You are on page 1of 14

Học online tại Mapstudy

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đề thi tham khảo


Kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


Lĩnh vực: Ngữ văn – Ngôn ngữ
50 câu hỏi – 60 phút

Đọc và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 100

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

13
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa
Cha cũng có thể thành tro nữa
Thuốc đắng không chờ được nữa rồi
Giữ tay con
Cha đổ
Ngậm ngùi thả lòng chén với...
Con ơi! Tí tách sương rơi
Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh
Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay.
(Mai Văn Phấn, trích Thuốc đắng, Giọt nắng, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng, 1992)

Câu 51
Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai?
A. Người cha nói với người con
B. Người con nói với người cha
C. Người cha tự nói với chính mình
D. Người con tự nói với chính mình

Câu 52
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa
Cha cũng có thể thành tro nữa "
A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh

Câu 53
Từ “thả” trong câu thơ “Ngậm ngùi thả lòng chén vơi...” có ý nghĩa là gì?
A. Tả thực hành động người cha thả chiếc thìa xuống chén sau khi cho con uống thuốc.
B. Cho thấy sự bỏ cuộc, buông tay của người cha khi thấy con mình không thể cứu được nữa.
C. Diễn tả sự xót xa, đau khổ của người cha khi phải cưỡng ép con mình uống thuốc.
D. Thể hiện sự nhẹ nhõm, an lòng của người cha khi đã cho con mình uống xong chén thuốc.

Câu 54
Tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ nào trong khổ thơ thứ hai?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Độc thoại nội tâm
D. Đối thoại

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

14
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 55
Khổ thơ thứ hai thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của người cha?
A. Xót xa, ngậm ngùi
B. Đau đớn, chua xót
C. Bằng lòng, chấp nhận
D. Tin tưởng, hi vọng

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ để thể hiện một trạng thái tâm lí
đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu,
tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống
ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc.
Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang
ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung
lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài
thơ kéo theo đằng sau như vùng sáng xung quanh ngọn lửa.
(Nguyễn Đình Thi, trích Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 56
Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?
A. Quy nạp
B. Diễn dịch
C. Tổng-phân-hợp
D. Tổng hợp

Câu 57
Câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ nào:
“Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi
nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những
mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đẳng sau như vùng sáng xung quanh ngọn
lửa.”
A. Điệp ngữ, nhân hoá, so sánh
B. Điệp ngữ, liệt kê, so sánh
C. Ấn dụ, liệt kê, nhân hoá
D. Hoán dụ, điệp ngữ, nhân hoá

Câu 58
Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh cái gì với ngọn lửa?
A. Hình ảnh trong thơ
B. Cảm xúc trong thơ
C. Ngôn ngữ của bài thơ
D. Vần điệu của bài thơ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

15
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59
Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
A. Bản chất của sáng tác thơ
B. Cảm xúc trong thơ
C. Mối liên hệ giữa lí trí và tình cảm khi sáng tác thơ
D. Mối liên hệ giữa nhà thơ và bạn đọc

Câu 60
Đoạn trích trên đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
A. Giải thích, bàn luận
B. Giải thích, phân tích
C. Phân tích, chứng minh
D. Bản luận, chứng minh

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Triphyophyllum peltatum là một loài cây hiếm, mọc trong các khu rừng nhiệt đới ở Sierre Leone ở Tây
Phi. Nó không chỉ sống nhờ bộ rễ hút dưỡng chất từ đất, mà đôi khi nó biến thành cây ăn thịt. Ở giai đoạn gần
trưởng thành, cây Triphyophyllum peltatum trông hoàn toàn bình thường. Nó tiếp nhận ánh sáng mặt trời và
tạo ra năng lượng nhờ quá trình quang hợp, không hề có dấu hiệu bẫy mồi động vật. Khi trưởng thành, cây
Triphyophyllum peltatum bắt đầu xòe lá có hai móc ở đầu lá giúp chúng leo lên những tán cây khác đầy nắng.
Tuy nhiên, càng phát triển thêm, nó còn mọc ra những chiếc là đối xứng tiết ra những giọt chất lỏng dính, có
màu như máu, có thể bẫy và ăn thịt những con bọ hung khờ khạo. Sau khi thỏa mãn cơn đói, nó có thể trở lại
“hiền lành” như thường. Không giống như những loài cây ăn thịt khác như cây bẫy ruồi, cây gọng vó và cây
có bơ, hành vi ăn thịt côn trùng của nó không phải là tập quán cố định trong toàn bộ quá trình phát triển. Một
số cây Triphyophyllum peltatum không bao giờ ăn thịt côn trùng. Để giải thích, các nhà khoa học đưa ra
giả thuyết loài cây này giống như các loài ăn thịt tương tự, biến thành loài ăn thịt để tồn tại trong môi
trường thiếu chất dinh dưỡng, ví dụ như ni-tơ. Tuy vậy, cho đến nay họ vẫn chưa thể khẳng định cái gì
đã gây ra sự biến đổi ở loài cây này bởi đây là loài cây rất khó trồng, khiến cho việc nghiên cứu, tìm
hiểu cũng KHÔNG dễ dàng.
(Loài cây ăn thịt độc nhất vô nhị, bắt mồi theo "tâm trạng”-Nguồn: https://khoahoc.tv)

Câu 61
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 62
Theo đoạn trích, bên cạnh dưỡng chất từ đất, loài cây Triphyophyllum peltatum còn lấy nguồn dinh dưỡng
từ đâu?
A. Các loài thực vật khác
B. Ánh sáng mặt trời
C. Một số loài côn trùng
D. Mật của một số loài côn trùng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

16
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 63
Theo đoạn trích, loài cây Triphyophyllum peltatum dùng thứ gì để bẫy mồi?
A. Hai móc ở đầu những chiếc lá
B. Những chiếc lá đối xứng nhau
C. Những giọt chất lỏng dính có màu máu ở trên lá
D. Những giọt chất lỏng có mùi vị như máu ở trên lá

Câu 64
Từ “nó” (gạch chân, in đậm) chỉ đối tượng nào?
A. Cây bẫy ruồi
B. Cây gọng vó
C. Cây cỏ bơ
D. Cây Triphyophyllum peltatum

Câu 65
Những phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn in đậm ở đoạn trích?
A. Phép lặp, phép thế, phép nối
B. Phép thế, phép nối, phép liên tưởng
C. Phép lặp, phép nối, phép liên tưởng
D. Phép lặp, phép thế, phép liên tưởng

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Sự ra đời của tư tưởng làng xã dựa trên cơ sở hình thành và phát triển làng xã Việt Nam. Trong quá trình
xây dựng và phát triển làng xã, tư tưởng làng xã như là yếu tố căn bản của đời sống văn hóa, tinh thần của cư
dân nơi thôn làng và có vai trò như hệ tư tưởng chính thống của làng xã. Tư tưởng làng xã chính là sự phản
ánh mọi mặt đời sống làng xã với những cấp độ phản ánh từ trực quan, cảm tính tới kinh nghiệm. Ở cấp độ
trực quan, cảm tính, tư tưởng làng xã ẩn tàng trong phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, văn học truyền
miệng, thực hành tôn giáo... Ở cấp độ kinh nghiệm, tư tưởng làng xã đã phát triển tiếp cận tới trình độ tự ý
thức về sự cần thiết phải thể hiện các quan niệm, tư tưởng, giá trị, chuẩn mực... phổ biến trong đời sống tinh
thần làng xã thành văn bản để lấy đó làm căn cứ nền tảng, thống nhất và lâu dài cho việc xây dựng, quản lí,
phát triển làng xã. Hình thức văn bản thể hiện được những nội dung quan trọng nhất, bao quát nhất, chính
thống nhất của tư tưởng làng xã là hương ước. Như vậy, tư tưởng làng xã ra đời cùng với sự hình thành và
phát triển làng xã. Nhưng, tư tưởng àng xã được xem như là hệ tư tưởng chính thống của cư dân làng xã, là
cơ sở nền tảng tinh thần cho quản lý, xây dựng, phát triển làng xã thì chỉ được hình thành vào khoảng thế kỉ
XV, khi tổ chức làng xã đã phát triển tới mức độ tương đối hoàn chỉnh, cần có sự thống nhất về mặt văn bản
thể hiện những nội dung, chuẩn mực và giá trị tư tưởng phổ biến trong làng xã.
(PGS.TS. Lê Thị Lan, trích Tư tưởng làng xã ở Việt Nam,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, 2015)

Câu 66
Theo đoạn trích, ý nào dưới đây nêu KHÔNG đúng về tư tưởng làng xã?
A. Tư tưởng làng xã là yếu tố căn bản của đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân nơi thôn làng
B. Tư tưởng làng xã phản ánh mọi mặt đời sống làng xã với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau
C. Tư tưởng làng xã khi được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là hương ước
D. Tư tưởng làng xã được xem như là hệ tư tưởng chính thống của cư dân làng xã từ thế kỉ XIV

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

17
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 67
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng làng xã
B. Những thành tố cấu tạo nên tư tưởng làng xã
C. Các hình thức biểu hiện của tư tưởng làng xã
D. Những giá trị tư tưởng làng xã mang lại

Câu 68
Theo đoạn trích, ở cấp độ kinh nghiệm, tư tưởng làng xã thể hiện thông qua hình thức nào
A. Tập quán
B. Thực hành tôn giáo
C. văn bản
D. Văn nghệ dân gian

Câu 69
Việc làm nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của tư tưởng làng xã ở cấp độ trực quan, cảm tính?
A. Ăn trầu
B. Cúng giao thừa
C. Thờ mẫu
D. Đăng kí kết hôn

Câu 70
Từ “căn bản” (gạch chân, in đậm) có thể được thay thế bằng từ nào dưới đây?
A. chủ yếu
B. chính thống
C. nền tảng
D. quyết định

Câu 71
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Chiếu cầu hiền” là một văn bản quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây sơn nhằm động
viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nuớc.
A. văn bản
B. chủ trương
C. nhà
D. trí thức

Câu 72
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Trong hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một tinh
thần yêu nước sục sôi và một sức sống mãnh liệt.
A. kiên cường
B. thể hiện
C. sục sôi
D. mãnh liệt
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

18
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 73
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Bài thơ dẫn dắt người đọc đi từ những hình ảnh mùa đông rét buốt thấu trời đến hình ảnh nụ cười ấm áp
như “giọt nắng hồng” của người mẹ, giúp tôi cảm nhận rõ hơn về tình mẹ và cả những yêu thương đong đầy
của một đứa trẻ dành cho mẹ.
A. dẫn dắt
B. thấu trời
C. ấm áp
D. đong đầy

Câu 74
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Cuộc sống thường đặt chúng ta trước những tình huống đa dạng, phức tạp và lắm lúc đầy thử thách, bất
ngờ. Đó là lúc chúng ta cần tìm đến kho tàng trí thức và kinh nghiệm của nhân loại.
A. phức tạp
B. tìm đến
C. trí thức
D. nhân loại

Câu 75
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Dù điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn nhưng các thầy cô giáo vùng đồng bào khó khăn vẫn thực hiện
tốt công tác vận động đưa trẻ đến trường, nâng cao trình độ dân trí, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “trồng người”.
A. điều kiện
B. đồng bào
C. vận động
D. trình độ

Câu 76
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. thấp thỏm
B. nhấp nhổm
C. bồn chồn
D. nôn nao

Câu 77
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. huyết áp
B. huyết học
C. huyết mạch
D. huyết khí

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

19
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 78
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. Vãi
B. Rải
C. Vương
D. Ném

Câu 79
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại.
A. Chiều tối
B. Tự tình
C. Câu cá mùa thu
D. Thương vợ

Câu 80
Nhà thơ nào sau đây KHÔNG cùng nhóm với các nhà thơ còn lại?
A. Hồ Xuân Hương
B. Tố Hữu
C. Thế Lữ
D. Bàng Bá Lân

Câu 81
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Có thể thấy bộ kĩ năng đã đặt ra các khối nội dung kiến thức xã hội khá rộng, đòi hỏi sinh viên phải … về
môi trường đang sống, và phải có … với môi trường xung quanh.
A. nhận thức - phản ứng
B. hiểu biết - liên kết
C. hình dung - gắn bó
D. tìm hiểu - tương tác

Câu 82
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Kim Nham hội tụ được những tinh hoa của nghệ thuật …, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài
hước, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời
A. Tuồng
B. Kịch
C. Chèo
D. Cải lương

Câu 83
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Chữ xin cũng tuỳ theo … của người xin chữ, trong năm mới người ta cầu mong điều gi nhất thì người ta
xin, người cầu tài lộc thì xin chữ Tài chữ Lộc, người cầu con cái xin chữ Phúc, người cầu sức khoẻ sống lâu
thì xin chữ Thọ, ...
A. nhu cầu
B. đề đạt
C. ước vọng
D. nguyện vọng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

20
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 84
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Văn học của một dân tộc còn được xem là … của dân tộc đó.
A. lịch sử
B. chính trị
C. văn hoá
D. tâm hồn

Câu 85
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây,
Trong lịch sử nhân loại, việc … được người tài không dễ, nhưng việc có thể … họ cho lợi ích quốc gia còn
khó hơn rất nhiều lần.
A. tìm kiếm-tín dụng
B. nhận diện-vận dụng
C. xác nhận-ứng dụng
D. xác định-sử dụng

Câu 86
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
Câu thơ “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ
B. Điệp ngữ
C. Nói giảm nói tránh
D. Hoán dụ

Câu 87
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cả lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Tác giả so sánh Tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ nhằm gợi tả điều gì?
A. Tiếng Việt là sản phẩm văn hoá đặc trưng của người nông dân Việt Nam
B. Tiếng Việt chính là cội nguồn sinh dưỡng, văn hoá chủ đạo của dân tộc Việt Nam
C. Tiếng Việt là văn hoá dân gian truyền miệng được lưu truyền từ rất lâu đời của đất nước Việt Nam
D. Tiếng Việt mang vẻ đẹp tinh tế, mượt mà, bình dị và gắn bó với cuộc sống con người Việt Nam
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

21
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 88
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có
rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm
HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS
đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm
trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn
còn an toàn-đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.
Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng
chống HIV/AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động
của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV
ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm;
và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện
nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
(Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003,
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Tác giả nhấn mạnh những mặt chưa làm được trong việc phòng chống đại dịch AIDS với mục đích gì?
A. Động viên các quốc gia cần cố gắng hơn nữa trong việc phòng chống AIDS
B. Phê phán con người đã không nỗ lực trong phong trào phòng chống AIDS
C. Gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ bùng nổ của đại dịch AIDS
D. Kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng chung tay đánh đổ đại dịch AIDS

Câu 89
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đất nước
Của thơ ca
Của bốn mùa hoa nở
Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian
Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn Đất nước
Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
Ngọt làm những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa
Đất nước
Của những người mẹ
Mặc áo thay vai
Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu
Đất nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.
(Nam Hà, trích Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!-Trường Sơn-Đường khát vọng,
NXB Chính trị Quốc gia sự thật, 2009)
Biện pháp tu từ điệp ngữ “đất nước” trong đoạn thơ trên KHÔNG thể hiện ý nghĩa nào sau đây?
A. Bày tỏ niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước của tác giả
B. Khẳng định chủ thể sở hữu những vẻ đẹp về văn hoá, lịch sử, địa lí, con người đó là đất nước
C. Thể hiện vẻ đẹp của đất nước ta được khắc hoạ trên nhiều phương diện
D. Nhấn mạnh đất nước ta là một đất nước độc lập, tự do, có nhiều truyền thống quý báu

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

22
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 90
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xưa... Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt...
Có lẽ vậy thôi... Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!
(Tố Hữu, trích Một nhành xuân, Một tiếng đờn, NXB Văn học, 1992)
Nêu tác dụng của dấu (...) trong hai câu thơ sau: “Ôi những ngày xưa... Mưa xứ Huế ”
A. Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, nỗi niềm chua xót trước hiện thực của đất nước
B. Bày tỏ nỗi niềm hoài niệm về những cơn mưa xứ Huế của triều đại nhà Nguyễn
C. Nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mong muốn thoát khỏi cảnh nô lệ
D. Miêu tả hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân phải chịu kiếp sống lầm than, cơ cực

Câu 91
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay
sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới
cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà
chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa
gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của
hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
Nét nghệ thuật độc đáo nào được sử dụng trong đoạn trích?
A. Tình huống truyện độc đáo
B. Phân tích tâm lý nhân vật
C. Độc thoại sắc sảo
D. Chọn điểm nhìn bao quát

Câu 92
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Khi sắp xếp những ý nghĩa tươi sáng đó rồi rón rén bày ra trên giấy, có thể Lợi đang mỉm cười cho tương
lai, cũng có thể nó đang nhỏ nước mắt tong tong xuống hiện tại. Nhưng tôi tin, dù nụ cười hay nước mắt thấm
vào những trang văn thì câu chuyện tuyệt vời về chàng chăn ngựa có lẽ đã góp phần ru nó qua những cơn ác
mộng của cuộc đời.
(Nguyễn Nhật Ánh, Lá nằm trong lá, NXB Trẻ, 2011)
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết về hình thức nào?
A. Phép lặp, phép liên tưởng
B. Phép thế, phép nối
C. Phép nối, phép lặp
D. Phép thế, phép liên tưởng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

23
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 93
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu
mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn,
ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hi. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm
đến mức cao nhất.
(Thân Nhân Trung, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Ngữ văn 10, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn trích trên là gì?
A. Khẳng định hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối trong việc xây dựng nước nhà.
B. Thể hiện các thánh đế minh vương thời xưa rất coi trọng người hiền tài.
C. Nhằm thu hút hiền tài, kẻ sĩ nhìn vào đó để rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua
D. Răn đe người đời sau phải biết quý trọng nhân tài và đưa ra các chế độ tốt cho họ.

Câu 94
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
(Trích Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013)
Thông qua đoạn trích, tác giả gửi gắm đạo lí truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?
A. Tôn sư trọng đạo
B. Đền ơn đáp nghĩa
C. Uống nước nhớ nguồn
D. Tương thân tương ái

Câu 95
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“...Những dữ liệu tổng hợp từ các sản phẩm mậu dịch, sử kí, văn chương, báo cáo hành chính... đủ giúp
chúng ta liên tưởng đến việc người dân khắp vùng nội địa đã tham gia vào hoạt động thương mại hóa như thế
nào. Nhiều người trong vùng lân cận của Hội An đã tham gia toàn bộ thời gian của họ vào hoạt động sản xuất,
chuyển vận và mậu dịch này. Một bộ phận cư dân địa phương chỉ tham gia vào nền kinh tế thương mại một
khoảng thời gian nào đó trong năm, phục vụ cho mục đích lao động “kiếm sống” rất rõ ràng của họ. Nhưng
vai trò của họ không chỉ mang tính chất ngoại vi mà có đủ các dữ liệu hiện hữu để phác thảo một tác phẩm
hoàn hảo về các “thành phần” ít được chú ý này. Có thể thấy rằng, Hội An không thể hoạt động mà không
có sự hiện diện và tham gia của họ, cũng như các dịch vụ và sản phẩm mà họ đã cung cấp.”
(Trích theo cet.vnu.edu.vn)
Từ “thành phần” (in đậm) trong đoạn trích trên chỉ đối tượng nào dưới đây?
A. Các thương nhân và người đi biển
B. Những công nhân đồn điền
C. Một bộ phận cư dân địa phương
D. Người dân khắp vùng nội địa

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

24
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 96
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cái cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
(Anh Thơ, Chiều xuân, Ngữ văn 11, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ trên?
A. Tả cảnh ngụ tình
B. Lấy động tả tĩnh
C. Lấy thanh tả sắc
D. Lấy điểm tả diện

Câu 97
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Nạn bạo lực học đường ngày càng khó ngăn chặn, với nhiều hình thức khác nhau như chê bai, dọa nạt, sỉ
nhục, nói xấu... Từng xảy ra những vụ việc thương tâm khi nạn nhân không chịu đựng nổi áp lực từ các hành
vi bắt nạt này. Đặc biệt là khi hành vi bắt nạt còn được ghi lại và tung lên không gian mạng.
Có nhiều vụ bạo lực học đường xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân giữa hai học sinh, nhưng lại bị đánh “hội
đồng”, có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ, ghi hình tung lên mạng. Đa số học sinh đều biết đánh nhau
dù trong hay ngoài trường đều sai nhưng hầu như không em nào dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là
nạn nhân tiếp theo. Và thế là, chính người chứng kiến cũng bị ám ảnh, trở thành nạn nhân gián tiếp của bắt
nạt học đường...
(Trích Vấn nạn bạo lực học đường-Khi thời học sinh không còn là thời đẹp nhất,
Nguồn: baolaocai.vn)
Cụm từ "đánh “hội đồng”" (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?
A. Nhiều người cùng tập trung lại đánh một người
B. Hai người đánh nhau dưới sự chứng kiến của nhiều người
C. Một người đánh nhiều người cùng lúc
D. Nhiều người cùng tập trung xem đánh nhau

Câu 98
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi... mưa li ti... cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một giọt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều
Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
(Trần Đăng Khoa, trích Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Bên cửa sổ máy bay,
NXB Tác phẩm mới, 1985)
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

25
Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đoạn trích trên không nhắc tới phẩm chất nào của người lính?
A. Ý chí kiên cường, bất khuất
B. Tình yêu Tổ quốc tha thiết
C. Tinh thần lạc quan, yêu đời
D. Tâm hồn mềm yếu, uỷ mị

Câu 99
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Những yếu tố gì cấu thành nên lòng trắc ẩn với chính mình? Chất liệu đầu tiên của nó, thú vị thay, theo nhà
tâm lý học Kristin Neff, một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này, là chánh niệm. “Tôi đang đau khổ",
“mình đang bị tổn thương”, chánh niệm giúp chúng ta lùi lại một bước, nhận diện được những gì đang xảy ra
bên trong mình mà không phán xét. Bước lùi này quan trọng để chúng ta bước ra ngoài dòng thác của những
cảm xúc tiêu cực đang hòng nhấn chìm ta.
Yếu tố thứ hai của nó là ý thức rằng câu chuyện của mình không độc nhất, rằng đau khổ là một phần của
cuộc sống, rằng ai cũng có những ẩn ức của mình, kể cả những người đã và đang hành hạ ta. Ý thức này khiến
ta bởi thấy lẻ loi, đơn độc, vốn là cảm giác thường trực của người không được yêu thương. Khi hướng cái nhìn
ra bên ngoài và thấy những số phận khác, những nỗi đau khác, nỗi đau của ta nhỏ lại.
(Đặng Hoàng Giang, trích Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ, NXB Nhã Nam, tr.316-317)
Từ nội dung của đoạn trích, có thể suy ra lòng trắc ẩn với chính mình là gì?
A. Nhận diện những tổn thương đang diễn ra bên trong mình để rút ra kinh nghiệm
B. Một sự thương cảm hướng vào trong; quan tâm, chăm sóc bản thân lúc khổ đau nhất
C. Đồng cảm với nỗi đau của người khác, chia sẽ tỉnh thương tới mọi người xung quanh
D. Hướng cái nhìn ra bên ngoài để quan sát, học hỏi cách chữa lành của người khác

Câu 100
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Những trang sách cuốn hút tôi mê mải
Gặp những phường thợ “tứ trấn” tụ về Thăng Long
Bát Tràng nung gạch, Ngũ Xá đúc đồng
Thợ đá Ninh Bình, thợ mộc Nội Duệ...
Hoàng Thành xây nguy nga, tráng lệ
Điện Kính Thiên trang nghiêm, đường bệ
Bên hồ Văn mọc dậy Gác Khuê Văn
Tiếng chuông chùa Trấn Quốc rung hồ trăng.
Phương Mai, 9-6-2008
(Đặng Trường Giang, Ngược dòng thời gian, Bóng dáng thời gian (thơ), NXB Văn học, 2009)
Vẻ giàu đẹp, hào hoa chốn kinh kì được thể hiện qua những phương diện nào?
A. Kiến trúc và con người
B. Văn hóa và lịch sử
C. Thiên nhiên và kiến trúc
D. Địa lí và con người

HẾT ĐỀ THI PHẦN 2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

26

You might also like