You are on page 1of 6

3.5.

Hạn chế và thách thức đặt ra đối với mô hình Nhà nước Phúc lợi Bắc
Âu
3.5.1. Mức thuế cao
Hệ thống phúc lợi xã hội ở Bắc Âu đòi hỏi mức đầu tư tài chính lớn từ chính
phủ và người đóng thuế. Chi phí này có thể gây áp lực lên ngân sách quốc gia
và yêu cầu tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác. Điều này có thể
làm tăng gánh nặng tài chính cho người đóng thuế và doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, Bắc Âu có phần kém sức cạnh tranh hơn và tăng trường kinh tế và Nhà
Nước cũng khó khăn khi kích thích người dân làm việc, vì khi làm nhiều thì
đồng nghĩa với thuế cao và tiền thu về không nhiều hơn bao nhiêu, trong khi
những người không làm gì vẫn được xã hội nuôi.
3.5.2. Mất cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm:
Mô hình phúc lợi xã hội có thể gây ra mất cân bằng giữa quyền lợi và trách
nhiệm của các cá nhân và gia đình. Lý do vì chế độ phúc lợi cao rất dễ bị lợi
dụng lấy những khoản lợi ích không đáng được hưởng. Một số người có thể trở
nên phụ thuộc, họ có xu hướng không muốn làm việc, chỉ muốn hưởng lợi
những lợi ích mà nhà nước mang lại cho họ. Điều này có thể tạo ra sự chênh
lệch và không công bằng trong việc phân phối tài nguyên và cơ hội.
3.5.3. Thiếu sự khuyến khích cho khởi nghiệp và sáng tạo:
Mô hình phúc lợi xã hội có thể tạo ra một môi trường kinh doanh và làm việc
mà ít khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp. Vì quyền lợi xã hội đảm bảo
một mức sống tương đối ổn định, người dân có thể thiếu động lực để theo đuổi
những công việc mới, doanh nghiệp riêng, hoặc tham gia vào nền kinh tế đổi
mới.
Trợ cấp thất nghiệp cao cũng dẫn đến xu hướng sống nhờ vào trợ cấp, không
tích cực tìm kiếm việc làm. Trợ cấp thất nghiệp của các nhà nước phúc lợi châu
Âu thường bao gồm trợ cấp tiền lương, trợ cấp nhà ở, trợ cấp chi tiêu gia đình.
Các khoản trợ cấp này chiếm tới 58,6% so với tổng thu nhập thực tế của một
người lao động đang có việc làm vào năm 2000. Tại một số nước như Thụy Sỹ,
trợ cấp thất nghiệp chiếm 88% lương của người lao động, ở Thụy Điển là 84%.
Số năm được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Ireland, Thụy Điển là 4 năm/người
thất nghiệp, trong khi thời gian này ở Mỹ và Nhật Bản chỉ là 6 tháng. Báo cáo
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng có khoảng 40%
người châu Âu trong độ tuổi lao động không làm việc mà sống dựa vào một loại
trợ cấp nào đó của chính phủ vì các lý do như bệnh tật, nghỉ hưu sớm, cô đơn…

3.5.4. Sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi và tỉ lệ nhập cư


Mô hình phúc lợi xã hội ở Bắc Âu đứng trên nguyên tắc của sự công bằng và sự
đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, với sự đa dạng dân số và
nhập cư, việc đảm bảo tính công bằng và tích hợp trong việc phân phối quyền
lợi và trợ cấp có thể gặp khó khăn. Có thể xuất hiện những khó khăn trong việc
định rõ tiêu chí và quy định để đảm bảo sự công bằng và tránh sự lợi dụng của
hệ thống.
Sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi đặt ra gánh nặng cho hệ thống an sinh xã
hội. Với xu hướng già hóa dân số, nhóm người ở độ tuổi trên 80 cũng sẽ tăng
mạnh, ước tính khoảng 20 triệu người vào năm 2015, 27 triệu người vào năm
2030, đặt ra những nhu cầu mới về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế. Sự già
hóa dân số cũng khiến ngân sách chi cho phúc lợi xã hội ngày càng tăng, tạo áp
lực cho nền kinh tế. Xã hội đang già đi để gánh nặng tài chính dồn lên vai
những người lao động trẻ có số lượng ngày càng giảm.
Ngoài ra, Các nước Bắc Âu thu hút một số lượng lớn người nhập cư muốn
hưởng các phúc lợi xã hội công. Những công dân mới này thường đến từ nơi
không có thói quen đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chung. Trong khi những
người Bắc Âu lại thường tham gia nhiều vào lực lượng lao động như một quyết
định tập thể để ủng hộ những lợi ích mà họ được hưởng từ xã hội.
Hơn thế nữa, Hệ thống xã hội phúc lợi được xây dựng nhiều thập kỷ qua
ở Bắc Âu đang lung lay do khủng hoảng kinh tế và hầu hết các chính phủ buộc
phải thắt chặt chi tiêu. Những người dân đã quen với giáo dục và y tế miễn phí,
trợ cấp thất nghiệp rộng rãi nay phải đối diện với những thách thức lớn trong
đời sống hàng ngày khi thu nhập suy giảm nhanh chóng, còn nhà nước không có
khả năng hỗ trợ phúc lợi nhiều như trước, thậm chí còn cắt giảm sự hỗ trợ này.
3.6. Mô hình nhà nước phúc lợi nổi tiếng
3.6.1. Thụy Điển
Với một nền kinh tế đa dạng, có sức cạnh tranh cao và thành công, Thụy
Điển được xem là quốc gia có sức cạnh tranh xếp thứ 7 trên thế giới (World
Economic Forum, 2018). Thụy Điển có nền kinh tế mở và tiếp cận thương mại
tự do nhờ mô hình nhà nước phúc lợi xã hội.
Mô hình “nhà nước phúc lợi xã hội” Thụy Điển đã đạt được thành tựu nổi
bật về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
3.6.1.1. Đặc điểm
Một là, Mức độ phổ quát cao: Tất cả công dân đều đựơc đảm bảo các
lợi ích và dịch vụ an sinh xã hội cơ bản: Đa dạng các loại hình bảo hiểm xã hội:
4 loại bảo hiểm lớn được pháp luật qui định: bảo hiểm hưu trí dưỡng lão, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, còn có rất nhiều loại
hình phúc lợi xã hội khác như chế độ dưỡng lão, chế độ bảo hiểm thất nghiệp,
chế độ giáo dục, chế độ sinh đẻ…
Hai là, Mức độ bình đẳng Phân phối thu nhập công bằng: Thụy Điển
thực hiện đánh thuế lũy tiến, tức thu nhập càng cao sẽ phải đóng càng nhiều
thuế. Điều này giúp làm giảm gánh nặng về thuế đối với những người có thu
nhập ở tầng thấp trong xã hội Thụy Điển. Người dân bình đẳng trong việc thụ
hưởng các dịch vụ phúc lợi xã hội: Mọi công dân ở Thụy Điển đều có quyền
được hưởng các dịch vụ xã hội theo chế độ.
Ba là, Thị trường việc làm: Mức độ tham gia thị trường lao động ở
Thụy Điển nằm ở mức cao: Môi trường làm việc lành mạnh, nền kinh tế vận
hành theo xu hướng thị trường nhưng vẫn có sự can thiệp sâu của nhà nước qua
các chính sách về việc làm. Lao động ở đây được trả lương theo đúng tay nghề.
Có sự kết nối giữa 3 chủ thể là nhà nước, chủ sở hữu lao động và người
lao động, nhà nước quản lý đảm bảo quyền lợi của người lao động đồng thời tạo
điều kiện cho giới chủ có cơ hội phát triển.
Bốn là, Thuế: Mức thuế ở Thụy Điển rất cao. Mức thuế suất hiệu quả ở
Thụy Điển thường được trích dẫn là một trong những mức cao nhất trên thế
giới.
- Thuế giá trị gia tăng: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng ở Thụy Điển rất cao:
25%
- Thuế thu nhập: Tổng chi phí tiền lương cho người sử dụng lao động là
tổng lương cộng với các khoản đóng góp an sinh xã hội. Thuế thu nhập phụ
thuộc vào người phải nộp thuế ở Thụy Điển và khoản đóng góp an sinh xã hội
phụ thuộc vào người tham gia vào kế hoạch BHXH của Thụy Điển.
- Thuế thu nhập từ vốn: Thụy Điển có mức thuế bằng phẳng là 30% đối
với các khoản tăng vốn.
- Thuế doanh nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Thụy
Điển là 22%.
3.6.1.2. Nhân tố góp nên sự thành công.
Sáu nhân tố then chốt giúp Chính phủ Thụy Điển thành công, đó là:
Một là, Thụy Điển theo mô hình chủ nghĩa tự do và trọng
người tài từ rất sớm. Thụy Điển đã bãi bỏ các ưu tiên cho tầng lớp quý
tộc vào các chức danh của Nhà nước và tạo ra một dịch vụ dân sự trọng
dụng người tài, không có tham nhũng. Trường phái ủng hộ thị trường tự
do luôn có những vị trí chủ chốt trong Chính phủ. Sự phân bổ nguồn lực
theo các quy luật của thị trường tự do được tận dụng tối đa, các doanh
nghiệp tư nhân có quyền cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp, các
doanh nghiệp của Chính phủ
Hai là, thực hiện hiệu quả các cuộc cải cách thể chế. Thụy Điển
hướng tới sự phát triển thịnh vượng, bắt đầu với những cải cách về thể
chế, tạo ra sự thịnh vượng cho quyền lực của chủ nghĩa tư bản: Khuyến
khích cải cách ruộng đất, quyền sở hữu, các biện pháp chống tham nhũng
thành công và cải cách thương mại tự do.
Ba là, tính thực tế và ý chí sắt đá là nền tảng tạo ra một chính
phủ minh bạch và trung thực. Khi phát hiện ra sự không phù hợp giữa
chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội thì cả hệ thống chính
trị ở Thụy Điển được huy động để tìm giải pháp và điều chỉnh hợp lý.
Các đồng thuận mới có thể thay thế những nguyên tắc cũ, lỗi thời một
cách dễ dàng. Thụy Điển liên tục cập nhật và điều chỉnh mô hình phát
triển. Thay vì kinh doanh hay làm việc ở khu vực tư nhân như một số
quốc gia khác, những người tài ở Thụy Điển đã vào làm việc tại khu vực
nhà nước. Đây được xem là vinh dự của người dân Thụy Điển.
Bốn là, Thụy Điển sử dụng vốn xã hội hợp lý giúp làm giảm chi
phí giao dịch, đó chính là sự tin tưởng vào người lao động và niềm tin
vào các quyền tự do cá nhân. Đây là vốn xã hội rất quý giá. Vốn xã hội
giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí giao dịch - rào cản rất lớn làm giảm
hiệu quả phát triển kinh tế.
Năm là, tự chủ cá nhân là một trong những yếu tố then chốt
mang lại thành công cho Thụy Điển. Vai trò của Nhà nước Thụy Điển
là thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân và sự vận động của xã hội. Các chính
sách của Chính phủ được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có
sự tự chủ cao nhất và ít phụ thuộc vào người khác nhất.
Sáu là, có sự đồng thuận cao trong các quyết định chính trị của
Chính phủ. Yếu tố khác nữa tạo nên sự khác biệt của Thụy Điển với các
quốc gia khác là mức độ đồng thuận cao của Chính phủ trong việc ra
quyết định chính trị. Các chính sách của Chính phủ được thiết kế nhằm
tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có sự tự chủ cao nhất và ít phụ thuộc vào
người khác nhất.

3.6.2. Đan Mạch


Xã hội Đan Mạch được biết đến với hệ thống phúc lợi phát triển và là
một trong những quốc gia bình đẳng nhất trên thế giới. Chế độ phúc lợi Đan
Mạch được thực hiện thông qua hệ thống thuế lũy tiến - càng kiếm được nhiều
tiền, sẽ phải trả càng nhiều thuế. Hệ thống này đảm bảo rằng tất cả người Đan
Mạch có quyền tiếp cận như nhau vào an sinh xã hội, chăm sóc y tế và giáo dục.
3.6.2.1. Những phúc lợi cho người dân.
Làm việc 6 giờ/ngày: Người Đan Mạch chăm chỉ làm việc trong vòng 37 giờ
hành chính mỗi tuần. Không được khuyến khích ở lại làm thêm giờ. Vào
khoảng 4 giờ chiều, hầu hết các nhân viên sẽ rời văn phòng để về đón con cái và
bắt đầu chuẩn bị bữa tối. Mọi nhân viên đều được hưởng kỳ nghỉ có lương hợp

Chăm sóc sức khỏe: Hệ thống y tế công cộng ở Đan Mạch cho phép mọi người
truy cập vào dịch vụ y tế cơ bản miễn phí. Người dân Đan Mạch có thể được
điều trị và được chăm sóc sức khỏe mà không phải lo lắng về các chi phí y tế
lớn.

Bảo hiểm xã hội: Đan Mạch có một hệ thống bảo hiểm xã hội mạnh mẽ, bao
gồm bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, và bảo hiểm hưu trí.
Những người mất việc làm hoặc gặp khó khăn tài chính có thể nhận được trợ
cấp để hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày.

Hỗ trợ cho người già và người khuyết tật: Người già và người khuyết tật
được hưởng một loạt các dịch vụ và trợ cấp từ chính phủ. Đan Mạch có các
chính sách hỗ trợ như trợ cấp hưu trí, dịch vụ chăm sóc người già, và tiền trợ
cấp dành cho người khuyết tật.

1. Mô hình phát triển của một số nước Tây Bắc Âu (phần 1). (n.d.). Trang
Thông Tin Điện Tử - Hội Đồng Lý Luận TW. Nguồn tham khảo
https://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan---thuc-tien/mo-hinh-phat-trien-cua-
mot-so-nuoc-tay-bac-au-phan-1.html

2. Acabiz.Vn. (n.d.). Những nguyên tắc quản trị hạnh phúc của người Đan
Mạch. Acabiz.vn. Nguồn tham khảo https://acabiz.vn/blog/nhung-
nguyen-tac-quan-tri-hanh-phuc-cua-nguoi-dan-mach

3. Nam P. T. T. (2021, February 10). Đất nước hạnh phúc. Báo Điện Tử
VTC News. Nguồn tham khảo https://vtc.vn/dat-nuoc-hanh-phuc-
ar594510.html

4. Phạm Thị Hồng Điệp (2012). Những thách thức với các nhà nước phúc
lợi châu Âu trong thế kỷ XXI. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh, 28, 60-67. Nguồn tham khảo
http://tapchi.ueb.edu.vn/Fuploads/20130822152759510.pdf
5. Vneconomy.vn. Vì sao Đan Mạch, Phần Lan hạnh phúc nhất thế giới?
(n.d.). Nguồn tham khảo https://hcmussh.edu.vn/news/item/6292
6. [PDF]Kinh tế chính trị Mac Lenin - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội - Đề
cương - Mô hình Nhà Nước Phúc Lợi.PDF. (n.d.). Nguồn tham khảo
https://cuuduongthancong.com/pvf/661302/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin//
de-cuong---mo-hinh-nha-nuoc-phuc-loi.pdf

You might also like