You are on page 1of 3

Phương pháp thảo luận nhóm

* Khái niệm
Thảo luận trong dạy học là PP giáo viên đưa ra những vấn đề về nội dung dạy
học và tổ chức, điều khiển học sinh cùng nhau trao đổi ý kiến, tranh luận tìm lời
giải đáp chung, thông qua đó mà đạt được mục tiêu dạy học.
Thảo luận chính là cách phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh. Đây là một trong những PP thực hiện xu hướng đổi đổi mới
PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
* Đánh giá ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm:
Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng nhờ
việc thảo luận trong nhóm nhỏ mà:
- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, là tăng tính
khách quan khoa học.
- Có cơ hội tạo không khí sôi nổi, học sinh tích cực tư duy, thu hút được học
sinh vào bài học;
- Tạo cơ hội cho tất cả học sinh được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng, qua
đó giáo viên có thêm thông tin ngược, đồng thời học sinh cũng có cơ hội để hiểu
và đánh giá mình và bạn học;
- Phát huy được trí tuệ tập thể học sinh;
- Kiến thực trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao
lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, vì vậy phù hợp với những bài có
nội dung dạy học khó ghi nhớ;
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác, kỹ năng trình bày, diễn đạt suy
nghĩ, quan điểm;
- Tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, hiểu biết giữa
các học sinh và học sinh với giáo viên.
Hạn chế:

1
- Tốn thời gian, vì vậy rất khó tổ chức thảo luận thành công trong điều kiện
lớp học đông học sinh, thời gian ngắn;
- Không phù hợp với những nội dung dạy học đã rõ ràng và đơn giản;
- Không phù hợp với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo, ngoại trừ kỹ năng, kỹ
xảo hợp tác, trình bày suy nghĩ, quan điểm.
- Trong điều kiện lớp học có nhiều người thụ động đòi hỏi giáo viên phải rất
cố gắng, nếu không kết quả thảo luận sẽ rất hạn chế.
*Yêu cầu khi sử dụng PP thảo luận nhóm
- Các hình thức thảo luận
Căn cứ vào số lượng học sinh có hình thức thảo luận toàn lớp và hình thức
thảo luận theo nhóm.
Thảo luận theo nhóm lại có nhiều hình thức chia nhóm:
- Nhóm 2 hoặc 3 học sinh ngồi cùng bàn, thảo luận nhỏ gọi là nhóm “rì rầm”;
- Kết hợp 2, 3 nhóm rì rầm thành một nhóm lớn để thảo luận câu hỏi phức tạp
hơn gọi là nhóm “kim tự tháp”
- Cho một nhóm thảo luận, nhóm kia quan sát, thay đổi vị trí 2 nhóm. Hai
nhóm tiếp sức nhau thảo luận gọi là nhóm “bể cá”;
- Chia số học sinh theo đúng số vấn đề cần thảo luận trong nội dung bài học.
Mỗi nhóm thảo luận vấn đề được giao. Các nhóm lên trình bày và các nhóm
khác bổ sung, nhận xét, trao đổi thêm.
- Chú ý khi tổ chức thảo luận:
- Để tổ chức thảo luận thành công giáo viên cần chú ý việc xác định vấn đề,
chia nhóm, phần công nhiệm vụ, hướng dẫn các thành viên trao đổi và ghi ý
tưởng, giáo viên phải có kỹ năng điều khiển, nhận xét, đánh giá, khái quát, kết
luận, bao quát. Thảo luận cũng nên căn cứ vào điều kiện thực tế như thời gian,
số lượng học sinh, nội dung.
- Câu hỏi mà các em bàn bạc có thể là kiểu câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.
- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.

2
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các
nhóm.
- Sẽ thuận lợi hơn nếu mỗi nhóm chọn một trong những thành viên trong
nhóm làm trưởng nhóm. Nhóm trưởng điều khiển dòng thảo luận của nhóm, gọi
tên các thành viên lên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp đảm
bảo rằng mỗi người- bao gồm cả những cá nhân hay xấu hổ hoặc ngại phát biểu
có cơ hội để đóng góp. Đồng thời ở nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả
- trong nhóm còn có ghi biên bản, sẽ ghi lại những điểm chính của cuộc thảo
luận để trình bày trước cả lớp. Học sinh cần được luân phiên nhau làm (nhóm
trưởng ) và ( thư ký ) và luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng
thay, viết hoặc vẽ trên giấy to,…; có thể do một người thay mặt nhóm trình bày,
có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau,…
- Trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ, GV cần đi vòng quanh các nhóm và
lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ít nếu GV xen lời bình
luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những đề tài nhạy cảm
thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối xấu hổ khi phải nói
trước mặt GV, trong trường hợp này GV có thể quyết định tránh không xen vào
hoạt động của nhóm khi thảo luận.

You might also like