You are on page 1of 1

Chương 3: Đề xuất giải pháp:

3.1. Nội dung đàm phán:

Về các giải pháp, muốn cuộc đàm phán trở nên thuận lợi thì hai bên phải đưa ra
được các ý kiến có lợi cho cả hai, không bên nào được quyền có lợi hơn bên nào và
để làm nội dung cuộc trò chuyện đàm phán trở nên suôn sẻ hơn thì phải biết tìm
hiểu rõ hơn về đối tác. Điều này được thể hiện rõ khi Unilever và P/S đều là hai
công ty nổi tiếng và sẽ có sự cạnh tranh nhất định trong thị trường Việt Nam khi
Unilever xâm nhập vào thị trường này, thế nên để hai bên có thể thỏa thuận làm
việc với nhau đòi hỏi phải có sự nhượng bộ đúng lúc, tìm hiểu kĩ càng lĩnh vực sản
xuất và hoạt động của bên đối diện. Đề xuất các điều kiện có thể khiến đối tác thấy
hợp lý vàđ đến thỏa thuận chung.

3.2. Hình thức giao tiếp:

Một yếu tố quan trọng khác để đi đến đàm phán thành công là khả năng kiểm soát
cảm xúc trong giao tiếp. Đàm phán về những vấn đề nhạy cảm như việc kinh
doanh hay quyền lợi đôi bên có thể gây ra sự khó chịu, khó có được sự đồng lòng
từ đồi phương và một khi buông lỏng cảm xúc sẽ khiến tình tình trở nên tệ hơn. Từ
đó dẫn đến những kết quả tiêu cực. Chẳng hạn, khi thỏa thuận trong việc mua lại
công ty và cảm thấy không hài lòng vì họ đưa ra nhựng điều khoản vô lí. Tuy
nhiên, lúc này đây hãy tránh bộc lộ rõ ràng sự tức giận và hãy giữ bình tĩnh bằng
mọi giá. Dùng lời nói để giải quyết chỉ ra những điểm không hài lòng, đừng để đối
phương thấy bản thân đang như thế nào vì như thế sẽ mag đến kết quả không như ý
muốn.

You might also like