You are on page 1of 5

Haruki nói gì về cô đơn

Ðừng vì cô đơn quá lâu mà bước vào một mối quan hệ tạm bợ

Cô đơn thực ra là số mệnh, dù bạn có thoát khỏi cuộc sống độc thân,
bạn cũng chẳng thể thoát khỏi số phận, tìm một người để lấp đầy
khoảng trống một cách vội vã, không những không thể dập tắt được
sự cô đơn, mà sẽ chỉ càng khiến nó bùng cháy dữ dội hơn mà thôi.

"Làm gì có ai thích một mình, chỉ là không thích phải bị thất vọng mà
thôi"

"Bây giờ nghĩ lại, khi ấy ở bên nhau không phải vì hai bên đều thích,
chẳng qua cũng chỉ là vì những người xung quanh đều có đôi có cặp,
còn mình thì cô đơn lẻ bóng, cần một người để cả hai cùng sưởi ấm
cho nhau". -> Cô đơn nên đến với nhau?

"Đừng vì cảm thấy cô đơn mà tùy tiện nắm tay, rồi sau đó ỷ lại vào
nhau một cách tạm bợ".

Cô độc một mình cũng chẳng sao, chỉ cần thật lòng yêu một người,
cuộc đời sẽ được cứu rỗi. Dẫu rằng ta không được sánh đôi bên người
ấy.

Nói về cảm giác cô đơn, phần lớn chúng ta đều có thái độ cự tuyệt với
nó, mặc dù có không ít người mở miệng ra là nói muốn tận hưởng cảm
giác độc thân tự do, nhưng lại có rất ít người có thể đủ quyết tâm để
tận hưởng nó tới cùng. Trong mắt của nhiều người, cô đơn không hề
có giá trị, nó là tiêu cực, là thứ cần phải được loại bỏ.
Nhưng dưới ngòi bút của Murakami Haruki, thứ cảm xúc tiêu cực này
lại có chỗ đứng nhất định.

Murakami nói với chúng ta rằng:

"Con người, đời người, bản chất của nó là sự cô đơn, bất lực, vì vậy
con người ta mới cần tới sự giao tiếp, cần tới sự thấu hiểu.

Nhưng thực sự thấu hiểu là điều không thể, vì vậy, quá trình tìm kiếm
sự thấu hiểu từ người khác của chúng ta cuối cùng vẫn chỉ là phí
công vô ích. Thay vì tìm tới với người khác để loại bỏ đi cảm giác cô
đơn, để hóa giải sự bất lực, chi bằng quay trở lại, chơi với sự cô đơn,
chơi với sự bất lực ấy".

“Hàng triệu con người trên thế giới này, tất cả đều đang mong mỏi
khát khao, đang tìm kiếm những người khác để thoả mãn mình nhưng
lại tự họ cô lập họ. Vì sao? Có phải trái đất sinh ra chỉ để nuôi dưỡng
sự cô đơn của con người?”.

Hai con người có thể ngủ cùng một giường, nhưng khi nhắm mắt, họ
lại thấy cô đơn.

Khuôn mặt chúng tôi chỉ cách nhau chưa đến một gang nhưng nàng
lại ở cách tôi cả hàng năm ánh sáng.

- Cậu có thường ở một mình như thế không?


- Luôn là thế.
- Cậu thích cô đơn à?
- Không, chẳng ai thích cô đơn cả. Tớ chỉ là không cố kết bạn, vậy
thôi.

“Những điều có thể được thấy rõ hơn trong bóng tối,” anh nói, như thể
anh đã từng đọc được suy nghĩ của cô. “Nhưng càng ở lâu trong bóng
tối, càng khó quay về lại thế giới ở trên mặt đất nơi có ánh sáng.”
[1Q84]
21. Cái mà chúng ta gọi là hiện tại được hình thành từ sự tích lũy của
quá khứ.

Murakami không coi sự cô đơn là một khiếm khuyết - như cách


mà người đời thường nhìn vào một người bị phản bội, bị lừa dối
hay mất người yêu, ông coi cô đơn như sự đau khổ tuyệt vời, một
môn nghệ thuật kén người thưởng thức

Cô đơn là bản chất của con người, vì như một nhân vật trong tiểu
thuyết Rừng Nauy đã tuyên bố thẳng thắn: “Bản ngã và tha nhân là
cách biệt”. Cá nhân là riêng tư, cá thể, không trộn lẫn với ai và không
có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Không ai hoàn
toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng không thể hiểu được người khác dù
luôn có ý thức muốn được hiểu và hiểu được người khác. Nhu
cầu hiểu và được hiểu này thể hiện qua nhu cầu giao tiếp, tự thể hiện,
nhu cầu nhập cuộc với xã hội để trưởng thành, để tồn tại. Nhưng
trong quá trình nhập cuộc, dấn thân, con người luôn phải trượt từ môi
trường đang là sang môi trường sẽ là, từ môi trường quen thuộc sang
môi trường xa lạ để tương thông với tha nhân, để tìm thấy hơi ấm của
bầy đàn, để hóa giải sự cô đơn, cô độc.

Nhân vật trong Rừng Nauy đi tìm giá trị của bản thân mình, tự xác lập
nhân vị của mình giữa biển người mênh mông, giữa những đô thành
rộng lớn: Tokio, Kioto... Họ vẫn nói chuyện, yêu đương, chung đụng,
sẻ chia và thông cảm cho nhau. Nhưng tất cả đều rất cô đơn. Họ cô
đơn trong không- thời gian văn hóa Nhật Bản hậu hiện đại với sự phân
mảnh cực đoan, họ cô đơn trong ý thức về cái tôi cá nhân độc đáo
của mình, họ cô đơn trong khát vọng về một tình yêu vĩnh viễn và sự
hài hòa tuyệt đối giữa tinh thần và thể xác, họ cô đơn ngay giữa lúc
chung đụng với kẻ khác, ngay trong lúc tiếng kêu cực cảm thốt lên
giữa vòng tay ôm chặt mà thân xác lạnh lẽo như băng

Con người sinh tồn trong những mảng không gian đó luôn mang cảm
giác cô đơn. H.Murakami đã thổi vào không - thời gian cảm giác nhàm
chán vì sự thiếu vắng lí tưởng, thiếu vắng những mục đích sống chân
chính khiến cho sự cô đơn như vón cục lại.

Theo E.Fromm, con người muốn thoát khỏi cô đơn không còn
cách nào khác là phải hợp nhất với người khác. Và con đường hữu
hiệu nhất là tình yêu. Với E.Fromm “Tình yêu là một quyền năng chủ
động trong con người; quyền năng chọc thủng những bức tường
ngăn cách người với người, hợp nhất mình với kẻ khác, tình yêu khiến
mình vượt qua được ý vị cô lập và li cách nhưng nó cho phép mình là
mình, giữ lại sự toàn vẹn của mình”. Triết gia hiện sinh Kierkegaard
cũng đã viết: “Nơi nào có tình yêu, nơi đó hết cô đơn”. Trong Rừng
Nauy, chủ đề tình yêu đan bện chặt chẽ với chủ đề về sự cô đơn, cô
độc của con người. Ðồng thời, với Murakami, tình yêu không hề chỉ là
một ý niệm kiểu Platon mà nó gắn bó chặt chẽ với khao khát hòa hợp
thể xác và tâm hồn. Như S.Freud đã khẳng định: gốc rễ của mọi hành
vi con người là lòng ham muốn tính dục, là sự giải phóng dục năng.
Cho nên, có thể nói trong tình yêu, tình dục là biểu hiện cao nhất của
cảm xúc yêu thương. Vì vậy, chúng ta mới hiểu vì sao Kizuki đã lựa
chọn cái chết. Ðối với nhân vật này, chỉ khi có sự hòa hợp thân xác với
Naoko thì tình yêu của họ mới đích thực đạt đến trạng thái hài hòa,
mới đi đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc. Nhưng cả hai không bao giờ đi
đến giới hạn tận cùng của tình yêu thương. Họ bị bất lực trong tình
dục. Có thể nói tiểu thuyết Rừng Nauy đã được triển khai xung quanh
sự cố này. Với các nhà văn như Murakami, tình dục bất lực là một biểu
hiện của mỹ học tính dục hậu hiện đại (Hạt cơ bản - Michel
Houellebecq, Biên niên kí chim vặn dây cót - H.Murakami). Thông qua
sự bất lực tình dục của nhân vật, Murakami cũng đã chạm đến đáy
nỗi cô đơn tận cùng của con người.

Trong truyện ngắn Thuyền hàng đi Trung Quốc, nhà văn H.Murakami
đã viết về trạng thái con người bị mất khả năng giao tiếp. Tất cả chỉ
còn là sự im lặng và bóng tối. Ðó sẽ là ngày tận thế, là điểm mút của
thân phận con người cô đơn.

Cô độc một mình cũng chẳng sao, chỉ cần thật lòng yêu một người,
cuộc đời sẽ được cứu rỗi. Dẫu rằng ta không được sánh đôi bên người
ấy.

Một trái tim sẽ chẳng thể kết nối với một trái tim khác chỉ bằng sự hoà
hợp thông thường. Thay vào đó, chúng chỉ thực sự quyện chặt vào
nhau qua những nỗi đau

Chúng ta có thể đầu tư rất nhiều thời gian và công sức hòng hiểu
được người khác, nhưng rốt cuộc chúng ta tiếp cận được tới đâu cái
bản chất xấu xa của con người đó?

Nỗi cô đơn có nhiều dạng thức. Có những nỗi cô đơn có thể giao
hòa với nhau. Khi ấy, những con người cô đơn gặp nhau sẽ được cảm
thông và chia sẻ. Nhưng có những nỗi cô đơn như hai mặt phẳng trơ
trọi trong không gian. Khi ấy, những con người cô đơn gặp nhau sẽ
càng cô đơn hơn.

Sự bất lực của các nhân vật trong việc giao tiếp thực sự với nhau

Sau cảm giác nghiệm say, con người có thể tiếp tục trong một khoảng
thời gian mà không đau khổ quá nhiều vì ly cách của mình. Nhưng sau
các cuộc phiêu lưu đó là các nhân vật lại trở về với sự trống rỗng,
tuyệt vọng.

“Những linh hồn đơn độc bằng kim loại bay trong bóng tối vũ trụ
không có gì ngăn trở, chúng gặp nhau, lướt qua nhau và rẽ theo các
hướng khác nhau, không bao giờ gặp lại. Không một lời trao đổi.
Không một lời hứa hẹn...”. Phải chăng đó cũng chính là một phần thế
giới mà chúng ta đang sống?

Sau khi đã tìm kiếm, tổn thương và lạc hướng, chúng ta vẫn có thể tin
vào tình yêu như cũ chính là một loại can đảm.

Nhưng rồi một lần nữa, sự cô đơn đưa họ đến với nhau, cái khao khát
đi tìm kiếm một thứ gì để thoát khỏi sự trống trải đã dẫn họ đến với
nhau

Mối quan hệ giữa Naoko và Toru giống như những gì miêu tả trong
đoạn văn ấy, là những trái tim cô đơn lang thang, họ bấu víu, cần
nhau, để tiếp tục lang thang như thế.

>> Có gì trong thăm thẳm nỗi cô đơn ấy, ngoài khao khát được yêu,
được tồn tại?

Cô luôn bị trói buộc bởi những bất công của xã hội và luôn phải chống
chọi với nỗi cô đơn, tủi nhục ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên, điều
đáng mừng là Jane Eyre vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Sự cô đơn càng
khủng khiếp, Jane Eyre lại càng mạnh mẽ, và điều đó mang tới cho cô
cái kết hạnh phúc, dù hơi muộn màng, ở cuối quyển sách.

You might also like