You are on page 1of 3

BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

1) KHÁI NIỆM:
Cơ sở hạ tầng (CSHT) là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội nhất định. CSHT bao gồm: QHSX thống trị, QHSX tàn dư của xã hội cũ và QHSX mầm
mống xã hội tương lai. Trong đó QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, quy định
xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có giai cấp, CSHT mang tính giai
cấp.
Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm như: pháp
quyền, chính trị, tôn giáo, khoa học, triết học, đạo đức,… và những thiết chế tương ứng như:
Đảng phái, Nhà nước, Giáo hội, Viện khoa học, dư luận xã hội,…được xây dựng trên 1
CSHT nhất định, và phản ánh được CSHT ấy.
Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm và vai trò riêng nhưng giữa chúng có liên hệ tác
động lẫn nhau và đều phản ánh CSHT. Trong các yếu tố đó, nhà nước có vai trò quan trọng
nhất, là bộ phận có quyền lực mạnh mẽ của KTTT.
Trong xã hội có giai cấp, KTTT mang tính giai cấp. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
quyết định tính chất cơ bản của KTTT.
2) Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

Tác động
CSHT phương diện kinh tế KTTT phương diện CT-XH
Quyết định

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:


-CSHT sinh ra KTTT, KTTT là sự phản ánh của CSHT. Mỗi CSHT sẽ hình thành nên
một KTTT tương ứng với nó. Tính chất KTTT là do tính chất của CSHT quyết định. Trong
xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng sẽ chiếm địa vị thống trị về mặt
chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. QHSX nào thống trị thì tạo ra KTTT chính trị
tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực
tư tưởng.
-CSHT quyết định sự biến đổi KTTT. CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT của nó
cũng thay đổi theo. Quá trình đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh
tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, mà còn diễn ran gay trong bản thân mỗi
hình thái KTXH.
-Sự thay đổi của CSHT dẫn đến làm thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp. Có những
yếu tố của KTTT thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi CSHT như: chính trị, pháp
luật,…Song, cũng có những nhân tố riêng lẻ của KTTT thay đổi chậm như: tôn giáo, nghệ
thuật,…hay được giai cấp cầm quyền mới duy trì để xây dựng KTTT mới, tức là nó có quan
hệ kế thừa. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông
qua cách mạng xã hội.
-KTTT có tính độc lập tương đối tác động lại CSHT quyết định ở 3 nội dung:
 Chức năng:
+ Bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó. Đấu
tranh, xóa ỏ những yếu tố chống đối.
+ Đảm bảo sự thống trị tư tưởng và chính trị của giai cấp giữ địa vị
thống trị về kinh tế.
 Phương thức:
+ Trực tiếp: nhà nước, đảng phái, pháp luật,..
+ Gián tiếp: tôn giáo, đạo đức,..
 Xu hướng:
+ Tích cực (phù hợp): thúc đẩy
+ Tiêu cực (không phù hợp): kìm hãm
=> Sự tác động của KTTT đối với CSHT phải thông qua đường lối, chính sách, hệ
thống pháp luật, hệ thống thuế, nghị định, văn bản,…
3) CSHT và KTTT ở Việt Nam hiện nay
CSHT Toàn bộ các QHSX
Toàn bộ các hình thức sở hữu
Nhà nước tập thể, tư nhân
Đại hội đại biểu toàn quốc của đảng CSVN lần XI xác định 4 thành phần kinh tế
-CSHT trong thời kì quá độ ở nước ta bao gồm nhiều QHSX gắn liền với các hình thức
sở hữu tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh
tế thống nhất theo định hướng XHCN.
-Về xây dựng KTTT XHCN ở nước ta, chúng ta lấy chủ nghĩa Mac Lenin và tư tưởng
HCM làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị xã
hội XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là ĐCSVN lãnh
đạo, bảo đảm cho nhân dân lao động thật sự là người làm chủ xã hội, thực hiện cho được lợi
ích và quyền lực thuộc về nhân dân lao động.
-Mỗi bước phát triển của CSHT và KTTT là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa
chúng. Quá trình đó diễn ra trong suốt thời kì quá độ.

You might also like