You are on page 1of 7

1

Soạn 6 câu hỏi ôn tập:


Câu 1: Đạo đức kinh doanh là gì? Vai trò của đạo đức kinh doanh?
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Vai trò của đạo đức kinh doanh :Sự cần thiết
 Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh: giúp định hướng được
hành vi con người, không làm sai trái , vi phạm pháp luật trái với chuẩn
mực đạo đức.hoạt động hợp pháp
 Góp phần nâng cao chất lượng của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có
chất lượng thì sẽ đem lại sự tin tưởng cho KH, cũng như đối tác. Bởi
KH, đối tác thường có xu hướng lựa chọn những công ty uy tín, có đạo
đức trong kd...
 Góp phần vào sự cam kết và tận tân của nhân viên: Một nhân viên
thường có xu hướng gắn bó, tận tâm với công ty hơn khi họ tin rằng lợi
ích của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra, thực hiện
ddkd cũng góp phần thu hút được những nhân viên chất lượng.
 Góp phần làm hài lòng khách hàng, đối tác: Các khách hàng, đối tác
thích mua sp của các DN có danh tiếng uy tín tốt, quan tâm đến khách
hàng và xã hội. Nếu doanh nghiệp có hành vi vô đạo đức sẽ bị tẩy chay,
giảm lòng trung thành và KH, đối tác sẽ chuyển sang DN khác.
 Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp: Một doanh nghiệp được
biết đến là có nguyên tắc chuẩn mực, đạo đức cao sẽ tạo nên uy tín chất
lượng từ đó thúc đẩy lượng bán hàng và gia tăng doanh thu lợi nhuận.
 Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia: Một nền KT có
thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem lại lợi
ích về XH, không có tham nhũng... Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư vào.Từ đó nền KT chung đqats nước ngày
càng phát triển.
Ví dụ: Vietcombank: Vietcombank là một trong những ngân hàng lớn
nhất tại Việt Nam. Công ty đã đưa ra nhiều chính sách để tạo một môi
trường làm việc lành mạnh cho nhân viên. Vietcombank cũng đóng góp
vào các hoạt động từ thiện và cộng đồng
2

Câu 2: Đạo đức KD trong các chức năng của doanh nghiệp:
Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực:
Đạo đức trong bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng lao động: Trong hoạt động này hay
xảy ra tình trạng phân biệt đối xử, định kiến ko tốt vs người lao động. Biểu hiện ở
pbct, vùng miền, tôn giáo, giới tính... ngoài ra còn phải tôn trọng quyền riêng tư cá
nhân của người lđ.
Khi sử dụng chất xám của người lao động thì cty phải trả mức lương thích hợp với
những gì họ đã đóng góp, cống hiến.Nếu cty ko thực hiện thì được coi là phi đạo đức,
qua tâm tới lợi nhuận công ty mà bỏ qua lợi nhuận của người lao động.(trả lương
nhân viên IT ở FPT)
Đảm bảo điều kiện lao động an toàn: Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, công khai,
phổ biển thông tin về mức độ nguy hiểm của công việc, không ép buộc bất chấp người
lao động ..Thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động và khắc phục các lỗi
khi sử dụng. Thực hiện các biện pháp bảo hộ, chăm sóc y tế cho người lao động, Tuân
thủ các quy định nghành,quốc gia, quốc tế về các tiêu chuẩn an toàn.
Đạo đức trong đánh giá người lao động: Khi đánh giá nld cần phải dựa trên những
tiêu chuẩn nhất định chứ không nên đánh giá dự trên tình cảm, trực giác hay định kiến
về người đó.Phải đánh giá một cách khách quan, công bằng không được đánh giá sai
nlao động vì tình cảm thù hằn cá nhân.
Một số vd: Mối quan hệ con ông cháu cha nên đc nhận ưu đãi, cơ hội thăng tiến
không phù hợp với năng lực của họ.
Trong qtrinh tuyển dụng lao động cần xác minh laodong có dương tính với ma túy hay
không, hoạt động này là hợp đạo lý, tuy nhiên nếu sử dụng việc này để bôi nhọ trù dập
người khác thì vi phạm về mặt đạo đức
Đạo đức trong Marketing:
Đạo đức trong quảng cáo: Quảng cáo phi đạo đức:
- Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý
- Quảng cáo đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ, giúp nhà sản xuất tránh mang tiếng
lừa đảo.
- Lôi kéo, ép dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm của nhà sản xuất bằng
những thủ thuật quảng cáo tinh vi.
- Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm, gây trở ngại
cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn tiêu dùng phù hợp, tối ưu.
- Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp của
ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên..
- Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm như trẻ em , phụ nữ, người khuyết
tật, trẻ vị thành niên.
Ví dụ: quảng cáo mỳ gấu đỏ 10 đòng cho bệnh nhân ung thư đánh vào lòng trắc ẩn
của KH tuy nhiên 10 đòng là quá nhỏ, quảng cáo trà giảm cân......
Đạo đức trong bán hàng: Bán hàng phi đạo đức
- Bán hàng lừa gạt: Sản phẩm được ghi bên ngoài giảm giá, thấp hơn giá dự kiến bán
lẻ, tuy nhiên thực tế lại không đúng như vậy.
- Bao gói và nhãn gián lừa gạt: Ghi là loại mới, đã cải tiến nhưng thực tế thì sản phẩm
vẫn không có bất cứ thay đổi mới nào.
- Nhử và chuyển kênh: dẫn dụ KH để chuyển sang kênh khác mua sp vs giá cao hơn..
- lôi kéo: đa cấp
3

- lợi dụng các ngày lễ lớn như black Friday để sale khuyến mãi nhằm bán đc nhiều
hàng hơn trong khi đó họ đã tăng giá cũ và giảm về mức giá hiện tại nhằm đánh lừa
KH tin vào rằng sp đã được giảm giá.
Những thủ đoạn phi đạo đức với đối thủ cạnh tranh:
- Cố định giá cả: Đó là hai hay nhiều DN hoạt động trong cùng một thị trường thỏa
thuận về bán hàng hóa ở một mức giá đã định
- Bán phá giá: Giá bán thấp hơn giá giá thành cty Trung quốc bán giá thấp hơn so vs
mặt bằng thị trường
- Phân chia thị trường: Các đối thủ cạnh tranh không cạnh tranh vs nhau trên cùng một
địa bàn hay thỏa thuận hạn chế khối lượng bán ra.
- Cạnh tranh không lành mạnh: quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước, quảng cáo
gây nhầm lẫn.
Ví dụ: quảng cáo so sánh giữa milo và ovaltine
Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính:
- Việc điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toán phải các thực đúng đắn.(chính
trực, khách quan, thận trọng, bảo mật, chuyên môn)
- Một số hành vi thiếu chuẩn mực vi phạm dd nghề nghiệp: Giảm giá dịch vụ, làm sai
lệch số liệu để giảm thuế, nhận tiền hoa hồng, giả danh kiểm toán viên để hành nghề...
4

Câu 3: Trách nhiệm xã hội? Tháp trách nhiệm xã hội của Caroll:

Trách nhiệm xã hội theo Caroll: là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng tự
thiện của một tổ chức mà XH mong đợi trong mỗi thời điểm nhất định.

Tháp trách nhiệm xã hội của Caroll: Vẽ tháp ra

- Trách nhiệm kinh tế: Đối với xã hội: Sản xuất hàng hóa dịch vụ mà xã hội cần với giá
hợp lý; Phát hiện nguồn tài nguyên mới; Thúc đẩy tiến bộ công nghệ; Phát triển sản phẩm
mới ;Cách phân phối hàng hóa dịch vụ tốt nhất cho xã hội .Đối với người lao động: Tạo
việc làm với thù lao xứng đáng; Cơ hội việc làm như nhau; Cơ hội phát triển nghề và
chuyên môn; An toàn, vệ sinh ;Đảm bảo quyền riêng tư nơi làm việc. Đối với người tiêu
dùng: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý ;Thông tin về sản
phẩm, phân phối, bán hàng và dịch vụ, quy định làm việc. Đối với các bên liên đới khác
(Nhà cung cấp, đại lý...) Mang lại lợi ích tối đa và công bằng, thông qua cung cấp hàng
hóa, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư..ví dụ:Cty Kinh đô hằng năm vẫn tuyển dụng đội
ngũ công nhân viên tuỳ theo vị trí công việc với mức lương tương xứng tạo công ăn việc
làm. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo chất lượng sp và đặt người tiêu dùng làm trong tâm.

-Trách nhiệm pháp lý: Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý đối với
hữu quan về: Cạnh tranh; Quyền lợi khách hàng; Bảo vệ môi trường; Công bằng và an
toàn; Chống lại những hành vi sai trái; Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân
sự và hình sự. Ví dụ: DN Formosacos hành vi xả thải ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng
tới mt biển tại các tỉnh miền Trung năm 2016, đây chính là vi phạm pháp lý trong bảo vệ
mtruong.

-Trách nhiệm đạo đức: Liên quan tới những gì doanh nghiệp quyết định là đúng, công
bằng và vượt qua cả những yêu cầu pháp lý. Là hành vi và hoạt động mà các thành viên
của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù chúng không
được viết thành luật. Chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm nhìn về đạo đức.
Khía cạnh đạo đức của doanh nghiệp thường được thể hiện qua những nguyên tắc đạo đức
được trình bày trong sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ: Vinamilk cám kết
sứ mệnh mạng đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng bằng chính sự
trân trọng tình yêu và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống con người và xã hội.

-Trách nhiệm nhân văn, từ thiện: Là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong
muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Là hình thức của lòng bác ái và tự
nguyện của công ty. Ví dụ: trong đại dịch covid 19, tập đoàn vingroup đã tài trợ cho công
tác phòng dịch về nghiên cứu, sản xuất và tài trợ máy thở tặng bộ kits test,vaccine bớt
gánh nặng cho các bệnh viện , nhà nước..
5

Câu 4: Theo anh chị việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại lợi ích thiết thực
nào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Gia tăng các chỉ số kinh tế: Giảm chi phí sản xuất thông qua các phương pháp an toàn,
tiết kiệm để tăng doanh thu và lợi nhuận .vd: Walmart thay khẩu hiệu giá rẻ mỗi ngày
thành khẩu hiệu có tính thân thiện với môi trường(Giảm khí thải nhà kính, chất thải rắn,
nâng cao hiệu quả tái chế và đóng gói sản phẩm, sử dụng ít bao bì nilon.Tăng doanh thu,
tạo việc làm, thành công vang dội.

Phát triển mối quan hệ với đối tác: Thu hút và duy trì lực lượng lao động giỏi; Phát
triển

mối quan hệ với các cổ đông và nhà cung cấp.

Tạo dựng niềm tin với khách hàng: Những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
tốt sẽ được đánh giá cao về đạo đức và trách nhiệm của họ trong cộng đồng. Điều này tạo
ra lòng tin và uy tín cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng và cộng đồng.

Nâng cao giá trị thương hiệu:

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội hỗ trợ
cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước. Nếu môi trường kinh doanh tốt
hơn, các doanh nghiệp cũng sẽ phát triển bền vững hơn và có thể đóng góp tích cực cho sự
phát triển của đất nước

Cạnh tranh tốt hơn: Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt sẽ thu hút được
khách hàng và nhân viên tốt hơn, và có thể tạo ra sự chênh lệch tốt hơn so với đối thủ
cạnh tranh. Điều này thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Giảm thiểu rủi ro: Thực hiện trách nhiệm xã hội đôi khi có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho
doanh nghiệp, ví dụ như việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn, môi trường làm việc tốt
cho nhân viên...

Ví dụ: Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, với hơn
400 thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như chăm sóc cá nhân, chăm sóc sức
khỏe, chăm sóc gia đình, thực phẩm và đồ uống… Unilever không chỉ cung cấp những sản
phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, mà còn có mục tiêu cải thiện cuộc sống cho
hàng tỷ người trên thế giới.

Unilever đã xây dựng “Kế hoạch Sống Bền vững” nhằm giải quyết ba vấn đề lớn của xã
hội và môi trường: sức khỏe và sự an toàn, môi trường sống và cơ hội kinh tế. Theo kế
hoạch này, Unilever đã thực hiện nhiều hoạt động cụ thể, như giảm nửa lượng chất thải
trong sản xuất và tiêu thụ của mình, sử dụng nguyên liệu tái tạo và tái chế trong bao bì sản
6

phẩm, hỗ trợ các nông dân và nhà cung cấp bền vững trong chuỗi cung ứng của mình, tạo

ra hàng triệu việc làm và thu nhập cho các nhóm người có ích lợi ít hơn…

Câu 5: Hãy đề xuất các hoạt động CSR cụ thể mà doanh nghiệp có thể
thực hiện được? Hãy nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

-Hỗ trợ giáo dục và đào tạo: Các doanh nghiệp có thể cung cấp tài trợ và hỗ
trợ cho các chương trình giáo dục và đào tạo như cung cấp sách vở, máy
tính và các phần mềm học tập cho trường học hoặc cung cấp học bổng cho
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Ý nghĩa: mở ra cơ hội đến trường cho các
học sinh nghèo không có khả năng đến trường.

-Tài trợ các hoạt động từ thiện: Doanh nghiệp có thể hỗ trợ các hoạt động từ
thiện và đóng góp tiền mặt hoặc các sản phẩm để giúp đỡ những người có
hoàn cảnh khó khăn hoặc bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo. Ý nghĩa: hướng
tới 1 dn thân thiện có đạo đức trong mắt KH của mình, và giúp đỡ được
nhiều hoàn cảnh khó khăn.

- Bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chính sách để
giảm thiểu tác động của sản xuất đến môi trường, bao gồm sử dụng nguồn
năng lượng bền vững và sử dụng các giải pháp xử lý khí thải.ý nghĩa : góp
phần hướng tới một môi trường xanh sạch bền vững về sau,

- Hỗ trợ cộng đồng địa phương: Doanh nghiệp có thể hỗ trợ cộng đồng địa
phương bằng cách đồng hành với chính quyền địa phương và tổ chức xã hội
để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và đóng góp vào các hoạt
động phát triển kinh tế địa phương. ý nghĩa: đem lại sự gắn kết giữa địa
phương và DN.

-Phát triển bền vững: Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các sản phẩm và
dịch vụ bền vững, chú trọng đến các tiêu chí xã hội, môi trường và kinh tế
để tạo ra giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng. Ý nghĩa: tiết
kiệm chi phí, đáp ứng tiêu chi mà xã hội đặt ra.

-Thúc đẩy đa dạng và bình đẳng: Doanh nghiệp có thể tạo ra các chương
trình đào tạo và hỗ trợ cho nữ giới và cộng đồng thiểu số để thúc đẩy đa
7

dạng và bình đẳng trong doanh nghiệp và cộng đồng. Ý nghĩa: tạo ra môi
trường bình đẳng công bằng đối với tất cả mọi người.

You might also like