You are on page 1of 6

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LẦN THỨ XII, NĂM 2019

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC-KHỐI 10


Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 06 trang)
ĐỀ GIỚI THIỆU

Cho biết: Hằng số Faraday, F = 96485 C/mol; Số Avogađro, NA = 6,02.1023 mol-1; T(K) = toC + 273;
Phân tử khối của một số nguyên tử: H=1; N=7; C=12; O=16; S=32; Cl=35,5; Ge=72,6; I=127;
K=39;Ca=40; Zn=65; Sr=90; Cs=137; Pb=207;
Bài 1. (2,0 điểm).
Nitơ hình thành nhiều loại oxit
1.1. Cho biết bậc liên kết trong phân tử NO? Giải thích
1.2. Trên NO có một electron chưa tham gia liên kết, electron định vị chủ yếu trên nguyên tử N hay O?
Tại sao?
1.3. Năng lượng ion hóa của N(k) nguyên tử là 1400 kJ mol –1. So sánh năng lượng ion hóa của NO(k)
với 1400 kJ.mol–1?
1.4. Phân tử N2O3 có hai dạng đồng phân cấu trúc. Vẽ công thức cấu tạo Lewis của hai đồng phân này?

Bài 2. (2,0 điểm).


Cấu trúc tinh thể NaCl là một trong những cấu trúc cơ bản của hợp chất ion. Một ô đơn vị của
mạng được biểu diễn trên hình 1. Hằng số mạng là a = 5,64Ao, bán kính ion Na+ là 1,16 A.
2.1. Tính bán kính ion Cl-?
KCl kết tinh giống như NaCl. Khối lượng riêng của KCl là 1,98 g/cm3
2.2. Tính bán kính ion K+?

Hình 1. Mạng tinh thể NaCl. A: Cl- ; B: Na+


Cấu trúc của hợp chất ion có thể được khảo sát thông qua tỉ số bán kính giữa cation và anion, r+/r-.
2.3. Bán kính của ion Li+ = 0,90Ao. LiCl có kết tinh cùng kiểu mạng với NaCl hay không?
Một vài mạng của ion hóa trị hai cũng kết tinh giống NaCl, ví dụ PbS với hằng số mạng a=5,94Ao.
2.4. Tính khối lượng riêng của PbS.
Ion Ag+ có thể thay thế ion Pb 2+ trong cấu trúc PbS. Để đảm bảo tính trung hòa điện trong mạng tinh
thể, sự thiếu hụt điện tích dương được bù lại bởi các anion S 2-. Công thức chung cho cấu trúc mạng có
thể biểu diễn là Pb1-xAgxSy.
2.5. Xác định giá trị của y theo x.
Một mẫu PbS chứa Ag như trên có khối lượng riêng 7,21 g/cm3, hằng số mạng a= 5,88 Ao
2.6. Tìm giá trị của x?
Kẽm sunfua(sphalerit), ZnS kết tinh theo cấu trúc khác, nó giống với cấu trúc kim cương
Trang 1/6
S

Zn

Ô mạng đơn vị của sphalerit Ô mạng đơn vị của kim cương


2.7. Có bao nhiêu phân tử ZnS trong một ô đơn vị của sphalerit?
Các nguyên tố nặng hơn của nhóm IVA, Si, Ge cũng có cấu trúc kim cương. Bán kính của Ge là
1,23Ao
2.8. Tính khối lượng riêng của Ge rắn.

Bài 3. (2,0 điểm).


3.1. Nối hạt nhân mẹ và hạt nhân con, chỉ ra kiểu phân rã (α hoặc β–) trong mỗi trường hợp sau
Hạt nhân mẹ: a. 60Co b. 90Sr c. 226Ra d. 137Cs e. 212Po
Hạt nhân con: 1. 90Zr 2. 137Xe 3. 214Rn 4. 222Rn 5. 137Ba 6. 60Ni 7. 60Fe 8. 208Pb 9. 90Y
Hoạt độ phóng xạ A tỉ lệ trực tiếp với số hạt của chất phóng xạ (A = λN), trong đó λ là hằng số phóng
xạ λ = ln2 / T1/2. (T1/2: chu kì bán hủy). Hoạt độ phóng xạ được đo bằng đơn vị becquerel (kí hiệu Bq):
1 Bq = 1 phân rã/giây
3.2. Tính hoạt độ phóng xạ trong các mẫu sau theo GBq
3.2.a. 1.3141 g 226RaCl2
3.2.b. 2. 1.0 mg 90Sr(NO3)2 và 0.5 mg 137CsNO3
Cho biết: T1/2(226Ra) = 1612 năm, T1/2(90Sr) = 29 năm, T1/2(137Cs) = 30 năm.
3.3. Giải thích tại sao 226Ra lại nguy hiểm với con người?
3.4. 64Cu phân rã thành 64Ni (sự thâu đoạt electron, khi hạt nhân hấp thụ electron ở lớp trong) và 64Zn
(phân rã β–). Chu kì bán hủy của sự thâu đoạt electron là 20,8 giờ, cho sự phân rã β– là 32,6 giờ.
3.4.a. Tính chu kì bán hủy trung bình của 64Cu.
3.4.b. Sau bao lâu để mẫu phóng xạ chứa 64Cu giảm 10 lần?

Bài 4. (2,0 điểm).


Quá trình tiếp xúc kép được dùng để tổng hợp axit sunfuric trong công nghiệp. Trong quá trình
này, SO2 bị oxi hóa thành SO3: 2SO2(k) + O2(k) → 2 SO3(k)
Cho các dữ kiện nhiệt động ở 25 C và áp suất chuẩn = 105 Pa
o

Trang 2/6
∆Ho (kJ.mol-1) So (J.mol-1.K-1) Cpo (J.mol-1.K-1)
SO2 (k) -297 249 39,9
O2(k) 0 205 29,4
SO3(k) -396 257 50,7
o o
Sự phụ thuộc của ∆H , S theo nhiệt độ được xác định theo biểu thức:
= ∆Ho + Cp (T - 298); ST = So + Cp ln (T/298)
4.1. Xác định Kp ở 600oC
Để sản xuất SO2, ban đầu S bị đốt cháy ở 1400oC đến 1500oC trong điều kiện thiếu oxi. Sau đó
nó bị oxi hóa hoàn toàn thành SO2 ở 700oC trong lượng dư không khí.
4.2. Tại sao lúc đầu lại tiến hành ở 1500 oC trong điều kiện thiếu oxi và tại sao quá trình oxi hóa tổng
lại hoàn thành ở 700oC?
Cho vào bình phản ứng một hỗn hợp gồm: 10% SO2, 11% O2, 79% N2 (% về thể tích). Ở 600oC
và áp suất chuẩn, cân bằng được thiết lập.
4.3. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng. Xác định độ chuyển hóa của SO2(%)

Bài 5. (2,0 điểm).


Cho 2 mol O2 ở 273K chiếm thể tích 11,2L. Khí được coi là lí tưởng với nhiệt dung C v = 21,1
J.mol .K-1, không phụ thuộc vào nhiệt độ.
-1

5.1. Tính áp suất khí?


5.2. Cho biết ý nghĩa của Cp, Cv. Tại sao lại có sự khác nhau giữa Cp và Cv? Tính Cp?
Mẫu khí trên bị đốt nóng thuận nghịch đến 373K ở thể tích không đổi.
5.3. Tính công, độ tăng nội năng, nhiệt thêm vào, áp suất cuối và độ tăng entanpy của hệ?
Một mẫu khí (2 mol ở 373K trong 11,2L) giãn nở ở điều kiện đẳng nhiệt chống lại một pittong có áp
suất 2 atm
5.4. Tính công thực hiện do sự giãn nở.
5.5. Tính ∆U và ∆H của khí? Nhiệt hấp thụ bởi khí?
Sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi CH4 vào áp suất được mô tả bằng phương trình kinh nghiệm:

log(p/bar) = 3,99 -
5.6. Xác định nhiệt độ sôi của CH4 ở áp suất 3 bar
Biến thiên nội năng giữa metan khí và metan lỏng ở nhiệt độ sôi 112K, áp suất khí quyển là
7,25kJ/mol. Một vật được làm lạnh bằng sự hóa hơi của CH4 lỏng.
5.7. Tính thể tích CH4(k) ở 1 atm hình thành để chuyển 32,5 kJ cho vật.

Bài 6. (2,0 điểm).


Tốc độ đầu của sự phân hủy ozon thành oxi được khảo sát dưới các điều kiện khác nhau bằng
cách đo sự thay đổi áp suất khi phản ứng diễn ra. 2 O3 (k) → 3 O2(k)
o
Dữ kiện dưới đây cho ở 90 C, sự có mặt lượng nhỏ O3 so với O2 (O2 coi như không đổi):
p(O3), mmHg ∆P/∆t, mmHg.s-1
7,9 1,21.10-3
17,7 5,8.10-3

Trang 3/6
6.1. Nếu áp suất của hệ thay đổi 1,21.10 -3 mmHg.s-1 ở 90oC thì tốc độ biến mất của O 3 là bao nhiêu
mol.L-1.s-1?
6.2. Bậc riêng phần của O3 trong điều kiện này?
Trong một điều kiện khác, áp suất đầu của O3 được giữ cố định, tốc độ đầu đo được là hàm của áp suất
O2 ở 90oC và ở 100oC.
p(O2), mmHg ∆P/∆t, mmHg.s-1, ở 90oC ∆P/∆t, mmHg.s-1, ở 100oC
200 3,30.10-3 7,40.10-3
400 1,45.10-3 3,64.10-3
6.3. Xác định bậc của O2?
6.4. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng?

Bài 7. (2,0 điểm).


7.1. Các dụng cụ đun nước rất dễ bị vôi hóa. Nước máy chứa Ca 2+, CO32−, HCO3- và các ion khác. Khi
đun nóng thấy có kết tủa canxi cacbonat tách ra.
7.1.a. Nêu hai nguyên nhân hình thành kết tủa.
Ấm đun nước được làm sạch bằng dấm ăn. Lấy 200mL dung dịch giấm có pH=2,3 cho vào ấm đun
nước. Sau khi vôi biến mất dung dịch thu được có pH =5,0.
7.1.b. Tính khối lượng CaCO3 đã bị hòa tan.
Cho biết: pKa, CH3COOH = 4,76. Độ tan của CO2 = 0,03 M, pKai (CO2 + H2O): 6,35 10,33
7.2. Cân bằng axit – bazo nội môi là một trong những hệ được kiểm soát chặt chẽ nhất trong các sinh
vật sống. Hệ đệm bicacbonat giữ cho pH trong máu khá ổn định.
7.2.a. Để đơn giản, xem máu là hệ đóng chỉ chứa duy nhất hệ đệm bicacbonat với pH=7,4. Tính
pH ở 37oC biết lượng các axit sinh ra mỗi ngày trong cơ thể khoảng 60mmol trên 6L máu và áp suất
riêng phần của CO2 là 5,3kPa.
7.2.b. Tuy nhiên, máu được xem là hệ mở, cho biết áp suất riêng phần của CO 2 được duy trì
không đổi do quá trình hô hấp. Tính pH cuối của hệ đệm ở điều kiện như phần a, giả sử áp suất CO2
không đổi khi thêm axit. Khi đó giá trị pH có nằm trong giới hạn sinh lý (pH = 7,36 ÷ 7,44)? Giải
thích.
7.2.c. Trong quá trình phẫu thuật tim, bệnh nhân được hạ thân nhiệt để ngăn ngừa tổn thương
não và làm chậm quá trình trao đổi chất. Tính pH ở 20oC, coi nồng độ bicacbonat và áp suất CO 2
không thay đổi.
Hemoglobin có ái lực thấp hơn với oxi trong các mô có giá trị pH thấp hơn
7.2.d. Trong quá trình hoạt động thể chất, pH của hệ cơ giảm do trao đổi yếm khí. Trong phổi
thì ngược lại, CO2 bị đẩy khỏi máu. Quá trình này ảnh hưởng như thế nào đến sự vận chuyển oxi qua
chất trung gian là Hemoglobin?
Cho các dữ kiện sau:
Hằng số phân li của CO2 hòa tan: CO2 + H2O HCO3- + H+ là pKa (37oC) = 6,1; pKa (25oC) = 6,35.
Coi ∆H của quá trình phân li không phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng 20oC đến 37oC.
Entanpy hóa hơi ∆H (CO2, máu) = 19,95 kJ.mol-1 và không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Hằng số Henry của CO2 trong máu ở 37oC: H = 2,3.10-4 mol.m-3.Pa-1
Coi nồng độ của axit cacbonic H2CO3 = 0.

Bài 8. (2,0 điểm).


Thực nghiệm tiến hành ở 30oC. Tế bào điện hóa gồm điện cực hidro [Pt(s) │H2(k)│H+(aq)]
chứa thanh Pt kim loại nhúng trong dung dịch đệm dưới áp suất khí H 2. Điện cực hidro này được nối

Trang 4/6
với điện cực kim loại M nhúng trong dung dịch M2+(aq) thông qua cầu muối (sơ đồ pin như hình vẽ
dưới).

8.1. Nếu Q của toàn tế bào Ganvani có giá trị là 2,18x10 -4 ở 30oC thì suất điện động của pin là
+0,450V. Tình giá trị thế khử chuẩn của M, từ đó xác định M. Cho biết ∆G = ∆Go + RTlnQ
8.2. Viết phản ứng tự diễn biến trong pin.
8.3. Nồng độ của M2+ có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ iot. Một mẫu 25mL dung dịch
M2+ được cho vào bình nón cùng lượng dư KI. Sau đó, chuẩn độ bằng dung dịch Na 2S2O3 0,8M thì cần
25,05mL để đạt điểm tương đương. Viết phương trình phản ứng chuẩn độ và tính nồng độ của M2+.
8.4. Nếu áp suất H2 là 0,36bar và điện cực Pt nhúng trong 500mL dung dịch đệm chứa 0,05 mol axit
lactic (HC3H5O3) và 0,025 mol natri lactat (C3H5O3Na), suất điện động của pin đo được là +0,534 V.
Tính pH dung dịch đệm và hằng số phân li axit lactic ở 30oC.
Cho thế điện cực chuẩn Eo của một số cặp oxi hóa khử:
Mg2+/Mg = -2,37V; Al2+/Al = -1,66V; Zn2+/Zn = -0,76V; Fe2+/Fe = -0,44V; Ni2+/Ni = -0,23V;
Cd2+/Cd = -0,40V; Sn2+/Sn = -0,14V; Pb2+/Pb = -0,13V; Cu2+/Cu = 0,34V; Ag+/Ag = 0,80V.

Bài 9. (2,0 điểm).


Một sản phẩm màu vàng cam đã được điều chế bằng phương pháp ozon hóa dung dịch brom
trong trichlorofluoromethan ở -78°C. Sản phẩm là một oxit của brom A. Làm nóng oxit A từ -78°C đến
-5°C đã tạo ra sự hình thành của hai sản phẩm khác, một oxit brom B màu vàng sáng và oxit brom màu
nâu đậm C. Gọi công thức chung của oxit brom là BrxOy.
Để xác định 3 oxit này người ta cho phản ứng với ion I- trong môi trường axit.
a BrxOy + b I- + c H+ → d Br- + e I2 + f H2O
9.1. Xác định các hệ số từ a đến f theo x và y.
I2 hình thành được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch thiosunfat (C=0,065M). Ion Br-
được xác định bằng phương pháp chuẩn với dung dịch AgNO3(C=0,020M). Kết quả cho bởi bảng sau:

V(Na2S2O3) 0,065M mL V(AgNO3) 0,020M mL


Oxit A 10,3 6,7
Oxit B 17,7 14,4
Oxit C 8,74 14,2

9.2. Viết các phương trình hóa học chuẩn độ.


9.3. Xác định công thức thực nghiệm của A, B, C. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A, B,
C với I-
9.4. Tính khối lượng mỗi mẫu đã dùng để phân tích.
9.5. Vẽ cấu trúc Lewis của A, B, C (gồm cả cấu trúc cộng hưởng).
Trang 5/6
Bài 10. (2,0 điểm).
Để xác định nồng độ lưu huỳnh có trong một suối nước(chứa S2- và SO32-), xử lí 20 mL một mẫu
nước bằng 0,2mL dung dịch NaOH 6M, sau đó thêm 0,2mL Zn(CH 3COO)2 1M. Lọc kết tủa thu được
dung dịch A.
10.1. Viết phương trình hóa học tạo kết tủa.
Sau khi rửa kết tủa với nước, thêm 1mL HCl 6M và 10 mL dung dịch I 2 (dung dịch I). Dung
dịch thu được chuẩn độ với Na 2S2O3 (~0,025M, chất chuẩn II) đến khi dung dịch chuyển thành màu
vàng rơm. Khi đó, thêm hồ tinh bột và quá trình chuẩn độ tiếp tục đến khi mất màu xanh. Thể tích chất
chuẩn là 15,77mL.
10.2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình thực nghiệm trên.
Để chuẩn hóa chất chuẩn II, một mẫu 10mL chất chuẩn II được xử lý với lượng dư KI, axit hóa,
sau đó được chuẩn độ bằng dung dịch chứa chất chuẩn III – chất chuẩn III được tạo nên bằng cách hòa
tan 2,675 gam KIO3 khan trong 1 L nước. Thể tích chất chuẩn III dùng hết 3,42mL.
10.3. Viết phương trình tóm tắt các phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ của thiosunfat với iodat.
Tiếp theo, một mẫu 10mL dung dịch I2 (dung dịch I) được chuẩn độ với chất chuẩn II cho đến
khi màu xanh của hồ tinh bột biến mất. Thể tích chất chuẩn tiêu thụ là 19,75mL.
10.4. Tính nồng độ IO3-, S2O32-, I2 ( theo mol/L), xác định số mol ZnS đã phản ứng và nồng độ S 2- trong
mẫu (theo mg/L).
10.5. Thêm 10mL KI 1M và tinh bột vào dung dịch A, sau đó axit hóa và chuẩn độ với dung dịch
chuẩn KIO3 0,125M cho đến khi màu xanh ổn định hình thành. Thể tích KIO 3 dùng trong quá trình này
là 2,05mL. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa SO 32- và IO3-, tính nồng độ SO32- trong mẫu
theo g/L.
10.6. Nồng độ SO32- thu được trước đó bị sai lệch dương do sự có mặt của ion thiosunfat trong mẫu. Để
xác định nồng độ thực của SO32- trong mẫu, dung dịch A mới thu được xử lý với một lượng dư
fomandehit.
Viết phản ứng xảy ra trong quá trình này. Dung dịch này được chuẩn độ với I 2 0,0104M. Xác định
nồng độ thực của SO32- trong mẫu (g/L), biết thể tích I2 tiêu thụ trong quá trình chuẩn độ là 2,54 mL.

-------------- HẾT --------------


(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:………………………………………. Số báo danh: ……………..

Giáo viên: Phạm Thị Huyền (SĐT: 0984887406)

Trang 6/6

You might also like