You are on page 1of 11

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI LÊN SỨC KHỎE TÂM LÝ

CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

4.3 ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

4.3.1 Điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu


Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo về các yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng
xã hội lên sức khỏe tâm lý của sinh viên tại Đại học Tôn Đức Thắng, có 1 biến quan sát
bị loại và còn lại 36 biến quan sát đo lường các nhân tố mới sẽ được sử dụng trong mô
hình nghiên cứu. Số biến và nhân tố được điều chỉnh cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 4.19. Thang đo nghiên cứu mới
STT Sử Sức Nghiện Hành Tâm lý Giao Kết nối Tách
dụng khỏe mạng vi cắm lành kết với vốn xã biệt xã
mạng tinh xã hội mặt mạnh xã hội hội hội
xã hội thần vào
(*) điện
thoại

1 SMU1 MT1 SPA1 PB1 PWB1 BoSC1 BrSC1 SI1


2 SMU2 MT2 SPA3 PB2 PWB2 BoSC2 BrSC2 SI2
3 SMU3 MT3 SPA4 PWB3 BoSC3 BrSC3 SI3
4 SMU4 MT4 SPA5 PWB4 BoSC4 BrSC4
5 MT5 PWB5
6 MT6
7 MT7
8 MT8
9 MT9
10 MT10
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tính toán

Mô hình nghiên cứu sau khi được điều chỉnh có dạng:

Hình 4.8. Mô hình nghiên cứu mới

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

So với mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu, mô hình nghiên cứu mới bao gồm 8
nhân tố (7 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc). 8 nhân tố này được đo lường lại bằng
việc điều chỉnh thang đo sau khi đã loại đi một số biến không có ý nghĩa và đo lường
cùng một lúc nhiều thành phần. Mô hình nghiên cứu mới của đề tài bao gồm 8 nhân tố
với 36 biến quan sát (đã được đề cập ở trên).
4.3.2 Giả thiết nghiên cứu điều chỉnh sau EFA:
H1a: Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có liên quan tích cực đến sự
gắn kết vốn xã hội.

Yếu tố “Sử dụng mạng xã hội” của mô hình nghiên cứu mới bao gồm các biến
quan sát cũ của yếu tố này nhưng được thảo luận lại dựa trên mô hình mới. Việc sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội sẽ có khả năng tạo ra nhiều mối quan hệ mới với xã hội
trên phương tiện. Từ đó có thể sẽ có những sự kế nối giữa người với người và vốn xã hội
của mỗi cá nhân có thể tăng lên đáng kể. Đây là một sự ảnh hưởng tích cực nếu phương
tiện truyền thông được sử dụng đúng cách.
H1b: Gắn kết cộng đồng có quan hệ tích cực với sức khỏe tâm lý

Yếu tố “Giao kết với xã hội” trong mô hình nghiên cứu mới bao gồm các biến
quan sát của yếu tố này trong mô hình cũ nhưng được thảo luận lại dựa trên mô hình mới.
Việc sinh viên ra ngoài và có sự tương tác, kết nối với xã hội sẽ đem lại hoặc tạo ra cho
sinh viên. Điều này có thể cải thiện được sức khỏe tâm lý tích cực nếu tiếp xúc và tạo ra
nhiều sự kết nối hơn với các cộng đồng và xã hội.
H2a: Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có liên quan tích cực đến vốn
xã hội xa.

Yếu tố “Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội” trong mô hình nghiên cứu mới
bao gồm các biến quan sát của yếu tố này trong mô hình cũ nhưng được sắp xếp lại theo
một trình tự mới. Theo đó, “Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội” vẫn được hiểu là
là các công cụ điện tử, điện thoại thông minh (Ingham và cộng sự, 2015) có được sự tích
lũy về vốn xã hội trong thời buổi hiện đại.
H2b: Vốn xã hội bắc cầu có liên quan tích cực với hạnh phúc tâm lý.

Yếu tố “vốn xã hội” trong mô hình nghiên cứu bao gồm các biến quan sát của yếu
tố này trong mô hình cũ. Theo đó, “sức khỏe tinh thần” sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi yếu
tố “vốn xã hội” mà sinh viên có thể có được trong môi trường xã hội.
Vốn xã hội bao gồm 2 khía cạnh là cấu trúc và tri nhận. Trong đó, khía cạnh cấu
trúc của vốn xã hội thể hiện mạng lưới các mối quan hệ xã hội (bao gồm cả mạng lưới
chính thức và phi chính thức), khi từng cá nhân tương tác với nhau trong gia đình, trường
học, khu phố, nơi làm việc, hay khi tham gia vào các tổ chức, định chế xã hội, và thể chế
kết nối con người lại với nhau thì khía cạnh cấu trúc này càng được thể hiện rõ rệt. Khía
cạnh cấu trúc của vốn xã hội có tính khách quan và hữu hình, có thể quan sát thông qua
hành động, sự tương tác qua lại lẫn nhau.
H3a: Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có tác động đáng kể đến sự
cô lập xã hội.

Yếu tố “phương tiện truyền thông xã hội” trong mô hình nghiên cứu bao gồm các
biến quan sát của yếu tố này trong mô hình nghiên cứu mới bao gồm các biến quan sát
của yếu tố này trong mô hình cũ nhưng được thảo luận lại dựa trên mô hình mới.
H3b: Cô lập xã hội có liên quan tiêu cực với tâm lý lành mạnh

Yếu tố “Cô lập xã hội” trong mô hình nghiên cứu mới bao gồm các biến quan sát
của yếu tố này trong mô hình cũ nhưng được thảo luận lại dựa trên mô hình mới. Việc
cô lập xã hội sẽ làm giảm các mối quan hệ bên ngoài và làm thiếu đi tính kết nối xã hội,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý lành mạnh của cá nhân.

H4a: Sử dụng mạng xã hội có mối quan hệ tích cực với việc nghiện điện thoại
thông minh.

Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể
không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với
cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu
chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ.
H4b: Việc nghiện điện thoại thông minh có mối quan hệ tiêu cực với tâm lý lành
mạnh.

Yếu tố “Hành vi cắm mặt vào điện thoại” và “Nghiện mạng xã hội” có mối quan
hệ mật thiết đến sự ảnh hưởng tiêu cực tâm lí lành mạnh. Trong mô hình nghiên cứu mới
bao gồm các biến quan sát thì yêu tố này vẫn sử dụng trong mô hình cũ.
H5: Việc nghiện điện thoại thông minh có mối quan hệ tích cực với hành vi cắm
mặt vào điện thoại.

Yếu tố “Hành vi cắm mặt vào điện thoại” là yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc
“nghiện điện thoại thông minh”. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian sử dụng điện thoại
thông minh của các bạn sinh viên nhiều đã sinh ra thói quen “cắm mặt vào điện thoại”.
H6: Hành vi cắm mặt vào điện thoại có mối quan hệ tiêu cực với tâm lý lành
mạnh.

Yếu tố “Hành vi cắm mặt vào điện thoại” là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các
tâm lý lành mạnh của một cá thể đơn lập. Điện thoại thông minh đang dần trở thành vật
dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, chúng cũng có tính gây
nghiện. Việc lạm dụng và nghiện sử dụng smartphone có thể gây ra nhiều hệ lụy khác
nhau, tác động trực tiếp đến người sử dụng hoặc những người xung quanh.
H7: (a) Gắn kết vốn xã hội; (b) Kết nối vốn xã hội; (c) Cô lập xã hội; và (d) Việc
nghiện điện thoại thông minh trung gian trong mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã
hội và tâm lý lành mạnh.

4 yếu tố kể trên là 4 yếu tố mang tính trung gian, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các mối quan hệ xã hội cũng như tâm lý lành mạnh của con người. Mỗi yếu
tố đều có 2 mặt tốt và xấu. Tuy nhiên, kết hợp các yếu tố này không tốt cũng sẽ gây ra
những sự tiêu cực nhiều hơn là sự tích cực.
4.4 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÂN TỐ

Để phân tích tương quan giữa các nhân tố và làm tiền đề cho các bước phân tích
tiếp theo, chúng tôi thực hiện tính toán giá trị trung bình cho các nhân tố để đo lường cho
các khái niệm liên quan. Bảng 4.20 cho thấy các nhân tố Sử dụng mạng xã hội (SMU),
Nghiện mạng xã hội (SPA), Hành vi cắm mặt vào điện thoại (PB), Tâm lý lành mạnh
(PWB), Giao kết với xã hội (BoSC), Kết nối vốn xã hội (BrSC) và Tách biệt xã hội (SI)
đều có tương quan giữa dương với Sức khỏe tinh thần và có ý nghĩa thống kê với độ tin
cậy 95% (p-value < 0,05). Do đó, có thể kết luận mô hình đo lường mới phù hợp với lý
thuyết.
Bảng 4.20. Phân tích mô tả và tương quan giữa các nhân tố
Nhân Trung
sd I A B C D E F G H
tố bình
MT(*) 3.06 0.83
SMU 3.85 0.84
SPA 3.00 0.87
PB 3.41 0.82
PWB 2.49 1.17
BoSC 3.57 0.88
BrSC 3.43 0.88
SI 2.51 1.22
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và tính toán từ dữ liệu khảo sát

Như vậy, các nhân tố mới đều đạt độ tin cậy (hệ số tin cậy > 0,6) cho phân tích
nhân tố khám phá từ dữ liệu điều tra, 36 biến quan sát ban đầu qua phân tích nhân tố
khám phá được loại bỏ một số biến không đạt tiêu chuẩn còn 28 biến quan sát đo lường
các khái niệm phù hợp.
Thống kê chung về các nhân tố cho thấy nhân tố Sử dụng mạng xã hội được đánh
giá cao nhất (3.85/5) có tác động đến Sức khỏe tinh thần và đây cũng là nhân tố được sự
thống nhất nhiều thứ nhất của người trả lời với độ lệch chuẩn thấp (0,84). Các nhân tố
khác chưa đạt được sự đồng nhất của mọi người quá nhiều, theo đó, thấp nhất là nhân tố
Tâm lý lành mạnh (2.49/5). Tất cả các nhân tố đều có tương quan đồng biến với nhân tố
Sức khỏe tinh thần với mức ý nghĩa trung bình (ở mức ý nghĩa 0.8%).
4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Với hai công cụ phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA, nghiên cứu đã tìm ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến Sức khỏe tinh thần của
khách hàng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của
sinh viên tại Đại học Tôn Đức Thắng. Tất cả 4 nhân tố gồm 23 biến quan sát và nhân tố
Sức khỏe tinh thần gồm 5 biến quan sát đạt chuẩn tiếp tục đưa vào mô hình hồi quy bội
để phân tích, xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi mua sắm mỹ phẩm trực
tuyến của sinh viên tại Đại học Tôn Đức Thắng.

Phương pháp lưu nhân tố hồi quy (regression) trong phân tích EFA được sử dụng
để lưu 4 nhân tố ảnh hưởng làm biến độc lập trong mô hình hồi quy và 1 nhân tố Hành vi
mua sắm trực tuyến.
Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu với kỹ thuật
ước lượng bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng các tham số của mô
hình. Ngoài ra, các tiêu chuẩn kiểm định trong OLS cũng được sử dụng để đánh giá độ
phù hợp của mô hình.
4.5.1. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Bảng 4. trình bày kết quả kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ tuyến tính
giữa các nhân tố Sử dụng mạng xã hội (SMU), Nghiện mạng xã hội (SPA), Hành vi cắm
mặt vào điện thoại (PB), Tâm lý lành mạnh (PWB), Giao kết xã hội (BoSC), Kết nối vốn
xã hội (BrSC) và Tách biệt xã hội (SI) đến Sức khỏe tinh thần (HVMSTT) của sinh viên
tại Đại học Tôn Đức Thắng.
Bảng 4..Kiểm định kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
trực tuyến.
Dấu kết Hệ số Giá
Giả thuyết nghiên Kỳ
quả chuẩn trị Kết quả
cứu vọng
hồi quy hóa sig
SMU  MT Dương Dương 0.099 0.036 Chấp nhận
SPA  MT Dương Dương 0.139 0.048 Chấp nhận
PB  MT Dương Dương 0.177 0.049 Chấp nhận
PWB  MT Dương Dương 0.123 0.013 Chấp nhận
BoSC  MT Dương Âm -0.047 0.053 Bác bỏ
BrSC  MT Dương Dương 0.222 0.482 Bác bỏ
Dấu kết Hệ số Giá
Giả thuyết nghiên Kỳ
quả chuẩn trị Kết quả
cứu vọng
hồi quy hóa sig
SI  MT Dương Dương 0.325 0.003 Chấp nhận
R2 0,819
R2 hiệu chỉnh 0,670
Hệ số Durbin Watson (DW) 2,068
Thống kê F (sig) 69.705
Trên cơ sở dữ liệu thực nghiệm thông qua kiểm định mô hình lý thuyết bằng
phương pháp OLS thể hiện trong bảng 4.21 cho ra kết quả các hệ số ước lượng chuẩn hóa
của các tham số β1= 0.099, β2= 0.139, β3= 0.177, β4= 0.123, β5=-0.047, β6= 0.222, β7=
0.325 đều có ý nghĩa tại mức 5%, tương ứng với các giá thuyết giả thuyết được chứng
minh ở bên trên, giúp nhóm nghiên cứu đủ cơ sở và bằng chứng để khẳng định kiểm định
các nhân tố trong mô hình nghiên cứu mới đều có ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần của
sinh viên tại Đại học Tôn Đức Thắng.
Theo giá trị ước lượng chuẩn hóa (bảng 4.21) cho thấy Tách biệt xã hội (SI) có tác
động mạnh nhất đến Sức khỏe tinh thần của sinh viên (hệ số chuẩn hóa β2 xấp xỉ 0,32) và
lần lượt là Kết nối vốn xã hội (BoSC) với hệ số chuẩn hóa β6 xấp xỉ 0,222. Trong khi đó,
nhân tố Giao kết với xã gội (BoSC) có tác động thấp nhất đến Sức khỏe tinh thần của
khách hàng của cá nhân (hệ số tác động âm 0.047).
4.5.2. Kiểm định độ phù hợp chung của mô hình
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương
pháp enter) cho hệ số R2 là 0,819 và hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,670. Kết quả này thể hiện
mô hình là phù hợp, có mối tương quan tương đối mạnh giữa 7 nhân tố độc lập với nhân
tố phụ thuộc.
Kết quả kiểm định độ phù hợp chung của mô hình được thể hiện trong bảng trên
cho thấy sig = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với ngay cả mức ý nghĩa α=1%. Do đó, có thể
kết luận mô hình phù hợp.
4.5.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai
VIF thể hiện trong bảng hệ số Coefficients (phụ lục) cho thấy, tất cả các thành phần nhân
tố trong mô hình cho hệ số VIF khá nhỏ (tất cả nhỏ hơn 3), nhỏ hơn rất nhiều so với
chuẩn 10 theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252), chứng tỏ các nhân tố độc lập
không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.5.4. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan
Đại lượng thống kê Durbin-Watson được dùng để kiểm định tương quan của các
sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất) hay còn gọi là kiểm định tự tương quan. Kết
quả thống kê Durbin-Watson bằng 2,068 gần bằng 2, nên các phần dư không có tự tương
quan.
4.5.5. Kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi
Kết quả kiểm định tương quan hạn giữa giá trị tuyệt đối phần dư hồi quy được
chuẩn hóa (ABSRE) với các nhân tố độc lập thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4..Tương quan hạn giữa phần dư với các nhân tố độc lập
Spearman's ABSRE QLCQ CH DKLV TTGD
rho

Hệ số tương 1,000 0,756** 0,649** 0,748** 0,610**


quan hạng

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000


Số quan sát 195 195 195 195 195

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp và tính toán từ dữ liệu khảo sát
Giá trị sig của tất cả các tương quan hạng đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%, nên hệ số
tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và các nhân tố độc lập sẽ bằng 0. Điều này có
nghĩa là không xảy ra hiện tượng tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và các nhân tố
độc lập, hay không xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
4.5.6. Kiểm định phân phối chuẩn phân dư
“Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do: sử dụng mô
hình không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ
nhiều để phân tích… Vì vậy, chúng ta nên thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau. Một
cách đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của phần dư” (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc
(2008, 228)). Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng biểu đồ tần số Histogram
và biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot.

Hình 4.9. Biểu đồ tần số Histogram

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp và tín h toán từ dữ liệu khảosát
Giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean= 2.13E-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ
bằng 1 (Std. Dev = 0,986) nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4.. Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp và tính toán từ dữ liệu khảo sát
Các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên giả thiết phân
phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4. : Biểu đồ phân tán Scatterplot


Các điểm phân tán trên biểu đồ được phân tán đều ra khắp biểu đồ, điều này biểu
hiện không có sự tương quan giữa các biến số.

You might also like