You are on page 1of 79

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIẢNG DẠY THỰC HÀNH KẾ TOÁN

THEO PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG


TS. Đỗ Đoan Trang1

TÓM TẮT
Xuất phát từ thực trạng sinh viên chuyên ngành kế toán mới ra trường không đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, chưa hòa nhập và làm việc ngay mà hầu như doanh
nghiệp phải đào tạo lại. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phân tích chương trình
giảng dạy thực tế về ngành kế toán tại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương
và TP. HCM. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề xuất và xây dựng mô hình
giảng dạy đi sâu vào thực tế, đảm bảo cho sinh viên mới ra trường có thể tiếp cận ngay
với công việc kế toán.
Từ khóa: mô phỏng kế toán, kế toán thực hành, kỹ năng thực hành kế toán.
1. GIỚI THIỆU
Trong hoạt động của doanh nghiệp, kế toán luôn giữ vai trò là một công cụ quản
lý kinh tế - tài chính sắc bén. Với nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập kinh
tế thế giới như hiện nay thì công tác kế toán lại trở nên cần thiết cho mọi họat động, mọi
loại hình kinh doanh. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng rất lớn đến
uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế việc huấn luyện và đào tạo kế toán phải
được tiến hành theo một trình tự, mà trình tự này sắp xếp theo một cách phù hợp với
diễn biến khách quan cũng như chủ quan của nghề. Tuy vậy, sinh viên chuyên ngành kế
toán khi ra trường thường khó có cái nhìn cụ thể về công việc của mình vì khi học chỉ
được học lý thuyết và khi đi thực tập cuối khóa thì rất ít sinh viên được doanh nghiệp
tin tưởng giao việc cho làm, thường là kiến tập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc
tìm được việc làm cho sinh viên mới ra trường, bởi họ phải cần một thời gian đào tạo lại
thì mới có kết quả cho công việc.
Sau khi nghiên cứu những hạn chế trên, việc xây dựng mô hình giảng dạy thực
hành kế toán theo phương pháp mô phỏng được thực hiện để nối liền những kiến thức
trong sách vở với họat động thực tế của doanh nghiệp, giúp cho sinh viên thực tập làm
quen, hiểu rõ những công việc của phòng kế toán và có thể làm việc ngay sau khi ra
trường. Trong nội dung nghiên cứu giảng dạy theo mô hình này chúng tôi hy vọng sẽ
đóng góp thêm một phương pháp, một cách thức để đào tạo nguồn nhân lực kế toán một
cách thiết thực và hiệu quả hơn.
2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2.1. Tạo môi trường thực tế cho sinh viên học tập và nghiên cứu

1
Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Bình Dương.
1
Phòng kế toán mô phỏng xây dựng ngay trong trường học mang đến cho sinh viên
môi trường học tập như thật tại doanh nghiệp, người học thấy như mình là một nhân
viên thực thụ của công ty, tạo được tâm lý tốt, cuốn hút vào công việc kế toán một cách
say mê, đúng nghĩa chứ không phải sự bắt buộc của giáo án. Với mô hình này, phòng
kế toán mô phỏng tạo được môi trường học tập tốt, giúp sinh viên được tiếp xúc và làm
việc trực tiếp với chứng từ sống của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc trang bị các phương
tiện trợ giúp như máy photo, máy in, Scan, Internet tại phòng mô phỏng nhằm rèn luyện
cho sinh viên cách thức sử dụng các thiết bị văn phòng, cách thức lưu trữ hồ sơ, sử dụng
internet tra cứu thông tin, gửi email, …dần dần giúp sinh viên hoàn toàn có thể tự tin
hòa nhập ngay công việc kế toán của doanh nghiệp tuyển dụng khi mới ra trường.
2.2. Trang bị một số kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên
Ngoài thời gian làm việc trong phòng kế toán, các nhân viên mới này còn được sự
hỗ trợ thêm các lĩnh vực khác có liên quan đến công việc kế toán như tác phong làm
việc văn phòng, kỹ năng thích nghi, hòa đồng, chia sẻ với lãnh đạo và với đồng nghiệp,
và rất nhiều kỹ năng hữu ích khác như :
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Giúp sinh viên bắt đầu làm quen với cách làm việc
theo nhóm. Mọi thành viên trong nhóm sẽ có mối liên kết thông qua tương tác công việc.
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Giúp cho sinh viên hòa đồng với nhau, là cầu nối tạo
mối quan hệ giữa đồng nghiệp, giữa đối tác công việc. Giao tiếp cũng là cách thuyết
phục người khác chấp nhận ý kiến và bày tỏ được nhu cầu của mình.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Khi hòa nhập vào môi trường của phòng kế toán mô
phỏng, các liên kết công việc kế toán của từng phần hành đòi hỏi từng nhân viên phải
biết sắp xếp và hoàn thành công việc theo hạn định, có như vậy cả guồng máy của bộ
phận kế toán mới vận hành được. Thông qua đó giúp sinh viên có khả năng sắp xếp và
hoạch định công việc, lên kế hoạch về thời gian, khối lượng công việc hàng ngày.
2.3. Tổ chức đào tạo trang bị các kỹ năng chuyên môn về kế toán cho sinh viên
Khi đã xây dựng một môi trường tốt cho sinh viên học tập và nghiên cứu, tiếp
theo là phải tổ chức đào tạo như thế nào để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu
cầu của doanh nghiệp. Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra 02 nội dung đào tạo trang bị
kỹ năng chuyên môn về kế toán cho sinh viên, như sau :
- Kỹ năng tổ chức thực hành kế toán trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng vận dụng chính sách thuế vào hoạt động của doanh nghiệp.
Chúng ta đã xác định sản phẩm đào tạo đầu ra của chúng ta phải phục vụ cho
doanh nghiệp và doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả, có như vậy mới tạo được niềm
tin giữa doanh nghiệp với nhà trường. Do vậy việc gắn kết đào tạo tại trường những gì
đang phát sinh tại doanh nghiệp là rất cần thiết, được thể hiện qua nội dung đào tạo
về Kỹ năng tổ chức thực hành kế toán trong doanh nghiệp. Thông qua chương trình
đào tạo này sinh viên gần như đã được trải nghiệm hầu hết các công việc phát sinh của

2
một phòng kế toán ở một doanh nghiệp bất kỳ nào cũng phát sinh tương tự. Để triển
khai hiệu quả nội dung này cần thực hiện theo trình tự như sau :
- Bắt đầu từ quy trình công việc, cần cung cấp và định hướng phương pháp làm
việc của tất cả các công việc của phòng kế toán mô phỏng thông qua quy trình sẽ giúp
sinh viên nằm rõ các bước thực hiện, chứng từ đi kèm, tương tác với các chức danh và
phần hành kế toán khác như thế nào, xuất phát nguồn của quy trình và kết thúc lưu trữ
ra sao. Khi rèn luyện cho sinh viên làm việc tuân thủ theo quy trình sẽ hạn chể rủi ro rất
lớn trong công việc, giúp sinh viên nắm rõ được chức năng, quyển hạn, nhiệm vụ của
mình ứng với từng vai trò và có thể tự nhìn quy trình tương tác và giải quyết sự vụ trong
thực tế một cách dễ dàng. Các quy trình kế toán cơ bản mà chúng tôi đưa ra bao gồm
các quy trình như sau: Quy trình kế toán thu chi, quy trình kế toán hàng tồn kho, quy
trình kế toán bán hàng, quy trình kế toán tài sản cố định, quy trình kế toán tổng hợp và
tính giá thành.
- Kế tiếp là chứng từ thực tế theo từng phần hành tại doanh nghiệp được sắp xếp
theo trình tự thời gian giúp sinh viên phân loại và hiểu được tiến trình làm việc theo
ngày, tháng phát sinh như thế nào.
- Với kiến thức kế toán đã học tại trường từ các môn liên quan đến kế toán, thuế,
phần mềm kế toán sinh viên sẽ phối hợp với quy trình kế toán, chứng từ, phần mềm kế
toán được trang bị tại phòng kế toán mô phỏng để thực hiện công việc phát sinh với vai
trò được phân trong quá trình thực tập tại phòng. Sinh viên sẽ được trãi nghiệm làm việc
như một kế toán thực thụ từ việc nghiên cứu quy trình làm việc, xem xét xử lý chứng
từ, hạch toán, cập nhật phần mềm, in ấn, lập báo cáo, ký tên và lưu trữ hồ sơ kế toán.
Bên cạnh đó, cần trang bị cho sinh viên một số kiến thức về thuế để vận dụng
làm việc cho doanh nghiệp một cách có hệ thống, xuất phát từ những hiểu biết về thuế
của sinh viên đa phần mang tính cắt ngang, không được thống kê một cách bài bản khi
vận dụng các sắc thuế, rất dễ dàng dẫn đến trường hợp sinh viên không cập nhật kịp
những thông tư mới hay vận dụng sai gây hậu quả không tốt bản thân và cho doanh
nghiệp. Trước những trăn trở trên thì nội dung đào tạo về Kỹ năng vận dụng chính sách
thuế vào hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra đề giải quyết vấn đề trên. Để triển
khai được nội dung này cần hệ thống tất cả các chính sách thuế có liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp từ trước đến thời điểm hiện tại để tạo một ngân hàng lưu trữ cho
sinh viên tra cứu, đồng thời cần phối hợp với những chuyên viên, kế toán trưởng tại các
doanh nghiệp để xây dựng nên bộ xử lý tình huống về kế toán, thuế thường phát sinh tại
doanh nghiệp, điều này giúp sinh viên cọ sát với thực tế công việc, giải quyết tình huống
công việc kế toán tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, là một trong những công cụ
hữu ích cho sinh viên mới ra trường và ngay cả những sinh viên đã đi làm khi gặp những
tình huống không tự mình giải quyết được mà cần qua các chuyên gia tư vấn. Với bộ
lưu trữ gần 500 văn bản về các chính sách thuế đến thời điểm 2019 và 178 tình huống
xử lý nghiệp vụ thuế trong kế toán sẽ là những nguồn tài liệu giúp sinh viên tự tin hơn
khi bước vào doanh nghiệp.

3
3. KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy việc giảng dạy thực hành gắn với doanh nghiệp và một xu hướng
giúp cho cầu nối giữa doanh nghiệp, nhà trường, người học ngày càng mật thiết hơn,
giải quyết bài toán cung cầu giữa người lao động và sử dụng lao động gặp nhau dễ dàng
hơn. Nội dung thực hiện chương trình “ Xây dựng mô hình giảng dạy thực hành kế
toán theo phương pháp mô phỏng” nhằm nối liền những kiến thức trong sách vở với
hoạt động thực tế của doanh nghiệp, giúp cho sinh viên thực tập làm quen, và hiểu rõ
những công việc của phòng kế toán, và có thể làm việc ngay sau khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc
Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc
Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hệ thống các văn bản pháp quy về chính sách thuế.
PGS.TS Võ Văn Nhị, TS Phạm Ngọc Toàn, TS Trần Thị Thanh Hải - Trường Đại học
Kinh tế TPHCM, Nguyên lý kế toán, nhà xuất bản kinh tế TP.HCM, năm 2015.
Tập thể tác giả bộ môn Kế toán tài chính-Khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế TP.
HCM, Giáo trình kế toán tài chính quyển 1,2,3,4, Nhà xuất bản kinh tế TP. HCM, 2017.

4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KẾ TOÁN MÔ PHỎNG
Minh họa giao diện phần mềm Fast

Mô hình phòng làm việc kế toán mô phỏng

5
Các bộ chứng từ

Lớp học kế toán mô phỏng:

6
MỘT SỐ THAY ĐỔI CẦN THIẾT TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI TỤ
GIỮA VAS VÀ IFRS
ThS. Trịnh Thị Hợp2

1. Đặt vấn đề
Theo tài liệu của Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế tính đến năm 2016 đã
có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế
(IFRS) theo các hình thức khác nhau. Trong đó có 119/143 quốc gia và vùng lãnh thổ
yêu cầu bắt buộc áp dụng IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong
nước (Vụ chế độ kế toán và kiểm toán và Bộ Tài Chính, 2017). Trong xu thế toàn cầu
hóa và hội nhập sâu rộng như hiện nay thì Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung
ấy. Do đó, tháng 3/2019 Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành đề án “Áp dụng Chuẩn
mực Báo cáo Tài chính quốc tế vào Việt Nam”. Theo định hướng của Bộ Tài chính, dự
kiến từ 2019-2021 là thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề
án và năm 2022 sẽ chính thức áp dụng IFRS.
Thực tế cho thấy việc tiến tới áp dụng IFRS tại Việt Nam phải được đi cùng với
công tác đào tạo kế toán – một vấn đề được coi là chìa khóa cho sự thành công trong
quá trình hội tụ VAS với IFRS. Do đó, rất cần thiết phải thay đổi trong công tác đào tạo
kế toán theo hướng tiếp cận IFRS tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Trường
ĐH An Giang hiện cũng đang đào tạo ngành kế toán, dó đó cũng cần có những động
thái thay đổi để dần bắt kịp với xu thế chung ấy.
Với tư cách là một giảng viên trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành
tài chính kế toán tại trường ĐH An Giang có thâm niên 10 năm. Bằng việc quan sát thực
tế và qua tổng hợp các tài liệu nội bộ công tác đào tạo tại trường ĐH An Giang nói chung
và ngành kế toán nói riêng, làm cơ sở để tác giả trình bày khái quát thực trạng công tác
đào tạo kế toán tại trường ĐH An Giang trong bài tham luận này. Bên cạnh đó, qua phân
tích, đánh giá thực trạng và nhận diện các tồn tại, trong bài tác giả còn đề xuất một số
những thay đổi cần thiết để công tác đào tạo kế toán tại Trường phù hợp với giai đoạn
mới-giai đoạn hội tụ VAS với IFRS.
2. Thực trạng công tác đào tạo kế toán tại trường ĐH An Giang hiện nay
Hiện nay tại ĐH An Giang đang đào tạo kế toán cho cả hệ chính quy và hệ vừa
học vừa làm, trong đó chủ yếu là hệ chính quy. Đối với hệ chính quy, Trường có đào
tạo cả bậc đại học và cao đẳng nhưng chủ yếu là bậc đại học, hệ cao đẳng được mở vào
năm 2017 với số sinh viên vào nhập học còn rất ít. Do đó, trong bài viết này tác giả chỉ
trình bày các vấn đề nói trên cho hệ đại học chính quy. Theo đó, thực trạng công tác đào
tạo kế toán hệ đại học chính quy tại ĐH An Giang được tác giả tóm tắt qua các nội dung

2
Giảng viên Bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế QTKD, Trường Đại học An Giang.
7
chính sau: Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình tài liệu giảng dạy,
phương pháp giảng dạy và đánh giá.
Chương trình đào tạo
Cũng như nhiều ngành đào tạo khác, chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán
của ĐH An Giang thiết kế 4 năm (8 học kỳ), trong đó 2 năm đầu sinh viên sẽ được học
các môn đại cương, 2 năm sau học các môn chuyên ngành. Trong CTĐT thiết kế có các
môn học tự chọn và các môn học bắt buộc; có các môn là điều kiện tiên quyết, có các
môn là học phần học trước và học phần song hành. Ngoài ra, sinh viên mới nhập học sẽ
được tiếp cận với môn “Giới thiệu ngành”, đây là môn học mới được bổ sung trong
CTĐT những năm gần đây, là môn học cần thiết giúp các sinh viên nắm được khái quát
về Trường, Khoa và ngành học của mình. Đặc biệt, để bắt kịp với xu thế hội nhập,
Trường ĐH An Giang những năm gần đây đã có nhiều cải tiến mới trong xây dựng
CTĐT, như biên soạn theo chuẩn CDIO, EUN. Bên cạnh đó Trường cũng có xây dựng
CTĐT có gắn với yếu tố nước ngoài như chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng
cao, chương trình giảng dạy bằng tiếng anh, chương trình 3+1, 2+2 (đào tạo sinh viên 3
năm hoặc 2 năm tại Trường sau đó sinh viên được chuyển sang đào tạo thêm 1 hoặc 2
năm ở ĐH nước ngoài). Đối với ngành kế toán cũng có những thay đổi để đáp ứng yêu
cầu chung đó của Nhà Trường. Cụ thể như CTĐT được các giảng viên trực tiếp giảng
dạy biên soạn theo chuẩn CDIO và đã thông qua hội đồng các chuyên gia ngoài Trường
đánh giá đạt chất lượng. Đề cương chi tiết các môn học cũng được các GV viết theo
chuẩn CDIO và đang chuẩn bị thành lập các hội đồng đánh giá. Trong CTĐT cũng đã
đưa môn học kế toán Mỹ vào giảng dạy cho sinh viên nhiều năm nay. Ngoài ra, cũng đã
có môn học được giảng viên đăng ký giảng dạy bằng tiếng anh như môn Kiểm toán. Đặc
biệt, mới đây Bộ môn TCKT trực thuộc khoa Kinh tế -QTKD, ĐH An Giang cũng đã
có buổi làm việc với đại diện Đại học Swansea, Vương Quốc Anh để trao đổi về CTĐT
kế toán và chứng chỉ ACCA của Đại học Swansea. Đây là một cơ hội mới trong liên kết
đào tạo cho ngành kế toán của Trường chúng ta với chương trình 3+1 hoặc 2+2, đào tạo
chứng chỉ ACCA…
Bên cạnh những thay đổi tích cực thì CTĐT ngành kế toán của Trường chúng ta
vẫn còn một số những tồn tại. Cụ thể như CTĐT còn nặng lý thuyết, thời lượng thực
hành còn ít, hầu như sinh viên chỉ được thực tập thực tế năm cuối để hoàn thành đề tài
tốt nghiệp. Hơn nữa do nguyên tắc bảo mật thông tin nên các doanh nghiệp hạn chế cung
cấp thông tin kế toán và càng hạn chế cho sinh viên thực tập thực hành nghề nghiệp có
tính chuyên môn tại đơn vị. Do đó, việc thực tập thực tế chỉ dừng lại ở việc sinh viên
thu thập dữ liệu kế toán để đánh giá, phân tích là chính mà chưa được trải nghiệm thực
sự công việc của một kế toán viên, có chăng chỉ được trải nghiệm các công việc văn
phòng đơn giản như photo, in ấn, sắp xếp tài liệu. Mặc dù CTĐT có đưa môn học Kế
toán Mỹ vào giảng dạy nhưng chưa đề cập đến nội dung IFRS. Bên cạnh đó CTĐT vẫn
còn có những môn học trùng lắp kiến thức.

8
Đội ngũ giảng viên
Về đội ngũ giảng viên (GV) kế toán tại Trường hiên nay gồm 10 GV trong đó có
9 GV có trình độ thạc sĩ, 1 GV đang học cao học và 1 GV đang học NCS. Như vậy 90%
các GV đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bản, đảm bảo chuyên môn
nghiệp vụ và kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, đã số GV sau khi tốt nghiệp đại học
ra nhận công tác giảng dạy nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế, dẫn đến việc đưa các tình
huống thực tiễn vào giảng dạy ít nhiều bị hạn chế. Ngoài ra, đa số GV còn hạn chế về
trình độ ngoại ngữ nên việc sử dụng các tài liệu nước ngoài cho nghiên cứu giảng dạy
còn gặp nhiều khó khăn trong đó có IFRS. Thực tế cho thấy số lượng GV ngành kế toán
của Trường còn khá ít so với số lượng sinh viên (riêng ngành kế toán khoảng 600 sinh
viên đang theo học). Trong khi đó còn có một số GV đang đi học, nghỉ hộ sản…không
tham gia hoặc ít tham gia giảng dạy. Vì vậy, có nhiều môn học thiếu giảng viên giảng
dạy và thường phải mời giảng viên bên ngoài như môn Kiểm toán và môn Hệ thống
thông tin kế toán. Việc này dẫn tới việc phụ thuộc lịch của giảng viên thỉnh giảng nên
nhiều khi việc sắp xếp các môn học chưa đúng trình tự trước sau như CTĐT- theo độ
khó bậc thang kiến thức.
Giáo trình tài liệu giảng dạy
Hiện nay, hầu hết sách giáo trình phục vụ cho giảng dạy các môn chuyên ngành
kế toán của Trường được các GV dùng sách của trường ĐH Kinh tế TP.HCM và một số
môn do GV tự biên soạn nhưng chưa qua hội đồng thẩm định như môn Nguyên lý Kế
toán, Kế toán Chi phí các DN đặc thù. Đặc biệt các giáo trình tài liệu dùng cho giảng
dạy hầu hết đều bằng tiếng Việt, tài liệu chuyên ngành kế toán bằng tiếng anh là rất
hiếm, tài liệu về IFRS có thể nói hầu hết chưa được các GV thu thập và nghiên cứu phục
vụ giảng dạy.
Về phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy đa số các GV còn giảng dạy theo phương pháp truyền
thống, thầy giảng trò nghe và ghi chép học thuộc. Mặc dù Trường đạo tạo theo học chế
tín chỉ, lấy người học làm trung tâm, sinh viên tự học tự nghiên cứu, nhưng về cơ bản
vẫn chưa thể thay đổi được do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Có thể kể ra một
số như: chất lượng đầu vào của sinh viên còn thấp, nên việc tự học tự nghiên cứu của
đại đa số sinh viên là rất khó khăn, kinh nghiệm thực tế làm kế toán của GV còn ít, số
lượng lớp học quá đông, công cụ hỗ trợ GV còn nhiều hạn chế... Các môn chuyên ngành
kế toán tài chính chủ yếu được các GV giảng dạy bám sát theo giáo trình, tài liệu của
ĐH Kinh tế TP.HCM, trong đó nội dung được giảng dạy chủ yếu là phương pháp hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế cụ thể theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Nội dung
giảng dạy còn ít chú trọng đến việc trình bày các nguyên tắc dựa trên chuẩn mực kế
toán. Nhiều môn học các GV cũng đã có cố gắng trong việc tổ chức nhóm cho sinh viên
thảo luận, làm bài tập, báo cáo… nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do thời gian trên
lớp có hạn trong khi số lượng sinh viên trên một nhóm đông, giao về nhà sẽ khắc phục
được hạn chế thời gian thì việc kiểm soát sinh viên lại gặp nhiều khó khăn. Do đó, thực
trạng sinh viên ngành kế toán của Trường sau khi tốt nghiệp vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng
9
như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, viết thư điện tử...và đặc biệt là khả
năng tư duy, sáng tạo còn rất hạn chế.
Về phương pháp đánh giá
Nhiều năm nay thì phương pháp đánh giá của Trường nói chung và của ngành kế
toán nói riêng có nhiều thay đổi tích cực. Việc đánh giá được thực hiện khá đa dạng.
Điểm trung bình hết môn của sinh viên không chỉ dựa vào điểm thi cuối kỳ mà dựa trên
cả điểm kiểm tra giữa kỳ, không chỉ dựa vào bài kiểm tra cá nhân mà còn có bài kiểm
tra nhóm, không chỉ có kiểm tra viết mà có cả thuyết trình... Điều đó giúp đánh giá kết
quả của sinh viên được cả một quá trình phấn đấu chứ không chỉ một thời điểm thi nhất
định và đánh giá được nhiều kỹ năng khác của sinh viên.
Đối với phương án ra đề thi, hiện nay theo định hướng chung của Nhà Trường, hầu hết
các môn học GV sẽ phải biên soạn ngân hàng câu hỏi. Các môn học chuyên ngành kế
toán cũng không ngoại lệ, trong đó môn Nguyên lý Kế toán đã được nhóm GV giảng
dạy biên soạn và đưa vào sử dụng 3 năm nay. Mới đây, môn kế toán quản trị vừa nghiệm
thu và sẽ đưa vào sử dụng trong năm học tới, môn Kế toán tài chính 1 đã thông qua hội
đồng thẩm định và đang trong thời gian chỉnh sửa. Ngoài ra các môn kế toán tài chính
2, kế toán chi phí cũng đã được các GV biên soạn và đang trong thời gian chờ thẩm
định. Nhìn chung các môn thi đều không được sử dụng tài liệu, nội dung các câu hỏi
hầu hết được biên soạn bám sát nội dung trong giáo trình tài liệu giảng dạy. Các môn
còn lại do đặc thù không phù hợp với việc cho thi bằng ngân hàng câu hỏi, thì vẫn được
GV ra đề thi dưới dạng tự luận cho từng học kỳ.
3. Một số thay đổi cần thiết trong đào tạo kế toán tại ĐH An Giang nhằm đáp ứng
nhu cầu hội tụ giữa VAS và IFRS
Từ thực trạng công tác đào tạo kế toán tại Trường đại học An Giang vừa trình
bày, tác giả phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra khuyến nghị các
thay đổi cần thiết thực hiện để công tác đào tạo ngành kế toán tại Trường phù hợp với
giai đoạn mới như sau:
Thứ nhất về chương trình đào tạo
Về lâu dài Bộ môn Tài chính Kế toán cần rà soát và điều chỉnh chương trình đào
tạo theo hướng giảm bớt tín chỉ đối với những môn học nặng lý thuyết, tăng tín chỉ cho
các môn thực hành. Đặc biệt sắp tới Bộ môn thành lập Hội đồng đánh giá đề cương chi
tiết môn học, thành viên nhà Khoa học được mời đánh giá bên cạnh là các GV trong Bộ
môn thì nên mời thêm thành viên bên ngoài. Cụ thể Bộ môn nên mời các kế toán nhiều
năm kinh nghiệm đang công tác tại các doanh nghiệp, hoặc GV có học hàm học vị cao
ở các trường ĐH khác, để việc đánh giá được khách quan hơn và nội dung môn học
được điều chỉnh sát với nhu cầu thực tiễn hơn. Khi đánh giá nên có sự đối chiếu giữa
các môn học chuyên ngành để loại bỏ nội dung có thể bị trùng lắp điển hình như: Kế
toán Chi phí với Kế toán Chi phí các doanh nghiệp đặc thù; Kế toán Quản trị với Kế
toán Chi phí, Kế toán Hành chính sự nghiệp với Kế toán Ngân sách…từng môn học nên
được xem xét giảm nội dung lý thuyết và tăng tình huống thực tế trong các môn học.
10
Bộ môn đang trong quá trình xây dựng phòng kế toán mô phỏng, nếu thành công
đây là một phương án tác giả cho rằng là rất hữu ích trong việc giúp sinh viên có cơ hội
được rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp nhiều hơn, điều mà ngay cả thực tập tại
các doanh nghiệp cũng không có. Tuy nhiên, khi mở phòng kế toán mô phỏng thì Bộ
môn cần xem xét: Thứ nhất, có nên gộp môn Tin học ứng dụng kế toán và môn Kế toán
Tài chính 3 hay không? Thứ hai, môn kế toán tài chính 3 thay vì học lý thuyết và sinh
viên thực hành bằng Word, excel thì có nên dạy và học tại phòng máy và thực hành trên
phần mềm kế toán?
Môn kế toán Mỹ nên thay thế bằng môn Kế toán quốc tế và đưa nội dung của
IFRS vào môn học này giới thiệu sơ lược cho sinh viên và lựa chọn các chuẩn mực gần
gũi nhất với các chuận mực hiện hành ở Việt Nam để giảng dạy trước. GV giảng dạy
môn Kế toán Mỹ có thể tham khảo tài liệu giảng dạy môn này của ĐH Kinh tế TP.HCM
và biên soạn lại cho phù hợp với năng lực của sinh viên Trường mình.
Thứ hai về đội ngũ giảng viên
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế việc đầu tiên là các
GV phải tự tìm tòi nghiên cứu và học hỏi. Bên cạnh đó về phía Nhà Trường cũng cần
tạo các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài
nước để có thể tổ chức nhiều hơn nữa các buổi giao lưu, tọa đàm, các hội thảo trong
nước và quốc tế về lĩnh vực kế toán tài chính. Qua các buổi tọa đàm, hội thảo đó sẽ giúp
các GV tích lũy thêm nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và nâng cao
trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt là liên quan đến vấn đề hội tụ VAS với IFRS, GV trong Bộ
môn rất cần được tổ chức tập huấn, trao đổi với các chuyên gia là các GV ở các trường
ĐH đầu ngành, hoặc các kế toán, kiểm toán viên tại các công ty lớn, các tổ chức nghề
nghiệp trong và ngoài nước để có định hướng rõ hơn trong việc đưa nội dung này vào
giảng dạy. Ngoài ra, hiện GV ngành kế toán còn thiếu, vì vậy Nhà Trường cần có chính
sách đãi ngộ tốt hơn với người có trình độ cao và có kinh nghiệm để tuyển dụng thêm
cũng như giữ chân được các GV ở lại yên tâm công tác.
Thứ ba về tài liệu giảng dạy
Bên cạnh việc lựa chọn tài liệu của đại học Kinh tế TP.HCM, Bộ môn cần đăng
ký với Thư Viện Trường bổ sung thêm các tài liệu chuyên ngành kế toán của các trường
khác nhằm đa dạng tài liệu phục vụ cho cả GV và sinh viên nghiên cứu. Đặc biệt là cần
bổ sung các tài liệu nước ngoài trong đó có IFRS, để một mặt rèn luyện kỹ năng dịch
tiếng anh mặt khác nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn cho giảng dạy
và nghiên cứu. Đặc biệt, trong bối cảnh VAS hội tụ với IFRS thì việc nghiên cứu kế
toán quốc tế nói chung và IFRS nói riêng là rất cần thiết. Việc bổ sung tài liệu có thể là
sách hoặc tài liệu file mềm, với thời đại công nghệ tiến tiến như hiện nay thì việc thu
thập tài liệu trên các webside là không quá khó. Các webside có đăng tải các tài liệu liên
quan đến kế toán nói chung và tài liệu liên quan đến IFRS nói riêng như webside của
các công ty Kiểm toán lớn nhóm Bigfour, Hiệp Hội Kế Toán Mỹ, Hội đồng Chuẩn mực
Kế toán Anh…

11
Thứ 4 về phương pháp giảng dạy và đánh giá
Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm cần được nghiêm túc xem
xét và áp dụng. Theo đó, kiến thức sẵn có trong giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy GV
có thể hướng dẫn dưới dạng các câu hỏi, hoặc sơ đồ tư duy, tóm tắt nội dung chính cần
nắm để sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu. Như vậy thời gian trên lớp chủ yếu GV nên
hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết đã tự chuẩn bị để vận dụng giải quyết
bài tập thực hành, ngoài ra đưa thêm các tình huống thực tế để sinh viên thảo luận, trình
bày, nhằm tăng khả năng tư duy và rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên như thuyết
trình, làm việc nhóm… Muốn vậy, trong việc sắp xếp lớp học Nhà Trường cần cho sinh
viên đăng ký khoảng 20 - 30 sinh viên/ nhóm. Bên cạnh đó nên phân loại theo học lực
sinh viên nhóm khá giỏi riêng, nhóm yếu và trung bình riêng, thì việc GV lựa chọn
phương pháp dạy cho từng nhóm đối tượng sẽ thuận lợi hơn. Đặc biệt, trong việc dạy
nội dung các môn chuyên ngành kế toán tài chính, các GV nên chú trọng giảng dạy kế
toán theo phương pháp dựa trên các nguyên tắc, tăng khả năng phán xét, suy luận bản
chất vấn đề, chú trọng các khái niệm cơ bản thay vì các quy định cụ thể. Có như vậy
sinh viên mới dần thích nghi với quy định mới của kế toán khi mà VAS hội tụ với IFRS.
Về phương pháp đánh giá sinh viên dựa trên nhiều điểm thành phần như hiện nay
các GV ngành kế toán đang thực hiện là rất hợp lý, tuy nhiên nội dung các bài đánh giá
cũng cần xem xét lại. Theo đó, nội dung các bài kiểm tra, thi nên giảm kiến thức dạng
vận dụng lý thuyết để làm và tăng kiến thức dạng tư duy, suy luận. Ngoài ra cũng cần
cân đối lại số bài kiểm tra đánh giá được sử dụng tài liệu và không sử dụng tài liệu làm
sao để đảm bảo vừa đánh giá được khả năng ghi nhớ, vận dụng đồng thời vừa kiểm tra
được khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên. Riêng các môn Kế toán tài chính trong
các bài kiểm tra và thi nên thay đổi theo hướng tăng hàm lượng kiến thức dạng suy luận
bản chất vấn đề và xét đoán nghề nghiệp và giảm các câu hỏi định khoản kế toán.
4. Kết luận
Như tác giả đã trình bày phần đặt vấn đề, VAS mới sẽ được bắt đầu có hiệu lực
từ 2022, thời gian là rất cận kề và gấp rút. Do đó, Các cơ sở đào tạo mà chủ yếu là các
trường đại học nơi đào tào ra các kế toán viên cần nhanh chóng nghiên cứu, triển khai
và đưa nội dung IFRS vào giảng dạy càng sớm càng tốt. Tuy nhiên đưa những nội dùng
nào, mức độ bao nhiêu, tiếp cận như thế nào? Thì mỗi trường cần nghiên cứu thiết kế để
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng. Các GV giảng dạy ngành kế toán tại trường ĐH
An Giang cũng cần nhanh chóng đưa ra giải pháp để có hướng giải quyết hợp lý nhất
trong việc đưa nội dung IFRS vào giảng dạy, để đáp ứng với nhu cầu trong giai đoạn
mới giai đoạn hội tụ VAS và IFRS./

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bộ môn Tài chính Kế toán, Khoa Kinh tế QTKD, ĐH An Giang, Báo cáo tổng kết năm
học 2018-2019.

12
Bộ Tài Chính (2019), Đề án “áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt
Nam”.
Bộ Tài Chính và Vụ Chế Độ Kế toán và Kiểm toán (2017), Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu
cầu cải cách kế toán trong giai đoạn mới”, NXB Lao Động.

13
NGHIÊN CỨU HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
ThS. Nguyễn Ngọc Thúy Sơn3
TS. Đặng Hùng Vũ4

TÓM TẮT
Bài viết này lược khảo một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản trị lợi nhuận.
Khái niệm quản trị lợi nhuận được trình bày cùng với phương pháp đo lường quản trị
lợi nhuận và những động cơ dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận. Tình hình nghiên cứu
về quản trị lợi nhuận trong và ngoài nước cũng sẽ được giới thiệu. Cuối cùng là một số
đề xuất nghiên cứu liên quan đền quản trị lợi nhuận được rút ra.
Từ khóa: Quản trị lợi nhuận, kế toán dồn tích, quản trị công ty.

Hành vi quản trị lợi nhuận


Quản trị lợi nhuận là hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị nhằm (1)
lừa dối những người có liên quan đến doanh nghiệp như cổ đông, cơ quan thuế, khách
hàng, nhân viên, hoặc (2) tác động đến kết quả của các hợp đồng được thể hiện qua
những số liệu kế toán (Healy & Wahlen, 1999). Theo định nghĩa này, có thể hiểu rằng
hành vi quản trị lợi nhuận là một hành vi không trong sáng của nhà quản trị xuất phát từ
quyết định vụ lợi cho nhà quản trị và/hoặc cho doanh nghiệp. Quản trị lợi nhuận thường
được phê phán là hành vi làm giảm tính minh bạch của báo cáo tài chính vì “làm mờ”
thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Vậy, có cách nhìn nhận nào khác về hành vi quản trị
lợi nhuận hay không?
Arya, Glover & Sunder (2003) cho rằng không nên hiểu đơn giản hành vi quản
trị lợi nhuận làm giảm tính minh bạch của báo cáo tài chính. Các tác giả đưa ra lập luận:
trong các doanh nghiệp có cấu trúc quản lý phân quyền thì mỗi người chỉ biết công việc
của mình; không ai biết mọi việc. Trong một môi trường làm việc như vậy, dòng lợi
nhuận được quản trị sẽ tốt hơn là một dòng lợi nhuận không được quản trị. Điều này
được ví như một chiếc xe chạy rất êm trên đường không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho
hành khách mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của người lái xe. Như vậy, hành vi quản
trị lợi nhuận có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh, mục đích khác nhau.
Quản trị lợi nhuận được mô tả bằng nhiều hành động (Ronen & Yaari, 2008). Đó
là: dàn xếp lợi nhuận (income smoothing), phù phép kế toán (accounting hocus-pocus/
accounting magic), quản trị báo cáo tài chính (financial statement management), trò chơi
với những con số (the numbers game), kế toán năng nổ (aggressive accounting) - sử
dụng những thủ thuật kế toán nhằm làm tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tái
thiết thu nhập doanh nghiệp (re-engineering the income statement), múa rối sổ sách

3
Giảng viên bộ môn Tài chính-Kế toán, Khoa Kinh tế-QTKD, Trường Đại học An Giang.
4
Trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh-Marketing, Khoa Kinh tế-QTKD, Trường Đại học An Giang.
14
(juggling the book), sử dụng thu nhập của tương lai (borrowing income from the future/
banking income for the future). Còn khá nhiều các từ ngữ để diễn tả hành động quản trị
lợi nhuận. Các từ ngữ này hầu như đều ám chỉ quản trị lợi nhuận là hành vi gian lận.
Tuy nhiên, cũng có một số học giả trong giới học thuật nhìn nhận hành vi quản
trị không phải là một hành vi gian lận. Lược khảo các nghiên cứu trước về quản trị lợi
nhuận, Ronen & Yaari (2008) tổng kết ba quan điểm xem xét hành vi quản trị lợi nhuận.
Quan điểm thứ nhất xem quản trị lợi nhuận là hành vi tận dụng sự linh hoạt trong việc
lựa chọn cách xử lý tình huống trong kế toán để cung cấp những thông tin liên quan đến
nhà quản trị trong dòng tiền tương lai. Trái với quan điểm này, quản trị lợi nhuận được
xem là hành vi sử dụng các thủ thuật để làm sai lệch hoặc làm giảm sự minh bạch của
báo cáo tài chính. Quan điểm thứ ba trung lập hơn, quan điểm này cho rằng quản trị lợi
nhuận là hành vi lựa chọn cách xử lý kế toán làm cho mọi người trở nên lạc quan nhằm
mục đích tối đa hóa lợi ịch của quản trị, cũng có thể để tăng hiệu quả kinh tế. Có thể
thấy rằng, đây là một hành vi xã hội của doanh nghiệp, cụ thể hơn là của nhà quản trị
doanh nghiệp mà việc phán xét đúng sai, chấp nhận được hay không phải được đặt vào
một tình huống cụ thể, trong một bối cảnh pháp luật cụ thể.
Đo lường quản trị lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận, còn được gọi là quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích (accrual-
based earnings management). Trong cơ sở lý thuyết về kế toán dồn tích, dồn tích được
các nhà nghiên cứu phân thành hai loại: dồn tích bình thường (normal accrual) và dồn
tích bất thường (abnormal accrual). Hai thuật ngữ tương đương, được dùng thay thế là
dồn tích không tự định (non- discretionary accruals - NDA) và dồn tích tự định
(discretionary accrual - DA). Sự “tự định” hay “bất thường” thể hiện ở chỗ nhà quản trị
vận dụng cơ sở dồn tích để tìm cơ hội thay đổi linh hoạt lợi nhuận của doanh nghiệp
(Dechow, 1994). Chính vì vậy, hành vi quản trị lợi nhuận có nguồn gốc từ sự vận dụng
cơ sở dồn tích để dàn xếp công bố lợi nhuận của các kỳ kế toán, được đo lường bằng
mức dồn tích tự định.
Có nhiều mô hình đo lường quản trị lợi nhuận bằng mức dồn tích tự định, phổ
biến nhất là mô hình của Jones (1991). Sau nghiên cứu này của Jones, nhiều nhà nghiên
cứu khác cũng điều chỉnh mô hình gốc, đưa ra các mô hình lượng hóa hành vi điều chỉnh
lợi nhuận như Dechow, Sloan & Sweeney (1995), Rangan (1998), Kothari, Leone &
Wasley (2005), Raman & Shahrur (2008). Bên cạnh đó, cũng có những mô hình sử dụng
tổng dồn tích để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận, tiêu biểu như mô hình của Healy
(1985) và DeAngelo (1986).
Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu sử dụng mô hình của Jones và các mô hình
hiệu chỉnh từ mô hình của Jones để đo lường quản trị lợi nhuận. Luận văn thạc sĩ của
Huỳnh Thị Vân (2012) và của Phan Thị Thùy Dương (2015), những nghiên cứu của
Nguyễn Anh Hiền & Phạm Thanh Trung (2015), Nguyễn Công Phương (2017), Nguyễn
Thị Phương Hồng (2017) vận dụng mô hình của Jones và các mô hình hiệu chỉnh nhận
diện hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam.

15
Một số nghiên cứu cho thấy mô hình của Jones và các mô hình hiệu chỉnh không
phù hợp để đo lường quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu của Islam, Ali & Ahmad (2011) tại
Bangladesh và khóa luận tốt nghiệp của Vũ Xuân Hoàng (2014) tại Việt Nam đều cho
thấy mô hình Jones và các mô hình Jones hiệu chỉnh không hiệu quả, không thích hợp
trong đo lường quản trị lợi nhuận. Trước đó, nghiên cứu của McNichols (2000) đã cho
thấy mô hình của Jones không phù hợp trong tất cả các bối cảnh nghiên cứu. Thay vào
đó, McNichols khuyến cáo rằng quản trị lợi nhuận nên được thực hiện trong bối cảnh
của ngành, tập trung vào dồn tích theo đặc thù của ngành.
Nguyên nhân quản trị lợi nhuận
Bảng 1 trình bày một số nghiên cứu về nguyên nhân của hành vi quản trị lợi
nhuận. Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy bên cạnh quản trị công ty (Bozec, 2008;
Swastika, 2013), đạo luật và các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán tài chính (Aono & Guan,
2008; Chao, Kelsey, Horng & Chiu, 2004; Leventis, Dimitropoulos & Anandarajan,
2011) là những nhân tố tác động đến quản trị lợi nhuận.
Ở Việt Nam, nhiều luận văn thạc sĩ gần đây nghiên cứu về quản trị lợi nhuận của
các doanh nghiệp niêm yết (Đào Thị Thúy Nga, 2017; Nguyễn Thị Toàn, 2016; Nguyễn
Vy Lê My, 2017). Các nghiên cứu này chỉ ra quản trị công ty và đặc điểm doanh nghiệp
cùng với kiểm toán có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu mới đây của Hoàng
Thị Việt Hà & Đặng Ngọc Hùng (2018) được thực hiện trên các doanh nghiệp niêm yết
của Việt Nam xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
doanh nghiệp như: báo cáo tài chính hợp nhất, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám
đốc, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đòn bẩy tài chính, phát hành cổ phiếu, quy mô
doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Xác định một mô hình thích hợp cho nghiên cứu quản trị lợi nhuận của doanh
nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp đại học của sinh viên Vũ Xuân
Hoàng (2014) chỉ ra rằng mô hình điều chỉnh của Jones không phù hợp để xác định quản
trị lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả
của một số nghiên cứu nước ngoài (Islam và cs., 2011; McNichols, 2000). Chính vì vậy,
các nghiên cứu tiếp theo cần lựa chọn một mô hình phù hợp để đo lường quản trị lợi
nhuận.
Cũng theo McNichols (2000) các mô hình đánh giá quản trị lợi nhuận cần đo
lường dồn tích theo đặc thù của ngành. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới đây của
Hoàng Thị Việt Hà & Đặng Ngọc Hùng (2018) đưa ra nhiều nhân tố tác động đến quản
trị lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Cần thêm những nghiên cứu
khác dành riêng cho từng ngành của Việt Nam, đi tìm những yếu tố đặc thù của ngành
liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, ví dụ như trong ngành ngân hàng (Nguyễn
Vy Lê My, 2017). Ngoài ra, cần có những nghiên cứu làm rõ lợi ích và tác hại của việc
điều chỉnh lợi nhuận. Những nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng dữ liệu định
tính hoặc kết hợp với dữ liệu định lượng.

16
Bảng 1: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
Bối cảnh Nhân tố ảnh hưởng
STT Tác giả Kết quả nghiên cứu
nghiên cứu
1 Chao và cs. Hoa Kỳ Hướng dẫn về Tiêu chuẩn Kế Quản trị lợi nhuận thông qua xác định giá trị tài sản thuế thu nhậu hoãn lại chịu ảnh
(2004) toán Tài chính (SFAS No. hưởng của một số nhân tố như biện pháp định giá chứng khoán, xác định hiệu quả hoạt
109) động phi tài chính. Xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại biến động trái chiều
với lợi nhuận.
2 Aono & Hoa Kỳ Đạo luật Sarbanes-Oxley Quản trị lợi nhuận xuất hiện sau 2 năm ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley nhưng giảm
Guan (2008) (2002) đáng kể sau đó.
3 Bozec (2008) Canada Cấu trúc sở hữu của doanh Sự tập trung bỏ phiếu (tỷ lệ quyền bỏ phiếu của nhà quản trị) và quyền được hưởng cổ
nghiệp tức tiền mặt của cổ phần ưu đãi (cash flow right) lớn làm gia tăng hành vi quản trị lợi
nhuận.
4 (Leventis và Ngân hàng Chuẩn mực báo cáo tài chính Các ngân hàng thương mại niêm yết ở Châu Âu có khuynh hướng quản trị lợi nhuận
cs. (2011)) thương mại quốc tế (International qua khoản dự phòng nợ khó đòi khi rơi vào tình trạng rủi ro: ngân hàng càng rủi ro
Châu Âu Financial Reporting thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, IFRS làm giảm tình trạng
Standards -IFRS) quản trị lợi nhuận của các giám đốc ngân hàng này.
5 Swastika Indonesia Quản trị công ty Hội đồng quản trị, chất lượng kiểm toán và quy mô của doanh nghiệp được cho là có
(2013) ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận.
6 Nguyễn Thị Hà Nội, Một số đặc điểm của doanh Quy mô, thời gian hoạt động, thời gian niêm yết, loại công ty kiểm toán và tính trì hoãn
Toàn (2016) Việt Nam nghiệp và công ty kiểm toán của báo cáo tài chính ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận.
7 Đào Thị TP. Hồ Chí Quản trị công ty đại chúng (1) Hội đồng quản trị có vai trò tích cực trong việc hạn chế hoạt động quản trị lợi nhuận;
Thúy Nga Minh, (2) Kiểm toán độc lập và ban kiểm soát của doanh nghiệp niêm yết chưa thể hiện được
(2017) Việt Nam vai trò giám sát, che chắn cho hoạt động quản trị lợi nhuận;
(3) Có sự tương quan dương giữa quy mô công ty, yếu tố sở hữu nước ngoài với mức
độ quản trị lợi nhuận.
8 Nguyễn Vy Ngân hàng Uy tín của công ty kiểm toán Uy tín của công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận và dự phòng
Lê My TMCP, rủi ro là công cụ hàng đầu để các ngân hàng thực hiện quản trị lợi nhuận
(2017) Việt Nam
9 Hoàng Thị Việt Nam Quản trị công ty và đặc điểm Báo cáo tài chính hợp nhất, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, hiệu quả
Việt Hà & doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đòn bẩy tài chính, phát hành cổ phiếu có ảnh hưởng thuận chiều
Đặng Ngọc đến quản trị lợi nhuận dồn tích;
Hùng (2018) Quy mô và chất lượng kiểm toán có quan hệ ngược chiều với quản trị lợi nhuận dồn
tích.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aono, June Y, & Guan, Liming. (2008). The impact of Sarbanes-Oxley Act on cosmetic
earnings management. Research in Accounting Regulation, 20, 205-215.
Arya, Anil, Glover, Jonathan C, & Sunder, Shyam. (2003). Are unmanaged earnings
always better for shareholders? Accounting horizons, 17, 111-116.
Bozec, Yves. (2008). Ownership concentration, separation of voting rights from cash
flow rights, and earnings management: an empirical study in Canada. Canadian Journal
of Administrative Sciences/Revue Canadienne des Sciences de l'Administration, 25 (1),
i-xv.
Chao, Chia-Ling, Kelsey, Richard L, Horng, Shwu-Min, & Chiu, Chui-Yu. (2004).
Evidence of earnings management from the measurement of the deferred tax allowance
account. The Engineering Economist, 49 (1), 63-93.
Đào Thị Thúy Nga. (2017). Vai trò của quản trị công ty đại chúng trong việc kiểm soát
hoạt động quản trị lợi nhuận của công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp.
HCM.
DeAngelo, Linda Elizabeth. (1986). Accounting numbers as market valuation
substitutes: A study of management buyouts of public stockholders. The Accounting
Review, 61 (3), 400.
Dechow, Patricia M. (1994). Accounting earnings and cash flows as measures of firm
performance: The role of accounting accruals. Journal of accounting and economics, 18
(1), 3-42.
Dechow, Patricia M, Sloan, Richard G, & Sweeney, Amy P. (1995). Detecting earnings
management. Accounting review, 193-225.
Healy, Paul M. (1985). The effect of bonus schemes on accounting decisions. Journal
of accounting and economics, 7 (1-3), 85-107.
Healy, Paul M, & Wahlen, James M. (1999). A review of the earnings management
literature and its implications for standard setting. Accounting horizons, 13(4), 365-383.
Hoàng Thị Việt Hà, & Đặng Ngọc Hùng. (2018). Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi
nhuận: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (Vol. 46).
Huỳnh Thị Vân. (2012). Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần
trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Islam, Md Aminul, Ali, Ruhani, & Ahmad, Zamri. (2011). Is modified Jones model
effective in detecting earnings management? Evidence from a developing economy.
International Journal of Economics and Finance, 3 (2), 116-125.
Jones, Jennifer J. (1991). Earnings management during import relief investigations.
Journal of accounting research, 29 (2), 193-228.

18
Kothari, Sagar P, Leone, Andrew J, & Wasley, Charles E. (2005). Performance matched
discretionary accrual measures. Journal of accounting and economics, 39 (1), 163-197.
Leventis, Stergios, Dimitropoulos, Panagiotis E, & Anandarajan, Asokan. (2011). Loan
loss provisions, earnings management and capital management under IFRS: The case of
EU commercial banks. Journal of Financial Services Research, 40 (1-2), 103-122.
McNichols, Maureen F. (2000). Research design issues in earnings management studies.
Journal of accounting and public policy, 19 (4-5), 313-345.
Nguyễn Anh Hiền, & Phạm Thanh Trung. (2015). Kiểm định và nhận diện mô hình
nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ, 18 (3Q), 07-17.
Nguyễn Công Phương. (2017). Áp dụng mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo:
Nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ
phiếu. Tạp chí Phát triển Kinh tế (JED, Vol. 28 (3)), 32-49.
Nguyễn Thị Phương Hồng. (2017). Phân tích thực trạng mức quản trị lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình Jones điều chỉnh.
Nguyễn Thị Toàn. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận-Nghiên
cứu tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Nguyễn Vy Lê My. (2017). Tác động của uy tín công ty kiểm toán đến quản trị lợi nhuận
(Earnings management) tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Phan Thị Thùy Dương. (2015). Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi
nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013.
Raman, Kartik, & Shahrur, Husayn. (2008). Relationship-specific investments and
earnings management: Evidence on corporate suppliers and customers. The Accounting
Review, 83(4), 1041-1081.
Rangan, Srinivasan. (1998). Earnings management and the performance of seasoned
equity offerings. Journal of Financial Economics, 50 (1), 101-122.
Ronen, Joshua, & Yaari, Varda. (2008). The Management Earnings Management (pp.
57-112): Springer.
Swastika, Dwi Lusi Tyasing. (2013). Corporate governance, firm size, and earning
management: Evidence in Indonesia stock exchange. Journal of Business and
Management, 10 (4), 77-82.
Vũ Xuân Hoàng. (2014). Is modified Jones model effective in detecting earnings
management? Evidence from IPO company on HOSE. International University HCMC,
Vietnam.

19
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO VIỆC
LÀM SAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy5

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm thì Ngành Kế toán – Kiểm toán dù nguồn
cung cao, tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng cao, câu hỏi đặt ra là tại
sao lại có nghịch lý như vậy. Lý giải về hiện tượng thất nghiệp, thừa số lượng nhưng
thiếu chất lượng, theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho
bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng
tiếp cận ngay được với công việc kế toán thực sự. Những sinh viên tốt nghiệp từ các
trường được trang bị rất tốt về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không
được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp thì lại
muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi
phí và thời gian đào tạo.
Công việc của 1 kế toán viên thật sự ở doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hạch
toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán mà còn
phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác. Nhưng chính luật thuế
và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán thì những sinh viên mới
ra trường lại nắm chưa thật chắc và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có
lợi nhất cho phía doanh nghiệp.
Từ thực trạng trên để khắc phục tình trạng nhu cầu tuyển dụng cao mà tình trạng
thất nghiệp cũng cao thì sinh viên ngành kế toán cần trang bị những kỹ năng cần thiết
nào để ra trường đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, không phải bị “đào tạo lại”. Đồng
thời cần có những giải pháp nào để nâng cao các kỹ năng cần thiết cho việc làm của sinh
viên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp.
2. CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
Theo Viện kế toán Đức Minh đã tổng hợp 10 kỹ năng cần có của một nhân
viên kế toán, đó là: Năng lực chuyên môn; Kỹ năng tin học văn phòng; Kỹ năng ngoại
ngữ, tiếng Anh chuyên ngành Kế toán; Trung thực và cẩn thận; Đạo đức nghề nghiệp;
Kỹ năng phân tích, quan sát tổng hợp; Năng động và sáng tạo trong công việc; Kỹ năng
giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp, khéo léo; Khả năng chịu được áp lực công việc và Kỹ
năng sắp xếp, quản lý thời gian.
Theo tác giả Đỗ Thị Vân Dung có 5 kỹ năng cần có của một nhân viên kế
toán, đó là: kiến thức chuyên môn; Kỹ năng tin học văn phòng và ngoại ngữ; Trung
thực và cẩn thận; Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và kỹ năng mềm.

5
Giảng viên bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
20
Theo kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy:
Tác giả thu 115 quan sát trên tổng số 216 sinh viên Kế toán chính quy tốt nghiệp
từ năm 2015 đến tháng 6/2017 của Trường Đại học An Giang, số quan sát đạt tỷ lệ
53,24% với tổng thể, vì vậy số mẫu phân bố vào các khóa cũng đạt tỷ lệ từ 50% - 53%
so với sinh viên tốt nghiệp của mỗi khóa.
Tác giả xác định sự phù hợp của các biến kỹ năng đưa vào mô hình qua đánh giá
độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha). Kết quả kiểm định có hệ số Cronbach’s Alpha
= 0,78 > 0,6, nghĩa là bộ thang đo được sử dụng trong mô hình được chấp nhận. Tiếp
tục xét đến hệ số tương quan biến tổng của 23 biến kỹ năng được chọn để phân tích nhân
tố thì trong tổng số 23 biến trong mô hình, có một biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3
nên bị loại, do đó tác giả tiếp tục sử dụng 22 biến còn lại đã chọn trong mô hình để tiến
hành phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tìm ra được nhóm kỹ năng
cần thiết của sinh viên ngành Kế toán.
Các nhóm nhân tố kỹ năng cần thiết của sinh viên ngành Kế toán: từ kết quả ma
trận xoay các nhân tố, các tiêu chí kỹ năng được gom thành 4 nhóm với hệ số điểm nhân
tố và đặt tên lại như Bảng 1.

Bảng 1: Các tiêu chí kỹ năng trong mô hình nghiên cứu được xếp thành nhóm nhân
tố

21
Kết quả phân tích EFA thang đo kỹ năng
Biến quan Nhân tố
sát 1 2 3 4
F1 Kỹ năng chuyên môn
X10 Kỹ năng ghi sổ kế toán 0.840
X11 Kỹ năng làm Báo cáo thuế 0.751
X9 Kỹ năng lập chứng từ 0.733
X2 Kỹ năng nhận định nghiệp vụ thực tế 0.730
X1 Kỹ năng quan sát nghiệp vụ thực tế 0.712
X12 Kỹ năng lập, đọc, hiểu BCTC 0.667
F2 Kỹ năng giao tiếp và thích ứng
X19 Kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian làm việc 0.803
X23 Kỹ năng lắng nghe, làm chủ cảm xúc 0.713
X21 Kỹ năng giao tiếp, trao đổi với KH, đồng nghiệp 0.662
X14 Kỹ năng ngoại ngữ trong công việc 0.646
X22 Kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp 0.616
X18 Kỹ năng hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp 0.562
F3 Kỹ năng ứng dụng tin học
X5 Kỹ năng máy tính trong công việc 0.704
X8 Kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng 0.699
X6 Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán 0.605
Kỹ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức nghề
X17 0.602
nghiệp
X7 Kỹ năng vận dụng thương mại điện tử trong công việc 0.547
F4 Kỹ năng lãnh đạo
X4 Kỹ năng phân tích thông tin, dữ liệu 0.682
X3 Kỹ năng tổng hợp thông tin, dữ liệu 0.627
X15 Kỹ năng tự học, tự tìm hiểu các vấn đề liên quan công việc 0.601
X13 Kỹ năng giải quyết vấn đề 0.582
X16 Kỹ năng vận dụng chính sách pháp luật 0.532
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 12/2018
Ảnh hưởng của các kỹ năng đến việc làm của sinh viên ngành Kế toán sau khi
tốt nghiệp: tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ
thuộc là khả năng có được việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp và biến độc lập là các
nhóm nhân tố kỹ năng F vừa tìm được.

22
Bảng 2: Ảnh hưởng của các nhóm nhân tố kỹ năng đến khả năng có việc làm của
SVKT
Kết quả hồi quy Binary Logistic
Hệ số B Mức ý
Biến độc lập
nghĩa
Nhân tố 1 0,290 0,002(***)
Nhân tố 2 -0,184 0,595(ns)
Nhân tố 3 0,034 0,045(**)
Nhân tố 4 0,277 0,065(*)
Dân tộc -1,245 0,999(ns)
Gới tính 0,815 0,288(ns)
Xếp loại tốt nghiệp 1,752 0,018(**)
Hệ số chi square sig 0,000
-2Log Likelihood 59,212
Nagelkerke Pseudo-R2 0,164
Cox & Snell R2 0,073
Khả năng dự báo chính xác 91,3%
Dấu * mức ý nghĩa quan sát (Sig): ***, ** và * tương ứng cho ý nghĩa ở các mức
1%, 5% và 10%. (ns) là không có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 12/2018
Xét tác động của từng nhóm nhân tố, ta thấy ba nhóm kỹ năng, F1: Kỹ năng
chuyên môn; F3: Kỹ năng ứng dụng tin học; F4: Kỹ năng lãnh đạo có mức ý nghĩa
Sig.=0,00 cho thấy 3 nhóm nhân tố này có tác động mạnh nhất, có ý nghĩa nhất đến khả
năng tìm được việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, trong khi nhóm nhân tố F3: Kỹ
năng giao tiếp và thích ứng lại không có ý nghĩa tác động đến mô hình, điều này không
có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng đến khả năng có được việc làm. Kết quả này cho thấy
đối với một cử nhân kế toán thì 3 kỹ năng là chuyên môn, ứng dụng tin học và lãnh đạo
là quan trọng và quyết định, còn kỹ năng giao tiếp và thích ứng chỉ hỗ trợ cho một cử
nhân kế toán nhanh thích ứng với môi trường làm việc và giảm áp lực trong công việc.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO VIỆC LÀM
SAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả đề ra một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng
cao kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Kế toán như sau:
a) Nâng cao trình độ chuyên môn
Sinh viên cần nắm vững kiến thức chuyên môn cơ bản nhất của chuyên ngành kế
toán trong môn Nguyên lý kế toán. Sau đó, khi bước vào chuyên ngành các sinh viên
cần phải nắm vững kiến thức các môn Kế toán tài chính: các nghiệp vụ kế toán phát
sinh, cách lập chứng từ, cách tính giá các đối tượng kế toán, quá trình hạch toán và ghi
sổ kế toán. Cuối cùng là lập được bộ báo cáo tài chính.
Tiếp theo là các kiến thức chuyên môn về kế toán chi phí và kế toán quản trị cần
củng cố. Đó chính là phân loại, xem xét và phân tích tình hình biến động của từng loại
23
chi phí trong từng giai đoạn. Đó là phương pháp tính, ước lượng giá thành sản phẩm,
hay còn gọi là kiến thức kế toán giá thành. Các phương pháp kế toán chi phí và phương
pháp định giá cũng có sự khác biệt nhau, và cũng đa dạng về cách tính. Sinh viên cần
nắm rõ các thông tin chuyên môn này mới có thể giảm bớt nhiều sơ suất trong hoạt động
hành nghề.
Nắm vững và không ngừng cập nhật các kiến thức về thuế, biết cách khai báo
thuế, vận dụng đúng và linh hoạt các quy định trong các chế độ, chính sách về kế toán
và thuế.
Ngoài việc trang bị các kiến thức chuyên môn, khi ra trường nhân viên kế toán
cần có chứng chỉ hành nghề kế toán vì theo quy định của Luật Kế toán Việt Nam thì một
cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề kế toán do nhà
nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp. Để trở thành một nhân viên kế toán chuyên
nghiệp sinh viên cần có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Đây là điều dễ hiểu và cũng
dễ dàng nhìn thấy thông qua tấm bằng mà sinh viên cầm trên tay. Trải qua quá trình học
tập, rèn luyện sinh viên sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý
báu giúp ích cho công việc.
b) Nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học
Ngoài những kiến thức chuyên môn trên, các sinh viên kế toán cũng cần thành thạo
kỹ năng ứng dụng tin học như: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn
phòng như Excel để tính toán số liệu, Power point để thuyết trình, Word để làm báo cáo,
thống kê định kỳ. Ngoài ra sinh viên kế toán còn phải thành thạo mạng xã hội để giao
tiếp, làm việc với các đối tác, đặc biệt hơn là phải sử dụng thông thạo các phần mềm
chuyên dụng kế toán. Muốn được như vậy thì mỗi sinh viên kế toán cần đạt chứng chỉ
tin học công nghệ thông tin cơ bản, học tốt môn thực hành kế toán, nắm vững nguyên
tắc vận hành và cách sử dụng một vài phần mềm kế toán thông qua quá trình học tại
trường và thời gian thực tập tại đơn vị.
c) Nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tiếng Anh chuyên ngành Kế toán
Bên cạnh 2 kỹ năng trên, sinh viên kế toán còn phải thông thạo ngoại ngữ đặc biệt
là phải hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành kinh tế, kế toán, văn phòng. Điều này là
yêu cầu bắt buộc nếu sinh viên làm việc ở các công ty liên doanh hoặc những công ty
có quan hệ làm ăn với nước ngoài. Nghề kế toán liên quan chặt chẽ đến các điều luật về
kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Khi đó, nhân viên kế toán sẽ phải tìm hiểu thật
tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của nước đối tác cũng như tự nâng cao vốn ngoại
ngữ của mình.
Tiếng Anh chuyên ngành kế toán là một kỹ năng khá quan trọng trong công việc
nếu sinh viên muốn trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp. Bạn sẽ tự tin hơn
trong công việc nếu như có tiếng Anh. Nó có thể giúp bạn tự tin hơn khi làm việc với
người nước ngoài, có thể giúp bạn chủ động hơn khi đọc các báo cáo tài chính hay những

24
tài liệu kế toán bằng tiếng anh. Có tiếng Anh trong tay là một yếu tố giúp sinh viên kế
toán thành công hơn trên con đường sự nghiệp.
Vì vậy để học tốt tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành thì sinh viên cần
rèn luyện các kỹ năng sau:
- Đầu tiên cần phải xác định rõ mục tiêu học tập của mình để lấy đó làm động lực
cho sinh viên phấn đấu, kiên trì học tập tiếng Anh, vững vàng khi cảm thấy chán nản và
muốn bỏ cuộc.
- Sau đó cần rèn luyện kỹ năng nghe, cả nghe thụ động và nghe chủ động; học từ
vựng hàng ngày; rèn luyện kỹ năng nói và luyện đọc, luyện viết.
d) Nâng cao kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu
Công việc kế toán ngoài việc tổ chức lập báo cáo kế toán của đơn vị, để đáp ứng
nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng, tổ chức công tác kế toán trong doanh
nghiệp cần phải thực hiện việc phân tích thông tin kế toán. Để phân tích thông tin của
kế toán, đơn vị có thể lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp. Thực tế, các đơn vị
thường sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích nhân tố, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích chi tiết,…
Bên cạnh đó công việc kế toán luôn phải tiếp xúc với những con số, cụ thể như: thu
thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo, thu chi,… Những việc này đòi hỏi nhân viên kế
toán phải có khả năng quan sát tình hình thực tế, nhận định những sự việc phát sinh, để
từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách kịp thời và chính xác.
Chính vì vậy, đòi hỏi sinh viên kế toán cần nắm vững kiến thức của một số môn học
như phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính, kế toán quản trị. Vận dụng kiến
thức của các môn học này kế toán tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài
chính, kinh doanh của công ty. Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo
gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh
phát triển kinh doanh. Ngoài ra, kế toán còn tổ chức công tác phân tích việc thực hiện
chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá.
e) Nâng cao kỹ năng vận dụng chính sách pháp luật về kế toán và thuế
Kể từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo định hướng kinh tế thị
trường, nhất là trong những năm gần đây thì chính sách thuế và hệ thống kế toán Việt
Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với cơ chế quản lý mới
và hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Cùng với xu thế này, sự
khác biệt giữa chính sách thuế và hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán đã xuất hiện và
ngày càng trở nên rõ ràng. Sự khác biệt giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán Việt
Nam còn trở nên sâu sắc hơn, khi hệ thống kế toán tiếp tục hội nhập sâu hơn với thông
lệ kế toán quốc tế. Thực tế này sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý của các cơ
quan chức năng cũng như việc chấp hành chế độ chính sách tại các doanh nghiệp.

25
Chính từ thực tế trên, sinh viên kế toán cần chuẩn bị kiến thức vững chắc về các chế
độ, chính sách của thuế bên cạnh việc nắm vững những chế độ, chính sách, thông tư về
kế toán. Trong công việc thì nhân viên kế toán phải không ngừng cập nhật những thay
đổi trong các Luật, Nghị định, Thông tư, Công văn, Văn bản hướng dẫn về kế toán và
thuế, cần kiên trì đọc, hiểu đúng những quy định trong văn bản (chủ yếu là thuế) để làm
đúng cả quy định của kế toán và thuế.
4. KẾT LUẬN
Kế toán là một trong những nghề khó, người làm kế toán đòi hỏi phải rèn luyện
và trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thì mới có thể thích ứng, hoàn thành được với công
việc được giao. Hiện nay, nhiều sinh viên kế toán ra trường khó có thể xin được việc
ngay, bởi trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của họ chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu
cầu mà doanh nghiệp đưa ra. Vì vậy, việc tự trang bị những kỹ năng cần thiết giúp các
sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng công việc tại doanh
nghiệp.
Với ngành nghề nào cũng vậy, kỹ năng là yếu tố vô cùng quan trọng. Có được
những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc sẽ giúp sinh viên kế toán thành công trong lĩnh
vực của mình. Cho dù là sinh viên đang theo đuổi nghề kế toán hay đang là nhân viên
kế toán thì việc rèn luyện và nâng cao các kỹ năng trên sẽ giúp mỗi người thành công
trong công việc kế toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=340:k-nang-c-n-
thi-t-cho-sinh-vien-nganh-k-toan-chu-n-b-ra-tru-ng&catid=79&Itemid=435
https://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2962/10-ky-nang-can-co-cua-mot-nhan-vien-
ke-toan.html
Nguyễn Thị Thanh Thủy.(2019). Các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt
nghiệp của sinh viên ngành Kế toán – Trường Đại học An Giang. Tạp chí kế toán – kiểm
toán.

26
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ
TOÁN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
ThS. Châu Hồng Phương Thảo6

TÓM TẮT
Kế toán là một trong những nghề chịu ảnh hưởng lớn nhất từ xu thế toàn cầu
hóa, điều này đặt ra nhiều yêu cầu cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán về mặt kiến
thức và kỹ năng khi tham gia vào thị trường lao động. Vì vậy, trường Đại học An Giang
cần xem lại chương trình đào tạo (CTĐT) Kế toán để có hướng thay đổi thích hợp, đảm
bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong xu thế hội
nhập, đây cũng là yếu tố góp phần nâng cao tính cạnh tranh của trường trong công tác
tuyển sinh. Trên cơ sở đánh giá CTĐT Kế toán đang áp dụng và so sánh với các trường
đại học khác, bài viết đề xuất một số kiến nghị về việc thay đổi CTĐT Kế toán của trường
trong thời gian sắp tới.
1. Sự cần thiết phải thay đổi chương trình đào tạo ngành Kế toán
Kế toán là một trong những ngành được đào tạo tại trường Đại học (ĐH) An
Giang từ khi trường mới thành lập, ngành được quản lý chuyên môn bởi Bộ môn Tài
chính – Kế toán, Khoa Kinh tế - QTKD. Bắt đầu từ khóa 1, niên khóa 2000 – 2004,
trường tuyển sinh với tên ngành Kế toán doanh nghiệp, số lượng 50 sinh viên. Đến năm
học 2018 - 2019, trường đã tuyển sinh được 19 khóa đào tạo hệ đại học, với số lượng
tuyển hàng năm trong khoảng 100 đến 150 sinh viên, ngoài ra, từ năm học 2016 – 2017
trường còn tuyển sinh hệ cao đẳng với chỉ tiêu 40 sinh viên mỗi năm và đào tạo theo
loại hình giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trường cũng tuyển sinh đào tạo hệ giáo
dục thường thường xuyên, dành cho các ứng viên vừa làm, vừa học. Hiện nay, tổng số
sinh viên ngành Kế toán là 513 sinh viên (Khoa Kinh tế - QTKD, trường ĐH An Giang,
2019), kể từ năm học 2009 – 2010 trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ (TC),
trong suốt thời gian đào tạo Khoa đã quan tâm đến việc cập nhật, thay đổi CTĐT nhằm
đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đáp ứng
được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Hàng năm, trường có triển khai lấy ý kiến
của giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, các ý kiến phản hồi này là cơ
sở để Khoa xem xét bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện CTĐT.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng vận dụng các chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS), vào tháng 3/2019, Bộ Tài chính đã công bố đề án “Áp dụng
IFRS vào Việt Nam”. Điều này đặt ra yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp đào
tạo ngành Kế toán của các trường ĐH, cao đẳng của Việt Nam, trường ĐH An Giang
cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong thời gian sắp tới, CTĐT ngành Kế toán của
ĐH An Giang cần phải được tiếp tục được xem xét đổi mới, từng bước tiệm cận với

6 Giảng viên Bộ môn Tài chính-Kế toán, Khoa Kinh tế-QTKD, Trường Đại học An Giang.
27
CTĐT của các trường có bề dày kinh nghiệm, uy tín về đào tạo Kế toán và đáp ứng yêu
cầu công việc của nghề nghiệp Kế toán trong xu thế hội nhập. Hơn nữa, việc thay đổi
CTĐT còn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sinh
viên đầu ra, tăng khả năng cạnh tranh trong công tác tuyển sinh với các trường trong
khu vực.
2. So sánh CTĐT ngành Kế toán của trường ĐHAG với các trường đại học
Để có cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện CTĐT, ngoài công tác tự đánh giá, thu thập ý
kiến phản hồi từ các bên liên quan thì việc so sánh CTĐT với các trường ĐH trong khu
vực là rất cần thiết. Thông qua việc so sánh CTĐT tạo với các trường khác có thể nhìn
nhận lại những ưu, khuyết điểm của CTĐT trường đang áp dụng, mặt khác có thể xem
CTĐT của các trường như là một kênh thông tin tham khảo để định hướng thay đổi
CTĐT cho phù hợp. Trong phạm vi bài viết, CTĐT ngành Kế toán của trường ĐH An
Giang sẽ được so sánh với trường ĐH Đồng Tháp, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí
Minh và ĐH Văn Lang.
Trong các trường được chọn để so sánh chương trình đào tạo, ĐH Đồng Tháp và
ĐH Cần Thơ là hai trường cùng khu vực trong phạm vi gần, cạnh tranh trực tiếp với ĐH
An Giang trong công tác tuyển sinh, hơn nữa ĐH Cần Thơ là trường có bề dày kinh
nghiệm đào tạo (không chỉ riêng ngành Kế toán) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở khu vực phía Nam, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh là trường dẫn đầu về chất lượng đào
tạo ngành Kế toán với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, là các nhà khoa học có uy tín
trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, đây cũng là thế mạnh của trường, ứng viên tốt
nghiệp ngành Kế toán tại trường là một phần minh chứng tốt về khả năng tiếp cận công
việc trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc đào tạo ngành Kế toán, Kiểm toán ở bậc
đại học, Đại học Kinh tế TP HCM còn tuyển sinh đào tạo bậc cao học và là một trong
hai trường Đại học ở khu vực phía Nam tuyển sinh đào tạo bậc tiến sĩ ngành Kế toán.
Đại học Văn Lang là trường đại học ngoài công lập, thuộc loại hình tư thục, đào tạo đa
ngành và một trong những ngành đào tạo thuộc thế mạnh của trường là ngành Kế toán,
ưu điểm trong công tác đào tạo Kế toán của trường là tổ chức phòng mô phỏng Kế toán,
sinh viên năm cuối có thể thực hiện tất cả các thao tác, công việc của một nhân viên Kế
toán thực thụ, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn ngay trong
thời gian còn học tại trường.
So sánh CTĐT Kế toán của trường ĐH An Giang với bốn trường nêu trên trên
nhằm có sự nhìn nhận khách quan về điểm mạnh, điểm yếu được xem xét trên nhiều
khía cạnh về CTĐT mà ĐH An Giang đang áp dụng. Nội dung so sánh tập trung vào
các vấn đề chính: khối lượng kiến thức tính theo số TC, các học phần chuyên ngành,
tiếng Anh và thực tập tốt nghiệp. Ngoài ra, bài viết sẽ xem xét thêm sự khác biệt về các
học phần tự chọn giữa các trường cũng như những điểm nổi bật trong CTĐT của từng
trường.
Kết quả so sánh CTĐT Kế toán của Đại học An Giang với các trường khác có
những điểm nổi bật như sau: (xem bảng 1)
28
Về thời gian đào tạo: các trường đều thiết kế CTĐT với thời gian đào tạo 4 năm, tuy
nhiên, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học miễn là tích lũy đủ số TC của các học phần
theo qui định.
Về khối lượng kiến thức: Tổng số TC trong CTĐT được phân bổ vào khối kiến thức
chuyên ngành cao hơn so với khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành. So với các trường
còn lại, CTĐT của ĐH An Giang có số tín chỉ thấp nhất, gồm 122 TC, trong đó, kiến
thức đại cương và cơ sở ngành 43 TC, kiến thức chuyên ngành 79 TC.
Về các học phần chuyên ngành:
a. Kế toán tài chính: học phần Kế toán tài chính được phân thành nhiều phần, mỗi
phần từ 2 đến 3 TC, số TC dành cho học phần này trong CTĐT của trường ĐH An Giang
là cao nhất, 12 TC chia đều cho 4 phần. ĐH Đồng Tháp, ĐH Cần Thơ và ĐH Kinh tế
TP HCM là 9 TC, riêng ĐH Văn Lang là 10 TC.
b. Kế toán quản trị: đối với học phần này thì CTĐT của ĐH An Giang và ĐH Kinh
tế TP HCM có sự tương đồng, đều thiết kế 3 TC, các trường còn lại chia học phần này
thành 2 phần gồm 6 TC, riêng ĐH Văn Lang là 4 TC.
c. Kế toán chi phí: ngoài trường ĐH Văn Lang thì các trường còn lại đều có thiết
kế học phần Kế toán chi phí trong CTĐT.
d. Kiểm toán: các trường đều thiết kế học phần này thành hai phần gồm 5 hoặc 6
TC, trong khi CTĐT của ĐH An Giang chỉ có 3 TC.
e. Hệ thống thông tin kế toán (HTTT Kế toán): điểm nổi bật khi so sánh CTĐT giữa
các trường là trường ĐH Kinh tế dành đến 9 TC cho học phần này và chia thành 3 phần.
f. Thực hành kế toán: các trường thiết kế chia thành 2 học phần, gồm Tổ chức thực
hiện công tác kế toán và Ứng dụng phần mềm trong kế toán. Trong CTĐT của ĐH An
Giang thì học phần Kế toán tài chính 3 giảng dạy nội dung dung của tổ chức công tác
kế toán, học phần Thực hành kế toán (trên phần mềm là 3 TC)
g. Kế toán công: ngoài ĐH Văn Lang, các trường còn lại đều giảng học phần này.
h. Phân tích hoạt động kinh doanh: ngoại trừ ĐH Văn Lang, các trường còn lại dạy
học phần này 3 TC.
i. Luật Kế toán: học phần này được thiết kế trong CTĐT của 3 trường, riêng ĐH
Kinh tế TPHCM và ĐH học Văn Lang không dạy học phần này.
Về các học phần Tiếng Anh:
Khối lượng kiến thức về ngoại ngữ có điểm khác biệt lớn giữa CTĐT của ĐH An
Giang với các trường còn lại, chỉ 5 TC so với trường ĐH Văn Lang có số TC ngoại ngữ
cao nhất, 22 TC.
Thực tập tốt nghiệp:
So với các trường còn lại, số TC của học phần này trong CTĐT của ĐH An Giang
là cao nhất, 15 TC.
29
Ngoài các nội dung so sánh đã được trình bày ở trên, CTĐT ngành Kế toán của
ĐH An Giang có điểm tương đồng với các trường còn lại khi xét về các học phần thuộc
khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành, tuy nhiên có sự khác biệt về việc sắp xếp các
học phần theo từng học kỳ và qui định học phần bắt buộc và tự chọn.

30
Bảng 1: So sánh CTĐT Kế toán của các trường đại học
Nội dung so sánh ĐH An Giang ĐH Đồng Tháp ĐH Cần Thơ ĐH Kinh tế TPHCM ĐH Văn Lang
Thời gian đào tạo 4 năm 4 năm 4 năm 4 năm 4 năm

Khối lượng kiến 122 TC 131 TC 140 TC 125 TC 128 TC


thức
Khối lượng kiến 43 TC 32 TC 68 TC 61 TC 35 TC
thức đại cương và
cơ sở ngành
Khối lượng kiến 79 TC 99 TC 72 TC 64 TC 93 TC
thức chuyên ngành
Các học phần
chuyên ngành:
- Kế toán tài chính Kế toán tài chính 1, 2, 3, Kế toán tài chính 1, 2 Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 1, 2, 3 Kế toán tài chính 1, 2,
4 (12 TC) (6 TC), Kế toán và khai 2, 3 (9 TC) (9 TC) 3, 4 (8 TC), Kế toán tài
báo thuế (3 TC) chính quốc tế (F3
ACCA)
- Kế toán quản trị Kế toán quản trị (3 TC) Kế toán quản trị 1, 2 (6 Kế toán quản trị 1, 2 Kế toán quản trị (3 TC) Kế toán quản trị (F2-
TC) (6 TC) ACCA), Kế toán quản
trị 3 (4 TC)
- Kế toán chi phí Kế toán chi phí (3 TC) Kế toán chi phí (3 TC) Kế toán chi phí (2 Kế toán chi phí (3 TC) Không có học phần Kế
TC) toán chi phí
- Kiểm toán Kiểm toán (3 TC) Kiểm toán 1, 2 (6TC) Kiểm toán 1, 2 Kiểm toán 1, 2 (6TC) Kiểm toán 1, 2 (5TC)
(6TC)
- HTTT kế toán HTTT kế toán (3 TC) HTTT kế toán (3 TC) HTTT kế toán 1, 2 (5 HTTT kế toán 1, 2, 3 (9 HTTT kế toán (2 TC)
TC) TC)
- Thực hành kế toán Thực hành kế toán (3 Tổ chức thực hiện công Tổ chức thực hiện Tổ chức công tác kế Sổ sách kế toán (2 TC)
TC) tác kế toán (3 TC) công tác Kế toán (3 toán doanh nghiệp (2 Ứng dụng phần mềm
Thực hành kế toán ảo TC) TC) trong kế toán (3 TC)
(3 TC) Ứng dụng phần mềm
trong kế toán (3TC)

31
- Kế toán công Kế toán đơn vị hành Kế toán hành chính sự Kế toán hành chính Kế toán công (2 TC) Không có
chính sự nghiệp (2 TC) nghiệp (3 TC) sự nghiệp (3 TC)
Kế toán ngân sách và
kho bạc (2 TC)
- Phân tích hoạt Phân tích hoạt động Phân tích hoạt động Phân tích hoạt động Phân tích hoạt động Không có
động kinh doanh kinh doanh (3 TC) kinh doanh (3 TC) kinh doanh (3 TC) kinh doanh (3 TC)

- Luật Kế toán Kế toán và đạo đức Luật kế toán (1 TC) Pháp luật kế toán (2 Không có Không có
nghề nghiệp (2TC) TC)
Tiếng Anh Tiếng Anh chuyên Tiếng Anh 1, 2 (5 TC), Anh văn hoặc Pháp Ngoại ngữ 1, 2 (7 TC), Tiếng Anh thương mại
ngành QTKD1 (2 TC) Tiếng Anh chuyên văn với 2 cấp độ : Ngoại ngữ chuyên 1, 2, 3, 4 (12 TC)
Tiếng Anh chuyên ngành kế toán (3 TC) căn bản và tăng ngành (5 TC) Tiếng Anh chuyên
ngành kế toán (3 TC) cường (10 TC), Anh ngành 1, 2 (6 TC),
Văn chuyên ngành Luyện thi TOIEC (4
Tài chính – Kế toán TC)
(3 TC)
Thực tập tốt nghiệp Thực tập tốt nghiệp (5 Thực tập tốt nghiệp (6 Luận văn tốt nghiệp Báo cáo ngoại khóa (2 Mô phỏng kế toán (4
TC) TC) (10 TC) TC) TC)
Khóa luận tốt nghiệp Nếu sinh viên không Thực tập và tốt nghiệp Thi hoặc bảo vệ khóa
(10 TC) thực hiện luận văn (10 TC) luận tốt nghiệp (6 TC)
Nếu sinh viên không tốt nghiệp thì viết
thực hiện khóa luận tốt tiểu luận tốt nghiệp
nghiệp thì học 10 TC (4 TC) và học 6 TC
các học phần thay thế các học phần thay
thế
(Tổng hợp từ website của các trường đại học)

32
Các điểm nổi bật trong CTĐT Kế toán của các trường được chọn để so sánh:
- ĐH Đồng Tháp: trường thiết kế nhiều học phần nhằm hỗ trợ sinh viên tăng cường
kỹ năng mềm như: tiếng Việt thực hành, Hình thành và phát triển kỹ năng mềm, Giao
tiếp kinh doanh, Kỹ năng làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp.
- ĐH Cần Thơ: có sự đa dạng về các học phần tự chọn trong CTĐT, ngoài các học
phần gần giống với các trường còn lại, trường còn bổ sung một số học phần để mở rộng
phạm vi lựa chọn của sinh viên như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Quản trị rủi ro tài chính,
Quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp,
Khởi sự doanh nghiệp, Dự báo kinh tế, Kế toán hợp nhất kinh doanh.
- ĐH Kinh tế TP HCM: các học phần tự chọn trong khối kiến thức chuyên ngành
tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực tài chính, kế toán, không nghiêng về hướng quản trị
như học phần tự chọn của các trường còn lại. Trong đó, có thể xét đến học phần Đầu tư
tài chính, Lý thuyết kế toán. Điều này thể hiện tính chuyên môn hóa cao khi thiết kế
CTĐT, hướng sinh viên tập trung vào chuyên ngành đang theo học. Riêng về Kế toán,
trường đào tạo hai ngành tách biệt, gồm Kế toán doanh nghiệp và Kế toán công.
- ĐH Văn Lang: CTĐT của trường có hai điểm khác biệt lớn so với các trường.
Thứ nhất, một số học phần chuyên ngành của trường được xét qui đổi cho các môn học
thuộc cấp độ kiến thức (gồm F1, F2, F3) của chứng chỉ ACCA (Hiệp hội Kế toán công
chứng Anh quốc). Thứ hai, số TC dành cho tiếng Anh là cao nhất trong số các trường
được so sánh, 22 TC.
Tóm lại, sau khi so sánh CTĐT Kế toán giữa các trường nhận thấy CTĐTcủa mỗi
trường có điểm nổi bật riêng, điều này phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
của mỗi trường. Tuy nhiên, CTĐT cùa các trường được chọn để so sánh cũng là một
kênh thông tin tham chiếu để Khoa Kinh tế - QTKD của trường ĐH An Giang có những
định hướng thay đổi nhằm hoàn thiện CTĐT ngành Kế toán theo hướng hội nhập, đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động.
3. Đề xuất định hướng thay đổi CTĐT Kế toán của trường ĐH An Giang
3.1 Đánh giá CTĐT đang áp dụng
Xét về tổng thể, CTĐT ngành Kế toán của ĐH An Giang được xây dựng theo
đúng yêu cầu của Thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT, nội dung CTĐT được trình bày
chi tiết, có sự phù hợp trong việc phân bổ số TC cho từng học kỳ, thứ tự sắp xếp các học
phần, qui định về học phần bắt buộc và học phần tự chọn là hợp lý. Bên cạnh những ưu
điểm, chương trình còn có những khuyết điểm cần khắc phục như sau:
- Các học phần chuyên ngành mang nặng tính lý thuyết, còn hạn chế về số lượng
các học phần thực hành kế toán.
- Số TC dành cho các học phần chuyên ngành chưa cân đối.
- Các học phần tự chọn còn ít và chưa mang tính chuyên sâu về lĩnh vực kế toán.
- Còn thiếu các học phần trang bị kiến thức, kỹ năng mềm cho sinh viên.

33
- Số TC dành cho học phần Tiếng Anh chuyên ngành còn ít.
3.2 Một số kiến nghị về việc thay đổi CTĐT
Tổng hợp kết quả so sánh với các trường khác và trên cơ sở đánh giá tổng quan
về CTĐT Kế toán trường ĐH An Giang, căn cứ vào những mặt còn tồn tại, định hướng
thay đổi CTĐT trong thời gian sắp tới được đề xuất như sau:
Thứ nhất, bổ sung các học phần về thực hành kế toán để sinh viên có thể vận
dụng lý thuyết để thực hiện công việc của một kế toán viên thực thụ, bên cạnh đó, việc
thực hành sẽ giúp sinh viên giảm áp lực học tập từ các học phần lý thuyết, tăng sự yêu
thích trong quá trình học tập.
Thứ hai, sắp xếp và phân bổ lại các học phần chuyên ngành cho cân đối hơn
nhưng vẫn đảm bảo số TC của kiến thức chuyên ngành.
Thứ ba, bổ sung các học phần tự chọn mang tính chuyên sâu dành cho lĩnh vực
kế toán và các học phần nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.
Thứ tư, tăng số TC cho học phần tiếng Anh, tập trung vào tiếng Anh chuyên
ngành thuộc lĩnh vực Tài chính – Kế toán.
Bên cạnh những đề xuất đã nêu, một hướng phát triển CTĐT Kế toán mà nhóm
biên soạn chương trình có thể xem xét đó là hợp tác với ACCA Việt Nam và thiết kế lại
đề cương chi tiết của một số học phần để có thể qui đổi với một số môn học của ACCA,
điều này tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận thông tin của chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị
quốc tế và có định hướng phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
4. Kết luận:
Chất lượng của một CTĐT thể hiện ở nhiều khía cạnh, một trong những khía
cạnh quan trọng là chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp. CTĐT phải trang bị tốt cho
sinh viên về mặt kiến thức và kỹ năng, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ tự tin thực
hành nghề nghiệp dựa trên những kiến thức đã học và có kỹ năng giải quyết những tình
huống phát sinh theo sự thay đổi của môi trường làm việc. Kế toán là lĩnh vực thu hút
rất lớn lao động có tay nghề cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cũng là một trong
những nghề chịu tác động cao nhất bởi tiến trình hội nhập. Vì vậy, các trường có đào
tạo ngành Kế toán nói chung và trường Đại học An Giang nói riêng cần thiết phải có
CTĐT phù hợp, mang tính cập nhật cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Một
mặt, đây là yếu tố nhằm khẳng định vị thế của trường trong công tác đào tạo Kế toán,
mặt khác, tạo nguồn cung lao động chất lượng trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, góp
phần phát triển kinh tế đất nước.
Từ việc so sánh CTĐT Kế toán của trường với các trường ĐH khác và nhận diện
những hạn chế của CTĐT đang áp dụng, bài viết đã đề xuất những kiến nghị thay đổi
chương CTĐT Kế toán của trường tập trung vào các học phần chuyên ngành, sự đa dạng
của các học phần tự chọn, số TC của học phần tiếng Anh chuyên ngành, hợp tác để qui
đổi một số học phần của chương trình để qui đổi với các môn học của ACCA. Để việc
thay đổi và áp dụng CTĐT đạt hiệu quả cần có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực lực như:
34
giảng viên trực tiếp giảng dạy, sự hưởng ứng của sinh viên đang học, nguồn ý kiến phản
hồi của cựu sinh viên và đơn vị sử dụng lao động, sự giúp đỡ từ phía doanh nghiệp trong
việc tiếp nhận và hướng dẫn sinh viên thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT Ban hành quy định
về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi
tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng,
thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Hà Nội: Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUI. Truy cập từ
http://www.ueh.edu.vn/UserData/FileManagers/ToChucHanhChinh/ChuongTrinhDao
Tao/DHCQ/ketoan/ketoandoanhnghiep.pdf
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ KHÓA 40. Truy cập từ https://www.ctu.edu.vn/dao-
tao/ctdt-dai-hoc.html
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO. Truy cập từ http://www.vanlanguni.edu.vn/nganh-dao-
tao-menu/242-nganh-ke-toan
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Truy cập từ
https://aao.agu.edu.vn/sites/default/files/K%E1%BA%BF%20to%C3%A1n_DH19_0.
pdf
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Truy cập từ
https://www.dthu.edu.vn/DanhMucNganhDaoTao.aspx
Trường Đại học An Giang, Khoa Kinh tế - QTKD (2019). Báo cáo công tác thanh tra
chuyên môn năm học 2018 – 2019. An Giang: Trường Đại học An Giang, Khoa Kinh tế
- QTKD.

35
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ
TOÀN CẦU
ThS. Nguyễn Thị Ánh Linh7

TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, quá trình hội tụ kế toán tất
yếu sẽ diễn ra. Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hay chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cũng như xu thế áp dụng IAS/IFRS của nhiều quốc
gia trên thế giới đã đặt ra yêu cầu Việt Nam phải tích cực, khẩn trương chuẩn bị về mọi
mặt để tiến tới áp dụng IAS/IFRS trong thời gian sắp tới. Vào tháng 5 năm 2017, IFRS
Foundation và Ngân hàng Thế giới đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) để xây dựng các
chương trình và tài liệu giáo dục nhằm hỗ trợ thực hiện IFRS ở các nền kinh tế đang
phát triển. Chính vì thế, rất nhiều yêu cầu đã đặt ra cho các trường Đại học và Hiệp hội
nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trong công tác đào tạo và cập nhật kiến thức
IAS/IFRS, tạo bước đà quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế
toán khi áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam. Bài viết tập trung trao đổi một số ý kiến liên
quan đến quá trình tiếp cận và đưa IAS/IFRS vào giảng dạy trực tiếp trong các trường
đại học, từ đó đề xuất một số kiến nghị về việc đưa IAS/IFRS vào chương trình đào tạo
kế toán tại trường đại học Việt Nam trong điều kiện hiện tại.
Từ khoá: IAS/IFRS, chương trình đào tạo kế toán
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chương trình đào tạo IAS/IFRS ở Việt Nam hiện nay
Việc áp dụng IAS/IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và
tăng chất lương cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, giảm sự rủi ro trong đầu tư, giảm
thiểu chi phí vốn và tăng hiệu quả của thị trường. Báo cáo tài chính lập theo IFRS giúp
cho người sử dụng dễ hiểu và có thể so sánh được. Tuy nhiên việc áp dụng IAS/IFRS
không hoàn toàn dễ dàng vì phải có đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực. Vì vậy, việc
chuẩn bị một chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên kế toán theo IAS/IFRS là một
thách thức lớn và có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể:
Thứ nhất, IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải
thích lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn
và hệ thống lập báo cáo tài chính, được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Qua khảo
sát của IASB có 119/143 quốc gia được khảo sát đã yêu cầu các các công ty niêm yết
áp dụng IFRS, các nước còn lại đã cho phép và khuyến khích áp dụng IFRS.
Thứ hai, hiện nay việc tổ chức thực hiện công tác kế toán và cung cấp thông tin
kế toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam chịu sự chi phối thứ nhất là Luật Kế toán, thứ
hai là chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, chỉ có một số doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoặc niên yết trên thị trường quốc tế mới lập báo cáo tài chính theo
IFRS. Tuy nhiên trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập khu vực, việc áp dụng Chuẩn

7
Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Bình Dương.
36
mực kế toán Việt Nam trong doanh nghiệp là một trong những rào cản để doanh nghiệp
Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, do báo cáo tài chính của các daonh nghiệp
Việt Nam đang bị đánh giá chưa minh bạch không phản ánh đúng tình hình tài chính và
kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế,
niêm yết tại thị trường nước ngoài thì yêu cầu lập báo cáo tài chính theo IFRS đang trở
thành nhu cầu ngày càng cấp thiết và là xu hướng tất yếu của các công ty hoặc tập đoàn.
Thứ ba, trong “Chiến lược phát triển kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn
2030” của Thủ tướng đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS theo hướng áp
dụng có chọn lọc các nội dung của IFRS, có sửa đổi, bổ sung một số điểm cho phù hợp
với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Với lộ trình và công việc thực hiện như sau: (1)
Giai đoạn 2017-2018, đánh giá các sự khác biệt về cơ chế của Việt Nam với IFRS và
lựa chọn một số doanh nghiệp áp dụng thí điểm; (2) Giai đoạn 2018-2020, lựa chọn một
số IFRS đơn giản (từ 10-20 IFRS) phù hợp với điều kiện thực tiển Việt Nam công bố
tuân thủ, các doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm áp dụng từ 2019; xây dựng, hướng
dẫn, tuyên truyền và đào tạo IFRS; (3) Giai đoạn 2020-2021, nâng số lượng IFRS được
tuân thủ lên 30 chuẩn mực; tiếp tục xây dựng, hướng dẫn và triển khai các trường đại
học đào tạo IFRS; (4) Giai đoạn 2021-2022, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và trường
đạo học xây dựng hoàn chỉnh bộ hướng dẫn áp dụng IFRS, tuyên bố tuân thủ hoàn toàn
IFRS.
2. Thực trạng đào tạo kế toán tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Các vấn đề còn tồn đọng trong đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán tại các
trường đại học hiện nay là:
- Chương trình đào tạo của các trường đại học còn thiên về tính hàn lâm, thiếu tính
ứng dụng vào thực tế. Do các trường phải tuân thủ theo khung chương trình của Bộ Giáo
dục nên các môn học thuộc đại cương còn chiếm khối lượng tương đối lớn, các môn học
chuyên ngành còn nhiều trùng lắp như kế toán tài chính, kế toán quốc tế, kế toán tập
đoàn, kế toán đối chiếu, kế toán Mỹ… Điều này gây lãng phí về thời gian giảng dạy, chi
phí giảng viên, gây nhàm chán cho người dạy và người học. Chương trình hiện nay chưa
tính đến vấn đề hội nhập, chưa chú trọng thích đáng đến ngooại ngữ chuyên ngành và
kỹ năng mềm của sinh viên kế toán.
- Nội dung trong từng môn học còn nặng lý thuyết thuần tuý, mặc dù những năm
gần đây một số trường đại học có đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảm giờ
lý thuyết tăng giờ thực hành và giờ tự học của sinh viên, tuy nhiên hiệu quả cải cách này
còn quá thấp. Sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp thì yếu trong việc tổ chức
cho sinh viên đi thực tập, còn nhiều khó khăn và kém hiệu quả, chỉ mang tính hình thức
và đối phó.
- Phương pháp giảng dạy hiện nay chủ yếu nhấn mạnh vào việc hạch toán, ghi sổ
kế toán và học thuộc các quy tắc, quy định chi tiết của Luật kế toán, của Chế độ kế toán.
Giảng dạy trên một hệ thống các quy tắc, quy định chi tiết có thể tạo ra sự thoả mãn cho
cả giảng viên và sinh viên nhưng điều này vô hình khiến cho họ ngại thay đổi và cập
nhật các quy định mới mang tính phát triển và hội nhập. Phương pháp giảng dạy hiện
37
nay không giúp người học có kỹ năng xử lý các tình huống ngoài quy tắc đang xảy ra
trong thực tế, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp phải
đào tạo lại sinh viên kế toán đã tốt nghiệp.
- Về hệ thống giáo trình và tài liệu phục vụ cho quá trình dạy – học về kế toán thì
chưa có giáo trình chuyên sâu về IAS/IFRS, tài liệu để giảng dạy về IAS/IFRS khá hiếm
đặc biệt đối với các trường ngoài công lập, các giáo trình chưa kịp đổi mới, hàm lượng
khoa học chưa cao, thậm chí một số giáo trình lại viết theo thông tư, quy định và chế độ
kế toán là không khoa học, điều này làm hạn chế sự tiếp cận của sinh viên đến những
vấn đề mang tính khoa học, năng động, sáng tạo và thích ứng xu hướng hội nhập quốc
tế.
- Về đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng khá tốt với điều kiện giảng dạy theo những
quy tắc của chế độ qui định. Tuy nhiên số lượng đội ngũ giảng viên chuyên sâu về kế
toán và đặc biệt về IAS/IFRS còn rất mỏng, phần lớn giảng viên chưa tiếp cận một cách
bài bản có hệ thống với nội dung của IAS/IFRS, ngoại trừ các giảng viên tích cực tự
theo học các khoá đào tạo để lấy chứng chỉ ở các tổ chức đào tạo quốc tế về hành nghề
kế toán kiểm toán như ACCA (Anh) hoặc CPA (Úc)… tại Việt Nam hoặc đi học tập ở
nước ngoài về kế toán. Một thực tế nữa là đội ngũ giảng viên đảm nhận giảng dạy các
học phần về kế toán – kiểm toán phần lớn hạn chế về Anh ngữ chuyên ngành và ứng
dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy.
3. Một số khuyến nghị về đào tạo kế toán phù hợp với định hướng áp dụng
IAS/IFRS hài hoà chuẩn mực kế toán Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện chương trình đào
tạo IAS/IFRS, các trường đại học cần chú trọng các vấn đề sau:
Một là, đổi mới tư duy giảng dạy và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Nâng
cao nhận thức của giảng viên trong việc đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy trong
thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập khu vực là rất cần thiết. Muốn vậy các giảng viên luôn
phải trau dồi kiến thức về IAS/IFRS, cập nhập kịp thời kiến thức mới, nghiên cứu khoa
học để nâng cao khả năng nghiên cứu, trình độ tư duy, am hiểu sâu hơn trong lĩnh vực
kế toán quốc tế và quan trọng phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy
tích cực như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp học theo tình huống, phương
pháp mô phỏng, tăng cường phương pháp thực tập sinh, phương pháp “đóng vai” trong
giảng dạy kế toán… Khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới thì giảng viên cần đưa ra
các yêu cầu để tăng cường sự hợp tác của sinh viên, động viên và khuyến khích sinh
viên tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia câu lạc bộ học thuật, tham gia các lớp kỹ
năng chuyên môn. Ngoài ra bản thân mỗi giảng viên, sinh viên và người làm kế toán –
kiểm toán cần trau dồi khả năng tiếng Anh, bởi vì IAS/IFRS sử dụng bằng tiếng Anh
với nhiều thuật ngữ kế toán phức tạp, đa nghĩa dễ gây ra hiểu lầm và sai lệch khi dịch
sang hoặc trình bày bằng ngôn ngữ khác, nhiều thuật ngữ kế toán tiếng Anh không có
từ tiếng Việt tương đương vì vậy bắt buộc giảng viên và sinh viên phải sử dụng tốt tiếng
Anh.

38
Hai là, đổi mới mạnh mẻ nội dung chương trình đào tạo theo hướng hội nhập
quốc tế. Nội dung đào tạo cần phải phong phú và đa dạng hơn về kiến thức, vừa đảm
bảo kiến thức lý thuyết cơ bản, khoa học vừa đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với
IFRS trong thực tiễn hội nhập toàn cầu.
Ba là, phương thức đào tạo cũng cần thay đổi căn bản, chấm dứt cách giảng dạy
thụ động, không coi chế độ kế toán ở mỗi giai đoạn là kiến thức nền tảng mà chỉ xem
nó là những quy định mang tính chất thời kỳ minh chứng cho phần nguyên lý kế toán
và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của một thời kỳ (minh chứng như chế độ kế toán áp
dụng cho doanh nghiệp trải qua các quy định QĐ 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 11/01/1995
của Bộ tài chính; QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và hiện
nay áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính); cần
tạo cho người học hiểu và phát triển lý luận mang tính bản chất của kế toán và kiểm
toán, có kỹ năng phán xét nghề nghiệp phát hiện ra sai sót, đặc biệt là kế toán trong giai
đoạn hội tụ quốc tế.
Bốn là, để nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán - kiểm toán thì phải cập nhật
và bổ sung nguồn tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ nhiều nguồn như: nguồn
tài liệu IFRS miễn phí hoặc giá rẽ phiên bản tiếng Anh trên trang web của Liên minh
Châu Âu, của Hiệp hội kế toán Mỹ, của 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Big 4,
của IFRS Foundation và Ngân hàng Thế giới…; nguồn tài liệu và cơ sở dữ liệu vể
IAS/IFRS do Bộ Tài chính biên dịch; nguồn tài liệu của các trường đại học có uy tín và
danh tiếng; tài liệu của các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong nước và
nước ngoài.
Cuối cùng là, hợp tác với các Hiệp hội nghể nghiệp kế toán kiểm toán trong và
ngoài nước, với các trường đại học khác ở nước ngoài để tạo điều kiện cho giảng viên
và sinh viên cọ sát nâng cao trình độ chuyên môn về IAS/IFRS, tích cực cho giảng viên
và sinh viên tham gia các cuộn thi về chuyên môn kế toán kiểm toán để tích luỹ kinh
nghiệm về IAS/IFRS.

Tài liệu tham khảo:


1. Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thuý Hồng (2016), “Giảng IFRS trong đào tạo kế toán”,
http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet/newsid/3951/GIANG-IFRS-TRONG-DAO-TAO-
KE-TOAN [Truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2019]
2. Trần Thị Cẩm Thanh và Trần Thị Yến (2017), “Đào tạo kế toán trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế”, http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/dao-tao-ke-
toan-trong-thoi-ky-hoi-nhap-kinh-te-the-gioi-228.html [Truy cập ngày 03 tháng 05 năm
2019]
3. Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (2017), “Phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
về chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia:
Đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu

39
cầu cài cách kế toán trong gia đoạn mới, trang 1-11. Nhà xuất bản Lao động, tháng
06/2017
4. Thủ tướng. (2013). Quyết định của thủ tướng số 480/2013/QĐ-Ttg ngày 18 tháng 03
năm 2013 về việc phê duyệt chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030

40
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẦN THƠ

Ths. Trần Chí Tâm8


Ths. Trần Công Dũ9
TS. Tô Thiện Hiền10
TÓM TẮT
Bài viết đã nghiên cứu hệ thống hóa về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dụng cơ bản,
quản lý kiểm soát chi và hiệu quả quản lý kiểm soát chi, hoạt động của Kho bạc Nhà
nước. Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà
nước Cần Thơ giai đoạn 2012-2016. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ trong thời gian tiếp theo và góp
phần không ngừng phát triển kinh tế - xã hội địa phương Cần Thơ, đất nước trong Hội
nhập quốc tế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta cùng xu hướng hội nhập Hội nhập quốc tế, cùng với yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra cho ngành Tài chính nói chung
và Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi toàn
hệ thống KBNN phải liên tục đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với quá trình phát triển
theo thông lệ quốc tế.Việc tăng cường kiểm soát chi (KSC) vốn đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB) của KBNN là hết sức quan trọng, góp phần giám sát quá trình sử dụng nguồn
lực tài chính Nhà nước một cách có hiệu quả, là một biện pháp hữu hiệu để thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh
xã hội, từ phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu tìm những giải pháp nhằm tiếp tục
nâng cao hiệu quả KSC đầu tư XDCB tại KBNN để tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ngân
sách, chống thất thoát, lãng phí là vấn đề cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, tác giả đã
tiến hành chọn đề tài:“Nâng cao hiệu qủa kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại
Kho bạc Nhà nước Cần Thơ” để nghiên cứu góp phần làm rõ cơ chế kiểm soát chi và
nâng cao hiệu quả kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Cần Thơ, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương Cần Thơ và đất nước.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp các ý
kiến từ các chuyên gia và các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực KSC vốn đầu tư XDCB
từ đó phân tích, tổng hợp các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác
KSC vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ, trong đó:

8
Công tác Kho bạc nhà nước Cần Thơ.
9
Phó bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
10
Phó phòng Thanh tra pháp chế, Trường Đại học An Giang.
41
- Ý kiến của các chuyên gia sẽ được thu thập thông qua việc sử dụng phương
pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi đã được tác giả thiết kế sẵn nhằm mục tiêu thu
thập những ý kiến, tổng hợp những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong công tác
KSC từ các chuyên gia đầu ngành và các nhà khoa học có nghiên cứu trong lĩnh vực
KSC.
- Ý kiến của các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực KSC vốn đầu tư XDCB trên
địa bàn thành phố sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn nhằm đánh
giá mức độ hài lòng, các bất cập, khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế mà
các đơn vị gặp phải khi liên hệ công tác về lĩnh vực KSC vốn đầu tư XDCB tại KBNN
Cần Thơ.
Từ những kết quả trên sẽ được tổng hợp, khái quát và từ đó đề xuất những giải
pháp cụ thể để nâng cao hiệu qủa KSC vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ trong thời
gian tới.
3. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2012 – 2016
3.1. Tổng hợp tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ giai
đoạn 2012-2016
Bảng 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ gđ 2012 -2016.
Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu
Năm Kế hoạch vốn Thực hiện Tỷ lệ (%)

2012 1.845,064 1.624,946 88,07


2013 1.825,925 1.739,517 95,27
2014 1.966,552 2.101,174 106,85
2015 2.104,597 2.376,277 112,91
2016 2.346,701 2.378,421 101,35
Tổng số: 10.088,839 10.220,335 101,30

(Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm 2012-2016 của KBNN Cần Thơ).
Từ bảng 1 cho ta thấy trong những năm qua KBNN Cần Thơ đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện nhiệm vụ KSC vốn đầu tư XDCB. Nguồn vốn đầu tư XDCB lớn,
tăng nhanh hàng năm: năm 2012 tổng số vốn được phân bổ là 1.845,064 tỷ đồng,
đến năm 2016 tăng lên 2.346,701 tỷ đồng; tỷ lệ giải ngân đạt rất cao, năm 2016 đạt
tỷ lệ cao 101,35%, cao hơn 13,28% so với năm 2012, bình quân mỗi năm đạt trên
101,30%, cao hơn 13,23% so với năm 2012.
Kết quả trên cho thấy vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn NSNN được sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, tránh được tình trạng lãng phí do nguồn vốn được bố trí mà không sử

42
dụng, đồng thời đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ KT-XH đặt ra. Kết quả thanh toán
vốn đầu tư XDCB được thể hiện chi tiết theo nguồn ngân sách như sau:

Bảng 2. Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ gđ 2012 – 2016.
Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm NSTW NSĐP


Chỉ Thanh Tỷ lệ Thanh Tỷ lệ
Kế hoạch Kế hoạch
tiêu toán (%) toán (%)
2012 487,377 473,982 97,25 1.357,687 1.150,964 84,77

VTN 376,107 372,607 99,07 1.157,687 1.054,814 91,11

VNN 111,270 101,375 91,11 200,000 96,150 48,08


2013 447,752 440,415 98,36 1.378,173 1.299,102 94,26
VTN 368,552 365,176 99,08 1.192,173 1.145,885 96,12

VNN 79,200 75,239 95,00 186,000 153,216 82,37


2014 265,484 414,714 156,21 1.701,068 1.686.460 99,14
VTN 233,484 217,242 93,04 1.522,068 1.343,314 88,26
VNN 32,000 197,471 617,10 179,000 343,146 191,70
2015 324,000 343,239 105,94 1.780,597 2.033,038 114,18
VTN 299,755 265,314 88,51 1.650,597 1.614,948 97,84
VNN 24,245 77,924 321,40 130,000 418,089 321,61
2016 487,888 385,406 78,99 1.858,812 1.993,015 107,22
VTN 347,102 320,545 92,35 1.594,812 1.440,871 90,35
VNN 140,786 64,860 46,07 264,000 552,144 209,15
(Nguồn: Báo cáo năm quyết toán vốn đầu tư XDCB gđ 2012-2016, KBNN Cần Thơ).
Viết tắt VTN: vốn trong nước, VNN: vốn ngoài nước.
Theo số liệu trong bảng 2 trên, nhìn chung qua 5 năm giai đoạn 2012 – 2016 tỷ
lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ hàng năm đạt tỷ lệ cao, trong đó từ
năm 2012 đến 2016 đều đạt trên 88,07% so với kế hoạch vốn, đặc biệt năm 2015 tỷ lệ
giải ngân đạt 112,91%. Vấn đề này được thể hiện bởi nguyên nhân do cơ chế chính sách
thời điểm này được hoàn thiện, được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của thành ủy, Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ban ngành như Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, KBNN Cần Thơ và các chủ đầu tư đã kịp thời tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện công tác chi đầu tư XDCB. Nhiều dự

43
án, công trình có bước chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư XDCB theo đúng trình tự
đầu tư.
3.2. Tạm ứng vốn đầu tư XDCB
Bảng 3. Số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ giai đoạn 2012-2016.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Giải ngân Số dư tạm ứng Tỷ
Năm Tổng lệ
Tổng số NSTW NSĐP NSTW NSĐP (%)
số
2012 1.624,946 473,982 1.150,964 39,318 7,325 31,993 2,42
2013 1.739,517 440,415 1.299,102 45,222 8,425 36,797 2,60
2014 2.101,174 414,714 1.686,460 207,113 15,158 191,955 9,86
2015 2.376,277 343,239 2.033,038 211,051 30,857 180,194 8,88
2016 2.378,421 385,406 1.993,015 178,807 50,315 128,492 7,52
Tổng số 10.220,335 2.057,756 8.162,579 681,511 112,080 569,431 6,67
(Nguồn: Báo cáo năm quyết toán vốn đầu tư XDCB g/đ 2012-2016, KBNN Cần Thơ)
Qua số liệu Bảng 3 cho thấy KBNN Cần Thơ đã tích cực chỉ đạo quyết liệt trong
công tác thu hồi, thanh toán tạm ứng.
Nếu như năm 2014 số dư tạm ứng là 207,113 tỷ đồng chiếm 9,86% so với tổng
số giải ngân, thì đến năm 2016 số dư tạm ứng giảm xuống còn 178,807 tỷ đồng chiếm
7,52%. Có được kết quả như vậy KBNN Cần Thơ đã chỉ đạo sát sao, đôn đốc các đơn
vị quyết liệt, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện thanh toán tạm ứng kịp thời.
3.3. Tình hình thu hồi tạm ứng vốn
Bảng 4. Tình hình thu hồi tạm ứng vốn của các dự án có số dư tạm ứng vốn năm trước
chuyển sang.
Đơn vị tính: tỷ đồng

Số dư tạm ứng của


Chỉ tiêu Số thu hồi tạm
các năm trước Tỷ lệ (%)
ứng trong năm
chuyển sang
Năm
2012 37,761 22,773 60,31
2013 39,318 22,284 56,68
2014 45,222 25,445 56,27
2015 207,113 102,684 49,58
2016 211,051 147,339 69,81
(Nguồn: Báo cáo năm quyết toán vốn đầu tư XDCB g/đ 2012-2016, KBNN Cần Thơ)
Tình hình thu hồi tạm ứng của các dự án có số dư tạm ứng vốn năm trước chuyển
sang được thể hiện qua bảng 4. Mặc dù, KBNN Cần Thơ tích cực triển khai các biện
pháp thu hồi tạm ứng, đã thể hiện là đơn vị thực hiện nghiêm túc trong công tác KSC,
có các giải pháp đồng bộ, thể hiện trách nhiệm. Từ năm 2012 - 2015 tỷ lệ thu hồi vốn
44
tạm ứng vốn giảm dần hàng năm, đạt từ 60,31% xuống 49,58%, các dự án đều được thu
hồi tạm ứng qua thanh toán khối lượng hoàn thành từng đợt, chỉ có những dự án phân
bổ vốn nhiều năm nên chưa thanh toán khối lượng kịp thời. Vì vậy, năm 2015 vốn thu
hồi tạm ứng đạt chưa cao chỉ đạt 49,58%, số tạm ứng còn lại tiếp tục thu hồi theo khối
lượng hoàn thành của các dự án kéo dài. Năm 2016, vốn thu hồi tạm ứng tăng lên đáng
kể so với các năm trước đạt 69,81% . Nguyên nhân do trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ với sự chỉ đạo của KBNN, KBNN Cần Thơ không ngừng đôn đốc các chủ đầu tư
khẩn trương làm thủ tục thanh toán tạm ứng bằng nhiều hình thức như hàng tháng gửi
văn bản thông báo đến từng chủ đầu tư quản lý công trình còn số dư tạm ứng vốn.
3.4. Kết quả KSC vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2016
Bảng 5. Kết quả từ chối thanh toán chi đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ giai đoạn 2012
– 2016.
Tổng số thanh Số tiền từ chối
Số món không
Năm toán thanh toán
đúng thủ tục
(tỷ đồng) (tỷ đồng)
2012 3.887 197 1,1
2013 4.753 147 2,9
2014 5.127 196 1,8
2015 4.724 125 0,4
2016 4.188 134 1,6
Cộng 22.679 799 7,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 đến 2016 của KBNN Cần Thơ)
Từ bảng 5: Số liệu các món thanh toán chưa chấp hành đúng thủ tục đầu tư XDCB
khi thanh toán giai đoạn 2012 – 2016 giảm đáng kể, năm 2012 có 197 món thanh toán
thì sang năm 2016 còn 134 món thanh toán. Điều này cho thấy, KBNN Cần Thơ đã tích
cực hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định, kiên quyết từ chối những đơn
vị không chấp hành đúng. Những chủ đầu tư không chấp hành đúng các thủ tục đầu tư
XDCB chủ yếu là những chủ đầu tư không chuyên, hoạt động trong các lĩnh vực khác
như: y tế, giáo dục, công an, quân đội,…
Kết quả kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Cần Thơ những năm gần đây cho
thấy KBNN Cần Thơ đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng
vốn NSNN, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm bớt gánh nặng bội chi cho NSNN.
4. Đánh giá chung công tác KSC vốn đầu tư XDCB tại KBNN Cần thơ trong thời
gian qua 2012-2016
4.1. Những kết quả đạt được
- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện:Trong những năm qua, công tác quản lý
XDCB nói chung, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB nói riêng trên địa bàn thành phố
Cần Thơ đã có nhiều cố gắng.

45
- Mặc dù trong những năm từ 2012 đến nay cơ chế chính sách có liên quan đến
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thay đổi rất nhiều, như Luật đấu thầu, Luật
xây dựng, Luật đầu tư công, Nghị định.
- Phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm soát, thanh toán
vốn đầu tư XDCB, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương.
- Thời gian kiểm soát thanh toán các khoản chi XDCB được rút ngắn đáng kể.
Theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và Thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
4.2. Một số hạn chế, vướng mắc
Cơ chế tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng và thu hồi tạm ứng còn có điểm chưa phù hợp.
Cơ chế quản lý kiểm soát tiến độ thi công chưa cụ thể. Hạn chế về phân cấp, UBND
thành phố chưa có quyết định phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực đầu tư cho cấp quận,
huyện, xã mà chỉ có văn bản chỉ đạo, ủy quyền.
4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Hệ thống chính sách pháp luật về quan lý đầu tư chưa thật sự đồng bộ thống nhất,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH theo cơ chế thị trường.Việc tham mưu
trình phân khai chi tiết nguồn vốn đầu tư XDCB cho các dự án của các sở, ngành để
trình UBND thành phố quyết định. Năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội
ngũ cán bộ làm công tác thẩm định ở cấp quận, huyện.
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯƠC CẦN THƠ VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2020
5.1. Về hồ sơ thủ tục, quy trình nghiệp vụ
Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB: Thực trạng hiện nay là,
phòng Kế toán Nhà nước tại KBNN Cần Thơ, các tổ kế toán tại KBNN quận huyện đang
thực hiện KSC vốn sự nghiệp thường xuyên, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.
Tăng cường công tác phổ biến, công khai quy trình: Ban hành thống nhất Quy
trình KSC vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và ngoài
nước, trên cơ sở gộp hai Quy trình về KSC vốn đầu tư trong nước và ngoài nước như
hiện nay và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
5.2. Về hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật
Tuân thủ các văn bản pháp luật, hướng dẫn của Nhà nước về KSC vốn đầu tư
XDCB. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Kho bạc để
giải quyết những khó khăn vướng mắc về vốn, cơ chế thanh toán, giải quyết nợ đọng,
quyết toán công trình hoàn thành. Thành lập tổ công tác liên ngành Tài chính - Kế hoạch
- Kho bạc để làm việc với các chủ đầu tư; nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc
về thủ tục đầu tư, thủ tục thanh toán vốn cho các dự án, công trình xây dựng trên địa
bàn.

46
5.3. Về ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường áp dụng công nghệ tin học trong hoạt động KBNN đang là yêu cầu
bức thiết nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 hình thành
Kho bạc điện tử. Một trong những mục tiêu phát triển công nghệ của hệ thống KBNN
hiện nay là ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực KSC vốn đầu tư XDCB, để thực
hiện thành công mục tiêu đó KBNN Cần Thơ.
5.4. Về năng lực, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ
KBNN là một nhân tố quan trọng, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý ngân
khố quốc gia của cơ quan KBNN.
5.5. Về năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư
Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán vốn
đầu tư, đảm bảo giải ngân kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ quy định; KBNN Cần Thơ định
kỳ và đột xuất, kiểm tra các chủ đầu tư về chấp hành chế độ chính sách quản lý chi phí
đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu tư, triển khai dự án.
5.6. Các giải pháp khác
Thiết lập qui trình chuẩn bị, chấp hành và quyết toán Ngân sách tuân thủ các
nguyên tắc và trình tự nghiêm ngặt đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa các
chủ thể tham gia vào quá trình quản lý chi Ngân sách.Thiết lập cơ sở truyền tin thống
nhất trong lĩnh vực quản lý ngân sách trên cơ sở nghiên cứu xây dựng một trung tâm
tính toán và lưu dữ liệu thống nhất trong ngành tài chính.
6. KẾT LUẬN
Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB là một nghiệp vụ quản lý tài chính phức tạp, có
liên quan đến nhiều cơ chế quản lý ngân sách, đầu tư XDCB của Nhà nước, của nền
kinh tế nên những kiến nghị, đề xuất trong luận văn chỉ là những giải pháp thực tế, cụ
thể, trước mắt nhằm đổi mới, tăng cường công tác KSC vốn đầu tư NSNN tại KBNN
Cần Thơ. Tuy nhiên, kết quả của luận văn cũng là những đóng góp cần thiết trong tổng
thể các biện pháp, nhằm tăng cường cơ chế quản lý và KSC vốn đầu tư XDCB từ NSNN
qua hệ thống KBNN.
Thực hiện chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, với mục tiêu xây dựng
KBNN điện tử, quy trình KSC vốn đầu tư của KBNN cũng có một loạt đề án nghiên cứu
để hoàn thiện nhằm phù hợp với Luật Đầu tư công và một định hướng xây dựng quy
trình KSC theo mô hình Kho bạc điện tử trong tương lai. Như vậy, cần phải hoàn thiện
quy trình KSC vốn đầu tư XDCB của KBNN, trong đó xây dựng quy trình KSC điện tử
nhằm hướng tới và hình thành một quy trình KSC hiện đại, chặt chẽ, an toàn, hiệu quả,
góp phần xây dựng KBNN ngang tầm khu vực và quốc tế.
_____________________

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính. (2012). Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính
“Quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước”, Hà Nội.
Bộ Tài chính. (2014). Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 của Bộ Tài chính
Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu
tư, ban quản lý dự án sử dụng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính
phủ, Hà Nội.
Bộ Tài chính. (2015). Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Hà Nội.
Bộ Tài chính. (2016). Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính
quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hà
Nội.
Bộ Tài chính. (2016). Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm
2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
Bộ Tài chính. (2016). Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2014 của Bộ Tài chính
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC, Hà Nội.
Bộ Tài chính. (2016). Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính
Quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư, Hà Nội.
Bộ Tài chính. (2016). Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của
Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước, Hà Nội.
Chính phủ. (2015). Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015, quy định về hợp đồng
xây dựng, Hà Nội.
Chính phủ. (2015). Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, quy định về quản dự
án đầu tư xây dựng, Hà Nội.
Kho bạc Nhà nước Cần Thơ. (2013, 2014, 2015, 2016). Báo cáo quyết toán vốn đầu tư
XDCB nguồn vốn ngân sách địa phương, Cần Thơ.
Kho bạc Nhà nước Cần Thơ. (2013, 2014, 2015, 2016). Báo cáo quyết toán vốn đầu tư
XDCB nguồn vốn ngân sách trung ương, Cần Thơ.
Quốc hội. (2015). Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Hà Nội.
Tạp chí:

48
Lê Hồ Thanh Tâm. (2013). “Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư - những vấn đề rút
ra từ thực tiễn”. Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 132, tr 22-23.
Nguyễn Thị Hồng Thúy. (2014). “Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân
vốn đầu tư năm 2014”. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 146, tr 29-31.
Trương Thị Tuấn Linh. (2014). “Một số giải pháp tăng cường quản lý tạm ứng và thu
hồi tạm ứng trong công tác kiểm soát thanh toán các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN
qua KBNN”. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 144, tr 18-19.
Vĩnh Sang. (2014). “Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN quan KBNN: 7 nhóm giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện”. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 139+140, tr
50-54.

49
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
ThS. Lưu Phước Vẹn11
ThS. Trần Công Dũ12
TÓM TẮT
Bài viết đề cập đến quá trình hội nhập của ngân hàng Việt Nam; chế độ kế toán
áp dụng cho NHTM; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhân sự làm công
tác kế toán giao dịch tại ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân
sự làm công tác kế toán giao dịch tại ngân hàng.
1.Đặt vấn đề
Những năm gần đây, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng được
tăng cường và mở rộng. Hội nhập quốc tế diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó hội nhập
lĩnh vực ngân hàng đã được triển khai tích cực với những bước đi phù hợp với trình độ
phát triển và đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngành Ngân hàng Việt Nam đã
có sự chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế.
Việc Việt Nam ký kết thành công một loạt các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (nay đổi thành Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP)… đã mở ra những cơ hội và
thử thách mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và nhân sự làm công tác kế
toán giao dịch tại ngân hàng nói riêng.
2.Tìm hiểu về quá trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng
Trong những năm qua, nhất là giai đoạn từ năm 2011 đến nay, ngành Ngân hàng
Việt Nam đã có những đổi mới đột phá, tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế,
nhất là khi một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết.
Bên cạnh việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và tham gia vào Hiệp định Đối tác
Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở ra nhiều cơ hội đối với hệ
thống ngân hàng của Việt Nam.
TPP được ký kết vào tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei,
Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt
Nam. Thỏa thuận TPP ban đầu từng được Mỹ mô tả là một “tiêu chuẩn vàng” cho mọi
thỏa thuận tự do thương mại.
Văn kiện này không chỉ giới hạn ở việc cắt giảm thuế quan, mà còn bao gồm việc
dỡ bỏ một loạt các hạn chế phi thuế quan và đòi hỏi các thành viên tuân thủ các tiêu
chuẩn quản lý cao trong các lĩnh vực như Luật lao động, bảo vệ môi trường, sở hữu trí
tuệ và chi tiêu công. Tuy nhiên, ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống
Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP.

11
Giảng viên bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
12
Phó bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
50
Trước động thái này, 11 nước thành viên còn lại (chiếm 13,5% nền kinh tế toàn
cầu) vẫn nỗ lực khôi phục hiệp định TPP. Ngày 11/11/2017, tại Đà Nẵng (Việt Nam),
11 nước đã thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP giữ hầu hết nội dung của TPP, song trong 8.000
trang tài liệu của thỏa thuận ban đầu, có 20 điều khoản bị tạm hoãn thực thi, chủ yếu
liên quan tới sở hữu trí tuệ.
Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính trong CPTPP, mặc dù yêu cầu cung cấp nhiều
cơ hội tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên giới nhưng vẫn đảm bảo rằng, các nước
trong CPTPP có đủ năng lực điều hành thị trường và các tổ chức tài chính cũng như thực
hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng.
3. Các quy định kế toán áp dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, ngân hàng là
loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, quản lý tiền gửi cho
khách hàng, là định chế tài chính trung gian: trung gian tín dụng để điều hòa vốn từ
người thừa vốn sang người thiếu vốn, trung gian thanh toán từ người mua/người chi trả
sang người bán/người thụ hưởng. Các bộ phận, phòng/ban trong ngân hàng tùy vào chức
năng, nhiệm vụ được phân công sẽ thực hiện một, một số nghiệp vụ nhất định nhằm
mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và rủi ro
cho ngân hàng. Theo ý kiến của tác giả thì phòng Dịch vụ khách hàng (DVKH) (có nơi
gọi là phòng giao dịch nội bộ & giao dịch) sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành
công của ngân hàng thông qua chất lượng của kế toán giao dịch.
Từ những đặc thù của ngành ngân hàng mà hệ thống kế toán của các NHTM Việt
Nam chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định khác nhau từ phía các cơ quan chức năng
nhà nước. Ngoài Luật Kế toán, Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng do Quốc hội
ban hành quy định chung nhất về hoạt động kế toán, hoạt động ngân hàng tín dụng, kế
toán tại các NHTM còn chịu sự chi phối của các quy định cụ thể trong các văn bản
sau: chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chế độ kế toán, chế độ BCTC, chế độ quản lý
tài chính.

51
4. Minh họa sơ đổ tổ chức của NHTM

Giám đốc chi


nhánh

Giám đốc Giám đốc Trưởng phòng


KHCN KHDN DVKH

Chuyên viên Chuyên viên


Giao dịch viên
KHCN KHDN

Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên


Hỗ trợ KHCN Hỗ trợ KHDN tư vấn TCCN

Trưởng quỹ

Chuyên viên
AMT

Kiểm soát
viên

(nguồn: Techcombank An Giang)


5. Phân tích SWOT trong việc đánh giá nhân sự làm kế toán giao dịch tại NHTM:
5.1 Điểm mạnh
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành tốt quy định của Nhà nước; quy định,
nội quy của cơ quan.
- Có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, làm việc hết mình, tận tâm, tận tụy với
công việc. Luôn lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách tốt nhất.
Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
5.2 Điểm yếu
- Trình độ chuyên môn, trình độ về ngoại ngữ, tin học của một số nhân viên còn
hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ.

52
- Một số ít chưa chuẩn bị các kiến thức nền tảng khác có liên quan đến lĩnh vực
công tác như: các luật có liên quan, chưa cập nhật các quy định, văn bản hành chính
mới…
- Một số ít nhân viên đã để xảy ra không ít sai sót trong quá trình tác nghiệp, gây
thất thoát, phiền hà cho khách hàng và đơn vị công tác.
- Một số ít nhân viên kế toán giao dịch không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
không chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan.
- Nhiều nhân viên thiếu kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm…
5.3 Cơ hội
- Cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tư vấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới từ các
ngân hàng và các tổ chức tài chính trong và nước ngoài. Sự cọ sát trong hoạt động kinh
doanh cũng là cơ hội để các nhân viên kế toán ngân hàng trong nước nâng mình lên một
tầm cao mới. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa
phương sẽ là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời
các công nghệ ngân hàng, các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước
tiếp thu thông qua sự liên kết hợp tác kinh doanh.
- Tạo sự năng động hơn trong hoạt động kinh doanh; có nhiều cơ hội và sư lựa
chọn trong nghề nghiệp.
5.4 Thách thức
- Sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt: Việc mở cửa hội
nhập, kéo theo một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính,
chất lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ, trình độ công nghệ và trình độ quản lý tham gia
vào thị trường tài chính nội địa, dẫn đến sự gia tăng thị phần của các ngân hàng ngoại
và sự sụt giảm thị phần của các ngân hàng nội địa.
- Áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng
chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực hội nhập đòi hỏi các NHTM
Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân
hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến
thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực
quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến
thức và kỹ năng trên.
- Cắt giảm lao động có tay nghề thấp để thay thế bằng lao động có tay nghề cao,
điều này dễ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám của lao động có tay nghề cao trong quá
trình cạnh tranh.
6. Giải pháp
Để có thể đáp ứng tốt yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, nhân sự không
những phải đạt yêu cầu về số lượng mà phải đảm bảo về chất lượng, không chỉ ở nhân

53
viên tác nghiệp mà cả đối với nhân sự quản lý. Vì chỉ có nhân lực đủ trình độ mới thì
mới có thể vận hành tốt hệ thống.
Để có được một lực lượng nhân sự đảm bảo cả về chất và lượng, các NHTM cần
xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của
mình, cụ thể:
- Để hoàn thành các chỉ tiêu được giao (KPIs) thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào
thì giao dịch viên/kiểm soát viên/lãnh đạo phòng DVKH cũng phải giữ “tâm trong sáng”,
“bầu nhiệt huyết”, “làm hết việc với tinh thần phục vụ cao nhất” phải khéo léo trong
giao tiếp, phải có năng lực chuyên môn cao, phải thấu hiểu các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng mình trước khi tư vấn/bán sản phẩm cho khách hàng. Nhân viên quầy giao
dịch phải giành nhiều thời gian hơn nữa cho việc nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng mình để có thể tiếp thị, tư vấn và bán cho khách hàng một cách hiệu quả nhất,
đem lại cho ngân hàng lợi ích cao nhất.
- Ngân hàng trang bị thiết bị đánh giá trực tiếp chất lượng phục vụ của từng
GDV/kiểm soát viên…để khách hàng có thể trực tiếp đánh giá từng người một, kết quả
này cũng là một tiêu chí trong đánh giá xếp loại thi đua cán bộ hàng tháng, khen thưởng
cho giao dịch viên làm tốt như tăng lương, phụ cấp, bổ nhiệm vị trí cao… phạt những
người có chất lượng đánh giá thấp, nhiều sai sót trong thực hiện nghiệp vụ như giảm
lương, hạ bậc lương, không tái ký hợp đồng...
- Ngân hàng không ngừng đào tạo đội ngũ nhân sự công tác phòng dịch vụ khách
hàng về chuyên môn, về cách giao tiếp phục vụ khách hàng.
- Định kỳ ngân hàng tổ chức kỳ thi giao dịch viên/kiểm soát viên tài năng, thanh
lịch để đánh giá cả về lượng và chất của đội ngũ giao dịch viên/kiểm soát viên hiện tại
và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Cơ cấu, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế phù
hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời tăng cường
tuyển dụng mới những lao động trẻ, năng động để góp phần trẻ hoá đội ngũ lao động.
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý sử dụng nhân
lực có hiệu quả, đánh giá nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, lấy
hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu, coi trọng sử dụng nhân tài và khuyến khích
tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công
nghệ hiện đại,… từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng đều và
vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, có khả năng cạnh tranh cao, luôn
hướng tới khách hàng.
- Cải thiện đổi mới chính sách duy trì nguồn nhân lực như về chế độ tiền lương,
chế độ phúc lợi,… nhằm động viên nhân viên tận tâm, nhiệt thành với công việc, nâng
cao năng suất làm việc.

54
- Có chính sách thu hút các chuyên gia, nhân viên giỏi và giữ chân được những
đối tượng này thông qua các chế độ đãi ngộ tốt như lương, thưởng hấp dẫn, cơ hội thăng
tiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2877/Ke-toan-ngan-hang-thuong-mai.html
http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/co-hoi-va-thach-thuc-cua-nganh-ngan-hang-
trong-boi-canh-viet-nam-gia-nhap-cptpp-133611.html
http://www.khoahockiemtoan.vn/366-1-ndt/ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-hoi-
nhap-quoc-te-co-hoi-va-thach-thuc.sav
https://www.uef.edu.vn/qhdn/hanh-trang-nghe-nghiep/xu-the-nghe-nghiep-trong-
nganh-ngan-hang-thoi-hoi-nhap-1835
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/lam-sao-de-tang-tinh-canh-tranh-cho-ngan-hang-
trong-qua-trinh-hoi-nhap-20150912103602398.chn
Hoàng Thị Bích Ngọc (2019) Đổi mới hệ thống quy định kế toán trong ngân hàng thương
mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. Tạp chí kế toán – kiểm toán số T1+2/2019.
https://ww.techcombank.com.vn/

55
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ Ở AN GIANG
ThS. Nguyễn Lan Duyên13

1. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, với diện
tích trồng lúa năm 2014 gần 4,3 triệu ha; cung ứng 25,2 triệu tấn lúa cho nền kinh tế và
chiếm hơn 56% tổng sản lượng lúa cả nước và sản xuất lúa là một ngành sản xuất hàng
hóa quan trọng của vùng (Phạm Lê Thông và ctv, 2011).
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có dân
số đông thứ 6 tại Việt Nam, đồng thời còn là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn thứ 2 vùng
đồng bằng sông Cửu Long chiếm 15,58% so với diện tích trồng lúa toàn vùng14.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ thì nhà sản xuất
đều quan tâm đến rất nhiều yếu tố từ khâu đầu vào cho đến đầu ra. Mỗi yếu tố đầu vào
có vai trò và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động sản xuất của nông
hộ. Do đó, nhà sản xuất phải xem xét khả năng ảnh hưởng cũng như mức độ đóng góp
của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả hoạt động sản xuất, đặc biệt là hiệu quả sử dụng
đồng vốn (thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận) nhằm có sự đầu tư hiệu quả nhất
và đây cũng chính là lý do hình thành nghiên cứu này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra trực tiếp những nông hộ trồng lúa ở An
Giang bởi đây là những tỉnh có diện tích trồng lúa đứng thứ hai trong vùng đồng bằng
sông Cửu Long (chiếm 15,58% so với diện tích trồng lúa toàn vùng). Các nông hộ được
chọn một cách ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người trực tiếp
sản xuất của nông hộ dùng bảng hỏi soạn sẵn với những thông tin được thu thập gồm:
đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ, tình hình sử dụng đất, đặc điểm sản xuất lúa (các
khoản chi phí và thu nhập) cho vụ thu đông 2016, vụ đông xuân và hè thu 2017. Mẫu
225 nông hộ được phân phối ở các địa phương thuộc tỉnh An Giang bao gồm 5 tỉnh Tịnh
Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú và Chợ Mới.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (Benefit – Cost
analysis – BCA) để mô tả bức tranh toàn diện về hiệu quả tài chính của nông hộ trồng
lúa trên địa bàn An Giang.

13
Giảng viên Bộ môn Kinh tế tổng hợp, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
14
Niên giám thống kê 2016
56
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về nông hộ
Số thành viên trung bình của hộ là 4 người và số thành viên trong độ tuổi lao
động trung bình là 3 người/hộ, tuy nhiên chỉ có 1 thành viên tham gia hoạt động canh
tác lúa của gia đình. Những nông hộ này có tuổi đời khoảng 50 tuổi nhưng thời gian
sống trung bình tại địa phương của hộ chỉ 44 năm và có kinh nghiệm canh tác lúa trung
bình là 28 năm, đây là khoảng thời gian khá dài để họ tích luỹ kinh nghiệm trong quá
trình canh tác góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ (bảng 1).
Bảng 1. Các chỉ tiêu cơ bản của nông hộ trồng lúa ĐBSCL năm 2016
Trung Lớn Nhỏ Độ lệch
Tiêu chí Đơn vị tính
bình nhất nhất chuẩn
Số thành viên của hộ Người/hộ 4,34 9,00 1,00 1,42
Số thành viên trên 16 tuổi Người/hộ 3,31 9,00 1,00 1,38
Số thành viên trên 16 tuổi Người/hộ 1,41 4,00 1,00 0,66
tham gia làm lúa
Tuổi của chủ hộ Tuổi 49,99 77,00 24,00 10,73
Thời gian sống ở địa phương Năm 43,75 77,00 6,00 15,76
Số năm kinh nghiệm Năm 27,57 60,00 6,00 10,80
Trình độ học vấn Năm đi học 6,19 15,00 ,00 3,58
Tín dụng Triệu đồng/năm 66,25 400,00 0,00 97,32
Khoảng cách từ nhà tới ruộng Km 4,20 69,00 0,01 9,93
lúa lớn nhất
Số mảnh ruộng trồng lúa Số mảnh 1,09 3,00 1,00 0,34
Nguồn: Kết quả được tổng hợp từ số liệu tự khảo sát năm 2017
Trình độ học vấn của nông hộ còn tương đối thấp trung bình là 6 năm với độ lệch
chuẩn là 4 năm, đây chính là trở ngại khá lớn cho nông dân trong việc tiếp thu kiến thức
và áp dụng khoa học công nghệ mới của các nước nông nghiệp tiến tiến vào hoạt động
sản xuất của gia đình. Số mảnh đất canh tác trung bình là 1 mảnh, đây chính là đặc điểm
canh tác điển hình của nông hộ ở An Giang do họ không có thói quen chia nhỏ quy mô
canh tác thành nhiều mảnh ruộng khác nhau như thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
quản lý cũng như sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất. Khoảng cách từ
nhà tới ruộng lúa lớn nhất trung bình 4 km, có hộ cách xa ruộng đến 69 km, điều này
cũng gây trở ngại trong việc quản lý ruộng lúa của gia đình và ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất của hộ.
Bên cạnh đó, hoạt động canh tác lúa đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư cho các yếu
tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị . . . nhưng với
số tiền tiết kiệm ít nông hộ không thể nào tái đầu tư sản xuất được nên phải huy động
thêm từ nhiều nguồn vốn khác nhau (như các tổ chức tín dụng chính thức, phi chính thức
và bán chính thức) với số tiền trung bình là 66,25 triệu đồng/năm trong đó hơn 70% vay
từ các tổ chức tín dụng chính thức. Do thị trường tài chính phát triển với sự ra đời của
nhiều ngân hàng nên thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản và tiện lợi cùng với chính sách

57
hỗ trợ nông dân sản xuất đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho nông dân tiếp cận với nguồn tín
dụng chính thức.
3.2. Kết quả sản xuất lúa của nông hộ An Giang
* Năng suất sản xuất lúa

12,00
10,00
8,00
6,00 Thu đông

4,00 Đông Xuân

2,00 Hè thu
0,00
An Tịnh Tri Tôn Thoại Châu Châu Chợ
Giang Biên Sơn Phú Thành Mới

Hình 1. Năng suất sản xuất lúa phân theo địa bàn và mùa vụ ở An Giang
Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu tự khảo sát năm 2017
Nhìn chung, năng suất lúa giữa các huyện có sự chênh lệch không nhiều, trong
đó năng suất lúa của Tri Tôn cao nhất trong hai vụ đông xuân và hè thu với năng suất
tương ứng là 9,56 tấn/ha vụ đông xuân và 7,70 tấn/ha vụ hè thu, nhưng thấp hơn vụ thu
đông của Thoại Sơn. Vụ có năng suất cao hơn so với hai vụ còn lại ở 6 huyện đều là vụ
đông xuân bởi đây là vụ có những thuận lợi về thời tiết, khí hậu và môi trường phát triển
của lúa.

* Sản lượng sản xuất

30,00
25,00
20,00
15,00 Thu đông
Đông Xuân
10,00
Hè thu
5,00
0,00
An Tịnh Tri Tôn Thoại Châu Châu Chợ
Giang Biên Sơn Phú Thành Mới

Hình 2. Sản lượng sản xuất lúa phân theo địa bàn và mùa vụ ở An Giang
Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu tự khảo sát năm 2017
Châu Phú vẫn là huyện có sản lượng lúa cao hơn so với các huyện còn lại bởi
diện tích trồng lúa lớn nhất và được sự ưu ái của hệ thống sông ngòi.

58
Do thời tiết thuận lợi và ít bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên vụ đông xuân
luôn đạt sản lượng cao nhất (18,49 tấn) cao hơn vụ hè thu 2,62 tấn và vụ thu đông 3,44
tấn. Đồng thời đây cũng là vụ sản xuất có giá bán lúa cũng cao hơn so với vụ thu đông
nhưng tương đối thấp hơn so với những năm trước đó.
3.3. Hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở An Giang
* Kết quả sản xuất
Bảng 2. Kết quả canh tác lúa của nông hộ An Giang phân theo mùa vụ
Thu Đông Hè
Khoản mục Đơn vị tính
đông xuân thu
1. Sản lượng lúa Tấn 15,05 18,49 15,88
2. Giá bán lúa Ngàn đồng/kg 4,85 5,06 4,97
3. Doanh thu Triệu đồng 74,04 93,94 78,81
4. Chi phí (trừ LDGD) Triệu đồng 47,72 48,02 49,92
5. Tổng chi phí (gồm LDGD) Triệu đồng 53,54 54,52 55,71
6. Lợi nhuận trừ LDGD = (3)-(4) Triệu đồng 26,31 45,74 28,88
7. Lợi nhuận có LDGD = (3)-(5) Triệu đồng 20,50 39,42 23,10
8. Tỷ suất lợi nhuận = (6)/(4) Lần 0,57 0,96 0,62
9. Tỷ suất lợi nhuận ròng = (7)/(5) Lần 0,40 0,74 0,45
Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu tự khảo sát năm 2017
Đồng thời tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ròng bình quân của các nông hộ
khá thấp và tương đối như nhau khoảng 0,6 lần và 0,4 lần (tương ứng vụ thu đông và hè
thu), nhưng khá cao ở vụ đông xuân tương ứng là 0,96 lần và 0,74 lần. Điều này ảnh
hưởng khá lớn đến thu nhập của hộ bởi:
- Họ cho rằng giống lúa thường dễ trồng và chăm sóc dễ hơn giống lúa đặc sản,
do đó đa phần nông hộ chọn giống lúa thường để trồng ở cả ba vụ.
- Áp lực thanh toán chi phí sản xuất (vật tư nông nghiệp cho các đại lý, tiền vay
ngân hàng, thanh toán các chi phí cho lao động và máy móc, ...) cũng như không có kho
bãi để cất trữ lúa nên nông hộ thường bán lúa “tươi” ngay khi thu hoạch. Chính những
điều này càng làm giảm giá thành sản phẩm.
- Đa phần nông hộ đều bán lúa cho cò lúa bởi đây là đối tượng thu mua lúa gạo
chính của nông hộ do họ nhận được khoản huê hồng cao và có mối quan hệ thân thiết với
cả nông hộ và doanh nghiệp nên dễ tạo được lòng tin từ nông hộ. Chính vì vậy, nông hộ
càng bị họ ép giá nhiều hơn nhưng điểm nổi bật của hai đối tượng thu mua lúa này so với
doanh nghiệp là họ luôn luôn trả tiền mặt cho nông hộ ngay sau khi bán lúa.

59
* Hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa phân theo địa bàn và mùa vụ

a) Tỷ suất lợi nhuận b) Tỷ suất lợi nhuận ròng


Thu đông Đông Xuân Hè thu Thu đông Đông Xuân Hè thu

1,50 1,00
0,80
1,00 0,60
0,50 0,40
0,20
0,00 0,00

Hình 3. Hiệu quả tài chính phân theo địa bàn và mùa vụ ở An Giang
Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu tự khảo sát năm 2017
Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ròng trong sản xuất lúa của nông hộ An
Giang có sự thay đổi khác nhau theo mùa vụ và theo địa bàn canh tác lúa. Điển hình là
vụ đông xuân mang lại hiệu quả tài chính cao nhất so với các vụ khác trong năm bởi
những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn nhân lực. Trong đó Tri Tôn là
huyện đạt hiệu quả tài chính cao nhất so với các địa bàn còn lại, đứng thứ hai là Thoại
Sơn và thấp nhất là Châu Thành.
4. KẾT LUẬN
Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả tài chính có sự thay đổi và biến động theo
mùa vụ trên các địa phương khác nhau, trong đó vụ đông xuân là vụ mang lại hiệu quả
cao nhất so với hai vụ còn lại trong năm bởi những thuận lợi như đã trình bày. Từ kết
quả nghiên cứu và thực tế ở 06 huyện thuộc địa bàn An Giang, nghiên cứu có một số
khuyến nghị nhằm giúp nông hộ sử dụng và đầu tư nguồn vốn hiệu quả góp phần nâng
cao tỷ suất lợi nhuận như sau:
Đa dạng hoá hệ thống trường lớp ở nông thôn và có chính sách hỗ trợ, khuyến
khích người dân (nhất là những chủ hộ, những người trực tiếp sản xuất lúa) đến học để
nâng cao trình độ giúp tiếp cận nhanh những công nghệ tiên tiến trên thế giới và vận dụng
hiệu quả vào hoạt động sản xuất của hộ.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ được
vay vốn đảm bảo đủ nhu cầu phục vụ sản xuất lúa thông qua các tổ chức tín dụng chính
thức.
Nhà nước nên xây dựng lộ trình cụ thể (thời gian và địa bàn) về xả lũ (ngưng
canh tác lúa vụ thu đông) để ngtăng độ phì nhiêu và cải tạo đất. Từ đó, góp phần giảm
chi phí đầu tư cho đất và gia tăng tỷ suất lợi nhuận./.

60
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI VIỆT NAM
ThS. Trình Quốc Việt15

1. Mở đầu
Kế toán quản trị (KTQT) ngày càng đóng vai trò quan trọng và được coi là một
trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn
hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, kể từ khi được
nghiên cứu và áp dụng đến nay, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập
kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Việc hiểu
sai từ nội dung đến cách thức xây dựng hệ thống KTQT làm cho nhiều doanh nghiệp
còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, đưa
ra giải pháp đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác KTQT tại các doanh nghiệp
là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Kế toán quản trị là gì
Theo Viện Kế toán quản trị Hoa kỳ (IMA): “KTQT là quá trình nhận diện, đo
lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản
trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo
việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó”
Theo Luật Kế toán Việt Nam 2003 (sửa đổi 2015): “KTQT là việc thu thập, xử
lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định
kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
Từ các định nghĩa trên cho thấy, KTQT có vai trò cung cấp thông tin phục vụ cho
việc quản trị nội bộ bên trong tổ chức. KTQT giúp các nhà quản trị thực hiện được 3
chức năng quan trọng, đó là: lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Lập kế hoạch liên
quan đến việc thiết lập mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Kiểm soát liên
quan đến việc thu thập thông tin phản hồi để đảm bảo rằng kế hoạch đang được thực
hiện tốt hoặc phải sửa đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Ra quyết định liên quan đến việc lựa
chọn một phương án hành động trong số hàng loạt các phương án thay thế khác.
3. Sự hình thành và phát triển của KTQT trên thế giới
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC, 1998) thì việc sự phát triển của KTQT ở
các cấp độ khác nhau liên quan đến sự phát triển của quản trị doanh nghiệp, KTQT được
coi là một kênh thông tin cung cấp thông tin hữu ích để thực hiện các chức năng quản
trị. Theo đó, KTQT đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1 (trước năm 1950): KTQT đặt trọng tâm vào việc xác định chi phí và
kiểm soát tài chính bằng cách sử dụng kỹ thuật lập dự toán ngân sách và kế toán chi phí.
Việc tập trung vào xác định chi phí là do nhu cầu đánh giá hàng tồn kho và phân bổ chi

15
Giảng viên bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
61
phí sản xuất chung. Minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của các kỹ thuật đánh giá
hàng tồn kho theo các phương pháp “nhập trước xuất trước” (FIFO) và “nhập sau xuất
trước” (LIFO). Xác định chi phí là công cụ được nhà quản trị sử dụng thường xuyên để
kiểm soát tinh hình tài chính của tổ chức giai đoạn này.
Giai đoạn 2 (1965 – 1985): KTQT được đặc trưng bởi kỹ thuật phân tích các
quyết định đặc biệt và vấn đề kế toán trách nhiệm, điều này chuyển trọng tâm sang sử
dụng thông tin cho việc lập kế hoạch và kiểm soát quản trị bằng các kỹ thuật chuyên
môn. Trọng tâm của giai đoạn này dựa trên cơ sở rằng các quyết định của nhà quản trị
là các thông tin có giá trị. Giai đoạn này cũng đồng thời xuất hiện của các kỹ thuật kế
toán tiên tiến như máy tính và các trung tâm trách nhiệm đối với lợi ích mang lại từ máy
tính trong việc thực hiện chiến lược.
Giai đoạn 3 (1985 – 1995): sự cạnh tranh ngày càng tăng và sự phát triển của
công nghệ đã tác động đến nhà quản trị thực hiện những nỗ lực làm giảm chi phí và phân
tích quy trình bằng các phương pháp quản trị chi phí tiên tiến. Sự quan tâm đặc biệt ở
giai đoạn này được xác định là hướng đến việc giảm chi phí để tăng lợi nhuận và tạo ra
giá trị cho các hoạt động. Giai đoạn này được đặc trưng bởi phương pháp quản trị tồn
kho kịp thời (JIT) của Nhật Bản và phương pháp quản trị chi phí dựa trên hoạt động
(ABC) của Mỹ.
Giai đoạn 4 (1995 đến nay): các tổ chức đối mặt với sự biến động lớn của môi
trường kinh doanh, sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và vấn đề
cạnh tranh toàn cầu. Lý do này khiến các nhà quản trị chú ý chuyển sang việc tạo ra giá
trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua việc xác định các nhân tố có thể
làm tăng giá trị cho cổ đông, các kỹ thuật mô hình mới đã được đưa ra như quản trị chất
lượng toàn diện (TQM), quản trị dựa trên hoạt động (ABM), thẻ điểm cân bằng (BSC),
điểm chuẩn (Benchmarking) và tái cấu trúc (Reengineering),… nhằm cố gắng loại bỏ
các hoạt động không tạo ra giá trị.
4. Sự hình thành và phát triển của KTQT tại Việt Nam
Sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung gắn liền với đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ. Chính vì thế, KTQT ở Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng và trải qua 4 giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1 (trước năm 1986): nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, mục đích của hệ thống kế toán là cung cấp thông tin kinh tế cho
nhà nước để thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế,
tài chính tại đơn vị. Hệ thống kế toán trong các đơn vị lúc bấy giờ chỉ có duy nhất là bộ
phận kế toán tài chính, hệ thống KTQT chưa được nghiên cứu, chưa được thừa nhận và
thường được hiểu là một bộ phận kế toán chi tiết của kế toán tài chính.
Giai đoạn 2 (1986 – 1991): nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới cơ chế kinh
tế, thiết lập và tạo dựng nền kinh tế thị trường có sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước
theo định hướng XHCN. Ngày 10/5/1988, Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về kế
62
toán. Sự biến đổi này đã ảnh hưởng hệ thống kế toán quốc gia, kế toán không chỉ cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính để các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát mà còn thực
hiện nhiệm vụ báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, các yếu tố làm tăng, giảm giá
thành,… Tuy nhiên, KTQT vẫn chưa được đề cập trong văn bản trên và vẫn được xem
là bộ phận kế toán chi tiết của kế toán tài chính, phụ thuộc vào kế toán tài chính.
Giai đoạn 3 (1991 – 2003): năm 1994, KTQT được đưa vào giảng dạy lần đầu
tiên tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM, đây là nỗ lực của tập thể giảng viên, giáo sư
của nhà trường sau nhiều năm nghiên cứu, biên dịch từ sách KTQT (Managerial
Accounting) của Ray H. Garrison (Mỹ). Sau đó, Nguyễn Việt (1995) đã thực hiện luận
án phó tiến sĩ của mình với đề tài “Vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam”, luận
án đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và
KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đối với KTQT, tác giả chỉ mới trình
bày những vấn đề cơ bản nhất. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên đặt nền tảng cho
các nghiên cứu tiếp theo về KTQT tại Việt Nam. Đến năm 1996, Bộ Tài chính tổ chức
2 cuộc Hội thảo, lần 1 vào ngày 15/5/1996 và lần 2 vào ngày 27/11/1996 ở Hà Nội.
Trong Hội thảo này, các chuyên gia kế toán trong và ngoài nước đều cho rằng KTQT là
hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 1997, một nghiên cứu tiếp
theo về KTQT được Phạm Văn Dược thực hiện trong luận án tiến sĩ của mình với đề tài
“Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp
Việt Nam”, luận án đã đề xuất các giải pháp vi mô và vĩ mô để ứng dụng KTQT vào
thực tiễn trong các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng trong năm 1997, sách (giáo trình)
KTQT lần đầu tiên được Trường Đại học Kinh tế TPHCM xuất bản, đây được xem là
tài liệu nghiên cứu về KTQT đầu tiên tại Việt Nam bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Năm
2003, Luật Kế toán Việt Nam ra đời, Luật này nêu rõ “Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế
toán tài chính và KTQT” ở Điều 9 và định nghĩa về KTQT cũng được trình bày rõ ràng
ở Điều 3 của Luật này.
Giai đoạn 4 (2003 đến nay): sau khi KTQT chính thức được thừa nhận trong Luật
Kế toán (2003), vào ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 53/2006/TT-
BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp” nhằm hướng dẫn cho các
doanh nghiệp thực hiện KTQT. Năm 2015, Luật Kế toán Việt Nam tiến hành sửa đổi,
KTQT tiếp tục được thừa nhận, những nội dung đề cập đến KTQT vẫn giữ nguyên như
trong Luật Kế toán năm 2003. Có thể nói, ở giai đoạn này, KTQT đã thật sự định hình
tại Việt Nam và được nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện hơn. Tuy
nhiên, kể từ đó đến nay KTQT vẫn tự tìm kiếm lối đi, mà chưa có một tổ chức nào có
đủ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT trong doanh
nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế và xa rời
giữa lý luận và thực tiễn. Các doanh nghiệp chủ yếu áp dụng KTQT trong việc lập dự
toán và quản trị chi phí.
5. Thực trạng giảng dạy KTQT trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam
Kể từ khi giáo trình KTQT của nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế TPHCM
phát hành năm 1997, các tác giả tại các trường đại học khác trong nước cũng đã bắt đầu

63
cho xuất bản nhiều tài liệu, giáo trình về KTQT. Có thể nói, cho đến nay, tài liệu, giáo
trình nghiên cứu về KTQT tại Việt Nam là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới
đề cập đến các vấn đề của KTQT truyền thống như: phân tích CVP, lập dự toán ngân
sách, phân tích biến động chi phí, kế toán trách nhiệm, định giá bán sản phẩm, phân tích
thông tin tài chính thích hợp cho việc ra các quyết định ngắn hạn,… Đây là các nội dung
được thế giới cho là đã lạc hậu, không còn phù hợp trong môi trường kinh doanh mang
tính hội nhập cao, đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bởi các nội dung
này chỉ tập trung vào việc phân tích các chỉ số, các thước đo tài chính mà bỏ qua các
thước đo phi tài chính vốn được xem là rất quan trọng. Các nội dung về KTQT hiện đại
ít được các tài liệu trong nước đề cập và hầu như không có. Vì vậy, các giáo trình giảng
dạy tại các trường đại học Việt Nam hiện nay vẫn là các giáo trình với các kiến thức
KTQT truyền thống và kiến thức truyền đạt cho sinh viên cũng chỉ mới dừng lại ở mức
độ này.
Mặc dù KTQT đã nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng đến nay KTQT vẫn
còn là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp, cũng như đội ngũ các
nhà nghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học trong nước. Nhiều giảng viên còn
chưa hiểu đúng về KTQT, còn nhầm lẫn giữa KTQT với kế toán chi tiết. Một số giáo
trình trong nước vẫn còn trình bày một số nội dung như: KTQT có 4 phương pháp là
chứng từ, tài khoản, tính giá và tổng hợp - cân đối kế toán; và đề cập đến một số nội
dung liên quan đến KTQT như “KTQT tài sản cố định”, “KTQT hàng tồn kho”, “KTQT
lao động và tiền lương”, “KTQT các khoản nợ”, “KTQT bán hàng và kết quả kinh
doanh”,... Các phương pháp và nội dung này không được đề cập trong các tài liệu KTQT
của nước ngoài.
Việc giảng dạy chỉ mới dừng lại ở mức độ truyền đạt kiến thức và giải một số
bài tập tính toán có liên quan mà chưa có nhiều bài tập tình huống giả định hoặc thực tế
ở mỗi chương, mỗi phần để sinh viên thảo luận, trao đổi nhằm nâng cao sự hiểu biết và
hiểu đúng về vai trò của KTQT trong doanh nghiệp. Bởi KTQT không phải là kế toán
chi tiết của kế toán tài chính và cũng không phải là môn quản trị học hay quản trị doanh
nghiệp đơn thuần.
6. Thực trạng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
Mặc dù Luật Kế toán Việt Nam ra đời và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp nhưng đến nay các doanh nhiệp Việt
Nam vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đến một văn bản có ý nghĩa quan trọng hướng dẫn
các doanh nghiệp áp dụng KTQT. Do KTQT không bị bắt buộc về mặt pháp lý nên đa
phần doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng, thậm chí những doanh nghiệp có quy mô
lớn nhưng vẫn chưa áp dụng. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến bộ phận kế toán tài
chính mà không hề biết vai trò mà bộ phận KTQT mang lại trong điều hành, quản trị
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng KTQT không thực sự cần thiết vì đã có kế
toán tài chính.
KTQT nếu được áp dụng thì các doanh nghiệp chỉ mới áp dụng ở mức độ sơ khai,
đơn giản chỉ là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và KTQT, KTQT chỉ là chi tiết hóa số
64
liệu của kế toán tài chính. Các doanh nghiệp chưa khai thác triệt để công cụ KTQT vào
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà quản trị DN còn lúng túng khi nghiên cứu nội dung
KTQT để áp dụng vào thực tế doanh nghiệp. Để áp dụng KTQT vào doanh nghiệp đòi
hỏi các nhà quản trị phải có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để xây dựng hệ thống KTQT
trong doanh nghiệp của mình. Để đáp ứng được yêu cầu trên, bắt buộc các nhà quản trị
DN phải bỏ ra một khoản chi phí để đào tạo nhân viên và các chi phí khác phục vụ cho
việc áp dụng KTQT vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn
cân nhắc giữa chi phí đầu tư và hiệu quả mang lại của công tác KTQT và đó chính là
một trong những trở ngại lớn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn áp
dụng KTQT.
Nhân viên kế toán hầu hết chỉ có kinh nghiệm về kế toán tài chính, còn kiến thức
về KTQT chưa được quan tâm, cập nhật và sử dụng. Mặc dù đã được đào tạo từ các
trường đại học nhưng khi ra trường thì kiến thức nhanh chóng bị lãng quên, mai một
nên khó khăn trong việc triển khai, áp dụng KTQT.
Hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới phân loại chi phí chủ yếu theo nội dung kinh
tế và chức năng hoạt động của chi phí nhằm phục vụ cho công tác kế toán tài chính và
lập báo cáo tài chính, chứ không phân loại chi phí theo cách mà KTQT quan tâm, đó là
phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Do đó, việc áp dụng KTQT gặp nhiều khó khăn,
thậm chí không thực hiện được, ra quyết định dễ dẫn đến sai lầm.
Báo cáo KTQT còn ở mức độ ít và sơ sài, chưa chủ trọng đến việc lập báo cáo
KTQT phục vụ cho nhà quản trị trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp chỉ
mới sử dụng các chứng từ mang tính bắt buộc, chưa thiết kế hay xây dựng các biểu mẫu
chứng từ phù hợp với KTQT. Các khoản mục chi phí thường được xác định theo chi phí
thực tế phát sinh mà chưa sử dụng đến chi phí ước tính hay chi phí định mức nên thông
tin cung cấp chậm trễ. Vì vậy, việc thiết kế các tài khoản chi tiết để theo dõi các biến
động giữa chi phí định mức và chi phí thực tế vẫn chưa được quan tâm.
Việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (phân tích CVP)
trong doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho quản lý chi phí, lợi nhuận theo cơ chế tài chính
chứ không đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (mức độ hoạt
động), chi phí (biến phí, định phí) và lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu như: số dư đảm
phí, tỷ lệ số dư đảm phí, đòn bẩy hoạt động, điểm hòa vốn, số dư an toàn hay phân tích
kết cấu hàng bán nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn khi có những
thay đổi của các yếu tố trên.
KTQT có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược.
Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần đề ra mục tiêu chiến lược và có một kế hoạch
hành động trong ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng. Thực tế ở nước ta hiện nay, qua
nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp chưa có được sự hỗ trợ tích cực của nhân viên
KTQT để xây dựng và thực hiện chiến lược. Thậm chí, nhân viên KTQT còn chưa đủ
khả năng hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết định ngắn hạn.
Trong đánh giá thành quả, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng hệ thống
đánh giá dựa trên các thước đo tài chính. Đây là hệ thống đánh giá mà thế giới gọi là đã
65
lạc hậu và chuyển dần sang hệ thống đánh giá có sự kết hợp giữa các thước đo tài chính
và phi tài chính để hỗ trợ cho thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
Trên đây là một số hạn chế cơ bản được chỉ ra và để đánh giá chính xác hơn đòi
hỏi phải có nhiều nghiên cứu, khảo sát thực tế nhiều hơn nữa. Các nhà nghiên cứu Việt
Nam trong thời gia cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu từ phạm vi từng doanh nghiệp
cụ thể đến phạm vi nhóm theo ngành nghề, từ phạm vi địa bàn hẹp sang địa bàn rộng
lớn hơn. Điển hình như nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu và Bùi Tiến Dũng (2018) với
đề tài “Thực tiễn KTQT tại Việt Nam: Một nghiên cứu thực nghiệm”. Nghiên cứu trên
đã thực hiện khảo sát tại 161 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam và kết quả nhận được là:
các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu áp dụng các công cụ KTQT truyền thống để hỗ trợ
quá trình kiểm soát và ra quyết định, chủ yếu tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, các
hoạt động hàng ngày như lập dự toán và lập kế hoạch, định giá sản phẩm và kiểm soát
chi phí; các kỹ thuật KTQT mới, hiện đại không được đánh giá cao; mức độ đáp ứng
nhu cầu thông tin của KTQT phục vụ cho việc quản trị trong các doanh nghiệp vẫn còn
thấp.
7. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng KTQT tại Việt Nam
7.1. Về phía Nhà nước và Hội nghề nghiệp
Bộ Tài chính cần nghiên cứu việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản có
liên quan đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp đặc thù. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để thể hiện rõ ràng hơn quan điểm
của Nhà nước về KTQT nhằm hỗ trợ, định hướng phát triển KTQT. Tuy nhiên, các hoạt
động này của nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ và hướng dẫn chứ không can thiệp quá sâu
vào công tác KTQT tại doanh nghiệp, bởi KTQT vốn không bị chi phối bởi luật pháp
và được thiết kế tùy theo nhu cầu quản trị của từng doanh nghiệp. Hiện nay, văn bản
pháp lý về KTQT mới chỉ dừng lại ở Luật Kế toán với khái niệm về KTQT và Thông tư
số 53/2006/TT-BTC huớng dẫn KTQT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung
trong thông tư này còn nghiêng về chi tiết hóa cho kế toán tài chính hơn là KTQT. Vì
thế, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm giúp các doanh
nghiệp xây dựng hệ thống KTQT phù hợp trong doanh nghiệp.
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam nên tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp
trong việc tổ chức thực hiện KTQT bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán
mẫu phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh, từng quy mô của doanh nghiệp thông qua việc chủ trì tổ chức các buổi đối thoại,
hội thảo chuyên ngành với các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, giúp doanh nghiệp nhận
thức được vai trò và tác dụng của KTQT cũng như những định hướng cho việc tổ chức
công tác KTQT phù hợp với doanh nghiệp mình. Tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể mà
doanh nghiệp có thể mở rộng, thu hẹp hay thiết kế lại mô hình cho thích hợp nhất.
Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về KTQT, nghiên
cứu thành lập các dự án phát triển hệ thống KTQT tại Việt Nam, hình thành các sản
phẩm hướng dẫn cụ thể hơn cho doanh nghiệp áp dụng. Tiếp cận, học hỏi và nhận chuyển

66
giao kinh nghiệm áp dụng KTQT ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ,.. và các quốc
gia đang phát triển có đặc điểm tương đồng với Việt Nam.
7.2. Về phía các cơ sở đào tạo
Cập nhật chương trình giảng dạy KTQT trong các trường đại học, cao đẳng theo
các nội dung mới nhất của các tài liệu nước ngoài. Bổ sung giảng dạy các kỹ thuật KTQT
tiên tiến mới như chi phí mục tiêu, kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC), quản trị
trên cơ sở hoạt động (ABM), đo lường thành quả theo mô hình thẻ điềm cân bằng (BSC)
và phân tích chuỗi giá trị,... với các nội dung phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh
nghiệp Việt Nam.
Cần nghiên cứu tìm ra giải pháp để xây dựng mô hình đào tạo kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành giữa các trường, viện và doanh nghiệp. Đồng thời, cần lập ra một
phòng kế toán “ảo” tại trường để sinh viên thường xuyên được thực hành với các tình
huống thực tế, nhằm phát huy vai trò chủ động, kỹ năng tư duy khoa học và nghệ thuật
quản lý vào thực tiễn.
Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, các nơi đào tạo nên tổ
chức các buổi hội thảo về KTQT có sự tham gia của một số kế toán, lãnh đạo doanh
nghiệp. Hội thảo sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò
của KTQT; đồng thời các doanh nghiệp cũng sẽ chia sẻ những vướng mắc hay khó khăn
mà doanh nghiệp đang gặp phải khi áp dụng KTQT vào doanh nghiệp để các giảng viên
có thể cải tiến bài giảng, tình huống theo hướng gắn liền thực tiễn và sinh viên có được
cái nhìn thực tế và chú ý hơn khi làm việc thực tế sau này.
Nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò của KTQT giúp sinh viên hiểu đúng
về của KTQT, tránh nhầm lẫn giữa KTQT với kế toán chi tiết để khi về làm việc thực tế
tại các doanh nghiệp họ không chỉ làm được kế toán tài chính mà còn là những chuyên
gia tư vấn, tham gia xây dựng chiến lược cho DN.
7.3. Về phía các doanh nghiệp
Nhà quản trị doanh nghiệp phải cần thay đổi cách nhìn nhận về KTQT, đồng thời
nâng cao nhận thức và trình độ quản trị của mình. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải
biết đưa ra những yêu cầu về thông tin cần được bộ phận KTQT cung cấp, và quan trọng
hơn là phải có kiến thức phân tích và sử dụng thông tin của KTQT.
Nhân viên KTQT phải có trình độ nhất định về kế toán và phải có kiến thức
chuyên sâu về KTQT để thực nhiện công việc cung cấp các thông tin thích hợp và đáng
tin cậy. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo cũng như bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ chuyên môn về KTQT cho đội ngũ nhân viên kế toán của DN thích ứng
với yêu cầu của hệ thống bộ máy kế toán mới.
Tổ chức hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xác lập hệ thống
quản lý sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển hệ thống quản trị để làm cơ sở xác
lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình KTQT cho doanh nghiệp.

67
Cần phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán doanh nghiệp theo hướng kết hợp
bộ phận KTQT và kế toán tài chính trong cùng bộ máy kế toán. Cải tiến mối quan hệ
giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc
thu thập thông tin cho KTQT. Tuy nhiên, để thông tin KTQT được bảo mật, doanh
nghiệp cần bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận này.
Xây dựng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán và hệ
thống báo cáo KTQT cho phù hợp với công tác quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh
riêng của doanh nghiệp, dựa trên các mô hình KTQT đã được áp dụng của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Cần xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và sát với thực tế để
vận dụng trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho KTQT
trong việc dự báo, kiểm soát chi phí. Các doanh nghiệp nên thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuấn ISO để qua đó xây dựng hệ thống định mức chi phí sẽ mang
tính khoa học hơn.
Thực hiện tin học hóa công tác kế toán và công tác quản trị nhằm giúp các kế
toán có thể xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời và giảm áp lực
trong công việc cho nhân viên KTQT khi mà nhu cầu thông tin ngày càng tăng, hoạt
động kinh doanh ngày càng mở rộng. Tin học hóa còn giúp việc truyền thông, trao đổi
thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc
vận hành hệ thống KTQT.
8. Kết luận
Mặc dù việc nghiên cứu KTQT tại Việt Nam có trễ hơn so với thế giới nhưng sau
bao thăng trầm của lịch sử, KTQT tại Việt Nam đã định hình và có những bước phát
triển từ thấp đến cao. Tuy nhiên, KTQT vẫn còn là một lĩnh vực còn mới mẻ và việc áp
dụng vào thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Để KTQT đi vào thực tế đòi hỏi phải có những
giải pháp hỗ trợ, bắt đầu từ các cơ quan quản lý của nhà nước và hội nghề nghiệp thông
qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn và các hoạt động hỗ trợ khác nhằm giúp các
doanh nghiệp hiểu và xây dựng được hệ thống KTQT phù hợp trong từng doanh nghiệp
cụ thể. Bên cạnh đó, sự cải tiến về nội dung và phương pháp giảng dạy KTQT tại các
cơ sở đào tạo cũng rất quan trọng, bởi đây chính là nơi cung cấp kiến thức về KTQT và
có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng tại các doanh nghiệp. Nhân tố cuối cùng giúp
cho việc áp dụng KTQT tại Việt Nam được thành công chính là bản thân các doanh
nghiệp, các nhà quản trị phải có tầm nhận thức nhất về việc sử dụng các thông tin của
kế toán, xây dựng được hế thống thông tin thông suốt trong nội bộ doanh nghiệp mình,
phải mạnh dạn cải tiến, sắp xếp lại bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển
và hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quốc Hội (2015), Luật Kế toán (Luật số 88/2015/QH13), ban hành ngày 20/11/2015, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
68
Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản
trị trong doanh nghiệp” ban hành ngày 12/6/2006 .
Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực (2015), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản
kinh tế TPHCM.
Nguyễn Thị Hồng Sương (2018), “Kế toán quản trị: Hiện trạng và định hướng triển
khai vào doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Công Thương
Nguyễn Văn Hải, Vũ Mạnh Chiến (2018), “Về sự hình thành và phát triển của kế toán
quản trị ở Việt Nam” Tạp chí Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
Pham Duc Hieu, Bui Tien Dung (2018), Management Accounting Practices in Vietnam:
An Empirical Study, Account and Financial Management Journal
Garrison, Noreen, Brewer (2018), Managerial Accounting (16th Edition), McGraw-Hill
Education, NY
Kaplan, Alkinson (1998), Advanced Management Accounting (3rd Edition), Prentice
Hall International, Inc

69
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG CỦA NÔNG
HỘ TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ths. Cao Văn Hơn16

1. Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa trọng điểm, đóng góp
trên 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước (Niên giám thống kê,
2017). Thành tựu đó là kết quả của việc ĐBSCL hội tụ đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận
lợi nhất cho hoạt động sản xuất lúa. Song, thực tế cho thấy phần lớn nông hộ trồng lúa
nơi đây chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật (giống, thời vụ, phòng chống dịch bệnh,
chăm sóc và thu hoạch) mà chưa chú trọng đến việc chuẩn bị đầy đủ vốn cho sản xuất
nên rất bị động vì thiếu vốn.
Do thiếu vốn sản xuất nên nông hộ thường tìm đến các tổ chức tín dụng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy không phải ai có nhu cầu cũng đều được các tổ chức tín dụng
đáp ứng đầy đủ. Nói cách khác, trong số những người xin vay, chỉ một số vay được toàn
bộ, một số vay được một phần nhu cầu và số còn lại bị từ chối hoàn toàn (nghĩa là bị
hạn chế tín dụng), mặc dù sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Nếu bị hạn chế tín dụng,
nông hộ sẽ gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nên không thể cải thiện thu
nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ nhận thức đó, bài viết “các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng của nông
hộ ở ĐBSCL” được hình thành nhằm xác định nguyên nhân của hạn chế tín dụng đối
với nông hộ trồng lúa ở đây. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vốn tín
dụng cho các nông hộ để phát triển sản xuất.
2. Cơ sở lý thuyết
Khác với các giao dịch hàng hóa thông thường, giao dịch tín dụng rất đặc thù bởi
tính liên thời gian của nó. Nói cách khác, các khoản cho vay hôm nay chỉ được hoàn trả
ở tương lai. Trong thời gian đó, dưới tác động của nhiều yếu tố (cả vĩ mô lẫn vi mô),
khả năng trả nợ của người vay có thể thay đổi theo chiều hướng xấu đi, do đó làm tăng
rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Nếu vậy, các tổ chức tín dụng sẽ từ chối hay giới hạn số
tiền cho vay đối với các đối tượng được xem là rủi ro để đảm bảo an toàn trong cho vay
và lợi nhuận. Hiện tượng này được gọi là hạn chế tín dụng (Kofarmata và Danlami,
2019).
Để đo lường mức độ hạn chế tín dụng, Guirkinger và Boucher (2008) sử dụng tỷ
số giữa số tiền thực vay và số tiền xin vay (gọi tắt là tỷ lệ vay hay TYLEVAY ). Nếu vay
đủ theo nhu cầu thì TYLEVAY  1 và người vay không bị hạn chế tín dụng. Nếu
0  TYLEVAY  1 thì người vay bị hạn chế tín dụng một phần và nếu TYLEVAY  0 thì
người vay bị hạn chế tín dụng hoàn toàn . Nói chung, tỷ lệ vay càng cao nghĩa là người
vay càng ít bị hạn chế tín dụng và ngược lại. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm tìm hiểu

16
Giảng viên bộ môn Tài chính – kế toán, Khoa kinh tế - QTKD, Trường Đại học An Giang.
70
nguyên nhân của sự khác biệt về mức độ hạn chế tín dụng giữa những người vay khác
nhau để từ đó đề xuất chính sách mở rộng tín dụng cho phù hợp.
Như đã phân tích trên nguyên tắc đảm bảo an toàn khi ra quyết định cho vay, các
TCTD đánh giá uy tín tín dụng của nông hộ trên cơ sở dữ liệu chính thống về tài sản thế
chấp và thu nhập. Tuy nhiên, ở nông thôn các nước đang phát triển như Việt Nam, việc
thu thập các dữ liệu này rất khó, thiếu chính xác mà lại tốn kém nên các TCTD còn phải
căn cứ vào nhận định riêng của bản thân về đặc điểm lịch sử và nhân khẩu học của nông
hộ như thời gian cư trú tại địa phương, tuổi, học vấn, giới tính của chủ hộ hay địa vị xã
hội để ra quyết định cho vay (Awunyo và cộng sự, 2014; Moro, Wisniewski và
Mantovani, 2017; Kofarmata và Danlami, 2019).
Thực tế cho thấy, một trong những điều kiện tiên quyết của các TCTD trong
quyết định cho vay là tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có hai chức năng, đó là (i) giúp
TCTD bù đắp thiệt hại nếu người vay không trả nợ và (ii) hạn chế động cơ không trả nợ
của người vay. Khi thế chấp tài sản, người vay phát tín hiệu về trách nhiệm sử dụng hiệu
quả vốn vay bởi nếu thất bại thì sẽ mất tài sản, qua đó giúp TCTD giảm thiểu rủi ro
không thu hồi được nợ nên sẽ có động cơ giảm lãi suất để khích lệ nông hộ vay nhiều
hơn (Berger và cộng sự, 2011; Kofarmata và Danlami, 2019). Trong hầu hết trường hợp,
tài sản thế chấp phải có giá trị cao (đối với nông hộ trồng lúa chính là đất) đủ để TCTD
bù đắp thiệt hại nếu nông hộ không trả nợ bởi sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với
nhiều rủi ro khó lường, đặc biệt là về năng suất và giá bán – các yếu tố quyết định giá
trị nông sản và năng lực trả nợ của nông hộ (Kislat, Menkhoff và Neuberger, 2017).
Ngoài ra, đất sản xuất còn giúp nông hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích và tạo ra thu
nhập để trả nợ. Do đó, giá trị đất (giatridati) sẽ giúp giảm thiểu mức độ hạn chế tín dụng
mà nông hộ phải đối mặt.
Thu nhập đóng vai trò tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng hạn chế tín dụng
đối với nông hộ. Thật vậy, các TCTD phải đối mặt với rủi ro không thu hồi được nợ bởi
nông hộ không đủ năng lực trả nợ. Khi đó, thu nhập từ các nguồn chính là yếu tố đảm
bảo khả năng trả nợ của nông hộ. Nông hộ có thu nhập cao thường sử dụng hiệu quả
vốn vay nên dễ trả nợ và ít bị hạn chế tín dụng. Bên cạnh đó, trong hầu hết trường hợp
nông hộ có thu nhập cao ưu tiên sử dụng vốn tự có với chi phí sử dụng vốn thấp, đặc
biệt là ở các nước với hệ thống tín dụng kém phát triển nên chi phí giao dịch cao (Fischer,
Huerta và Valenzuela, 2019). Vì vậy, thu nhập (thunhapi) cao sẽ giúp nông hộ giảm
thiểu được tình trạng hạn chế tín dụng.
Nông hộ cư trú lâu năm ở địa phương thường ít bị hạn chế tín dụng hay dễ được
chấp nhận cho vay bởi các TCTD có nhiều thông tin hơn về họ để thẩm định năng lực
tài chính và ý định trả nợ nhằm giảm thiểu mức độ thông tin bất đối xứng (Kislat và
cộng sự, 2017). Đồng thời, theo các nghiên cứu về vốn xã hội (social capital) như
Dufhues, Buchenrieder và Hoang (2012), Shoji và cộng sự (2012) và McKitterick,
Quinn và Tragear (2019), TCTD cũng có nhiều thời gian hơn để xây dựng mối quan hệ
(cả chính thức lẫn phi chính thức) và cơ chế ràng buộc đối với các nông hộ cư trú ở địa
phương lâu năm nhằm thúc đẩy họ trả nợ. Mối quan hệ trong thời gian dài tăng cường

71
niềm tin đối với nông hộ và tạo điều kiện cho TCTD giảm thiểu các yêu cầu trong cho
vay (đặc biệt là thủ tục và tài sản thế chấp), qua đó mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng cho
nông hộ (Brewer và cộng sự, 2014; Kislat và cộng sự, 2017). Như vậy, thời gian cư trú
tại địa phương (thoigiancutrui) sẽ làm giảm mức độ hạn chế tín dụng đối với nông hộ.
Tuổi chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ Awunyo
và cộng sự (2014) và Qin và cộng sự (2019). Theo các nghiên cứu này, chủ hộ lớn tuổi
có mối quan hệ xã hội rộng rãi nên dễ nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết và thể hiện uy
tín cao nên ít bị hạn chế tín dụng. Do đó, chủ hộ lớn tuổi (tuoii) thường được các TCTD
đánh giá cao về uy tín tín dụng nên dễ vay được hay ít bị hạn chế tín dụng.
Trình độ học vấn của chủ hộ – một thành tố quan trọng của vốn con người (human
capital) – cũng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng bị hạn chế tín dụng mà nông hộ
đối mặt (Kuwornu và cộng sự, 2012; Kislat và cộng sự, 2017). Chủ hộ với trình độ học
vấn cao có năng lực tổ chức tốt sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất nên có thể đảm bảo trả nợ
đầy đủ và đúng hạn, do đó sẽ ít bị hạn chế tín dụng. Hơn nữa, chủ hộ có trình độ học
vấn cao sẽ nhạy bén trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào
sản xuất, tiếp cận thông tin thị trường cũng như thông tin tín dụng nên dễ vay hơn so
với chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy biến học vấn (hocvani) có mối quan hệ
ngược chiều với hạn chế tín dụng.
Ở nông thôn, nữ giới phần lớn chỉ làm nội trợ theo phân công lao động trong nội
bộ gia đình, do đó ít am hiểu cách thức vay, thiếu mối quan hệ xã hội và thiếu kỹ năng
giao tiếp nên khó tiếp cận tín dụng hơn chủ hộ là nam giới (Alesina, Giuliano và Nunn,
2013). Nữ giới thường đóng vai trò thứ yếu trong hoạt động sản xuất– cũng như trong
quá trình ra quyết định sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là tài sản và nguồn lực tài chính)
của nông hộ (Tran và cộng sự, 2018; Isoto và Kraybill, 2019). Tuy nhiên, do đặc điểm
của nữ giới là cẩn trọng nên chỉ quyết định vay khi thật cần và do đó rất chú tâm sử dụng
khoản vay đúng mục đích để đảm bảo trả nợ (Moro và cộng sự, 2017). Do phải chăm lo
gia đình nên nữ giới có động cơ tiết kiệm (dù có thể chỉ là những khoản tiền nhỏ) để
phòng khi bất trắc xảy ra nên luôn có sẵn nguồn tiền để trả nợ vay khi đáo hạn. Xu
hướng tiết kiệm này càng có tác dụng làm tăng khả năng vay của nữ giới ở những nơi
có sự hiện diện của các hợp tác xã tín dụng, TCTD vi mô hay TCTD bán chính thức
hoạt động thông qua các tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp, nhất là của phụ nữ. Như
vậy, giới tính (gioitinhi) của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận tín dụng của
nông hộ.
Thông tin bất đối xứng là hiện tượng phổ biến ở thị trường tín dụng nông thôn
bởi các TCTD khó thu thập thông tin đầy đủ về nông hộ do nhiều rào cản, trong đó có
yếu tố khoảng cách địa lý (Bellucci, Borisov và Zazzaro, 2013; Witte, DeVuyst,
Whitacre và Jones, 2015; Kislat và cộng sự, 2017). Hai hệ quả tất yếu của thông tin bất
đối xứng (lựa chọn sai lầm và động cơ lệch lạc) –là nguyên nhân khiến các TCTD hạn
chế tín dụng đối với nông hộ. Do cư trú phân tán trên địa bàn nông thôn trải rộng nên
khoảng cách địa lý và mức độ thông tin bất đối xứng giữa TCTD và nông hộ là khá lớn.
Hệ quả là nhiều nông hộ không thể tiếp cận tín dụng chính thức do bị TCTD từ chối bởi

72
thiếu thông tin. Thật vậy, thông tin cần thiết để chọn lọc, kiểm soát và cưỡng chế trả nợ
càng khó thu thập và càng kém chuẩn xác nếu khoảng cách địa lý giữa TCTD và nông
hộ càng xa. Nói cách khác, khoang cách giữa nơi cư trú của nông hộ đến TCTD
(khoangcachtctdi) có mối quan hệ nghịch cùng chiều với hạn chế tín dụng của nông hộ.
Ở nông thôn các nước đang phát triển, các mối quan hệ xã hội truyền thống hỗ
trợ cho các giao dịch thương mại đóng vai trò rất quan trọng đối với nông hộ (Baird và
Grey, 2014) do các mối quan hệ xã hội giúp giảm thiểu rủi ro và mức độ nhạy cảm của
nông hộ đối với sự biến động của các yếu tố ngoại cảnh. Ở nông thôn, quan hệ xã hội là
thành tố quan trọng đối với việc hạn chế tổn thất, bất lợi và rủi ro, thông qua việc chia
sẻ nguồn lực tài chính, vật chất và nguồn lực con người để điều hòa tiêu dùng và tạo ra
nguồn quỹ giúp bảo vệ gia đình. Quan hệ xã hội giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên
hiệu quả hơn nhờ tính đa chiều của chúng (nghĩa là, thông tin có thể được trao đổi và
phản hồi cùng lúc từ nhiều phía) đi kèm với phân tích, đánh giá của nhiều chủ thể, qua
đó làm tăng mức độ chính xác, toàn diện và giá trị. Nếu nông hộ có chủ hộ hay thành
viên đang làm việc hay giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước hay tổ chức đoàn thể
(nghĩa là, có địa vị xã hội) thì sẽ có nhiều ưu thế trên các phương diện trên, hiểu rõ cách
thức vay và dễ được bảo lãnh (bởi cơ quan công tác hay người quen) nên sẽ ít bị hạn chế
tín dụng. Bên cạnh đó, người có địa vị xã hội thường được xem là có uy tín và phải cố
gắng trả nợ để giữ gìn vị thế và tiếng tăm cho bản thân nên sẽ được TCTD ưu ái hơn.
Do đó, địa vị xã hội (diavixahoii) sẽ giúp nông hộ ít bị hạn chế tín dụng (Qin và cộng
sự, 2019).
Một yếu tố quan trọng khác đối với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng
lúa là số năm tham gia sản xuất lúa (đó là, kinh nghiệm sản xuất). Dễ nhận thấy rằng
nông hộ trồng lúa phải đối mặt với rủi ro trên nhiều phương diện như sản xuất, thị trường
và nguồn vốn. Điều đó đòi hỏi nông hộ phải có hiểu biết nhất định tích lũy từ các thông
tin tiếp nhận theo thời gian trong quá trình tham gia sản xuất. Hiểu biết đó đặc biệt quan
trọng giúp nông hộ ứng phó với các bất ổn cả trong ngắn hạn và dài hạn liên quan đến
chính sách, giá lúa, kỹ thuật sản xuất, thời tiết – khí hậu và nhu cầu thị trường góp phần
gia tăng năng suất sản xuất và tạo niềm tin đối với TCTD để có thể tiếp cận tín dụng dễ
dàng hơn (Sumane và cộng sự, 2018). Như vậy, kinh nghiệm trong sản xuất
(kinhnghiemi) sẽ giúp giảm thiểu mức độ hạn chế tín dụng mà nông hộ phải đối mặt.
Trên cơ sở các luận điểm lý thuyết vừa trình bày, bài viết xây dựng mô hình
nghiên cứu thực nghiệm để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng
đối với nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL như sau:
hanchetindungi  0  1giatridati  2thunhapi  3thoigiancutrudpi 
 4tuoii  5hocvani  6 gioitinhi  7 khoangcachtctdi  8diavixahoii  (1)
 9kinhnghiemi   i

Trong Mô hình (1), biến phụ thuộc (hanchetindungi) được xây dựng trên cơ sở
tỷ số giữa số tiền thực vay và nhu cầu vay, không tính nhu cầu vay cho các mục đích sử
dụng khác (như tiêu xài chẳng hạn) để tránh làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Nếu
tylevay 1 , nông hộ không bị hạn chế tín dụng; nếu 0  tylevay  1, nông hộ bị hạn chế
73
tín dụng một phần; và nếu tylevay  0 , nông hộ bị hạn chế tín dụng hoàn toàn. Nói cách
khác, tylevay càng thấp thì người vay càng bị hạn chế tín dụng và ngược lại. Nếu không
có nhu cầu vay hay tylevay  1, nông hộ được xem là không hạn chế tín dụng nên biến
phụ thuộc (hanchetindungi) trong Mô hình (1) có trị số là 0 và ngược lại nông hộ có hạn
chế tín dụng và biến phụ thuộc (hanchetindungi) có trị số là 1.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng trong bài viết được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ
hộ của các nông hộ trồng lúa ở các tỉnh (thành) thuộc ĐBSCL. Tỷ trọng nông hộ ở từng
tỉnh (thành) chiếm trong tổng số mẫu được xác định căn cứ vào tỷ trọng quy mô diện
tích trồng lúa của từng địa phương trong tổng diện tích trồng lúa của toàn vùng ĐBSCL.
Ở mỗi tỉnh (thành), tác giả chọn ba huyện lần lượt có quy mô diện tích lúa lớn nhất,
trung bình và nhỏ nhất để tiến hành khảo sát. Để xây dựng hệ thống dữ liệu phản ánh
đầy đủ thực trạng sản xuất lúa của nông hộ, tác giả soạn sẵn bảng câu hỏi và tiến hành
khảo sát thử. Sau khảo sát thử, bảng câu hỏi được chỉnh sửa nhằm khắc phục sai sót và
hình thành bản chính thức để sử dụng.
Tuy nhiên, do các khó khăn khi tiến hành khảo sát (không tiếp cận được chủ hộ,
chủ hộ từ chối trả lời phỏng vấn và thông tin cung cấp không đầy đủ hay thiếu độ chính
xác) nên mẫu khảo sát được sử dụng trong bài viết bao gồm 1.168, trong đó có 118 nông
hộ ở An Giang (chiếm 10,1% tổng số mẫu), 76 ở Bạc Liêu (6,51%), 87 ở Cà Mau
(7,45%), 116 ở Cần Thơ (9,93%), 100 ở Hậu Giang (8,56%), 94 ở Kiên Giang (8,05%),
269 ở Sóc Trăng (23,03%), 112 ở Tiền Giang (9,59%), 104 ở Trà Vinh (8,90%) và 92 ở
Vĩnh Long (7,88%).
3.2. Phương pháp phân tích
Ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ trồng lúa được
sử dụng bằng mô hình Probit để ước lượng. Mô hình Probit ước lượng xác suất xảy ra
của biến phụ thuộc như là một hàm số của biến độc lập. Mô hình có dạng:
Y*i = β0 + β1X1i + β2 X2i + β3 X3i +…+ βk Xki + Ui
Trong đó, Y*i chưa biết, nó thường được gọi là biến ẩn, chúng ta xem xét biến Yi
được khai báo như sau:
Trong đó, 1 khi Y*i > 0
- Yi là biến phụ thuộc đo lường hạn
Yi =chế tín dụng của nông hộ theo hai khả năng:
+ Có hạn chế nhận giá trị là 1 0 khi Y*i < 0

+ Không hạn chế nhận giá trị là 0


- Xi là các biến độc lập có ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng của nông hộ.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Mô tả mẫu khảo sát
74
Mẫu khảo sát sử dụng trong bài bao gồm 1.168 nông hộ trồng lúa được chọn ngẫu
nhiên ở các tỉnh (thành) thuộc ĐBSCL. Tuổi bình quân của chủ hộ trong mẫu khảo sát
khoảng 52 (Bảng 1). Số nhân khẩu bình quân của các nông hộ là 3 người.
Bảng 1. Các tiêu chí về nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL

Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Tuổi chủ hộ (năm) 51,62 12,31 20 80
Số nhân khẩu (người) 3,19 1,16 1 9
Học vấn chủ hộ (năm) 6,34 3,32 0,00 16,00
Thời gian cư trú ở địa phương (năm) 47,31 13,57 2 80
Diện tích đất nông nghiệp (m2) 18.000 16,95 5.000 150.000
Khoảng cách từ nơi ở đến tổ chức tín
8,48 6,50 3 33
dụng gần nhất (km2)
Số tiền vay chính thức (triệu đồng/năm) 23,82 52,922 0,000 575,000
Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát năm 2018

Thời gian cư trú ở địa phương của các nông hộ là khá lâu (bình quân 47,31 năm).
Trình độ học vấn của các chủ hộ khá thấp, với số lớp học trung bình là 6,34. Trình độ
học vấn là yếu tố phản ánh năng lực tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và
thông tin thị trường vào sản xuất. Do đó, trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng của nông hộ, từ đó dẫn đến năng suất và hiệu quả sản xuất của
nông hộ giảm.
Mặc dù cư trú lâu năm ở địa phương nhưng do thiếu tài sản thế chấp (diện tích đất
bình quân chỉ là 18.000 m2/hộ với xấp xỉ 3,19 nhân khẩu) nên nông hộ khó tiếp cận được
tín dụng chính thức bởi rủi ro cao do các biến động khó lường của thị trường lúa gạo
(đặc biệt là giá).
Khoảng cách từ nơi cư trú của nông hộ đến TCTD khá xa (trung bình là 8,48 km),
khiến nông hộ càng khó tiếp cận tín dụng chính thức do làm tăng chi phí giao dịch cho
cả nông hộ lẫn TCTD. Bình quân nông hộ vay 23,82 triệu đồng/năm từ các TCTD.
Trong 1168 nông hộ được khảo sát có đến 870 nông hộ (74,49%) chỉ vay được một phần
nhu cầu, phản ánh khó khăn của các nông hộ trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho sản
xuất. Chỉ một tỷ lệ nhỏ nông hộ (10,79%) vay được lượng tiền bằng hay cao hơn giá trị
sản xuất (Bảng 2).
Bảng 2. Thực trạng vay của nông hộ

Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng (%)


Không vay (không có nhu cầu) 172 14,73
Vay vượt mức giá trị sản xuất hay đúng nhu cầu 126 10,79
Vay được một phần 870 74,49
Tổng 1.168 100,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát năm 2018
75
4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ trồng lúa
Theo Bảng 3, mô hình ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng
đối với nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến giatridati có
hệ số âm ở mức ý nghĩa 10%, nghĩa là nông hộ có đất với giá trị cao sẽ ít bị hạn chế tín
dụng. Nông hộ có thu nhập cao cũng ít bị hạn chế tín dụng bởi biến thunhapi có hệ số
âm ở mức ý nghĩa 5%. Biến hocvanchi có hệ số âm ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy nông
hộ có học vấn cao dễ vay hơn so với chủ hộ có học vấn thấp. Biến gioitinhchi có hệ số
dương ở mức ý nghĩa 10%, ngụ ý rằng nông hộ có chủ hộ là nam dễ bị hạn chế tín dụng
cao hơn chủ hộ là nữ. Khoảng cách là yếu tố làm tăng khả năng bị hạn chế tín dụng của
nông hộ do biến khoangcachtctdi có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%. Các biến số
thoigiansongdpi, tuoii, diavixahoii và kinhnghiemi có hệ số không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ
Biến phụ thuộc: hanchetindungi
Biến số Hệ số ước lượng Trị số Z
Hằng số C 1,1116*** 3,69
giatridati –0,0003* –1,95
thuhapi –0,0023** –2,11
thoigiancutrudpi 0,0004 0,09
tuoii –0,0056 –0,92
hocvani –0,0342** –2,58
gioitinhi 0,2381* 1,81
khoangcachtctdi 0,0186*** 3,16
diavixahoii –0,0466 –0,49
kinhnghiemi –0,0058 –1,25
Số quan sát (N) 1.168
Mức ý nghĩa 0,0000
Log likelihood –625,5982
Ghi chú: (*), (**), (***) lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
Nguồn: Ước lượng từ số liệu tự khảo sát năm 2018

5. Kết luận
Hạn chế tín dụng là hiện tượng phổ biến đối với nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL do
nguyên nhân là rủi ro, thông tin bất đối xứng và chi phí giao dịch. Trên cơ sở lý thuyết
về ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng của nông hộ, bài viết sử dụng 1.168
quan sát được khảo sát ở ĐBSCL để đo lường với phương pháp hồi quy Probit. Kết quả
nhận được là các biến giatridati, thunhapi và hocvani có hệ số âm ở mức ý nghĩa lần lượt
10%, 5% và 5%. Hai biến có hệ số dương là gioitinhi ở mức ý nghĩa 10% và biến
khoangcachtctdi ở mức ý nghĩa 1%.
Để giúp khắc phục tình trạng hạn chế tín dụng đối với nông hộ, chính phủ Chính
phủ cần có chính sách bình ổn giá lúa để giảm thiểu rủi ro cho các nông hộ và các TCTD
bởi khi giá nông sản ổn định thì khả năng trả nợ của các nông hộ sẽ được cải thiện do
có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp hơn với thị trường. Các TCTD có thể
xem xét mở thêm các điểm giao dịch tại các xã thay vì chỉ tập trung ở chợ huyện hay thị
tứ và tuyển dụng người địa phương vào làm việc vì họ hiểu rõ người dân xứ mình hơn
76
nên có thể giúp làm giảm rủi ro và chi phí giao dịch cho các tổ chức tín dụng. Để bảo
toàn vốn, các TCTD yêu cầu người vay thế chấp tài sản, đặc biệt là giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, một số hộ không có tài sản thế chấp nhưng nhu cầu về
vốn cho sản xuất lại cao và rất cấp thiết. Do đó, các TCTD cần xem xét việc cho vay
thông qua bảo lãnh của các hội hay tổ (nhóm) hợp tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Alesina, A., Giuliano, P. & Nunn, N. (2013). On the origins of gender roles: Women
and the plough. Quarterly Journal of Economics, 128(2), 469–530.
Ali, D. A., Deininger, K. & Duponchel, M. (2014). Credit constraints and agricultural
productivity: Evidence from rural Rwanda. Journal of Development Studies, 50, 649–
665.
Awunyo-Vitor, D., Al-Hassan, R.M., Sarpong, D.B. & Egyir, I. (2014). Agricultural
credit rationing in Ghana: What do formal lenders look for? Agricultural Finance
Review, 74(3), 364–378.
Baird, T.D. & Gray. C.L. (2014). Livelihood diversification and shifting social networks
of exchange: A social network transition? World Development, 60, 14–30.
Bellucci, A., Borisov, A. & Zazzaro, A. (2013). Do banks price discriminate spatially?
Evidence from small business lending in local credit markets. Journal of Banking &
Finance, 37, 4183– 4197.
Berger, A.N., Espinosa-Vega, M.A. & Frame, W.S. (2011). Why borrowers pledge
collateral? New empirical evidence on the role of asymmetric information. Journal of
Financial Intermediation, 20, 55–70.
Brewer, B.E., Wilson, C.A., Featherstone, A.M. & Langemeier, M.R. (2014). Multiple
vs single lending relationships in the agricultural sector. Agricultural Finance Review,
74(1), 56–68.
Ciaian, P., Fałkowski, J. & Kancs, D. A. (2012). Access to credit, factor allocation and
farm productivity: Evidence from the CEE transition economies. Agricultural Finance
Review, 72(1), 22–47.
Dufhues, T., Buchenrieder, G. & Hoang, D.Q. (2012). Social capital and loan repayment
performance in Northern Vietnam. Agricultural Economics, 43, 277–292.
Fischer, R., Huerta, D. & Valenzuela, P. (2019). The inequality-credit nexus. Journal of
International Money and Finance, 91, 105–125.
Guirkinger, C. & Boucher, S., (2008). Credit Constraints and productivity in Peruvian
agriculture. Agricultural Economics, 39, 295–308.
Isoto, R.E. & Kraybill, D.S. (2019). Gender disaggregated effects of microcredit on
capital accumulation in rural households: Evidence from Uganda. Agricultural Finance
Review, 79(2), 204–216.
77
Ji, C., Jin, S., Wang, H. & Ye, C. (2019). Estimating effects of cooperative membership
on farmers’ safe production behaviors: Evidence from pig sector in China. Food Policy,
83, 231–245.
Kislat, C., Menkhoff, L. & Neuberger, D. (2017). Credit market structure and collateral
in rural Thailand. Economic Notes, 9999, 1–46.
Kofarmata, Y.I. & Danlami, A.H. (2019). Determinants of Credit Rationing among
Rural Farmers in Developing Areas. Agricultural Finance Review, 79(2), 158–173.
Kuwornu, J. K. M., Ohene-Ntow, I. D., & Asuming-Brempong, S. (2012). Agricultural
credit allocation and constraint analyses of selected maize farmers in Ghana. British
Journal of Economics, Management & Trade, 2(4), 353–374.
McKitterick, L., Quinn, B. & Tregear, A. (2019). Trust formation in agri-food
institutional suport networks. Journal of Rural Studies, 65, 53–64.
Michalek, J., Ciaian, P. & Pokrivcak, J. (2018). The impact of producer organizations
on farm performance: The case study of large farms from Slovakia. Food Policy, 75,
80–92.
Moro, A., Wisniewski, T.P. & Mantovani, G.M. (2017). Does manager’s gender matter
when assessing credit? Evidence from European data. Journal of Banking & Finance,
80, 119–134.
Niên giám thống kê, 2017. Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Ojo, M.P. & Ayanwale, A.B. (2019). Estimating farm-level financing gap: A technical
efficiency approach. Agricultural Finance Review, 79(2), 174–191.
Qin, M., Wachenheim, C.J., Wang, Z. & Zheng, S. (2019). Factors affecting Chinese
farmers’ microcredit participation. Agricultural Finance Review, 79(1), 48–59.
Roberts, M. J. & Key, N. (2008). Agricultural payments and land concentration: A
semiparametric spatial regression analysis. American Journal of Agricultural
Economics, 90, 627–643.
Shoji, M., Kasahara, R., Aoyagi, K. & Sawada, Y. (2012). Social capital formation and
credit access: Evidence from Sri Lanka. World Development, 40(12), 2422–2536.
Sumane, S., Kunda, I., Knickel, K., Strauss, A., Tisenkofs, T., Rios, I.I, Rivera, M.,
Chebach, T. & Ashkenazy, A. (2018). Local and farmers’ knowledge matters! How
integrating informal and formal knowledge enhances sustainable and resilient
agriculture. Journal of Rural Studies, 59, 232–241.
Tran, T.K.V, Elahi, E., Zhang, L., Abid, M., Pham, Q.T. & Tran, T.D. (2018). Gender
differences in formal credit approaches: Rural househods in Vietnam. Asian-Pacific
Economic Literature, 32(1), 131–138.
Witte, T., DeVuyst, E.A., Whitacre, B. & Jones, R. (2015). Modeling the impact of
distance between offices & borrowers on agricultural loan volume. Agricultural Finance
Review, 75(4), 484–498.
78
Wossen, T., Abdoulaye, T., Alene, A., Haile, M.G., Feleke, Olanraju, A. & Manyong,
V. (2017). Impacts of extension access and cooperative membership on technology
adoption and household welfare. Journal of Rural Studies, 54, 223–233.

79

You might also like