You are on page 1of 1

Vũ Trọng Phụng sống chỉ vỏn vẹn gần ba mươi năm nhưng những tác phẩm mà ông để lại

vẫn
sống và tồn tại trong trái tim của thế hệ đời sau. Tiểu thuyết Số đỏ là một trong những tác phẩm
tiêu biểu của nền văn học đương thời tái hiện lại sự nực cười của một xã hội rẻ mạc, vô nghĩa, vô
tình. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” mở ra cho người đọc một cái nhìn khó hiểu ở
những con người lạnh tanh tình người, bị đồng tiền tha hoá đến mức sẵn sàng vứt bỏ cả gia đình,
một nơi mà người ta có thể tin tưởng, quay về.

Ở ngay nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”, đập vào mắt người đọc là sự mâu thuẫn kì lạ ở từ
ngữ. Khi nghĩ về hình ảnh của một gia đình có đám tang, cảm xúc mà người ta thường thấy đó
chính là một bầu không khí u buồn mà đi cùng với nó là sự đau thương đến tột độ của những
người thân trong gia đình hay thậm chí là bạn bè. Tuy nhiên, từ “hạnh phúc” dường như không
có bất kì mối liên hệ hay liên quan nào thì lại được đặt ở ngay nhan đề cùng với sự xuất hiện của
từ mang cảm giác trái ngược hoàn toàn lại với nó. Chuyện ngược đời ấy vậy mà lại có thể xảy ra,
nhất là trong một xã hội nửa Tây nửa ta lúc bấy giờ khi mà cái chết của người thân trong gia đình
lại là niềm vui, là niềm hạnh phúc của những người còn lại. Bản chất giới nhà giàu không còn
màu hồng như nhiều người tưởng tượng, ở đó vẫn tồn tại những bộ mặt ham danh phú quý, chỉ
mong các cụ chết đi để hưởng lộc, tài sản. Vũ Trọng Phụng đã mạnh mẽ lột trần sự giả dối, bẩn
thỉu của xã hội đương thời, châm biếm sự mục nát của một tập thể suy đồi tồn tại là cả thành viên
ở trong gia đình và cả người ngoài.

Thuộc chương XV của bộ truyện, “Hạnh phúc của một tang gia” cho ra đời những tình huống rõ
nét lộ ra những bức chân dung trào phúng

Có thể thấy, thời điểm ông viết tác phẩm này là khi ông chỉ mới chỉ ngoài hai mươi tuổi, nhưng
những tư duy, sự hiểu biết về vốn sống rất sâu sắc. Niềm hạnh phúc ấy không chỉ được chia sẻ
trong phạm vi những người trong nhà mà sau đó lại lan ra tới những khác ngoài xã hội. Một sự
phóng đại mức độ hạnh phúc nhưng vẫn mượt mà, mang lại cho người đọc một cảm giác chân
thật. Vũ Trong Phụng chú trọng khai thác những mâu thuẫn, đặc biệt là sự mâu thuẫn cũng xuất
hiện ở ngay trong nhan đề, mang đến một tiếng cười châm biếm về xã hội “thượng lưu” có tiếng
mà không có tình. Qua đó thể hiện sự chế giễu của tác giả đối với cái bản chất giả dối và lố lăng
cuộc sống đồi bại của những con người nhà giàu thành thị ở những năm trước Cách mạng.

You might also like