You are on page 1of 1

Vấn đề môi trường của thế giới

Kể từ nửa sau thế kỉ 20, theo sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và năng suất lao
động xã hội ngày càng cao, con người đã tạo ra nhiều của cải hơn bao giờ hết, điều này đã đẩy
nhanh tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Song cùng với đó, bùng nổ dân số, sử
dụng tài nguyên quá mức cũng dẫn đến bùng phát ô nhiễm môi trường và khủng hoảng sinh thái
trên toàn cầu, hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu xuất hiện như: mưa a-xít, thủng tầng ô-
zon, sự nóng lên toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, vấn đề hóa chất độc hại và ô nhiễm xuyên
biên giới, tăng tốc độ thoái hóa đất, xói mòn đất và sa mạc hóa, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước
ngọt, khủng hoảng hệ sinh thái biển, diện tích rừng giảm mạnh, vấn nạn ô nhiễm môi trường và
những thiệt hại sinh thái quy mô lớn không lường trước được. Điều này khiến sự tồn tại và phát
triển của con người đối mặt với thách thức vô cùng lớn.
Mặc dù thế giới đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững
nhưng cũng đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề môi trường trên thế giới
hiện nay vẫn còn đáng lo ngại, như theo lời Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon vào tháng
11 năm 2007 đã nói: “Thế giới đang bên bờ vực của một thảm họa lớn”.
Vấn đề nóng lên toàn cầu của thế kỉ 21 đã trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng quốc tế.
Báo cáo đánh giá lần thứ tư về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu do IPCC công bố năm 2007 đã
đưa ra cảnh báo: "Thế giới đang bên bờ vực thảm họa", "vấn đề băng tan ở Nam cực có thể dẫn
tới mực nước biển dâng lên 6 mét, nhấn chìm một số thành phố ven biển gồm New York, Bombay
và Thưởng Hải. Điều này có thể xảy ra trong một thời gian ngắn, gần như chỉ cần vừa ngủ một
giấc tỉnh dậy, những thành phố đó đã biến mất". Chuyên gia của Chương trình phát triển Liên hợp
quốc cho biết, theo tính toán, nếu muốn khống chế khả năng toàn cầu nóng lên 2 ⁰ xảy ra dưới
50%, mỗi năm nhân loại chỉ được phép thải ra môi trường 14,5 tỷ tấn CO2, lượng khí thải CO2
trên toàn thế giới mỗi năm hiện tại nhiều gấp đôi con số đó. Nếu loài người không hành động
ngay lúc này, các thảm họa tự nhiên ập đến là điều không thể tránh khỏi, sự phát triển của con
người cũng sẽ phải hứng chịu “đòn đánh” chí mạng.
Trong tình hình nghiêm trọng như vậy, con người không thể không nhìn lại các hành vi
kinh tế và xã hội của chính mình cũng như lịch sử đã qua, đồng thời nhận thức được rằng hình
thức phát triển truyền thống tiêu hao tài nguyên quá độ để phát triển kinh tế, "ô nhiễm trước, xử lí
sau" đã không còn phù hợp với nhu cầu phát triển ở hiện tại và tương lai. Chúng ta phải nỗ lực tìm
ra con đường phát triển bền vững, kinh tế, xã hội, môi trường và tài nguyên được đảm bảo, cân
bằng lẫn nhau.

You might also like