You are on page 1of 1

Huỳnh Ngọc Kiều Giang – 31211020291 – AE001

Kinh tế học tân cổ điển


Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là cơ chế
quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung - cầu dựa trên
các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của người tiêu dùng trong điều kiện một
ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện chi phí bị
giới hạn. Kinh tế học tân cổ điển khởi đầu bằng kinh tế học vi mô từ nửa cuối thế kỷ 19;
và đến nay hầu hết các lý luận kinh tế học vi mô đều là do họ đóng góp. Kinh tế học tân
cổ điển đóng góp vào kinh tế học vĩ mô chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó
phối hợp với kinh tế học Keynes để tạo ra cái gọi là Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng
hợp. Những người tiêu biểu cho trường phái này là: A. Marshall, K. Wicksell, J.B. Clark,
I. Fisher.
Alfred Marshall là người sáng lập phái tân cổ điển Anh và tiên phong trong phối hợp lý
thuyết cổ điển và lý thuyết hữu dụng biên tế. Ông bảo vệ phương pháp quy nạp ‘Vai trò
của khoa học là ở chỗ tập hợp, phân nhóm, và phân tích những dữ kiện kinh tế và sử
dụng những kiến thức rút ra được từ quan sát và thực nghiệm”. Ông còn là người theo
chủ nghĩa thực chứng “Các quy luật kinh tế thể hiện các xu hướng được nêu theo lối mô
tả mà không phải là châm ngôn đaọ đức theo lối mệnh lệnh” và ủng hộ chủ nghĩa cá nhân
và tự do kinh doanh qua bỏ qua vấn đề lịch sử và xã hội với giả thiết các yếu tố khác
không đổi và phân tích tĩnh. Ông còn có phân tích cân bằng cục bộ thông qua cân bằng
trên từng thị trường riêng lẻ với giả thiết các yếu tố khác không đổi và phát triển lý thuyết
cầu : Cầu cá nhân dựa vào quy luật hữu dụng biên tế giảm dần. Ngoài ra còn có luật cầu
của Marshall và đường cầu cá nhân, Luật ngang bằng hữu dụng biên, Thặng dư tiêu
dùng, Độ co giãn của cầu, Hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung, Phát triển lý thuyết
cung, Kinh tế ngành và Lợi thế kinh tế theo quy mô: Lợi thế kinh tế bên trong và Lợi thế
kinh tế bên ngoài; Quy luật lợi tức biên. Không những thế ông còn đóng góp thêm với Lý
thuyết phân phối và yếu tố thời gian. Keynes mô tả ông là nhà kinh tế vĩ đại nhất trong
thế kỷ. Tiếp theo là Knut Wicksell, là người sáng lập phái tân cổ điển Stockhom. Ông có
đóng góp với Lý thuyết năng suất biên và phân phối, Lý thuyết lãi suất, Lý thuyết tài
chính công,… Tiếp đến là John Bates Clark, là người mở rộng nguyên tắc hữu dụng biên
đến lĩnh vực năng suất và phân phối. Cuối cùng là Irving Fisher với đóng góp chính cho
vấn đề tiền tệ và lãi suất.

You might also like