You are on page 1of 9

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I – VĂN 8 (23 - 24)

A. HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LÀM BÀI KIỂM TRA:


* PHẦN ĐỌC HIỂU:
I. VĂN BẢN THÔNG TIN:
* Câu hỏi nhận biết:
1. Nhận biết kiểu VB:
-> Trả lời: VB hoặc Phần VB thuộc kiểu VB thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên ->
Phải nên rõ tên của hiện tượng tự nhiên đó là gì.
- Chỉ ra hai đặc điểm giúp nhận biết kiểu VB: HS chọn 2 đặc điểm trong các đặc điểm sau
+ Mục đích viết VB: Nhằm giải thích hiện tượng … (Nêu rõ tên hiện tượng)
+ Cấu trúc gồm các phần:
 Phần mở đầu -> Nêu rõ giới thiệu khái quát về hiện tượng gì? Hoặc quá trình xảy ra hiện
tượng trong thế giới tự nhiên.
 Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự
nhiên
 Phần kết thúc: (không bắt buộc, có thể có hoặc không) thường trình bày sự việc.
+ Sử dụng các ngôn ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào?: nêu rõ tên chuyên ngành
+ Sử dụng động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái của HTTN: nêu rõ những động từ miêu
tả hoạt động hoặc trạng thái của HTTN
+ Từ ngữ miêu tả
+ Có đề mục: Ghi rõ tên các đề mục
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: nêu cụ thể là hình ảnh hay số liệu?
2. Cho biết VB sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành nào?
-> Trả lời đảm bảo 2 ý sau:
- Nêu rõ sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành khoa học nào? -> Nêu tên chuyên ngành khoa học
đó
- Liệt kê ra từ 2 từ ngữ của chuyên ngành đó.
3. Cho biết VB sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào?
-> Trả lời: HS cần nêu rõ phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh hay số liệu hoặc sơ đồ
- Nếu là số liệu thì liệt kê rõ những số liệu
4. Cho đoạn văn, xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn.
- Những cách trình bày thông tin:
+ Trình bày thông tin theo trật tự thời gian
+ Trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả
+ Trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của đối tượng
+ Trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu các tượng theo từng tiêu chí (sử dụng
một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, tương tự như, cả hai, tất cả, mỗi
+ Trình bày thông tin theo cách so sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày
biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng.
* Câu hỏi thông hiểu: Nhận xét tác dụng/ hiệu quả của biểu đạt của phương tiện phi ngôn
ngữ
-> Với phương tiện phi ngôn ngữ hình ảnh: Hỗ trợ thể hiện thông tin của VB trở nên trực
quan, rõ ràng hơn; giúp người đọc dễ hình dung hơn về những thông tin được trình bày; từ đó
hiểu văn bản dễ dàng hơn, tăng sức hấp dẫn cho VB.
II. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
* Câu hỏi nhận biết:
1. Nhận biết kiểu văn bản: HS trả lời đảm bảo những ý sau
- Thuộc kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.
- Chỉ ra 2 dấu hiệu nhận biết: HS dựa vào ngữ liệu để và xem xét VB đề trích có đặc điểm
nào và nêu ra 2 đặc điểm trong các đặc điểm sau
+ Luận đề (VĐ bàn luận) -> HS nêu rõ luận đề (Vấn đề chính được nêu ra trong VBNL) ->
HS dựa vào nội dung ngữ liệu trên đề để rút ra luận đề. (Khái quát bằng cụm từ hoặc câu ngắn
gọn)
+ Luận điểm: -> HS nêu rõ luận điểm (Ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề)
dựa và nội dung ngữ liệu để xác định.
+ Bằng chứng khách quan (Những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực
tế)
+ Ý kiến, đánh giá chủ quan (là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ
quan của người viết, thường ít có sơ sở để kiểm chứng.
Bằng chứng khách quan Ý kiến, đánh giá chủ quan của người
viết
Là các thông tin khách quan như: số liệu, Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá
thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện … nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về
tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện
tượng; có thể được diễn tả bằng các cụm từ
như: tôi cho rằng, tôi thấy, … hoặc các tính từ
thể hiện sự đánh giá.
Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải
có nguồn đáng tin cậy; có thể xác định đúng của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng
sai dựa vào thực tế
Để làm nên tính thuyết phục cho văn bản NL, những ý kiến, đánh giá chủ quan của người
viết cần dựa trên cơ sở các bằng chứng khách quan. Việc nhận ra bằng chứng khách quan và ý
kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong VBNL giúp người đọc kiểm chứng được tính
đúng, sai của lập luận; lí giải được sức thuyết phục, tác động của VBNL.
2. Nhận biết bằng chứng khách quan: HS phải ghi ra những bằng chứng khách quan một
cách cụ thể, số lượng theo yêu cầu đề
3. Nhận biết ý kiến, đánh giá chủ quan: HS phải ghi ra những ý kiến, đánh giá chủ quan
của người viết một cách cụ thể, số lượng theo yêu cầu đề
* Câu hỏi thông hiểu kiểu VBNL: Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: … (Trích ý
kiến)
-> HS trả lời đảm bảo các ý sau:
- Trích nguyên văn ý kiến của tác giả
- Trình bày cách hiểu của bản thân về ý kiến của tác giả
III. VẬN DỤNG ĐẶT CÂU: Cần lưu ý thực hiện như sau
+ Câu đúng nội dung liên quan đến ngữ liệu
+ Câu đúng ngữ pháp (đầy đủ CN hoặc VN, dấu kết thúc câu)
+ Câu có sử dụng đúng từ Hán Việt hoặc từ tượng hình, từ tượng thanh
+ Xác định (gạch chân hoặc chú thích) từ Hán Việt hoặc từ tượng hình, từ tượng thanh trong
câu
B. THỰC HÀNH BÀI TẬP:
ĐÊ 1:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

VÌ SAO CÓ MƯA ĐÁ, CÁCH PHÒNG TRÁNH THẾ NÀO?


Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Tại
sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không?
Mưa đá là gì?
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác
nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng
chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá
thường rơi xuống cùng với mưa rào.
Tại sao có mưa đá?
Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa
luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí
bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước
trong mây biến thành những hạt băng nhỏ.
[...]

Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng
nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động
vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn
đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí
không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra
những trận mưa đá. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5-10phút và cũng có thể kéo
dài từ 20 - 30 phút.
[...]
Cách phòng tránh tác hại của mưa đá.
Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Người dân ở các khu
vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra
mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác
hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra.
[...]
Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo
hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã hoặc làm
người ướt rung lập cập.
(Theo 1001 thắc mắc: Vì sao có mưa đá? Cách phòng tránh thế nào?,
https://www.tienphong.vn/, ngày 24/03/2020, Châu Anh tổng hợp)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Chỉ ra ít nhất một đặc điểm giúp em nhận biết
kiểu văn bản đó.
Câu 2: Cho biết văn bản sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành nào?
Câu 3: Cho biết văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào?
Câu 4: Nêu tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ vừa tìm được ở câu 3.
Câu 5: Xác định ít nhất hai cách trình bày thông tin được sử dụng trong văn bản.
Câu 6: Tìm một từ tượng hình trong câu sau:
“Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo
hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã hoặc làm
người ướt rung lập cập.”
Câu 7: Vì sao em biết đó là từ tượng hình.
Câu 8: Đặt một câu có sử dụng từ tượng hình thể hiện nội dung của văn bản.
ĐỀ 2:
PHẦN I: Đọc - hiểu (6 điểm)
Trong xã hội ngày nay, “sống xanh” không còn là một khái niệm mới nhưng không phải ai
cũng hiểu đúng và có điều kiện để sống thực sự “xanh”.[…]
Sống xanh không hẳn là lời kêu gọi thực hiện những hành động bảo vệ môi trường mang
tầm vĩ mô. Sống xanh đơn giản chỉ là những hành động “xanh” nhỏ bé trong sinh hoạt thường
nhật mà mỗi người đều có thể làm và dần tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc sống của bản
thân cũng như cộng đồng xung quanh.
Theo các chuyên gia, sống xanh có thể được phân làm bốn nhóm hành động chính. Thứ
nhất, sống xanh là “sử dụng thực phẩm xanh”. Ở khía cạnh này, các nhà khoa học đưa ra lời
khuyên về sử dụng đồ ăn, thức uống có nguồn gốc tự nhiên, sạch và nguyên bản. Thứ hai, sống
xanh là hòa mình trong “môi trường xanh”, gần gũi với thiên nhiên cây cối, sông hồ. Đây dường
như là cách hiểu phổ biến nhất với tất cả mọi người. Thứ ba, sống xanh còn là “vận động xanh”,
có nghĩa là thay vì đi lại di chuyển bằng ôtô, xe máy, con người có thể chọn đi bộ hoặc đi xe
đạp… Thứ tư, sống xanh là duy trì các “thói quen xanh”. “Thói quen xanh” được thể hiện qua ý
thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như chủ động tận dụng
nguồn ánh sáng, năng lượng từ mặt trời để tiết kiệm điện trong nhà, tắt các thiết bị không cần
thiết…
(Trích “Sống xanh” đầy đủ - Thế Trung – Tuoitre online)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Chỉ ra ít nhất một đặc điểm giúp em nhận biết
kiểu văn bản đó.
Câu 2: Theo tác giả, các chuyên gia đưa ra bốn nhóm hành động chính của “sống xanh” là
gì?
Câu 3: Em hiểu gì về ý kiến của tác giả: “Sống xanh không hẳn là lời kêu gọi thực hiện
những hành động bảo vệ môi trường mang tầm vĩ mô”.
Câu 4: Chỉ ra một từ Hán Việt có trong câu sau:
- Theo các chuyên gia, sống xanh có thể được phân làm bốn nhóm hành động chính.
Câu 5: Em hãy giải nghĩa từ Hán Việt em xác định ở câu 4 là gì?
Câu 6: Đặt 1 câu văn có nội dung nói về thái độ sống của con người với môi trường trong đó
có sử dụng một từ tượng hình hoặc tượng thanh.
ĐỀ 3:

PHẦN I. Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt (6 điểm):


Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi thượng đế mới tạo ra vạn vật, xương rồng là loài cây mềm mại nhất trên thế giới này.
Mượt như nước, óng ánh như ngọc, bất kì ai chạm phải thì nó sẽ mất đi tính mạng. Thế là thượng
đế liền ban cho nó một lớp mũ giáp bảo vệ. Từ đó, không ai còn nhìn thấy tâm tính hiền hòa của
xương rồng nữa. Bất kể sinh vật nào khi tiếp xúc với nó đều sẽ bị thương tích toàn thân. Cho nên
mấy ngàn năm trở lại đây, không còn ai dám gần xương rồng nữa. Nó bị xem là quái vật.
Sau này, có một vị dũng sĩ xuất hiện. Vị dũng sĩ rút thanh bảo kiếm chém xương rồng làm
hai. Ban đầu chàng cứ nghĩ để diệt trừ nó là một điều rất khó. Dũng sĩ kinh ngạc hét lên: “A!
Không ngờ bên trong xương rồng lại yếu ớt tới vậy! Vì sao lại chỉ có những giọt nước màu xanh
trong vắt…?”. Cuối cùng vị dũng sĩ cũng đã hiểu, thì ra tất cả những chiếc gai nhọn chỉ là lớp vỏ
để bảo vệ mình của xương rồng mà thôi.
Quê hương của loài xương rồng là ở châu Nam Mĩ và Mê-xi-cô, chúng phải sống trong
môi trường khắc nghiệt, đấu tranh với từng lớp cát dày, thiếu nước. Mấy ngàn năm, xương rồng
vẫn đứng vững trên sa mạc, lá thoái hóa biến thành gai nhọn. Những chiếc gai nhọn giúp xương
rồng giảm thiểu được lượng nước mất đi. Tiết kiệm nước là yêu cầu sống còn của xương rồng
trong sa mạc. Nếu chúng ta có thể tiết kiệm nước như xương rồng thì nguồn nước của chúng ta sẽ
không cạn kiệt nhanh chóng đến vậy. Xem chừng con người chúng ta còn phải học hỏi loài cây
xương rồng này nhiều.”
(Theo Khám phá khoa học – dịch giả Nguyễn Thị Thu Quỳnh)
Câu 1: Từ văn bản, em hãy chỉ ra ít nhất 2 bằng chứng khách quan được tác giả sử dụng để
chứng minh rằng xương rồng đã vượt qua khắc nghiệt và tồn tại trong cuộc sống.
Câu 2: Dựa vào văn bản hãy cho biết khi thượng đế mới sinh ra loài xương rồng có đặc điểm
gì?
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Nếu chúng ta có thể tiết kiệm nước như xương
rồng thì nguồn nước của chúng ta sẽ không cạn kiệt nhanh chóng đến vậy. Xem chừng con người
chúng ta còn phải học hỏi loài cây xương rồng này nhiều.”
Câu 4: Chỉ ra một từ Hán Việt có trong câu sau:
“Khi thượng đế mới tạo ra vạn vật, xương rồng là loài cây mềm mại nhất trên thế giới này.
Câu 5: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt em vừa tìm được ở câu 4.
Câu 6: Đặt 1 câu văn có nội dung nói về sự sống của xương rồng trong đó có sử dụng một từ
tượng hình hoặc tượng thanh.
ĐỀ 4:
Đọc đoạn văn sau:
Rác thải lấp đầy mặt kênh, mùi hôi thối khiến chúng tôi xây xẩm mặt mày. Vậy mà năm “hiệp
sĩ” trẻ sau giờ làm việc là lội bùn đi vớt rác...
Các bạn trẻ mỗi người một việc từ phục vụ nhà hàng, bảo vệ, chạy xe công nghệ... nhưng có
chung một mong ước cháy bỏng là “thay áo mới” cho những dòng kênh bị ô nhiễm tại TP.HCM.
Kể từ lần gặp nhau của những chàng trai trẻ với ý tưởng “giúp chút gì cho đời”, nhóm Sài
Gòn Xanh đã ra đời đến nay đã tròn ba tháng. Đối mặt những nguy hiểm rình rập như kim tiêm,
mảnh sành, cọc nhọn..., họ luôn cố gắng cẩn thận nhất có thể để việc làm ý nghĩa của mình được
trọn vẹn.
Dù nhóm được thành lập chưa lâu nhưng hành động của các “hiệp sĩ” đã lan tỏa những
thông điệp tích cực, giúp thay đổi nhận thức của người dân.
Nguyễn Lương Ngọc (27 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), trưởng nhóm Sài Gòn Xanh, cho biết đã
dần quen với mùi hôi thối khi lội bùn dọn rác ở dòng nước đen kịt tại các kênh rạch ô nhiễm,
không còn bị sốc như những ngày đầu.
"Hiện tại nhóm Sài Gòn Xanh dọn rác một tuần ba buổi, bên cạnh việc thu gom rác thì nhóm
ghi lại những hình ảnh ô nhiễm. Qua đó để kêu gọi nhiều người dân cùng chung tay bảo vệ môi
trường sống của chúng ta đang bị đe dọa...”- Lương Ngọc chia sẻ.
(Theo Duyên Phan, 5 “hiệp sĩ” trẻ vớt rác kênh rạch- tuoitreonline ngày 05/02/2023)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Chỉ ra ít nhất một đặc điểm giúp em nhận biết
kiểu văn bản đó.
Câu 2: Theo tác giả, những việc làm của các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào
khi thực hiện?
Câu 3: Em hiểu gì về ý kiến của tác giả: “Sống xanh không hẳn là lời kêu gọi thực hiện
những hành động bảo vệ môi trường mang tầm vĩ mô”.
Câu 4: Chỉ ra một từ Hán Việt có trong văn bản
Câu 5: Gải thích từ Hán Việt em vừa tìm được ở câu 4.
Câu 6: Đặt 1 câu văn có nội dung nói môi trường trong đó có sử dụng một từ tượng hình
hoặc tượng thanh.
C. TẠO LẬP VĂN BẢN:
I. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ TỰ DO:
1. Yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do:
* Hình thức, bố cục:
- Cần đảm bảo hình thức đoạn văn: viết hoa chữ cái đầu, lùi vào đầu dòng và có dấu câu kết
thúc đoạn.
- Bố cục gồm ba phần:
+ Mở đoạn: mở đoạn giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ
(bằng một câu câu chủ đề)
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm
rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
* Về nội dung:
+ Bài thơ được chọn là một bài thơ tự do
+ Sử dụng những hình ảnh, từ ngữ được trích ra từ bài thơ và ngôi thứ nhất để viết đoạn.
+ Nếu được cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ tự do đối với người viết.
2. Bài tham khảo:
ĐỢI MẸ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
(Vũ Quần Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Phương)
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Nguồn: Thơ trữ tình Vũ Quần Phương, NXB Lao
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy Động, 2007
mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống


trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ trên
Gợi ý làm bài:
Bài thơ “Đợi mẹ” của nhà thơ Vũ Quần Phương là bài thơ đã để lại trong tôi những ấn
tượng sâu sắc về tình cảm nhớ mong, trông ngóng của người con đối với người mẹ của mình. Với
thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn khác nhau, không theo một quy luật cố định nào. Đặc biệt, có
những câu thơ còn được tạo nên từ hai câu ngắn. Đặc điểm thú vị đó đã khiến bài thơ đồng nhất
với mạch cảm xúc phập phồng của người con khi đang chờ mẹ về. Sự gắn kết giữa những dòng
thơ với thủ pháp gieo vần lưng, đã nối các cung bậc cảm xúc ấy lại, tạo thành một dải nối liền.
Nhân vật trữ tình là một em bé, đang chờ mẹ đi làm đồng chưa về. Điệp ngữ “em bé”, “nhìn”
xuất hiện ba lần đã khắc họa rõ hành động ngóng chờ của em. Em đang chờ mong mẹ, chờ sự
xuất hiện của mẹ từ các hướng xung quanh mình. Đầu tiên em nhìn lên cao, nhìn vâng trăng
nhưng không thấy mẹ. Rồi em nhìn ra trước mặt, xa xắm - đó là cánh đồng lúa, nhưng nó đã lẫn
vào bóng tối rồi nên em chẳng thấy mẹ đâu. Cuối cùng em nhìn vào trong nhà, nơi vốn phải ấm
áp nay lại lạnh lẽo trống trải, bởi mẹ vẫn chưa về, nên bếp lửa còn chưa nhen. Dường như, cả
trăng, cả cánh đồng, cả bếp lửa và cả đom đóm đều cùng em bé nhớ mẹ. Tất cả nằm im, không
làm gì cả, chỉ ngồi đó và khắc khoải chờ mẹ mà thôi. Cuối cùng, nỗi nhớ ấy đã được bộc bạch
trực tiếp qua hình ảnh “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Trời đã tối quá rồi, em không thể nhìn thấy dáng
mẹ bằng mắt trong đêm đen, nên chuyển sang ngóng đợi tiếng bàn chân của mẹ. Đó là âm thanh
mẹ đang lội bùn ì oạp ở đồng xa. Cuối bài thơ, người mẹ đã trở về nhà nhưng con đã ngủ quên
mất. Người con ngủ say rồi nhưng vẫn còn chờ mẹ. Sự chờ đợi ấy đi theo em cả vào giấc mơ, ngự
trị trong tâm trí non nớt của em. Chính vì vậy, mà tác giả đã hoán dụ hình ảnh người con trong
“nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Qua bài thơ Đợi mẹ, em cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết và
sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Dù trời đã tối, dù xung quanh có những sự vật tươi
đẹp như trăng non, đom đóm, hoa mận… thì em vẫn chỉ chăm chú đợi mẹ về. Mẹ là tất cả yêu
thương, là tất cả nỗi mong chờ, là cả thế giới của em. Tình mẫu tử đã hiện lên qua bài thơ thiêng
liêng như thế đó. Qua bài thơ này đã bồi đắp trong tôi những tình cảm vô cùng đẹp đẽ về người
mẹ. Từ tận đáy lòng tôi cảm thấy yêu mẹ vô cùng. Tôi hứa sẽ luôn cố gắng học tập thật giỏi để nụ
cười luôn nở trên môi người mẹ vĩ đại của mình.
NHỮNG CÁNH BUỒM Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
(Hoàng Trung Ánh nắng chảy đầy vai
Thông) Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Hai cha con bước đi trên cát
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Bóng con tròn chắc nịch, Để con đi!”
Sau trận mưa đêm rả rích Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Cát càng mịn, biển càng trong Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: (Nguồn: Nguồn SGK Ngữ Văn 6 tập 1 - Bộ
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, chân trời sáng tạo)
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy
người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ trên
Gợi ý làm bài:
Bài “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại trong tôi những ấn tượng
sâu sắc về tình yêu thương lớn lao của người cha dành cho đứa con của minh. Bài thơ được viết
theo thể thơ tự do với những hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp đẽ. Trong những câu thơ mở đầu,
tác giả đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh
người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi, quan tâm của người cha dành
cho con. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn
con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hai hình ảnh đối lập
giữa “bóng cha” và “bóng con” thật ngộ nghĩnh, dễ thương nhưng cũng góp phần khắc họa được
sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi người con nhìn về phía chân trời và hỏi cha rằng ở đó
có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay
cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm nhân vật con khao khát được
khám phá chân trời mới lạ. Vì vậy mà người con đã mong muốn cha mình mượn cho một cánh
buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ở ngoài
kia. Nghe thấy lời đề nghị của con, người cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn đó. Vậy là,
giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Có lẽ mỗi người đọc đều sẽ
bắt gặp được hình ảnh của bản thân trong nhân vật người con. Bài thơ “Những cánh buồm” thể
hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác
giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc
sống trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác
phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Qua bài thơ này tôi lại càng yêu thương và tự
hào về người cha của mình. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật giỏi để cha luôn tự hào và
hánh diện khi nhắc đến tôi.
* Lưu ý: Hai bài văn chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh cần tìm tòi sáng tạo thêm
II. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với con người.
* Mở bài:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận: Vai trò của thiên nhiên đối với con người.
- Bày tỏ ý kiến đồng tình với vấn đề cần bàn luận.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Vai trò của thiên nhiên là gì?
+ Thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào với con người.
+ Khẳng định trách nhiệm của con người cần phải gìn giữ bảo vệ thiên nhiên.
- Bàn luận:
+ Đưa lí lẽ, ý kiến đánh giá chủ quan để làm sáng tỏ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với
việc bảo vệ thiên nhiên.
+ Nêu những bằng chứng khách quan làm sáng tỏ trách nhiệm của con người trong việc bảo
vệ thiên nhiên.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại vai trò, trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.
+ Nêu bài học nhận thức và hành động của bản thân.
+ Lời kêu gọi tuổi trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Tuổi trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ môi
trường.
* Mở bài:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận: Tuổi trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống.
- Bày tỏ ý kiến đồng tình với vấn đề cần bàn luận.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào?
+ Vai trò của tuổi trẻ
+ Khẳng định trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ môi trường sống
- Bàn luận:
+ Đưa lí lẽ, ý kiến đánh giá chủ quan để làm sáng tỏ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với
việc bảo vệ môi trường sống.
+ Nêu những bằng chứng khách quan làm sáng tỏ trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ
môi trường sống.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ môi trường sống.
+ Nêu bài học nhận thức và hành động của bản thân.
+ Lời kêu gọi tuổi trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống.
* LƯU Ý: HỌC SINH DỰA VÀO DÀN Ý ĐỂ VIẾT THÀNH BÀI VĂN NGHỊ LUÂN

You might also like