You are on page 1of 2

Khái niệm cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là tổng hợp toàn bộ những quan hệ sản xuất hiện có hợp

thành kết cấu kinh tế của một xã hội

Kết cấu cơ sở hạ tầng:

-Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ

-Quan hệ sản xuất thống trị

-Quan hệ sản xuất mần móng của xã hội tương lai

Ví dụ: trong xã hội phong kiến, quan hệ sãn xuất tàn dư của xã hội cũ chính là quan hệ sản xuất chiếm
hữu nô lệ, quan hệ sản xuất thống trị chính là quan hệ sản xuất phong kiến, quan hệ sản xuất mầm
mống của xã hội tương lai đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và trong đó có thể thấy quan hệ sản
xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của
đời sống kinh tế xã hội.

Khái niệm kiến trúc thượng tầng: kiến thúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình
thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng và được hình thành trên một cơ sở
hạ tầng nhất định

Kết cấu kiến trúc thượng tầng:

-Hệ thống hình thái ý thức xã hội. Ví dụ: chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức và tôn giáo

-Thiết chế chính trị xã hội tương ứng. Ví dụ:

+Tương ứng với chính trị thì có nhà nước

+Tương ứng với pháp luật thì có toàn án, viện kiểm soát

+Tương ứng với triết học thì có viện nghiên cứu triết học

+Tương ứng với đạo đức thì có tập tục quy định của làng xã

+Tương ứng với tôn giáo thì có nhà chùa, nhà thờ, giáo hội

Một số lưu ý:

 Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp vì nó phản ánh cuộc đấu
tranh về mặt chính trị, tư tưởng của các giai cấp đối kháng
 Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong xã hội hiện đại hình thái
chính trị, pháp luật cùng hệ thống thiết chế đảng và nhà nước là quan trọng nhất
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tồn tại thống nhất biện chứng với nhau. Trong đó cơ sở
hạ tầng giữ vai trò quyết định, còn kiến trúc thượng tầng thường xuyên tác động lại cơ sở hạ tầng.

 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

-Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng. Tính chất của KTTT là do tính chất CSHT quyết
định. Nếu tính chất của CSHT không có tính đối kháng thì tính chất của kiến trúc thượng tầng không
có tính đối kháng. Ví dụ: Trong xã hội hội cộng sản nguyên thủy do cơ sở hạ tầng không có đối kháng
về lợi ích kinh tế nên kiến trúc thượng tầng xã hội thời đó chưa có nhà nước, pháp luật. Tuy nhiên,
khi xã hội có sự đối kháng về lợi ích kinh tế của giai cấp tất yếu kiến trúc thượng tầng phải có nhà
nước, pháp luật đễ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị của giai cấp thống trị.

-CSHT biến đổi thì KTTT củng biến đổi theo. Ví dụ: CSHT phong kiến biến đổi thì KTTT phong kiến
cũng phải biến đổi theo. CSHT phong kiến biến đổi thành tư bản thì những quan điểm chính trị, pháp
quyền cùng với những thiết chế xã hội như nhà nước, đãng phái thời phong kiến cũng biến đổi
tương ứng.

-Sự biến đổi của CSHT dẫn đến làm biến đổi KTTT diễn biến rất phức tạp. Có những yếu tố KTTT biến
đổi nhanh chóng cùng với sự biến đổi của CSHT như là chính trị, pháp luật nhưng cũng có những yếu
tố biến đổi chậm như là nghệ thuật, tôn giáo hoặc có những yếu tố vẫn còn được kế thừa trong xã
hội mới. Ví dụ: CSHT biến đổi từ phong kiến sang tư bản thì nhà nước, chế độ pháp luật cũng biến
đổi liền theo để bảo vệ lợi ích tư bản chứ đâu duy trì chế độ pháp luật nhà nước cũ, tại chế cũ baoe
vệ quyền lợi của phong kiến.

 Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT


- Tuy CSHT có vai trò quyết định đối với KTTT nhưng KTTT cũng có tính độc lập tương đối và
thường xuyên tác động trở lại CSHT. Sự tác động đó thể hiện ở chức năng xã hội của KTTT là duy
trì, bảo vệ và cũng cố CSHT đã sinh ra nó, đáu tranh xóa bỏ CSHT cũ và KTTT cũ. Ví dụ: Khi QHSX
vô sản thống trị thì cần phải thiết lập nhà nước vô sản để bảo vệ QHSX sinh ra nó. Tức là nhà
nước vô sản thì bảo vệ phát triển sở hữu xã hội tập thể.
- Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai chiều hướng:
+ Nếu KTTT tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó thúc đẩy mạnh mẻ sự phát
triển kinh tế, xã hội. Tức là KTTT phù hợp với CSHT
+ Nếu KTTT tác động ngược lại tức là không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm
hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội. Tức là KTTT không phù hợp với CSHT.
VD: Nhà nước thực hiện pháp luật đúng nghiêm minh thì sẽ hạn chế tệ nạn xã hội đời sống nhân
dân được ổn định, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại.

You might also like