You are on page 1of 2

Tình huống 1: Ngày 31/12/2007, Công ty xăng dầu hàng không V ký với

Hãng hàng không PA hợp đồng cung ứng nhiên liệu bay (V là công ty duy nhất
có quyền cung cấp nhiên liệu bay trên các sân bay Việt Nam). Ngày 24/ 3/2008,
Công ty V mời PA đến họp để xác định lại mức giá nhiên liệu bay mới tăng lên
so với mức giá cũ trong hợp đồng do giá xăng dầu quốc tế tăng. PA chỉ chấp
nhận tăng giá nhiên liệu bay nếu việc tăng giá này cũng được Công ty V áp dụng
thống nhất với các hãng hàng không khác trong đó có Hãng hàng không VNA là
một đối tác chiến lược của Công ty V. Công ty V cho rằng việc cung cấp nhiên
liệu bay cho các đối tác với điều kiện thương mại như thế nào là quyền tự do
hợp đồng của các bên. Ngày 31/ 3/2008, Công ty V ngừng cấp nguyên liệu bay
cho PA khiến toàn bộ các chuyến bay của hãng này không thực hiện được, gây
thiệt hại lớn cho PA. Hỏi:
1. Công ty V có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? tại sao?
2. PA có quyền yêu cầu Công ty V bồi thường thiệt hại cho mình không?
Cơ sở pháp lý của yêu cầu này?
Tình huống 2: Năm 2011, người tiêu dùng và báo chí cùng đồng loạt
phản đối chính sách bán hàng của Công ty Hon Đa Việt Nam đối với loại sản
phẩm xe máy Lead. Loại xe này được Công ty Hon Đa Việt Nam tung ra thị
trường từ cuối năm 2008 và ngay lập tức đánh trúng vào thị hiếu của khá nhiều
người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể mua được một chiếc xe máy
loại này tại các đại lí của hãng Hon Đa thì thật không dễ và người tiêu dùng sẽ
phải bỏ ra số tiền chênh lệnh khá lớn so với giá mà chính công ti đã thông báo
trên Web site của mình (giao động từ 5 tới 8 triệu đồng/ chiếc). Một điều đáng
ngạc nhiên nữa là giá bán lẻ của các Đại lí Hon Đa trên thị trường thường thống
nhất trong cùng một thời điểm (cùng lắm cũng chỉ chênh nhau khoảng
100.000đ/xe) và người tiêu dùng sẽ phải chờ đợi đôi khi hàng tuần lễ để có thể
mua được một chiếc xe vì các Đại lí thường thông báo hết hàng. Hỏi: Theo Anh
(Chị) đã có những dấu hiệu nào của việc vi phạm các quy định Luật cạnh tranh
trong tình huống kể trên?
Tình huống 3: Yamaha liên doanh với cờ đỏ/ Sóc Sơn láp ráp xe gắn
máy. Trong hợp đồng liên doanh hai bên thoả thuận, khi liên doanh có nhu cầu
vay vốn thì bên Nhật sẽ lo liệu, khi liên doanh có nhu cầu xuất khẩu xe máy thì
bên Nhật sẽ bao tiêu, khi liên doanh thay đổi công nghệ thì chỉ được mua công
nghệ từ các nguồn do bên Nhật chỉ định, bên Việt Nam không được liên doanh
với các đối thủ cạnh tranh với bên Nhật và với chính liên doanh. Sau một thời
gian Cờ đở muốn liên doanh với Jarling/ Trung Quốc để láp ráp xe máy Trung
Quốc. Hỏi: Cờ Đỏ có vi phạm hợp đồng không?

Tình huống 4: Năm 2006 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty điện tử LG Việt
Nam có tổ chức một đợt khuyến mại cho khách hàng dưới hình thức bốc thăm
phiếu mua hàng trúng thưởng. Giải thưởng gồm có: giải nhất là một chiếu ô tô
hiệu Toyota trị giá 30.000 USD; giải nhì là xe tải Huyndai 1,5 tấn va giải 3 là xe
máy Honda Dylan. Việc bốc thăm trúng thưởng đang diễn ra thì một khách hàng
cho rằng lá phiếu số 233 mà anh ta đang giữ cuống vé không có trong thùng
phiếu. Ban tổ chức cho kiểm tra thùng phiếu thì đúng là như vậy và không chỉ
có số phiếu 233 mà tất cả các số phiếu từ 200 trở lên do khách hàng nắm giữ đều
không có trong thùng phiếu. Hỏi: Công ty điện tử LG Việt Nam trong trường
hợp này có vi phạm Luật cạnh tranh không? Cơ sở pháp lý?
Tình huống 5: Ngày 28/07/2014, UBND tỉnh N ban hành văn bản số
5290/UBND-CNTM về việc chung tay góp sức hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ các
sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị tại địa
phương: “…Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách
theo quy định được sử dụng đồ uống, phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống
sản xuất trong tỉnh như bia Hà Nội, Sài Sòn, vida…”. Hỏi: UBND tỉnh N có vi
phạm quy định của Luật cạnh tranh không? Cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc?

You might also like