You are on page 1of 2

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

THAY THẾ CHO THI KẾT THÚC HỌC PHẦN LUẬT CẠNH TRANH

1. Hiệu lực của Luật cạnh tranh 2018 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (với
người – đối tượng áp dụng?; với vật; theo không gian – phạm vi điều chỉnh;
theo thời gian? Và mối tương quan với các văn bản pháp luật khác – mối quan
hệ luật chung và luật chuyên ngành?...)
2. Độc quyền hành chính trong kinh doanh – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
ở VN hiện nay (Khái niệm, bản chất, nguyên nhân và những giải pháp, công
cụ nhằm tiết chế, loại bỏ hiện tượng độc quyền hành chính trong kinh doanh?)
3. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (Khái niệm, ý nghĩa, bản chất
và đặc trưng của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh? Thực trạng
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở VN hiện nay?)
4. Pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh? (Khái niệm, ý nghĩa, bản
chất và đặc trưng của pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh? Thực
trạng pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh ở VN hiện nay?)
5. Pháp luật về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế? (Khái niệm, ý nghĩa, bản
chất và đặc trưng của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế? Thực trạng
pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở VN hiện nay?)
6. Chế tài và việc áp dụng chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh?
7. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra (có thể
nghiên cứu tổng quát hoặc chuyên sâu về từng vấn đề: tố quyền; cơ sở pháp
lý; căn cứ áp dụng; mức bồi thường; cơ chế thực thi…)
8. Vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
9. Vấn đề sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hợp đồng nhượng
quyền thương mại.
10.Sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hợp đồng M&A.
11.Cơ quan cạnh tranh – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Có thể nghiên cứu
lý thuyết về mô hình cơ quan cạnh tranh hoặc mô hình cơ quan cạnh tranh ở
Việt Nam hiện nay: mô hình, cơ cấu tổ chức, đặc trưng pháp lý, chức năng –
nhiệm vụ, các yêu cầu, đảm bảo khi thiết lập…).
12.Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng cạnh tranh.
13.Chứng cứ và việc sử dụng chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh.
14.Các biện pháp ngăn chặn hành chính và những vấn đề pháp lý liên quan tới
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ
việc cạnh tranh.
15.Cơ chế khoan hồng và những vấn đề pháp lý liên quan tới việc thực hiện cơ
chế khoan hồng trong điều tra, xử lý các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh.
Lưu ý:
- Sinh viên khi chọn đề tài và triển khai viết Tiểu luận có thể tự xác định đối
tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể của Tiểu luận dựa trên các gợi ý/định hướng
nghiên cứu này. Việc lựa chọn và xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Tiểu
luận cần phù hợp với dung lượng của Tiểu luận (không yêu cầu đề cập quá nhiều
vấn đề, khuyến khích việc nghiên cứu chuyên sâu);
- Tiểu luận có độ dài khoảng từ 8-10 (có thể dài hơn) trang giấy khổ A4 được
trình bày theo phông chữ tiếng Việt Times New Roman; bộ mã ký tự Unicode,
màu đen; cỡ chữ 13 đến 14; giãn dòng 1,5; định lề trang: cách mép trên, dưới 20-
25cm, cách mép trái 25-30cm, cách mép phải 15-20cm;
- Cần đặc biệt lưu ý tới liêm chính học thuật: không chép bài của nhau và trích
dẫn đầy đủ các kết quả nghiên cứu của người khác nếu có sử dụng.

You might also like