You are on page 1of 18

1

MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

1 PHẦN MỞ ĐẦU 3
2 PHẦN NỘI DUNG 6
3 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC 6
– LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN
VÀ KẾT QUẢ
4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 9
ĐẶT RA CỦA VẤN ĐỀ LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH
QUA MẠNG
5 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG NGỪA, 14
GIẢM THIỂU VẤN ĐỀ LỪA ĐẢO QUA MẠNG
6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Đất nước đang ngày càng phát triển và dần hội nhập với nền kinh tế 4.0, đây là thời
điểm vàng để công nghệ phát triển mạnh mẽ. Từ những thập niên cuối thế kỉ XX cho
đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- kĩ thuật, nổi dậy lên các cuộc tấn
công lừa đảo qua mạng bởi một cá nhân hay của một tổ chức. Khi công nghệ phát
triển, kéo theo là những cuộc tấn công trên mạng cũng phát triển theo, mạnh mẽ hơn
là các cuộc tấn công lừa đảo tài chính qua mạng. Những cuộc tấn công lừa đảo tài
chính qua mạng nhằm mục đích lấy cắp hoặc phá hủy dữ liệu nhạy cảm bằng cách lừa
mọi người tiết lộ thông tin cá nhân. Dẫn đến khi tố giác các loại tội phạm này, người
dân khó có đủ thông tin, chứng cứ để làm đơn trình báo công an. Để từ đó kẻ xấu có
thể trục lợi và ung dung nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Hiện nay, tình trạng lừa đảo tài chính qua mạng ngày càng nhiều với những thủ
đoạn tinh vi khó lường. Mặc dù trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã tuyên
truyền và cảnh báo về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội về tội phạm
công nghệ cao, nhưng trên thực tế vẫn có vô số “con mồi” sập bẫy của những kẻ gian
ác không ngừng gia tăng. Với ý nghĩa lý luận thực tiễn như vậy, tôi đã chọn đề tài:
“ Vận dụng mối quan hệ nguyên nhân và kết quả phân tích vấn đề lừa đảo tài chính
qua mạng ” làm tiểu luận giữa phần môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
–Lênin.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1. Mục đích.

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng của vấn đề lừa
đảo tài chính qua mạng hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tránh
gia tăng tình trạng lừa đảo, cảnh báo cũng như răn đe các đối tượng xấu có
ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội.
3
2.2. Nhiệm vụ.

- Vận dụng mối quan hệ nguyên nhân và kết quả phân tích vấn đề lừa đảo
tài chính qua mạng.

- Đưa ra biện pháp giải quyết hiệu quả để giảm thiểu nhất mức độ lừa đảo
chiếm đoạt tài sản qua mạng.

- Trình bày một số hình thức, mánh khóe mà các đối tượng lừa đảo hay
dùng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận.

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về vấn đề lừa đảo tài chính qua mạng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Về mặt lý luận: Dưới góc độ cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của
triết học Mác-Lênin, tiểu luận chỉ tập trung làm rõ vấn đề lừa đảo tài chính
qua mạng.

- Về mặt thực tiễn: Tập trung nghiên cứu về thực trạng lừa đảo tài chính
qua mạng.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

4.1. Cơ sở lí luận.

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn nạn lừa đảo tài chính trên
mạng hiện nay. Tiểu luận sẽ có tính kế thừa và có chọn lọc dựa trên các
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được xác minh và được
công bố.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, sử dụng các phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, vận dụng quan
điểm khách quan, quan điểm phát triển, lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn
để xem xét những vấn đề đặt ra.

5. Những đóng góp mới của đề tài.

5.1. Về lý luận.

Cung cấp cho con người những tri thức khoa học về xã hội và vai trò to
lớn trong việc giáo dục vì sự phát triển của con người và xã hội.

5.2. Về thực tiễn.

Phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người trên cơ sở thực tiễn. Sự nhận thức của con người qua quá trình nhận
thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.

6. Kết cấu của đề tài.

Đề tài nghiên cứu gồm: 3 chương.

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả.

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, nó phản ánh mối quan quan hệ sản sinh qua
lại giữa các sự vật và hiện tượng.

Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau của một sự vật,
hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau thì gây nên một sự biến
đổi nhất định. Nguyên nhân được sinh ra bởi tác động của các yếu tố bên
ngoài lẫn bên trong sự việc, hiện tượng.

Kết quả dùng để chỉ những biến đổi của sự vật, hiện tượng, sự tác tác
động giữa các mặt hay các yếu tố của sự vật, hiện tượng xuất hiện.

Trong thế giới luôn có sự tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng với
nhau. Mỗi sự tác động đều đưa ra một hệ quả nào đó, nhưng mọi tác động
của bản thân nó chưa hẳn là là những nguyên nhân. Nguyên nhân chỉ là
nguyên nhân trong mối quan hệ với kết quả. Nếu không có kết quả thì cũng
không gọi sự tác động đó là nguyên nhân.

Kết quả là sự xuất hiện của một hệ quả sự việc, hiện tượng nào đó. Sự
xuất hiện đó được xem là kết quả khi nó sinh ra từ một yếu tố nào đó. Nếu
các nguyên nhân là sự tác động thì các kết quả có thể coi là sự vật, hiện
6
tượng. Phép biện chứng duy vật còn khẳng định mối liên hệ nhân quả có
tính khách quan, tính tất yếu và tính phổ biến. Chúng ta có thể nhìn thấy
mối quan hệ nhân quả có ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội thậm chí
trong cả tư duy con người.

1.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.

Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn
kết quả luôn xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.

Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, các nguyên nhân cùng tồn tại và
tác động cùng 1 chiều đến các yếu tố của sự vật, hiện tượng làm cho hệ quả
của sự vật, hiện tượng xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, cũng có các nguyên
nhân tác động theo nhiều hướng khác nhau, thậm chí chúng còn triệt tiêu
lẫn nhau dẫn đến sự xuất hiện của kết quả bị cản trở hoặc không xuất hiện.

Sự liên tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân –
quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi xuất hiện kết quả.
Ngược lại, nguyên nhân tác động lên một yếu tố sự vật, hiện tượng đã là sự
bắt đầu của kết quả. Khi xuất hiện kết quả không có nghĩa là không còn
nhận tác động của nguyên nhân, nó vẫn tiếp nhận từng hệ quả của nguyên
nhân gây ra và có thể biến đổi không ngừng, bản chất của nó sẽ ngày càng
một khác đi theo sự vật, hiện tượng.

Tóm lại, chúng ta không thể nhận định quá trình nguyên nhân – kết quả
như là sự đứt đoạn, mà phải nhìn theo chiều hướng chúng đang không
ngừng vận động, biến đổi liên tục của thế giới khách quan, của sự tác động
qua lại lẫn nhau của sự vật và hiện tượng.

Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn cần
có một yếu tố nhất định nữa, đó là điều kiện. Không phải cứ có sự tác động
là có ngay hệ quả mà nó còn cần phải có điều kiện trong thời điểm nhất
7
định. Điều kiện là yếu tố cần thiết cho một hay nhiều sự biến đổi nào đó,
nhưng chúng không gây ra sự biến đổi ấy. Điều kiện có vai trò vô cùng
quan trọng, quyết định nguyên nhân nào gây ra kết quả nào. Có thể cùng
một nguyên nhân cùng tác động, ảnh hưởng đến một yếu tố nào đó, nhưng
trong điều kiện khác nhau nó lại dẫn đến các kết quả khác nhau.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động
mà nó có thể tác động trở lại nguyên nhân. Việc tác động trở lại của kết quả
đến nguyên nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống thực tiễn
của chúng ta. Việc đó nó làm cho con người ta phải chuẩn bị sẵn sàng trước
các trường hợp có thể xảy ra của hệ quả, từ đó có thể dễ dàng đối phó và
giải quyết sự việc.

Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau, ngược lại, một
kết quả có thể được ra đời từ nhiều nguyên nhân. Kết quả là sự kết tinh, là
sự ra đời của đường lối đổi mới. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, chúng
ta phải cần chú ý nghiên cứu những tác động này.

Nguyên nhân – kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau, nhưng kết quả
không bao giờ được to hơn nguyên nhân.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.

1.3.1. Đối với nhận thức.

Trong quá trìn đi tìm nguyên nhân chúng ta cần chú ý đến một số điểm
như sau:

- Tìm hiểu các sự kiện, các mối liên hệ đã xảy ra trước đó trước khi hiện
tượng xuất hiện. Đảm bảo các sự kiện xảy ra trước đều là nguyên nhân của
các sự kiện xảy ra sau.

8
- Cần chỉ rõ các hiệu quả tác động của các sự kiện cũng như các mối liên
hệ của chúng trong việc phát sinh và hình thành hiện tượng mới, để từ đó có
thể xác định cặn kẽ phương thức về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

1.3.2. Đối với hoạt động thực tiễn.

- Thực tiễn đem lại tài liệu nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn con
người làm bộc lộ rõ bản chất thuộc tính của sự vật hiện tượng, từ đó có cái
nhìn cụ thể hơn giúp con người nhận thức.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn tâm lí, giúp con người ngày càng hoàn thiện và
phát triển bản thân. Vì vậy thực tiễn giúp con người cải tạo thế giới, làm
cho thế giới ngày càng văn minh và phát triển hơn.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VẤN ĐỀ LỪA ĐẢO TÀI
CHÍNH QUA MẠNG
2.1. Vài nét về đặc điểm lừa đảo tài chình qua mạng hiện nay.

Hiện nay, ngày càng nổi trội các vụ lừa đảo tài chính qua mạng với nhiều thủ đoạn
ngày càng tinh vi hòng chiếm đoạt tài sản của những người thiếu hiểu biết. Các thủ
đoạn ngày càng khôn lường, tinh vi với nhiều chiêu trò khó đoán như: giả danh công
an, gọi điện thông báo trúng thưởng, giả dạng thành người quen biết của nạn nhân để
nhờ chuyển tiền hộ,.... Những cuộc tấn công lừa đảo tài chính qua mạng nhằm mục
đích lấy cắp hoặc phá hủy dữ liệu nhạy cảm bằng cách lừa mọi người tiết lộ thông tin
cá nhân như mật khẩu, số tài khoản của thẻ tín dụng.

Trong năm 2021, theo cơ quan Công an các cấp đã điều tra và tổng hợp
lại xác minh tổng cộng gồm có: 103 vụ tin báo, tố giác các thông tin chiếm
9
đoạt tài sản cá nhân thông qua không gian mạng với tổng thiệt hại tài sản
ước tính lên đến 18 tỷ đồng, đây là một con số quá lớn vượt sức kiểm soát
của mọi người cũng như các cơ quan chức năng Công an.

Các báo đài truyền thông thường xuyên đưa tin cảnh báo người dân trước
những phi vụ lừa đảo của những kẻ xấu, gian ác. Tình hình vi phạm pháp
luật có liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao trên các địa bàn tỉnh
và thành phố trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp, có chiều
hướng gia tăng. Cách thức chúng hoạt động rất bí mật, gian xảo và tinh vi,
các cách thức của chúng ngày càng đa dạng về cả phương thức lẫn thủ
đoạn. Nhưng theo thông kê mỗi năm vẫn có nhiều vụ bị lừa đảo xảy ra.

2.2. Thực trạng của vấn đề lừa đảo tài chính qua mạng hiện nay.

Lừa đảo tài chính qua điện thoại và mạng xã hội là thực trạng đáng báo
động. Phần lớn chúng ta hiện nay đang sử dụng điện thoại, mạng xã hội để
giao dịch, tương tác trực tuyến và coi đây như một công cụ tiện ích không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì môi
trường không gian mạng xã hội, viễn thông cũng đang bị các đối tượng xấu
lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo tài chính. Không ít người đã trở thành
nạn nhân bởi các thủ đoạn ngày càng tinh vi này.

Qua sự điều tra, tiếp cận và theo dõi, có thể thấy rõ các nhóm tội phạm
lừa đảo hoạt động rất ít theo một cá nhân, hầu như chủ yếu hoạt động dựa
trên một cơ sở tổ chức, có phân chia vai trò, nhiệm vụ và vị trí. Chúng luôn
linh hoạt trong việc thay đổi kịch bản để có thể đạt được mục đích mong
muốn. Các đối tượng này hoạt động mô hình giống như một công ty, chúng
xây dựng từng bước kế hoạch để tìm hiểu rõ nạn nhân rồi sau đó lên kịch
bản để bắt đầu các chiêu trò lừa gạt hòng chiếm đoạt tài sản. Chính vì yếu
tố không có giới hạn của an ninh mạng cho nên các đối tượng có thể dễ

10
dàng thực hiện các hành vi lừa đảo cùng một lúc với nhiều người và không
kể giới hạn về mặt không gian, thời gian và vị trí địa lí.

2.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lừa đảo tài chính
qua mạng.

Trước hết các đối tượng lừa đảo hầu như chúng nhắm đến là các công ty
hoạt động trong lĩnh vực định chế tài chính, ngân hàng và chứng khoán.
Đây là những mục tiêu khi mà chúng thực hiện lừa đảo thành công, tin tặc
sẽ thu về được rất nhiều thông tin có giá trị. Từ đó, bọn chúng có thể dễ
dàng đánh cắp thông tin bí mật và tài sản cá nhân trong mạng lưới ấy. Bên
cạnh đó các đối tượng lừa đảo còn tập chung chủ yếu vào hai nhóm dễ bị
tấn công lừa đảo trực tuyến nhất: (1) người già và các thanh thiếu niên; (2)
những người dùng có ít cơ hội tiếp xúc với Internet, ít được trang bị các
kiến thức an toàn thông tin trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến.

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lừa đảo tài chính qua
mạng:

- Công tác phòng ngừa đảm bảo an toàn thông tin của một số cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức nên các đối tượng tội
phạm có thể đăng nhập, phát tán các mã độc để lấy cắp thông tin với số
lượng lớn.

- Tình trạng rao bán các thông tin cá nhân trên các trang mạng để nhằm
mục đích mua bán và trục lợi.

- Người dân còn thiếu kiến thức, thiếu cảnh giác trong việc bảo vệ thông
tin cá nhân, không nắm rõ các quy định, luật pháp dẫn đến các trường hợp
đáng tiếc.

2.4. Những vấn đề đặt ra

11
- Cần bồi dưỡng tư duy, nâng cao khả năng nhận thức trước những mối
nguy cơ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Tuyên truyền người dân phải thận trọng trước những cạm bẫy mà chúng
giăng ra, tốt nhất nên nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng hoặc
những người có hiểu biết để cùng nhau giải quyết, không nên tự ý quyết
định một mình.

2.5. Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng.

2.5.1. Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện để thông báo điều tra.

Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát,
Tòa án hoặc giả mạo cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ
thuê bao có liên quan đến các vụ án, vi phạm đang được điều tra. Sau đó
bọn chúng yêu cầu bạn khai các thông tin cá nhân để khai thác và sau cùng
là bắt bạn phải nộp phạt.

2.5.2. Hack Facebook để nhắn tin mượn tiền

Mạng xã hội Facebook đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta trong thời kì
công nghệ hiện đại. Các đối tượng lừa đảo thường lập hoặc chiếm đoạt
quyền quản trị tài khoản của người nào đó rồi nhắn tin lừa đảo để vay tiền
hoặc chuyển tiền hộ cho người khác - thực chất là chuyển tiền cho đồng bọn
của chúng.

2.5.3. Thông báo trúng thưởng tiền, xe hoặc tài sản có giá trị khác.

Kẻ lừa đảo sẽ gửi một tin nhắn thông báo rằng bạn đã trúng thưởng. Sau
đó chúng yêu cầu bạn nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền vào tài
khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.

2.5.4. Gửi đường link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng.

12
Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn SMS để lừa khách hàng truy cập vào
đường link, sau đó yêu cầu cung cấp mã OTP, thông tin thẻ, mật khẩu đăng
nhập,....

2.5.5. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.

Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản
ngân hàng sau đó yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay
cùng với khoản lãi cao cắt cổ.

2.5.6. Thủ đoạn lừa đảo thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh trên sàn
thương mại điện tử.

Lợi dụng nhu cầu đầu tư của người dân, chúng xây dựng các website kêu
gọi đầu tư theo mô hình đa cấp. Sau đó, bọn chúng sẽ cho “sập sàn” hoặc
cho máy chạy tự động giao dịch để chiếm đoạt số tiền nộp vào hệ thống của
người chơi.

2.5.7. Lừa đảo thông qua hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online.

Các đối tượng giả mạo là nhân viên của các sàn thương mại điện tử:
Shopee, Lazada, Tiki,... và hứa sẽ trả hoa hồng cho từng giá trị đơn hàng
đạt được. Sau đó sẽ bày các chiêu trò như: đơn hàng bị trục trặc, thao tác
đặt hàng chưa đúng,... và yêu cầu chuyển tiền để hoàn thành thao tác. Sau
khi nhận được tiền của nạn nhân thì các đối tượng cắt đứt liên hệ với nạn
nhân.

13
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU VẤN ĐỀ LỪA ĐẢO
QUA MẠNG
3.1. Không cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc đăng tải lên mạng xã
hội.

Tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân cho bất kì tổ chức, cá
nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Thường thì các
kẻ lừa đảo hay gọi điện và yêu cầu cung cấp thông tin để giải quyết một vấn
đề nào đấy liên quan đến bản thân bạn. Vì vậy hãy cảnh giác cao với những
số điện thoại lạ, đặc biệt là các số máy máy có đầu số nước ngoài.

3.2. Không mua bán, cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/ Căn cước
công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do
ngân hàng cấp, phát.

3.3. Không tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng. Tìm hiểu kĩ
thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là người
hứa hẹn cho, tặng số tiền lớn, những món quà đắt tiền.

3.4. Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” thì
không được sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Đồng thời, liên hệ
và làm việc với ngân hàng để giải quyết vấn đề.

3.5. Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập/ mã pin Internet
banking, mã OTP cho người khác ngay cả khi đó là yêu cầu từ nhân viên
ngân hàng. Không được truy cập vào các đường link không an toàn, không
rõ chính thống.

3.6. Khi có bất kì nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo, người bị hại cần
liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lí.

14
3.7. Luôn nâng cao cảnh giác và làm theo các khuyến cáo để không bị lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.

3.8. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng
tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản xã hội.

3.9. Khi phát hiện sim điện thoại bị vô hiệu hóa, cần gọi ngay cho bộ phận
dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác minh.
Nếu rơi điện thoại, cần báo nhà mạng khóa sim.

3.10. Quán triệt tới tất cả các cán bộ, nhân viên trong quá trình giao dịch
trực tiếp với khách hàng nếu phát hiện giao dịch có dấu hiệu nghi vấn cần
phải giải thích ngay cho khách hàng biết về các phương thức, thủ đoạn của
loại tội phạm này để khách hàng hiểu và ngưng ngay các giao dịch này.

3.11. Tăng cường giáo dục ý thức cộng đồng về vấn đề lừa đảo tài chính
qua mạng xã hội.

3.12. Tham mưu đẩy mạnh các hoạt động của Ban chỉ đạo an toàn, an ninh
mạng quốc gia, hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành.

3.13. Hoàn thiện hành lang pháp lí cho lĩnh vực an ninh mạng, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn quản lí nhà nước về an ninh mạng.

3.14. Nâng cao trình độ năng lực phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao.

3.15. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm
trong vấn đề bảo đảm an ninh mạng quốc tế lớn.

3.16. Các bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường phòng ngừa,
xử lí hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng theo tinh thầnChir thị
số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.[1]

15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.

Mặc dù trong thời gian qua các vụ lừa đảo tinh vi, lắt léo trước mặt pháp
luật, nhưng các cơ quan chức năng, các cán bộ Công an đã hết sức làm việc,
điều tra để tiêu diệt đường dây lừa đảo này. Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ
Công an đã khởi tố gần 500 vụ án và hơn 1000 bị can liên quan đến các loại
tội phạm sử dụng công nghệ cao. Một số vụ án đã được triệt phá trong thời
gian gần đây có thể kể tới như vụ công an Thanh Hóa triệt phá băng nhóm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn sử dụng công nghệ cao với tổng số
tiền giao dịch trên 1000 tỉ đồng.

Đồng thời, cũng có một phần lớn người dân đã nhận thức được các chiêu
trò lừa đảo tài chính qua mạng nhờ phong trào tuyên truyền mạnh mẽ của
các cơ quan chức năng cũng như của các nạn nhân đã từng trải qua. Qua đó,
họ càng ngày cẩn thận hơn, khôn ngoan hơn trước những “cái bẫy” mà bọn
lừa đảo tạo ra.

2. Kiến nghị.

Thủ đoạn mà các nhóm đối tượng trên sử dụng rất tinh vi nên để phát
hiện và ngăn chặn các hành vi phạm tội của bọn chúng thì người dân cần
được trang bị kiến thức cũng như nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Đồng
thời các công tác quản lí nhà nước cần phải thắt chặt mạnh mẽ hơn nữa.
Hiện tại, pháp luật còn nhiều khe hở, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng. Vì vậy cần đưa ra một số biện pháp mạnh nhằm răn đe cho
những kẻ lừa đảo. Bên cạnh đó cần tuyên truyền để nhân dân biết và nâng
cao cảnh giác khi chuyển tải các thông tin về tài sản của mình, cũng như
tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,

16
doanh nghiệp và công dân trong phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản qua mạng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Trọng An (2021), Nhận diện và giải pháp phòng, chống thủ đoạn lừa đảo chiếm
đoạt tài sản qua mạng xã hội.

2. Ban Thời sự (2022) – Báo điện tử Đài Truyền Hình Việt Nam, Nhận diện những
chiêu trò lừa đảo qua mạng đang “bủa vây” người dân.

3. Báo điện tử Tiền Phong (2007), Hàng chục ngàn người bị lừa tiền qua mạng.

4. Báo Quân đội nhân dân (2022), Cảnh giác với những “chiêu lừa” trên mạng.

5. Báo Sài Gòn Giải Phóng (2021), Cảnh giác bẫy lừa đảo tài chính qua mạng.

6. Báo tuổi trẻ Thủ Đô (2022), Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản qua mạng.

7. Hà Bình (2021) – Báo điện tử Đài Truyền Hình Việt Nam, Cảnh báo: Gia tăng tình
trạng lừa đảo qua mạng.

8. Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (2020), Phòng tránh lừa
đảo qua mạng.

9. Luật sư Nguyễn Thanh Hà (2020) – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law – Phỏng
vấn về vấn đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

10. Bảo Lâm (2022), Tin tức VietQ.vn, Hành vi lừa đảo qua mạng nhắm vào người
dùng các dịch vụ tài chính gia tăng.
17
11. LuatVietNam (2022), Infographic: 9 chiêu trò lừa đảo qua mạng cần cảnh giác.

12. Linh Trang (2022), Lừa đảo qua mạng: Tố cáo ở đâu ? Số điện thoại báo lừa đảo ?
– Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Đức Hùng.

13. Luật sư Lê Minh Trường (2016), Tư vấn về vấn đề lừa đảo qua mạng xã hội ?

14. Khánh Vĩnh (2022), Báo Bình Thuận, Các thủ đoạn lừa đảo qua mạng và một số
biện pháp phòng ngừa.

18

You might also like