You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

Hồ Biểu Chánh

Giảng viên hướng dẫn : Hà Thu Phương


Lớp : 11A3
Nhóm thực hiện : Nhóm
Thành viên : Phạm Thị Ngọc Tiên
: Phạm Anh Tuấn
: Nguyễn Hoàng Long
: Ninh Quốc An
: Nguyễn Trọng Lộc
MỤC LỤC
I. Giới thiệu nhà văn:
1. Vài nét về tiểu sử Hồ Biểu Chánh:
2. Sự nghiệp văn học:
a. Phong cách:
b. Đề tài:
c. Tác phẩm tiêu biểu:
d. Giải thưởng văn học:
II. Giới thiệu tác phẩm:
1. Tóm tắt tác phẩm:
2. Giới thiệu một số đặc điểm về nội dung:
3. Giới thiệu một số đặc điểm về nghệ thuật:
III. Sưu tầm một số câu văn tái hiện lại hình ảnh vùng đất Cần
Thơ:
I. Giới thiệu nhà văn:
1. Vài nét về tiểu sử Hồ Biểu Chánh:
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) là nhà văn lớn của vùng đất Nam Bộ. Ông
là tác giả tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong đời sống văn học những năm đầu
thế kỷ XX không chỉ vì số lượng sáng tác nhiều mà còn bởi vì ông có ảnh hưởng
lớn đến văn học đương thời.
Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, nét đặc sắc nhất mà những nhà văn
khác không có được chính là chất Nam Bộ. Đọc tiểu thuyết của ông, độc giả
nhận ra dấu ấn địa phương, chất vùng miền đậm đặc trong từng trang viết. Có lẽ,
chính vì thế mà độc giả vẫn luôn yêu thích tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
2. Sự nghiệp văn học:
a. Phong cách:
Giản dị, bình dân, dễ hiểu: Ông sử dụng nhiều từ địa phương (từ địa
phương Nam bộ), từ khẩu ngữ Nam bộ trong sáng tác, tạo cho câu văn có phong
cách gần gũi, trơn tuột như lời nói thường.
Tự nhiên, mộc mạc: Ông viết như nói, không cầu kỳ, hoa mỹ.
Có tính dân tộc sâu sắc: Ông phản ánh trung thực đời sống xã hội, văn
hóa, phong tục tập quán của người dân Nam Bộ đầu thế kỷ 20.
Giàu tính nhân văn: Ông đề cao những giá trị đạo đức truyền thống,
hướng con người đến cái thiện, cái đẹp.
b. Đề tài:

Đề tài về cuộc sống nông thôn Nam Bộ: Đây là đề tài chủ đạo trong
sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Ông đã miêu tả một cách chân thực và sinh động
cuộc sống của người nông dân Nam Bộ với những vui buồn, lam lũ, và cả những
hủ tục lạc hậu. Một số tác phẩm tiêu biểu cho đề tài này là: Mùa lúa chín, Chợ
nổi, Giọt lệ sầu, Con nhà nghèo.
Đề tài về cuộc sống thị dân Nam Bộ: Hồ Biểu Chánh cũng dành nhiều
trang viết để miêu tả cuộc sống của người dân thị dân Nam Bộ với những đổi
thay mới mẻ do ảnh hưởng của văn hóa Pháp.

Đề tài về đề cao giá trị đạo đức truyền thống: Hồ Biểu Chánh luôn đề
cao những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như lòng
hiếu thảo, tình yêu thương, sự thủy chung,... Một số tác phẩm tiêu biểu cho đề
tài này là: Cha con nghĩa nặng, Nghĩa tình phu thê, Làm dâu hiền.

Hồ Biểu Chánh đã có một đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam.
Ông đã để lại cho đời một kho tàng tác phẩm đồ sộ với những giá trị nhân văn
sâu sắc.
c. Tác phẩm tiêu biểu:
- Tiểu thuyết:
+ Mùa lúa chín (1928): Tác phẩm miêu tả cuộc sống của người
nông dân Nam Bộ trong giai đoạn 1920-1930, với những khó khăn,
áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến.
+ Ngọn cỏ gió đùa (1930): Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình
yêu giữa một cô gái nhà nghèo và một anh chàng nhà giàu.
+ Chút phận linh đinh (1934): Tác phẩm đề cập đến vấn đề tệ nạn
xã hội như cờ bạc, rượu chè, và ảnh hưởng của nó đến đời sống con
người.
- Truyện ngắn:
+ Chợ nổi (1925): Tác phẩm miêu tả cảnh sinh hoạt tấp nập, nhộn
nhịp của chợ nổi miền Tây Nam Bộ.
+ Tình quê (1926): Tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, làng xóm
đầm ấm của người dân Nam Bộ.
+ Cái tết xa quê (1943): Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ quê da diết của
người con xa quê trong dịp Tết đến xuân về.
d. Giải thưởng văn học:
- Năm 1955: Được chính phủ Quốc gia Việt Nam trao tặng Huy chương
Bảo quốc hạng nhất.
- Năm 1996: Được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
II. Giới thiệu tác phẩm:
1.Tóm tắt tác phẩm:
Ngày xưa ở thị trấn Châu Thành, huyện Ô Môn. Có một gia đình nọ, cha là điền
chủ, người ta gọi ông là ông Huyện, ngoài ra còn có một vợ, bốn con: con cả là
con trai tên Thanh – đang sống tại Sài Gòn; con thứ hai tên Huyên – con nuôi;
người con thứ ba tên Tuý – là một người rất mê tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết
của Chí Cao; và người con út tên Ngọ. Một ngày nọ, quan Quận mới nhậm chức
đến nhà thăm ông Huyện để toả lòng biết ơn cưu mang lúc xưa. Hai người đối
đáp với nhau thì có nói một câu “Cư kỉnh nhi hành giãn” tức có nghĩa là làm
quan thì phải sống nghiêm minh chính trực. Cách mười ngày sau, Chí Cao – nhà
văn, người mới dọn về ở kế bên nhà ông Huyện –- qua thăm nhưng ông Huyện
lại đi mất, còn bà Huyện ở nhà tiếp đón. Bà Huyện có hỏi thăm định mua lại
miếng đất của Chí Cao nhưng không thành, song Chí Cao vốn đã biết bà Huyện
từ nhỏ nên buôn lời chọc ghẹo bà, bà không trách khứ mà để ông đi. Cách một
tháng sau, ông Huyện, bà Huyện cùng em Ngọ lên Sài Gòn thăm anh trai sẵn
chữa bệnh cho em Ngọ, cô Huyên thì về quê thăm mẹ đang ốm, cô Tuý ở nhà
một mình cùng với những người giúp việc. Chiều hôm ấy, vừa đọc tiểu thuyết
xong cô Tuý ra sau vườn chơi thì bỗng gặp Chí Cao, Chí Cao mời cô tối nay
sang nhà anh ấy xem cuốn tiểu thuyết anh mới viết nhưng cô Tuý do dự một hồi
lâu vẫn không trả lời. Mười một ngày sau hai ông bà Huyện cùng em Ngọ mới
về, lúc về thấy cô Tuý nằm trong phòng nói bị đau đầu mấy hôm nay, bà Huyện
đòi mời thầy thuốc về chữa nhưng cô Tuý không chịu. Buổi tối một hôm, bà
Huyện dang đi hóng mát thì nghe tiếng chửi rủa vọng từ phía bên nhà Chí Cao
qua, ngày hôm sau mới nghe người làm nói là vợ cũ của Chí Cao đến thăm
nhưng sau đó xảy ra cãi vả rồi người vợ rời đi. Ngày Chí Cao và vợ chia tay, cô
Tuý khoẻ lại nhưng sau đó không còn hứng thú với tiểu thuyết nữa. Sáng sớm
ngày hôm sau, người dân phát hiện Chí Cao đã chết do bị đâm vào ngực. Hương
quản – cảnh sát trưởng lúc bấy giờ – đi khám nghiệm hiện trường thì không thấy
dấu hiệu nào bất thường của đồ vật trong nhà. Sau đó Hương quản tra hỏi những
người có liên quan: tên Quận – người hầu của Chí Cao – khai đêm xảy ra án
mạng, hắn đi xem hát tiều từ tám giờ tối cùng với tên Huệ và tên Canh đến sáng,
lúc về thì thấy chủ bị đâm chết, Hương quản hỏi thêm về người vợ cũ của Chí
Cao, tên Quận khai: sau khi người vợ ra đi, tên Quận có bám theo thì thấy cô ta
lên xe đò đi Cần Thơ lúc hai giờ trưa; tên Canh – người hầu của ông thầy thuốc
– khai hắn cùng tên Huệ đi xem hát tiều lúc bảy rưỡi tối, tới mười giờ mới gặp
tên Quận, gặp được một lúc xong tên Canh và Huệ đi uống nước với tên Hứa tới
ba giờ sáng mới gặp lại tên Quận; hỏi tên Huệ hắn cũng khai y như tên Canh. Từ
đây Hương quản có chút nghi ngờ tên Quận nhưng tạm gác lại. Ông Hương
quản tiếp tục mời lái xe và phụ lái trên chuyến xe mà vợ cũ Chí Cao đi để tra hỏi
thì họ xác nhận là có người phụ nữ được tên Quận miêu tả trên xe. Xong, Hương
quản gửi hồ sơ vụ án cùng 3 tên người hầu đến cho quan Chủ quận. Quan Chủ
quân cho mời quan Biện lý, quan Thẩm án và thầy thuốc đến xem xét vụ án.
Cũng chiều ngày hôm đó quan Biện lý, quan Thẩm án đến dinh quận cùng quan
Lục sự và thầy Thông ngôn. Quan Chủ quận thuật lại mọi chuyện cùng đem hồ
sơ vụ án cho các quan coi. Sau đó đến nhà Chí Cao, các quan tiến hành khám
nghiệm hiện trường nhưng không phát hiện ra gì bất thường nên lệnh đem tử thi
Chí Cao về nhà thương để khám nghiệm. Trước khi rời đi, quan Chủ quận thấy
một cái khăn mùi xoa (giống khăn tay) làm bằng lụa màu xanh lam của Chí
Cao, nghi là vật quan trọng nên đã lấy đi. Khám nghiệm tử thi thấy trên cẳng tay
của Chí cao có vết cào, bắp tay có vết răng, con dao rọc giấy đâm xuyên tim.
Đang khám nghiệm thì vợ Chí Cao và bạn của bà ta xuất hiện, khóc lóc, tiếc
thương cho chồng. Sau khi được tra khảo, vợ Chí Cao đem xác chồng về an
táng. Sau đó quan Biện lí dặn dò một số điều với quan Chủ quận xong lên xe rời
đi. Vợ Chí Cao tên thật là Ngô Thị Lịnh, quê Sài Gòn, làm nghề may, bạn của
vợ Chí Cao tên là Tư Thanh. Chí Cao chết, không ai đến chia buồn, tưởng nhớ
đến ông, chỉ có vợ, tên Quận, Hương quản ở đó cho đến khi chôn. Quan Chủ
quận được thầy Bội báo cáo rằng không có gì bất thường trong biểu hiện của vợ
và tên Quận. Quan Chủ quận một phần nào suy đoán được 2 người này không
phải hung thủ. Sau đó Quan Chủ quận tra hỏi Tư Thanh. Tư Thanh tường thuật
lại toàn bộ quá trình quen hai vợ chồng và chuyện Thị Lịnh về thăm chồng gần
đây và chuyện ma chay của Chí Cao. Quan Chủ quận lại hỏi tới Thị Lịnh, cô kể
lúc cô hai mươi tuổi có quen Chí Cao – lúc này làm phóng viên, hai người kết
giao vợ chồng. Ban đầu lương hai vợ chồng đều thấp, xong cũng tăng dần lên.
Kết duyên với nhau được bốn năm thì Thị Lịnh sinh con đầu lòng. Sau con lên
ba tuổi thì bị bệnh, không có tiền nuôi con nên Thị Lịnh gửi cho họ hàng nuôi,
lúc này Chỉ Cao bắt đầu viết tiểu thuyết. Dần dần kiếm được nhiều tiền. Nghe
được Chí Cao đang quen rất nhiều phụ nữ khác nên Thị Lịnh đi kiếm, vô tình
bắt gặp hắn ta ngồi ăn cơm với một cô gái. Lúc ấy, Chí Cao không nhận cô là
vợ. Tức giận chồng, Thị Lịnh bỏ nhà ra đi, từ đấy về sau hai người không còn
gặp nhau nữa. Một lần Thị Lịnh ốm nặng. Sau khi xuất viện, biết mình còn yếu
nên Thị Lịnh đi kiếm chồng, nhờ nương tựa lúc ốm đau bệnh hoạn. Xong đến
nhà chồng thị bị chồng đuổi đi nên cô về lại Sài Gòn. Sau đó ông kêu tên Quận
vào mà hỏi về chiếc khăn mùi xoa, tên Quận bảo mới thấy lần đầu (vì tên Quận
là ngời giặt đồ cho Chí Cao nên đây chính là điểm bất thường). Quan Chủ quận
bỗng chợt nhớ đến ông Huyện Hàm Tân nên sai người đi với ông xuống nhà tra
hỏi. Cô Tuý lại tái phát bệnh nên nằm liệt giường mấy bữa nay. Cũng tối đêm
đó, quan Chủ quận đến nhà ông Huyện, ông kể hết mọi chuyện cho ông Huyện
nghe. Hai người lại đối đáp nhau về chuyện luân lý, về thực trạng xã hội lúc bấy
giờ – coi thường luân lý, bất chấp thủ đoạn mà kiếm tiền, coi thường phép tắt,
thuần phong mỹ tục –. Qua lời kể của bà Huyện về tính cách của Chí Cao – đào
hoa, dâm phu,…, quan Chủ quận từng bước nói ra suy đoán của mình về cái
chết của Chí Cao. Đó là chết vì tình. Mà chìa khoá ở đây là chiếc khăn tay. Bà
Huyện chợt nhận ra điều gì đó (về chiếc khăn tay), sau khi tiễn quan Chủ quận
về, bà vô phòng cô Tuý lục lội cái gì đó. Sáng sớm hôm sau, bà Huyện đến nhà
quan Chủ quận. Bà cầu xin quan Chủ quận đổi hướng tìm hung thủ khác thay vì
“chết vì tình” nhưng ông một mực không đồng ý. Xong, bà tự thú rằng mình đã
giết Chí Cao nhưng quan Chủ quận không tin. Sau một hồi được giải thích, bà
Huyện cuối cùng đã xiêu lòng, bèn xin quan giữ kín bí mật này rồi ra về. Về đến
nhà, bà Huyện tỏ vẻ lo lắng nhưng ông Huyện không để ý. Ông Huyện đang
thưởng hoa ngoài vườn thì Hương quản đi qua. Thấy vậy, ông Huyện kêu
Hương quản vào hỏi việc điều tra vụ án. Hương quản kéo ông Huyện đến nơi
vắng vẻ để nói lên nổi nghi can của ông. Ông kể, cái đêm quan Huyện lên Sài
Gòn, ông có ghé qua nhà quan Huyện xem có chuyện gì không nhưng ông lại
thấy bóng dáng 1 người nào đó ở trong nhà quan Huyện lén lúc vạt hàng rào qua
nhà Chí Cao. Sau khi ông rình, một tiếng sau bóng người đó quay về bên nhà
quan Huyện, tưởng có trộm đột nhập nên sáng Hương quản có hỏi cô Tuý nhưng
cô Tuý nói không có chuyện gì xảy ra hết. tối hôm sau Hương quản lại đến,
xong vẫn thấy có cái bóng trắng xuất hiện rồi vạt hàng rào qua nhà Chí Cao,
nhưng lần này lại thấy có một người khác đang đứng đợi bên nhà Chí Cao, tiếp
tục sáng hôm sau ông hỏi cô Tuý thì cô Tuý vẫn nói như vậy. Nghe đến đây, ông
Huyện lo lắng nên cáo từ Hương quản về nhà tra hỏi con cái. Phân vân mãi, phải
đến chiều nà hôm đó, ông ấy mới tra hỏi mấy người hầu trong nhà thì họ trả lời
không có sử dụng khăn mùi xoa, không thấy ai có khăn mùi xoa trong nhà, họ
cũng không biết ai vạt rào sang nhà Chí Cao vào buổi tối cả. Ông bèn hỏi người
chủ nhà duy nhất lúc đó là cô Tuý thì bị bà Huyện cản lại, biến cớ cô đang bị
bệnh nên không cho ông Huyện vào. Ông đành viết thư gửi lên cho quan quận
bẩm báo về chuyện này. Sau khi đọc được thư mời của ông Huyện, quan Chủ
quận liền đến nhà để tra hỏi. Đến nơi, ông Huyện kể cho quan Chủ quận nghe về
việc ông nghe có người nói thấy bóng trắng từ vườn nhà ông sang nhà Chí Cao.
Ông Huyện kêu con cháu ra kể tra hỏi nhưng bà Huyện một mực ngăn cản (biện
cớ liêm sỉ của con, rồi con bị ốm,…). Xong, không còn lĩ lẽ gì để nói nên bà
Huyện tự thú, ông Huyện vừa khó hiểu vừa không tin (vì bà Huyện đi Sài Gòn
với ông trong lúc bóng trắng đó xuất hiện). Sau khi nghe những lời bà Huyện
nói, cô Tuý động lòng ra thú tội. Sau đó cô khóc lóc xin lỗi mẹ cha và đưa cho
quan Chủ quận bức thư thú tội của mình. Trong bức thư, cô nói rằng cô bị dụ dỗ
bởi những lời ngọt ngào, hoa mĩ của Chí Cao, thêm cô có một tâm hồn mơ mộng
dẫn đến bị dụ dỗ mà quên đi đức hạnh của mình (cô còn bị lấy đi tiết hạnh). Sau
đó cô biết chuyện Chí Cao đã lừa gạt mình nên cô tức giận đi tìm hắn ta. Trong
lúc kể tội hắn ta, hắn ta dở trò đồi bại ôm cô. Vì quá tức giận và tự vệ, thêm việc
có cây dao rọc giấy để sẵn trên bàn nên cô không nghĩ ngợi gì mà đâm hắn,
không nghĩ hắn sẽ chết nên cô chạy về nhà. Nhưng sáng hôm sau cô nghe nói
Chí Cao chết, cô sợ quá, giả bệnh, nằm trong buồng suốt mấy ngày. Biết thế nào
bại lộ nên cô đành ra tự thú cho đỡ công phiền não. Sau đó cô xin lỗi cha mẹ lần
cuối, và cầu xin ông Huyện đốt hết đống tiểu thuyết mà cô đã đọc đi để tránh
trường hợp em Ngọ đọc được rồi thành ra như cô Tuý. Ông Huyện kêu Hương
quản lúc này đang đứng bên ngoài vào giải cô Tuý về dinh quận để xử tội. Cách
ba tháng sau có một tờ báo đăng tin về vụ án “Nạn Thơ Dâm”… Toà xét xử rất
công tâm, kẻ sát nhân chỉ nhận bản án 1 năm tù treo. Những người chứng kiến
phiên toà ấy đều rất vui lòng phỉ dạ.

2. Giới thiệu một số đặc điểm về nội dung:

Một số đặc điểm về nghệ thuật trong tác phẩm "Cư Kính"

2.1.Đặc sắc về các nghệ thuật tu từ nổi bật và giọng điệu.

a.Biện pháp so sánh:

- So sánh trực tiếp:

+ "Cái mặt lão Tám đỏ gay như gấc chín."

+ "Mắt lão trợn ngược lên như con ốc nhồi."

- Sánh gián tiếp:

+ "Lão Tám lăn kềnh trên chiếc chõng tre như một con lợn ỉ."

+ "Tiếng lão rên rỉ như tiếng mèo hen."

b.Biện pháp ẩn dụ:


- "Cái lán lụp xụp của lão như cái ổ chuột."

- "Cái bụng lão to kềnh như cái chum."

c.Biện pháp nhân hóa:

- "Cái chõng tre kẽo kẹt than vãn."

- "Cái nồi cơm sôi ùng ục như đang tức giận."

d.Biện pháp chơi chữ:

- "Cư kỉnh" - vừa có nghĩa là "chửi bới" vừa có nghĩa là "cư xử không đúng
mực."

e.Giọng điệu:

- Mỉa mai, châm biếm, đả kích.

- Phơi bày sự thối nát, bỉ ổi của xã hội thực dân phong kiến.

g.Ngôn ngữ:

- Giàu tính biểu cảm, sinh động.

- Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, thành ngữ, tục ngữ.

*Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho tác phẩm.

- Phơi bày bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến.

- Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả đối với xã hội đương
thời.

*Ngoài ra, truyện ngắn "Cư Kỉnh" còn có những đặc sắc nghệ thuật khác
như:

- Cốt truyện đơn giản, nhưng giàu ý nghĩa.

- Tình tiết truyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

- Khắc họa nhân vật sinh động, ấn tượng.


*Nhìn chung, truyện ngắn "Cư Kỉnh" là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc
của Nam Cao. Tác phẩm đã thể hiện tài năng của Nam Cao trong việc xây
dựng nhân vật, miêu tả tâm lý và sử dụng các biện pháp tu từ.

2.2.Một số đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật truyện

a.Khắc họa nhân vật sinh động:

- Sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, thể hiện nội tâm nhân vật qua
hành động, lời nói, suy nghĩ.

- Xây dựng các nhân vật đối lập, điển hình: Chí Cao - đại diện cho sự sa
đọa, Lệ - đại diện cho phẩm chất tốt đẹp.

b.Cốt truyện hấp dẫn:

- Kết hợp nhiều tình huống gay cấn, bất ngờ, tạo sự tò mò cho người đọc.

- Mạch truyện logic, dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

c.Giọng văn trào phúng sắc sảo:

- Sử dụng các biện pháp tu từ như châm biếm, mỉa mai, ví von để vạch trần
bộ mặt giả dối của Chí Cao.

- Giọng văn mỉa mai, châm biếm đan xen với giọng văn trữ tình, thể hiện sự
thương cảm cho những kiếp người bất hạnh.

d.Lời văn dung dị, gần gũi:

- Sử dụng ngôn ngữ đời thường, phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của
nhân vật.

- Lời văn giản dị nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm.

e.Bối cảnh miêu tả chân thực:

- Miêu tả sinh động đời sống xã hội Nam Bộ trước Cách mạng tháng Tám.

- Phản ánh những bất công, thối nát của xã hội thực dân phong kiến.

*Ngoài ra, tác phẩm còn có một số đặc điểm nghệ thuật khác như:

- Sử dụng nhiều điển tích, thành ngữ, ca dao, tục ngữ.


- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn.

*Nhìn chung, Cư Kỉnh là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện
tài năng của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

2.3. Giới thiệu một số đặc điểm về nghệ thuật:


1. Phản ánh hiện thực xã hội Nam Bộ đầu thế kỷ XX:
 Tác phẩm miêu tả sinh động đời sống của người dân Nam Bộ, từ cảnh
sinh hoạt, phong tục tập quán đến những vấn đề xã hội như nạn cờ bạc, rượu
chè, sự phân biệt giàu nghèo, và hủ tục phong kiến.
 Thông qua những miêu tả này, tác giả thể hiện sự phê phán đối với những
bất công trong xã hội và bày tỏ lòng thương cảm cho những người dân lao
động nghèo khổ.
2. đề cao giá trị của tình yêu chân chính:
 Mối tình giữa Chí Cao và Ba Duyệt là một trong những điểm nhấn của tác
phẩm.
 Tình yêu của họ mãnh liệt, nồng nàn nhưng cũng đầy trắc trở bởi sự ngăn
cấm của gia đình và những hủ tục xã hội.
 Cuối cùng, họ không thể đến được với nhau nhưng tình yêu của họ vẫn
vẹn nguyên và là nguồn động viên cho họ trong cuộc sống.
3. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người:
 Tác phẩm ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người như hiếu thảo,
nghị lực, lòng vị tha, và tinh thần chống lại hủ tục phong kiến.
 Nhân vật Chí Cao là điển hình cho những người thanh niên có chí hướng,
hiếu học và dám đấu tranh cho tình yêu của mình.
 Nhân vật Ba Duyệt là biểu tượng cho người phụ nữ Nam Bộ: xinh đẹp,
nết na, hiếu thảo và mạnh mẽ.
4. Mang giá trị nhân đạo sâu sắc:

 Tác phẩm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của tác giả đối với những người
dân lao động nghèo khổ, những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội phong
kiến.
 Tác phẩm khẳng định giá trị của con người và sức mạnh của tình yêu chân
chính.
5. Phong cách viết giản dị, gần gũi:
 Hồ Biểu Chánh sử dụng ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, gần gũi với người
đọc.
 Ông sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ để tăng tính biểu cảm cho
tác phẩm.
III. Sưu tầm một số câu văn tái hiện lại hình ảnh vùng đất Cần
Thơ:
Cuộc sống lao động và chiến tranh đã hình thành nên kho tàng văn hóa phi vật
thể, tục ngữ ca dao, hò, vè, truyện kể là những sản phẩm văn hóa đặc trưng và
tiêu biểu nhất. Riêng về ca dao ở Cần Thơ rất phong phú, có thể kể đến những
câu ca dao quen thuộc trở thành biểu tượng khi nói về đất Cần Thơ:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”
Ca dao có nội dung kể chuyện quê hương, đất nước, con người ở Cần Thơ.
Những câu ca dao này gắn liền với địa danh lịch sử, con người:
“Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi mưa nắng sớm chiều
Lên voi xuống vịnh cũng chèo thăm em”
hay:
“Ô Môn lúa tốt đầy đồng
Vàm Nhon, Ba Mít đượm nồng ý thơ
Em về Tân Thới bơ vơ
Ba Se em ở bao giờ thăm anh”
ngoài ra còn có:
“Trường Long nước trong con gái đẹp
Rạch Ông Hào cảnh lịch người xinh”
Theo các cụ, đặc điểm của ca dao, dân ca Nam bộ nói chung và Cần Thơ nói
riêng là trữ tình và chân chất, ý tình thể hiện ra ngay trong câu hò tiếng hát,
người nghe có thể hiểu liền câu chuyện được kể và liên tưởng đến đời sống cùng
những sự kiện xưa qua từng câu ca. Tiêu biểu như:
“Quả năm ngăn trong lòng son đỏ
Mấy lời to nhỏ bỏ bạn sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Tàu Tây kia kiệt máy, anh mới đành bỏ em!”
hay:
“Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạy
Thương thì thương đại, bớ điệu chung tình
Con nhạn bay cao khó bắn
Con cá dưới ao Quỳnh khó câu”
Câu trên có xuất xứ từ Phong Điền giáp với vùng Ô Môn thời đó có những con
kênh do người Pháp đào bằng xáng. Kinh đào bằng máy dài, thẳng băng và được
đào theo kiểu "lấn dủi" cuốn chiếu. Chủ chiếc xáng đào thường là tư nhân người
Pháp, được chính quyền thuộc địa thuê mướn làm những công trình dài hơi. Do
đó, những ông Tây chủ xáng thường đem theo vợ con ở luôn dưới xáng. Chiều
chiều, bà "đầm" là vợ ông Tây thường đứng sau xáng ngắm cảnh sông nước xứ
"An Nam". Hình ảnh "bà đầm" và chiếc xáng (tàu Tây) đã đi vào ca dao như
trên. Hiện nay ở Cần Thơ, địa danh Bà Đầm vẫn còn, ở xã Trường Xuân thuộc
huyện Thới Lai.
Chuyện đi lại và đời sống giao thương xứ Cần Thơ xưa:
“Tàu số một chạy lên Vàm Tấn
Tàu số hai chạy xuống Cần Thơ
Tuổi ba mươi em cũng ở vậy mà chờ
Lỡ duyên chịu lỡ, cũng chờ cho được anh”
hay:
“Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ
Chợ Cờ Đỏ tuy nhỏ mà đông
Thấy em mua bán anh chẳng vừa lòng
Để anh làm mướn kiếm từng đồng nuôi em.”
Đã ngót nghét một thế kỷ, người yêu ca dao có thể hình dung trước mắt cảnh
vật, chợ búa, sinh hoạt thời lập đất ở chợ Cái Răng(ngày nay là thủ phủ của quận
Cái Răng, thành phố Cần Thơ). Tiêu biểu như:
“Chợ Cái Răng xứ hào hoa
Phố lầu hai dải xinh đà quá xinh
Có trường hát cất rộng thênh
Để khi hứng cảnh thích tình hát ca”
Những năm tháng chống Pháp và Mỹ, Cần Thơ có khá nhiều câu ca dao mới,
động viên, cổ vũ cho cuộc chiến vệ quốc. Thường những câu ca dao này mang
tính lạc quan cách mạng, lời lẽ trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, đã đi vào lòng nhiều
thế hệ. Tiêu biểu như:
“Con ơi con ngủ cho say
Cha con đi giết sạch loài Lang Sa”
Hay:
“Cần Thơ đi dễ khó về
Mỹ đi bỏ xác, ngụy về tan thây
hay nhẹ nhàng lãng mạn:
Anh đi Long Phụng đã lâu
Khi về thiếu kẹp bồ câu em buồn”
Năm 1948, lúc quân dân ta thắng trận Tầm Vu lịch sử, thu được khẩu đại bác
105 ly lần đầu tiên ở chiến truờng Nam bộ, người ta thường hát câu này:
“Ngồi buồn kể chuyện đánh Tây
Tầm Vu một trận diệt loài xâm lăng
Sợ gì thiết giáp xe tăng
Quân ta cướp súng thần công kẻ thù”
Những bài vè rất được ưa chuộng, nội dung thiên về cổ động, châm biếm
chuyện thời sự. Tiêu biểu như:
“Năm nay "kinh tế"
Không tiền đóng thuế
Nước mắt ròng ròng
Gặp lính xách còng
Mạnh ai nấy chạy”
Đặc biệt thời chống Mỹ ở Cần Thơ có phổ biến một bài vè về chiến sĩ Tây Đô:
“Thưa các đồng chí, thưa bà con
Tôi xin kể một chuyện vui
Hay cũng đừng khen, dở cũng đừng cười
Có một ngày nọ bộ đội về làng
Tui thấy súng tôi ham
Tía tôi nói: "Cho thằng này đi bộ đội"
Má tôi mới đem lòng lo sợ
Bắt tôi cưới vợ cầm chưn
Còn tôi nghe vậy run như là cù lét
Có một bữa nọ cả nhà đi vắng hết
Tôi cuốn đồ để lên xã đầu quân
Má tôi nghe bả rầu khóc thâu đêm
Tía tôi nói:"nó đi bộ đội cho nên người
Kể chuyện nầy các cô vui hơn
Có một bữa nọ Tây Đô về làng
Có cô nói yêu tôi rồi bỏ vào trong
Nhưng tôi chưa nghĩ tới chuyện riêng
Còn giặc Mỹ và tay sai bán nước
Tui còn chiến đấu đến cùng”
Tham khảo từ các tư liệu:
-Văn học Miền Nam Lục Tỉnh (Nguyễn Văn Hầu NXB Trẻ 2012).
-Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam NXB Khoa Học- Xã Hội
2004.
- Địa chí Cần Thơ - TU&UBND tỉnh Cần Thơ 2003.
- Sưu tập từ quyển "Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca" in vào năm 1909.

You might also like