một giường nằm phải là 1980 mm x 800 mm.
Diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không được nhỏ hơn:
- 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3000;
- 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3000 đến dưới 10000;
- 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10000 trở lên.
Tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung
tích dưới 3000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, diện tích sàn buồng ngủ có một
giường đơn có thể giảm xuống còn 4,0 mét vuông.
Với tàu không phải tàu khách và tàu công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3000,
có thể bố trí tối đa hai thuyền viên trong mỗi buồng ngủ, diện tích sàn của các buồng ngủ đó
không được nhỏ hơn 7 mét vuông.
Đối với các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, diện tích sàn của các buồng ngủ cho
thuyền viên không phải là sĩ quan không được nhỏ hơn:
- 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
- 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
- 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
Buồng ngủ trên các tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người, diện
tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông cho mỗi người.
Trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ
quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì
diện tích sàn cho mỗi người không được nhỏ hơn:
- 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3000;
- 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3000 đến dưới 10000;
- 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10000 trở lên;
Trên các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu,
nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn
cho mỗi sĩ quan cấp thấp không được nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao
không nhỏ hơn 8,5 mét vuông (các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan vận hành, sĩ quan cấp cao là sĩ
quan quản lý).
Thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng
khách, phòng làm việc ban ngày liền kề hoặc không gian bổ sung tương đương. Các tàu có
tổng dung tích nhỏ hơn 3000 có thể không cần áp dụng yêu cầu này.

26
Đối với mỗi thuyền viên, trang bị đồ dùng phải bao gồm tủ quần áo với thể tích rộng rãi
(tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít. Nếu ngăn kéo
liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít. Tủ phải có một giá sách và phải có
khoá để đảm bảo tính riêng tư.
Mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc
kiểu gấp bản lề, và có chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
c) Cách bố trí
Cách bố trí hệ thống và hình dáng buồng ở phụ thuộc vào diện tích dành cho buồng ở
của lầu và thượng tầng, boong và vị trí thượng tầng trên tàu. Hệ thống buồng ở có thể được bố
trí ở giữa tàu, ở đuôi tàu và ở vị trí trung gian dịch về phía đuôi. Cách bố trí buồng ở tại giữa
tàu và ở vị trí trung gian dịch về phía đuôi không có gì khác nhau. Cách bố trí ở phía đuôi có
khác hơn vì khoảng không gian ở đuôi tàu hẹp hơn. Trong tất cả các trường hợp buồng có thể
bố trí theo hệ thống dọc và hệ thống ngang như hình 2.9.

a c
bk
K
b
Sz
K
bk

Hình 2.9. Hệ thống buồng ở thuyền viên giành cho 1 người:


a - Hệ thống dọc với lối vào các buồng từ hành lang
b - Hệ thống dọc với lối vào các buồng từ phía trong buồng
c - Hệ thống ngang.
Hình 2.10a giới thiệu hệ thống buồng ở tại thượng tầng đuôi của tàu hàng cỡ trung
bình, còn hình 2.10b của tàu hàng cỡ nhỏ. Từ các hình vẽ cho thấy hình dáng phần đuôi của
tàu ảnh hưởng như thế nào đến hình dáng và hệ thống buồng ở.
Khi xác định kích thước chủ yếu của buồng phải chú ý đến hai yếu tố:
- Chiều dài của buồng phụ thuộc vào cách xếp đặt giường ngang hay dọc;
- Chiều rộng của buồng phụ thuộc vào chiều rộng của tàu, chiều rộng thượng tầng,
chiều rộng ống khói, chiều rộng hành lang.
Chiều rộng của buồng có thể xác định như sau:
b SZ
bk =  - K,
2 2
trong đó các đại lượng trong công thức được ký hiệu như hình 2.9.
Trong trường hợp chiều rộng của tàu lớn (ở tàu đầu cỡ lớn) có thể sử dụng diện tích
phía trong thượng tầng sát ống khói để bố trí các buồng không cần ánh sáng tự nhiên như
buồng vệ sinh, kho, v.v ... Thiết kế kích thước và hình dáng buồng ở đồng thời phải bố trí
luôn các đồ vật và trang thiết bị trong phòng. Vật lớn nhất trong buồng là giường và nó cũng
là vật khó xếp đặt nhất nên khi thiết kế phải bắt đầu từ giường. Giường có thể đặt dọc theo

27
mặt phẳng tâm tàu hoặc đặt ngang vuông góc với mặt phẳng tâm tàu. Cách đặt giường dọc có
lợi hơn, người nằm không bị ảnh hưởng nhiều khi tàu lắc ngang. Với cách đặt dọc người nằm
quay về hướng có độ cong dọc lớn. Với cách đặt ngang thì đầu người nằm quay về phía tâm
tàu (hình 2.11). Không được đặt giường ở vách ngoài của buồng (vách mạn). Không đặt quá
hai giường trên một buồng.

Hình 2.10a. Hệ thống buồng ở của thuyền viên bố trí tại thượng tầng.

Hình 2.10b. Hệ thống buồng đôi tại thượng tầng đuôi trên tàu hàng cỡ nhỏ

28
Hình 2.12 giới thiệu ảnh hưởng của cách đặt giường ngang, dọc đến chiều dài của
buồng ở và phương pháp tiết kiệm diện tích khi đặt giường trong hệ thống buồng ở có diện
tích nhỏ.
Hình 2.13 giới thiệu các ví dụ về kích thước và cách xếp đặt đồ đạc trong phòng một
người dành cho thủy thủ và các sĩ quan trẻ. Kích thước trong ngoặc là kích thước lớn nhất của
giường có thể áp dụng đối với chiều rộng buồng cho trước.
Buồng một người trong hệ thống buồng đặt ngang vuông góc với mặt phẳng dọc tâm
tàu. Trọng lượng trang thiết bị buồng 310 kg.

a d a
" " " " " " " "
c
d "
d "
"
c "
"
a
" " " " " " " b
"a

Hình 2.11. Hệ thống buồng ở trên tàu có chiều rộng lớn:


a - Buồng ở ; b - Buồng làm việc; c, d - Buồng vệ sinh, kho.

2100 2100 1900 1900 2300 2300


2700 2700

Hình 2.12. Ảnh hưởng của cách đặt giường đến chiều dài của buồng ở.
3800 - 4000(800)
3700(800)
3000 - 3200(800)

3400(800)

Buồng hai người trong hệ thống buồng đặt ngang vuông góc với mặt phẳng tâm tàu.
Khối lượng trang thiết bị buồng 325 kg.

29
3000 - 3200(800)

3400(800)
Buồng một người trong hệ thống buồng đặt ngang vuông góc với mặt phẳng dọc tâm tàu.
Khối lượng trang thiết bị buồng 310 kg.

3800 - 4000(800)
3700(800)

Buồng hai người trong hệ thống buồng đặt ngang vuông góc với mặt phẳng tâm tàu.
Khối lượng trang thiết bị 325 kg.

3700(800)-3600(920)
3600 - 4000(920)

3800-4000(920)
1400

3600 +1000(920)

3600(680)
3700(800)

3600(680)-3700(800)

3600 - 4000(920)
3200(680)-3400(920)

4000(920)
5300(800)

Hình 2.13. Một số ví dụ về kích thước và cách xếp đặt đồ đạc trong phòng ở thuyền viên

Hình 2.14. Ví dụ cách bố trí đồ đạc trong buồng dành cho sĩ quan với mức độ
tiện nghi khác nhau.

30
a)
c)
b) 2500 650

700
700
750 100

1600
Hình 2.15 a, b,c. Ví dụ cách bố trí đồ đạc trong buồng dành cho
thuyền trưởng và máy trưởng.
Hình 2.14 là ví dụ về cách bố trí, xếp đặt trang thiết bị trong buồng dành cho sĩ quan
với mức độ tiện nghi khác nhau. Cách bố trí này cũng có thể áp dụng đối với buồng hai người
dành cho hành khách trên tàu khách.
Hình 2.15 giới thiệu cách bố trí buồng ở dành cho thuyền trưởng và máy trưởng. Trên
các tàu lớn buồng thuyền trưởng phải được trang bị ở mức độ tiện nghi cao nhất, ngoài ra
buồng phải thỏa mãn yêu cầu làm việc và tiếp khách của thuyền trưởng. Những ví dụ trên là
những cách giải thường gặp ở tàu hàng, điều đó không có nghĩa là không có cách giải khác.
Đối với những trường hợp đặc biệt, nên tìm những cách giải hợp lý nhất. Đồ đạc và cách xếp đặt
chúng hợp lý sẽ tạo cho con người điều kiện làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất. Khi bố trí các vật phải
chú ý khoảng cách giữa chúng để việc đi lại và sinh hoạt thuận tiện.
Ví dụ khoảng cách giữa vách ca bin và thành giường hoặc giữa các giường với nhau
phải như sau:
Cho phép Min
a - Trong buồng sĩ quan 1,0 m 0,7 m
b - Trong buồng thuyền viên 1 hoặc 2 người 0,9 m 0,7 m
c - Trong buồng nhiều người 1,1 m 1,0 m
Khoảng cách giữa giường và đồ vật khác Cho phép Min
a - Trong buồng 1 hoặc 2 người 0,7 m 0,6 m
b - Trong buồng nhiều người 0,8 m 0,7 m
Trong trường hợp giường đôi, khoảng cách giữa sàn và cạnh dưới của giường không
được nhỏ hơn 350 mm. Khoảng cách giữa tầng trên của giường và trần buồng không được
nhỏ hơn 750 mm, vách cabin có thể đặt tùy ý không cần xét đến các vị trí sườn, cửa sổ nên đặt
giữa hai sườn thực.
Bàn nên quay ngang vuông góc với mặt phẳng tâm tàu, các bồn rửa cùng đặt ngang
nhưng chú ý để vị trí bồn rửa để không kéo dài đường ống hoặc làm chúng chạy cong. Lò
sưởi, máy điều hòa nhiệt độ bố trí dưới cửa sổ. Ghế đệm dài có thể đặt dọc hoặc ngang nhưng
phải ngược lại so với vị trí giường (nghĩa là vuông góc với giương). Tủ đựng quần áo phải đặt
sao cho không che mất ánh sáng của phòng nghĩa là phải đặt ở góc hoặc ở chỗ tường gấp khúc
của phòng.
Trang thiết bị buồng
Theo Luật quốc tế, mỗi buồng phải được trang bị những đồ đạc chủ yếu sau:
- Giường;
- Ghế đệm dài;
- Tủ đựng quần áo;

31
- Tủ đựng đồ trải giường;
- Bàn ghề phù hợp với số người;
- Giá sách;
- Ngăn kế (ở tủ, bàn, giường);
- Giá hoặc tủ con đựng đồ vệ sinh.
Trong phòng sĩ quan còn phải có:
- Bàn làm việc;
- Buồng vệ sinh.
Ngoài ra buồng ở còn phải được trang bị: thùng đựng rác, gương, mắc áo, thảm trải,
quạt gió, rèm che cửa, v.v… Tất cả những đồ vật trên đều phải được dự trù khi thiết kế buồng
ở.
Dưới đây là bảng số lượng và kích thước trang thiết bị buồng ở của sĩ quan và thuyền
viên.
Số lượng Kích thước
TT Tên trang thiết bị A B C Chiều Chiều Ghi chú
Chiều cao
(Cái) (Cái) (Cái) rộng dài
1 Giường một 1 1 - 680 Chiều dài;
2 Giường đôi - - 1 800 1900 450 chiều cao phù
920 hợp với hệ
3 Bàn làm việc 1 tủ 1 - 600 1100 730 thống buồng
1250
Bàn 1 600 1100 730
Ghế đệm dài 1 1 1 650 1900 420 Chiều cao của
- min 410 ghề bằng
Ghế bành 1 - - 400 430 chiều dài của
min chân đến
Ghế thường - 1 2 360 360 420 đầu gối
Tủ quần áo 1 buồng 1 1 2 600 400 đến trần
Tủ quần áo 2 buồng 1 1 - 600 800 -
Chậu rửa 1 1 1 420 560 -
Cửa thông gió 1 1 1 - - -

Ghi chú:
A - Phòng một người dành cho sĩ quan
B - Phòng một người dành cho thuyền viên.
C - Phòng hai người dành cho thuyền viên.

2.3.2.3. Buồng hành khách


Buồng hành khách được bố trí trên tàu khách, tàu hàng- khách, v.v ... Tàu hàng - khách
thường là tàu có tốc độ cao chạy chuyên tuyến. Buồng khách được chia theo loại khách dựa
vào những yếu tố:
- Kích thước của buồng;
- Mức độ tiện nghi;
- Vị trí buồng trên tàu.
Kích thước của buồng gồm kích thước của buồng ngủ và kích thước của các buồng
khác phục vụ cho sinh hoạt của hành khách. Mức độ tiện nghi là số lượng và chất lượng trang
thiết bị phòng đảm bảo cho hành khách sinh hoạt thoải mái. Trang thiết bị đó gồm: hệ thống
điều hòa nhiệt độ, hệ thống vệ sinh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống radio, TV, v.v… Vị trí
buồng trên tàu được đánh giá và xếp loại như trong trường hợp tàu hàng. Các buồng loại đặc

32
biệt, loại I bố trí trên boong cao nhất, gần mũi. Buồng loại II, III, IV, ở các boong thấp hơn
hoặc cùng một boong ở phía đuôi.
Trên tàu khách mà hành khách được bố trí theo từng loại thì nhất thiết phải bố trí từng
loại khách theo từng khu vực riêng và có lối đi lại riêng, có buồng công cộng riêng như: nhà
ăn, câu lạc bộ, boong dạo chơi. Những buồng có thể chung là: rạp chiếu phim, rạp hát, bể bơi,
v.v…
Theo tiêu chuẩn trên, tàu được phân chia thành các buồng sau:
- Buồng loại đặc biệt;
- Buồng loại I, II, III, IV.
Trền tàu khách du lịch và tham quan thường chỉ có hai loại buồng: buồng loại I, II. Có
một ít trường hợp tàu được bố trí một vài buồng đặc biệt. Buồng loại I, II thường thiết kế
buồng hai người, nhưng vẫn phải có một số buồng một người vì hành khách ngày nay ngoài
nhu cầu về trang thiết bị hiện đại còn có nhu cầu nghỉ ngơi yên tĩnh, buồng 1 người đáp ứng
được nhu cầu này. Buồng loại III, IV thường được thiết kế buồng hai người và buồng nhiều
người. Buồng nhiều người thường được bố trí ở tàu du lịch dành cho thanh niên. Trên tàu
hàng thường bố trí buồng một, hai người.
Thiết kế buồng ở của hành khách phải xét đến tất cả những vấn đề như khi thiết kế buồng ở
của thuyền viên ở tàu hàng ngoài ra phải chú ý những điểm sau (rút ra từ thực tế khai thác):
- Giường đệm xếp và các loại đồ đạc xếp phải có kết cấu đơn giản để hành khách với trình
độ kỹ thuật thấp nhất cũng có thể sử dụng được dễ dàng và nhanh chóng;
- Trong buồng phải dành chỗ hoặc giá để đựng và cất hành lý;
- Hành khách có thể tự mình điều chỉnh được nhiệt độ và thông gió trong buồng.
Kích thước của các buồng như sau:
Buồng đặc biệt thường có ở tàu khách viễn dương trên tuyến quốc tế, bao gồm : salon, buồng
ngủ, buồng tắm + buồng vệ sinh, buồng để đồ đạc hành lý, buồng ăn, sân chơi ngoài boong trần
(hình 2.16).
Buồng loại I được đặt giường thường, giường đệm, buồng được phân thành khu tiếp
khách và khu ngủ. Diện tích tối thiểu của buồng một người: (5 – 7) m2; thêm 2 m2 buồng tắm
hoặc 4 m2 buồng vệ sinh. Diện tích tối thiểu của buồng 2 người là từ (10 – 15) m2 và thêm
diện tích buồng vệ sinh. Mỗi hành khách phải có giường, tủ, tủ đựng đồ trải giường, ghế bành,
bàn, giá đựng đồ. Mỗi buồng có buồng tắm riêng gồm bồn tắm hoặc vòi hoa sen, chậu rửa và
WC ( hình 2.17).
650
650

35 35
0 0
2250
2250
2700
2700

1150 750
750
1150

900
750750

750
900 750 800
650

2500 2800
800
650

800 650

2500
800

2800
650

650

1150
650

2050 1800 650 100


650 650 650
0
65
750

1150

2050 1800 650 100


2500 650 2700
0
65
750

650

Hình 2.16. Bố trí buồng khách đặc biệt Hình 2.17. Bố trí buồng khách loại I
2500 650 2700

33
Buồng loại II thường là buồng 2 người, đôi khi có buồng 4 người, đặt giường một
hoặc đôi. Diện tích như diện tích buồng loại I. Trang thiết bị buồng đơn giản nhưng cùng số
lượng ấy. Buồng loại I, II khác nhau chủ yếu ở chỗ vị trí buồng trên tàu (hình 2.18).

650

400 800 400 850


1600
1800 1250

750
600
1150

3650
650
800

850
580 1400 520
Hình 2.18. Buồng loại II

Buồng loại III, IV thường là buồng (2 – 8) người được trang bị rất đơn giản, không có
chậu rửa riêng. Diện tích tối thiểu dành cho 2 người là 8 m2 ; dành cho (3 – 4) người là (10 –
14) m2. Buồng nhiều người hơn 4 người thì cứ thêm một người diện tích tăng thêm (2,5 – 3)
m2 (hình 2.19).
Cách bố trí hệ thống buồng ở, buồng vệ sinh của hành khách trên tàu khách được giới
thiệu trên hình 2.20.

650 150
550
550
550
650

650

1000 1150
1400

250 700
1000

Hình 2.19. Buồng loại III và IV

S S
S S
S S S S

S S

ST S

S S S

S S S

Hình 2.20. Hệ thống buồng ở, buồng vệ sinh trên tàu khách

34
2 1 2 3 MC
4

2 2 2 1

Hình 2.21. Hệ thống các buồng dành cho 12 khách trên tàu hàng:
1 - Buồng 1 người ; 2 - Buông 2 người; 3 - Kho; 4 - Bar; 5 - Buồng ăn
dành cho hành khách và sỹ quan; 6 - Phòng hút thuốc; 7 - Sân dạo.

2.3.3. Buồng công cộng


Trên các tàu viễn dương ngoài các buồng ở của hành khách và thuyền viên còn phải
thiết kế các buồng giải trí, sinh hoạt công cộng nhằm nâng cao điều kiện sống trên tàu. Buồng
công cộng chia làm 2 loại:
+ Loại thứ nhất do luật quy định;
+ Loại thứ hai do yều cầu khai thác của tàu.
Đối với thuyền viên, buồng sinh hoạt công cộng gồm có: buồng ăn và buồng giải trí.
Theo Công ước quốc tế buồng ăn bắt buộc phải có trên tất cả các tàu. Tàu có dung tích dưới
1000 BRT phải có buồng ăn riêng dành cho thuyền trưởng và sĩ quan, buồng ăn riêng dành
cho thủy thủ. Tàu có dung tích trên 1000 BRT phải có buồng ăn riêng dành cho thủy thủ máy.
Tàu có dung tích trên 5000 BRT phải có trên 5 phục vụ viên và phải có buồng ăn riêng dành
cho phục vụ viên. Buồng giải trí: Luật quy định trên tất cả các tàu phải bố trí một hay nhiều
buồng giải trí cho thủy thủ và sĩ quan. Kích thước của buồng phụ thuộc vào kích thước chủ
yếu của tàu. Trên tàu nhỏ có thể làm buồng ăn và buồng giải trí chung. Trên tàu lớn nếu có
thể nên bố trí các buồng phục vụ cho sở thích cá nhân như: buồng lắp ráp điện tử, buồng làm
phim ảnh, buồng mộc, v.v…
Buồng công cộng trên tàu khách rất khác nhau về kích thước và số lượng và phụ thuộc
vào kích thước chủ yếu và mức độ tiện nghi của tàu. Trên tàu khách cũng như tàu hàng có
buồng ăn và buồng nghỉ ngơi giải trí. Buồng giải trí trên tàu khách gồm: sa lon, phòng cà phê,
bar, phòng hút thuốc, phòng đọc sách, phòng chiếu phim, sa lon dành cho phụ nữ, phòng chơi
cho trẻ em, phòng thể thao, bể bơi và sân chơi ngoài boong dành cho các cuộc chơi thể thao
như bóng chuyền, tenis, v.v … tất nhiên không phải trên tàu khách nào cũng có tất cả các
phòng trên. Số lượng các phòng đó phụ thuộc vào kích thước chủ yếu của tàu. Trên tàu hành
khách buồng công cộng dành cho khách thường chỉ có sa lon, phòng hút thưốc, sân chơi thể
thao ngoài boong.
Kích thước chủ yếu của các buồng công cộng được xác định dựa vào số liệu thống kê
các tàu đã đóng hoặc tàu mẫu. Hai yếu tố quyết định đến kích thước chủ yếu của buồng là:

35
- Diện tích tối thiểu trên một người;
- Hệ số "điền đầy" (xác định số người trên 1 m2 sàn).
2.3.3.1. Buồng ăn
Phòng ăn phải được bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể
thực hiện được. Các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3000 có thể được miễn áp dụng yêu cầu
này. Ngoài ra phòng ăn phải được bố trí sao cho:
- Các khu vực phục vụ ăn uống phải được bố trí trên boong khoẻ hoặc boong được kiểm
soát hư hỏng;
- Nơi ăn hoặc phòng ăn phải được bảo vệ tránh thời tiết, tránh nơi khó chịu (như khu vực
chứa rác thải) và tránh nơi nặng mùi (như buồng máy, hầm hàng, nhà vệ sinh, buồng chữa
cháy, v.v…).
Các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và phải được trang bị đầy đủ, bao
gồm cả các phương tiện đển ấu, hâm lại, có lưu ý đến số lượng thuyền viên có khả năng sử
dụng chúng trong cùng một thời điểm. Phải có trang bị phù hợp cho phòn găn riêng hoặc
phòng ăn chung. Để đáp ứng quy định này, các yêu cầu sau phải được thỏa mãn đến mức có
thể thực hiện được:
- Phòng ăn có đủ bàn ghế cho số người có khả năng sử dụng chúng cùng một lúc;
- Mặt bàn và ghế ngồi có khả năng làm sạch dễ dàng;
- Kích thước bàn cho mỗi người ngồi ăn rộng ít nhất là 600 mm và sâu ít nhất là 380
mm;
- Bàn ăn có chiều cao trong khoảng từ 750 mm đến 760 mm với khoảng cách khe hở
giữa mặt trên của ghế với mặt dưới của cơ cấu bàn ít nhất là 180 mm;
- Chiều rộng của lối đi phục vụ, tính từ nơi phục vụ ít nhất là 900 mm;
- Khoảng cách giữa các bàn có các chỗ ngồi quay lưng vào nhau ít nhất là 1.200 mm;
- Khoảng cách giữa phía người ngồi của bàn và vật cản gần nhất ít nhất là 750 mm;
- Chiều sâu mặt bàn có các người ngồi ăn đối diện nhau ít nhất là 750 mm;
- Có đủ tủ đựng các dụng cụ phục vụ ăn uống.
Nhìn chung buồng ăn dành cho thuyền viên ở tàu hàng nhỏ được trang bị rất đơn giản,
thường có bàn, ghế hoặc ghế băng và tủ đựng thức ăn đặt cạnh cửa ra vào hoặc dưới cửa sổ
phát thức ăn. Nếu buồng ăn và buồng giải trí thiết kế chung thì cần đặt thêm các ghế đệm.
Trên tàu lớn buồng ăn của thuyền viên được trang bị tốt hơn, đầy đủ hơn. Hình 2.22 giới thiệu
cách bố trí của buồng ăn dành cho thuyền viên. Hình 2.23 giới thiệu cách bố trí khác trong
buồng ăn và các khoảng cách cần thiết giữa các đồ vật.
Trong buồng ăn của thuyền viên nên thiết kế đủ chỗ dành cho 2/3 số thuyền viên. Trong
buồng ăn của sĩ quan bố trí cho mỗi sĩ quan một chỗ ngồi. Trên tàu khách thiết kế buồng ăn
cho riêng từng loại khách và đủ chỗ cho tất cả các hành khách. Trong buồng ăn của hành
khách có thể thiết kế chỗ ăn dành cho sĩ quan. Trong trường hợp số hành khách đông có thể tổ
chức bữa ăn thành hai lần, như vậy sẽ giảm được nhiều chỗ trong buồng ăn. Trong buồng ăn
của hành khách trang bị bàn 2 người, bốn người, sáu người. Nếu số người đông hơn sáu người
thì bố trí bàn tròn hoặc bàn hình elip. Với số người từ (10 – 12) người thì đặt thêm bàn riêng
để thức ăn, với số người từ (30 – 40) người thì phải đặt tủ đựng. Hình 2.20 giới thiệu buồng
ăn dành cho khách loại II trên tàu khách, trong đó có bố trí kiốt bán tạp vật và bar.
Khi bố trí và xếp đặt đồ đạc, bàn ghế trong buồng ăn phải chú ý khoảng cách giữa các
dãy bàn ghế và đồ đạc, giữa các đồ đạc và vách lầu phải đủ để hành khách có thể ra vào dễ
dàng, có thể đẩy ghế khi đứng lên ngồi xuống. Phải thiết kế đường đi ngắn và đủ rộng dành
cho phục vụ viên. Kích thước tối thiểu phải đạt được như hình 2.24. Hình 2.24a giới thiệu
cách xếp đặt bàn bốn người hình tròn và hình vuông. Diện tích dành cho một chỗ ngồi là 1,25
m2, cộng cả diện tích dành cho phục vụ viên là 1,5 m2. Giữa các dãy bàn khoảng cách cần
thiết là 2,1 m, giữa hai dẫy bàn khoảng cách phải rộng hơn để phục vụ viên đi lại dễ dàng,

36
trong trường hợp này khoảng cách đó phải bằng 2,75 m. Hình 2.24b cho biết khoảng cách
giữa các dãy bàn, kích thước của các bàn dành cho số người khác nhau.

Hình 2.23. Buồng ăn dành cho


thuyền viên trên tàu nhỏ
Hình 2.22. Buồng ăn dành cho
thuyền viên

Hình 2.24. Buồng ăn dành cho khách loại II

Khi bố trí bàn ghế nên tránh cách đặt để hành khách phải quay mặt trực tiếp vào tường,
nhằm đảm bảo cho hành khách ăn uống thoải mái không bị ảnh hưởng do tàu lắc. Nếu thiết kế
buồng ăn dành cho trẻ em nên bố trí cạnh buồng người lớn. Những buồng giải trí công cộng
thường rất khó thiết kế vì yêu cầu phải đẹp, đồ đạc bố trí hợp lý, mầu sắc tranh ảnh phải tạo
cho con người cảm giác dễ chịu, mặt khác không gian trên tàu lại rất hẹp, do vậy không thể có
những quy định cứng nhắc trong thiết kế mà chỉ có những chỉ dẫn kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn khai thác tàu.

37
1100
2100

2100
2385
2100

90
85

5
0
2000 2750 2000

Hình 2.24a. Khoảng cách các đồ vật trong buồng ăn


850 500
1200

800
750
2200
3000

1450

2500

1930
1600

850
435

1700 600
2050

800
1250
2400

900
2700

900

1400

700 1500 700


1435

800
1350
3600

850 1350 1600

Hình 2.24b Khoảng cách và kích thước các đồ vật trong buồng ăn

2.3.3.2. Sa lon
Đây là buồng hành khách thường hay lui tới nhất. Kích thước buồng có thể chọn theo
điều kiện và yêu cầu. Nếu số hành khách của một loại nhất định không lớn lắm thì nên thiết
kế đủ chỗ cho tất cả hành khách để trong trường hợp có cuộc vui chơi nào đó không phải đặt
thêm ghế. Cách giải quyết này chỉ có thể đối với khách loại I. Đối với các loại khách khác nên
bố trí thêm bar, phòng hút thuốc, v.v… để giảm số người trong sa lon. Trong salon nên đặt
ghế đệm, ghế bành bàn nhỏ, nếu ghế đệm dài đặt dọc theo vách phải mở cửa sổ, phải thiết kế
chỗ để khiêu vũ. Diện tích sàn khiêu vũ phải đủ cho 3/4 số chỗ ngồi, diện tích cho một đôi là
0,8 m2, chỗ khiêu vũ nên thiết kế theo hình tròn. Chỗ dành cho ban nhạc phải hơi cao một
chút.

38
2.3.3.3 . Buồng hút thuốc
Buồng hút thuốc được đặt cạnh bar, được trang bị ghế đệm và các bàn nhỏ để hành khách có
thể nói chuyện với nhau dễ dàng hoặc có thể đánh bài hay chơi cờ. Trên tàu dầu và tàu chở hóa chất
bắt buộc phải có loại buồng này.
2.3.3.4. Buồng đọc sách
Buồng đọc thường là buồng nhỏ, loại buồng này phải bố trí xa các buồng giải trí công
cộng khác và các lối đi lại để đảm bảo yên lặng cho hành khách Buồng đọc và kho đề sách
nên bố trí chung. Buồng đọc sách được trang bị các ghế, bàn nhỏ bố trí theo từng nhóm dành
cho nhiều người hoặc một người (hình 2.25).

3 5
6
4

1 7

8
2
9

4
6
3 5

Hình 2.25. Buồng đọc sách dành cho hành khách:


1- Cửa; 2- Giá để sách; 3- Bàn làm việc; 4- Rèm ngăn; 5- Bàn nhỏ;
6- Lò sưởi; 7- Rèm che cửa; 8- Bàn tròn; 9- Ghế; 10- cửa ra vào.
2.3.3.5. Buồng chiếu phim và rạp hát
Nếu số khách vượt quá 250 người phải thiết kế buồng chiếu phim và rạp hát. Trong
buồng phải thiết kế sân khấu và các dãy ghế cố định, số ghế đủ dành cho (16-35)% tổng số
hành khách. Cạnh buồng chiếu phải thiết kế kho đựng phim, tường của rạp phải bằng thép và
lót bằng vật liệu chống cháy. Buồng phải được đặt ở trung tâm, thường được đặt ở giữa tàu để
tất cả thuyền viên và hành khách có thể đến dễ dàng trong mọi thời tiết. Hình 2.26 Giới thiệu
buồng chiếu phim đặt trên boong hở trên tàu khách.
2.3.3.6. Buồng chơi cho trẻ em
Buồng chơi cho trẻ em phải thiết kế trên tàu khách cỡ lớn. Vị trí của buồng phải đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em và phải đảm bảo lối đến dễ dàng cho cha mẹ. Diện tích dành
cho một trẻ em từ (0,1 - 0,3) m2 tùy theo loại khách. Buồng được trang bị bàn ghế nhỏ, đồ
chơi và tủ giá đựng đồ chơi.
2.3.3.7. Bể bơi
Bể bơi trên tàu khách có thể làm kín trong vỏ tàu hoặc làm hở trên boong (hình 2.27).
Bể bơi kín thường thấy trên tàu lớn được đặt rất thấp trong vỏ tàu, xung quanh bể bơi phải
thiết kế phòng tắm, phòng xoa bóp, phòng thể dục. Bể bơi hở trên boong được hành khách ưa

39
thích hơn vì có thể vừa bơi vừa tắm nắng. Trên tàu khách cỡ lớn nên thiết kế mỗi loại khách
một bể bơi riêng nếu có điều kiện. Bể bơi cũng có thể thiết kế trên các tàu dầu, tàu hàng rời cỡ
lớn chạy ở vùng nhiệt đới. Thường bể bơi được thiết kế dạng bể hở, cố định.

Hình 2.26. Buồng chiếu phim + rạp hát trên boong hở

2.3.3.8. Buồng vệ sinh


Tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió dẫn ra khí trời, độc lập với các phần
khác của khu vực sinh hoạt thuyền viên.
Phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam và nữ. Thuyền viên phải có thể tiếp
cận dễ dàng các phương tiện vệ sinh trên tàu thoả mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và
vệ sinh, và các tiêu chuẩn hợp lý về tiện nghi. Để đáp ứng quy định này, đối với khu vệ sinh
dành cho từ 2 người trở lên, các yêu cầu sau phải được thỏa mãn đến mức có thể thực hiện
được:
- Nhà vệ sinh được bố trí dễ dàng đến từ mọi nơi nhưng ngăn cách với các buồng ngủ và
các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa các buồng ngủ và
các nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác. Không cần áp dụng yêu cầu này nếu nhà
vệ sinh được bố trí trong khoang giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn.
Nếu có nhiều hơn một nhà vệ sinh trong khoang, chúng phải có tấm chắn để đảm bảo riêng tư;
- Diện tích tự do trong các khu vực vệ sinh cho mỗi người ít nhất là 0,75 mét vuông;
- Tất cả nhà vệ sinh có nước xả ở mọi thời điểm và có nơi rửa tay;
- Nước nóng cung cấp để tắm không nên dùng để cấp cho các khu vực có yêu cầu nhiệt
độ cao hơn nước để tắm, chẳng hạn như các khu vực chế biến thực phẩm, nếu không, phải có
thiết bị chống nhiệt độ quá cao;
- Có khoảng cách xung quanh và phía sau các thiết bị vệ sinh để dễ dàng điều chỉnh, bảo
dưỡng, hoặc sửa chữa chúng, để tiếp cận được các chỗ nối ống và các ống quan trọng để phục
vụ việc làm vệ sinh;
- Chậu rửa và bồn tắm có kích thước phù hợp và được chế tạo bằng vật liệu có bề mặt
mịn, khó bị nứt, bong và ăn mòn.
- Sàn nhà vệ sinh có:
+ Phủ lớp chống trượt;

40
+ Dễ dàng vệ sinh;
+ Không thấm hoặc hấp thụ hơi ẩm;
+ Được thoát nước đúng cách.
- Các vách trong không gian vệ sinh được:
+ Làm bằng thép hoặc vật liệu được phê duyệt khác;
+ Kín nước đến 230 mm trên sàn boong;
+ Làm sạch một cách dễ dàng và không thấm hoặc hấp thụ hơi ẩm;
+ Có khoảng cách xung quanh và phía sau thiết bị để tạo điều kiện vệ sinh sạch.
- Nếu có bố trí các ngăn buồng vệ sinh thì:
+ Các ngăn buồng vệ sinh có cửa tự đóng và có khoá từ bên trong;
+ Chiều rộng của ngăn buồng vệ sinh ít nhất là 800 mm;
+ Khoảng cách phía trước của bồn cầu vệ sinh và cửa của ngăn buồng ít  900 mm.
Phải có các phương tiện vệ sinh có khả năng tiếp cận dễ dàng từ buồng lái và buồng
máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy. Phương tiện vệ sinh này phải bao gồm bồn
cầu và chậu rửa có nước ngọt nóng, lạnh. Các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3000 có thể
không cần áp dụng quy định này.
Phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một
bồn tắm hoặc vòi tắm hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn khi không
được trang bị các phương tiện vệ sinh dành riêng cho cá nhân.
Trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước ngọt nóng
lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
Với các tàu khách thường hành trình không quá bốn giờ, Đăng kiểm có thể xem xét chấp
nhận việc bố trí riêng hoặc giảm số lượng trang bị yêu cầu.
Vòi nước sạch, nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
Nước nóng cung cấp để tắm không nên dùng để cấp cho các khu vực có yêu cầu nhiệt độ
cao hơn nước để tắm, chẳng hạn như các khu vực chế biến thực phẩm, nếu không phải có thiết
bị chống nhiệt độ quá cao.
Tất cả các bồn cầu phải được trang bị phương tiện xả hữu hiệu bằng nước hoặc phương
tiện xả khác, ví dụ xả bằng khí. Các phương tiện xả phải sẵn sàng sử dụng ở mọi thời điểm và
phải được điều khiển độc lập.
Cách bố trí:
Loại buồng này nên bố trí trên cùng một boong, cùng khoang kín nước với buồng ở.
Chậu rửa, vòi hoa sen, bồn tắm không được bố trí cùng một phòng với hố xí, chỉ được bố trí
chung trong trường hợp buồng tắm và buồng vệ sinh được bố trí với nhà ở thành một khu
dành cho một người sử dụng. Đối với thuyền viên cũng như hành khách, trong buồng vệ sinh
chung thì cứ 6 người/1chậu rửa, một vòi hoa sen, một bồn tắm, vòi hoa sen không tính đến số
người đã có trong phòng và số sử dụng trong các buồng bệnh viện. Kích thước của buồng vệ
sinh phải xác định sao cho những người sử dụng không bị ảnh hưởng nhau. Kích thước tối
thiểu của buồng tắm với một vòi hoa sen: 0,8 m2 (900 x 900); buồng tắm với chậu rửa, vòi
hoa sen, bồn tắm; 3,0 m2 (1600 x 1800). Khoảng cách giữa các cạnh của bồn tắm và vách
buồng phải để 700 mm. Khoảng cách giữa các trục của chậu rửa không được nhỏ hơn 600
mm. Khoảng cách giữa cạnh của chậu rửa và vách buồng không được nhỏ hơn 150 mm. Hình
2.28 giới thiệu phương án bố trí buồng rửa công cộng cùng với các kích thước. Hình 2.29 giới
thiệu hệ thống buồng tắm và buồng vệ sinh công cộng.
Hố xí bố trí riêng cho hành khách và thuyền viên, nếu có thể thì riêng cho thuyền viên
máy (thủy thủ). Không được bố trí hố xí trực tiếp, đối diện với buồng ăn, nhà bếp. Ở những
tàu nhỏ nếu không có diện tích thì có thể bố trí bên cạnh. Thiết kế theo tỷ lệ một hố xí dành
cho 6 hành khách hoặc thuyền viên. Khi xác định số lượng hố xí không tính số người có hố xí

41
riêng và số ở bệnh viện. Trên tàu có dung tích lớn hơn 1600 BRT phải bố trí một hố xí ở lầu
lái. Tàu với dung tích từ 500 BRT trở lên phải bố trí hố xí dành cho công nhân cảng có lối đi
từ boong. Kích thước tối thiểu của hố xí (0,8 x 1,4) m (mở cửa vào trong) hoặc (0,8 x 1,2) m
(mở cửa ra ngoài).
Trên tàu với dung tích từ 500 BRT phải bố trí cho thủy thủ máy buồng thay quần áo
với số tủ thích hợp đựng quần áo bảo hộ lao động. Đối với thủy thủ boong có thể bố trí phòng
đó ở hành lang. Hình 2.30a giới thiệu trang bị của buồng tắm của khách loại I. Hình 2.30b
buồng tắm dành cho thuyền viên hoặc bệnh viên. Hình 2.31 giới thiệu hệ thống buồng hố xí
công cộng.

1350
390
700 700

1000
700
686

8700

1500
700

5070

2700
770

Hình 2.28. Buồng rửa công cộng

Hình 2.27. Bể bơi hở, cố định

900 900 1280


900

*
*
700

*
*
900

* Hình 2.29a. Buồng tắm công cộng


*
*
*

Hình 2.29 b. Hệ thống buồng vệ


sinh công cộng

42
3000 100

450

1500
600
1900
2600
550

700
Hình 2.30a. Buồng tắm khách loại I Hình 2.30 b. Buồng tắm thuyền viên
800 1400
700

1000

800
800
1400

500
800 800 800
Hình 2.31. Hệ thống hố xí công cộng:
a- Hố xí dành cho nam;
b- Hố xí dành cho nữ;
c- Hố xí kiểu Thổ Nhĩ kỳ.

Theo quy định của Công ước quốc tế số 92:


- Trang thiết bị vệ sinh đối với những thuyền viên không có buồng vệ sinh riêng trong
buồng có số lượng:
a - Một bồn tắm hoặc một vòi hoa sen/8 người hoặc ít hơn;
b - Một hố xí/8 người hoặc ít hơn;
c - 1 chậu rửa/6 người hoặc ít hơn.
- Khi số thuyền viên lớn hơn 100 người hoặc ở tàu khách mà thời gian hành trình nhỏ
hơn 4 giờ thì chính quyền nước đó có thể cho phép thiết kế số lượng trang thiết bị vệ sinh ít
hơn.
- Số lượng buồng vệ sinh riêng tối thiểu như sau:
a - Trên tàu với dung tích nhỏ hơn 800BRT: 3 buồng;
b - Trên tàu với dung tích từ 800 - 3000BRT 4 buồng;
c - Trên tàu với dung tích trên 3000BRT: 6 buồng.
2.3.3.9. Lối đi - Cầu thang - hành lang
Những chú ý chung về bố trí cầu thang và hành lang đã được nêu trong phần yêu cầu
chung mục 2.3.2 để cụ thể hơn ở đây giới thiệu một số sơ đồ thường gặp trên gặp trên tàu với
mục đích sử dụng khác nhau. Hình 2.32 là sơ đồ bố trí bố trí lối đi của tàu hàng có 50 thuyền

43
viên, 12 hành khách. Tất cả các buồng bố trí ở các lầu đặt tại giữa tàu. Hành khách không có
lối đi riêng.

Buång ®iÖn b¸o


Boong lÇu l¸i
Phßng hoa tiªu Buång l¸i

Hoa tiªu
Boong thuyÒn tr-ëng

ThuyÒn tr-ëng

Boong xuång

Khu ë cña hµnh kh¸ch

Buång ¨n sÜ quan
Boong lÇu II

Khu ë sÜ quan

Buång ¨n thuyÒn viªn


BÕp
Boong lÇu I

BÖnh viÖn

Khu thuyÒn viªn m¸y

Boong chÝnh
Kho thùc phÈm
Khu thuû thñ boong

Buång m¸y
Hình 2.32. Hệ thống lối đi trên tàu hàng có số thuyền viên 50 người.
Số khách : 12 người . Thượng tầng đặt tại giữa tàu.

Hình 2.33 giới thiệu sơ đồ bố trí lối đi trên tàu hàng rời, tất cả các buồng ở của thuyền
viên và hành khách ở thượng tầng đuôi. Hành khách được bố trí tại boong xuồng cứu sinh và
không có lối đi riêng.

44
Buång ®iÖn b¸o

Buång l¸i
Boong lÇu l¸i

Buång hoa tiªu

Boong xuång cøu

ThuyÒn tr-ëng

SÜ quan m¸y

Buång ¨n cña sÜ quan


Boong th-îng tÇng II

Buång ¨n cña hµnh kh¸ch

Hµnh kh¸ch

Thuû thñ m¸y

BÕp

Boong chÝnh

B¶o vÖ
Thuû thñ boong

Buång m¸y

Hùnh 2.33 Hệ thống lối đi trên tàu hàng rời với toàn bộ thuyền
viên được bố trí tại thượng tầng đuôi.

Hình 2.34 Sơ đồ hệ thống lối đi trên tàu hàng có các buồng dành cho 35 thuyền viên và
có buồng dành cho chủ tàu. Buồng ở dành cho thủy thủ boong, thủy thủ máy bố trí tại đuôi,
còn lại bố trí tại giữa tàu.
Hình 2.35a, b giới thiệu hệ thống lối đi trên tàu hàng - khách. Ở đây có bố trí lối đi
riêng dành cho thuyền viên và hành khách.
Hình 2.36 Giới thiệu hệ thống lối đi trên tàu khách tuyến Châu Âu - Bắc Mỹ.

45
Boong lÇu l¸i

Boong trªn

Boong xuång

Boong chÝnh

Boong duíi

Duíi buång m¸y

Hình 2.34. Hệ thống lối đi trên tàu hàng 35 thuyền viên và phòng
của chủ tàu , thuỷ thủ boong, thuỷ thủ máy được bố trí tại
thượng tầng đuôi
Boong lÇu l¸i
Boong xuång cóu
Boong d¹o Boong chÝnh
Boong A
Boong B

Boong lÇu l¸i Lèi ®i cña thuyÒn viªn

Lèi ®i cña hµnh kh¸ch


Boong xuång cóu

Boong d¹o

Boong chÝnh

Boong A

Boong B

Hình 2.35a. Sơ đồ bố trí chung và lối đi trên tàu hàng - khách

46
Lèi ®i dµnh cho hµnh kh¸ch
Buång ®iÖn b¸o + hoa tiªu
Boong lÇu l¸i

Lèi ®i dµnh cho thuyÒn viªn

Boong xuång cøu

Boong d¹o

Boong chÝnh

Boong A
§Õn hÇm ®-êng trôc

§Õn buång m¸y


§Õn c¸c kho Boong B

Hình 2.35b. Sơ đồ hệ thống lối đi trên tàu khách


( 200 khách và 180 thuyền viên)

Vïng bè trÝ hµnh kh¸ch


Boong lÇu l¸i
Lèi ®i dµnh cho hµnh kh¸ch
Lèi ®i dµnh cho Boong d¹o II
thuyÒn viªn

BoongÜuång cóu

Boong d¹o I

Boong chÝnh

Boong A

Boong B

Boong C

Boong D

Hình 2.36. Sơ đồ bố trí chung và hệ thống lối đi trên tàu khách


chạy tuyến châu Âu - Bắc Mỹ

47
Hiệu suất và độ an toàn của giao thông trên tàu phụ thuộc vào sự bố trí hợp lý và sự
lựa chọn kích thước của cửa ra vào, các loại cầu thang, hành lang, cầu thang máy. Theo quy
định của công ước quốc tế năm 1974 (SOLAS 74) liên quan đến việc bố trí cầu thang hành
lang trên tàu hàng và tàu khách. Cầu thang và hành lang trên tàu phải được bố trí sao cho phải
đảm bảo an toàn và dễ dàng thoát ra boong xuống cứu từ các vị trí trên tàu. Cầu thang trên tàu
khách bố trí với số lượng phù hợp với lưu lượng người và phải tuân theo các yêu cầu nghiêm
ngặt về phòng chống cháy, tường của cầu thang phải được lót bằng vật liệu chống cháy từ
boong thấp nhất tới cửa ra boong hở. Trong cầu thang không được đặt bất cứ một vật gì có thể
là nguyên nhân gây cháy. Kích thước của cầu thang như sau (hình 2.37)

a )
Boong I
>1800

b) t


>1800

Boong II

h
Boong III
X
Boong I
Hình 2.37. Hệ thống cầu thang
a. Hệ thống cầu thang
L
X b. Kích thước bậc thang
Boong II
2h + t = 620 - 640 mm.
L X h - Chiều cao của bậc
Boong III t - chiều rộng của bậc

Nếu lấy 2h + t = 630 mm (630 mm chiều dài của bước chân người). Thì h = 170mm,
t = 290 mm và góc nghiêng 30 o. Những bậc cầu thang thiết kế theo kích thước trên rất thuận
tiện và dễ đi nhưng chiếm mất nhiều diện tích, do vậy chỉ thiết kế trên tàu khách. Trong thực
tế thường thiết kế cầu thang dốc hơn h/t = 200/250 nhưng chiều cao của bậc không nên vượt
quá 230 mm và chiều rộng của bậc không nên nhỏ hơn 150mm, góc nghiêng khoảng 60 o .
Trên tàu lớn thường gặp góc nghiêng khoảng 370(h/t = 190/250). Tóm lại có thể lấy độ
nghiêng như sau:
- Đối với hành khách: từ 30o – 40o ;
- Đối với thuyền viên: từ 45o – 60o .
Cầu thang đặt dọc theo chiêu dài tàu tốt hơn cầu thang đặt ngang và cố gắng bố trí dọc
và càng gần mặt phẳng tâm tàu càng tốt. Trên tàu hàng do diện tích hạn chế nên cầu thang
thường đặt ngang vuông góc với mặt phẳng tâm tàu và thường đặt cầu thang một chiều.
Hình 2.38 giới thiệu một số kiểu cầu thang. Kiểu từ d - l thường gặp trên tàu khách,
kiểu từ h - l có chiều rộng khoảng 2 m. Do vậy phải làm tay vịn ở giữa chiều rộng cầu thang.
Trên tàu khách lớn để giảm mật độ người sử dụng cầu thang, tăng mức độ tiện nghi
người ta thiết kế thang máy. Cầu thang máy thường được đặt tại cầu thang chính nhằm phục
vụ việc vận chuyển hành lý. Kích thước cầu thang phải xác định sao cho có thể chở được
người ốm nằm trên cáng. Diện tích thang máy được xác định như sau: 1 m2/5 người. Hành
lang cũng như cầu thang phải đủ rộng để hành khách thoát ra an toàn khi tàu gặp tai nạn.
Điều này rất quan trọng đối với tàu khách. Chiều rộng của cầu thang áp dụng phổ biến
hiện nay là:
- Cầu thang chính trên tàu hàng : (800 – 900) mm;
- Cầu thang chính trên tàu khách : 2 m hoặc lớn hơn;
- Cầu thang phụ ở cạnh không hẹp hơn : (700 – 800) mm;

48
- Cầu thang ngoài lầu không hẹp hơn: 500 mm.

L
a) L b) c)

L e) f)

L L

L
d) g)
L
h)

L
L

L
L L

k) l)
i)

Hình 2.38. Một số kiểu cầu thang thường gặp trên tàu.
Chiều rộng của hành lang áp dụng phổ biến hiện nay là:
Đối với thuyền viên min Trung bình
Hành lang dọc hai bên mạn tàu 760 mm 1070 mm
Hành lang cạnh 690 mm 760 mm
Hành lang chính dọc hoặc ngang 930 mm 1220 mm
Hành lang làm việc (ví dụ :
để vận chuyển hàng bếp hoặc kho) 1370 mm 1830 mm
Hành lang ở vùng bệnh viện 1070 mm
Đối với hành khách
Hành lang dọc hai bên mạn tàu 1070 mm 1220 mm
Hành lang cạnh dọc hoặc ngang 760 mm
Hành lang chính dọc hoặc ngang 1370 mm 1520 mm
Trên các tường thép phải có những tấm lót dày khoảng 50 mm.

49
Những số liệu nêu trên có thể sử dụng để tham khảo trong giai đoạn đầu thiết kế. Quy
phạm của Đăng kiểm các nước có quy định những giá trị kích thước hành lang khác nhau
nhưng rất gần với các số liệu trên. Khi thiết kế theo quy phạm của Đăng kiểm nào thì phải
tuân theo yêu cầu của quy phạm đó.
2.3.3.10. Cửa
Cửa của buồng ở và những buồng nhỏ khác phải mở vào trong để khỏi ảnh hưởng đến
sự đi lại ngoài hành lang. Cửa của các buồng công cộng của tàu khách phải mở ra ngoài để
trong trường hợp nguy hiểm hành khách có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Những cửa đó là
những cửa dao động có thể mở vào trong hoặc ra ngoài.
Cửa ngoài của lầu lái phải mở ra ngoài và theo hướng về mũi tàu để khi tàu chạy gió
luôn luôn làm cho cửa đóng chặt vào thân tàu. Kích thước, hình dáng và vật liệu chế tạo các
cửa phụ thuộc vào từng loại buồng. Quy phạm của Đăng kiểm các nước có những quy định
khác nhau về vấn đề này. Dưới đây là một số kích thước thường gặp ở các cửa:
- WC và buồn tắm (580 – 630) mm.
- Buồng ở (600 – 750) mm.
- Bệnh viện 950 mm.
- Buồng sinh hoạt công cộng 1200 mm.
- Cửa ngoài của lầu:
- Thép (650 – 850) mm.
- Gỗ cứng 760 mm.
- Cửa hai cánh 1600 mm.
Bậc cửa của các buồng vệ sinh, bếp, kho cao khoảng 150 mm các buồng ở buồng công
cộng không làm bậc cửa.
2.3.4. Buồng phục vụ sinh hoạt
Trên tàu những buồng đó gồm những buồng phục vụ cho mục đích:
- Nuôi sống con người.
- Giữ vệ sinh cho con người.
Loại buồng thứ nhất gồm: Buồng ăn, bếp, kho thực phẩm, lò bánh, v.v…
Loại buồng thứ hai gồm: Buồng giặt, buồng là, buồng phơi quần áo, kho đựng đồ trải
giường (sạch, bẩn).
Trên tàu khách cỡ lớn còn có buồng may mặc, buồng đóng sửa giày.
2.3.4.1. Bếp
Kích thước, trang thiết bị của bếp và các phòng liên quan được quy định rất chặt chẽ
trong quy phạm của Đăng kiểm các nước. Quy phạm đề cập tới các vấn đề như trần bếp, sàn
bếp, hệ thống sưởi, hệ thống thông gió, hệ thống phòng bắt chuột, diện tích của bếp được xác
định theo hệ số: 0,15 m2/1 người # 0,25 m2/ 1 người.
Trên tàu hàng bếp thường được đặt ở lầu gần ống khói và ở phía lái. Bếp bố trí gần nhà
ăn hoặc trực tiếp cạnh nhà ăn. Kho thực phẩm bố trí cạnh bếp, kho chính có thể bố trí ở những
boong thấp. Giữa kho và bếp phải có lối đi rộng, dễ dàng hoặc thiết kế thang máy để vận
chuyển thức ăn.
Trên tàu khách bố trí riêng bếp cho từng loại khách và bếp riêng cho thuyền viên.
Trường hợp diện tích hạn chế có thể bố trí chung cho tất cả các hành khách và đôi khi chung
cho thuyền viên và hành khách. Chất đốt có thể dùng chất đốt lỏng, chất đốt rắn, gaz, điện.
Thiết bị chính trong bếp là bếp nấu, theo quy phạm của Đăng kiểm các nước bếp phải đặt
ngang vuông góc với mặt phẳng dọc tâm càng tốt, phải đảm bảo hai lối đến bếp, khoảng cách
từ vách buồng đến bếp phải rộng rãi để có thể thao tác nấu ăn dễ dàng và thuận tiện. Hình

50
2.39 biểu diễn bếp và trang thiết bị của bếp trên tàu hàng rời với 55 thuyền viên. Buồng chứa
thực phẩm của thuyền viên được nối liền với bếp. Buồng chứa thực phẩm của sĩ quan được bố
trí ở boong cao hơn. Kho thực phẩm bố trí ở boong dưới. Bếp, kho thực phẩm, buồng ăn sĩ quan
được nối liền bằng thang máy.

ChËu röa


Buång chøa thùc phÈm
cña thuyÒn viªn.

Bµn
Tñ l¹nh

Lß b¸nh Kho chøa


thøc ¨n
trong ngµy
M¸y röa ®Üa b¸t

Bµn
Thang m¸y

M¸y gät khoai tay


Lß b¸nh
ChËu röa
Sät r¸c
Bµn

Hình 2.39. Bếp dành cho 55 thuyền viên trên tàu hàng rời cỡ lớn
2.3.4.2. Kho thực phẩm
Trong kho thực phẩm phải thiết kế buồng lạnh để giữ thực phẩm như: thịt, cá, rau, hoa
quả. Số lượng và kích thước kho phải đủ để chứa số lượng thực phẩm nhất định, xác định theo
quy phạm phụ thuộc và số lượng thuyền viên và hành khách, thời gian hành trình, yêu cầu
khai thác của tàu.
2.3.4.3. Các loại buồng khác
Buồng giặt, buồng phơi khô, buồng là quần áo, các kho dựng đồ trải giường nên thiết
kế vào một khu. Khi thiết kế chú ý hệ thống thông gió. Trên tàu khách cỡ lớn phải thiết kế
buồng may mặc (hình 2.40) và buồng đóng giày (hình 2.41).
2.3.5. Yêu cầu đối với khu vực chăm sóc y tế [6]
- Các tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định hành trình trên ba ngày phải có buồng
chăm sóc y tế riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế. Đối với tàu chỉ hoạt
động ở vùng biển hạn chế III thì có thể không cần áp dụng quy định này.
- Buồng chăm sóc y tế phải được bố trí và trang bị sao cho dễ dàng tiếp cận được trong
mọi điều kiện thời tiết, có chỗ ở thoải mái và phải tạo điều kiện để thuyền viên có thể tiếp
nhận được sự chăm sóc nhanh và hiệu quả.
- Buồng chăm sóc y tế chỉ được sử dụng cho việc chăm sóc người bệnh mà không cho
bất kỳ mục đích nào khác;
- Các yêu cầu sau đối với buồng chăm sóc y tế phải được quan tâm đáp ứng đến mức có
thể được:
+ Buồng chăm sóc y tế được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm khám, sơ

51
cứu và có khả năng ngăn chặn sự lan truyền bệnh truyền nhiễm;
+ Việc bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cấp nước cho buồng
chăm sóc y tế được thiết kế đảm bảo sự thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị;
+ Được trang bị giường nằm với số lượng phù hợp với số lượng thuyền viên trên tàu.
Nên trang bị 1 giường cho khoảng 20 thuyền viên, nhưng không cần trang bị nhiều hơn 4
giường;
+ Nếu bố trí giường 2 tầng, tầng trên là kiểu bản lề hoặc tháo rời được;
+ Được trang bị lớp phủ sàn chống trượt cho những vị trí có thể bị đổ nước hoặc chất
lỏng gây trơn trượt;
+ Sơn phủ tường và trần có màu sáng;
+ Có các trang bị cần thiết như một tủ quần áo, một bàn và ghế theo số lượng bệnh
nhân có thể;
+ Có một nhà vệ sinh, chậu rửa và bồn tắm hay vòi sen thuận tiện cho việc sử dụng
của các bệnh nhân.
Trên tàu hàng số giường bệnh được quy định theo số thuyền viên trong Quy phạm của
Đăng kiểm các nước.
Tất cả các buồng bệnh viện đều có hệ thống buồng tắm và buồng vệ sinh riêng. Vị trí
buồng bệnh viện trên tàu nên đặt ra phía ngoài và có lối ra boong và nên đặt gần xuống cứu
sinh. Trên tàu khách viễn dương cỡ lớn thì phải thiết kế khu bệnh viện gồm: buồng bệnh,
buồng cách ly dành cho người mắc bệnh lây, buồng mổ, buồng đợi, buồng bác sĩ, buồng y tá
trực và hệ thống buồng vệ sinh.

2 4
5

3
1

11
9

6 7

10

1000
1000

Hình 2.40 Buồng đóng


1450 dày:
3000

1- Máy khâu giầy;


2- Bàn;3 - Tủ đựng vật
liệu; 4 –Tủ; 5 - Máy
đánh giầy;
6- Lò sưởi; 7- Zydel

3000

52
2

Hình 2.41 Buồng


may mặc:

1800
7 1 – Bàn là; 2 – Máy
1 khâu; 3 – Bàn cắt;
3 5
4 – Tủ đựng quần áo

1500
2650

H×nh 2.41. Buång bÖnh viÖn:


1- Phßng ë vµ buång t¾m cña b¸c sÜ; 2- Phßng mæ; 3- Phßng kh¸m;
4- Phßng hÊp dông cô y tÕ; 5- Phßng ®îi; 6- Phßng dµnh cho ng-êi bÖnh;
7- Phßng dµnh cho ng-êi bÖnh; 8- Phßng c¸ch ly; 9- Phßng b¸c sÜ trùc ca;
10- Phßng vÖ sinh cña nh©n viªn y tÕ; 11- Phßng vÖ sinh dµnh cho bÖnh nh©n.

2.3.6 Buồng làm việc


Buồng làm việc gồm những buồng phục vụ cho việc vận hành tàu như: buồng lái,
buồng điện báo, buồng hoa tiêu và các buồng chứa máy móc trang thiết bị. Trên các tàu biển
hiện đại buồng điện báo và buồng hoa tiêu (thao tác hải đồ) không được bố trí độc lập như các
tàu cũ. Các trang thiết bị loại buồng này đều được tích hợp trong không gian buồng lái. Tủ
đựng bản đồ và dụng cụ thao tác hải đồ được bố trí ở góc bên trái sau vị trí lái chính. Trang
thiết bị điện báo, NAVTEX và một số thiết bị liên quan khác được bố trí trên bàn ở góc phải
sau vị trí lái chính.
2.3.6. 1 Buồng lái tàu
Buồng lái phải có trên tất cả các tàu, phải được thiết kế và xếp đặt để sĩ quan hoa tiêu
hoặc người lái tàu có tầm nhìn tốt về tất cả mọi hướng, cả đằng sau tàu. Do vậy tất cả các
vách của tàu, nhất là vách trước mặt phải có những cửa sổ lớn kín nước. Buồng lái phải có lối
vào từ hai bên mạn và phải có lối vào từ phía trong. Hình 2.42 giới thiệu cách xếp đặt và trang
thiết bị của buồng lái của tàu hàng loại trung bình không tích hợp buồng hoa tiêu và buồng
điện bào trong đó.
2.3.6. 2. Buồng điều khiển máy chính
Trên các tàu biển trước đây buồng điều khiển máy chính thường được bố trí ở một
trong các sàn buồng máy, còn các tàu biển hiện đại theo yêu cầu của CUQT sẽ không có
người trực ca buồng máy. Như vậy buồng điều khiển máy chính trên các tàu này sẽ không tồn
tại trong buồng máy mà được thay thế bởi buồng điều khiển trung tâm ở trên khu vực thượng
tầng hoặc lầu thậm chí đối với các tàu có mức độ tự động điều khiển ở mức cao thì việc giám

53
sát, điều khiển máy chính và trang thiết bị buồng máy sẽ được tích hợp trong buồng lái giống
như buồng lái máy bay dân dụng.
2.3.6. 3. Buồng làm hàng
Trên các tàu chở dầu, chở khí hóa lỏng và hóa chất lỏng cần bố trí buồng làm hàng
riêng. Vị trí tốt nhất để bố trí loại buồng này là ở khu vực boong chính sát sau buồng bảo vệ
buồng bơm hàng. Trang thiết bị buồng làm hàng chủ yếu là máy tính làm hàng và các trang
thiết bị giám sát liên quan.

7000

9 9
8 10 11

1200
15
1260 1000
16 2
800 3
7

1
4

900 14
6 5 12
7 13

Hình 2.42. Buồng lái


1- La bàn từ ; 2- Bục lái; 3 - La bàn điện; 4 - Máy điện báo;5 - Ra đa;
6 - Telephon; 7 - Lò sưởi; 8 - Máy đo sâu; 9- Bảng điện cho hệ thống đèn hoa tiêu và
xuồng cứu; 10 - Bảng tín hiệu chống cháy; 11 - Tủ đựng cờ hiệu;
12 - Bàn gấp; 13 - Bảng điện lái tàu; 14 - Bảng điện báo động; 15 - Máy lái ; 16 - Cửa đẩy

6
2 2

3 4 2 3 3
1
4
4
5

a) b)

c)

Hình 2.43. Hệ thống các buồng điều khiển tàu:


a) Tàu hàng bách hoá cỡ nhỏ:
1- WC; 2- Buồng thuyền trưởng; 3- Bục lái; 4- Bàn hải đồ.
b) Tàu dầu cỡ trung:
1- Buồng sĩ quan điện báo; 2- Bàn hải đồ; 3- Bục lái tàu; 4- Buồng điện báo.
c) Tàu dầu cỡ lớn: 1- Bục lái tàu; 2- Bàn hải đồ; 3- Dụng cụ hoa tiêu;
4- Buồng điện báo; 5- Máy phát điện; 6- Máy móc điện báo.

54
Hƣớng dẫn tự nghiên cứu

1- Tham khảo các mẫu bố trí chung buống phòng trên các tàu hàng và tàu khách hiện
đại thông qua Tạp chí Signifiant Ship (1990 – 2013) trong đó chú ý cách bố trí các loại buồng
ngủ, buồng sinh hoạt công cộng, buồng chức năng của tàu như buồng lái, buồng điều khiển
máy chính, buồng điều khiển tung tâm, v.v…. trên tàu chở dầu, chở hàng rời, chở container,
chở hàng khô bách hóa và tàu hàng tổng hợp; buồng cho các loại hành khách I, II, III và
khách đặc biệt.
2- Đọc và tìm hiểu việc áp dụng một số quy định của LOAD LINE 66 vào bố trí và kết
cầu miệng hầm hàng, phương thức đóng mở.
3- Đọc và tìm hiểu mối quan hệ kinh tế-kỹ thuật giữa phương án bố trí chung và kiến
trúc tàu với dung tích GT và NT theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển (TONNAGE
69).

Câu hỏi ôn tập chƣơng 3


1. Nêu khái niệm về thượng tầng và lầu
2. Nêu cách xác định tầm nhìn. Yêu cầu về tầm nhìn tối thiểu của các loại tàu chở hàng.
3. Các yêu cầu đối với buồng ở của thuyền viên
4. Các yêu cầu đối với buồng ở của hành khách.
5. Các yêu cầu đối với buồng chức năng
6. Các yêu cầu đối với việc bố trí lối đi lại trên tàu
7. Sơ đồ bố trí các loại cầu thang nội boong và cầu thang lộ thiên trên tàu hàng và tàu
khách chạy biển

55
PHẦN II: KIẾN TRÖC TÀU

1. Giới thiệu chung


Những tàu hàng hiện đại ngày nay được thiết kế rất chi tiết và cụ thể phù hợp một cách
chính xác với yêu cầu khai thác tàu. Điều đó xuất phát từ yêu cầu thiết kế ngày càng gắt gao
của chủ tàu và sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Trong thiết kế tàu việc nâng
cao điều kiện sống trên tàu và đảm bảo an toàn khai thác cho tàu ngày càng được chú trọng do
nhu cầu con người ngày càng tăng và mức sống ngày một nâng cao. Trong các bản thiết kế
gần đây người ta thấy tàu đã có hình dáng bên ngoài rất đẹp và hiện đại. Hình dáng bên ngoài
của tàu đã được quan tâm đúng mức do yêu cầu cạnh tranh của các hãng đóng tàu trên thế
giới, mặt khác với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép các nhà đóng tàu thực hiện ý đồ
trên một cách đơn giản và giá thành không cao.
Sự chính xác, cụ thể của bản thiết kế phù hợp với yêu cầu khai thác của tàu phụ thuộc
vào việc chọn các thông số kỹ thuật thích hợp nhất đảm bảo cho tàu trong điều kiện khai thác
nhất định có tính kinh tế cao nhất.
Khi thiết kế tàu, để thỏa mãn các nhu cầu của thuyền viên và hành khách phải đảm bảo
cho họ điều kiện sống tốt nhất cho phép trong làm việc, nghỉ ngơi và giải trí và phải đảm bảo sức
khỏe và an toàn trên tàu. Về kiến trúc phải đảm bảo cho tàu có hinh dáng phần nổi từ đường nước
thiết kế trở lên đẹp nhìn từ mọi hướng.
Các vấn đề liên quan đến việc tạo dáng và thỏa mãn các nhu cầu của thuyền viên và
hành khách có thể coi là nội dung chủ yếu của kiến trúc tàu thuỷ. Công nghiệp đóng tàu có sự
phát triển ổn định, nhanh và tổng hợp do vậy các vấn đề về kiến trúc tàu trước kia được coi là
vấn đề ngoài lề không quan trọng thì ngày nay đã được đầu tư và chú trọng đúng mức. Kiến
trúc tàu được nghiên cứu theo 2 hướng. Hướng thứ nhất liên quan đến hình dáng bên ngoài
của tàu, nó bao gồm hình dáng của tất cả các phần kết cấu chính tạo nên hình dáng chính của
tàu và các vấn đề thuộc về ấn tượng cần quan tâm, ví dụ : Hình dáng động cho ta cảm giác về
tốc độ cao; sự yên bình, sang trọng tạo nên sự tin tưởng và cảm giác an toàn trên tàu khách.
Hướng thứ 2 liên quan đến hệ thống buồng ở, buồng sinh hoạt công cộng; việc bố trí
nội thất trong các buồng ở và các buồng công cộng; việc bố trí hệ thống cầu thang hành lang
nối giữa các buồng.
2. Kiến trúc bên ngoài
Trong kiến trúc tàu khi nói tới hình dáng bao ngoài của tàu thì phải hiểu đó là hình
dáng phần nổi trên mặt nước của tàu. Hình dáng tàu được tạo nên bởi hai phần : Phần thân tàu
từ đường nước thiết kế đến boong hở. Phần thượng tầng, lầu và các trang thiết bị lớn như thiết
bị cầu, ống khói, cột đèn tín hiệu.
Phụ thuộc vào hướng nhìn vào tàu phân biệt hình dáng tàu ở mặt trực diện, hình dáng
tàu ở mặt chiếu cạnh, hình dáng phần mũi, hình dáng phần đuôi. Trên biển cũng như trong
cảng thường gặp vị trí trung gian của tàu, nghĩa là giữa vị trí tàu từ bên cạnh và từ mũi hay
đuôi. Hình dáng bên cạnh của tàu chỉ nhìn thấy toàn cảnh ở một khoảng cách nhất định phụ
thuộc vào chiều dài tàu. Song hình dáng tàu nhìn từ bên cạnh có vai trò quan trọng nhất trong
kiến trúc tàu. Việc tạo dáng cho tàu liên quan đến nhiều vấn đề vì hình dáng tàu không thể
định bất kỳ mà nó phải đảm bảo yêu cầu khai thác và mục đích sử dụng của tàu.
Đối với tàu hàng, sau khi nghiên cứu các yêu cầu khai thác của tàu, người thiết kế cần
xác định được kiểu tàu nghĩa là loại và vị trí của thượng tầng, lầu. Việc xác định kiểu kiến
trúc là kết quả của sự phân tích, đánh giá, cân nhắc các yêu cầu không những về mặt khai thác
(tính kinh tế) mà còn về mặt vận hành (các tính năng) của tàu. Kiểu tàu đã xác định nghĩa là
đã có hệ thống thượng tầng (loại, vị trí, kích thước), vị trí khoang máy, hệ thống khoang hàng,
loại và số lượng trang thiết bị cẩu, trang thiết bị khác liên quan tới việc khai thác tàu. Bất kỳ
sự thay đổi nào đó của các hệ thống trên đều đưa đến hậu quả không tốt tới việc khai thác tàu

56
sau này. Việc tạo dáng tàu trong trường hợp này là hoàn thiện công việc trang trí hình khối
tàu đã được định sẵn. Các chi tiết cụ thể trong việc hoàn thiện sự tạo dáng tàu phụ thuộc vào
việc bố trí hợp lý hệ thống các buồng trong thượng tầng, lầu. Để thiết kế tàu với hình dáng
bên ngoài đẹp không có các chỉ dẫn, những qui định cứng nhắc và nói chung là không có các
tiêu chuẩn về cái đẹp trong kiến trúc tàu. Nhưng có thể dựa vào một số các chỉ dẫn rút ra từ
kinh nghiệm thiết kế như sau: trên tàu hàng phải đảm bảo tính đối xứng qua mặt phẳng dọc
tâm nhất là vùng mũi, ở vùng đuôi yêu cầu này không quan trọng. Trên tàu đánh cá và một số
các tàu đặc biệt khác do yêu cầu khai thác tính đối xứng sẽ không được áp dụng.
Có thời kỳ việc áp dụng kiến trúc thượng tầng, lầu có dạng thoát khí động học (hình
giọt nước) rất được ưa chuộng. Hình dáng kiểu như vậy sẽ gây được ấn tượng về tốc độ cao
cho tàu và giảm được sức cản không khí, nói chung là tạo cho con tàu có tính hiện đại nhưng
từ thực tiễn khai thác cho thấy rằng hình dáng này có một loạt tồn tại và vì vậy khi kiến trúc
ta nên cân nhắc. Trước hết hình dáng này không thuận tiện trong việc bố trí trang thiết bị
buồng phòng, làm mất nhiều diện tích, tăng tính phức tạp trong công nghệ, giá thành cao.
Ngoài ra việc giảm sức cản không khí nhờ áp dụng hình dáng thoát khí động lực học là
không đáng kể vì hầu hết tàu thuỷ đều chuyển động với tốc độ thấp.
Trong việc tạo dáng tàu việc lựa chọn kích thước, hình dáng và cách bố trí các lỗ
khoét, hệ thống các cửa sổ có ý nghĩa rất quan trọng. Ở đây cần chú ý một số điểm mà các
nhà thiết kế hay mắc phải là không nên bố trí các cửa sổ ở dải tôn thẳng đứng dưới xuồng
cứu sinh vì sẽ gây khó khăn trong thao tác thả xuồng. Ngoài ra hình dáng tấm tôn chắn sóng
của vùng thượng tầng, phần kéo dài lên phía trên, phần khoét và hình dáng của các kết cấu
khác cần phải được cân nhắc tỷ mỹ.
Cần chú ý rằng, kiến trúc tàu không có những chỉ dẫn chi tiết cụ thể và không có
những qui luật nhất định. Kiểu kiến trúc tàu thuỷ rất đa dạng và mỗi một sản phẩm thiết kế là
một công trình sáng tạo của kiến trúc sư tàu thủy. Trên quan điểm này tác giả xin giới thiệu
cùng bạn đọc một số mẫu kiến trúc của các loại tàu thuỷ hiện đại nhằm giúp người thiết kế có
khái niệm cụ thể hơn về đặc điểm kiến trúc tàu thuỷ và công trình nổi.
3. Kiến trúc nội thất
Thiết kế nội thất tàu thuỷ thực chất là lựa chọn hợp lý các phương án trang trí bên
trong các buồng ở, buồng sinh hoạt công cộng, buồng phục vụ và một số các buồng có chức
năng và công dụng khác nhau. Nội dung cụ thể của vấn đề bố trí nội thất đã được giới thiệu ở
mục 2.3. Những vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với các yêu cầu đã được nêu ra trong hệ
thống các qui phạm và công ước quốc tế. Trong bố trí nội thất việc bố trí hợp lý lối đi lại
thuộc không gian thượng tầng và lầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy trước tiên
cần tiến hành thiết lập và lựa chọn phương án bố trí hệ thống hành lang, cầu thang, lối đi sau
đó mới tiến hành xây dựng phương án bố trí hệ thống các buồng phòng.
Hƣớng dẫn tự nghiên cứu
1- Tham khảo các mẫu kiến trúc bên ngoài trên các tàu hàng và tàu khách hiện đại
thông qua Tạp chí Signifiant Ship (1990 – 2013)
2- Đọc và tìm hiểu cách áp dụng quy định của chương 5 của SOLAS 74 về đảm bảo
tầm nhìn lầu lái trong thiết kế kiến trúc bên ngoài

Câu hỏi ôn tập phần II


1. Nêu đặc trưng kiến trúc của tàu container
2. Nêu đặc trưng kiến trúc của tàu dầu
3. Nêu đặc trưng kiến trúc của tàu hàng rời
4. Nêu đặc trưng kiến trúc của tàu hàng tổng hợp
5. Nêu đặc trưng kiến trúc của tàu kéo

57
PHẦN III. HƢỚNG DẪN XÂY DỰNG BẢN VẼ BỐ TRÍ CHUNG TOÀN TÀU
III.1. Các số liệu đầu vào
Trước khi tiến hành các bước xây dựng bản vẽ bố trí chung toàn tàu người thiết kế cần
chuẩn bị đầy đủ và tương đối chính xác các thông tin sau đây cả về số liệu và thông tin đồ
họa:
- Tuyền hình lý thuyết với đầy đủ các thông số chủ yếu;
- Bảng định biên của tàu;
- Bảng thống kê kết quả tính chọn các trang thiết bị chung và cá biệt sau:
+ Số lượng và kích thước hình học tổ hợp thiết bị đẩy, thiết bị lái;
+ Số lượng và kích thước máy chính, máy phụ và thiết bị đi kèm;
+ Phương tiện cứu sinh: xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu, phương tiện cứu sinh khác
(nếu có);
+ Số lượng neo, tời neo, cột buộc, thiết bị kéo và lai dắt sự cố;
+ Kích thức và kết cấu nắp miệng hầm hàng;
+ Thiết bị làm hàng (nếu có);
+ Phương tiện phòng ngừa va chạm tàu thuyền: đèn hiệu, vật hiệu, âm hiệu;
+ Phương tiện thiết bị cứu đắm, cứu cháy;
+ Phương tiện thông tin liên lạc nội bộ và liên lạc viễn thông quốc tế;
+ Trang thiết bị nghi khí hàng hải như: la bàn từ, la bàn điện, la bàn chuẩn, ra đa,
INMASAT, hộp đen, phao báo hiệu sự cố, v.v...
- Kết quả tính toán dung tích các két:
+ Chứa nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn nước cấp cho nồi hơi;
+ Két chứa nước ngọt và thiết bị chưng cất và lọc nước ngọt;
+ Két chứa nước dằn tối đa;
+ Dung tích khoang hàng tối thiểu và tối đa phù hợp với các loại hàng chuyên chở;
III.2. Trình tự và nội dung thực hiện
Bước 1. Lập phương án phân khoang theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao
Nội dung:
1- Xác định khoảng sườn thực theo Quy phạm [6]
2- Xác định chiều dài khoang mũi và khoang đuôi theo yêu cầu của Quy phạm và
CUQT;
3- Xác định chiều dài khoang máy trên cơ sở kích thước và số lượng máy chính, máy
phụ và hệ số bão hòa buồng máy thông qua chọn chỉ tiêu đo bằng m3/kW;
4- Sơ bộ xác định số lượng và vị trí sàn buồng máy;
5- Xác định số lượng và kích thước khoang hàng;
6- Xác định sơ bộ chiều rộng khoang hàng đối với các tàu có kết cấu mạn kép;
7- Xác định kích thước miệng khoang hàng
8- Xác định chiều cao và chiều dài đáy đôi theo quy định của Quy phạm và của CUQT
liên quan có để ý đến đặc điểm của loại hàng chuyên chở;

58
9- Xác định số lượng và vị trí các boong trung gian (nếu có) đối với tàu hàng khô bao
kiện;
10- Xác định số lượng và vị trí sàn thuộc khu vực khoang đuôi và khoang mũi (nếu có).
Bước 2. Lập phương án kiến trúc thượng tầng và lầu
Nội dung:
1- Chọn kiểu kiến trúc thượng tầng và lầu
2- Xác định số lượng và kích thước, vị trí các kiến trúc thượng tầng và lầu;
Bước 3. Bố trí buồng phòng
Nội dung:
1- Lập sơ đồ chung về hệ thống hành lang chính, phụ khu vực nội boong;
2- Lập sơ đồ các buồng phòng;
3- Bố trí trang thiết bị buồng phòng như giường, tủ, bàn, ghế, v.v.... đối với buồng ở
dành cho thuyền viên; bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ tài liệu và các phương tiện khác đối với
các buồng thuyền trưởng, máy trưởng và một số sĩ quan quản lý cấp cao khác (theo tiêu
chuẩn);
4- Bố trí trang thiết bị cho các buồng chức năng;
5- Bố trí các trang thiết bị cho các buống công cộng như nhà ăn, CLB, khu vui chơi giải
trí, v.v....;
6- Bố trí trang thiết bị cho các khu vực chăm sóc y tế, khu vực vệ sinh chung;
7- Xác định kích thước và vị trí cụ thể của các loại cầu thang, đặc biệt là các hộp cầu
thang chống cháy theo yêu cầu của chương II-2 của SOLAS 74;
Bước 4. Bố trí trang thiết bị chung thân tàu (ngoại trừ buồng máy, buồng nồi hơi)
Nội dung:
1- Bố trí thiết bị mặt boong chính mũi, đuôi và boong thượng tầng mũi (nếu có) bao
gồm: vị trí lắp đặt tời neo; lỗ luồn xích neo; hầm chứa xích neo; thiết bị hãm neo; thiết bị dẫn
hướng dây buộc tàu, lỗ luồn dây buộc (sô ma), cột buộc, cột kéo và thiết bị lai dắt sự cố (nếu
có), v.v....;
2- Bố trí thiết bị làm hàng (nếu có);
3- Bố trí thiết bị hệ thống đóng mở nắp miệng hầm hàng (nếu có);
4- Bố trí hệ thống thông hơi, thông khí, thông gió các không gian liên quan như hầm
hàng, khoang trống dưới boong mạn khô, các két sâu, tuy nel, v.v...;
5- Bố trí hệ thống cứu hỏa mặt boong đối với tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng;
6- Bố trí trang thiết bị cứu đắm;
7- Bố trí hệ thống dằn tàu, hút khô, hút cứu đắm;
8- Bố trí hệ thống làm hàng trên tàu chở hàng lỏng nói chung và tàu chở dầu nói riêng;
9- Bố trí phương tiện cứu sinh và giá đỡ nâng hạ, phóng chúng bao gồm: xuồng cứu
sinh các loại (kể cả xuồng tự phóng), xuồng cấp cứu, các phương tiện nổi khác, phao tròn cứu
sinh, phao áo cá nhân, v.v...;
10- Bố trí cột đèn chính và phụ và các phương tiện tín hiệu khác như vật hiệu và âm
hiệu;

59
11- Bố trí hệ thống cửa sổ thông sáng và thông gió cho các loại buồng phòng thuộc khu
vực kiến trúc thượng tầng và lầu;
12- Bố trí thiết bị đẩy (phù hợp với bố trí trang thiết bị động lực); thiết bị lái kể cả máy
lái sự cố;
13- Bố trí các trang thiết bị đặc chủng khác (nếu có).
Bước 5. Hoàn chỉnh bản vẽ
Nội dung:
1- Kiểm tra chính xác vị trí sườn thực;
2- Kiểm tra và điều chỉnh vị trí các vách ngăn chia khoang, buồng, phòng cho phù hợp
với vị trí sườn thực và vị trí cơ cấu dọc (nếu có);
3- Ghi tên gọi hoặc ký hiệu (theo quy ước) cho các không gian như tên buồng, phòng,
khong, két;
4- Lập bảng các thông số thiết kế chủ yếu;
5- Lập bảng thống kê thiết bị mặt boong nếu không có bản vẽ bố trí thiết bị riêng;
6- Lập bảng thống kê khoang két kèm theo số liệu chính như dung tích, khối lượng hàng
trong khoang, két và tọa độ trọng tâm của chúng (nếu không có bản vẽ riêng về hệ thống
khoang két chứa);
7- Vẽ khung tên theo quy định hiện hành và điền các thông tin phù hợp với khung tên.

60
PHỤ LỤC 1: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU HÀNG KHÔ 6500 DWT

61
PHỤ LỤC 2: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU HÀNG KHÔ 10500 DWT

62
PHỤ LỤC 3: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU HÀNG KHÔ 12500 DWT
F.L.

F.L.
B. F.L
.

UPP.DK. B.

F.L M.P
.

F.L.

R.H.

F.P

F.L.

F.L
. M.P

B.
.
B. F.L
F.L.

F.L.

20°

20°



V.T. V.T.

L.
C.
B. C.C. B. C.C. B. C.C.

UP

V.F. DEH.

C.P

DEH. V.F.

B.R. B.R.

B. C.C. B. C.C. C.C.

Double bottom

63
PHỤ LỤC 4: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU DẦU 104000 DWT

STOCZNIA GDYNIA SA
SZEFOSTWO PROJEKTOWE

CRUDE OIL CARRIER 104000 DWT

GENERAL ARRANGEMENT

8239-PT / 0110-001

64
PHỤ LỤC 5: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU HÀNG RỜI 53000 DWT

TRANSVERSE BULKHEAD

2nd ACC. DECK 3rd ACC. DECK 4th ACC. DECK 5th ACC. DECK 6th ACC. DECK WHEELHOUSE TOP

PROFILE MIDSHIP SECTION

UPPER DECK

C-DECK
F'CSL DECK

A-DECK B-DECK
DNV +1A1 BULK CARRIER ES(D) NAUTICUS (New building)
BC-A (CH 2,4 OR 3 EMPTY) ESP EO GRAIN-U HA(+)
DK(+) IB(+) TMON

TANK TOP

65
PHỤ LỤC 6: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU HÀNG RỜI 22500 DWT

66
PHỤ LỤC 7: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU CONTAINER 1700 TEU

PHỤ LỤC 8: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU CONTAINER 720 TEU

67
PHỤ LỤC 9: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU CONTAINER 564 TEU

Th«ng se c¬ b¶n cna tµu


ChiOu dµi li n nhEt : Lmax = 115 (m)
ChiOu dµi ®-eng n-i c t.kO: Ltk = 111,75 (m)
ChiOu dµi tYnh to?n : Lpp = 109 (m)
ChiOu reng tµu : B tk = 20,8 (m)
ChiOu cao m?n : H = 9,2 (m)
ChiOu ch?m thiOt kO: Ttk = (m)
Nac lCu l?i Soc che 564 TEU

boong lCu l?i

Boong thuyOn tr-eng

boong sUquan

boong thuyOn vi?n

boong cou sinh

8'6''

8'6''
8' 8'
boong th-i ng tCng l?i

HCm xYch
boong chYnh

9'6"
K?t d»n l?i
K?t n-i c
8'

9'6"
s?ch
K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n
K?t lµm K?t n-i c d»n K?t d»n moi
m?t eng K?t dCu FO K?t n-i c s?ch
K?t dCu D.O

9'6"
bao troc Van th«ng
ch©n v?t biOn
He to n-i c K?t n-i c d»n
He to n-i c K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n
K?t dCu bEn
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125 130 135 140 145 150 155 160
KS :600 mm KS :700 mm KS:715 mm KS :715 mm KS:700mm KS:700mm KS:600mm
K?t dCu
trµn F.O 17830

Boong chYnh
boong l? i boong cou sinh boong thuyOn vi? n

Kho choa CO2 §iOu chOnh c?c k?t d»n


Ph?ng giao Ph?ng qu?t Ph?ng
LINEN STORE
ban cna thny kh?m

Kho
Ph?ng thn E ME RGENCY
DIE SE L GE NE RA TOR
bOnh
Ph?ng ®?i diOn WC
WB
MIR
CH

gi?t lµ
*

Ph?ng Nhµ 2 ThuyOn


sEy HCm xYch 2 ThuyOn
GiOng BOp GiOng vi?n
CH
GiOng
GiOng m?y m?y m?y vi?n
* L
C
m?y L
C
0 5 10 0 5 10 0 5 10
M?y l?nh 2 ThuyOn 2 ThuyOn
HCm xYch
CH
vi?n vi?n
CH

*
CCu thang Ph?ng ®O CCu thang CCu thang
chai khYn?n

thoc ?n
Buang choa

tho?t hiOm *
tho?t hiOm *
tho?t hiOm
Ph?ng A I RC OND.
DU CT CH CH CH

sEydu tr? Ph?ng giao


2 ThuyOn 1 ThuyOn 2 ThuyOn
CH

Ph?ng ®iOu h?a ban cna su


quan vi?n vi?n vi?n

Kho
C
Kho rau

kh«ng khY Ph?ng qu?t


Kho s¬n
Kho
th?t

Boong sµn boong sUquan boong thuyOn tr-e ng boong lCu l? i nac lCu l? i
K?t d»n m?n K?t d»n m?n K?t d»n m?n
K?t d»n m?n

K?t dCu F.O K?t d»n


SUquan

Kho
K?t d»n l?i
K?t d»n
m?y

HCm xYch L
K?t n-i c SUquan
K?t dCu F.O ngat M?y
Ph?ng thiOt b? l?i GiOng 3 m?y
m?y GiOng
L
C m?y GiOng
0 5 10 0 5 10 0 m?y 5 10 0 GiOng 5 10
ThuyOn m?y
K?t n-i c M?y CH

K?t dCu F.O ngat 2 tr-eng


CCu thang CCu thang CCu thang *

tho?t hiOm *
tho?t hiOm
*
tho?t hiOm
CH CH

K?t d»n l?i K?t d»n SUquan ThuyOn


K?t dCu

Hoa
K?t dCu

K?t dCu F.O ®iOn SUquan Pha 2


tr-eng ti?u
D.O

K?t d»n 1
D.O

K?t dCu
K?t dCu K?t dCu
l?ngD.O K?t d»n m?n K?t d»n m?n K?t d»n m?n K?t d»n m?n
l?ngF.O F.O

25731.2 25741.5 18900

§? y ®«i boong moi

K?t dCu Diesel

K?t d»n K?t d»n

K?t d»n
K?t d»n

K?t trµn dCu FO


B¬m cou haa K?t d»n
K?t d»n Khoang b¬m dCu
K?t d»n
D»n moi

K?t d»n K?t d»n


K?t h«ng
K?t d»n

K?t d»n
K?t d»n

K?t d»n K?t d»n


K?t dCu Diesel

PHỤ LỤC 10: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU CONTAINER 600 TEU
WYSZCZEGOLNIENIE
SPECIFICATION

   


       
              







     
 
  
              

  
              

  
              

  
           
 


           


           

   
         




      

203 303
403

A
104
204
304  
105
109 205 305 A
103 408
211 312
102 404
206 306

307 405
210 207
A A A
100 101 200 201 300 301 400 401
108
A
308
106 208
107 311 310
209 A

309 406
407

 
0.14

    


0.13     


0.12 
0.11

0.18
0.19
0.10

0.1
0.15

0.3

0.9
0.2

0.8
0.5
0.6 0.4

0.7

0.16




  





MAIN DATA

 LENGTH O.A. abt 124,80 m


LENGTH B.P. 115,50 m
BREADTH 19,00 m
DEPTH TO MAIN DECK 9,00 m
FREEBOARD DRAFT abt 6,70 m
SCANTLING DRAFT (mld) 6,80 m
CONTAINER INTAKE on deck: abt 438 TEU
in holds: abt 172 TEU

total: abt 610 TEU

DEADWEIGHT (AT THE FREEBOARD DRAUGHT) abt 7.000 DWT


SERVICE SPEED AT NCR (90%MCR) abt 16,0 kn
COMPLEMENT 20 CREW +1 PILOT
CLASS GL 100 A5 CONTAINERSHIP, IW, SOLAS II-2, REG. 19 MC AUT

GL.PROJEKTANT mgr inz. M. NOWAK


ARCHITEKT Z. MIKE / J.LISEWSKA
KRESLIL CAD

WYDAL arch. H.LISEWSKI

600 TEU CONTAINER VESSEL


PLAN OGOLNY
GENERAL ARRANGEMENT
1 1

68
PHỤ LỤC 11: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU KÉO CẢNG 2x950 cv

L
L

L
L

X X

X
X

69
PHỤ LỤC 12: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU KÉO CẢNG 2x1250 cv

42

39

40
41
38 Th«ng se chYnh cna tµu

37 ChiOu dµi tµu gi?a hai tro Lpp = 26.8 m


43
ChiOu dµi toµn be L OA = 30,23 m
36
ChiOu re ng tµu B= 8.25 m

11 12 ChiOu ch?m d= 3.2 m

ChiOu cao man D= 4.2 m


9
10 cE p thiOt kO hc III
5 6
c«ng suE t ®e ng c¬ ne = 2x1250 cv

se thuyOn vi?n n = 8

4
1 2 14

13
K?t d»n
Khoang secto HCm
Kho xYch
K?t dCu neo
K?t d»n
Khoang d»n

25
24
K?t d»n
23 k?t d»n

K?t treng
k?t d»n
K?t nui c th¶i K?t nui c ngat

0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 42 45 48 51 54 55

26 29
Boong chYnh 28 19 18

17
16
15
Kho

Khu BOp

C©u l?c be

L
0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 42 45 48 51 54 55

T?m + WC
Buang thuyOn
trueng
L

?c quy X
Kho

27

22
43 §I n k?o 01 Vµng gac chiOu 135 
42
21 20 Cet thu l«i 01 §ang
41 §I n neo 01 Tr?ng, gac chiOu 360 
Dui i Boong chYnh
40 §I n k?o 01 Tr?ng, gac chiOu 360 

39 §I n nhE p nh?y 01 §a, gac chiOu 360 


K?t
nui c 38 §I n cet 01 Tr?ng, gac chiOu 225 
K?t dCu th¶i
do tro k?t d»n k?t d»n 37 §I n mE t chn ®eng 01 §a, gac chiOu 360 

36 C?i ®iOn 01

35 §Om cheng va 02 Cao su

34 Cna lE y ?nh s?ng 04

33 eng khai 02 Th?p cE p A

Khoang
32 CCu thang ®O
a 10 Th?p cE p A
sect¬
Khu e Kho HCm xYch
D»n 31 §I n hµnh tr?nh m?n ph¶i 02 Xanh, gac chiOu 112,5 
K?t d»n l?i K?t d»n kho d©y
thuyOn moi
k?t nui c ®?y tµu
k?t d»n
k?t dCu bE n
vi?n 30 §I n hµnh tr?nh m?n tr?i 01 §a, gac chiOu 112,5 
29 GhO ®¬n 01 Gc
0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 42 45 48 51 54 55
28 Bµn dµi 01 Gc
HCm xYch 27 Bµn c? nh©n 01 Gc
26 Cet k?o pho 01 Th?p cE p A

25 §?o luu 02 Th?p cE p A


L 02 Th?p cE p A
24 B?nh l?i

23 Chong chang 02 Th?p cE p A


K?t dCu K?t
k?t d»n k?t d»n Cna tu ®om 20 Th?p cE p A
do tro nui c 22
th¶i
21 05 Gc
Tn c? nh©n
20 Giueng 05 Gc 650x1850

19 Coa xueng kho 08 400x600

3 18 Cet buec ®«i 04 bYt th?ng hµn

17 Tei k?o neo 01


16 Dao ch?n xYch neo 02 Th?p cE p A
33 15 Lc luan neo 02 320x12
32 Boong lCu l? i
Boong lCu l? i 14 Gi? ®i c?p k?o 01 Th?p cE p A
13 Neo hall 02 Th?p ®oc
12 §I n pha 01 ChiOu th?ng hui ng

30 11 Cet ®I n tYn hiOu 01 Th?p cE p A


10 Phao tr?n cou sinh 02
9 Coa s? 08 500x700
8 §I n nhE p nh?y chOdE n ®iOu ®eng 01 Vµng, gac chiOu 360
7 Cet thu l«i 01 §ang ®a
34
6 eng th«ng h¬i 02 Th?p cE p A
5 §I n l?i 01 Tr?ng, gac chiOu 135
4 Cna ra vµo 06 Th?p cE p A 1650x650
X

21 24 30 33 36 39 42 33 36 39
42
3 CCu thang tay v?n 03 Th?p cE p A

2 Mac k?o 01 SC46


1 Gi? ®i c?p k?o 01 Th?p cE p A

STT T?n thiOt b? Se lui ng VE t liOu Ghi cho


ThiOt kO L? Thanh B?nh 2/2008
TAU LAI 2x1250 Tu lO 1: 50
VI TrCn §?nh Ngh? 2/2008
31 So? t Bi i Huy Th?n 2/2008
B¶n in AutoCAD 2/2008
kt KiOm tra L? Hang Bang 2/2008

be trYthiOt b? Be se
DuyOt L? ViOt Luong 2/2008

SF-02-08
khoa c¬ khY- ®ang tµu Se te : 01 btc-01 -02
Te se : 01
®? i hac hµng h¶i
Size : A0 C R 2008- Shipbuilding Faculty

70
PHỤ LỤC 13: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU 350 CHỖ

KYch th-i c chn yOu


ChiOu dµi li n nhEt : Lmax = 56,21 m
ChiOu dµi thiOt kO: Ltk
Btk
=
=
52,0 m
10,0 m
H?nh chiOu c? nh nh?n to phYa moi
ChiOu reng thiOt kO:
ChiOu cao m?n : H = 4,28 m
ChiOu ch?m : T = 3,0 m
L-i ng gi·n n-i c D = 800 tEn
M?y chYnh Caterpillar
ThuyOn vi?n : n = 25 ng-ei
Se qu©n n»m Nn = 50 ng-ei
Se qu©n ngai Nng = 300 ng-ei
T¶i trang hµng : P = 30 tEn
VEn tec: V = 18 Hl/gie
Tµu ®-i c thiOt kO tho¶ m·n " Qui ph?m ph©n cEp vµ ®ang
biOn va th?p " TCVN 6259 - 2003 cho tµu kh?ch cEp h?n chOII.

Song 12,7 ly Song 14,5 ly


Hep
cCu thang

§NTK §NTK §NTK §NTK

§-eng chuEn ®?y §-eng chuEn ®?y

105 100 95 90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 -5

Dac t©m

c? t Da c gi? a

Sn 70 - nh?n vO l? i

Song 12,7 ly
Hep
Song 14,5 ly
cCu thang
truc 12,7 ly
Tn ®?n th.

Kho

Khoang 113 qu©n ngai Kh. 44 qu©n ngai Khoang 8 qu©n n»m
BOp hµnh kh?ch Kho
Khoang moi
Thi ng xYch

Khoang m?y
Khoang m?y l?i Khoang hµng
§NTK K?t n-i c d»n §NTK §NTK §NTK
Khoang 81 qu©n ngai Khoang 62 qu©n ngai Khoang 30 qu©n n»m Khoang 12 qu©n n»m
K?t moi

K?t dCu K?t n-i c K?t d»n K?t n-i c ngat K?t n-i c ngat K?t d»n
K?t dCu K?t d»n th¶i cong
K?t dCu th¶i K?t gom n-i c ®?y tµu (K?t rei) gang
§-eng chuEn ®?y §-eng chuEn ®?y

105 100 95 90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 -5
Dac t©m

boong th-i ng tCng Na c ca bin


Boong l? i

Buang
?c qui
B. y tO
B. 4 ng-ei
Buang B. 4 ng-ei
Bµn h¶i ®a

Tn ®?n th-eng biOn C©u l?c be - Nhµ ?n B. 2 ng-ei Kho


truc 12,7 ly d?ng
tn song tn song
Buang l?i c? nh©n c? nh©n

Dac t©m Dac t©m X Dac t©m


20 15 95 90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 50 45 40 35 30 25 20 15
Tn ®?n th-eng 10
truc 12,7 ly
Nhµ t?m + WC
Kho
B. t. tin

L BOp TV
B. Th tr-eng X
M?y ®iOu hoµ

B. 6 ng-ei

boong chYnh
Gi? ®?n
14,5 ly

Nhµ t?m
WC WC
WC
Buang m?y ®iOu hoµ

Kho B. 2 ng-ei
Gi? ®?n
12,7 ly

WC
WC
WC

Buang CO 2 Tn ®?n th.


Thi ng g?o

Kh. 44 qu©n ngai truc 14,5 ly


1500kg

Nhµ t?m
WC
300 lYt
Tn ®?

Dac t©m
105 100 95 90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 -5
300 lYt
Tn ®?

WC
Thi ng g?o

Thi ng g?o

M?y P. ®iOn 50 KW
CATERPILLAR Khoang 8 qu©n n»m
1500kg

1500kg

Buang Kho Tn ®?n th.


m?y ph?t su ce truc 14,5 ly
WC

Khoang 113 qu©n ngai


B. 6 ng-ei
BOp hµnh kh?ch
Nhµ t?m
WC
Sn 83 - nh?n vO l? i

d-i i boong chYnh

§NTK §NTK

M?y P. ®iOn 150 KW


M?y chYnh CATERPILLAR
K?t n-i c d»n CATERPILLAR
Khoang 30 qu©n n»m
HCm
Dac t©m Khoang 81 qu©n ngai Khoang 62 qu©n ngai Khoang 12 qu©n n»m xYch neo §-eng chuEn ®?y
90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 15 10 5 0 -5

Khoang moi Dac t©m


M?y chYnh
K?t n-i c d»n Khoang hµng CATERPILLAR M?y P. ®iOn 150 KW
Buang m?y ®iOu hoµ

CATERPILLAR

Buang
®iOu khiOn ngµnh 5

Bµn ®.kh m?y chYnh

Khoang k? t

K?t n-i c d»n


K?t dCu K?t dCu K?t dCu
K?t n-i c
th¶i K?t n-i c ngat
K?t n-i c d»n (K?t rei)
K?t n-i c ngat

K?t n-i c d»n K?t n-i c d»n


K?t d»n cong gang

K?t dCu K?t gom n-i c ®?y tµu


Dac t©m K?t dCu th¶i

105 100 95 90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 -5
K?t n-i c d»n
K?t n-i c ngat
K?t n-i c d»n K?t n-i c
K?t n-i c d»n K?t n-i c ngat
th¶i
(K?t rei)

K?t dCu K?t dCu


Tµu che qu©n kOt hi p vE n t¶i Qu©n khu 7 - CQ 03
K?t dCu
Ph-¬ng ? n
Se l-i ng Khei l-i ng Tu lO
Ngµy
ViOc Ha t?n

ThiOt kO §. X. TuEn
Ky

3/05 Be trY 1 : 100

Chung
Se te: 02 Te se: 02
VI Ng. M. Ku 3/05

KiOm tra P. P. Thanh 3/05


viOn ku thuE t h¶i qu©n
DuyOt Ng. Tµi Pho 3/05

71
PHỤ LỤC 14: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU KHÁCH CÔN ĐẢO 250 CHỖ

72
PHỤ LỤC 15: BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU CHIẾN MẶT NƯỚC

Song 14,5 mm
Thi ng ®?n 14,5 mm

Ph?o 25 mm
Ph?o 25mm

Thi ng ®?n 25 mm

§NTK §NTK

MPCB MPCB

X
Thi ng ®?n 14,5 mm
Thi ng ®?n 25 mm
Thi ng ®?n 25 mm

C? c th«ng se chYnh
X

Kho¶ng s-en 1000 mm


ChiOu dµi li n nhEt 54,2 m
ChiOu reng li n nhEt 9,3 m
ChiOu dµi ®-eng n-i c 49,5 m
ChiOu reng t?i ®-eng bI gac d-i i 7,64 m
L-i ng gi·n n-i c trung b?nh 384 T
L-i ng gi·n n-i c ®Cy t¶i 426 T
Tec ®e li n nhEt 34,5 hl/h
T?ng c«ng suEt m?y chYnh 16.320 cv
M? t c? t da c TCm ho?t ®eng 2.500 hl

Song cou ho¶

H?m ®ung ce

Ph?o 25mm Ph?o 25 mm

Thi ng ®?n 25 mm

S-e n 41 nh?n vOl? i

§NTK
Khoang moi
Khoang m?y ®o s©u vµ tec ®e
Khoang m?y l?i Khoang hµng t?m gi? Khoang kho ®?n

MPCB

§NTK

boong th-i ng tCng

MPCB

Buang biOn d?ng


Buang l?i
Thi ng ®?n 14,5 mm L

Buang
?c qui Buang th«ng tin

Song 14,5 mm M?y ®iOu hoµ nhiOt ®e US3G

Xuang cou sinh boong chYnh

Buang
sEy

Buang WC + roa
Buang y tO
Buang SQ
2 ng-ei
S-e n 24 nh?n vOl? i
Buang t?m
Thi ng ®?n 25 mm C©u l?c be

Thi ng ®?n 25 mm
Kho b¶o qu¶n

Buang SQ
thuc phEm

Nhµ ?n
2 ng-ei
Nhµ bOp Buang sUquan 2 ng-ei

eng dEn gia

d-i i boong chYnh


K?t dCu nhen du tr? K?t dCu ch?y truc nhEt No2

Buang t?m giam


Buang sUquan 4 ng-ei
Buang ®iOu khiOn chYnh Buang sUquan 4 ng-ei
Kho thiOt b?cou he Buang thuu thn 6 ng-ei

Bua ng m? y sau
Kho

Bua ng m? y tr-i c
Kho g?o

Ph?ng thEm vEn Buang CO2 Buang m?y lac Buang thuu thn 6 ng-ei
Buang sUquan 4 ng-ei
n-i c ngat
Kho ®?n
Buang m?y ®iOu hoµ §NTK

K?t dCu ch?y truc nhEt No3 K?t dCu ch?y truc nhEt No1
MPCB

khoang k?t
K?t dCu ch?y No3
3
(10,34 m ) K?t dCu ch?y No5
3
(17,43 m )

K?t dCu ch?y No4


3
(14,4 m )

K?t dCu bEn K?t dCu ch?y No1


n-i c ®?y tµu

3
(1,03 m )

(16,6 m )
K?t gom

3
3

(1,9 m )
3
K?t n-i c ngat 11,8 m
3
K?t n-i c th¶i 5 m

Khoang kho ®?n Khoang moi


Khoang m?y ®o s©u vµ tec ®e Khoang hµng t?m gi?

Khoang thiOt b?pho K?t dCu ch?y No6


3
(17,43 m )

Khoang m?y l?i Bua ng m? y sau Bua ng m? y tr-i c

K?t dCu ch?y No2


3
(10,34 m ) ViOc Ha vµ t?n Ky Ng Tu LO
Se l-i ng Kh l-i ng
ThiOt kO 05/03
1:100
VI 05/03
be trYchung
Se te : 01 Te se : 01
KiOm tra toµn tµu
DuyOt

73

You might also like