You are on page 1of 26

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Duy Thanh và cô Cẩm Phương
đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội làm việc nhóm với nhau và hoàn thành bài
tiểu luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm,
kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được
sự thông cảm và góp ý của thầy và cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................................5
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................5
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................5
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ SỐ CO GIÃN CUNG, CẦU ..................................................6
1.1. Hệ số co giãn của cầu....................................................................................................................6
1.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định nó .....................................................6
1.1.2. Ứng dụng của hệ số co giãn của cầu theo giá - Mối quan hệ giữa doanh thu và giá................7
1.1.3. Hệ số co giãn thu nhập của cầu .................................................................................................9
1.2. Hệ số co giãn của cung ...............................................................................................................10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÂY ĂN QUẢ VIỆT NAM ....................................11
2.1. Xu hướng phát triển ngành sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam......................................................11
2.2. Tình hình thị trường trong nước..................................................................................................12
2.2.1. Lượng cầu trong nước..............................................................................................................12
2.2.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập ....................................................................................13
2.2.1.2. Hệ số co giãn của cầu theo giá .............................................................................................13
2.2.2. Lượng cung trong nước............................................................................................................14
2.3. Xuất khẩu ....................................................................................................................................14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ LOẠI QUẢ Ở VIỆT NAM ..............17
CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM..................................20
4.1. Áp dụng công nghệ chế biến sâu ................................................................................................20
4.2. Tăng cường quảng bá hình ảnh ...................................................................................................20
4.3. Tạo vùng nguyên liệu chất lượng................................................................................................21
4.4. Đẩy mạnh liên kết chuỗi .............................................................................................................21
4.5. Dần tiếp cận thị trường khó tính .................................................................................................21
4.6. Sự thay đổi trong tư duy sản xuất ...............................................................................................22
4.7. Trái cây Việt Nam vươn ra thế giới ............................................................................................22
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 25

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ed : Hệ số co giãn giá của cầu
EDP : Hệ số co giãn của cầu theo giá
EDI : Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
EDxPy : Hệ số co giãn chéo của cầu
Q : Sản lượng
P : Giá
TR : Doanh thu
Es : Hệ số co giãn giá của cung
ESP : Hệ số co giãn của cung theo giá
ESI : Hệ số co giãn của cung theo thu nhập
IFPRI : Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
ICARD : Trung tâm Tin học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu Tên bảng Trang
bảng
1.1 Tóm tắt về hệ số co giãn của cầu 8
2.1 Diện tích và sản lượng trái cây của Việt Nam từ năm 2015
11
đến 2020
2.2 Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng (%) 12
2.3 Độ co giãn của một số loại trái cây 14
2.4 Hệ số co giãn của cầu đối với giá 14
3.1 Sản lượng trái cây ở Việt Nam từ năm 2015 đến 2020 18
3.2 Lượng cầu và giá ở tỉnh Đồng Nai 18

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu Tên hình Trang
hình
1.1 Đồ thị quan hệ giữa doanh thu và giá 8
2.1 Đồ thị sản lượng và diện tích cây ăn quả ở Việt Nam những 11
năm gần đây
2.2 Đồ thị tiêu thụ trái cây theo vùng 13
2.3 Tốc độ tăng trưởng sản lượng trái cây ở Việt Nam qua các năm 15
2.4 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu quả ở Việt Nam 2010-2020 15
2.5 Thị trường xuất khẩu quả chính của Việt Nam năm 2017 và 16
năm 2020

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN MỞ ĐẦU 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đặc điểm tự nhiên là khí hậu đa dạng: bốn mùa xuân, hạ thu, đông ở miền Bắc;
hai mùa mưa, nắng ở miền Nam và đất đai màu mỡ, phì nhiêu nên trồng cây ăn quả
ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn. Theo báo cáo, hiện nay
khu vực phía Nam có 14 loại quả có diện tích lớn, trên 10.000 ha/loại.
Trong đó, đứng đầu là xoài 80.000ha, chuối 78.000ha, thanh long 53.000ha, cam
44.000ha, bưởi 44.000ha, nhãn 35.000ha, sầu riêng 47.000ha, dứa 33.000ha, chanh
27.000ha… Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả chủ lực, chiếm
khoảng 58% diện tích cây ăn quả ở phía Nam; còn vùng Đông Nam bộ chiếm 17%;
vùng Duyên hải Nam Trung bộ 15% và vùng Tây Nguyên 10%.
Điển hình năm 2018, giá trị xuất khẩu quả đạt 3,8 tỷ USD, tăng trên 47,3% so năm
2017; trong đó ước tính các sản phẩm từ quả chiếm trên 80% tổng giá trị. Các loại
quả xuất khẩu chủ yếu là thanh long (chiếm 1,1 tỷ USD); kế đó là chuối, chôm
chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng. Năm 2018, mặt hàng quả của Việt Nam
xuất sang 13 thị trường lớn trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất
chiếm 73,1% thị phần, còn lại là các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Úc…
Mức độ phản ứng của người dân trước những biến động thị trường không những
liên quan đến lợi ích của nông dân và người tiêu dùng mà còn là áp lực lớn về kinh
tế xã hội đối với sản xuất và tiêu thụ trái cây.
Chính vì sự cần thiết đó nên nhóm chúng em chọn đề tài “NGHIÊN CỨU, ĐÁNH
GIÁ, TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ
SỐ CO GIÃN, TỪ ĐÓ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO
NGÀNH.”.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đề tài nghiên cứu tập trung vào hệ số co giãn để tổng quan về ngành sản xuất cây
ăn quả ở Việt Nam

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp phân tích, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp số liệu, thông tin từ tài liệu,
sách báo, Internet.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Khái quát cái nhìn chung về thị trường cây ăn quả và định hướng phát triển ngành
sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam hiện nay.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ SỐ CO GIÃN CUNG, CẦU

Hệ số co giãn

- Cho phép chúng ta phân tích cung, cầu chính xác hơn là chỉ tăng hay giảm.
- Là thước đo mức độ người tiêu dùng và người sản xuất phản ứng với thay đổi
điều kiện thị trường
% thay đổi của biến phụ thuộc
Hệ số co giãn=
% thay đổi của biến độc lập

1.1. Hệ số co giãn của cầu


Chúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc
vào giá của loại hàng hóa đó, nếu các yếu tố khác là không đổi. Điều này có nghĩa là
khi giá thay đổi sẽ dẫn đến lượng cung, cầu thay đổi. Các nhà kinh tế muốn biết rõ
hơn sự thay đổi đó là bao nhiêu. Giả sử khi giá gạo tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảm
xuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi như vậy,
chúng ta hãy làm quen với khái niệm về sự co giãn và hệ số co giãn.
Việc nghiên cứu sự co giãn của cầu là rất quan trọng vì nó giúp ta thấy sự ảnh hưởng
của giá cả hay một số các nhân tố khác (như thu nhập chẳng hạn) đến lượng cầu của
một loại hàng hóa nào đó.
Để đo lường sự co giãn của cầu theo một nhân tố ảnh hưởng nào đó (giá cả, thu nhập,
v.v.) ta dùng khái niệm hệ số co giãn của cầu. Hệ số co giãn của cầu là tỉ lệ % thay đổi
lượng cầu khi một nhân tố ảnh ảnh hưởng đến cầu đang xét thay đổi 1% (các yếu tố
khác không đổi).
Thông thường, người ta khảo sát ba loại hệ số co giãn của cầu như sau:
• Hệ số co giãn của cầu theo giá (EDP);
• Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (EDI);
• Hệ số co giãn chéo của cầu (EDxPy).
1.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định nó
Hệ số co giãn của cầu theo giá- hệ số quan trọng nhất trong kinh tế học vi mô.
• Hệ số co giãn của cầu theo giá là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi giá sản phẩm thay
đổi 1% (các yếu tố, điều kiện thị trường khác có ảnh hưởng đến cầu chưa thay đổi).
• Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá được viết như sau:

Trong đó: Q =f(P)


% thay đổi của lượng cầu
• Hệ số co giãn giá của cầu: Ed =
% thay đổi của giá

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 7

Có bốn trường hợp:


+ Cầu hoàn toàn không co giãn: Ed = 0.
+ Cầu không co giãn: │ Ed │<1.
+ Cầu co giãn: │ Ed │>1.
+ Cầu co giãn đơn vị: EDP =1
+ Cầu hoàn toàn co giãn: Ed = ∞.
- Yếu tố quyết định hệ số co giãn giá của cầu:
• Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế.
Hàng hóa có hàng thay thế gần gũi thường có cầu co giãn hơn vì người mua dễ dàng
chuyển từ việc sử dụng hàng hóa này sang hàng hóa khác (làm cho lượng cầu của hàng
hóa có giá tăng sẽ giảm đáng kể) và ngược lại. Một hàng hóa càng dễ bị thay thế bởi
(những) hàng hóa khác sẽ có hệ số co giãn càng cao.
• Phạm vi thị trường được xem xét.
Phạm vi thị trường càng hẹp thì cầu co giãn hơn vì người ta dễ dàng tìm thấy hàng hóa
thay thế gần gũi và ngược lại.
• Sản phẩm là thiết yếu hay xa xỉ.
Sản phẩm là hàng hóa xa xỉ: những loại hàng hóa không cần thiết lắm đối với đời
sống, có nghĩa là người tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tăng hay tiêu
dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm. Lượng cầu của những mặt hàng này rất nhạy cảm
đối với giá nên cầu rất co giãn. Khi giá thay đổi thì người ta nhanh chóng phản ứng lại
(mua nhiều hơn, ít hơn hay chuyển sang hàng hóa, dịch vụ thay thế)
• Sản phẩm là hàng hóa thiết yếu:
Các loại hàng hóa quan trọng, cần thiết cho đời sống. Đối với các loại hàng hóa này,
lượng cầu của người tiêu dùng rất ít thay đổi khi giá tăng hay giảm. Vì vậy, cầu đối
với chúng rất kém co giãn. Sản phẩm là thiết yếu hay xa xỉ không tùy thuộc vào đặc
tính cố hữu của nó mà phụ thuộc vào sở thích của người mua.
• Tỉ trọng chi tiêu cho sản phẩm trong tổng chi tiêu.
Tỷ trọng chi tiêu cho sản phẩm trong tổng chi tiêu cao thì cầu co giãn hơn so với tỷ
trọng chi tiêu cho sản phẩm trong tổng chi tiêu thấp.
• Tính thời gian.
Người tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh tiêu dùng khi có sự thay đổi của giá theo thời
gian, đặc biệt là việc tìm ra những sản phẩm thay thế. Vì vậy, qua một thời gian dài
hầu hết các sản phẩm sẽ có độ co giãn cao hơn.
Tuy nhiên, một số hàng hóa thì hoàn toàn ngược lại: cầu trong ngắn hạn lại co giãn
hơn trong dài hạn. Đó là loại hàng lâu bền như: ô-tô, xe gắn máy, tủ lạnh, tivi, v.v.
1.1.2. Ứng dụng của hệ số co giãn của cầu theo giá - Mối quan hệ giữa doanh
thu và giá
Như ta đã biết, doanh thu (TR) đối với một sản phẩm nào đó bằng với đơn giá nhân
với số lượng bán ra. Như thế:
TR = P.Q

Ngoài ra, ta cũng biết là cầu là hàm số của giá cả hay ta có thể viết như sau:
[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 8

TR = P.Q(P) hay: dTRdP = Q + dQdP. QP = Q. (1 + EDP)

Ta có bảng tóm tắt kết quả phân tích trên như sau:

Bảng 1.1. Tóm tắt về hệ số co giãn của cầu


Mối quan hệ giữa doanh thu và giá cũng có thể biểu diễn trên đồ thị:

Hình 1.1. Đồ thị quan hệ giữa doanh thu và giá

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 9

1.1.3. Hệ số co giãn thu nhập của cầu


Như đã trình bày, thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa,
dịch vụ. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi thu nhập
thay đổi 1% (các yếu tố khác không đổi).
Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập như sau:

Hệ số co giãn cầu theo thu nhập:


% thay đổi lương cầu
EDI =
% thay đổi thu nhập
+ EDI< 0: hàng hóa thứ cấp. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng mua ít những hàng
hóa này hơn vì chúng là những thứ hang hóa rẻ tiền, chất lượng kém và ngược
lại.
+ EDI > 0: hàng hóa thông thường. Khi thu nhập càng cao thì nhu cầu về hàng hóa
càng cao. Vì lượng cầu và thu nhập thay đổi cùng chiều nên hàng hoá thông
thường có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập dương.
Trong đó:
• 0 < EDI < 1: hàng hoá thiết yếu. Những hàng hoá thiết yếu, như quần áo và
lương thực, thường có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ vì người tiêu
dùng thường xuyên mua chúng, cho dù thu nhập của họ có thấp đến mức nào.
• EDI > 1: hàng hóa cao cấp (hàng hoá xa xỉ). Người tiêu dùng có xu hướng
tăng tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng và giá trị cao lên rất nhiều khi
thu nhập tăng. Và họ cảm thấy hoàn toàn không cần đến chúng khi thu nhập
của họ quá thấp.
1.1.4. Hệ số co giãn giá chéo của cầu
Nếu các yếu tố khác không đổi, giá cả của mặt hàng có liên quan (thay thế hay bổ
sung) thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa đang xem xét. Đo lường
sự thay đổi lượng cầu của một sản phẩm do tác dụng của sự thay đổi giá sản phẩm
liên quan. Hệ số này được gọi là hệ số co giãn chéo.
Nếu X và Y là hai mặt hàng đang xem xét. Hệ số co giãn chéo của 2 mặt hàng X và
Y là mối quan hệ so sánh giữa % thay đổi của lượng cầu về hàng hoá X trước %
thay đổi của giá hàng hoá Y (các yếu tố khác không đổi).
Công thức tính hệ số co giãn chéo như sau:
Hệ số co giãn giá chéo của cầu:
% thay đổi lượng cầu SP Y
Ec=
% thay đổi giá SP X

• EDxPy < 0: X và Y là hai hàng hoá bổ sung.


• EDxPy > 0: X và Y là hai hàng hoá thay thế.
• EDxPy = 0: X và Y là hai hàng hoá độc lập (không liên quan).

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 10

1.2. Hệ số co giãn của cung


Về nguyên tắc, hệ số co giãn của cung giống như hệ số co giãn của cầu. Nghĩa là
nó cũng nó cũng đo lường phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi một
phần trăm (các yếu tố khác không thay đổi).
Vì vậy, công thức tính hệ số co giãn của cung cũng có dạng:

Điểm khác biệt là hệ số co giãn của cung theo giá có giá trị không âm (ESP ≥0)
Các yếu tố quyết định hệ số co giãn của cung:
• Hệ số co giãn giá của cung
+ Đo lường sự thay đổi lượng cung do tác dụng của sự thay đổi giá. Tính toán
hệ số co giãn giá của cung.
• Hệ số co giãn giá của cung:
% thay đổi lượng cung
Es=
% thay đổi của giá
Có bốn trường hợp:
+ Cung hoàn toàn không co giãn: Es = 0.
+ Cung không co giãn: │ Es │<1.
+ Cung co giãn: │ Es │>1.
+ Cung co giãn đơn vị: ES = 1
+ Cung hoàn toàn co giãn: Es = ∞.
Do ý nghĩa của độ co giãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc điểm
của độ co giãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co giãn của
cung.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÂY ĂN QUẢ VIỆT NAM


2.1. Xu hướng phát triển ngành sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam
Tính đến năm 2020, ngoài lúa, ngô thì cây ăn trái, trong đó có cam, bưởi, chuối đã
có mặt trong Danh mục loài cây trồng chính được Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn ban hành. Đây là những cây có sản lượng và diện tích cao, trong đó cam,
bưởi là cây có múi đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm trở lại đây,
đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của ngành. Điều đó cho chúng ta thấy được cây
ăn quả đã trở thành thế mạnh trong nông nghiệp ở nước ta, mang lại nhiều nguồn
thu ngoại tệ cho quốc gia.
Bảng 2.1. Bảng diện tích và sản lượng trái cây của Việt Nam từ năm 2015-2020

Diện tích và sản lượng cây ăn quả ở Việt Nam vài năm gần đây
1200
1,100
1067.2 14000
1000 923.9 950.1
871.4 13000 12000
827.1
800 10000
10220
8800 8000
600
7171 6000
400 5826.7 5699.7
4000
200
2000

0 0
2015 2016 2017 2018 2019 2020
diện tích (1000 ha) sản lượng (1000 tấn)

Hình 2.1. Đồ thị diện tích và sản lượng cây ăn quả ở Việt Nam vài năm gần đây

Năm 2020, diện tích cây ăn quả tăng mạnh, đạt khoảng 1,1 triệu ha, tăng khoảng
32,8 nghìn ha so với 2019. Sản lượng và chất lượng của một số cây ăn quả chủ lực
đều tăng, như xoài 880 nghìn tấn, tăng 4,9%, cam 1.100 nghìn tấn, tăng 8,14%, sầu
riêng đạt khoảng 630 nghìn tấn, tăng 11,6%, vải 310 nghìn tấn, tăng 15%....

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 12

Thanh long vẫn là mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam, với sản
lượng vào khoảng 1.360 nghìn tấn, tăng 8,8%, tập trung hầu hết ở Bình Thuận và
đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 93,5% diện tích và 95,5% sản lượng thanh long
cả nước.
Mặc dù vậy, sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cần
khắc phục. Quy mô sản xuất còn riêng lẻ, phân tán, khó đầu tư cơ sở hạ tầng tập
trung, liên kết. Hệ thống phân phối, tiêu thụ còn nhiều bất cập, quy trình sản xuất
không đảm bảo tiêu chuẩn, chưa áp dụng diện rộng thành tựu khoa học kĩ thuật vào
sản xuất. Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, chiếm diện
tích cây ăn quả lớn nhất cả nước, còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu,
hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn.
2.2. Tình hình thị trường trong nước.
2.2.1. Lượng cầu trong nước
Hiện nay có một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại quả của Việt Nam
trong thời gian qua. Các nghiên cứu cho thấy trái cây là hai sản phẩm khá phổ biến
trong các hộ gia đình. Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004), khoảng
93% hộ tiêu thụ quả. Các loại quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là cam, xoài, chuối
(87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 18kg trái cây cho mỗi người mỗi
năm.
Thành phần tiêu thụ trái cây cũng thay đổi theo vùng. Cam, chuối, xoài và quả khác
được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có
thể thấy với trường hợp xoài với trên 60% số hộ dân ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
tiêu thụ, nhưng dưới 20% số hộ ở Miền núi phía Bắc tiêu thụ. Ở các khu vực thành
thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao.
Bảng 2.2. Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng (%)

Vùng
Hà Thành Thị Miền Đồng Bắc Nam Tây Đông Đồng
Sản Nội phố xã núi bằng Trung Trung Nguyên Nam bằng
Lượng và khác Phía sông Bộ Bộ Bộ sông
TP Bác Hồng Cửu
Hồ Long
Chí
Minh
Cam 92 92 68 33 65 57 46 70 60 48
Chuối 97 96 87 72 89 88 92 95 93 85
Xoài 89 76 68 17 27 22 49 83 65 72
Quả 90 83 82 53 57 59 83 91 90 88
khác
Nguồn: IFPRI, 2002
[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 13

Theo tính toán của IFPRI, tiêu thụ ở các khu vực thành thị có xu hướng tăng mạnh
hơn nhiều so với các vùng nông thôn.
Hình 2.2. Đồ thị tiêu thụ trái cây theo vùng

Tiêu thụ trái cây theo vùng


Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 53
47
Thị xã 24
5
Đồng bằng sông Hồng 10
9
Duyên Hải Nam Trung Bộ 17
8
Đông Nam Bộ 22
16
Bình quân 18
0 10 20 30 40 50 60
Tiêu thụ (Kg/người/năm)

Nguồn: IFPRI, 2002

2.2.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập


Độ co giãn theo thu nhập của quả là 1,09. Độ co giãn theo thu nhập đối với từng
loại quả riêng. Cam và xoài có tính co giãn theo nhu nhập cao nhất (cam 1,45 và
xoài 1,38). Điều này cho thấy là khi thu nhập của các hộ gia đình Việt Nam tăng,
thì phần chi dành cho các sản phẩm này cũng tăng. Hay nói cách khác, nhu cầu đối
với các mặt hàng này của người dân Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn so với chi tiêu
bình quân đầu người.
Bảng 2.3. Độ co giãn của một số loại trái cây

Sản phẩm Độ co giãn


Cam 1,45
Chuối 0,79
Xoài 1,38
Các loại quả khác 1,12
Nguồn: IFPRI, 2002

2.2.1.2. Hệ số co giãn của cầu theo giá


Nghiên cứu hệ số co giãn của cầu đối với giá một số loại quả chính như cam chuối,
xoài, nước quả cho thấy, dù không co giãn nhiều nhưng biến động của cầu khá
tương đương khi giá thay đổi. Hơn nữa, cầu của cam, xoài và nước quả có xu hướng
tăng nhanh hơn khi giá giảm.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 14

Bảng 2.4. Hệ số co giãn của cầu đối với giá

Nguồn: ICARD, 2004

2.2.2. Lượng cung trong nước


Thực tế, qua điều tra cho thấy lượng trái cây tiêu thụ ở thành thị luôn luôn cao hơn
ở nông thôn. Dự tính mức tiêu thụ trái cây trên đầu người tới năm 2020 ở khu vực
đô thị là 120 kg/người/năm; khu vực nông thôn là 90kg/người/năm.

Sản lượng trái cây Việt Nam qua các năm

15,000.00

10,000.00

5,000.00

0.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Sản lượng: nghìn tấn 8,842.50 8,923.00 9,478.90 8,800.00 10,220.00 13,000.00

Sản lượng: nghìn tấn

Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng sản lượng trái cây các loại ở Việt Nam qua các năm

2.3. Xuất khẩu


Những năm vừa qua, thị trường cây ăn quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng
hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát
triển.
Năm 2010 xuất khẩu quả của Việt Nam mới chỉ đạt con số 450 triệu USD nhưng
đến năm 2017 đã đạt mức kỷ lục với giá trị 3,5 tỷ USD, tăng gấp gần 7 lần năm
2011 và 3 lần năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2020 đến nay kim ngạch xuất khẩu
quả của Việt Nam giảm đáng kể, năm 2020 giá trị xuất khẩu quả chỉ đạt 2 tỷ USD,
giảm 38,92% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 15

BI Ể U ĐỒ T HỂ HI Ệ N K I M NG ẠCH XUẤT K HẨU


RAU Q UẢ Ở VI Ệ T NA M
2 0 1 0 - 2 0 2 0 (T RI Ệ U USD)

4,032.03

3,705.38
3,501.59
4500
4000
3500

2,457.67

2,263.31
3000

1,841.79
1,491.11
2500

1,040.00
2000

828.937
627.576

1500
450.543

1000
500
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 7T2020

Hình 2.4. Biểu đồ kim ngoạch xuất khẩu quả ở Việt Nam 2010 - 2020

Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm từ quả đi trên 50 nước. Các mặt hàng
xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại
nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Gần đây chúng ta mở rộng sang một số nước Châu âu như
Đức, Nga, Hà Lan và nhất là Mỹ. Xuất khẩu nông sản nói chung và quả nói riêng
sang Mỹ đã tăng lên mạnh mẽ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết. Hiện
nay, kim ngạch xuất khẩu quả sang Mỹ chiếm gần 10% tổng kim ngạch.
Hình 2.5. Thị trường xuất khẩu quả chính của Việt Nam năm 2017 và 2020

Năm 2017
Hàn Quốc Nhật Bản
2% 4%
Nhật Bản
Các nước khác Các nước khác
39%
Hoa Kỳ
Trung Quốc Trung Quốc
52%
Hàn Quốc
Hoa Kỳ
3%

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 16

Năm 2020
Nhật Bản
Thái Lan Hoa Kỳ
4%
5% 5%

Các nước khác


25%

Trung Quốc
Hàn Quốc 56%
5%

Hoa Kỳ Trung Quốc Hàn Quốc Các nước khác Thái Lan Nhật Bản

• Tuy nhiên còn nhiều khó khăn:


+ Tiêu biểu là chi phí Logistic (gồm: chi phí vận tải; chi phí kho bãi; chi phí hàng
dự trữ và chi phí hành chính) rất cao khiến nông sản Việt Nam mất lợi thế so
với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines.
+ Khó cạnh tranh từ nội địa đến xuất khẩu (Ví dụ: “Cước vận chuyển vải thiều
xuất khẩu sang Nhật có giá 3,8-4,2 USD/kg, cộng với nhiều chi phí khác, đẩy
giá trị trái vải cao. Người tiêu dùng chấp nhận nhưng lại khó cạnh tranh với Thái
Lan).
+ Hoạt động logistics phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng, nếu không có cơ sở hạ
tầng thì logistics không thể hoạt động được. Trong khi yếu tố này ở Việt Nam,
đặc biệt là ở những vùng sản xuất nguyên liệu, vùng nông thôn còn rất thiếu và
yếu, sản phẩm thu hoạch xong không được xử lý kịp thời.
+ Biện pháp đề ra:
• Đề nghị Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện, duy tu kênh Quan Chánh Bố,
đảm bảo cho tàu biển có trọng tải lớn vào các bến cảng biển trên sông Hậu
(10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải). Đây là vấn đề “sinh tử” đối với sự
phát triển ngành dịch vụ logistics vùng Đồng bằng song Cửu Long.
• Ngoài ra là cần mở rộng và nạo vét kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) trên tuyến
thủy lộ quốc gia, huyết mạch nối TP.HCM, Long An với các tỉnh miền Tây
Nam Bộ, đảm bảo cho các loại sà lan trọng tải trên 3.000 tấn hoặc sà lan lớn
lưu thông thuận lợi hai chiều không phụ thuộc vào con nước lớn ròng, từ đó,
rút ngắn thời gian vận tải cũng như chi phí vận tải cho hàng hóa; đặc biệt là
container lưu thông tuyến TP.HCM – Long An – Tây Nam Bộ –
PhnomPenh.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 17

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ LOẠI QUẢ Ở


VIỆT NAM

Trong thời gian qua, diện tích cây ăn quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và
ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm 2020, tổng diện tích trồng cây ăn
quả trên cả nước đạt trên 1,1 triệu ha, tăng gần 100.000 ha so với năm 2019. Vùng
Nam bộ có tổng diện tích cây ăn quả trên 500.000 ha, bằng 44,6% diện tích cả nước;
trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cây ăn quả lớn nhất cả nước với
diện tích trên 377.000 ha, bằng 33,3% so với cả nước.

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Trái cây 8842,5 8,923 9478,9 8800 10220 13000


Bảng 3.1. Sản lượng cây ăn quả của Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)

• Trước khi dịch Covid-19 bùng phát thì sản lượng của trái cây ở nước ta khá
cao
• Sau khi dịch Covid-19 bùng phát thì sản lượng xuất khẩu trái cây của Việt
Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể là thanh long.
Vào đầu tháng 2/2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh nên Trung
Quốc bắt đầu thắt chặt việc kiểm soát, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả của
thanh long vì Trung Quốc là thị trường chính trong xuất khẩu thanh long ở nước ta
(chiếm từ 70-80% sản lượng xuất khẩu). Do đó dẫn đến sản lượng thanh long xuất
khẩu thấp và giá trong nước giảm rất mạnh. Tuy nhiên sau một thời gian kiểm soát
tốt dịch bệnh thì việc xuất khẩu thanh long cũng đã trở lại bình thường, giá cả cũng
tăng trở lại.
Vì vậy, lượng cầu về quả trong khoảng thời gian này thay đổi với tỉ lệ nhỏ hơn so
với giá. Mà hệ số co giãn bằng cho phần trăm thay đổi lượng cầu trên cho phần trăm
thay đổi của giá. Nên hệ số co giãn của cầu lúc này là nhỏ hơn 1.
Ví dụ: Tại tỉnh Đồng Nai, thanh long có lượng cầu và giá là:
Thời gian Giá Lượng cầu
2/2020 7000 vnđ 15 tấn
2/2021 35000 vnđ 30 tấn
Bảng 3.2 Lượng cầu và giá tại tỉnh Đồng Nai

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 18

30−15 35000+7000
Ep = 35000−7000 𝑋 = 0.5
30+15

P Do đó, lúc này đường cầu khá dốc,


bất cứ sự thay đổi nào về giá cũng
không làm thay đổi đáng kể lượng
cầu, vì thế vào thời điểm cuối
năm, cho dù giá quả có tăng
nhưng thị trường nhìn chung vẫn
sôi động
Q
Ngoài năm vừa rồi bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 thì bình thường hằng năm giá
thanh long cũng thay đổi thất thường, vào đầu mùa giá thường rất cao nhưng lại
giảm vào giữa và cuối mùa. Điều đó có thể giải thích bởi đầu mùa, lượng cung về
thanh long ít, nên đường cung lúc này khá dốc và nhu cầu thì rất lớn nên đường cầu
cũng khá dốc (hệ số co giãn <1) đã làm cho giá đạt mức cao. Tuy nhiên, 1 thời gian
sau, khi vào giữa mùa, lượng cung thanh long tăng mạnh vì các diện tích trồng cây
cho quả chín đồng loạt, làm tăng lượng cung về thanh long làm cho đường cung lúc
này co giãn hơn và góp phần trực tiếp làm giảm giá xuống.
Đầu mùa, khi lượng thanh long chín chưa
nhiều, trong khi nhu cầu về thanh long đã
xuất hiện. Người mua sẵn sàng trả mức giá
cao để có thể sở hữu những trái thanh long
đầu tiên, cho nên đã làm cho đường cung
về thanh long khá dốc (ít co giãn) ... các
yếu tố đó tác động làm giá thanh long vào
đầu mùa cao.

Tuy nhiên khi vào giữa mùa, thời điểm


diện tích thanh long thu hoạch hàng loạt,
làm cho lượng cung về thanh long ra thị
trường tăng nhanh, trong khi đó, nhu cầu
tiêu dùng thay đổi không đáng kể. Lúc này
đường cung co giãn mạnh hơn trong khi
đường cầu gần như giữ nguyên.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 19

Tình trạng này diễn ra hằng năm khiến người nông dân lâm vào tình cảnh lao đao
khi thu nhập thấp hoặc thậm chí có thể lỗ. Để giải quyết tình trạng này có thể nêu
ra vài biện pháp cụ thể mà thiết thực như:
• Cần nắm được nhu cầu của thị trường thanh long trong năm để cung ứng
lượng thanh long phù hợp.
• Tìm thêm đầu ra cho thanh long như xuất khẩu qua các nước khác ngoài
Trung Quốc, chế biến...
• Chủ động trong việc điều tiết lượng cung thanh long.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 20

CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM
4.1. Áp dụng công nghệ chế biến sâu
Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng nội địa và người tiêu dùng nước ngoài, nhiều
ý kiến cho rằng trái cây tươi có vị tươi ngon, nhưng trái cây chế biến cũng có hương
vị riêng, có thể sử dụng lâu hơn, bảo quản đơn giản và phù hợp với những sự kiện
lễ tết, ngày hội lớn…
Ngoài sản phẩm thanh long chế biến đa dạng, các loại trái cây khác cũng đã được
các doanh nghiệp đưa vào chế biến sâu như sấy dẻo, sấy muối ớt, sấy lạnh đối với
các loại trái cây như: mận, mãng cầu, nho, ổi, xoài, chuối, mít, sầu riêng,
khoai môn…
Đồng thời, các loại trái cây này cũng được chế biến thành các loại nước trái cây để
phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Bằng cách chế biến này, nguồn nguyên
liệu trái cây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nguồn nguyên liệu
trái cây cả nước nói chung có thể được tiêu thụ tốt khi vào chính vụ, không rơi vào
cảnh được mùa, mất giá như trước đây.
4.2. Tăng cường quảng bá hình ảnh
Theo đánh giá của các chuyên gia, trái cây Việt Nam đã có mặt ở 60 thị trường trên
thế giới nhưng việc được cấp phép nhập khẩu chỉ mới là giai đoạn đầu của mục tiêu
phát triển ngành. Bởi lẽ, dù được cấp phép nhập khẩu nhưng nếu không có hoạt
động quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại các sản phẩm đến người tiêu dùng thì
lượng tiêu thụ vẫn không được như mong muốn.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trái cây Việt Nam cũng phải thừa nhận cách
làm này vừa thu hút thị hiếu người tiêu dùng, vừa giúp nâng giá trị sản phẩm. Trong
khi đó, hiện Việt Nam cũng đã xuất khẩu được các loại trái cây tươi sang Mỹ như
thanh long, vải, xoài… nhưng lại thiếu các công trình nghiên cứu về tác dụng bổ
dưỡng của các loại trái này. Vì vậy có thể khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp
với các viện nghiên cứu, trường đại học có những bài nghiên cứu các thành phần có
trong từng loại trái cây, công dụng của các thành phần này đối với sức khỏe con
người, thực hiện công bố các bài nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông. Đây
là cơ sở thuyết phục nhất để làm nền tảng cho quảng bá hình ảnh trái cây Việt Nam
tại thị trường nội địa, lẫn thị trường nước ngoài.
Khi càng có nhiều bài nghiên cứu công bố tác dụng tích cực của các loại trái cây
Việt Nam đối với sức khỏe, việc mở rộng thêm thị trường mới cho trái cây Việt
Nam sẽ không còn khó khăn.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 21

4.3. Tạo vùng nguyên liệu chất lượng


Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường khó tính, bắt buộc người sản xuất
trong nước phải tuân theo các tiêu chí an toàn, vệ sinh thực phẩm do khách hàng
quốc tế đưa ra. Thế nhưng, tỷ lệ những người sản xuất theo chất lượng quốc tế hiện
còn rất thấp. Thậm chí, có nhiều hợp tác xã, người sản xuất trái cây Việt Nam nỗ
lực đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất, nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong
đáp ứng các tiêu chí chất lượng này.
Đơn cử như mặt hàng xoài vốn được thị trường Hàn Quốc ưa chuộng, nhưng để đưa
được trái xoài sang Xứ sở Kim chi, người sản xuất phải trải qua khâu chăm sóc kỳ
công.
Từ những doanh nghiệp đi đầu, ngành trái cây Việt Nam có thể xây dựng được vùng
nguyên liệu chất lượng, vượt qua những rào cản về yêu cầu bảo quản trái cây của
thị trường khó tính, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu hiện nay.
4.4. Đẩy mạnh liên kết chuỗi
Trái cây chất lượng phát huy được giá trị, sản phẩm chất lượng tìm được doanh
nghiệp phù hợp để thẳng bước ra thị trường, thay vì những hàng hóa chất lượng và
doanh nghiệp đang “đi trên hai đường thẳng song song” như hiện nay.
Hiện nay cả nước có 150 nhà máy chế biến trái cây, trong đó có 18 nhà máy chế
biến sâu. Tuy nhiên, số lượng nhà máy có công suất lớn lại không nhiều. Dù vậy,
sản lượng trái cây của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa đáp ứng
được hết công suất hoạt động của các nhà máy này.
Khi những mắt xích trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây được thực hiện tốt
từng khâu, mối liên kết chuỗi hình thành và phát triển chặt chẽ, ngành hàng trái cây
Việt Nam mới đi vào sản xuất và tiêu thụ ổn định, người sản xuất cũng có động lực
đưa ngành trái cây đi lên.
4.5. Dần tiếp cận thị trường khó tính
Thời gian qua, mặt hàng trái cây Việt Nam đã không chỉ bó hẹp ở xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc, nhiều lô hàng vải, nhãn, xoài, thanh long… đã tiếp cận các
thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Australia… Việc thâm nhập các thị trường
này đã khẳng định được thương hiệu “trái cây Việt” tại thị trường thế giới, đồng
thời góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân.
Với hơn 28.000 ha vải, sản lượng vụ vải vừa qua của tỉnh Bắc Giang ước đạt 160
nghìn tấn. Tỉnh đã phối hợp Cục Bảo vệ thực vật lựa chọn và đề nghị phía Nhật Bản
chấp thuận 19 mã số vùng trồng, diện tích 103 ha với 107 hộ tham gia. Tỉnh cũng
có 18 mã số vùng trồng vải, diện tích 218 ha tại 6 xã của huyện Lục Ngạn xuất khẩu
sang Mỹ, EU, Ô-xtrây-li-a… Nhằm bảo đảm vải có chất lượng đến với người tiêu

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 22

dùng trong nước và xuất khẩu, tỉnh chủ động hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho người
dân về kỹ thuật canh tác, chăm sóc; đồng thời giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật an toàn, bảo đảm thời gian cách ly; thực hiện ghi chép, truy nguyên
nguồn gốc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất
4.6. Sự thay đổi trong tư duy sản xuất
Không chỉ quan tâm quảng bá, kết nối tiêu thụ, các địa phương đang có nhiều chính
sách hỗ trợ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết sản xuất nhằm tăng
giá trị cây ăn quả. Điển hình như Sơn La đã vận dụng tốt các cơ chế, chính sách, từ
đó tác động làm thay đổi tư duy sản xuất của nhân dân khi chuyển đổi hàng chục
nghìn héc-ta đất trồng ngô, lúa nương kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Theo
đó, một loạt chính sách sẽ được điều chỉnh, bổ sung với phương châm khuyến khích
ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng
việc đăng ký chứng nhận sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, đóng gói,
bao bì sản phẩm.
Theo thống kê, lượng trái cây xuất sang thị trường khó tính ngày càng tăng, trong
đó có những thị trường tăng trưởng rất tốt như Mỹ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Nhật
Bản... Tuy nhiên, cây ăn quả xuất khẩu của nước ta đến các thị trường này cũng
đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước khác. Do đó, nếu ngành trái cây Việt
Nam không thay đổi thì vấn đề xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Ngoài vấn đề chất lượng, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cần được đặc biệt
quan tâm. Cùng với đó, cần đẩy nhanh sản xuất theo hướng hàng hóa ở quy mô lớn
để đáp ứng được những đơn hàng lớn của nhà nhập khẩu.
Hạn chế lớn nhất trong sản xuất cây ăn quả ở nước ta hiện nay là quy mô nhỏ lẻ,
phân tán, khó đầu tư cơ sở hạ tầng và tổ chức liên kết sản xuất; năng suất bình quân
nhiều loại cây ăn quả thấp; hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên
nghiệp, thiếu vắng các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất, xuất khẩu… Để khắc
phục tình trạng này, các địa phương cần rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản
xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa tập trung; xây dựng các đề án, kế hoạch phát
triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc, trong đó chú trọng yếu tố thị trường, đặc biệt là
các thị trường lớn.
4.7. Trái cây Việt Nam vươn ra thế giới
Thanh long là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường
Mỹ. Theo thống kê, lượng xuất khẩu thanh long vào Mỹ tăng theo năm. Năm đầu
tiên (2008) Việt Nam chỉ xuất được 100 tấn thanh long sang Mỹ, thì đến năm
2012 con số đã tăng lên 1.200 tấn.
Giá thanh long Việt bán tại Mỹ giao động từ 130.000 - 180.000 đồng/kg tùy thời
điểm, cách thức vận chuyển...
[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
PHẦN NỘI DUNG 23

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho hay đã và đang phối hợp với
một số đầu mối nhập khẩu của Việt Nam như AEON, VIENT Corporation, Yufruit,
Sunrise Farm… và đầu mối xuất khẩu như Công ty Red Dragon, Chánh Thu,
Ameii… để xúc tiến xuất khẩu các lô hàng vải thiều sang Nhật Bản trong vụ mùa
năm nay.

Đến nay, các lô vải được xuất sang Nhật Bản đã được đóng hộp nhỏ 200gram và
bày bán tại siêu thị với giá khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen) - tương
đương hơn 100.000 đồng. Như vậy, mỗi ký vải thiều Việt Nam được bán tại Nhật
Bản có giá khoảng 500.000 đồng.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
KẾT LUẬN 24

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng ngành sản xuất cây ăn quả có giá trị
cao của nền nông nghiệp Việt Nam đồng thời có giá trị kinh tế- xã hội và môi trường
sinh thái của đất nước. Việc phát triển ngành sản xuất cây ăn quả sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao, tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
tạo nguồn hàng hoá đặc trưng cho từng vùng.

Tuy nhiên, mức độ phản ứng của người dân trước những biến động thị trường không
những liên quan đến lợi ích của nông dân và người tiêu dùng mà còn là áp lực lớn
về kinh tế xã hội đối với sản xuất và tiêu thụ trái cây.

Do đó, ta cần phải có những mục tiêu để phát triển ngành trái cây ở Việt Nam: tự
do hóa nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu và hạng ngạch quả; xây dựng vùng chuyên
canh-xây dựng thương hiệu; tăng cường nghiên cứu và khuyến nông hoa quả; phát
triển thị trường; quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Viện nghiện cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh “Báo cáo ngành trồng
trọt tại Việt Nam 2017” pp. 8-12.
[2] Báo tin tức “Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược bài cuối: áp dụng
nhiều giải pháp”
[3] Dân kinh tế “Ý nghĩa kinh tế và tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước
ta”
[4] Xem tài liệu “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây ăn
quả”
[5] Đảng cộng sản “Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản”
[6] Tài liệu “Một số ý kiến về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các sản
phẩm rau quả ở Việt Nam”
[7] Text.123doc.net “Sản xuất và tiêu thụ quả Việt Nam”
[8] Tạp chí công thương “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng
rau quả Việt Nam”
[9] Báo nhân dân “Phát triển bền vững các cây ăn quả có múi bền ở các tỉnh phía
Bắc”
[10] Nông nghiệp “Tiềm lực phát triển xuất khẩu cây ăn quả trên 6 tỷ USD”
[11] Kenh14.vn “Việt Nam có loạt trái cây đặc sản ngon nức tiếng chỉ được trồng
ở vài địa phương, một số loại còn xuất khẩu sang nước ngoài”
[12] Nông nghiệp Việt Nam “Nên trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao”
[13] Kinh doanh và phát triển “Trái cây dần tiếp cận thị trường khó tính”
[14] Báo Đồng Tháp “Thay đổi tư duy sản xuất để làm giàu từ nông nghiệp”
[15] Báo nhân dân “Trái cây Việt Nam từng bước khẳng định thương hiệu”
[16] Shop công nghệ thực phẩm “Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược
ở Việt Nam”
[17] Bacgiangtv.vn “Trái cây Việt Nam vươn ra thị trường thế giới”

[BÁO CÁO KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG- L03-NHÓM 4] [ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM]

You might also like