You are on page 1of 16

1

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI


ĐẾN VIỆC BỊ NHIỄM COVID-19 TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tác giả
1. Phạm Ngọc Ánh, ĐH Kinh tế Quốc dân
2. Nguyễn Thị Yến, ĐH Kinh tế Quốc dân
3. Nguyễn Thị Hà Giang, ĐH Kinh tế Quốc dân
4. Lê Tấn Anh, ĐH Kinh tế Quốc dân
Hướng dẫn: TS Bùi Thị Thanh Huyền, ĐH Kinh tế quốc dân

Từ khóa: vốn xã hội, COVID-19, bị nhiễm, nhiễm bệnh, Hà Nội

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện điển hình tại địa thành phố Hà Nội, với mục tiêu
nhằm xác định tác động của vốn xã hội đến việc bị nhiễm COVID-19. Số liệu của nghiên
cứu được thu thập từ 319 phiếu khảo sát hợp lệ từ người dân tại các quận trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, nhóm đưa ra ba nhân tố là lòng tin,
mạng lưới xã hội và chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đến việc bị nhiễm COVID-19. Sau
khi sử dụng kiểm định EFA, mô hình nghiên cứu mới xuất hiện bốn nhóm nhân tố mới
là lòng tin vào các tổ chức, mạng lưới xã hội, chuẩn mực xã hội và sẵn sàng chia sẻ.
Bằng phương pháp hồi quy Binary Logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy lòng tin vào
các tổ chức, mạng lưới xã hội và sẵn sàng chia sẻ có ảnh hưởng đến việc bị nhiễm
COVID-19, còn chuẩn mực xã hội không có sự tác động. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mở rộng nhằm chuyển hóa những mặt tiêu cực vốn
xã hội thành tích cực trong việc giảm thiểu số ca nhiễm COVID-19.

1. GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến hết sức phức
tạp. Dịch bệnh cũng đã gây ra rất nhiều hệ luỵ toàn cầu trên nhiều khía cạnh như kinh
tế, văn hoá, giáo dục,… Một trong những hệ lụy nặng nề nhất do COVID-19 để lại
chính là số lượng các ca nhiễm bệnh và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Nhận thấy, vốn xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến số
ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh và lan rộng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh và
hậu dịch bệnh, khi các nguồn vốn vật chất hữu hình bị suy giảm thì vốn xã hội sẽ là
phương tiện hữu hiệu để mỗi cá nhân cũng như cộng đồng có thể nhanh chóng hồi phục.
Trái lại, vốn xã hội cũng mang lại những hệ quả tiêu cực gây nên sự gia tăng số ca
nhiễm bệnh.
2

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định sự ảnh hưởng của vốn xã hội tới
việc bị nhiễm COVID-19. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp phù hợp làm giảm
nguy cơ bị nhiễm COVID-19 dưới ảnh hưởng của vốn xã hội.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Vốn xã hội
Vốn xã hội được xác định là một trong năm nguồn lực chủ yếu trong nền kinh tế
thị trường bên cạnh vốn sản xuất, vốn tài chính, vốn con người và vốn tự nhiên. Theo
Hanifan (1916) - người đầu tiên đề cập về vốn xã hội, thể hiện mối quan hệ và tương
tác xã hội giữa các cá nhân và gia đình. Đến những năm 1980, khái niệm này mới được
đưa vào từ điển khoa học xã hội.
Tuy nhiên, vốn xã hội chỉ thực sự trở thành khái niệm quan trọng trong các
nghiên cứu khoa học kể từ khi nghiên cứu của Bourdieu (1986). Trong nghiên cứu,
Bourdieu cho bất cứ ai cũng có thể thu nhập một số vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và
chú tâm làm việc. James Coleman (1988) cho rằng vốn xã hội là thứ tài sản chung bao
gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng lưới xã hội, các chuẩn
mực và sự tin cậy trong xã hội Thêm vào đó, Putnam (2000) đưa ra khái niệm và cách
tiếp cận nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về vốn xã hội để chỉ những mạng lưới xã hội,
liên hệ qua lại trong xã hội, những quy tắc, chuẩn mực cho phép cá nhân và tập thể giải
quyết những vấn đề chung
Hiện nay cũng có nhiều cách hiểu về khái niệm vốn xã hội, theo World Bank
vốn xã hội thể hiện cả mặt chất và mặt lượng trong các mối quan hệ, các chuẩn mực và
các tương tác xã. Bên cạnh đó, OECD cũng đưa ra định nghĩa về vốn xã hội là mạng
lưới cùng chung những chuẩn mực, giá trị và nhận thức tạo điều kiện cho sự hợp tác và
phát triển.
Tại Việt Nam, Trần Hữu Dũng (2006) cho rằng vốn xã hội là một khái niệm
nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của mối liên hệ quen biết, sự tin cậy và thể chế xã
hội trong phát triển kinh tế. Trần Hữu Quang (2006) cũng cho rằng vốn xã hội là một
khái niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của
những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội.
Nguyễn Vạn Phú (2006) có quan điểm vốn xã hội là những mạng lưới kết nối con người
với nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề chung.
Với sự đa dạng các khái niệm và nguồn gốc của vốn xã hội, các nhà nghiên cứu
và tổ chức trên thế giới, trong nước đã xây dựng nên các bộ tiêu chí đo lường khác nhau.
Theo quan điểm của Coleman, vốn xã hội được đo lường trên ba tiêu chí 1) mạng
lưới xã hội, 2) lòng tin và 3) chuẩn mực xã hội. Theo bộ tiêu chí của OECD (2004), vốn
xã hội đo lường qua: (1) sự tham gia xã hội dựa vào cơ cấu hình thành và việc tham gia
các nhóm; (2) sự tương trợ xã hội dựa theo loại hình, tần số của sự tương trợ chính thức
và phi chính thức; (3) các mạng lưới xã hội bao gồm các loại hình và tần số tiếp xúc, sự
tham gia vào các hoạt động cộng đồng vì lợi ích chung; (4) lòng tin và chuẩn mực hợp
tác tạo nên các giá trị chung. Bên cạnh đó, World Bank đưa ra bộ tiêu chí tập trung vào
(1) nhóm và mạng lưới; (2) lòng tin; (3) chuẩn mực; (4) quan hệ qua lại.
3

2.2 Dịch bệnh COVID-19


Các nhà khoa học của đại học Anh Quốc Kent (2021) nhận định virus gây đại
dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc trong khoảng cuối năm 2019. Ca
nhiễm COVID-19 đầu tiên chính thức được xác định tại Trung Quốc hồi tháng 12/2019
có liên quan đến khu chợ hải sản ở Vũ Hán. Sau đó, virus đã lây lan ra toàn thế giới.
Theo Peter Ben Embarek (2021), chuyên gia hàng đầu của WHO cho biết nhóm
công tác đã tiến hành các điều tra khoa học về bốn giả thuyết liên quan tới sự xuất hiện,
lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Các giả thuyết nêu ra những vật
chủ trung gian gây lây nhiễm dịch bệnh cho con người chính là loài dơi móng ngựa hay
một loài trung gian chưa xác định, lây lan qua hàng hóa đông lạnh hoặc do bị rò rỉ từ
Viện virus học Vũ Hán.

2.3 Ảnh hưởng của vốn xã hội đến việc bị nhiễm COVID-19
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy vốn xã hội được tiếp cận
dưới nhiều góc độ, hình thức, đặc điểm khác nhau nhưng hầu hết các quan điểm đều có
sự thống nhất và ít nhiều tương quan với nhau. Bên cạnh đó, gắn vào bối cảnh dịch bệnh
hiện nay, các bài nghiên cứu về vốn xã hội và COVID-19 cơ bản tiếp cận trên phương
diện mạng lưới xã hội, lòng tin và chuẩn mực xã hội.
Trong bài nghiên cứu, nghiên cứu tập trung nghiên cứu tác động của vốn xã hội
đến việc bị nhiễm COVID-19 gắn với ba nhân tố: lòng tin, mạng lưới xã hội và chuẩn
mực xã hội. Từ đó, nhìn nhận những mặt tích cực và tiêu cực của vốn xã hội đem lại.
Về khía cạnh lòng tin, mỗi cá nhân tự hình thành lòng tin của mình với những cá
nhân hay các tổ chức khác. Mỗi cá nhân có quyền được tin tưởng và mong đợi vào
những kết quả tốt đẹp trong đời sống của họ, đó là cơ sở tạo nên niềm tin, sự hợp tác để
có thể cùng nhau phát triển và tạo ra lợi ích. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-
19, tất cả mọi người đều đang phải trải qua những khó khăn trong thời gian giãn cách
hoặc cách ly y tế thì vai trò của vốn xã hội càng được thể hiện một cách rõ ràng. Sự
giúp đỡ, san sẻ khó khăn của toàn bộ các thành viên trong gia đình, giữa hàng xóm,
đồng nghiệp,... sẽ phần nào làm giảm bớt gánh nặng về cả vật chất và tinh thần, đồng
thời cũng góp phần vào việc tuân thủ tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh, từ đó
làm giảm tốc độ bị nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Về khía cạnh mạng lưới xã hội, cá nhân là “tế bào” của mạng lưới xã hội. Nhiều
cá nhân riêng biệt kết hợp lại sẽ tạo ra mạng lưới xã hội. Mặt khác, cá nhân cũng không
thể tồn tại như một cá thể duy nhất trong xã hội. Vì vậy, có thể thấy giữa cá nhân và
mạng lưới xã hội có mối quan hệ hai chiều củng cố và bổ sung cho nhau. Trong bối
cảnh COVID-19, mỗi cá nhân có ý thức chấp hành tốt sẽ tạo nên một mạng lưới xã hội
có ý thức tốt, bảo vệ sự an toàn của cá nhân và cộng đồng trước dịch bệnh.
Về khía cạnh chuẩn mực xã hội, mỗi cá nhân cũng tự hình thành cho bản thân
mình những chuẩn mực và tiêu chuẩn riêng. Qua đó, mỗi người sẽ có suy nghĩ, quyết
định, hành động riêng của mình đối với những sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày.
Bản thân mỗi người sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi riêng với xã hội nhằm thỏa mãn nhu
cầu của bản thân nhưng vẫn cần đảm bảo những quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội.

2.4 Nguồn số liệu


Số liệu được thu nhập từ 378 phiếu khảo sát (từ 05/02/2022 đến 28/02/2022) tại
các quận trên thành phố Hà Nội. Sau khi xử lý và làm sạch phiếu thì còn lại 319 phiếu
4

hợp lệ. Dựa theo cách tính cỡ mẫu phù hợp để chạy hồi quy đa biến của Harris (1985)
với cỡ mẫu tỷ lệ là 10:1thì số mẫu thu được là phù hợp.

2.5 Phương pháp nghiên cứu


a) Mô hình nghiên cứu
Thông qua lược khảo tài liệu kết hợp phân tích, nhóm nghiên cứu đánh giá các
chỉ số vốn xã hội thông qua ba tiêu chí: mạng lưới xã hội, lòng tin, chuẩn mực xã hội.
Từ đó, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Các nhân tố lòng tin có có ảnh hưởng ngược chiều đến việc bị nhiễm
COVID-19.
H2: Các nhân tố mạng lưới xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến việc bị nhiễm
COVID-19.
H3: Các nhân tố chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng ngược chiều đến việc bị nhiễm
COVID-19.
Yếu tố lòng tin được đo lường thông qua 10 biến: Tin tưởng đối với thông tin
Chính quyền/ Tổ chức Y tế đưa ra trong dịch COVID-19 (LT1); Tin tưởng đối với
những chỉ thị và biện pháp Chính quyền/ Tổ chức Y tế đưa ra trong dịch COVID-19
(LT2); Tin tưởng đối với thông tin được chia sẻ trong dịch COVID-19 được cung cấp
bởi gia đình (LT3); Tin tưởng đối với thông tin được chia sẻ trong dịch COVID-19 được
cung cấp bởi bạn bè (LT4); Tin tưởng đối với thông tin được chia sẻ trong dịch COVID-
19 được cung cấp bởi đồng nghiệp (LT5); Tin tưởng đối với thông tin được chia sẻ
trong dịch COVID-19 được cung cấp bởi hàng xóm (LT6); Sẵn sàng chia sẻ những
thông tin của bản thân liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cho gia đình (LT7); Sẵn sàng
chia sẻ những thông tin của bản thân liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cho bạn bè
5

(LT8); Sẵn sàng chia sẻ những thông tin của bản thân liên quan đến dịch bệnh COVID-
19 cho đồng nghiệp (LT9); Sẵn sàng chia sẻ những thông tin của bản thân liên quan đến
dịch bệnh COVID-19 cho hàng xóm (LT10).
Yếu tố mạng lưới xã hội được đo lường bằng 4 biến: Tần suất đến những nơi
đông người (chợ, siêu thị, rạp chiếu phim, hội thảo...) trong dịch COVID-19 (MLXH1);
Tần suất đi lại bằng phương tiện di chuyển có sự tiếp xúc với người khác (xe bus, tàu
điện trên cao, xe ôm công nghệ, taxi công nghệ, taxi truyền thống,...) trong dịch COVID-
19 (MLXH2); Nhận được trợ giúp trong dịch COVID-19 (cung cấp thông tin, hỗ trợ
tiền, hỗ trợ nhu yếu phẩm, động viên tinh thần,...) (MLXH3); Hỗ trợ những người gặp
khó khăn trong dịch bệnh COVID-19 (MLXH4).
Yếu tố chuẩn mực xã hội được đo lường bằng 5 biến: Tâm lý e sợ tiếp xúc với
những người F0, F1 đã khỏi bệnh (CMXH1); Cảm giác e ngại khi phải đi cách ly nếu
bị mắc bệnh (CMXH2);Thích nghi với việc thực hiện 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn –
Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” trong dịch COVID-19 (CMXH3);
Thích nghi và thực hiện các quy định, chỉ thị trong dịch COVID-19 của Chính phủ và
các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp (CMXH4); Thích nghi với việc hoạt động bằng
hình thức online trong dịch COVID-19 (CMXH5).
Thang đo Likert (1-5) sử dụng để đánh giá các thang đo như sau: (1) Hoàn toàn
không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu bao gồm tất cả những người dân đang sinh
sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phương pháp
tiếp cận lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với mục tiêu là thu thập một
mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cho tổng số dân đang sinh sống và làm việc trên
thành phố Hà Nội. Trên thực tế, mẫu thu được phân loại như bảng sau:
Bảng 1: Cấu trúc nhân khẩu học của mẫu khảo sát
Các tiêu chí khảo sát Mẫu
Giới tính Nam 135

Nữ 184

Độ tuổi Dưới 18 18

18-30 tuổi 164

31-50 tuổi 129

51-60 tuổi 8
6

Trình độ học vấn Trung học phổ thông 17

Đại học 251

Sau đại học 51

Sinh sống Một mình 45

Sống cùng những người khác 274

Tiêm Vaccine Đã tiêm 2 mũi 103

Đã tiêm nhiều hơn 2 mũi 216

Nhiễm COVID Chưa từng nhiễm 171

Đã nhiễm 148
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
Qua bảng trên có thể thấy mẫu khảo sát thu được có tỷ lệ nam và nữ phù hợp với
tỷ lệ nam nữ trong dân số tại thành phố Hà Nội hiện nay. Về độ tuổi, mẫu khảo sát thu
được chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18-30 và từ 31-50 do phương pháp tiếp cận mẫu
được thu thập qua các hội nhóm thông tin nên mẫu khảo sát thường có độ tuổi ở trẻ. Tỷ
lệ mẫu khảo sát chủ yếu thu được chủ yếu ở bậc đại học với 251 phiếu thu được. Đa số
người thực hiện khảo sát đang sinh sống cùng với người khác và hầu hết phiếu thu được
có tỷ lệ người đã tiêm Vaccine nhiều hơn 2 mũi. Tỷ lệ mẫu khảo sát thu được chưa
nhiễm COVID cao hơn đã nhiễm COVID.

3.2. Đánh giá các biến độc lập


Trong các biến đo lường lòng tin thì biến lòng tin sẵn sàng chia sẻ thông tin của
bản thân cho gia đình và bạn bè có điểm số trung bình cao nhất là 4,21 điểm. Biến có
số điểm thấp nhất là sự tin tưởng đối với thông tin được đưa ra bởi hàng xóm với số
điểm là 3,49. Tuy thấp nhất trong nhóm nhưng biến vẫn trên mức 3 (Bình thường). Tiếp
theo, độ lệch chuẩn của các nhân tố trong nhóm biến này tương đối cao, tất cả đều lớn
hơn 0,7. Điều này chứng tỏ câu trả lời khá đồng đều, đều đồng ý với các nhân tố thuộc
nhóm biến lòng tin.
Bảng 2: Lòng tin của người dân trong dịch COVID-19
Biến Diễn giải Trung Độ lệch Hệ số Cronbach's
bình chuẩn Alpha
LT1 Tin tưởng đối với thông tin Chính
quyền/ Tổ chức Y tế đưa ra trong 3.81 0.886
dịch COVID-19
7

LT2 Tin tưởng đối với những chỉ thị và


biện pháp Chính quyền/ Tổ chức 3.84 0.837
Y tế đưa ra trong dịch COVID-19
LT3 Tin tưởng đối với thông tin được
chia sẻ trong dịch COVID-19 3.83 0.806
được cung cấp bởi gia đình

LT4 Tin tưởng đối với thông tin được


chia sẻ trong dịch COVID-19 3.64 0.716
được cung cấp bởi bạn bè

LT5 Tin tưởng đối với thông tin được


chia sẻ trong dịch COVID-19 3.64 0.779
được cung cấp bởi đồng nghiệp

LT6 Tin tưởng đối với thông tin được 0.890


chia sẻ trong dịch COVID-19 3.49 0.770
được cung cấp bởi hàng xóm

LT7 Sẵn sàng chia sẻ những thông tin


của bản thân liên quan đến dịch 4.21 0.746
bệnh COVID-19 cho gia đình

LT8 Sẵn sàng chia sẻ những thông tin


của bản thân liên quan đến dịch 4.21 0.744
bệnh COVID-19 cho bạn bè

LT9 Sẵn sàng chia sẻ những thông tin


của bản thân liên quan đến dịch 4.13 0.808
bệnh COVID-19 cho đồng nghiệp

LT10 Sẵn sàng chia sẻ những thông tin


của bản thân liên quan đến dịch 3.89 0.820
bệnh COVID-19 cho hàng xóm
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
Đối với nhóm biến mạng lưới xã hội có thể thấy mức độ dao động của giá trị
trung bình khá đa dạng từ 2,29-3,97 điều này chứng tỏ biến mạng lưới xã hội nhận được
ý kiến khá đa dạng, trải đều từ “không đồng ý” cho đến “đồng ý”. Trong đó biến
MLXH4 là biến có trung bình cao nhất đã gần đạt đến ngưỡng “đồng ý". Sự di chuyển
bằng phương tiện công cộng có điểm số mà hầu hết đối tượng khảo sát chọn là “không
đồng ý”, điều này cũng phù hợp với thực tế do bối cảnh của dịch COVID-19 nên những
phương tiện công cộng hay những nơi công cộng tập trung đông người cũng không
8

được hoạt động. Tiếp theo, độ lệch chuẩn của các nhân tố trong nhóm biến này biến
động tương đối nhiều, trải từ 0,838-1,178 cho thấy các câu trả lời khá biến động.
Bảng 3: Mạng lưới xã hội của người dân trong dịch COVID-19
Biến Diễn giải Trung Độ lệch Hệ số Cronbach's
bình chuẩn Alpha
MLXH1 Tần suất đến những nơi
đông người (chợ, siêu thị,
rạp chiếu phim, hội 2.60 1.062
thảo...) trong dịch
COVID-19

MLXH2 Tần suất đi lại bằng


phương tiện di chuyển có
sự tiếp xúc với người
khác (xe bus, tàu điện 2.29 1.152
trên cao, xe ôm công
nghệ, taxi công nghệ, taxi 0.784
truyền thống,...) trong
dịch COVID-19

MLXH3 Nhận được trợ giúp trong


dịch COVID-19 (cung
cấp thông tin, hỗ trợ tiền, 2.34 1.178
hỗ trợ nhu yếu phẩm,
động viên tinh thần,...)

MLXH4 Hỗ trợ những người gặp


khó khăn trong dịch bệnh 3.30 0.838
COVID-19
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
Điểm trung bình của nhóm biến chuẩn mực xã hội nằm trong khoảng từ 3.43-
4.27. Kết quả này cho thấy nhóm biến chuẩn mực có điểm số khá ấn tượng với biến
thích nghi với việc thực hiện 5K trong bối cảnh dịch bệnh có điểm số cao nhất gần đạt
đến “hoàn toàn đồng ý". Tiếp theo, độ lệch chuẩn của các nhân tố trong nhóm biến này
tương đối cao, tất cả đều lớn hơn 0,7. Điều này chứng tỏ câu trả lời của khá đồng đều,
đồng ý với các nhân tố thuộc nhóm biến chuẩn mực xã hội.
Bảng 4: Chuẩn mực xã hội trong dịch COVID-19
Biến Diễn giải Trung Độ lệch Hệ số Cronbach's
bình chuẩn Alpha
9

CMXH1 Tâm lý e sợ tiếp xúc với 3.43 0.982


những người F0, F1 đã
khỏi bệnh.

CMXH2 Cảm giác e ngại khi phải đi 3.60 0.912


cách ly nếu bị mắc bệnh.

CMXH3 Thích nghi với việc thực 4.27 0.800


hiện 5K: “Khẩu trang –
Khử khuẩn – Khoảng cách
– Không tập trung – Khai
báo y tế” trong dịch 0.661
COVID-19

CMXH4 Thích nghi và thực hiện 4.14 0.844


các quy định, chỉ thị trong
dịch COVID-19 của Chính
phủ và các cơ quan đoàn
thể, doanh nghiệp

CMXH5 Thích nghi với việc hoạt 4.16 0.874


động bằng hình thức online
trong dịch COVID-19
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
Sau khi thống kê mô tả các biến độc lập qua kiểm định Cronbach's Alpha của
từng biến độc lập thì loại bỏ được các biến MLXH4, CMXH1 và CMXH2 do có kết
quả kiểm định không tương quan với biến tổng. Sau khi bỏ đi các nhân tố không phù
hợp thì thang đo của các nhóm biến được đánh giá là đáng tin cậy.

3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA


Sau 4 lần thực hiện phân tích EFA, các biến LT4, LT5, LT6 có hệ số tải nhân tố
<0.5, lần lượt bị loại. Kết quả sau khi loại các biến không hợp lệ thì hệ số KMO là 0.716
và sig=0.000 và có bốn nhân tố mới được rút r
Bảng 5: Ma trận nhân tố xoay
1 2 3 4
LT8 .898
LT7 .897
LT9 .828
LT10 .777
10

MLXH2 .936
MLXH3 .914
MLXH1 .843
CMXH3 .903
CMXH4 .860
CMXH5 .832
LT2 .935
LT1 .918
LT3 .555

Nguồn: Nhóm nghiên cứu


Kết quả từ bảng 4 cho thấy có bốn nhóm nhân tố mới được rút ra, nhân tố thứ
nhất là lòng tin vào các tổ chức (LTTC) bao gồm LT1, LT2, LT3; nhân tố thứ hai là
mạng lưới xã hội (MLXH) bao gồm MLXH1, MLXH2, MLXH3; nhân tố thứ ba là
chuẩn mực xã hội (CMXH) bao gồm CMXH3, CMXH4, CMXH5; nhân tố thứ 4 là sẵn
sàng chia sẻ (CS) bao gồm LT7, LT8, LT9, LT10.
Từ đó hình thành nên mô hình nghiên cứu mới như sau:

Hình 2: Mô hình nghiên cứu mới


Nguồn: Nhóm nghiên cứu
11

Giả thuyết nghiên cứu mới:


H1’: Lòng tin vào các tổ chức có ảnh hưởng ngược chiều đến việc bị nhiễm
COVID-19.
H2’: Mạng lưới xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến việc bị nhiễm COVID-19.
H3’: Chuẩn mực xã hội ảnh hưởng ngược chiều đến việc bị nhiễm COVID-19.
H4’: Sẵn sàng chia sẻ có ảnh hưởng ngược chiều đến việc bị nhiễm COVID-19.

3.4 Phân tích hồi quy Binary Logistic


Sử dụng Hồi quy Binary Logistic để ước lượng xác suất bị nhiễm COVID-19.
- Biến phụ thuộc: Covid: (Chưa nhiễm: 0, Đã nhiễm: 1)
- Biến độc lập: LTTC, MLXH, CMXH, CS
Bảng 6: Kết quả hồi quy
Biến độc lập B Sig.
LTTC -0.911 0.000

MLXH 0.659 0.000

CMXH 0.011 0.953

CS 0.553 0.015
Constant -0.728 0.465

Nguồn: Nhóm nghiên cứu


Nhận thấy, Sig của LTTC, MLXH, CS nhỏ hơn 0.05 (độ tin cậy 95%), các biến
này đều có sự ảnh hưởng lên khả năng bị nhiễm COVID. Biến CMXH có sig bằng
0.953 > 0.05 không có sự tác động lên khả năng bị nhiễm COVID nên bị loại bỏ.

Cột B là hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của các biến độc lập, kết quả như sau:
 Biến LTTC tác động nghịch lên biến phụ thuộc Covid
 Biến MLXH tác động thuận lên biến phụ thuộc Covid
 Biến CS tác động thuận lên biến phụ thuộc Covid
Với kết quả ở trên, thế vào phương trình hồi quy logistic ta có:
𝑃𝑖
𝑙𝑜𝑔𝑒 ( ) = −0.728 − 0.911𝐿𝑇𝑇𝐶 + 0.659𝑀𝐿𝑋𝐻 + 0.553𝐶𝑆
1 − 𝑃𝑖
Sử dụng hệ số hồi quy B và Exp(B) = eB, có thể hình thành kịch bản xác suất
thay đổi khi xác suất ban đầu lần lượt là 10%, 30% và 50%.

Đặt P0: Xác suất ban đầu; P1: Xác suất thay đổi, P1 được tính theo công thức:
12

Bảng 7: Mô phỏng xác suất nhiễm COVID-19


Mô phỏng xác suất có thể bị nhiễm
COVID-19 khi biến độc lập thay đổi 1
Biến số B 𝒆𝑩 đơn vị và xác suất ban đầu là: %
10% 30% 50%
LTTC -0.911 0.402 4.3 14.7 28.7
MLXH 0.659 1.933 17.7 45.3 65.9
CS 0.553 1.738 16.2 42.7 63.5

Nguồn: Nhóm nghiên cứu


Biến LTTC: Giả sử xác suất có thể bị nhiễm COVID-19 ban đầu là 10%. Khi
các yếu tố khác không đổi, lòng tin và các tổ chức tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất bị
nhiễm COVID-19 sẽ giảm xuống còn 4,3%. Tương tự, nếu xác suất ban đầu lần lượt
là 30% và 50% thì xác suất bị nhiễm COVID-19 tương ứng sẽ giảm xuống còn 14,7%
và 28,7%.
Biến MLXH: Giả sử xác suất có thể bị nhiễm COVID-19 ban đầu là 10%. Khi
các yếu tố khác không đổi, mạng lưới xã hội tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất bị nhiễm
COVID-19 sẽ tăng lên 17,7%. Tương tự, nếu xác suất ban đầu lần lượt là 30% và
50% thì xác suất bị nhiễm COVID-19 tương ứng sẽ tăng lên 45,3% và 65,9%.
Biến CS: Giả sử xác suất có thể bị nhiễm COVID-19 ban đầu là 10%. Khi các
yếu tố khác không đổi, sự sẵn sàng chia sẻ tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất bị nhiễm
COVID-19 sẽ tăng lên 16,2%. Tương tự, nếu xác suất ban đầu lần lượt là 30% và
50% thì xác suất bị nhiễm COVID-19 tương ứng sẽ tăng lên 42,7% và 63,5%.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy thứ tự quan trọng của các biến
độc lập qua bảng sau:
Bảng 8: Các yếu tố tác động đến việc bị nhiễm COVID-19

STT Biến số |B| Tỷ lệ % Thứ tự quan


trọng

1 LTTC 0.911 42.91 1

2 MLXH 0.659 31.04 2

3 CS 0.553 25.05 3

Tổng 2.123 100

Nguồn: Nhóm nghiên cứu


13

Qua đó, kiểm định các giả thuyết so sánh giữa kỳ vọng và thực tế nghiên cứu.
Bảng 8: Kiểm định các giả thuyết
Kỳ vọng
Kỳ Thực
Mã Giả thuyết so với Giải thích
vọng tế
thực tế
H1’ Lòng tin vào các Khi càng có lòng tin vào các
tổ chức ảnh hưởng tổ chức, chính quyền hay gia
ngược chiều đến đình thì khả năng bị nhiễm
việc bị nhiễm - - Giống COVID-19 càng thấp vì khi
COVID-19. đó người dân có ý thức chấp
hành những yêu cầu, khuyến
nghị được đưa ra.
H2’ Mạng lưới xã hội Khi càng có mạng lưới xã hội
ảnh hưởng cùng rộng lớn thì càng làm gia tăng
chiều đối với việc khả năng bị nhiễm COVID-
bị nhiễm COVID- + + Giống 19 vì gây nên sự tập trung
19. đông người tại những nơi
công cộng hoặc tụ họp thói
quen của các tổ chức.
H4’ Sẵn sàng chia sẻ Khi càng có lòng tin và chia
ảnh hưởng ngược sẻ thông tin cho những người
chiều đến việc bị khác thì càng làm gia tăng khả
nhiễm COVID-19. năng bị nhiễm COVID-19 vì
khi chia sẻ những thông tin
- + Khác
mang tính chất sai lệch,
không đúng so với thực tế thì
gây nên nhiễu loạn thông tin,
khó khăn trong công tác
khoanh vùng dịch.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu


14

3.5 Kiểm định sự khác biệt trung bình


Qua kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp Independent Sample
T-Test và ANOVA đối với các biến nhân khẩu học kết quả cho thấy:
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ bị nhiễm bệnh ở nam và nữ và
những người có độ tuổi khác nhau
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ nhiễm bệnh ở những người
có trình độ học vấn khác nhau, những người sống một mình hoặc sống cùng những
người khác hay những người được tiêm số lượng mũi vaccine khác nhau.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Qua thực tiễn, nhóm nghiên cứu thấy rằng dịch bệnh ảnh hưởng đến nhiều mặt
của kinh tế xã hội vì vậy công tác phòng dịch vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc
biệt, trong bối cảnh “bình thường mới để công tác phòng dịch hiệu quả thì người dân
cần có những hành động cụ thể, nhóm đề xuất một số giải pháp cho người dân để hạn
chế việc bị nhiễm bệnh:
Thứ nhất, tin tưởng những biện pháp của Chính phủ đề ra trong bối cảnh mới
của dịch bệnh.
Thứ hai, sẵn sàng chia sẻ những thông tin về dịch bệnh nhanh chóng.
Thứ ba, chủ động trang bị đầy đủ những thông tin về dịch bệnh thông qua các
mạng lưới.
Thứ tư, tận dụng mạng lưới xã hội, sẵn sàng chia sẻ những thông tin hữu ích
cho những người xung quanh.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến việc bị nhiễm
COVID-19 điển hình tại Hà Nội đã cho thấy thực tế vốn xã hội đã có tác động như
thế nào trong thời kỳ dịch bệnh. Từ những kết luận mà bài nghiên cứu đưa ra, nhóm
đề xuất một số kiến nghị cho các đơn vị, cơ quan chức năng nhằm hạn chế việc bị
nhiễm COVID-19 trong cộng đồng:
Thứ nhất, củng cố lòng tin của người dân vào các chính sách, biện pháp nhằm
kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19.
Thứ hai, cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời về tình hình
dịch bệnh.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền những hệ lụy, đẩy lùi những hành vi trái với
chuẩn mực xã hội trong dịch COVID-19.
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn
xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học.
2. Nguyễn Ngọc Bích (2006), “Vốn xã hội và phát triển”, Tạp chí Tia sáng.
3. Trần Hữu Dũng (2003), “Vốn xã hội và kinh tế”, Tạp chí Thời đại.
4. Trần Hữu Dũng (2006), “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”, Tạp chí Tia sáng.
5. Lê Ngọc Hùng (2008), Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số
nghiên cứu ở Việt Nam, Con người: văn hóa, quyền và phát triển, NXB Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội.
6. Trần Hữu Quang (2010), Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội, Phương pháp nghiên cứu
xã hội và lịch sử, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
7. Khúc Thị Thanh Vân (2011), “Nhận thức về nguồn vốn xã hội, sức mạnh tiềm tàng
cho phát triển”, Tạp chí Xã hội học.
8. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2010), ‘Xây dựng khung phân tích vốn
xã hội trong doanh nghiệp cho điều kiện Việt Nam. Tổng quan lý thuyết và các nghiên
cứu thực nghiệm’.
9. Hoàng Bá Thịnh (2009), ‘Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn’, Xã hội
học, số 1-2009, tr 42-51.
10. Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2016), ‘Tổng quan về lý thuyết và khung đo
lường vốn xã hội’, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (46).
11. Nguyễn Trung (2006), ‘Bàn về vốn xã hội’, Tạp chí Tia sáng, số 14.
12. Portes, A. (1998), “Social Capital: Its Origins and Applications in Modern
Sociology”, Annual Review of Sociology, 24, 1-24.
13. Grootaert, C. (1999), Social capital, household welfare and poverty in Indonesia,
Washington: The World Bank Social Development Department.
14. Fukuyama.Francis (2001),“Social Capital, Civil Society and Development”,
Third Word Quarterly, Social Capital and Development: The Coming Agenda.
15. Fukuyama. Francis (2002), Social Capital and Development: The Coming
Agenda.
16

16. Coleman. J.S (1988), “Social Capital in the Creation of Human-Capital”,


American Journal of Sociology, 94 (Supplement), 95-120.
17. Bourdieu, P. (1986). The Forms of Capital. In J. G. Richardson, Handbook of
Theory and Research for the Sociology of Capital (pp. 241-258). Newyork:
Greenwood Press.
18. Coleman, J. (1990), Foundations of Social Theory, Cambridge, Mass: Harvard
University Press.
19. Hanifan, L. J. (1916), The rural school community center, Annals of the
American Academy of Political and Social Science.
20. Putnam, R. (1995). Bowling Alone. The collapse and revival of American
community. 2000.
21. V. Vella, D. Narajan. 2006. "Building indices of social capital", Journal of
Sociology, No.1, 1-23.
22. Woolcock, M. (1998), Social Capital and Economic Development: Toward a
Theoretical Synthesis and Policy Framework, Theory and Society, 27(2), 151-208.
23. Woolcock, M. (2001), The Place of Social Capital in Understanding Social and
Economic Outcomes, World Bank.
24. Woolcock, M., & Narayan, D. (2000), Social Capital: Implications for
Development Theory, Research, and Policy, World Bank Research Observer, 15,
225-49.
25. Bernd Sebastian Kamps Christian Hoffmann,COVID reference
26. John Field (2008), Social Capital, Abingdon: Routledge, Taylor & Francis Group.
27. Kane X. Faucher (2018), Social Capital Online: Alienation and Accumulation,
London: University of Westminster Press.

You might also like