You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2022 - 2023

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN- ĐỐNG ĐA


TỔ NGỮ VĂN
Môn: Ngữ văn 12
-----------------------------

A – Cấu trúc đề thi (Thời gian 120 phút)


Phần I – Đọc hiểu (3 điểm)
Phần II – Làm văn (7 điểm)
- Câu 1 (2 điểm): Nghị luận xã hội
- Câu 2 (5 điểm): Nghị luận văn học
B – Nội dung ôn tập
Phần 1: Đọc hiểu
1) Kiến thức về Phong cách ngôn ngữ:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
2) Kiến thức về phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận
3) Kiến thức về các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, chứng minh và giải
thích
4) Kiến thức về các phép liên kết: nội dung (logic và chủ đề), hình thức (thế, nối, lặp, liên
tưởng)
5) Kiến thức về phép tu từ:
- Các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập, điệp ngữ, phóng đại...
- Các phép tu từ cú pháp : phép lặp cú pháp, phép chêm xen, phép liệt kê
- Các phép tu từ ngữ âm : tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu ; điệp âm, điệp vần và điệp
thanh
6) Kiến thức về thể thơ : thể thơ truyền thống và thể thơ hiện đại
7) Kiến thức về các hình thức lập luận của đoạn văn, văn bản : diễn dịch, quy nạp, tổng phân
hợp, song hành và móc xích
8) Kiến thức về nghĩa của từ trong câu văn, văn bản ; khái quát nội dung của đoạn văn bản ;
bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề bằng một đoạn văn từ văn bản trong đề bài...
Phần 2 : Làm văn
Câu 1 : Nghị luận xã hội
*Kỹ năng: viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày mạch lạc, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
*Kiến thức: chú ý các dạng
- Nghị luận về một hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Câu 2 : Nghị luận văn học
*Kỹ năng : Vận dụng khả năng đọc hiểu về kiến thức văn học và kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn
ý, các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích trong tác
phẩm thơ/kívăn xuôi/kịch
*Kiến thức: hệ thống kiến thức các bài trong chương trình Ngữ văn 12
Các bài khái quát
Bài 1 : Khái quát văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
1. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
2. Các giai đoạn phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ 1945 đến 1975
3. Những thành tựu chủ yếu của VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX
Bài 2 : Tác giả Hồ Chí Minh
1. Quan điểm sáng tác
2. Sự nghiệp văn học
3. Những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật
Bài 3 : Tác giả Tố Hữu
1. Trình bày các chặng đường thơ của Tố Hữu
2. Nêu những đặc điểm chính trong phong cách thơ Tố Hữu
Các tác phẩm văn chính luận
Bài : Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác
2. Đối tượng, giá trị, thể loại của bản TNĐL
3. Nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận
4. Phân tích từng đoạn trong tác phẩm (3 luận điểm trong văn bản)
Các văn bản nhật dụng
Bài : Bài « Nhìn về vốn văn hóa dân tộc » - Trần Đình Hượu
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật
2. Trong phần cuối bài viết, tác giả đã nêu một kết luận quan trọng về tinh thần chung của văn
hóa VN, đó là lời kết luận nào ? Từ đó gợi cho anh/chị suy nghĩ gì ?
Các tác phẩm thơ trữ tình
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Bài 1 : Tây Tiến – Quang Dũng
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Cảm nhận hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.
3. Phân tích nội dung và nghệ thuật trong từng khổ thơ.
Bài 2: Việt Bắc - Tố Hữu.
1. Hoàn cảnh sáng tác.
2. Phân tích nội dung và nghệ thuật trong từng đoạn thơ.
3. Làm rõ tính dân tộc trong “Việt Bắc”.
Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ
Bài 1: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác
2. Phân tích nội dung và nghệ thuật trong từng đoạn thơ.
3. Làm rõ tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn trích.
4. Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian trong “Đất Nước”.
Bài 2: Sóng – Xuân Quỳnh
1. Hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, ý nghĩa của hình tượng sóng
2. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh để làm nổi bật vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
3. Phân tích một đoạn thơ trong thi phẩm
Các tác phẩm tùy bút, kí
Bài 1 : Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân (giai đoạn 2 trong chặng đường 1945 – 1975)
1. Hoàn cảnh sáng tác, lời đề từ
2. Phân tích hình tượng sông Đà
3. Phân tích hình tượng người lái đò trong bài « Tùy bút »
4. Những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trong bài « Tùy bút »
Bài 2 : Ai đã đặt tên cho dòng sông ? – Hoàng Phủ Ngọc Tường (giai đoạn sau 1975)
1. Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề
2. Tìm 5 hình ảnh so sánh để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương và chỉ rõ hiệu quả của việc sử
dụng những hình ảnh đó
3. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí với hành trình từ nguồn đến biển
4. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn văn hóa, lịch sử, cuộc đời
5. Phân tích vẻ đẹp của Hương giang trong một đoạn văn của bài kí
6. Hình tượng cái Tôi tác giả.
Các tác phẩm văn xuôi
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Bài : Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
1. Giá trị nội dung (hiện thực và nhân đạo) và nghệ thuật
2. Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong “đêm tình mùa xuân” và đêm cởi trói cho A Phủ.
3. Cảm nhận về âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân
4. Phân tích hình tượng nhân vật Mị để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật.
5. Phân tích vẻ đẹp của những con người lao động Tây Bắc (qua Mị và A Phủ)
Giai đoạn 1955 – 1964 (miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội)
Bài : Vợ nhặt - Kim Lân.
0. Ý nghĩa nhan đề, hoàn cảnh sáng tác “Vợ nhặt”
1. Phân tích ý nghĩa của tình huống truyện.
2. Cảm nhận về nhân vật Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt
3. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ
Bài : Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
1. Hoàn cảnh sáng tác, giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Rừng xà nu”
2. Cảm nhận về hình tượng cây xà nu.
3. Phân tích hình tượng con người trong tác phẩm: Tnú, cụ Mết, Dít, Heng.
4. Chất sử thi của tác phẩm qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ.
Bài: Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
1. Đặc sắc của tình huống truyện và phương thức trần thuật
2. Cảm nhận về hai nhân vật Chiến và Việt
3. Khuynh hướng sử thi qua truyện ngắn
Giai đoạn sau 1975
Bài: Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu
1. Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề
2. Nét đặc sắc trong việc xây dựng tình huống truyện.
3. Ý nghĩa của tấm ảnh được chọn “trong bộ lịch năm ấy”.
4. Phân tích nhân vật Phùng, người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
Tác phẩm kịch
Bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, ý nghĩa nhan đề
2. Phân tích đoạn đối thoại Hồn và Xác, đoạn đối thoại giữa HTB và người thân, giữa HTB và
Đế Thích
3. Phân tích bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật HTB trong đoạn trích
4. Ý nghĩa màn kết
5. Hãy nêu những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích vở kịch

*** Chúc các em ôn thi thật hiệu quả và đỗ đạt cao***

You might also like