You are on page 1of 93

BÀI 1: TỪ LOẠI VÀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG TIẾNG HÁN

I. Khái quát về từ loại

1. Định nghĩa

Từ loại là sự phân loại từ thành các loại các nhau dựa trên chức năng của từ. Ví dụ:

- Danh từ là những từ có chức năng chính là làm chủ ngữ và tân ngữ trong câu.

- Động từ có chức năng chính là làm vị ngữ.

2. Phân loại

Phân làm 2 nhóm lớn: Thực từ và hư từ

2.1. Thực từ

- Định nghĩa: gồm những loại từ có ý nghĩa khái niệm (nghĩa từ vựng), có thể độc
lập làm thành phần câu.

- Phân loại: Danh từ, tính từ, động từ, phó từ, số từ, lượng từ, đại từ, từ tượng thanh,
thán từ

2.2. Hư từ

- Định nghĩa: Không có ý nghĩa khái niệm (nghĩa từ vựng), không thể độc lập làm
thành phần câu.

- Phân loại: Giới từ, liên từ, trợ từ, từ ngữ khí

II. Khái quát về thành phần câu

1. Định nghĩa:

Thành phần câu là sự phân loại các thành phần cấu tạo thành câu căn cứ theo chức
năng của từ và cụm từ trong

2. Phân loại:

Trong tiếng Trung thành phần câu gồm 6 loại: Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ,
trạng ngữ và bổ ngữ.

- Chủ ngữ
Ví dụ: 我们是中国留学生。

III. Trật tự câu tiếng Trung

1. Tiếng Hán không có sự biến đổi nghiêm ngặt về mặt hình thái của từ. Trật tự từ
là phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Hán.

2. Câu tiếng Hán do 06 thành phần cấu tạo thành (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định
ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ).

3. Trật tự ngữ pháp trong câu tiếng Hán thường gặp là kết cấu CHỦ - VỊ Công
thức: CHỦ NGỮ + VỊ NGỮ.

- Chủ ngữ đước trước, vị ngữ đứng sau.

- Vị ngữ có thể do danh từ, tính từ, động từ hoặc cụm từ đảm nhiệm.

Ví dụ: 1) 今天星期一。

2)我很好。

3) 她去了。

4. Khi thành phần chính của vị ngữ là động từ, TÂN NGỮ là thành phần liên đới
của động từ, đứng liền sau động từ.

Công thức: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ.

Ví dụ: 1) 她学习汉语。

2) 我吃饭了。

5. Định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ là các thành phần phụ trong câu. Trong đó: - Định
ngữ: Là thành phần phụ đứng trước chủ ngữ danh từ tính hoặc tân ngữ, có tác dụng
tu sức cho chủ ngữ hoặc tân ngữ.

Công thức: (ĐỊNH NGỮ) + CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + (ĐỊNH NGỮ) +TÂN
NGỮ.

Ví dụ: 1) 她妈妈是汉语老师。

2) 妈妈新买的衣服在桌子上呢。

3) 小王不参加今年的篮球比赛。
- Trạng ngữ: Là thành phần phụ đứng trước động từ hoặc tính từ, bổ sung ý nghĩa
cho động từ hoặc tính từ đó.

Công thức: TRẠNG NGỮ + ĐỘNG TỪ/ TÍNH TỪ

Ví dụ: 1) 我很好。

2) 我星期天上课。

3) 她在家学习呢。

- Bổ ngữ: Là thành phần phụ đứng sau động từ hoặc tính từ, bổ sung ý nghĩa cho
động từ hoặc tính từ đó.

Công thức: ĐỘNG TỪ/TÍNH TỪ + BỔ NGỮ

Ví dụ: 1) 她汉语学得很好。

2) 妈妈做好饭了。

IV. Thành phần chính trong câu tiếng Trung

1. CHỦ NGỮ

1.1 Định nghĩa

Câu trong tiếng Trung Quốc đa phần cấu tạo gồm 2 phần: Phần chủ ngữ và phần vị
ngữ. Phần chủ ngữ có thể do cụm từ hoặc một từ tạo nên. Chủ ngữ là đối tượng
trần thuật, miêu tả, thuyết minh.

1.2. Đặc điểm ngữ pháp

- Đứng trước vị ngữ.

- Chủ ngữ đa phần do danh từ, đại từ và cụm danh từ đảm nhiệm, ngoài ra có thể
do một số từ loại và cụm từ khác đảm nhiệm.

- Trước chủ ngữ có thể có định ngữ, định ngữ có chức năng miêu tả, hạn chế cho
chủ ngữ.

- Về ý nghĩa, chủ ngữ có thể là đối tượng chủ động thực thi hành động, có thể là
đối tượng bị động (chịu ảnh hưởng tác động chủ thể khác), hoặc biểu thị thời gian,
nơi chốn......

1.3. Các từ loại và cụm từ cấu tạo nên chủ ngữ


(1) Danh từ làm chủ ngữ

Ví dụ: 明天是星期一。

天气很暖和。

前边是教学楼。

(2) Đại từ làm chủ ngữ

Ví dụ: 他是中国人。

我们爱运动。

那儿有便利店。

(3) Động từ làm chủ ngữ

Khi động từ hoặc cụm động từ làm chủ ngữ thì vị ngữ thường biểu thị sự miêu tả
hoặc phán đoán.

Ví dụ: 学习很重要。

旅行是一种有意义的活动。

(4) Tính từ làm chủ ngữ

Khi tính từ hoặc cụm tính từ làm chủ ngữ thì vị ngữ thường biểu thị sự miêu tả
hoặc phán đoán.

Ví dụ: 消极是不对的。

艰苦可以锻炼人。

Số từ

Ví dụ: 六是二的三倍。

一百等于五个二十。

(5) Lượng từ lặp lại làm chủ ngữ

Ví dụ: 个个都是好青年。

件件都很好看。
(6) Cụm từ đẳng lập làm chủ ngữ

Ví dụ: 我和他都是越南人。

这样, 那样都行。

参观访问可以增长知识。

(7) Cụm chủ vị làm chủ ngữ

Ví dụ: 我们明天去参观比较合适。

他也去太好了。

头疼很难受。

(8) Cụm động tân làm chủ ngữ

Ví dụ: 爬山对身体很有好处。

骑自行车要注意安全。

(9) Cụm chính phụ làm chủ ngữ

Ví dụ: 能去最好,不去没关系。

早睡早起对身体好。

(10) Cụm số lượng từ làm chủ ngữ

Ví dụ: 一件多少钱?

Cụm trung tâm ngữ và bổ ngữ

Ví dụ: 困得太紧不好。(Buộc chặt quá không tốt.)

厚一点儿更好。(Dày một chút càng tốt.)

(11) Cụm phương vị từ làm chủ ngữ

Khi làm chủ ngữ thì vị ngữ đa số là do động từ 是, tính từ hoặc danh từ đảm nhiệm.

Ví dụ:

学校里有两个操场。
我前边是小王同学。

(12) Cụm đồng vị làm chủ ngữ

Ví dụ: 班长红云刚到。

《中国妇女》这本杂志很有意思。

(13) Cụm cố định làm chủ ngữ

Ví dụ: 北京语言大学在北京的西北部。

(14) Kết cấu chữ “的” làm chủ ngữ

Ví dụ: 红的很好看。

修理冰箱的来了。

2. VỊ NGỮ

2.1. Định nghĩa

Vị ngữ trần thuật, miêu tả, thuyết minh chủ ngữ. Nói rõ chủ ngữ là ai hoặc sự vật
gì, nói rõ chủ ngữ thực hiện hành vi động tác gì hoặc tính chất ra sao.

Ví dụ: 他是记者。

小王会唱歌。

他们都学习英语。

2.2. Đặc điểm ngữ pháp

- Đứng sau chủ ngữ.

- Thực từ và đại đa số cụm từ đều có thể làm vị ngữ.

- Câu do động từ làm vị ngữ chiếm đa số, sau động từ có thể có tân ngữ, bổ ngữ

- Tính từ làm vị ngữ có thể mang bổ ngữ.

- Trước vị ngữ có thể có trạng ngữ biểu thị sự tu sức hoặc hạn chế.

2.3. Các từ loại và cụm từ cấu tạo nên vị ngữ

(1) Động từ làm vị ngữ


Ví dụ: 他们踢足球,我们打篮球。

他是我姐。

王经理在办公室。

(2) Tính từ làm vị ngữ

Ví dụ: 北京的秋天很好看。

那个小姑娘很可爱。

(3) Danh từ làm vị ngữ

Khi động từ hoặc cụm động từ làm chủ ngữ thì vị ngữ thường biểu thị sự miêu tả
hoặc phán đoán.

Ví dụ: 明天中秋节。

昨天阴天。

(4) Số từ làm vị ngữ

Khi tính từ hoặc cụm tính từ làm chủ ngữ thì vị ngữ thường biểu thị sự miêu tả
hoặc phán đoán.

Ví dụ: 他三十。

今天十三,明天十四。

(5) Đại từ làm vị ngữ

Ví dụ: 他的发音怎么样?

事情已经这样了。

(6) Cụm từ liên hợp

Ví dụ: 那个小孩活泼可爱。

他们已经复习、预习了。

(7) Cụm chủ vị

Ví dụ: 我们学校教学楼很大。
我们班男生很多。

(8) Cụm chính phụ

Ví dụ: 他河内人。

她高个子,白皮肤。

(9) Cụm số lượng từ

Ví dụ: 这件羽绒服三百块。

现在八点。

3. TÂN NGỮ

3.1. Định nghĩa

Là thành phần đứng sau động từ biểu thị đối tượng của động tác, kết quả của động
tác hoặc vị trí, công cụ mà động tác sử dụng.

Ví dụ: 他们读书。

他正在看电影。

他们用筷子。

3.2. Đặc điểm ngữ pháp

- Đứng sau động từ.

- Tân ngữ chủ yếu là do danh từ, đại từ đảm nhiệm, ngoài ra các từ loại khác và

một số cụm từ cũng có thể đảm nhiệm tân ngữ.

- Trước tân ngữ cũng có thể định ngữ (từ hoặc cụm từ) để tu sức, hạn chế cho tân
ngữ.

3.3. Các từ, cụm từ làm tân ngữ

(1) Danh từ làm tân ngữ

Ví dụ: 她喜欢裙子。

我去买洗衣机。
(2) Đại từ làm tân ngữ

Ví dụ: 明天我们去看他。

我要找她。

(3) Động từ làm tân ngữ

Ví dụ: 他很喜欢游泳。

我每天早上坚持锻炼。

(4) Tính từ làm tân ngữ

Ví dụ: 我们不怕苦,不怕累。

过马路要注意安全。

(5) Số từ làm tân ngữ

Ví dụ: 九如三等于十一。

他的房间号是三二三。

(6) Cụm từ liên hợp làm tân ngữ

Ví dụ: 我买苹果和橘子。

他找我和你。

(7). Cụm chủ vị làm tân ngữ

Ví dụ: 我知道他出国了。

我认为你比他热情。

(8) Cụm động tân làm tân ngữ

Ví dụ: 他喜欢开玩笑。

我么都重视写汉字。

(9) Cụm chính phụ làm tân ngữ

Ví dụ: 我觉得不太舒服。
他表示非常了解。

(10) Cụm số lượng từ làm tân ngữ

Ví dụ: 我才看了三页。

学生有两千多。

(11) Cụm trung tâm ngữ bổ ngữ làm tân ngữ

Ví dụ: 他感到高兴极了。

她怕买少了。

(12) Cụm phương vị từ làm tân ngữ

Ví dụ: 他在我右边。

那本书在桌子上。

(13) Cụm đồng vị làm tân ngữ

Ví dụ: 我看见王兰班主任了。

(14) Cụm cố định làm tân ngữ

Ví dụ: 我去过万里长城。

(15) Kết cấu chữ “的” làm tân ngữ

Ví dụ: 她买吃的。

V. Luyện tập

1. Nêu định nghĩa và phân loại từ loại trong tiếng Trung.

2. Nêu định nghĩa và phân loại thành phần câu tiếng Trung.

3. Nêu trật tự ngữ pháp của các thành phần câu trong tiếng Trung.

4. Hãy phân tích thành phần câu của các câu dưới đây:

1) 我先介绍一下儿。

2) 我们都是留学生。
(3) 我们在 201 班学习汉语。

4) 星期一我常起得很早。

5) 她最近有点儿忙。

5. Hãy chỉ ra từ loại và chức năng ngữ pháp của từ gạch chân:

1) 晚上我跟朋友一起聊天儿。

2) 现在几点?

3) 我的宿舍里没有电话。

4) 她要去医院看病。

5) 你会打网球吗?
1

BÀI 2
DANH TỪ, TÍNH TỪ

I. DANH TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ DANH TỪ


1. Danh từ
1.1. Định nghĩa:
Danh từ là từ biểu thị tên người hoặc sự vật, bao gồm cả các từ chỉ thời gian,
nơi chốn và phương vị.
1.2. Phân loại danh từ:
a) Biểu thị tên người hoặc sự vật, gọi là danh từ chung, có thể phân nhỏ như sau:
- Danh từ thường: 朋友、同志、作家、学生、牛、羊、飞机
- Danh từ riêng: 张东、王朋、泰山、联合国
- Danh từ tập hợp: 人民、人口、物品、车辆、马匹
- Danh từ trừu tượng: 思想、文化、政治、欲望、苦头
- Danh từ vật chất: 水、油、肉、风、声音、阳光
b) Danh từ biểu thị thời gian:现在、今年、晚上、春天
c) Danh từ biểu thị nơi chốn: 北京、中国、里屋、亚洲
d) Danh từ biểu thị phương vị: 前、后、上、下、左、右、东边、西边
1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
a) Thường làm chủ ngữ và tân ngữ.
Ví dụ: 牛吃草。
Đa số danh từ có thể làm định ngữ và mang định ngữ.
Ví dụ: 美好的家庭、东边的房子.
Không thể làm bổ ngữ.
b) Trước danh từ thường thêm đoản ngữ số lượng biểu thị số lượng của sự vật,
thường không thêm phó từ.
Ví dụ: 一个人、两本书、三支笔.
c) Sau danh từ chỉ người có thể thêm “们” để biểu thị số nhều.
Ví dụ: 学生们、老师们、朋友们.
2. Câu vị ngữ danh từ
2.1. Định nghĩa
Câu vị ngữ danh từ là câu có danh từ làm thành phần chính của vị ngữ.
2.2. Công thức
- Dạng khẳng định: Chủ ngữ + danh từ/cụm danh từ
2

Ví dụ: 今天星期三。/ 我的妹妹今年二十岁。


- Dạng phủ định: Chủ ngữ + 不是 + danh từ / cụm danh từ
Ví dụ: 明天不是星期天。
- Dạng nghi vấn:
Chủ ngữ + danh từ / cụm danh từ + 吗
Chủ ngữ + 是不是 + danh từ / cụm danh từ
Ví dụ: 今天星期天吗?/ 今天是不是星期天?
2.3. Cách sử dụng
- Câu vị ngữ danh từ thường dùng để biểu thị quê quán, tuổi tác, ngày tháng,
nghề nghiệp, số tiền,...
Ví dụ:
她今年二十岁,韩国人。(Tuổi tác-quê quán)
这件毛衣五十块。(Số tiền)
- Trong câu vị ngữ danh từ, vị ngữ có thể do danh từ, số lượng từ, cụm danh từ,...
đảm nhiệm. Ví dụ:
明天星期天。(Danh từ)
我今年三十岁了。(Số lượng từ)
- Trong câu vị ngữ danh từ ở dạng phủ định, không sử dụng “了” cuối câu.
Ví dụ:
* 我今年不是三十一岁了。
- Trong câu vị ngữ danh từ, danh từ chỉ thời gian và phó từ chỉ thời gian thường đặt
trước vị ngữ. Tuy nhiên danh từ chỉ thời gian cũng có thể đặt đầu câu.
我三十岁了。/ 今年我三十岁了。(Danh từ chỉ thời gian)
她已经去北京了。(Phó từ chỉ thời gian)
- Câu vị ngữ danh từ có thể dùng để liệt kê, hoặc nhớ số lượng, số tiền.
Ví dụ:
我太原人,小兰北江人,小红河内人。
苹果十五元,橘子二十元,一共三十五元。

II. TÍNH TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ TÍNH TỪ


1. Tính từ
1.1. Định nghĩa
Tính từ là từ biểu thị tính chất, trạng thái.
1.2. Phân loại
3

a) Tính từ biểu thị tính chất: 好、坏、甜、苦、远、近、聪明、大方.


b) Tính từ biểu thị trạng thái: 安静、雪白、笔直、绿油油.
c) Tính từ không định lượng: 多、少、全.
1.3. Đặc điểm ngữ pháp
a) Tính từ có thể làm vị ngữ hoặc vị ngữ trung tâm ngữ và định ngữ, đa số có
thể trực tiếp tu sức cho danh từ.
Ví dụ:
(1)草绿~绿草。
(2)环境很美~很美的环境
Một số tính từ có thể trực tiếp tu sức cho động từ, làm trạng ngữ trong câu. Ví
dụ:快走、慢吃.
Một số tính từ có thể làm bổ ngữ. Ví dụ: 看清楚、走快了.
b) Tính từ thường được phó từ mức độ tu sức. Ví dụ: 很简单、太小了.
c) Tính từ không thể mang tân ngữ.
d) Một số tính từ có thể lặp lại.
- Tính từ đơn âm tiết có hình thức lặp lại là AA, AA 的 hoặc AA 儿. Ví dụ: 早
早、长长的、绿绿的、好好儿、慢慢儿.
- Tính từ song âm tiết có hình thức lặp lại là AABB, AABB 的 hoặc AABB 儿.
Ví dụ: 清清楚楚、高高兴兴的、热热闹闹儿.
- Một số tính từ có hình thức lặp lại là A 里 AB. Ví dụ: 玛丽马虎、糊里糊涂、
小里小气.
2. Câu vị ngữ tính từ
2.1. Định nghĩa
Câu vị ngữ tính từ là câu do tính từ làm thành phần chính của vị ngữ.
2.2. Công thức
- Dạng khẳng định: Chủ ngữ + tính từ /cụm tính từ
Ví dụ: 哥哥高,我矮。/ 我哥哥很高。
- Dạng phủ định: Chủ ngữ + 不 + tính từ / cụm tính từ
Ví dụ: 这条裙子不漂亮。
- Dạng nghi vấn:
Chủ ngữ + tính từ / cụm tính từ + 吗
Chủ ngữ + tính từ + 不 + tính từ
Ví dụ: 这条裙子漂亮吗?/这条裙子漂亮不漂亮。
4

2.3. Cách sử dụng


- Câu vị ngữ tính từ dùng để miêu tả chủ ngữ của câu “như thế nào”.
- Không dùng “是”trong câu vị ngữ tính từ, ví dụ:
* 今天是很冷。
* 他不是聪明。
- Trước tính từ vị ngữ thường dùng phó từ “ 很” , hoặc các phó từ khác như “太,
非常,真,比较,十分 ”. Nếu dùng phó “太”từ thì cuối câu cần thêm trợ từ ngữ khí
“了”.
- Nếu trước tính từ vị ngữ không có phó từ thì câu vị ngữ tính từ thường biểu thị
hàm ý so sánh, ví dụ:
你的房间大。(我的房间小。)
- Thành phần đứng sau bổ nghĩa cho tính từ chỉ có thể là bổ ngữ mức độ hoặc
bổ ngữ số lượng, ví dụ:
我高一米五。
这里的风景美极了。
5

LUYỆN TẬP

Bài 1. Tìm và chỉ ra chức năng ngữ pháp của danh từ trong các câu sau:
1. 我已经预习生词了。
2. 张东给你来电话了。
3. 我常想家。
4. 我觉得有点儿发烧。
5. 玛丽常常去操场锻炼身体。
Bài 2. Tìm và chỉ ra chức năng ngữ pháp của tính từ trong các câu sau:
1. 晚上我咳嗽得很厉害。
2. 快起床吧,都 10 点了。
3. 身上出了很多汗。
4. 妈妈今天很高兴。
5. 大卫有很多好朋友。
Bài 3. Chọn câu đúng
1. A. 这个房间六十米左右。 C. 六十米这个房间。
B. 这个房间是六十米左右。 D. 这个房间左右六十米。
2. A.这个箱子不是十公斤。 C. 这个箱子不十公斤。
B. 这个箱子不是十公斤了。 D. 这个箱子十公斤不是。
3. A. 两本书,报三张 C. 书是两本,报是三张。
B. 书两本,报三张。 D.书两本,三张报。
4. A. 她不二十岁。 C. 她不是二十岁。
B. 她是不二十岁。 D. 她二十岁不是。
5. A. 这块手表是一百块。 C. 这块手表块一百。
B.一百块这块手表。 D.这块手表一百块。
6. A.我的同屋是特别热情。 C. 我的同屋特别热情。
B. 是我的同屋特别热情。 D. 我的同屋热情特别。
7. A. 这件事难太了。 C. 这件事难太。
B. 这件太难事。 D.这件事太难了。
8. A. 中文你的好不好? C. 你的中文好不吗?
6

B. 你的中文好不好吗? D. 你的中文好不好?
9. A. 今天我不太忙。 C. 我今天不忙太。
B. 我不太忙了。 D. 我今天不忙太了。
10. A. 我是很认真的。 C. 我是认真很的。
B.我是很认真。 D. 我认真很的。
Bài 4. Chọn từ điền vào chỗ trống
A.了 B.才 C. 不 D.已经 E.是 F.一共
1.五月二号( )是国际劳动节。
2. 小王的奶奶九十岁( )。
3.行李箱( )十五公斤,我要多方几件衣服。
4. 现在( )是冬天了。
5. 我买的东西( )三百块五毛。
A.是 B.了 C.非常 D.不 E.吗 F. 极
6. 我最近太忙( )。
7. 你看,我的弟弟帅( )帅?
8. 今天工作太多,累( )了。
9. 我( )特别认真的。
10. 这个菜( )好吃。
Bài 5. Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh
1. 三十、可乐、大概、一瓶、块钱
2. 是、下星期、不是、圣诞节
3. 脸蛋、这孩子、大眼睛、圆圆、的
4. 今年、我的、表妹、二十岁、才
5. 今天、下雨天、晴天,明天
6. 有意思、这、小说、很、本
7. 意见、太、你、的、合理、了
8. 我妈妈、好、做的、得很、菜
9. 太原、冷、冬天、不、冷、的
10. 你、最近、忙、吧、挺
Bài 6. Viết lại câu theo gợi ý trong ngoặc
1. 这是一件很便宜的衣服。(Câu vị ngữ tính từ)
7

2. 今天是星期二。(Câu vị ngữ danh từ)


3. 我有一个很大的房子。(Câu vị ngữ tính từ)
4. 他的生日是 8 月 6 号。(Câu vị ngữ danh từ)
5. 她是六岁的。(Câu vị ngữ danh từ)
1

BÀI 3
ĐỘNG TỪ

I. ĐỘNG TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ ĐỘNG TỪ


1. Động từ
1.1. Định nghĩa:
Động từ là từ biểu thị động tác, hành vi, hoạt động tâm lý hoặc tồn tại, thay đổi,
biến mất.
1.2. Phân loại:
a) Động từ biểu thị động tác, hành vi: 走、听、看、说、学习.
b) Động từ biểu thị hoạt động tâm lý: 爱、怕、喜欢、希望.
c) Động từ biểu thị tồn tại, thay đổi, biến mất: 在、有、发展、消失、发生.
d) Động từ biểu thị phán đoán: 是.
e) Động từ năng nguyện: 能、会、要、应该.
f) Động từ biểu thị xu hướng: 来、去、上、下、进、出、过、起.
1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
a) Động từ có thể làm vị ngữ hoặc vị ngữ trung tâm ngữ, đa số có thể mang tân
ngữ.
Ví dụ:
(1) 她回家了。
(2) 我吃饭。
(3) 妈妈爱我。
b) Trước động từ có thể thêm phó từ phủ định 不.
Ví dụ:
(1) 他们不学习汉语。
(2) 我不喜欢这个地方。
(3) 她不是汉语老师。
Chỉ có động từ biểu thị hoạt động tâm lý có thể thêm phó từ mức độ ở phía
trước.
Ví dụ:
(1) 我很怕他。
(2) 我太喜欢这件衣服了。
(3) 爸爸很爱你。
2

c) Sau động từ có thể mang trợ từ động thái 了、着、过 để biểu thị trạng thái
của động tác.
Ví dụ:
(1) 我今天早上买了一本汉语词典。
(2) 们开着呢。
(3) 我去过北京了。
d) Một số động từ biểu thị sự tiến hành của động tác có thể lặp lại biểu thị hành
động xảy ra trong thời gian ngắn hoặc số lần thực hiện động tác ít.
Hình thức lặp lại của động từ đơn âm tiết là AA. Ví dụ: 想想、说说.
Hình thức lặp lại của động từ song âm tiết ABAB. Ví dụ: 打扫打扫、运动运
动.
2. Câu vị ngữ động từ
2.1. Định nghĩa
Câu vị ngữ động từ là câu do động từ làm thành phần chính của vị ngữ.
2.2. Công thức
- Dạng khẳng định: Chủ ngữ + động từ/cụm động từ
Ví dụ: 我懂。/ 我懂你说的话。
- Dạng phủ định: Chủ ngữ + 不/ 没+ động từ/ cụm động từ
Ví dụ: 我不喜欢法文。
- Dạng nghi vấn:
Chủ ngữ + động từ/ cụm động từ + 吗?
Chủ ngữ + động từ + 不/ 没+ động từ ?
Ví dụ: 今天你回家吗? / 今天你回不回家?
2.3. Cách sử dụng
- Câu vị ngữ động từ dùng để nói rõ chủ ngữ của câu “làm cái gì” hoặc “là cái
gì”.
- Tất cả động từ thường đều có thể làm vị ngữ của câu. Trạng ngữ đặt trước
động từ, bổ ngữ và tân ngữ đặt sau động từ.
- Động từ cập vật làm vị ngữ có thể mang tân ngữ. Câu có động từ mang hai
tân ngữ gọi là câu vị ngữ động từ song tân ngữ. Ví dụ:
老师给我一本书。
- Động từ do kết cấu động tân làm vị ngữ không thể mang thêm tân ngữ.
Ví dụ:
3

他孩子今年高中毕业。(* 他孩子今年毕业高中)

BÀI TẬP
Bài 1. Chọn câu đúng
1. A.他给我们钱。 C.他钱给我们。

B.他给钱我们。 D.钱给我们他。

2. A.他打电话给妈妈。 C.电话他打给妈妈。

B.他给妈妈打电话。 D.他妈妈打给电话。

3. A.我妹妹今年毕业大学。 C.今年毕业大学我妹妹。

B. 我妹妹今年大学毕业。 D.我妹妹大学毕业今年

4. A.你喜欢没喜欢中文? C. 你喜欢不喜欢中文?

B.你喜不喜欢中文? D. 你喜没喜欢中文?

5. A.孩子要不做作业。 C.孩子不要做作业。

B.不要作业孩子做 D.不要孩子作业做。

Bài 2. Chọn từ điền vào chỗ trống

A.不 B.送 C.没 D.吗 E.了 F. 是

1. 今天我( )吃早饭,所以很饿。
2. 不知道我认识你同屋( )?
3. 小李( )我们班最聪明的学生。
4. 你( )给我一本书吧。
5. 我( )懂你在说什么。
Bài 3. Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh
1. 知道、我的、你、吗、手机号码

2. 小明、10 元钱、我、借

3. 中文、吧、有、词典、没、你

4. 是、玛丽的、上海、不是、家乡
4

5. 王老师、口语课、你们、教、吗
Bài 4. Sửa câu sai
1.他要分手他的女朋友。
2. 小明喜欢最足球。
3. 我不有这么多钱。
4. 你知道不知道王老师吗?
5.我们八点出发从学校。

II. CÂU ĐƠN (1)


1. Câu liên động
1.1. Định nghĩa
- Là câu mà vị ngữ do từ hai động từ, cụm động từ hoặc động từ và tính từ đảm nhiệm;
các động từ, động từ và tính từ cùng trần thuật, miêu tả, thuyết minh cho cùng một chủ ngữ.
- Công thức: Chủ ngữ + Động từ 1 + Tân ngữ 1 + Động từ 2 + Tân ngữ 2.
Ví dụ:
她听了这个消息很激动。

你有权利发表意见。

他有资格参加期末考试。

我去银行换钱。
1.2. Đặc điểm
Căn cứ theo mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa hai động từ, hai cụm động từ hoặc động
từ kết hợp với tính từ làm vị ngữ, có thể chia câu liên động thành các loại như sau:
Biểu thị chủ thể được nói đến ở chủ ngữ lần lượt tiến hành các hành động theo thứ tự
logic.
Ví dụ:
她穿上衣服拉开门跑了出去。

他进厨房拿筷子。

他走过来拍拍我的肩膀说:“勇敢些!”
Biểu thị hành động được thực hiện sau ở vị ngữ là mục đích của hành động trước.
Ví dụ:
他去超市买水果。
5

他们去书店买书和本子。
明天上午他去医院看病。
Biểu thị động từ thứ nhất là phương thức thực hiện động hành vi động tác tiếp theo.
Ví dụ:
每天他骑自行车去学校。
他开车上班。
他坐飞机去中国。
昨天他们坐火车去河内了。
不要躺着看书,这样对眼睛不好。
Từ mối quan hệ khẳng định và phủ định để biểu thị sự khẳng định về hành vi động tác
của chủ thể.
Ví dụ:
他站着不动。
我今天就赖在这儿不走了。
Biểu thị mối quan hệ điều kiện giữa các động từ ở vị ngữ.
Ví dụ:
我有理由这样做。
我有钱买车。
Ngoài ra, khi động từ làm vị ngữ trong câu liên động cũng có thể sử dụng hình thức lặp
lại động từ, nhưng lưu ý chỉ được lặp lại ở động từ sau.
Ví dụ:
我上街买买东西。
BÀI TẬP
Bài 1. Sắp xếp thành câu hoàn chỉnh
(1)接 了 机场 他 去 客人

(2)去 饭 吃完 散散步 他们 花园 了

(3)飞机 他 坐 和 去 朋友 国外

(4)出去 东西 他 买 刚 了

(5)倒杯茶 坐下来 他 喝
Bài 2. Dịch các câu sau sang tiếng Trung
- Cô ấy đi mua hoa quả rồi.
- Cô ấy thường viết chữ Hán bằng bút bi.
- Người Việt Nam quen ăn cơm bằng đũa.
6

- Cô ấy đến Bắc Kinh bằng tàu hỏa.


- Hàng ngày cô ấy đi bộ đến trường.
Bài 3. Viết lại thành câu liên động
(1)他为游览万里长城来到北京。

(2)我买了一辆汽车,花了十几万。

(3)我有一件事情,我要跟老师商量商量。

(4)我出门,我要买苹果。

(5)他坐汽车,他去河内。

2. Câu kiêm ngữ


2.1. Định nghĩa
Câu kiêm ngữ là câu mà vị ngữ gồm kết cấu động tân và kết cấu chủ vị lồng vào nhau,
trong đó tân ngữ của động từ trước thực hiện hai vai trò vừa là tân ngữ của động từ thứ nhất
trong kết cấu động tân vừa kiêm chủ ngữ của cụm chủ vị sau.
2.2. Công thức:

Chủ ngữ Vị ngữ


Động từ + tân ngữ (kết cấu động tân)

chủ ngữ + vị ngữ (kết cấu chủ vị)


Ví dụ:
这个报告就让他起草吧。
他的话使我十分生气。
Đặc điểm câu kiêm ngữ
Biểu thị ý sai khiến, khi đó động từ thứ nhất trong câu thường dùng:

使 让 叫 派 请 令 逼

命令 强迫 吩咐 打发 促使 要求 发动

Ví dụ:
我们请王兰唱首歌,好吗?
总经理命令我们停止这次活动。
Biểu thị xưng hô, nhận định, khi đó động từ thứ nhất trong câu thường là các động từ
sau:

叫 称 认 拜 选 推选

Động từ trong cấu trúc chủ vị thường là các động từ như “当”、“做”、“为”.
7

Ví dụ:
同学们一起选我当代表。
我认您做老师吧。
Trong câu sử dụng động từ “有”“是” ở vị trí động từ thứ nhất.
Ví dụ:
他有一个中国朋友叫王兰。
是他救了我的命。
Lưu ý:
Sau động từ thứ nhất thường không được sử dụng các trợ từ động thái …
Ví dụ không diễn đạt “厂长让了工人谈各自的想法。”, nên diễn đạt là “厂长让工人
谈了各自的想法。”
Nếu có động từ năng nguyện thì thường đặt trước động từ thứ nhất của vị ngữ.
Ví dụ:
这件事会叫他感到十分为难。

BÀI TẬP
Bài 1. Sắp xếp thành câu hoàn chỉnh
(1)好像 叫 人 有 我
(2)他 好好 让 休息休息
(3)几瓶 妈妈 买 我 叫 去买 矿泉水
(4)选 他 班长 当 班主任
(5)老板 我 派 去北京 出差
Bài 2. Hoàn thành câu
(1)他请我…………………………………………….。
(2)妈妈不……………………那么晚………………….。
(3)我们公司派他………………………………………..。
(4)不要…………………………接受自己的意见。
1

BÀI 4
ĐẠI TỪ VÀ PHÓ TỪ

1. Đại từ
1.1. Định nghĩa:
Đại từ là từ dùng để thay thế, chỉ thị.
1.2. Phân loại:
a) Đại từ nhân xưng (thay thế người hoặc sự vật):
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: 我、我们、咱们.
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai: 你、您、你们.
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba: 他、她、它、他们、她们、它们.
- Loại khác: 自己、别人、人家、大家.
b) Đại từ nghi vấn (biểu thị nghi vấn): 谁、什么、哪、哪儿、哪里、几、
多少、怎么、怎么样、多.
c) Đại từ chỉ thị (phân biệt người, sự vật, tình huống): 这、那、这儿、那
儿、这里、那里、这样、那样、这么、那么.
1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
Đại từ có một số đặc điểm ngữ pháp chính như sau:
a) Đại từ không có hình thức lặp lại.
b) Trước đại từ nhân xưng không chịu sự tu sức của các từ loại khác.
c) Một số đại từ nhân xưng có hình thức số nhiều.
Chức năng ngữ pháp của đại từ tương ứng với đơn vị ngôn ngữ mà nó thay
thế, chỉ thị ở trong câu.
a) Làm chủ ngữ.
Ví dụ: 这是我的汉语书。/他是我们学校新来的老师。
b) Làm tân ngữ.
Ví dụ: 明天我去医院看他。/我送送你们吧。/你家在哪儿?
c) Làm định ngữ.
Ví dụ: 这是我妈妈。/哪本书是你的?/这是什么书?/这儿的风景很美。
d) Làm trạng ngữ.
Ví dụ: 这个汉字怎么写?/请问,银行怎么走?/我没有他那么高。
e) Làm vị ngữ
2

Ví dụ: 今天天气怎么样?
f) Làm bổ ngữ.
Ví dụ: 她汉语学得怎么样?/玛丽跳舞跳得怎么样?
1.4. Luyện tập
(一) 改正下列病句
1. 到北京大学坐怎么车。
2. 我们的同学汉语学的怎么?
3. 这个图书馆一共有几本书?
4. 咱们都去过南方,只有你没有去。
(二)用代词做主语、做宾语、做谓语、做状语、做定语、做补语各
造一个句子

2. Phó từ
2.1. Định nghĩa
Phó từ là từ dùng để hạn chế, tu sức cho các từ ngữ mang tính động từ
hoặc tính từ, biểu thị các ý nghĩa như mức độ, phạm vi, thời gian.
2.2. Phân loại
a) Phó từ biểu thị mức độ: 很、太、最、非常、更
b) Phó từ biểu thị phạm vi: 都、总、共、只、就
c) Phó từ biểu thị thời gian, tần suất: 已经、刚、才、刚刚、正在、
正、在、就、就要、马上、常常、从来、总是、还、再
d) Phó từ biểu thị nơi chốn: 到处、四处、处处
e) Phó từ biểu thị khẳng định, phủ định: 不、没有、没、别、必须
f) Phó từ biểu thị tình thái: 亲自、连忙、暗暗、悄悄
g) Phó từ biểu thị ngữ khí: 难道、也许、男快、反正、竟然、只好
2.3. Đặc điểm ngữ pháp
a) Phó từ đều có thể làm trạng ngữ trong câu, thường đặt sau chủ ngữ
trước động từ hoặc tính từ để tu sức cho động từ hoặc tính từ đó, không tu sức
cho danh từ.
Công thức: Chủ ngữ + Phó từ + Động từ/Tính từ.
Ví dụ: 她身体很好。/今天我不去学校。/他们都是留学生。
b) Phó từ không có hình thức lặp lại.
c) Một số phó từ có tác dụng liên kết trong câu.
Ví dụ: 又说又笑、越说越快、吃完饭就走。
3

3. Phân biệt một số cặp phó từ


3.1. 不 và 没有

不 没(有)

Giống Đều là phó từ biểu thị phủ định.


nhau
Phủ định cho động từ biểu thị Phủ định cho động từ 有. Ví
hoạt động tâm lí. Ví dụ: 不喜 dụ: 她没有弟弟。/我没有中
欢、不爱. 文书。
Phủ định thói quen. Ví dụ: 她 Phủ định hành động hoàn
Khác nhau
不喝酒、我不抽烟 thành, có kết quả hoặc từng
Phủ định trợ động từ. Ví dụ: 不 xảy ra. Ví dụ: 我没做好作
会、不能、不要 业。/都 18 点了,她还没回
去。/我没去过北京。

Phủ định tính chất trạng thái. Phủ định tính chất, trạng thái
Ví dụ: 不好、不对、不漂亮. (dùng sự thay đổi trạng thái
của sự vật). Ví dụ: 衣服还没干
呢。/苹果没红。/天没亮时他
就出去工作了。

Thường dùng cho hiện tại và Thường dùng cho quá khứ.
tương lai. VD: 昨天她没来看我。/昨晚
VD: 现在不是九点。/明天我 她没吃东西。
不去医院。

3.2. 再 và 又

再 又

Giống Đều là phó từ biểu thị sự lặp lại của động tác
nhau
4

再 又

Biểu thị hành động chưa được Biểu thị hành động đang lặp lại
lặp lại và có thể sẽ lặp lại trong ở hiện tại hoặc đã lặp lại trong
tương lai. quá khứ.
Ví dụ: Ví dụ:

Khác nhau 1)明天我们再来吧。 1)这本书我看过,昨天又看


2)明年我再去中国学习。 了一遍。

3)我叫大卫下午再打来电 2)昨天我又练习阅读一个晚
话。 上。
3)你今天怎么又生气了?

3.3. 就 và 才

就 才

Giống Đều là phó từ.


nhau
Biểu thị hành động sẽ phát sinh Biểu thị hành động xảy ra
trong thời gian ngắn. Ví dụ: 他 trước đó không lâu. Ví dụ: 他
现在就来。 才走。

Biểu thị hành động xảy ra sớm, Biểu thị hành động xảy ra
Khác nhau nhanh, thuận lợi, dễ dàng; Ví chậm, muộn, khó khăn, không
dụ: thuận lợi. Ví dụ:
1)他八点就来了。 1)他八点才来。
2)图书馆走几分钟就到。 2)他骑了半个小时才到图书
馆。

4. Luyện tập
(一) Chọn phó từ thích hợp điền vào câu
都 也 就 特别 常常 不 马上 永远
1. 大家...............想买那件新式上衣。
2. 他.......说汉语。
3. 他是记者,我............是记者。
5

4. 我........喜欢运动。
5. 今天他.....高兴。
6. 我.......就来。
(二) Đặt các phó từ trong ngoặc () vào vị trí thích hợp
1. 我的兴趣广泛。(很)
2. 他的理想实现了。(终于)
3. 这件事给我的印象深。(非常)
4. 你可以来我的办公室。(随时)
5. 最近下了三天雨。(一连)
(三) Dùng các từ cho sẵn tạo câu
1. 都 大家 买
2. 也 作家 是 他
3. 就 我 来
4. 常常 他 锻炼
5. 不 他们 唱
(四) Điền“不”hoặc “没” vào chỗ trống
1. 他们常常......睡午觉。
2. 明天放假....上课。
3. 你......要乱扔垃圾,把它扔到垃圾桶里去。
4. 教室里......有人,怎么还开着灯。
5. 他......会说法语。
1

BÀI 5
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

1. Số từ
1.1. Định nghĩa:
Số từ là từ biểu thị con số.
1.2. Phân loại:
a) Số từ cơ bản: 一、二、三、四、五、六、七、八、九、十、百、千、万、
亿、零、两.
b) Số nguyên: Các số cơ bản kết hợp với nhau tạo thành số nguyên.
Ví dụ: 十一、十六、六十、一百、一百四十三、三千零六、一万五千三百
六.
c) Số thứ tự:
- Thêm 第 vào trước số từ tạo thành số thứ tự.
Ví dụ: 第一、第二、第十、第一百零三.
- Số từ đặt liền trước danh từ biểu thị số thứ tự.
Ví dụ:大哥、二姐、三弟、四叔、一月、三楼、七层、731 路(公共汽车)、
625 次(火车).
- Thêm từ 老 trước thứ tự thành viên cùng thế hệ trong gia đình.
Ví dụ: 老大、老二、老三.
d) Bội số: Thêm 倍 vào sau số từ biểu thị bội số.
Ví dụ: 一倍、五倍、十倍.
e) Số lẻ: Sử dụng cấu trúc “Số nguyên + 点 + Số lẻ” để biểu thị số lẻ.
Ví dụ: 零点三(0.3)、三点一四一六(3.1416)、二十点七五(20.75).
f) Phân số: Sử dụng cấu trúc “Mẫu số + 分之 + Tử số” để biểu thị phân số.
Ví dụ: 三分之二(2/3)、五分之一(1/5)、十分之七(7/10)、百分之三(3%)、千
分之一(1/1000).
g) Số ước lượng:
- Dùng hai số liên kề biểu thị số ước lượng. Ví dụ: 十六七个男同学、三四本中
文词典、四五百个中国学生.
- Dùng 几 biểu thị ước lượng trong khoảng từ 1-9. Ví dụ: 十几个人、几百种杂
志、一米八几、七十几岁.
2

- Dùng 多 sau các số từ 十、百、千、万 để biểu thị nhiều hơn con số trước đó
nhưng chưa đạt đến số nguyên tiếp theo nó. Ví dụ: 十多个同学(<20)、三万多块钱
(<4.0000).
- Dùng 来 sau các số từ 十、百、千、万 để biểu thị số lượng xấp xỉ với số trước
đó. Ví dụ: 十来人、一千来个学生.
- Sau số từ thêm 左右、上下 biểu thị số ước lượng. Ví dụ: 二十左右、十三左
右、八十上下、九百上下、四万上下.
1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
Chức năng ngữ pháp của số từ trong câu như sau:
a) Làm chủ ngữ.
Ví dụ: 九十三的三倍。/二等于四的二分之一。
b) Làm tân ngữ.
Ví dụ: 这是十。/十的一半是五。/三三得九。
c) Làm định ngữ.
Ví dụ: 他有三本中文书。/十得五分之一是二。/三得五倍是十五。
d) Làm vị ngữ
Ví dụ: 三七二十一。/五八四十。
1.4. Một số lưu ý trong sử dụng số từ
a) Cách đọc số từ:
- 11-19: “十 + Số đơn vị”.
- 20-90: “Số hàng chục + 十”.
- 21-99: “Số hàng chục + 十 + Số đơn vị”.
b) Các số trên 100 thì đọc lần lượt theo các hàng số tương ứng.
c) Các số năm, chuyến tàu, biển xe, số nhà, số điện thoại... thì đọc lần lượt từng
số một.
d) Cách đọc số 0:
- Số 0 đứng một mình đọc là 零.
- Số 0 đứng sau các số hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn thì nhất định phải đọc
零.
- Nếu ở các hàng nghìn trở lên có hai số 0 liền nhau ở giữa thì chỉ đọc một lần
零.
- Các số 0 đứng sau các số hàng chục trở lên, sau số từ có lượng từ, thì chỉ đọc
đến số thuộc hàng trước số 0.
- Biển số xe, chuyến tàu, số điện thoại... nếu có số 0 thì phải đọc đủ các số 0 có
trong đó, 0 đọc là 零.
3

e) Cách đọc số 1:
- Số từ 11-19 thì “1” chỉ đọc là 十, không đọc 一十.
- Số từ từ hàng nghìn trở lên, số 1 đều đọc là 一 , sau đó thêm số hàng tương ứng.
- Số “1” trong biển số xe, chuyến tàu, số điện thoại... đọc là “yāo”.
f) Cách đọc số 2:
- 2 có thể được biểu thị bằng 二、两, trong đó có 二 có thể dùng một mình, 两
không thể dùng một mình.
- Số từ đọc là 二.
- Khi sau số từ “2” là lượng từ thì đọc là 两.
g) Trong tiếng Hán hiện đại, giữa số từ và danh từ cần sử dụng lượng từ thích
hợp.
1.5. Luyện tập
Bài 1: Hoàn thành câu sử dụng các từ gợi ý
1. 12 是 3 的______ 。(用上“倍”)
2. 10 是 20 的______。(用上“半”)
3. 14 是 42______。(用上“分之”)
4. 124 是 62 的______,是 248 的______。(用上“倍”和“分之”)
Bài 2: Dùng chữ Hán để viết lại các số ước lượng sau
Ví dụ: 4 个或 5 个 = 四五个
1.1 个或 2 个
2. 14 个或 15 个
3. 400 个或 500 个
4.1-9 只
5.比 100 多几个
2. Lượng từ
2.1. Định nghĩa:
Lượng từ là từ chỉ đơn vị tính toán.
2.2. Phân loại
Lượng từ chia thành 2 loại: Danh lượng từ và động lượng từ
a. Danh lượng từ: Là từ dùng để biểu thị đơn vị của người hoặc sự vật.
- Đơn vị đo lường: 厘米、公尺、克、公斤、吨
- Đơn vị tiền tệ: 元、角、分
- Đơn vị thời gian: 点、分、秒、克
- Đơn vị cá thể : 个、条、辆、本
4

- Đơn vị tập thể: 对、双、副、套、批


- Đơn vị bất định lượng: 点、些
- Đơn vị phức hợp: 人次、架次
b. Động lượng từ: là từ dùng để biểu thị đơn vị của động tác.
次、遍、、回、趟、下儿
2.3. Đặc điểm ngữ pháp
a) Lượng từ không thể độc lập làm thành phần câu, lượng từ đơn âm tiết lặp lại
có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ.
个个都是优秀的学生。 ( Chủ ngữ)
条条道路都能到北京天安门。( Định ngữ)
他们次次都能成功。 ( Trạng ngữ)
b) Lượng từ phải đặt sau số từ và đại từ chỉ thị
三个、五次、六斤、八米
这个、那件、这趟、那双
c) Lượng từ có thể lặp lại
Lượng từ đơn âm tiết lặp lại thường có nghĩa của “每”
个个= 每个
条条= 每条
次次= 每次
2.4. Một số lưu ý khi sử dụng lượng từ
- Cần sử dụng lượng từ phù hợp với mỗi danh từ.
把: 刀子、伞、锁、钥匙、椅子
班:车、飞机
杯:水、茶、牛奶、咖啡
本:书、杂志、画报、词典、小说
- Lượng từ“位”và “名”đều dùng chỉ người nhưng “位” mang sắc thái trang trọng hơn.
两位老师、三位医生、四名儿童、五名考生
- Lượng từ “点”và“些”đều là lượng từ bất định, phía trước chúng chỉ có thể dùng số từ
“一”, không thể dùng các số từ khác.
一点水、一点礼物、一些朋友、一些水果
- Một số danh từ mang tính lượng từ nên trước chúng không thể thêm lượng từ.
5

一天 X 一个天
一年 X 一个年
两岁 X 两个岁
三课 X 三个课
3. Cụm số lượng từ
Trong tiếng Hán số từ thường kết hợp với lượng từ tạo thành cụm từ số lượng.
Cụm từ số lượng có thể làm chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, tân ngữ trong câu.
一件多少钱? ( Chủ ngữ)
我买了一个杯子。 ( Định ngữ)
我得去一趟。 ( Bổ ngữ)
王老师一次讲不完。( Trạng ngữ)
我想买两支。 ( Tân ngữ)
4. Luyện tập
Bài 1: Điền lượng từ thích hợp
1. 两_____ 小说
2. 三 _____照片
3. 一_____裙子
4.八_____橘子
5. 五 _____布
6. 那_____电影
Bài 2: Sửa câu sai
1. 我想买两半斤苹果。
2. 这是我新买的一双书。
3. 明天下午、后天下午都请你来两下。
4. 上海我去年刚去过一只。
5. 昨天下午下了一个雨。
6. 我来北京已经两个年了。
7. 这篇文章我从头到尾看了一次。
8. 他已经两个天没吃饭了。
9. 我每个天都去图书馆看书。
10. 我想买三些水果。
1

BÀI 6
GIỚI TỪ

1. Giới từ
1.1. Định nghĩa:
Giới từ là những từ đặt trước các danh từ hoặc đại từ tạo thành kết cấu giới từ
để dẫn ra các yếu tố bổ sung cho động tác như : thời gian, địa điểm, phương hướng,
đối tượng, nguyên nhân, phương thức, bị động, so sánh, loại trừ v...v...
1.2. Phân loại:
a) Giới từ dẫn ra địa điểm, phương hướng, thời gian của hành động:在、从、
向、 往、离
Ví dụ:
(1) 我在太原大学外国语学院学汉语。
(2) 从这儿到图书馆大概有 100 米。
b) Giới từ dẫn ra đối tượng của hành động :跟、对、给、对于、关于、把、

Ví dụ:
(1) 下午你跟我去图书馆好吗?
(2) 我对中国书法非常感兴趣。
c) Giới từ dẫn ra nguyên nhân, mục đích của hành động : 为、为了、由于
Ví dụ: 为了学太极拳,我每天都起得很早。
d) Giới từ dẫn ra phương thức của hành động : 按照、根据
e) Giới từ biểu thị bị động : 被、叫、让、给
f) Giới từ biểu thị so sánh:比、跟
g) Giới từ biểu thị loại trừ : 除、除了
1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
- Giới từ không thể độc lập làm thành phần câu. Giới từ thông thường kết hợp với các
danh từ hoặc đại từ tạo thành cụm kết cấu giới từ lảm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ
trong câu
a) Làm trạng ngữ .
Ví dụ:
(1) 护照我从来不往办公室里放。
(2) 他跟我商量了一下。
(3) 我早就从大学毕业了。
b) Làm định ngữ
2

(*) Lưu ý: Khi kết cấu giới từ làm định ngữ, giữa định ngữ và trung tâm ngữ bắt buộc
phải có 的.
Ví dụ:
(1) 我同意你对这个问题的看法。
(2) 上午讨论了关于暑假安排的问题。
c) Làm bổ ngữ ( một số ít kết cấu giới từ có thể làm bổ ngữ) .
Ví dụ:
(1) 孩子跑向妈妈。
(2) 这趟火车开往北京。
(3) 他毕业于北京大学。
1.4. Luyện tập
Bài 1: Dùng giới từ thích hợp điền vào chỗ trống
1. 您…..我们讲讲。
2. 那些护士......病人非常关心。
3. 你.....前看。
4. 我们........朋友那儿来。
5. 同学们.....张中家吃饭。
6. 我们.....那个公园不远。
2. CÂU SO SÁNH
2.1. Định nghĩa
Trong tiếng Hán hiện đại, câu so sánh là câu trong thành phần vị ngữ có chứa từ ngữ so
sánh hoặc cách thức so sánh. Về mặt ngữ nghĩa câu so sánh có thể phân thành các dạng: so
sánh ngang bằng, so sánh hơn và so sánh kém. Mỗi dạng so sánh đều có cấu trúc và ngữ nghĩa
đặc thù riêng.
2.2. Các dạng câu so sánh
2.2.1. So sánh hơn
Thức khẳng định:
So sánh hình dung từ : A + 比 B + HDT+( BN số lượng)
So sánh giữa hai động tác: A + 比 B + ĐT+得 (HDT) /(BN trình độ)
Ví dụ:
(1) 河内人口比太原人口多。
(2)他哥哥比他高一点儿。
Lưu ý: Biểu đạt mức độ cao trong câu so sánh hơn không dùng các phó từ mức độ như“很、
最、非 常”trước hình dung từ so sánh, cần dùng Hình dung từ + 得多.
Thức phủ định :
So sánh hình dung từ : A + 不比/ 没有+ B + HDT
So sánh giữa hai động tác: A + 不比/ 没有+ B + ĐT+ 得+HDT
Ví dụ:
3

(1) 这个房间不比(没有)那个房间大。
(2) 他不比(没有)我高。
(3) 他汉语不比我说得流利。(他汉语说得不比我流利。)
(4) 你不比我跑得快。(你跑得不比我快。)
So sánh hơn dạng đặc biệt :
A + 比 B +“早、晚、多、少”+ ĐT+ BNSL+ (TN)一天比一天 (一年比一年)
A + 比 B + 更(再、还)..
A 比 + (B là dạng thức nghi vấn/ đại từ nghi vấn) + (都、更)形
Ví dụ:
(1) 我比他早来了一个半小时。
(2) 他比我多买了三本汉语书。
(3) 天气一天比一天热。
(4) 有汽车的人一年比一年多。
(5) 老年人比年轻人更爱听民歌。
(6) 我家乡比什么地方(哪儿)都美。
2.2.2 .So sánh ngang bằng
Thức khẳng định :
A + 跟(和、同) + B...一样 (HDT)
A + 像 B + 这么(那么)...
A + 有 B + 这么(那么) + 形
Ví dụ:
(1) 姐姐的毛衣跟我的一样漂亮。
(2) 病好后,他能跑得和(跟)以前一样快了。
(3) 她也像他哥哥那么聪明能干。
(4) 儿子快有爸爸那么高了。
Thức phủ định 否定式:
A + 跟(和、同) + B...不一样 (HDT)
A + 不像 B + 这么(那么)...
Ví dụ:
(1) 这件羽绒服跟那件睡衣价格不一样。
(2) 我的爱好和他的爱好不一样。
(3) 他不像哥哥那么爱旅行。
2.2.3. So sánh kém
A + 有(没有) B + 这么(那么) + HDT
A 不如 B...
A + Động từ+ Tân ngữ+ 不如+ B +Động từ+ 得+ BN trình độ
Ví dụ:
(1) 这儿的风景没有我们家乡那么美。
(2) 北方没有南方这么热。
4

(3) 我不如他努力。
(4) 他写汉字不如我写得好。
2.3 LUYỆN TẬP
Bài 1.Dùng dạng thức so sánh để viết lại các câu sau
例如:这套房子九十平方米,那套房子一百平方米。
→ 这套房子比那套房子小十平方米。/这套房子没有那套房子那么大。
(1) 他口语考试得了满分,我口语考试得了 85 分。
(2) 他的自行车 450 块,他弟弟的车只有 300 块钱。
(3) 他爸爸喜欢听世界名曲,他也很喜欢听世界名曲。
(4) 在我的心里,妈妈是最了解我的人。
Bài 2: Dùng cấu trúc so sánh “A + 比 B + “ 早、晚、多、少…” viết lại câu.
(1) 我们每天七点半到办公室,他八点才到办公司。
(2) 今天我们班只来了 20 个同学,昨天来了 25 个同学。
(3) 桌子上有 5 本画报,书架上有 15 本画报。
(4) 买东西时,我只带 50 块钱,我买的东西一共 53 块。
Bài 3. Sửa câu sai
(1) 我的汉语比她不好。
(2) 北京的水果比广州的很贵。
(3) 坐汽车没有坐火车快一个小时。
(4) 这个外国人说汉语得跟中国人一样流利。
(5) 这次暑假没有上次长一些。
3. CÂU CHỮ “把”
3.1. Định nghĩa:
Biểu thị nhấn mạnh thông qua động tác làm cho sự vật xác định, thay đổi vị trí, quan hệ,
trạng thái, tính chất.
3.2. Cấu trúc:
Thức khẳng định:
CN + 把 + tân ngữ + động từ + thành phần khác
Ví dụ:
(1) 我把作业交给老师了。
(2) 他把脏衣服放进洗衣机里了。
(3) 小林把桌子上的蛋糕都吃完了。
(4) 请把门开开。
(5) 他把药喝了。
3.3 Chú ý khi sử dụng
- Chủ ngữ trong câu là đối tượng chủ thể thông qua hành động, động tác có sự tác động lên
tân ngữ.
- Tân ngữ là đối tượng chịu sự tác động của chủ ngữ thông qua động từ tác động. Tân ngữ của
chữ “把” phải là đặc chỉ hoặc ám chỉ. Đặc chỉ là đối tượng được xác định rõ ràng có thể
dùng “这“,”那“ hoặc có định ngữ để xác định. Ám chỉ là trước tân ngữ không có những dấu
hiệu đó, nhưng người hoặc sự vât mà người nói nghĩ tới được người nghe hiểu rõ nhờ ngữ
cảnh.
5

- Động từ trong câu chữ 把 là những động từ cập vật (động từ mang tân ngữ) và phải có ý
nghĩa xử lý hoặc chi phối. Các động từ không dùng trong câu chữ 把 gồm:
Biểu thị cảm giác: 认知──看见、听见、闻见、感到、感觉、觉得、以为、认为、
知道、懂等
Biểu thị tồn tại: 有、在、是;不如、等于、像等
Động từ biểu thị tâm lý: 同意、讨厌、生气、关心、怕、愿意等
Động từ biểu thị trạng thái cơ thể: 站、坐、躺、蹲、趴、跪等
Động từ xu hướng: 来、去、上、下、起来、过去等
-Sau động từ trong câu chữ 把 bắt buộc phải có thành phần khác .Thành phần khác là thành
phần bắt buộc phải có trong câu, biểu thị kết quả của động tác hoặc biểu thị sự thay đổi, biến
đổi của tân ngữ sau khi bị động từ tác động. Thành phần khác gồm các loại bổ ngữ xu hướng,
bổ ngữ kết quả, bổ ngữ trình độ, động từ lặp lại, hoặc các trợ từ 了,着 Lưu ý: Riêng bổ ngữ
khả năng không dùng trong câu chữ 把..
- Trong câu chữ 把 các phó từ phủ định ( 不,没), phó từ biểu thị thời gian (已经,曾
经.......), các động từ năng nguyện ( 会,能,可以......) phải đạt trước giới từ 把.
Ví dụ:
(1)他还没把作业做完,就高兴地跟小龙去打球了。
(2)我还没把这件事告诉他。
(3)孩子,你不把饭吃完,我就不让你去玩儿。
(4)今天我可以把所有作业做完。
(5)我已经把他送回上海了。
3.4 LUYỆN TẬP
Bài 1: Sắp xếp từ thành câu
(1) 你/帮/出来/把/我/照相机/拿
(2) 你/把/衣服/穿好/天冷了/快
(3) 我/把/没/告诉/她/这件事
(4) 黑板/哥哥/一遍/把/擦了
(5) 都/打扫/每天/阿姨/我房间/干干净净/把/得
Bài 2. Sửa lại các câu sau cho đúng:
(1) 请你把一件衣服给我。
(2) 他早就把那件事都知道了。
(3) 小林把那块蛋糕不想给妹妹。
(4) 刚离开家庭到太原学习时,我很把父母想。
(5) 他已经把昨天老师交的作业都做。
(6) 田芳把学校门口走出去了。
4. CÂU BỊ ĐỘNG
4.1. Định nghĩa
Câu bị động là câu biểu thị mối quan hệ bị động giữa chủ ngữ và vị ngữ, trong đó chủ
ngữ là đối tượng chịu sự tác động, tân ngữ trong vị ngữ là chủ thể tác động lên chủ ngữ thông
qua động từ.
6

Trong tiếng Trung Quốc hiện đại có hai dạng thức bị động, một là thức bị động về mặt ý
nghĩa, hai là dạng thức bị động sử dụng giới từ biểu thị bị động như 被、给、叫、让…...
4.2. Các dạng câu bị động
(1) Dạng thức bị động về mặt ý nghĩa:
Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ + thành phần khác
Ví dụ:
(1) 饭做好了。
(2) 衣服洗干净了
(3) 啤酒已经喝完了。
Lưu ý:
Chủ ngữ trong câu bị động là đối tượng chịu sự tác động, không phải là chủ thể của
động tác.
Động từ trong câu bị động thường là động từ cặp vât, có khả năng tác động lên vật
khiến cho vật thay đổi, biến đổi về trạng thái, vị trí, tính chất, số lượng...
(2) Dạng thức bị động sử dụng giới từ biểu thị bị động :
Chủ ngữ +被/叫/让+ tân ngữ + động từ + thành phần khác
Ví dụ:
(1) 我的汉语词典被同学借走了。
(2) 面包早就被他吃完了。
(3) 这件事让我给忘了。
(4) 他的自行车叫小王给骑走了。
Lưu ý:
-Trong câu bị động sử dụng 被 tân ngữ là chủ thể của hành động có hoặc không xuất hiện đều
được. Đối với các câu bị động sử dụng 叫/让, tân ngữ cũng là chủ thể tác động bắt buộc phải
xuất hiện để hoàn thiện chức năng câu.
Ví dụ:
(1)我的照相机被他借走了。也可以说:我的照相机被借走了。(V)
(2)我的照相机让他借走了。不能说:我的照相机让借走了。(X)
(3) 我的电话号码叫他写错了。不能说: 我的电话号码叫写错了。
- Trợ từ phủ định hoặc động từ năng nguyện phải đặt trước giới từ 被/叫/让 trong câu bị động.
Ví dụ:
(1) 茶杯没被他摔破。
(2) 我的车没被他骑走。
(3) 下个月他会被公司派到国外。
5.BÀI TẬP
Bài 1. Sắp xếp từ thành câu
(1) 吃光了/那盒饼干/被/儿子
(2) 自行车/借走了/被/我的
(3) 借走/手机/叫/他的/小王
(4) 窗户/小王/被/关上了。
(5) 可能/这事/发现/被人/了
Bài 2. Chuyển các câu sau sang câu bị động
7

(1) 他把昨天的作业都作完了。
(2) 他 把那把椅 子搬到教 室外边
(3) 他把宿舍打扫得干干净净的。
(4) 学校的领导派他去开会了。
(5) 麦克把我的自行车骑坏了。
Bài 3. Sửa câu sai
(1) 我的意见被大家没同意。
(2) 毕业论文我已经写。
(3) 我的汉语书让借走了。
(4) 那条公路被那些工人已经铺好了。
(5) 我的申请叫批准了。
1

BÀI 7
TRỢ TỪ

1. Trợ từ
1.1. Định nghĩa:
Trợ từ là những từ đi liền sau một từ, cụm từ khác hoặc một câu để biểu thị các
ý nghĩa bổ trợ, các mối quan hệ ngữ pháp hoặc ngữ khí kèm thêm.
1.2. Phân loại :
Trợ từ được chia làm 3 loại
a) Trợ từ kết câu : là trợ từ đi liền sau từ hoặc cụm từ khác để biểu thị mối quan
hệ ngữ pháp. Các trợ từ kết cấu thường gặp bao gồm: 的、得、地
b) Trợ từ động thái: là trợ từ đi liền sau động từ biểu thị ý nghĩa bổ trợ cho
động từ. Các trợ từ động thái trong tiếng Trung bao gồm: 着、了、过
c) Trợ từ ngữ khí : là trợ từ đặt cuối câu, biểu thị các ngữ khí khác nhau. Các
trợ từ ngữ khí thường gặp bao gồm: 吗、了、吧、呢、啊、的、嘛、哪、啦、呀、

1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
- Trợ từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ biểu thị ý nghĩa bổ trợ kèm theo như:
biểu thị mối quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa tình thái, hoặc ngữ khí của câu.
- Trợ từ không thể sử dụng độc lập, nên không thể đơn độc đảm nhiệm thành phần câu.
- Trợ từ thương đi liền sau từ, cụm từ khác hoặc đứng cuối câu.
Ví dụ:
(1) 奶奶的眼镜 ( Trợ từ đứng sau danh từ )
(2) 非常努力地学习 ( Trợ từ đứng sau cụm từ)
(3) 说得流利 ( Trợ từ đứng sau động từ)
(4) 站着说话 ( Trợ từ đứng sau động từ)
(5) 他来吗? ( Trợ từ đứng cuối câu)
(6) 快走啊! ( Trợ từ đứng cuối câu)
- Trợ từ thường đọc thanh nhẹ.
2. Trợ từ kết cấu
2.1 Ý nghĩa của trợ từ kết cấu “的、地、得”
Trợ từ kết cấu dùng để biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ hoặc cụm từ
mà nó kết nối. Ba trợ từ kết cấu “ 的、地、得” có cách đọc giống nhau về âm điệu,
đều đọc thanh nhẹ: “de” nhưng cách dùng thì hoàn toàn khác nhau..
2.2. Cách sử dụng của trợ từ kết cấu
2

a “的” là trợ từ luôn đặt sau định ngữ, nối liền định ngữ với trung tâm ngữ. có
thể coi “的”là dấu hiệu của định ngữ.
Định ngữ + 的+ trung tâm ngữ
Ví dụ:
(1) 妹妹的眼镜很漂亮。 (Danh từ làm định ngữ)
(2) 他的眼镜配得不错。 (Đại từ làm định ngữ)
(3) 新的眼镜在这儿。 (Hình dung từ làm định ngữ)
(4) 要买的眼镜选好了吗? (Động từ làm định ngữ )
(5)他选的眼镜很贵。 (Cụm từ làm định ngữ )

b. “地” là trợ từ luôn đặt sau trạng ngữ, nối liền trạng ngữ với trung tâm ngữ. Có
thể coi “地”là dấu hiệu của trạng ngữ.
Trạng ngữ + 地+ trung tâm ngữ
Ví dụ:
(1) 大家都热烈地欢迎外国朋友。 (Hình dung từ làm trạng ngữ)
(2) 妈妈很关心地问。 (Cụm từ làm trạng ngữ)
(3) 汉字要一笔地写。 (Cụm từ làm trạng ngữ)
(4) 天渐渐地晴了。 (Phó từ làm trạng ngữ )
c. “得” là trợ từ luôn đặt sau động từ hoặc hình dung từ, đặt trước bổ ngữ, nối
liền bổ ngữ với trung tâm ngữ. Có thể coi “得”là dấu hiệu của bổ ngữ.
Trung tâm ngữ + 得+ bổ ngữ
Ví dụ:
(1) 他说得很流利。 (trung tâm ngữ là động từ)
(2) 今天热得很。 (trung tâm ngữ là hình dung từ )
(3) 他高兴得说不出话来。 (trung tâm ngữ là hình dung từ )
3. Trợ từ động thái
3.1 Ý nghĩa của trợ từ động thái “着、了、过”
Động từ trong tiếng Hán không có sự biến đổi hình thái, vì vậy sau các động từ thương sử
dụng các trợ từ 着、了、过 để biểu thị các ý nghĩa tình thái của động từ. Tuy nhiên không
phải động từ nào cũng có thể kết hợp sử dụng với 着、了、过.
3.2. Cách sử dụng của trợ từ động thái
a. Trợ từ động thái “了”
- Trợ từ động thái “了” ở trong câu, thường đứng sau động từ hoặc kết cấu động bổ
biểu thị sự hoàn thành của động tác.
Ví dụ:
(1) 他买了一本《汉英词典》。
(2) 你吃完了饭再洗衣服吧。
- Trợ từ động thái “了” thường đi kèm với “已经”
3

Ví dụ:
(1) 这个星期,他已经回了两次家。
(2) 他已经去了医院了吗?
- Trợ từ động thái 了 có thể kết hợp với phó từ 就 tạo thành kết cấu :V1+了+(TN)+.就
+V2+ TN biểu thị động tác thứ 2 xảy ra ngay sau khi động tác thứ nhất kết thúc.
Ví dụ:
(1) 玛丽打算下了课就去邮局。
(2) 麦克吃了晚饭就去看电影了。
- Các loại động từ không thể sử dụng kết hợp với trợ từ động thái “了”:
+ Các động từ biểu thị động tác không hoàn thành trong một thời gian ngắn như: 爱、很、想
念、企图、羡慕、反对.....
+ Các loại động từ không biểu thị hành động động tác như: 是、在、姓、像、叫做、称为...
+ Các động từ phía trước có các trợ động từ như: 要听、想去、会说…
b. Trợ từ động thái “着”
-Trợ từ động thái “着” đứng sau động từ biểu thị sự liên tục, tiếp diễn của động tác hoặc trạng
thái.
Ví dụ:
(1) 他们正谈着话呢。
(2) 门开着,灯亮着。
- Trợ từ động thái “着”có thể sử dụng phối hợp với từ chỉ động tác đang tiến hành “正、
正在”
Ví dụ:
(1) 他进来的时候,我正看着电视呢。
(2) 他在写着信呢,我们小声一点儿。
- Các loại động từ không thể sử dụng phối hợp với trợ từ động thái “着”
+ Các động từ không biểu thị sự duy trì động tác lâu dài như: 是、在、等于、结束、完、毕
业、结婚、离婚、进、去、来...
+ Các động từ không chứa động các động tác cụ thể như: 怕、知道、像、需要、认识、赞
成、同意、.....
+ Các động từ phía trước có các trợ động từ như: 要听、想去、会说……..
+ Các động từ có kết cấu động bổ: 打到、打败、推翻、说明...
- Các cấu trúc thường gặp
+ Biểu thị sự tồn tại :
Địa điểm+ Động từ+ 着+ tân ngữ
Chủ ngữ + 在+ địa điểm+ Động từ+ 着+ tân ngữ
Ví dụ:
(1) 墙上贴着地图。 / 地图在墙上贴着。
(2) 窗台上摆着花。 / 花在台上摆着。
+ Biểu thị phương thức hành vi
Động từ 1+ 着+(Tân ngữ 1)+ Động từ 2+ Tân ngữ 2
4

Ví dụ:
(1) 老师站着讲课。
(2) 学生坐着听讲。
(3) 小孩哭着说话。
+ Biểu thị bắt đầu động tác thứ 2 hoặc chuyển sang trạng thái mới ngay khi sự tiếp diễn của
động tác thứ 1 hoặc trạng thái thứ 1 bị ngắt quãng.
Động từ 1+ 着+Động từ 1+ 着+(就)+ Động từ 2+ Tân ngữ 2
Ví dụ:
(1) 这本书很有意思,玛丽看着看着笑了。
(2) 快迟到了,大卫走着走着跑了起来。
c. Trợ từ động thái “过”
-Trợ từ động thái “过” đứng sau động từ biểu thị động tác đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
(1) 玛丽小时候去过长城。
(2) 我从来没见过他。
- Trợ từ động thái “过”thường sử dụng kết hợp với phó từ “曾经”
Ví dụ:
(1) 我曾经到过那里。
(2) 我们曾经商量过这件事。
(*)So sánh các loại trợ từ động thái
Trợ từ động thái Khẳng định Phủ định Phó từ hay kết hợp Ý nghĩa
V+了 大门开了。 大门没开。 大门已经开了。 Đã xảy ra
V+着 大门开着 大门没开着。 大门在开着呢。 Đang xảy ra
V+过 大门开过 大门没开过。 大门曾经开过。 Đã từng xảy ra
và đã kết thúc
4. Trợ từ ngữ khí
4.1 Ý nghĩa của trợ từ ngữ khí
- Trợ từ ngữ khí thường đặt ở cuối câu biểu thị các ngữ khí bổ sung cho câu như: ngữ
khí nghi vấn, khẳng định, phán đoán v…v..
4.2 Một số trợ từ ngữ khí thường dùng
a. Trợ từ ngữ khí “吗”
“吗”là trợ từ biểu thị ngữ khí nghi vấn. Khi người nói không biết, hi vọng được trả lời,
có thể thêm 吗 vào cuối câu trần thuật để đặt câu hỏi.
Ví dụ:
(1) 窗户关着吗?
(2) 那里的风景美吗?
(3)那是一个著名的城市吗?
b. Trợ từ ngữ khí “呢”
5

- “呢”dùng cuối câu hỏi chính phản, câu có đại từ nghi vấn, hoặc câu hỏi lựa chọn
biểu thị ngữ khí nghi vấn, mang ngữ khí nhẹ nhàng, hoặc thúc giục.
Ví dụ:
(1) 他是不是留学生呢?
(2) 那是谁的手套呢?
(3) 你学文学还是学艺术呢?
(4) 这么晚了你到哪去了呢?
(5) 妈妈你买了点什么呢?
+“呢”dùng sau danh từ hoặc đại từ biểu thị hỏi về vấn đề đã được nêu trước đó.
Ví dụ:
(1) 我去打球。你呢?
(2) 他学英语,我学汉语。玛丽呢?
(3) 我和啤酒。你们呢?
+“呢”dùng sau danh từ hoặc đại từ biểu thị hỏi về địa điểm.
Ví dụ:
(1)田芳同学呢?
(2) 我的车呢?
(3) 桌子上的词典呢?
+“呢”dùng cuối câu trần thuật biểu thị động tác hoặc tình huống còn đang tiến hành
hoặc tiếp tục.
Ví dụ:
(1)小王叫呢?
(2) 别走了,下着雨呢?
(3) 他们班做化学实验呢?
c. Trợ từ ngữ khí “吧”
+“吧”dùng cuối câu trần thuật biểu thị sự thỉnh cầu, mệnh lệnh hoặc đề nghị
Ví dụ:
(1) 咱们一起走吧!
(2) 你再思考思考吧!
(3) 帮帮忙吧!
+“吧”dùng cuối câu trần thuật biểu thị sự đồng ý
Ví dụ:
(1) 好吧,我答应你的要求。
(2) 大家就这样干吧。
+“吧”dùng cuối câu trần thuật biểu thị người nói có sự phỏng đoán với sự việc đề cập
đến nhưng không dám hoàn toàn khẳng định, cuối câu thường có dấu hỏi, ngữ khí nhẹ
nhàng.
Ví dụ:
(1) 这是你的吧?
6

(2) 你大概忘了吧?
(3) 他们不来了吧?
d. Trợ từ ngữ khí “啊”
+“啊” dùng cuối câu trần thuật biểu thị cảm thán
Ví dụ:
(1)日子过得真快啊!
(2) 字写得真漂亮啊!
+“啊” dùng cuối câu trần thuật biểu thị ngữ khí khẳng định, thúc giục, dặn dò....
Ví dụ:
(1) 是啊,已经决定了。
(2) 快跑啊!
(3) 你一定小心啊!
+“啊” dùng cuối câu hỏi chính phản, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi mang đại từ nghi vấn
biểu thị ngữ khí nghi vấn, ngữ khí có phần bức thiết, gay gắt hơn so với “呢”
Ví dụ:
(1) 你表演不表演这个节目啊?
(2) 你唱歌还是跳舞啊?
(3) 你参加哪儿的联欢啊?
e. Trợ từ ngữ khí “了”
+“了” dùng cuối câu trần thuật biểu thị sự phát sinh tình huống mới
Ví dụ:
(1) 春天了。
(2) 天黑了。
+“了” dùng cuối câu trần thuật biểu thị nhận thức, chủ trương, cách nghĩ, hành
động....có sự thay đổi.
Ví dụ:
(1) 我明白你的意思了。
(2) 现在还有事,不能去俱乐部了。
+“了”dùng cuối câu biểu thị sự thúc giục, khuyến cáo, nhắc nhở.
Ví dụ:
(1) 走了,走了,不能再等了。
(2) 好了,不要再说了。
(3) 吃饭了,别写了。
5.Bài tập
Bài tập 1. Dùng trợ từ kết cấu thích hợp điền vào chỗ trống
1) 重要________事情 8) 姑娘________梦想
2) 高兴____笑 9) 说________对
3) 翻译________文章 10) 爷爷________帽子
4) 做________好 11) 明确________告诉
7

5) 慢慢________走到台上 12) 麻烦________很


6) 热烈________欢迎 13) 写________特别快
7) 哭________很伤心 14) 拼命________工作

Bài tập 2. Dùng trợ từ động thái thích hợp điền vào chỗ trống
1) 你借我的那本书我看___, 挺有意思的。
2) 你借我的那本书我看____, 不想再看了。
3) 这个人我好像在什么地方见___。
4) 我紧紧地握___他的手,说:“太谢谢你了!”
5) 这星期我们做成____几笔大生意。
6) 笔就在你的手中拿_____,你还找什么?
7) 来中国以后,我认识____很多朋友。
8) 今天上午一直下____大雨,我只好呆在家里。
9) 这次汉语演讲,我们班拿___第 1 名。
10) 我小时候在那儿生活_____,所对那儿很熟悉。
Bài tập 3. Dùng trợ từ ngữ khí thích hợp điền vào chỗ trống
1) 她是护士_______?
2) 天气多好________?
3) 这支笔是谁的_____?
4) 好____, 我一定去。
5) 已经十二点了,快走______。
6) 他看电影,你_______?
7) 他是演员还是记者______?
8) 他打太极拳不大太极拳_____?
9) 我想,你大概就是陈老师______?
10) 这也是助词_____?
11) 明天你能来______?
12) 再说也没用了,算了____。
Bài tập 4. Sửa câu sai
1) 我在日本常常看见了中国古代的艺术品。
2) 三年前,我在北京语言大学开始学了学习中文。
3) 我来北京以后还没去长城过呢。
4) 词典没放着在桌子上。
5) 他吃饭看着电视。
6) 他给你打过电话三次。
7) 我上课马上就迟到了,怎么办吗?
8) 他非常想去,你不让他去,他会同意吧?
9) 你怎么不说话,说吗?
BÀI 8: LIÊN TỪ
1. Liên từ

1.1. Định nghĩa:

Liên từ là từ dùng để nối hai từ, hai cụm từ hoặc hai câu, biểu thị các mối hệ ngữ
pháp như đẳng lập, nhân quả, điều kiện, giả thiết ....

1.2. Phân loại :

Có 11 loại liên từ thường gặp

- Liên từ biểu thị đẳng lập: :和、跟、同、以及、并、而

- Liên từ biểu thị nhân quả: 因为,所以,因此

- Liên từ biểu thị điều kiện: 只要,只要,不管

- Liên từ biểu thị giả thiết: 如果、要是, 假如、假设、即使

- Liên từ biểu thị suy luận phán đoán: 既然,这样,那么

- Liên từ biểu thị chuyển ngoặt: 虽然,但是,可是

- Liên từ biểu thị nhượng bộ: 即使,就是

- Liên từ biểu thị lựa chọn: 还是,或者

- Liên từ biểu thị liệt kê: 假如, 比如、如、比方

- Liên từ biểu thị tiếp nối: 接着,于是,然后

- Liên từ biểu thị tăng tiến; 甚至,至于,而且

1.3. Đặc điểm ngữ pháp

- Liên từ không thể đơn độc đảm nhiệm thành phần câu.

- Liên từ không có tác dụng tu sức, chỉ có chức năng kết nối.

- Liên từ không thể dùng láy lại.

1.4. Một số chú ý khi sử dụng liên từ


Khi muốn liên kết các danh từ, đại từ hoặc các cụm danh từ dùng: 和,跟,同,
与、及. Trong đó,“和、跟” thường dùng trong khẩu ngữ,“同、与、及” thường
dùng trong văn viết

Ví dụ:

(1) 王老师和技术员都到了。( Nối các danh từ )

(2) 我跟你不需要参加这次考试。( Nối các đại từ)

(3) 英文报和法文报都买好了。( Nối cụm danh từ )

(4) 国家大力发展工业与农业。( Nối các danh từ )

(5) 这个商店卖笔、墨、本字以及其他文具。( Nối các danh từ )

Khi muốn liên kết các động từ, các cụm từ hoặc các phân câu có thể dùng “并且”,
trong văn viết thành “并”.

Ví dụ: (6) 新事物不断发生并且发展。( Nối các động từ)

(7) 代表们热烈讨论并且一致通过这个草案。 (Nối các cụm từ)

(8) 我们应该并且能够完成这个任务。( Nối các trợ động từ)

Khi muốn liên kết các hình dung từ, hoặc cụm hình dung từ có thể sử dụng: 而,

而且

(9) 她是个聪明而漂亮的女孩。( Nối các hình dung từ)

(10) 玛丽流利而标准地朗读了那首诗。 (Nói các cụm từ)

1.5. Bài tập: Điền các liên từ thích hợp vào chỗ trống

1) 数学_______物理 6)钢笔,铅笔_______ 毛笔

2)咱们________他们 7)光荣______ 伟大

3) 干净_______ 安静 8)吃苹果______ 吃橘子

4)继续_______ 发展 9)画画儿______ 雕刻

5)检查_______ 治疗 10)欣赏音乐_______ 做游戏


2. Câu phức

2.1 Định nghĩa

Câu phức là câu do hai hoặc hai câu đơn trở lên tạo thành, có ý nghĩa hoàn chỉnh
và có ngữ điệu nhất định. Mỗi câu đơn trong câu phức được gọi là về câu hoặc
mệnh đề

2.2 Phân loại

Câu phức được phân thành hai loại là câu phức liên hợp và câu phức chính phụ.

Trong câu phức liên hợp, các vế câu có vai trò tương đương nhau và không phân
biệt về chính, vế phụ. Chủ yếu bao gồm các dạng câu phức như: câu phức đẳng lập,
câu phức tăng tiến, câu phức lựa chọn...

Ví dụ: (11) 你们明天出发还是后天出发?

(12) 风停了,雨也不下了。

Trong câu phức chính phụ, hai vế câu phân thành về chính và về phụ, ý nghĩa của
về chính quyết định ý nghĩa của cả câu. Câu phức chính phụ chủ yếu bao gồm các
dạng câu phức như: câu phức nhân quả, câu phức điều kiện, câu phức giả thiết ....

Ví dụ: (13) 因为天气不好,所以我们改天再去吧。

(14) 他虽然生病,但是还很努力学习。

2.3 Một số loại câu phức thường gặp

2.3.1 Câu phức biểu thị mối quan hệ đẳng lập

Câu phức biểu thị mối quan hệ đẳng lập là loại câu phức có hai hoặc hơn hai vế
câu miêu tả nói rõ một vài sự việc hoặc các phương diện khác nhau của một sự
việc.

Các cặp quan hệ từ thường dùng trong câu phức này là:

a) ....又.....又..: vừa....vừa….

Ví dụ:

(15) 他又是我老师, 又是我朋友。


(16) 这个同学又会踢足球, 又会画画儿。

(17) 这件衣服价格又便宜, 质量又好。

b) ..一边.....一边....: vừa....vừa….

Vi du: (18) 我们一边走,一边谈

(19) 我一边收拾房间, 一边跟她聊天。

(20) 我们一边喝茶一边写着信。

c) ...不是......而是....không phải là......mà là….

Ví dụ: (21) 不是我们不想来, 而是没有时间。

(22) 这个菜不是妈妈做的, 而是姐姐做的。

2.3.2 Câu phức biểu thị mối quan hệ nối tiếp

Câu phức biểu thị mối quan hệ nối tiếp là câu phức mà các vế câu được sắp xếp
theo thứ tự trước sau để nói rõ động tác hoặc hành động diễn ra liền nhau. Các vế
câu có thử tự trước sau và thường sẽ không hoán đổi cho nhau được.

Các cặp quan hệ từ thường dùng trong câu phức này là

a) 先.....然后(再,接着...): .....trước ......sau đó ( rồi, tiếp đó).....

Ví dụ: (23 )你先跟他联系, 然后我们一起去他们那儿。

(24) 代表团先到北京, 然后到上海广州。

(25) 请先把门关上, 再打开空调。

(26) 你先给客人安排座位, 接着给客人倒茶。

b) ........于是 …..: …... thế là ....

Ví dụ: (27) 儿子放学后想去公园玩, 于是我带他去了。

(28) 作业两天前就完成了, 于是我把它交给老师。

c) ...就 .....:...liền/ thì .........


Ví dụ: (29) 他来了您就告诉他。

(30) 我们商量完了就去找你。

d) 一......就......:......vừa ......liền ...

Vi du: (31) 早上他一起床就去打太极拳。

(32) 他们一到, 我们就出发。

2.3.3 Câu phức biểu thị mối quan hệ tăng tiến

Câu phức biểu thị mối quan hệ tăng tiến là câu phức được tạo thành từ hai vế câu
có quan hệ bổ sung cho nhau, trong đó ý nghĩa của vế câu sau tăng một bậc so với
vế câu trước về mức độ, số lượng, phạm vi... Những cặp quan hệ từ thường dùng là:

a) 不但(不光,不仅).. .....而且(还,也,又): Không những (không chi) ...mà còn

Ví dụ: (33) 他不仅学得好, 还经常帮助别人。

(34) 打球不只对身体有利, 而且对精神也很好。

b) 别说....连....也.....: Đừng nói .....ngay cả .....cũng

Ví dụ:(35) 这么好吃的蛋糕, 别说小孩, 连大人也挺喜欢吃。

(36 ) 别说他, 连我也不敢说出这句话来。

(37) 这本小说太厚了, 别说三天,连一个星期我也没看完。

2.3.3 Câu phức biểu thị mối quan hệ lựa chọn

Câu phức biểu thị mối quan hệ lựa chọn là câu phức được tạo thành từ hai vế câu
trần thuật các sự việc hoặc các tình huống không thể diễn ra hoặc tồn tại cùng lúc,
cần lựa chọn một sự việc hoặc một tình huống nhất định nào đó. Những cặp quan
hệ từ thường dùng là:

a) (是)......还是......:...hay là......

Ví dụ: (38) 你是喜欢文学, 还是喜欢历史?

(39) 你觉得是汉语的语音难学, 还是语法难学?

b) 或者...或者...: hoặc là…..hoặc là


Ví dụ: (40)星期天他或者在图书馆看书, 或者在房间自学,从来不去玩。

(41) 这份资料, 或者打印, 或者复印, 或者抄写, 都可以。

c) 不是...就是......: không phải là ........ thì là .....

Ví dụ: (42) 不是他来看你,就是你去看她。

(43) 这件衣服不是玛丽买的, 就是田芳买的。

2.3.4 Câu phức biểu thị mối quan hệ điều kiện

Là câu phức có một vế câu nêu ra điều kiện (vế phụ), vế câu còn lại nêu kết quả
hoặc tình hình trong điều kiện đó (vế chính). Những quan hệ từ thường dùng trong
về phụ là: “ 要”,“只有”,“除非”, những phó từ thường dùng trong vế chính
là:“就”,“才”,“都”......

Những cặp quan hệ từ thường dùng trong câu phức điều kiện là:

a)只要......就....: Chỉ cần ... thì /là...

Ví dụ: (44) 只要完成这个练习, 你就可以出去玩儿。

(45) 只要你来, 我就高兴。

b)只有.....才.........: Chỉ có ....mới ...

Ví dụ: (46) 只有勤奋学习才能获得好成绩。

(47) 你只有提起精神, 才能做好明天的考试。

(48) 只有尊重别人, 才能受到别人的尊重。

c) 不管/不论(无论) .....都…....: Bất kể/bất luận... đều....

Ví dụ: (49) 不管遇到什么事情, 他都很冷静面对。

(50) 无论生活有多么困难, 我们都要有乐观的的态度。

2.3.4 Câu phức biểu thị mối quan hệ giả thiết

Câu phức biểu thị mối quan hệ giả thiết là câu phức trong đó có 1 vế câu nêu ra
tình huống giả định (vế phụ), vế câu sau nói rõ suy luận hoặc kết quả của giả thiết
phía trước (vế chính). Nhûng quan hệ từ thường dùng trong vế phụ là:“如果”, “要
是”, “假设”, “假如”, “倘若”,“若是”,“要不是”.....vế sau thường kết hợp
với các phó từ “就”,“那么”, “便”...

(1)要是....就/那么…..:.(Nếu...thì.....)

Ví dụ: (51) 要是你遇到他, 就替我说谢谢他吧。

(52) 要是你真的想去留学, 那么现在要努力学习。

(2)如果.....就/那么.......:(Giả sử.....thì......)

Ví dụ: (53) 如果你不想自己决定, 别人就替你决定。

(54) 如果大家不同意, 我们就换别的计划吧。

(55) 假如.....就/那么......

(3)要不是....就/那么.....:(Nêu không phải....thì......)

Ví dụ: (56) 要不是你提醒我 , 我早就把这件事给忘了。

(57) 要不是在街上碰见你, 我们现在就是陌生人了。

2.3.5. Câu phức biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả

Câu phức biểu thị mối quan hệ nguyên nhân-kết quả: vế câu trước nêu nguyên
nhân của sự việc, vế câu sau nói rõ kết quả hoặc phán đoán dựa vào nguyên nhân ở
vế trước. Vế câu đầu thường dùng những liên từ như: “因为”, “由于”, “既
然”....vế câu sau thường dùng những liên từ hoặc phó từ như :“所以”, “因此,
“就”, “那么”, “才”, “于是”...

Dạng thường gặp của câu phức dạng này là:

a)“因为.....所以....”(Vì....nên...)

Liên từ 因为 trong vế câu trước biểu thị nguyên nhân, liên từ “所以” trong vế câu
sau chỉ kết quả.

Ví dụ:(58)因为腿疼,所以他不能参加运动会。

(59) 因为今天是她的生日, 所以她觉得非常高兴。


“因为” và “所以” đều có thể dùng độc lập mà ý nghĩa của câu vẫn không thay
đổi:

(60) 因为工作需要, 她决定学习外语。

(61) 因为吃得太多, 他觉得很不舒服。

(62)他亲自邀请我来他家做客,所以我不得不同意。

(63) 明天我要参加考试,所以不能送你去机场了。

Ngoài ra, có thể dùng cấu trúc “之所以....... 是因为......” để biểu thị. Trong đó vế
câu trước nêu kết quả là vế chính, vế câu sau nêu nguyên nhân là vế phụ.

(64) 有些人之所以成功是因为他们会抓住机会。

(65) 他的身体之所以那么好, 是因为他经常运动。

(b) 由于......所以/因此..... (Vì...nên....)

“由于”có thể sử dụng độc lập ở vế câu đầu, hoặc kết hợp với “因此” để nêu
nguyên nhân và kết quả của sự việc.

(66)由于房租太贵,我只好搬到别的地方住。

(67)由于时间紧张,因此我们没按时完成任务。

Thông thường có thể lược bỏ “由于” mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của câu:

(68) 他很关心别人, 因此大家都很喜欢他。

(69) 他年纪小, 又不太懂事, 因此出了问题也不知道怎么办才好。

Chú ý: “由于” thường dùng trong văn viết.

2.3.6. Câu phúc biểu thị mối quan hệ chuyển ngoặt

Câu phức biểu thị mối quan hệ chuyển ngoặt là câu phức trong đó vế câu đầu nêu
ra sự việc hoặc tình hình, vế câu sau biểu thị ý nghĩa hoàn toàn tương phản với vế
câu còn lại. Vế câu sau mới thể hiện đúng dụng ý của người nói. Các liên từ
thường dùng trong câu phức chuyển ngoặt là:

a) 虽然.....但是....(Tuy/mặc dù....nhưng...)
Vế đầu có “虽然” thừa nhận phương diện nào đó của sự việc, vế sau có “但是”
nói lên phương diện khác hoặc cách nhìn khác của sự việc.

Đây là ý chính mà người nói muốn đề cập đến.

Ví dụ: (70) 虽然今天下雨, 但是天气很凉快,很舒服。

(71) 虽然我已经努力学习, 但是还没通过 HSK 考试。

(72) 虽然大家都对我很好, 但是我还是想回我的家。

“但是”có thể thay bằng“可是”, “否过”, “却”:

(73) 虽然我跟她解释了,可是他还很生气。

“虽然” có thể lược bỏ.

Ví dụ: 我们都同意你的看法,但是还不知道该怎么做。

b) 尽管......但是... Tuy/ Mặc dù.....nhưng.....

Sau“但是” thường kết hợp với “还是”,“却”,“仍然”

Ví dụ: (74) 他尽管工作很忙, 但是仍然找时间回家看父母。

(75) 尽管经理说工作要仔细, 但是他还是做错了很多事情。

(76) 尽管大家已经想了很多办法, 但是这件事还没有解决。

2.4 Bài tập. Bài 1: Điền quan hệ từ thích hợp cho câu

1) 张明 ( )会弹钢琴 ( ) 会画画儿。

2) 他常常 ( ) 吃饭,( ) 听音乐。

3)下午我 ( ) 办点儿, ( ) 去你那儿。

4) ( ) 你要研究历史, ( ) 他要研究?

5) 不别着急, 张先生 ( )今天下午到,( )明天下午到。

6) 他是专家, 这个专业会议 ( )我去, ( )他去

7) 他在工作中( )干( )学,提高得很快。


8) ( ) 没有时间, 你( )别来

9) 我们( )有决心,( )一定能学会这种技术。

10) ( )因为他有点不舒服,( )我代替他。

Bài 2. Sửa câu sai

1)虽然她三十岁了,就还没找到工作。

2) 你一边吃饭,不要一边看报。

3) 我们开始点菜吧,你是想吃法国菜,或者想吃中国菜?

4) 我们先住下,就讨论学习问题。

5) 我们参观了故宫以后,就我们去吃饭。

6) 麦克不但想吃中国饭,我也想吃中国饭。

7) 只要你努力,才一定能成功。

8) 因为他就要毕业了,我们所以没有选他做学生会主席。

9) 不管谁提出批评,我们应该接受。

10) 班长接过王明的作业本,看了一下,以后交给马老师。

Bài 3. Sắp xếp từ/ cụm từ cho trước thành câu hoàn chỉnh.

11) 很关心/ 同学们/ 帮我/ 还/ 不但/ 很多/ 做事情我

12)不仅/好成绩/他/同学们/帮助/学习/还/有

13) 回去/ 等 /去睡觉/ 他们/ 于是/ 了/ 大家/ 就

14) 把房子/ 回去/ 收拾/ 你/ 好/ 再/ 吧/ 先

15) 拍/ 去参观/ 请/ 照片/ 跟我/ 然后/ 先

16)如果/不喜欢/为难/你/不要/这件事做/就/自己

17) 猜/ 你/ 就 / 要是/ 对了/ 告诉/ 我/ 吧

18) 吃蛋糕/ 买/ 要是/ 喜欢/ 给她/ 我/ 一个/ 就/ 她


BÀI 9

PHƯƠNG VỊ TỪ VÀ CÁC HÌNH THỨC LẶP LẠI TRONG TIẾNG HÁN

1. Phương vị từ (方位词)

1.1. Định nghĩa:

Phương vị từ là danh từ chỉ phương hướng hoặc vị trí.

1.2. Phân loại:

Phương vị từ được chia làm 2 loại: phương vị từ đơn âm tiết và song âm tiết.

a) Phương vị từ đơn âm tiết: 上,下,前,后,左,右,里,外,中,内,间,旁, 东,西,南,北

b) Phương vị từ song âm tiết: phương vị từ đơn âm tiết kết hợp với “边,面,以,
之” thành các phương vị từ song âm tiết.

上边, 下边, 前边, 后边, 左边, 右边, 里边, 外边, 旁边, 东边, 西边, 南边, 北边,
上面, 下面, 前面, 后面, 左面, 右面, 里面, 外面, 东面, 西面, 南面, 北面 以上, 以
下, 以前, 以后, 以里, 以外, 以内, 以东, 以西, 以南, 一北 之上, 之下, 之前, 之后,
之中, 之内, 之间

1.3. Đặc điểm ngữ pháp:

- Phương vị từ đơn âm tiết rất ít khi đứng một mình. Phương vị từ song âm tiết có
những đặc điểm ngữ pháp giống danh từ, có thể làm chủ ngữ, tân ngữ, định ngữ và
trạng ngữ.

a. Làm chủ ngữ

Ví dụ: (1) 东边有一个商店。

(2)外边不热。

b.Làm tân ngữ

Ví dụ:(1)我们的学校在西边。

(2) 汉语书在上边,英语书在下边。
c. Làm định ngữ

Ví dụ: (1) 依附在左边儿得箱子里。

(2) 前边的大楼就是中国银行。

d. Làm trạng ngữ

Ví dụ: (1) 您里边坐。。

(2)我们外边谈。

Chú ý: Phương vị từ đơn âm tiết “面, 上” thường được sử dụng sau danh từ. 屋
子里, 院子里, 桌子上,书架上

1.4 Bài tập: Hãy chỉ ra phương vị từ và xác định thành phần câu mà phương
vị từ đảm nhận trong những câu dưới đây.

1. 里面有一架钢琴。

2.我以前学英语,现在学汉语。

3. 这是以后的计划。

4.八点以前他们都来了。

5. 旁边是我的卧室。

6. 以前的房子不太好。

7.请你到里边坐。

8. 前边的楼是留学生宿舍。

9. 我已经把以前的事情给忘了。

10. 以后我一定再回来。

2. Cụm từ phương vị 方位词组

2.1 Định nghĩa

Cụm từ do phương vị từ làm trung tâm ngữ cấu thành, biểu thị nơi chốn, thời gian
hoặc số lượng, gọi là cụm từ phương vị.
2.2 Phân loại

a. Biểu thị nơi chốn: 城东, 路南, 校外, 屋里, 桌子上, 学校前面, 他左边

b. Biểu thị thời gian: 夜里, 三天前, 饭后, 一个星期左右, 一个月以前

c. Biểu thị số lượng: 三十岁以上, 四十里以外, 五十个左右, 四十岁上下

2.3 Đặc điểm ngữ pháp

-Vị trí của cụm từ phương vị là cố định, trong đó thành phần đứng trước bổ sung
cho phương vị từ đứng sau.

-Thành phần đứng trước cụm phương vị từ có thể là: danh từ, đại từ, từ chỉ thời
gian, động từ hoặc cụm từ, thành phần đứng sau là phương vị từ.

a. Làm chủ ngữ

Ví dụ:(1) 图书馆东边是教学楼。

(2) 大使馆前边有一条很宽的马路。

(3) 七点以后比较合适。

b. Làm tân ngữ

Ví dụ:(1) 信在抽屉里。

(2)你们看墙上边。

(3)晚会的时间是八点以后。

c. Làm định ngữ:

Khi cụm phương vị từ làm định ngữ thì thường phải dùng trợ từ kết cấu “的”.

Ví dụ:(1)黑板上的字是老师写的。

(2) 书下边的报是今天的。

(3)三十岁以上的人都知道。

d. Làm trạng ngữ

Ví dụ: (1) 你饭后再来吧。


(2) 我们一个星期以后再见。

(3) 咱们院子里坐坐。

2.4 Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng cụm từ phương vị

2.4.1 Vị trí của từ trong cụm từ phương vị không thể hoán đổi cho nhau được
vì ý nghĩa của cụm từ sẽ thay đổi.

Ví dụ: 三天前: 3 ngày trước

前三天: Trước đó 3 ngày ( chỉ thời gian cụ thể)

屋里: trong phòng

里屋: căn phòng phía trong

2.4.2 Cụm từ phương vị và trợ từ kết cấu “的”

+ Giữa từ phương vị đơn âm tiết và danh từ, đại từ đứng trước nó không thêm trợ
từ kết cấu“的”.

Vi du: 三天前, 两年后, 城东, 饭后, 屋里, 窗外

+ Khi danh từ kết hợp với “上下, 左右” và những phương vị từ song âm tiết có
“以,之” sẽ không dùng trợ từ “ 的” .

Vi du: 一千公斤上下

五十个左右

两个星期以前

+ Giữa phương vị từ song âm tiết có “边,面” và danh từ có thể sử dụng trợ từ kết
cấu “的”.

Ví dụ: 他的左边, 张文的旁边, 宿舍的前边

2.5 Bài tập

Hãy chỉ ra cụm từ phương vị và xác định thành phần câu mà cụm từ phương
vị đảm nhận trong những câu dưới đây.

1. 屋子里边暖和。
2. 我们扫扫门外边。

3.楼旁边种着很多花。

4. 我看见抽屉里的信了。

5. 我后边没有人。

6. 咱们院子里坐坐。

7. 你坐桌子这边,他坐桌子那边。

8. 这是两个星期以内的参观计划。

9. 我十号以后就离开上海了。

10. 他毕业以后的工作已经找到了。

3. Câu tồn hiện

3. 1. Định nghĩa

Câu tồn hiện là câu biểu thị sự tồn tại, xuất hiện hoặc biến mất của người hoặc sự
vật ở một địa điểm nào đó hoặc một thời điểm nào đó.

Cấu trúc của câu tồn hiện gồm có:

Từ/ cụm từ chỉ địa điểm, thời gian + Động từ (chỉ sự tồn hiện) + (trợ động từ) +
Danh từ chỉ người/vật

Ví dụ: 墙上挂着一张地图。

前边跑来一只猫。

昨天走了一个同学。

教室里坐着两个人。

3. 2. Phân loại

Câu tồn hiện có thể chia thành 2 loại:


- Câu tồn tại (存在句): chỉ nơi nào đó tồn tại người hoặc vật. Đầu câu thường là từ
hoặc cụm từ chỉ địa điểm, nơi chốn, động từ phía sau thường đi kèm trợ từ động
thái “着”.

Ví dụ: 门前站着两个人。

阳台上摆着很多鲜花。

门上贴着红福字。

- Câu ẩn hiện (隐现句): chỉ sự xuất hiện hoặc biến mất của người hoặc vật ở một
địa điểm nào đó. Động từ thường mang ý nghĩa xuất hiện hoặc biến mất như: “出
现”, “来”,“露 lù ” và thường kèm theo trợ từ “了”. Sau động từ có thể mang
theo bổ ngữ xu hướng đơn nhu:出, 起, 进, 来。

Ví dụ: 前边走来两个人。

院子里丢了一只鸡。

外面下起了大雨。

天空中出现一架飞机。

3. 3. Một số lưu ý khi sử dụng câu tồn hiện

(1) Động từ của câu tồn hiện

Động từ trong câu tồn hiện thường là:

Động từ biểu thị sự tồn tại như: 坐,站,躺,贴....

Ví dụ: 床上躺着一个人。

黑板上贴着很多纸花。

- Động từ biểu thị sự sắp đặt như: 摆,种,放,挂...

Ví dụ: 院子里种着很多鲜花。

书包里放着两本中文书。

- Động từ biểu thị sự xuất hiện như:出现,来,出...


Ví dụ: 幼儿园里跑出来很多小孩。

东方升起了红色的太阳。

- Động từ biểu thị sự biến mất như: 消失,死,丢,掉.....

Ví dụ: 人群中消失了他的影子。

村子里死了一位老人。

- Một số động từ có thể biểu thị sự xuất hiện cũng như biến mất như: 走, 跑, 搬,
开...

Ví dụ: 前面开来一辆新汽车。

对面搬走了一对老两口。

Động từ trong câu tồn hiện có thể mang theo tân ngữ và trợ từ động thái như
“了”,“着”

Trước động từ trong câu tồn hiện không thể thêm các phó từ biểu thị sự đang tiến
hành của động tác nhu: “正”, “正在”

Sau động từ trong câu tồn hiện chỉ được mang bổ ngữ xu hướng và bổ ngữ kết quả.

Ví dụ: 天上掉下来很多水滴。

湖里死去了一条鱼。

(2) Từ hoặc cụm từ chỉ địa điểm, nơi chốn trong câu tồn hiện

- Từ hoặc cụm từ chỉ địa điểm, nơi chốn trong câu tồn hiện đặt ở đầu câu trước
động từ vị ngữ đảm nhận vai trò là chủ ngữ trong câu, không được đặt ở cuối câu.

Ví dụ: 院子里种着很多鲜花。

手里拿着一百块钱。

Trước trạng ngữ chỉ địa điểm, thời gian không dùng giới từ “在”, “从”.

3.4 Bài tập

Bài 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống


1. 衣柜里________许多衣服。

2. 教室里_________三张桌子。

3. 今年我们班_________一个新同学。

4. 右边________一只猫。

5. 桌子上_________很多鲜花。

6. 杯子里_________牛奶。

7. 讲台上__________一位教授。

8. 墙上__________一幅漂亮的中国画。

9. 书上__________我的名字。

10. 前边__________一个人。

Bài 2. Chuyển những câu sau thành câu tồn hiện

Câu mẫu: 有几个人从前边走过来 →前边走过来几个人。

1. 有几本画报在桌子上放着。

2. 有一个小孩在椅子上坐着。

3. 有很多大学生站在图书馆门口。

4. 有一对两口子住在对面。

5. 有一朵花在阳台上放着。

6. 一只鸟从窗户上飞走了。

7. 有一本书从书架掉下来。

8. 有一张地图从墙上掉下来了。

9. 有三辆车停在院子里。

10. 有很多乘客从飞机上走下来。
4. Các hình thức lặp lại của Danh từ, Hình dung từ, Động từ và Lượng từ

4.1 Danh từ lặp lại

Một số ít những danh từ đơn âm tiết mang tính chất lượng từ có thể lặp lại và biểu
thị ý nghĩa “ mỗi, từng ”, lúc này không thể thêm lượng từ nữa.

Ví dụ: 人人(每人) 事事(每件事) 天天(每天)

Danh từ lặp lại có thể làm chủ ngữ, trạng ngữ.

人人有工作。(chủ ngữ)

他天天都起得很早。(trang ngữ)

4.2 Hình dung từ lặp lại

Hình dung từ lặp lại biểu thị mức độ tăng thêm. Hình thức lặp lại của hình dung từ
đơn âm tiết là AB, song âm tiết là AABB.

Ví dụ: 长长 高高 整整齐齐 安安静静 干干净净

Hình dung từ lặp lại có thể làm trạng ngữ, bổ ngữ trong câu.

天气慢慢地暖和了。(trạng ngữ)

他把房间打扫得干干净净。(bổ ngữ)

同学们把教室里的桌椅摆放得整整齐齐的。(bổ ngữ)

4.3 Động từ lặp lại

Động từ lặp lại biểu thị hành động xảy ra trong thời gian ngắn hoặc động tác thử
qua loa, số lần thực hiện động tác ít.

Hình thức lặp lại của động từ đơn âm tiết là AA, song âm tiết là ABAB.

Ví dụ:

洗洗 听听 看看 走走

检查检查 打扫打扫 讨论讨论 收拾收拾

您坐坐。
您尝尝,好吃吗?

这个问题需要思考思考。

Một số động từ không thể lặp lại:

a. Động từ biểu thị hoạt động tâm lý: 怕,羡慕,喜欢…..

b. Động từ biểu thị sự thay đổi, phát triển: 生,发展,开始…..

c. Động từ biểu thị sự tồn tại, phán đoán, sở hữu: 在,是,像,有 ..

d. Động từ biểu thị xu hướng: 起, 过, 出, 进.....

4.4. Lượng từ lặp lại

Trong tiếng Trung, danh lượng từ và động lượng từ đều có thể lặp lại mang ý nghĩa

“mỗi, từng”.

Vi du: 个个(每个) 件件(每件)

条条(每条) 次次(每次)

张张(每张)

Khi sử dụng lượng từ lặp lại, phía sau thường đi kèm với phó từ “都” để nhấn
mạnh sự toàn diện, đầy đủ.

Lượng từ lặp lại có thể làm chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ trong câu.

条条(道路)都可以到那儿。(Chủ ngữ)

他次次都来。 (Trạng ngữ)

花园中飘来阵阵花香。 (Định ngữ)

你开会回回迟到,还想不想干下去呀? (Trạng ngữ)

他把桌子擦了一遍又一遍。(Bổ ngữ)

4.5 Chỉ ra những thành phần câu mà các danh từ, tính từ, động từ, lượng từ
lặp lại đảm nhận trong các cậu sau:

1. 他把明天的旅程讲了一遍又一遍, 只怕大家忘记了。
2. 你妈妈辛辛苦苦地做了两个小时的饭, 你怎么不吃?

3. 件件衣服都很干净。

4. 为什么别人一帆风顺, 而我们却总是事事不顺?

5. 看见他在这里, 我们个个惊喜万分。

6. 他们俩脸向着天空, 看一朵一朵的白云飞跑。

7. 下班以后,我常打打球, 散散步。

8. 我们清清楚楚地看到他跟一个胖胖的男人上车了。

9. 我们休息休息吧。

10. 今年农业丰收,大家应该高兴高兴。
BÀI 10: ĐỊNH NGỮ

I. Định nghĩa

Định ngữ là các từ hoặc cụm từ tu sức, hạn định chủ ngữ hoặc tân ngữ. Thành phần
được định ngữ tu sức gọi là trung tâm ngữ. Định ngữ đứng trước trung tâm ngữ
biểu thị tính chất, trạng thái, số lượng, sở hữu, địa điểm, thời gian, phạm vi...

Khi định ngữ đứng trước chủ ngữ ta có công thức như sau:

Định ngữ+ Trung tâm ngữ (Chủ ngữ)+ Vị ngữ+(Tân ngữ)

Ví dụ: 他朋友是一个演员。

休息的地方很多。

衣柜里边没有大衣。

这件衣服是我的。

Khi định ngữ đứng trước tân ngữ, ta có công thức như sau:

Chủ ngữ+ vị ngữ+ định ngữ+ trung tâm ngữ (tân ngữ)

Ví dụ:

教我们世界历史的老师是英国人。

他们在花园里。

我喜欢白颜色。

II. Đặc điểm ngữ pháp

- Định ngữ luôn đứng trước trung tâm ngữ

- Định ngữ có thể do các loại từ và thực từ đảm nhận

- Sau định ngữ có thể có trợ từ kết cấu “的”.

III. Những từ và cụm từ có thể làm định ngữ

1. Danh từ
厂长的办公室在二层。

旁边的房间在空地。

这是爷爷的袜子。

那是经理的帽子。

2. Đại từ

我父亲不吸烟。

我很喜欢这儿的天气。

我的老师对工作十分认真。

3. Hình dung từ

他喜欢圆桌子。

大家走进了庄严的会场。

这座楼里有许多空房间。

4. Động từ

我看见过游行的队伍。

旅行的人都走了。

请的客人都来了。

5. Số từ

三的二十倍是六十。

这个书架一共有五层。

6. Cụm từ liên hợp

父亲答应了我和弟弟的要求。

父亲, 母亲的来信收到了

大家用信任和谅解的眼光看着他。
7. Cụm chủ vị

他热爱他从事的工作。

我们参观的工厂在郊区。

他新买的那件上衣是浅绿的。

8. Cụm động tân

参加比赛的运动员来到了体育馆。

交流经验的座谈会明天开。

看武术的人坐辆汽车。

9. Cụm chính phụ

他是音乐老师的好朋友。

刚成立的研究小组有五个人。

这儿又很高级的家具。

10. Cụm số lượng

这是一所医院。

他买了两件大衣。

草原上有一群羊。

11.Cụm bổ sung

洗好的照片在这个盒子里。

学得好的同学都得到了奖励。

走进来的这个认识我哥哥的朋友。

12. Cụm phương vị

书架上的花瓶倒了。

他写了一万字以上的论文。
他们做的下午两点左右的飞机。

13. Cụm đồng vị

他们俩的友谊特别深。

他自己能处理好他自己的事。

他是芳兰教授的硕士研究生。

14. Cụm cố định

你有中华人民共和国的地图吗?

他是一个多才多艺的人。

15. Cụm giới từ

我们已经完成了对这个问题的调查。

关于这个计划的细节我们还要讨论。

我谈谈对于妇女地位的看法。

IV. Những vấn đề cần chú ý

1. Vị trí của định ngữ

Định ngữ luôn luôn đứng trước trung tâm ngữ được tu sức và hạn định. Không thể
hoán đổi vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ vì sẽ làm thay đổi kết cấu hoặc ý
nghĩa của câu.

Ví dụ:

前边的路 左面的山 你妹妹

路的前边 妹妹你

山的左面 厚棉衣

旁边的箱子 棉衣厚

箱子的旁边

2. Định ngữ và trợ từ kết cấu “的”


Có những định ngữ phải kết hợp với trợ từ kết cấu “的”, có những định ngữ
không

cần kết hợp với trợ từ kết cấu.

Những trường hợp cần phải có trợ từ kết cấu “的”:

- Danh từ

Danh từ biểu thị mối quan hệ sở hữu: 病人的心脏

Danh từ chỉ thời gian: 今天的新闻

Danh từ chỉ địa điểm: 院子里的花

- Đại từ

Đại từ biểu thị mối quan hệ sở hữu : 他的书

Đại từ chỉ địa điểm: 这里的天气

Đại từ chỉ phương thức, kiểu dáng: 那样的教堂

- Tính từ

Tính từ song âm tiết tu sức cho từ đơn âm tiết: 快乐的人

Tính từ lặp lại : 绿绿的草地 清清楚楚的解释

- Số từ

Trước những từ ngữ biểu thị con số: 十的三分之一

- Động từ

参观的人

取得的成绩

讨论的气氛

- Cụm từ liên hợp

父母和儿子的关系
学习和工作的计划

又高又大的建筑

- Cụm chủ vị

律师说的话

我们上课的教师

- Cụm động tân

来北京的旅游

买东西的顾客

- Cụm chính phụ

一面镜子的作业

特别舒服的感觉

- Cụm bổ sung

学不完的知识

放得整齐的杂志

- Cụm phương vị

树上的叶子

一年以内的打算

- Cụm đồng vị

我自己的意见

玛丽小姐的宿舍

- Cụm giới từ

关于太阳的传说

向阳的房间
Những trường hợp không cần dùng trợ từ kết cấu “的”

- Danh từ biểu thị tính chất của người hoặc vật: 植物人, 玻璃杯, 金戒指

- Đại từ đứng trước danh từ biểu thị số nhiều: 我国, 我校, 我们班

- “这, 那, 哪“+ số từ, lượng từ: 这本, 那两张, 那架飞机

- “什么, 多少” đứng trúoc danh từ: 什么公园, 多少建筑物

- Tính từ đơn âm tiết: 高楼, 薄毛衣,

- Cụm cố định song âm tiết: 老实人, 机密文件

- Lụong từ lặp lại : 条条道路, 门门课程

- Động từ biểu thị tính chất của người hoặc vật: 旅游团,庆祝典礼,劳者

- Cụm số lượnng từ đứng trước danh từ hoặc động từ: 三座山, 一场争论

3. Thứ tự sắp xếp của định ngữ

Trước chủ ngữ và tân ngữ có thể có nhiều từ hoặc cụm từ khác nhau làm định ngữ
đảm nhiệm, thứ tự của chúng như sau:

Danh từ/ đại từ biểu thị sở hữu- Đại từ chỉ thị- Cụm số lượng từ- Tính từ hoặc

danh từ biểu thị mối quan hệ tu sức- Trung tâm ngữ

你这三本新杂志

我朋友那一架长城牌摄像机

他那两个最好的朋友

LUYỆN TẬP

Bài 1. Hãy chỉ ra định ngữ trong các câu sau và nói rõ trung tâm ngữ là chủ
ngữ hoặc tân ngữ

1. 中国是一个多民族的国家。

2. 我和他的想法一样

3. 哪间屋子是厨房?
4. 他买到新出版的《中国青年》了。

5. 人民的利益最重要。

6. 雄伟壮观的长城到了。

7. 爱好美术的同学都在这儿。

8. 那些高大的建筑是一个研究所的。

9. 为人民牺牲的英雄们永远值得纪念。

10. 我们都听到了这个舞蹈人的消息。

Bài 2. Thêm trợ từ kết cấu “的” vào nhưng câu sau.

1. 你看看挂在墙上照片。

2. 这座楼是学生吃饭地方。

3. 去上海旅客从这边上车。

4. 刚才来客人是我叔叔。

5. 这已经是三年前事了。

6. 我刚接到朋友寄来信。

7. 那座大楼是研究环境保护地方。

8. 人们都穿着干干净净衣服。

9. 我买了三张下星期三电影票。

10. 他真是一个热情。

Bài 3. Chỉ ra định ngữ trong các câu sau do từ hoặc cụm từ nào đảm nhận.

1. 游泳的人请到这里来。

2. 你爸爸不爱喝酒。

3. 今天的报纸还没送来。
4. 很结实的椅子怎么坏了。

5. 李凡有七十多本子。

6. 这是对这个问题的看法。

7. 你是北京语言大学的老师吗?

8. 我们俩都是学汉语的留学生。

9. 前面的大桥刚建成三年。

10.他是学的最努力的学生。

11. 他是我们韩语老师的女儿。

12. 做工公交车的人真多。

13. 我们学习的学校叫北京语言大学。

14. 我的弟弟去黄山旅游。

15. 十八个月等于一年半。

Bài 4. Sửa lỗi sai

1. 这是我地方的学习。

2. 他是我的老师教汉语。

3. 那是京剧票今天晚上的。

4. 女儿不要过多地干涉爸爸和妈妈事。

5. 玛丽他们汽车还挺在外边。

6. 同学中发生了一场的争论。

7. 我们刚买了一只水晶的瓶。

8. 三星牌你朋友新买那架数码相机送人了吗?
BÀI 11: TRẠNG NGỮ
I. Khái niệm
Trạng ngữ là thành phần đứng trước tu sức cho tính từ hoặc động từ
vị ngữ. Thành phần được tu sức gọi là trung tâm ngữ
Trạng ngữ + Trung tâm ngữ (hình dung từ/ động từ)

Ví dụ: 她很漂亮。

你们快走吧!

Trạng ngữ thường được dùng để biểu thị thời gian, địa điểm, phạm
vi, đối tượng, phủ định …của trung tâm ngữ

他昨天走了(thời gian)
我在太原大学学习汉语 (địa điểm)
我只有一本汉英词典 (phạm vi)
他对人很热情 (đối tượng)
我不喜欢他 (phủ định)

II. Đặc điểm ngữ pháp


- Trạng ngữ thường đứng trước thành phần trung tâm của vị ngữ,
nhưng trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm có thể đặt ở đầu câu
dùng để nhấn mạnh.
我昨天来看你 = 昨天我来看你
- Trạng ngữ có thể là từ hoặc cụm từ
我想买那件衣服。
他给我打电话。
- Giữa trạng ngữ và trung tâm ngữ có thể có trợ từ kết cấu “地”
他们热情地接待我们。
III. Phân loại trạng ngữ
3.1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn nói rõ động tác xảy ra ở đâu, hoặc tình
hình xuất hiện ở địa điểm nào.
Trạng ngữ ( 在+danh từ chỉ địa điểm) + động từ
Ví dụ: 我们在公园跑步。
我们在商店买水果。
3.2. Tr.ngữ chỉ sự khởi điểm
- Trạng ngữ chỉ sự khởi điểm biểu thị khởi điểm của hành động
về mặt thời gian, không gian ( bao giờ, ở đâu)
从…+ động từ
Ví dụ: 联欢会从七点开始。
我从美国回来
3.3. Tr.ngữ chỉ thời gian
- Tr.ngữ chỉ thời gian biểu thị động tác xảy ra lúc nào, hoặc hiện
tượng ấy xuất hiện vào lúc nào, thường do phó từ, danh từ chỉ thời
gian hoặc nhóm từ biểu thị thời gian đảm nhiệm. Thường đứng
trước động từ, hình dung từ, có khi đứng trước chủ ngữ.
Ví dụ: 我昨天去图书馆。
张老师现在很忙。
3.4. Tr.ngữ chỉ mức độ
- Tr.ngữ chỉ mức độ nói rõ vật chất, trạng thái ở mức độ nào, nó
thường do phó từ đảm nhiệm.
Ví dụ: 小李很聪明。
我最喜欢看中国电影。
3.5. Tr.ngữ chỉ phương thức
- Tr. ngữ chỉ phương thức biểu thị động tác được tiến hành như
thế nào. Nó thường do hình dung từ hoặc phó từ đảm nhiệm
Ví dụ: 大家都热烈鼓励。
3.6. Tr. ngữ chỉ đối tượng
- Trạng ngữ chỉ đối tượng thường do kết cấu “Giới từ + Tân ngữ”
đảm nhiệm biểu thị đối tượng của hành vi, động tác.

Ví dụ: 我们要向她学习。

最后一个节目由阿芳表演。

IV. Các từ ngữ thường làm trạng ngữ


4.1. Phó từ : Vai trò chính của phó từ là làm trạng ngữ.

Ví dụ: 我最喜欢中文。

周末你常常回家吗?

4.2. Tính từ: Tính từ đơn âm tiết làm trạng ngữ không cần dùng
“地”, tính từ song âm tiết thường dùng “地”.

Ví dụ: 别乱动我的东西!

他高兴地跟妈妈说:“妈!我考上大学了。

4.3. Danh từ: Danh từ làm trạng ngữ chủ yếu là danh từ chỉ thời
gian và địa điểm.

Ví dụ: 我最近很忙。

大家河内见吧。

4.4. Động từ: Một số ít động từ có thể làm trạng ngữ, khi làm trạng
ngữ thường cần có "地".

Ví dụ: 她感动地说了一声“谢谢”。

4.5. Trợ động từ: Vai trò chính của trợ động từ là làm trạng ngữ.

Ví dụ: 你会游泳吗?

我要出国留学。
4.6. Đại từ: Các đại từ 那么,这么,怎么,那样,这样 thường làm trang
ngữ

Ví dụ:这个字怎么写?

我们这样做吧。

4.7. Số lượng từ: Số lượng từ làm trạng ngữ không cần“地”,


nhưng số lượng từ lặp lại thì cần “地”.

我们十一点下课。

他三天只睡了八个小时。

4.8. Kết cấu giới từ :

Ví dụ: 我比他高。

我的自行车被他骑走了。

Chú ý: Trạng ngữ nhiều tầng có trật tự như sau: Trạng ngữ thời
gian- trạng ngữ địa điểm- trạng ngữ chỉ phạm vi, đối tượng- trạng
ngữ chỉ tính chất trạng thái- trạng ngữ chỉ mức độ.
LUYỆN TẬP
Bài 1. Chọn từ điền vào chỗ trống

A. 跟 B. 离 C. 对 D.在 E. 给 F. 从

1.我们每天都( )操场锻炼身体。

2. 你要多( )中国朋友交流。

3.小马家( )学校不太远,他经常骑自行车上课。

4. 他( )我介绍了很多新朋友。

5. 玛丽( )越南文化非常感兴趣。
Bài 2. Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh:

1. 每天、都、什么、做、你、呢

2. 顺利、工作、地、我们、已经、了、完成

3. 好吃的菜、妈妈、做了,很多、给我、今天

4.通知、写、我们、一个、吧,在网上

5. 吗、喜欢、那么,他、你

Bài 3. Sửa câu sai:

1. 我们去图书馆一起吧。

2. 我常常起床七点。

3.我学习汉语在太原大学外国语学院。

4.我同屋高兴跟我说:“你回来了”。

5.我介绍一下儿我的故乡给你们。
BÀI 12: BỔ NGỮ

I. Định nghĩa

Bổ ngữ là thành phần đứng sau và bổ xung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ vị ngữ.
Động từ hoặc tính từ vị ngữ được gọi là trung tâm ngữ

Ví dụ: 作业我没做完。

他的病好多了。

II. Cách sử dụng bỗ ngữ

- Bổ ngữ được sử dụng để nói rõ kết quả, mức độ, thời gian, số lượng, xu hướng
hoặc khả năng thực hiện động tác, cũng có thể sử dụng để nói rõ tính chất, trạng
thái, mức độ của sự vật.

Ví dụ: 钱包已经找到了(Kết quả)

你快出来吧。(Xu hướng)

他跑得很快。(Mức độ)

他的病好多了。 (Mức độ)

- Bổ ngữ luôn luôn đứng sau trung tâm ngữ.

Ví dụ: 请您再说一遍。

- Bổ ngữ có thể là từ hoặc cụm từ. Động từ, tính từ và số lượng từ thường được
dùng làm bổ ngữ.

Ví dụ: 我还没吃饱。(Động từ)

我每天都锻炼一个小时。(Cụm số lượng)

- Giữa bổ ngữ và trung tâm ngữ thường có trợ từ kết cấu “得”.

Ví dụ:她汉语说得很流利。

你听得懂我说的话吗?

III. Các loại bổ ngữ


3.1. Bổ ngữ kết quả

- Định nghĩa: Bổ ngữ kết quả là loại bổ ngữ nói rõ kết quả của động từ vị ngữ.

Ví dụ:我看见小王了。

饭还没做好。

- Cách sử dụng:

+ Dạng khẳng định: Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ kết quả

Vidu: 我找到了。

+ Dạng phủ định: Chủ ngữ + 没(有) + động từ + bổ ngữ kết quả

Vidu: 我没有听懂老师讲的话。

+ Dạng nghi vấn: Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ kết quả + 了没有/ 了吗

Vi du: 你说完了吗?

- Chú ý:

+ Bổ ngữ kết quả chủ yếu do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm. Các động từ thường
làm bổ ngữ như 完,到,懂,见,开,上,成, các tính từ như 好,对,错,
早,晚

+ Bổ ngữ kết quả luôn đứng sau động từ, giữa động từ và bổ ngữ không thể thêm
bất kỳ thành phần nào. Khi động từ mang tân ngữ thì tân ngữ thường đặt sau bổ
ngữ kết quả. Khi cần nhấn mạnh tân ngữ thì đặt tân ngữ ở đầu câu.

Ví dụ:那本小说我买到了。

我买到那本小说了。

3.2. Bổ ngữ mức độ

- Định nghĩa: Bổ ngữ chỉ mức độ là bổ ngữ chỉ mức độ đạt được của động tác hoặc
tính chất trạng thái.

Ví dụ:

- Cách sử dụng:
+ Dạng khẳng định: Chủ ngữ + Động từ + 得 + Bổ ngữ MĐ

Vidu: 小王跑得很快。

+ Dạng phủ định: Chủ ngữ + Động từ +得 +不 + Bổ ngữ MĐ

Vidu: 小马跑得不快。

+ Dạng nghi vấn: Chủ ngữ + Động từ + 得 + Bổ ngữ MĐ + 不 + Bổ ngữ MĐ


( 。。。+怎么样; …+ 吗?)

Vidu: 你看我写得好看不好看?

- Chú ý: Khi động từ mang tân ngữ thì động từ phải được lặp lại sau tân ngữ rồi
mới có thể mang bổ ngữ mức độ.

Ví dụ: 他说汉语说得很流利。

3.3. Bổ ngữ thời lượng

- Định nghĩa: Bổ ngữ thời lượng là loại bổ ngữ được dùng để chỉ khoảng thời

gian liên tục của động tác hoặc trạng thái.

Vidu:他睡一个小时了。

- Cách sử dụng:

+ Khi động từ mang tân ngữ, nếu tân ngữ là đại từ chỉ người thì bổ ngữ thời lượng
đặt sau tân ngữ.

Công thức: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + bổ ngữ TL

Vidu: 我等了你半个小时。

+ Khi tân ngữ không phải là đại từ chỉ người thì phải lặp lại động từ, bổ ngữ đặt
sau động từ lặp lại. Nếu không lặp lại động từ thì đưa tân ngữ ra sau bổ ngữ, giữa
bổ ngữ và tân ngữ có thể thêm trợ từ “的”. Công thức:

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + động từ + bổ ngữ TL

Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ TL+(的)+ tân ngữ

Vidu: 我学汉语学了一年。
我学了一年的汉语。

- Chú ý: Muốn biểu thị động tác vẫn đang diễn ra thì thêm trợ “了” từ vào sau
động từ và cuối câu.

Ví dụ: 他看电视看了一个小时了

3.4. Bổ ngữ số lượng

- Định nghĩa: Là loại bổ ngữ được dùng khi so sánh sự khác biệt cụ thể về số lượng,
mức độ giữa các sự vật.

Ví dụ: 小英比小马高 5 公分。

Cách sử dụng: Bổ ngữ số lượng phải đặt sau tính từ. Nếu chênh lệch không lớn ta
dùng —些 hoặc —点儿 làm bổ ngữ số lượng

哥哥比我大两岁。

这个楼比那个楼高一些。

3.5. Bổ ngữ động lượng

- Định nghĩa: Là loại bổ ngữ chỉ số lần phát sinh của động tác. Bổ ngữ động lượng
thường do số từ và động lượng từ như 次,遍,趟,下,声... tạo thành.

Ví dụ:这本小说我看过两遍。

- Cách sử dụng:

+ Khi động từ mang tân ngữ là đại từ nhân xưng thì bổ ngữ đặt sau tân ngữ

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + bổ ngữ thời lượng

Vi du: 我找过你三次,你都不在。

+ Khi động từ mang tân ngữ là danh từ chỉ sự vật thì bổ ngữ đặt trước tân ngữ.
Công thức:

Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ thời lượng+ tân ngữ

Vi du: 我看过两遍这本小说。
+ Khi động từ mang tân ngữ là danh từ chỉ địa điểm hoặc danh từ chỉ người thì bổ
ngữ có thể đặt trước hoặc sau tân ngữ.

Vi du: 我去过一次天安门。/我去过天安门一次。

我们在这儿等玛丽一下儿吧。我们在这儿等一下儿玛丽吧。

3.6. Bổ ngữ xu hướng

- Định nghĩa: Bổ ngữ xu hướng là loại bổ ngữ nói rõ xu hướng của động tác.

Ví dụ: 你可以过来吗?

我马上走下去。

- Phân loại: Bổ ngữ xu hướng có hai loại là bổ ngữ xu hướng đơn và bổ ngữ xu
hướng kép.

+ Bổ ngữ xu hướng đơn: Là bổ ngữ do các động từ chỉ hướng “来” hoặc“ 去”
đảm nhiệm.

Ví dụ:这些钱你拿去吧,我不要。

你怎么带来这么多东西啊?

+ Bổ ngữ xu hướng kép: Là bổ ngữ được ghép bởi các động từ 上,下,进,出,
回, 过,起 vói các từ “来” hoặc“ 去”

Ví dụ:我想起来了。

我们爬上去吧。

Cách sử dụng:

+ Nếu động tác hướng về phía người nói thì dùng k, nếu động tác có hướng rời xa
người nói thì dùng 去.

+ Nếu động từ mang tân ngữ chỉ địa điểm thì tân ngữ phải đặt trước 来 hoặc 去
Nếu động từ mang tân ngữ chỉ sự vật thể tân ngữ có thể đặt trước 来 hoặc 去, cũng
có thể đặt sau 来 hoặc 去.

Ví dụ:小花回家去了。
她走进教室来了。

妈妈买回来很多东西。/妈妈买回很多东西来。

- Khi động từ mang tân ngữ, trợ từ 3 có thể đặt trước hoặc sau bổ ngữ. Khi động từ
mang tân ngữ thì 了 thường đặt sau 来 hoặc 去

我已经想出来了。/我已经想了出来。

她走进教室去了。

妈妈买回来了很多东西。

3.7. Bổ ngữ khả năng

- Định nghĩa: Bổ ngữ khả năng là loại bổ ngữ nói rõ khả năng thực hiện của động
tác.

Ví dụ: 作业不多,我一个小时做得完。

- Công thức:

+ Dạng khẳng định: Chủ ngữ + động từ + 得 + bổ ngữ KN

Ví dụ: 老师说得很慢,我听得懂。

+ Dạng phủ định: Chủ ngữ + động từ + 不 + bổ ngữ KN

Ví dụ:黑板上的字太小,我看不清楚。

+ Dạng nghi vấn chính phản: Chủ ngữ + động từ +得+ BNKN+ động từ 不 +
BNKN

Vi du: 我讲的话你听得懂听不懂?

- Chú ý:

+ Khi sử dụng bổ ngữ khả năng phải nói rõ điều kiện chủ quan, khách quan.

Ví dụ: 我没戴眼镜,看不清楚黑板上的字。

+ Khi động từ mang tân ngữ, tân ngữ thường đặt sau bổ ngữ hoặc đặt đầu câu làm
chủ ngữ.
Ví dụ: 我讲的话你听得懂听不懂?

你听得懂听不懂我讲的话?

LUYỆN TẬP

Bài 1. Chọn câu đúng:

1. A. 我看这本书完了。 C. 这本书我看了完。

B. 我看了完这本书。 D. 这本书我看完了

2. A.请等他一下儿。 C. 他等一下儿请。

B. 他请等一下儿。 D. 请等一下儿他。

3. A.这么黑,你看得见吗? C. 你这么黑看得见吗?

B. 这么黑,你看得见不见? D. 这么黑,你看了见吗?

4. A. 小明说汉语很流利。 C 小明汉语说得很流利

B 小明说汉语说得很流利。 D. 汉语小明说流利很

5. A.我们进去教室吧。 C 我们快进教室去吧。

B.教室我们快进去吧。 D. 进去教室吧我们。

Bài 2. Chọn từ điền vào chỗ trống:

A.得 B. 了 C. 声 D.过 E.不 F.没

1.他们今天来得( )早。

2.你听( )懂听不懂老师说的话?

3. 这些句子我还( )翻译完呢。

4. 你有什么要求请跟我说一( ).

5.小王带来( )很多水果。

Bài 3. Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh:

1.走、老师、来、教室、进、了
2. 你、清楚、黑板上的字、看、得、吗

3. 忘不了、生活、我、时代小学、的

4. 英语水平、强、你、的、比、我、多了

5. 学汉语、半年、我似、了、学、了

Bài 4. Sửa câu sai:

1.个楼比那个楼恨大。

2. 我們班的同学小明距步根快。

3. 你写完这些汉字了吗?

4.第五課的課文你看憧没憧?

5. 大家快进来屋里巴,外面下雨了。

You might also like