You are on page 1of 4

1.

Xu hướng quản trị nhân sự làm việc Hybrid working


● Bối cảnh xuất hiện:
○ Sự phát triển của công nghệ: sự phát triển của công nghệ như Internet tốc độ
cao, các công cụ trực tuyến và phần mềm cộng tác giúp việc làm việc từ xa trở
nên hiệu quả và dễ dàng hơn.
○ Nhu cầu của nhân viên: Cân bằng cuộc sống - công việc, tiết kiệm thời gian
di chuyển, linh hoạt trong sắp xếp công việc.
○ Tác động của đại dịch COVID-19: Buộc nhiều doanh nghiệp phải áp dụng
làm việc từ xa để đảm bảo an toàn cho nhân viên, đối phó với bệnh dịch
● Định nghĩa: Hybrid working là một mô hình làm việc linh hoạt kết hợp giữa làm việc
tại văn phòng với làm việc từ xa. Mô hình này cho phép nhân viên lựa chọn cách thức
và địa điểm làm việc, đồng thời trao quyền tự chủ cho họ trong việc thiết kế lịch trình
làm việc phù hợp với cả bản thân cũng như các chính sách của công ty.
● Cách hoạt động/ áp dụng
○ Doanh nghiệp xây dựng chính sách cụ thể về thời gian, địa điểm làm việc,
công cụ hỗ trợ, quy trình quản lý,...
○ Nhân viên chủ động sắp xếp lịch trình làm việc phù hợp, đảm bảo hiệu quả
công việc
Mô hình hybrid working được áp dụng phổ biến:
○ Hybrid at-will: Với mô hình này, nhân viên sẽ là người quyết định thời gian
nào họ sẽ đến văn phòng hay sẽ làm tại nhà, từ xa.
○ Hybrid split-week: Công ty sẽ dựa theo tính chất công việc của từng nhân
viên, từng phòng ban để phân chia thời gian, địa điểm làm việc quy định, phù
hợp với mỗi người.
○ Hybrid manager-scheduling: Người quản lý trực tiếp nhân viên sẽ phụ trách
việc sắp xếp thời gian và nơi làm việc cho nhân viên.
○ Hybrid mix: Hình thức này sẽ kết hợp linh hoạt ba hình thức trên. Hybrid mix
thường được áp dụng trong các doanh nghiệp lớn và vừa, nhân viên đảm nhận
nhiều chức năng, công việc.
● Các trường hợp thực tế
○ Google Campfires
Vào năm 2018, Google - công ty công nghệ hàng đầu nổi tiếng với môi trường làm việc “tốt
nhất thế giới” đã ủy thác nhóm kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và chuyên gia công nghệ để thiết
kế lại một môi trường làm việc lý tưởng mới theo ba nguyên tắc: có thể làm việc ở bất cứ
đâu, không gian làm việc không bị giới hạn trong những dãy bàn, phòng họp và phải đáp ứng
nhu cầu luôn thay đổi của nhân viên.
Vì vậy, trong thời kỳ hậu đại dịch, không gian làm việc của Google đã lấy Hybrid Work làm
trung tâm. Khu làm việc chung được sắp xếp theo dạng ngồi lửa trại (campfires) - nơi mọi
người ngồi vòng quanh thảo luận với nhau và với các đồng nghiệp đang làm việc từ xa (được
trình chiếu trên màn hình TV). Bố trí này sẽ mang đến sự linh hoạt tuyệt đối trong thay đổi
bố trí, quy mô người tham dự và tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận cho tất cả cá nhân.
○ Microsoft: Microsoft đã đưa ra phương án quay trở lại văn phòng theo từng
giai đoạn bao gồm một số nơi chỉ làm việc từ xa và số khác đã được mở cửa
hoàn toàn. Microsoft cho biết cách tiếp cận này sẽ kiến tạo một không gian
làm việc cởi mở, khuyến khích cộng tác, phục vụ nhu cầu từng phòng ban.
○ Coinbase - Những trụ sở “không văn phòng” (No-office headquarters)
Coinbase - công ty cung cấp sàn giao dịch tiền điện tử, đặt tại California, khuyến khích nhân
viên làm việc từ xa ở những văn phòng nhỏ, gần nhà hơn. Nhà sáng lập đồng thời là cựu kỹ
sư chuyên gia của Airbnb, Brian Armstrong, xem đây là một động thái “dân chủ hóa” khi
mang đến cơ hội nghề nghiệp bình đẳng cho tất cả nhân viên, không quan trọng nơi họ sinh
sống.
Điều này mang ý nghĩa rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ dựa trên năng lực và kết quả
công việc của từng cá nhân. Thay vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp mạng lưới các văn phòng
nhỏ hơn để nhân viên đến làm việc nếu họ muốn"

2. Chuyển đổi số văn phòng hành chính nhân sự


● Bối cảnh xuất hiện:
○ Nhu cầu nâng cao hiệu quả, năng suất và khả năng cạnh tranh trong thời đại
công nghệ số.
○ Xu hướng tự động hóa và số hóa các quy trình thủ công trong mọi lĩnh vực,
bao gồm cả công tác văn phòng và quản lý nhân sự.
○ Nhu cầu tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, giảm thiểu chi phí và tăng cường
sự hài lòng của nhân viên.
○ Đại dịch covid-19 mang đến những thay đổi mạnh mẽ trong doanh nghiệp
buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển và tối ưu
các hoạt động.
● Định nghĩa: Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự là quá trình ứng dụng các giải
pháp công nghệ để thay đổi phương thức làm việc, vận hành – quản lý nhân sự của
doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc, nâng cao năng suất và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
● Cách hoạt động/ áp dụng
○ Số hóa dữ liệu: Thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu liên quan đến công việc
văn phòng và nhân sự trên các nền tảng kỹ thuật số.
○ Tự động hóa quy trình: Sử dụng phần mềm và các công nghệ tự động hóa để
thực hiện các quy trình thủ công một cách tự động, ví dụ như:
■ Quản lý hồ sơ nhân viên
■ Quản lý chấm công, tính lương
■ Tuyển dụng nhân sự
■ Đào tạo và phát triển nhân viên
■ Quản lý văn bản, tài liệu
○ Tích hợp hệ thống: Kết nối các hệ thống phần mềm khác nhau trong văn
phòng và doanh nghiệp để tạo ra một môi trường làm việc thống nhất và hiệu
quả.
○ Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thu thập thông
tin chi tiết về hiệu quả hoạt động, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.
● Các trường hợp thực tế:
○ Ví dụ về chuyển đổi số của KPMG
Trước đây tại KPMG Bỉ, công ty không có quy trình rõ ràng khi tuyển nhân viên mới, đặc
biệt là đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Điều này đôi khi làm cho khoảng thời gian chờ đợi
giữa thời điểm nhân viên ký hợp đồng và ngày đầu tiên của họ tại văn phòng là khá dài.
Ngoài ra, khi bước vào công ty, nhân viên mới khá lóng ngóng và khó bắt kịp nhịp độ làm
việc.
Để giải quyết vấn đề này và để tạo ra một quy trình có cấu trúc, KPMG đã quyết định sử
dụng một giải pháp phần mềm quản lý nhân sự tích hợp để chuyển đổi số quản lý nhân sự.
Quá trình giới thiệu về công ty bắt đầu ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Phần mềm quản
lý nhân sự sẽ gửi cho nhân viên mới tất cả thông tin thực tế mà họ cần biết trước ngày làm
việc đầu tiên, chi tiết thông tin liên hệ của đồng nghiệp mới của họ,...
Sau hai năm sử dụng phần mềm, nhân viên KPMG đã có đánh giá về trải nghiệm tuyển dụng
của mình là 4,45/ 5 và trải nghiệm về tuần làm việc đầu tiên là 4,12/ 5 với tỷ lệ sử dụng phần
mềm là 81%.
○ Ví dụ về chuyển đổi số của Walmart
Walmart là một trong những tổ chức lớn luôn tìm kiếm sự đổi mới. Công ty không ngừng tìm
kiếm các cơ hội để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn không chỉ cho khách hàng mà còn cho
nhân viên của mình.
Do đó, Walmart quyết định tự động hóa việc thanh toán và mang đến cho nhân viên của mình
cơ hội tiếp xúc cá nhân với khách hàng nhiều hơn.
Công ty đã giảm số lượng nhân viên thu ngân để thay thế bằng các trạm tự thanh toán. Sau
đó, đào tạo những nhân viên giỏi nhất của mình cho vai trò hỗ trợ khách hàng mua sắm trực
tiếp.
Để giúp nhân viên đảm nhận tốt công việc, Walmart sử dụng công nghệ thực tế ảo để giúp
đào tạo và chuẩn bị cho nhân viên các tình huống khác nhau mà họ có thể gặp phải khi giao
tiếp với khách hàng.
Sự thay đổi từ công việc lặp đi lặp lại sang công việc có ý nghĩa hơn đã dẫn đến sự hài lòng
cao hơn giữa các nhân viên của công ty và khách hàng.
\
references
https://employers.glints.com/vi-vn/blog/hybrid-working-la-gi/
#II_Nhung_hinh_thuc_lam_viec_hybrid_pho_bien
https://amis.misa.vn/1086/xu-huong-quan-tri-nhan-su/
#2_Xu_huong_quan_tri_nhan_su_lam_viec_Hybrid_working
https://irtc.edu.vn/1211-cac-xu-huong-quan-tri-nguon-nhan-luc-hien-tai/tin-tuc.htm#H3_-
lagravem-vic-t-xa-remote-work
https://amis.misa.vn/10741/chuyen-doi-so-trong-quan-tri-nhan-su/
https://employer.jobtest.vn/blog/chuyen-doi-so-trong-quan-tri-nhan-su
https://on.net.vn/en/blog/dx-blog-2/chuyen-doi-so-quan-ly-nhan-su-238

You might also like