You are on page 1of 3

DANH MỤC CÁC GỢI Ý (HƯỚNG) NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC PHÁP

LUẬT CẠNH TRANH


I. Đối với CTĐT định hướng nghiên cứu
1. Chính sách cạnh tranh và vai trò của chính sách cạnh tranh đối với nền kinh
tế?
2. Mối quan hệ giữa chính sách, pháp luật cạnh tranh và chính sách, pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
3. Những vấn đề pháp lý liên quan tới mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và
chính sách điều tiết ngành
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh và vai trò của việc tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cạnh tranh đối với việc thực thi chính sách, pháp luật cạnh
tranh?
5. Những vấn đề pháp lý liên quan tới việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật
cạnh tranh ra ngoài phạm vi lãnh thổ (Cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ chế thực
thi, kinh nghiệm nước ngoài…)
6. Những vấn đề pháp lý liên quan tới việc mở rộng đối tượng áp dụng của Luật
cạnh tranh (Cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ chế thực thi, kinh nghiệm nước
ngoài…)
7. Độc quyền hành chính trong kinh doanh và những giải pháp, công cụ nhằm
tiết chế, loại bỏ hiện tượng độc quyền hành chính trong kinh doanh
8. Những vấn đề pháp lý liên quan tới việc áp dụng các quy định pháp luật cạnh
tranh: mối quan hệ giữa “luật chung” và “luật chuyên ngành”? Cơ sở lý luận
và thực tiễn?
9. Những vấn đề về chính sách và pháp luật cạnh tranh mà các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới đặt ra đối với Việt Nam (VD: Hiệp định tự do thương
mại xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định tự do thương mại Việt
Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam
– Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – New
Zealand (AANZFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA) …). Lưu ý: Mỗi đề tài nghiên cứu của nhóm có thể đi sâu về chỉ
một FTA.
10.Vấn đề xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh? (Việc
chuyển hồ sơ điều tra vụ việc cho cơ quan điều tra hình sự trong điều tra vụ
việc cạnh tranh?; ranh giới giữa xử lý hành vi vi phạm theo Luật cạnh tranh
và Bộ luật hình sự?)
11.Vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra:
có thể nghiên cứu tổng quát hoặc chuyên sâu về từng vấn đề: tố quyền; cơ sở
pháp lý; căn cứ áp dụng; mức bồi thường; cơ chế thực thi…
12.Vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ
(Việc chuyển giao quyền sử dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ
pháp luật cạnh tranh?)
13.Vấn đề sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hợp đồng nhượng
quyền thương mại?
14.Sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hợp đồng M&A: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn
15.Mô hình cơ quan cạnh tranh (Thiết chế thực thi luật cạnh tranh) trên thế giới
và kinh nghiệm cho VN.
16.Những vấn đề pháp lý liên quan tới nghĩa vụ chứng minh trong thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh
17.Chứng cứ và việc sử dụng chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn
18.Các biện pháp ngăn chặn hành chính và những vấn đề pháp lý liên quan tới
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ
việc cạnh tranh (Các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng?)
19.Cơ chế khoan hồng và những vấn đề pháp lý liên quan tới việc thực hiện cơ
chế khoan hồng trong điều tra, xử lý các vụ việc HCCT
20.Án lệ và vai trò của án lệ trong xử lý vụ việc cạnh tranh (Cơ sở lý luận và
thực tiễn: trên thế giới và tại VN?)
II. Đối với CTĐT định hướng ứng dụng:

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động này
trên địa bàn Tỉnh…..
2. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và kinh nghiệm thực thi trên
địa bàn …..

You might also like