You are on page 1of 12

BÀI 3: XỬ LÝ KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ

1. Trình bày nguyên lý hoạt động của thiết bị/phương pháp xử lý.
Hấp phụ là quá trình phân ly dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số
loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng. Trong quá
trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong không khí bị giữ lại trên bề mặt của vật
liệu rắn. Vật liệu rắn thường được sử dụng trong quá trình này được gọi là chất hấp
phụ, còn chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ.
Quá trình hấp phụ được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí hoặc trong
môi trường khí nói chung, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi,
khí có giá trị lẫn trong không khí hoặc khí thải.
Vận hành hệ thống xử lý VOCs bằng thiết bị tháp hấp phụ sử dụng than hoạt
tính dạng hạt. Than hoạt tính hấp phụ và xử lý khí thải hữu cơ. Thiết bị lọc có hiệu quả
xử lý khí thải có mùi hôi hiệu quả xử lý tốt hơn cho việc xử lý khí thải có mùi hôi.
Than hoạt tính có thể hấp thụ và thu hồi các dung môi hữu cơ như benzen, rượu, xeton,
este, xăng và các loại khí thải hữu cơ khác. Phù hợp với lưu lượng không khí lớn và xử
lý khí thải nồng độ thấp.
Nguyên lý hoạt động của tháp phụ bằng mô hình pilot tại phòng thí nghiệm: khí
thải hữu cơ nói chung được thu gom dưới áp suất âm của bơm (quạt) sau đó đi vào
thiết bị hấp phụ than hoạt tính. Tại đây, khí thải được dẫn qua các khay lọc chứa than
hoạt tính để lạo bỏ các tạp chất gây mùi. Vị trí lắp đặt của các khay than hoạt tính
được bố trí sao cho có thể lọc tất cả các dòng khí nằm trong tiết diện buồng lọc. Khí
thải theo ống đầu ra và thải ra ngoài môi trường.
Phương pháp hấp phụ than hoạt tính trong quá trình này sử dụng đặc tính của bề
mặt chất rắn. Khi khí thải tiếp xúc với diện tích bề mặt lớn của than hoạt tính, các chất
ô nhiễm trong khí thải được hấp phụ trên bề mặt chất rắn của than hoạt tính để tách
chung ra khỏi hỗn hợp khí nhằm mục đích lọc sạch dòng khí.
2. Trình bày các nghiên cứu đã có về phương pháp xử lý.
Wee Kong Pui , Rozita Yusoff and Mohamed Kheireddine Aroua. A review on
activated carbon adsorption for volatile organic compounds (VOCs). Tóm tắt: Một số
phương pháp kiểm soát đã được áp dụng để loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
nguy hiểm (VOCs) khỏi dòng khí, đặc biệt là các quy trình hấp phụ được đánh giá là
nổi bật hơn về tính khả thi, hiệu quả cũng như năng lực chi phí so với các phương
pháp khác. Trong nghiên cứu này, hầu hết các vật liệu hấp phụ dựa trên than hoạt tính
đều được đánh giá nghiêm ngặt về ưu điểm và hạn chế đối với khả năng hấp phụ khí
VOCs. Việc lựa chọn chất hấp phụ và các thông số quy trình phụ thuộc chủ yếu vào
loại VOCs được sử 14 dụng, tính chất hóa học và cấu trúc của nó, bên cạnh các đặc
tính của chất hấp phụ. Tổng quan thảo luận chi tiết về ứng dụng của các hệ thống hấp
phụ cố định. Một nghiên cứu mô phỏng tính toán sử dụng dây dẫn hóa học lượng tử
giống như mô hình sàng lọc cho các dung môi thực được đưa vào đánh giá này để xác
định hiệu quả trong việc mô tả và dự đoán kỹ thuật hấp phụ cần thiết cho từng quy
trình. Đánh giá này cung cấp một cuộc thảo luận toàn diện về các kỹ thuật hấp phụ
VOCs và việc triển khai chúng cho các ứng dụng khác nhau.
Lijuan Jia, Jialu Shi. Chao Long. Fei Lian, Baoshan Xing. VOCs adsorption on
activated carbon with initial water vapor contents: Adsorption mechanism and
modified characteristic curves. Tóm tắt: Trong thực tế, quá trình tái sinh chất hấp phụ
luôn đạt được bằng cách đun nóng bằng hơi nước nóng, để lại một ít nước trong lớp
chất hấp phụ, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp phụ VOCs. Trong
nghiên cứu này, các đường đẳng nhiệt hấp phụ của 12 VOCs (xeton, ankan, rượu,
halohydrocacbon và hydrocacbon thơm) trên than hoạt tính dạng hạt (GAC) với hàm
lượng nước ban đầu (IWC) khác nhau đã được tiến hành. Các tương tác hấp phụ giữa
VOCs và GAC tại các IWC khác nhau đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng kết hợp
Mối quan hệ năng lượng hòa tan tuyến tính (LSER) và phương trình
DubininRadushkevich (DR). Kết quả cho thấy hơi nước ban đầu có thể làm giảm khả
năng hấp phụ và hệ số phân chia 12 VOC, đặc biệt ở nồng độ VOC thấp. Theo LSER,
khả năng nhận điện tử (∑β2H) và lực phân tán (log10L16) của VOC đóng vai trò
chính trong quá trình hấp phụ. Đối với các VOC có giá trị ∑β2H xấp xỉ trong cùng
một chuỗi, ảnh hưởng tiêu cực của IWC ít rõ ràng hơn đối với các VOCs có log10L16
cao hơn, trong khi đối với các VOCs có giá trị log10L16 tương tự trong các chuỗi khác
nhau, ảnh hưởng tiêu cực của IWC có ý nghĩa hơn đối với các VOCs có ∑ cao hơn
β2H. Hơn nữa, các đường cong đặc trưng của 12 VOCs trên GAC khô, tức là, đồ thị
của thể tích bị hấp phụ (qv) so với mật độ thế năng hấp phụ (ε/Vm), về cơ bản nằm
trên một 15 đường cong duy nhất có hệ số tương quan cao, trong khi trên GAC với
IWC, đặc trưng đường cong của 12 VOCs có sự khác biệt rõ ràng. Xem xét ảnh hưởng
của IWC, phần trăm đóng góp của lực phân tán (Wd) vào quá trình hấp phụ VOCs đã
được đưa ra để điều chỉnh thể tích chất hấp phụ (qv) trong phương trình DR và Wd·qv
được sử dụng thay cho qv. Sau đó, các đường cong hấp phụ đặc trưng tích hợp của 12
VOCs trên GAC với nước ban đầu có thể được biến đổi tốt và chúng cho thấy sự
chồng chất tốt hơn với hệ số phù hợp cao hơn của phương trình DR.
3. Trình bày số liệu thô và sơ đồ khối thí nghiệm.
Sơ đồ khối thí nghiệm:
Cho chất hấp phụ than hoạt tính vào mô
hình

Cho 8 ml dung dịch hấp thu axit acetic vào


2 impinger, mỗi impinger 4 ml.

Kết nối điện vào hệ thống và kiểm tra hệ


thống đã hoạt động chưa.


Lấy mẫu đầu vào ở thời điểm 5 phút và 4
mẫu đầu ra ở thời điểm 15 phút, 45 phút, 75
phút, 105 phút. Lưu lượng lấy mẫu
0,5L/phút.


Cho 0,6 ml Anhydric Cromic.

Đun cách thủy trong 4 phút sau đó để nguội.

Đo hấp thu quang phổ ở = 600 nm.

Các bước lập đường chuẩn:

Vdung dịch chuẩn + Vdung dịch hấp thụ = 8ml.

Cho thêm 0,6 ml Anhydric Cromic.

Đun cách thủy 4 phút sau đó để nguội.

Đo hấp thu quang phổ = 600 nm.


Bảng số liệu thô

Đầu vào Mẫu 15p Mẫu 45p Mẫu 75p Mẫu 105p

Tổng thể tích


dung dịch hấp 20 20 20 20 20
thu
Thể tích dung
dịch hấp thu lấy 8 8 8 8 8
ra phân tích (ml)

Abs 0,445 0,305 0,102 0,053 0,029

Thể tích không


2,5 2,5 2,5 2,5 2,5
khí hút (l)
Áp suất môi
101,3 101,3 101,3 101,3 101,3
trường (kPa)
Nhiệt độ môi
34 34 34 34 34
trường (℃ )
4. Tính toán kết quả thí nghiệm, vẽ biểu đồ, phương trình đường chuẩn.
Phương trình đường chuẩn xăng:
Dung dịch chuẩn
0 1 2 3 4 5
(ml)
Dung dịch hấp thu
8 7 6 5 4 3
axit acetic (ml)

Tổng thể tích (ml) 8 8 8 8 8 8

Nồng độ dung dịch


1000 1000 1000 1000 1000 1000
chuẩn (mg/l)

Hàm lượng xăng 0 1 2 3 4 5

Abs 0 0,173 0,330 0,493 0,682 0,854


Ta được phương trình đường chuẩn như sau:

Xăng
0.9 0.854
0.8 f(x) = 0.170285714285714 x − 0.00371428571428584
R² = 0.999286015295814 0.682
0.7
0.6
0.493
0.5
Abs

0.4 0.33
0.3
0.173
0.2
0.1
0
0
0 1 2 3 4 5 6
Hàm lượng (mg)

Phương trình đường chuẩn y = 0.1703x – 0.0037


Tính toán kết quả thí nghiệm:
Từ mẫu đầu vào 0,445 abs dựa vào phương trình đường chuẩn tính toán
0,445−0.0037
y=0,1703× x−0,0037 → x= =2 ,6
0.1703
Vậy hàm lượng đầu vào là 2,6 mg.
Tính thể tích không khí hút ở điều kiện tiêu chuẩn:
P ×V ×T 0
V 0=
P0 ×T
T0 = 298oK
T: nhiệt độ tại nơi lấy mẫu, T = 33,5℃ = 303oK
P0 = 101,325 kPa
P: áp suất không khí tại nơi lấy mẫu, P = 101,3 kPa
V: thể tích mẫu không khí, V = 2,5 lít = 2,5×10-3 m3
−3
101 ,3 ×2 , 5 ×1 0 ×298 −3 3
→ V 0= =2 , 46 × 10 m
101,325 × 303
Tính nồng độ xăng:
a×b
C xang=
c ×V 0

a: hàm lượng xăng trong ống phân tích, a = 2,6 mg


b: tổng dung dịch hấp thu, b = 20 ml
c: dung dich hấp thu lấy ra phân tích, c = 8 ml
V0: thể tích không khí đã hút đưa về điều kiện tiêu chuẩn, V0 = 2 , 46 ×1 0−3 m3
2 ,6 × 20 3
→ C xang= −3
=2462 mg/m
8 ×2 , 46 ×1 0
Tương tự cách tính trên ta tính với các mẫu đầu ra và thu được bảng sau:

Đầu vào Mẫu 15p Mẫu 45p Mẫu 75p Mẫu 105p

Tổng thể
tích dung
20 20 20 20 20
dịch hấp
thu
Thể tích
dung dịch
hấp thu lấy 8 8 8 8 8
ra phân
tích (ml)

Abs 0,445 0,305 0,102 0,053 0,029

Hàm lượng
2,6 1,77 0,58 0,29 0,15
xăng (mg)
Thể tích
mẫu không 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5
khí (l)
Áp suất
môi trường 101,3 101,3 101,3 101,3 101,3
(kPa)
Nhiệt độ
môi trường 34 34 34 34 34
(℃ )
Thể tích
không khí
−3 −3 −3 −3 −3
hút ở điều 2 , 46 ×1 0 2 , 46 ×1 0 2 , 46 ×1 0 2 , 46 ×1 0 2 , 46 ×1 0
kiện chuẩn
(m3)
Nồng độ 2462 1800 589 265 152
xăng
(mg/m3)

5. Trình bày nhận xét/kiến nghị về kết quả.


Từ bảng kết quả tính toán trên ta có thể thấy được quá trình xử lý của thiết bị
hấp phụ có hiệu suất cao nhưng độ chính xác của kết quả không cao vì trong quá trình
thực hiện thí nghiệm hoặc khi thao táo đo đạc không chuẩn xác, khiến cho nồng độ
VOCs có độ chính xác thấp hoặc nguyên nhân là vì than hoạt tính dùng để được hấp
thụ đã được sử dụng nhiều lần, cần được thay mới.
6. Trả lời câu hỏi
6.1 Nêu các yêu cầu đối với các loại vật liệu được sử dụng để hấp phụ.
Các chất hấp phụ cần đạt các yêu cầu cơ bản:
- Có ái lực bề mặt đối với chất bị hấp phụ.
- Có diện tích bề mặt riêng lớn.
- Có các mao quản đủ lớn để các phân tử bị hấp phụ đến được bề mặt, nhưng
cũng cần đủ nhỏ để loại các phân tử xâm nhập.
- Bền năng lực hấp phụ, nghĩa là kéo dài thời gian làm việc.
- Đủ bền cơ để chịu rung động và va đập.
- Nhẹ, rẻ tiền.
- Vận tốc tương đối giữa hai pha.
- Cơ chế hình thành liên kết: hóa học hoặc vật lý Ngày nay có rất nhiều loại vật
liệu hấp phụ như: than hoạt tính, silicagel, các polime hoạt tính, các zeolit, đất sét hoạt
tính, nhôm oxit.

6.2 Nêu vài vật liệu cùng các thông số cụ thể được dùng để hấp phụ.
Tỷ trọng Đường
Diện tích bề Thể tích lỗ
Vật liệu Độ xốp (%) thể tích kính lỗ
mặt (m2) rỗng (cm3)
(g/cm3) rỗng (nm)
Than hoạt
55 – 77 6000 - 1600 0,8 – 1,2 0,35 – 0,5 150 – 200
tính

Alumogel 30 – 40 200 – 300 0,29 – 0,37 0,9 – 1 180 – 200

Sàng phân tử 40 – 55 600 – 700 0,27 – 0,38 0,8 30 – 90

Silicagel 70 750 0,4 0,7 220

6.(3-4) Hãy xác định vận tốc chuyển động của sóng hấp phụ, bề dày sóng,
thời gian làm việc cho đến điểm ngưng của thiết bị thực nghiệm. Các thông số
thực lấy từ thực nghiệm và tự chọn (nếu có).
Các thông số thiết bị thực nghiệm:
D = 0,2 m
Lưu lượng dòng khí:
3 3
G=31,062 cfm=52 , 8 m /h=0.015 m /s
Chiều cao lớp than H = 6 cm = 0,06m
Các thông số chọn
Nồng độ đầu của xăng C0 = 0,02 kg/m3
Hiệu suất 78,5%
Chu kỳ hấp phụ của mô hình pilot là 110 phút.
Tính toán vận tốc:

D=
√ G
η×v
G
→ v= 2 =
0,015
D × η 0 ,2 2 ×0,785
=0,478 m/s

6.5 Trình bày các phương pháp hoàn nguyên vật liệu.
Quá trình hoàn nguyên có thể được tiến hành bằng những cách sau; gia tăng
nhiệt độ; hút cấu tử bị hấp phụ bằng chất hấp phụ khác mạnh hơn; giảm áp suất (bao
gồm: tạo chân không) hoặc tổ hợp các phương pháp này.
Phương pháp có thể thu hồi các chất bị hấp phụ từ than hoạt tính bằng nhiều
cách: trích ly bằng dung môi hữu cơ, thay đổi mức độ phân ly của chất điện ly yếu
trong dung dịch cân bằng; chưng bay hơi các chất bẩn hay theo hơi nước; cho chất bẩn
bay hơi cùng với các dòng khí trơ vận chuyển nhiệt. Khi hoàn nguyên bằng hơi, việc
tăng nhiệt độ của vật liệu và tăng tốc độ bay hơi của phân tử chất bẩn đóng vai trò rất
quan trọng.
Phương pháp nhiệt: Khi các chất bị hấp phụ không phải là những sản phẩm quí
thì người ta không cần thu hồi. Đồng thời với hoàn nguyên than người ta phải khử
luôn các chất đó. Vì vậy người ta hoàn nguyên than bằng phương pháp nhiệt: dùng hỗn
hợp các khí đốt để đốt than ở nhiệt độ 700 – 800 ℃ trong điều kiện thiếu oxy. Hoàn
nguyên bằng phương pháp nhiệt sẽ cho hiệu suất cao khi thực hiện quá trình trong lò
với lớp giả lỏng. Thời gian hoàn nguyên bằng nhiệt không quá cao 20 – 30 phút. Hoàn
nguyên than hoạt tính là kết quả thực hiện một loạt quá trình giữa chất đã bị hấp phụ
với hơi nước nóng 700℃ . Nhiệt độ tái sinh thn hoạt tính, silica gel, nhôm oxit vào 100
– 200℃ , đối với zeolite từ 100-400℃ .

You might also like