You are on page 1of 20

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


-----š›&š›-----

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:
PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

ĐỀ BÀI SỐ 3: Phân tích và bình luận quy định về Tước quyền sở


hữu và Bồi thường (Expropriation and Compensation) tại Điều 14
và Phụ lục II của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009
(ACIA)

LỚP : N08.TL1
NHÓM : 02
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

Ngày: 18/04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội


Nhóm: 02 Lớp: N08.TL1
Tổng số sinh viên của nhóm:
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm. Kết quả như sau:

Đánh giá của GV


Đánh giá SV ký
STT MSSV Họ và tên
của SV tên Điểm Điểm GV ký
(số) (chữ) tên

1 461512 Vũ Thành Đạt A

2 461513 Hoàng Ngọc Đức A

3 461514 Trần Hương Giang A

4 461515 Hoàng Thu Hà A

5 461516 Phạm Bích Hà A

6 461517 Phan Thuý Hằng A

7 461518 Phạm Duy Hiển A

8 461519 Trần Thu Hoà A

9 461520 Nguyễn Trọng Huy A

10 461521 Vương Khánh Huyền A

11 463438 Phan Thuỳ Linh A

12 463488 Nguyễn Xuân Hùng A

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................................3
I. Quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường (Expropriation and
Compensation) của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA) ...........3
1. Nội dung Tước quyền sở hữu và Bồi thường ........................................................3
1.1. Khái niệm Tước quyền sở hữu và Bồi thường ...............................................3
1.2. Tước quyền sở hữu hợp pháp .........................................................................4
1.3. Tước quyền sở hữu bất hợp pháp ...................................................................6
2. Các hình thức Tước quyền sở hữu ........................................................................6
3. Hệ quả của Tước quyền sở hữu .............................................................................8
4. Bồi thường trong quy định Tước quyền sở hữu và Bồi thường của ACIA 2009 ..9
5. Ngoại lệ của biện pháp Tước quyền sở hữu và bồi thường ................................10
6. Ý nghĩa của quy định Tước quyền sở hữu và Bồi thường ..................................10
II. Bình luận quy định Tước quyền sở hữu và Bồi thường (Expropriation and
Compensation) của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA). ........10
1. Đánh giá quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường tại Điều 14 của Hiệp
định Đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA) ....................................................11
1.1. Đánh giá về Pháp luật nội dung tại Điều 14 và Phụ lục II ACIA ................11
1.2. Đánh giá về Pháp luật hình thức Điều 14 và Phụ lục II ACIA ....................12
1.3. Đánh giá về tiêu chuẩn và phạm vi Bồi thường của quốc gia quy định trong
ACIA 2009 .............................................................................................................13
2. Thực tiễn quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường trong Hiệp định đầu tư
toàn diện ASEAN 2008 (ACIA) ................................................................................14
KẾT LUẬN ..................................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................18

2
MỞ ĐẦU
Trong khuôn khổ hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, các nhà đầu tư
nước ngoài khi muốn rót vốn vào để đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước, họ rất
quan tâm đến các Điều khoản về tước quyền sở hữu do đó được coi là “linh hồn” của
các hiệp định đầu tư song phương và ảnh hưởng rất lớn đến tính hấp dẫn của quốc gia
tiếp nhận đầu tư bởi nó ảnh hưởng đến những lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư. Quy định
về tước quyền sở hữu quá chặt sẽ “bó tay” nhà nước tiếp nhận đầu tư, khiến nhà nước
khó có thể thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, phát triển, quy hoạch, quản lý
hoạt động cạnh tranh. Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề thông qua: “Phân tích và bình luận
quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường (Expropriation and Compensation) tại
Điều 14 và Phụ lục II của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA).”
NỘI DUNG
I. Quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường (Expropriation and
Compensation) của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA)
1. Nội dung Tước quyền sở hữu và Bồi thường
1.1. Khái niệm Tước quyền sở hữu và Bồi thường
Tước quyền sở hữu hay còn được gọi là tước đoạt quyền sở hữu, truất
quyền, trưng thu, trưng dụng hay quốc hữu hóa1 là từ chỉ hành động tước đi hoặc
thay đồi quyền tài sản thuộc nhà đầu tư nước ngoài bằng quyết định hoặc chính
sách cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phục vụ mục đích công
cộng của nhà nước và được bồi thường thoả đáng2.
Thuật ngữ “Bồi thường” thường được sử dụng để chỉ việc đền bù, thanh toán
hoặc giải quyết một tổn thất, thiệt hại, hoặc mất mát nào đó. Điều này có thể áp dụng
trong nhiều phương diện, bao gồm cả lĩnh vực pháp lý, kinh tế và đời sống hàng ngày.
Đối với phương diện pháp lý, “Bồi thường” thường được sử dụng để mô tả sự đền bù

1
Các BIT mà Việt Nam tham gia sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ hành vi Trước quyền sở hữu của nhà
đầu tư. Ví dụ: BIT Việt Nam – Nhật Bản (2003) đề cập biện pháp “trung thu”, “quốc hữu hoá” hoặc “bất kỳ
những biện pháp nào tương tự”; BIT Việt Nam – Vương quốc Anh (2002) dùng thuật ngữ “quốc hữu hoá”,
“trưng dụng” hoặc “các biện pháp có tác dụng tương tự”,…
2
Nguyễn Quỳnh Anh (2020), Lý luận và thực tiễn về bảo hộ đầu tư theo các hiệp định về đầu tư của ASEAN
trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

3
cho sự tổn thất hoặc thiệt hại mà một bên đã gây ra đối với bên kia. Các quy định về bồi
thuờng thường được đặt ra trong các hợp đồng, hiệp định, hoặc hệ thống pháp luật để
xác định trách nhiệm và quy mô của việc đền bù. Trong Hiệp định ACIA cũng không
giải thích về thuật ngữ “Bồi thường”; tuy nhiên, có thể hiểu “Bồi thường” thường liên
quan đến việc các quốc gia thành viên đảm bảo rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được
đối xử công bằng. Nếu có tranh chấp, các quy tắc bồi thường có thể xác định cách thức
giải quyết mâu thuẫn giữa nhà đầu tư và quốc gia. Tuỳ thuộc và nội dung cụ thể của
ACIA, quy định bồi thường có thể khác nhau.
1.2. Tước quyền sở hữu hợp pháp
Tước quyền sở hữu là hành vi nhà nước tiếp nhận đầu tư tước quyền sở hữu tài
sản của nhà đầu tư hoặc làm mất quyền điều hành, kiểm soát, làm giảm giá trị tài sản
đầu tư. Để bảo vệ đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tư, các BIT ngày nay thường đi theo
xu hướng ngăn chặn không chỉ hành vi tước quyền sở hữu trực tiếp mà cả tước quyền
sở hữu gián tiếp. Theo Điều 14 Hiệp định ACIA: “1. Một nước thành viên sẽ không
trưng thu hay quốc hữu hoá một đầu tư đủ điều kiện một cách trực tiếp hay thông qua
các biện pháp tương đương với trưng thu hoặc quốc hữu hoá (“trung thu"), trừ trường
hợp: (a) vì mục đích công;...”. Theo đó, để quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể yêu cầu
tước quyền sở hữu hợp pháp khi việc yêu cầu đó là để phục vụ cho mục đích công cộng
của nhà nước và phải bồi thường thoả đáng.
Thứ nhất, điều kiện về mục đích công. Hiện nay, khái niệm về “mục đích công"
chưa được quy định nào của ACIA giải thích về điều này. Vậy nên, thông thường nhà
nước tiếp nhận đầu tư là chủ thể tuyên bố hành vi tước quyền sở hữu có nhằm mục đích
công cộng hay không và nhà đầu tư không có phản hồi chống đối về tuyên bố đó. “Mục
đích công” phải được xác định rõ ràng và dựa trên nhu cầu thực sự của cộng đồng hoặc
quốc gia. Điều này có thể bao gồm: các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi
trường, hoặc bảo đảm an ninh quốc gia,... Ngoài ra, “mục đích công” phải được thể hiện
ở thời điểm truất quyền sở hữu nhưng không phụ thuộc vào mục đích cuối cùng của mục
tiêu. Song, yêu cầu về “mục đích công” sẽ không thoả mãn nếu việc nhận tài sản ban
đầu không có mục đích công cộng nhưng sau đó được sử dụng để phục vụ cho mục đích
công cộng.

4
Thứ hai, về điều kiện không phân biệt đối xử. Không phân biệt đối xử là một
yêu cầu phổ biến được ghi nhận trong hầu hết các IIA. Mặc dù sử dụng các thuật ngữ
khác nhau nhưng “trên cơ sở không phân biệt đối xử", “theo cách thức không phân biệt
đối xử" hoặc “không có sự phân biệt đối xử" nhưng những thuật ngữ này đều đặt ra yêu
cầu giống nhau cho quốc gia là không phân biệt đối xử trong hoạt động tước quyền sở
hữu. Cụ thể tất cả các quyết định liên quan đến việc tước quyền sở hữu phải được áp
dụng đồng đều cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, không dựa trên quốc tịch,
văn hoá, giới tính, hay bất kỳ điều kiện kỳ thị nào khác.
Mặc dù ACIA cũng không có điều khoản giải thích vụ thể về điều kiện này
nhưng có thể hiểu hoạt động tước quyền sở hữu nhằm vào một nhà đầu tư nước ngoài
sẽ bị coi là phân biệt đối xử nếu việc tước quyền sở hữu chỉ được thực hiện dựa trên
hoặc vì lý do quốc tịch của nhà đầu tư ASEAN.
Thứ ba, thanh toán khoản bồi thường một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu
quả. Đây là một trong những điều kiện cốt lõi trong các nguyên tắc về tước quyền sở
hữu và bồi thường ACIA. Bồi thường phải phản ánh giá trị thực sự của tài sản bị tước
quyền, được thanh toán mà không có sự chậm trễ không cần thiết và thông qua một quy
trình đơn giản để nhà đầu tư có thể nhanh chóng tiếp cận khoản thanh toán, ngoài ra sẽ
phải trả thêm lãi phát sinh nếu có. Theo đó, Khoản 2 Điều 14 của ACIA, bồi thường nào
đối với việc tước quyền sở hữu đều phải đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) “Bồi thường không chậm trễ": Việc bồi thường phải được trao cho nhà đầu
tư khi hoạt động tước quyền sở hữu diễn ra, quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện việc
thanh toán khoản bồi thường một cách không chậm trễ. Điều kiện này nhằm bảo vệ lợi
ích của nhà đầu tư khi bị tước quyền sở hữu nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn
cho quốc gia sở tại, đặc biệt những khoản đầu tư có giá trị rất lớn và việc bồi thường có
thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dự trữ quốc gia.
(2) “Bồi thường tương đương với giá trị hợp lý trên thị trường của khoản đầu
tư bị tước quyền sở hữu hoặc tại thời điểm việc tước quyền sở hữu được công bố hoặc
xảy ra": Tuỳ theo thời điểm nào được áp dụng. Hướng dẫn của ngân hàng thế giới về
đối xử với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được định nghĩa giá thị trường là “Một số tiền
mà một số người mua thường sẽ trả cho một người bán sau khi tính đến bản chất của

5
đầu tư, hoàn cảnh mà nó sẽ hoạt động trong tương lại và các đặc điểm cụ thẻ của nó,
bao gồm cả thời điểm mà nó đã tồn tại, tỷ lệ tài sản hữu hình trong tổng đầu tư và các
khoản khác có liên quan, các yếu tố phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp".
(3) Bồi thường không được phản ánh bất cứ thay đổi nào về giá trị của đầu tư
do việc tước quyền sở hữu đề ra đã được biết từ trước
(4) Bồi thường phải hoàn toàn được công nhận và tự do lưu chuyển giữa các
nước thành viên ASEAN: Được thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, phù hợp
với quy định về quyền tự do chuyển tiền (chuyển vốn) ở Điều 13.
Thứ tư, phù hợp với quy trình đúng của luật. Tước quyền sở hữu chỉ có thể
thực hiện dưới các điều kiện và theo thủ tục pháp luật đã được xác định trước. Đảm bảo
việc trưng dụng được thực hiện công bằng, tuân thủ chặt chẽ các quy định thủ tục trong
nước cũng như cam kết và nguyên tắc quốc tế. Để cho việc đầu tư có sự bảo vệ pháp lý
khi các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư trong khu vực ASEAN.
Việc xem xét hoạt động tước quyền sở hữu có phù hợp với pháp luật hay không
trước tiên phải căn cứ vào các quy định trong pháp luật quốc gia nhận đầu tư cũng như
hệ thống hành chính, tư pháp của nước này. Một số Hiệp định đầu tư đã quy định theo
hướng dẫn chiếu trực tiếp đến pháp luật của nước nhận đầu tư trong việc đánh giá điều
kiện phù hợp với luật.
1.3. Tước quyền sở hữu bất hợp pháp
Hành vi Tước quyền sở hữu khi không thoả mãn được đầy đủ 04 điều kiện trên
sẽ bị coi là tước quyền sở hữu bất hợp pháp. Tương tự như các Hiệp định đầu tư khác
ACIA không ghi nhận những quy định về bồi thường trong tước quyền ở hữu bất hợp
pháp. Theo đó, vấn đề bồi thường sẽ được xác định dựa trên các nguyên tắc chung của
pháp luật quốc tế trên cơ sở xem xét các phán quyết của cơ quan tài quán. Trong tập
quán quốc tế, hành vi tước quyền sở hữu hợp pháp phải gắn với nghĩa vụ bồi thường
thích hợp. Trong khi đó, hành vi tước quyền sở hữu bất hợp pháp ngoài việc phát sinh
nghĩa vụ bồi thường và phải sửa chữa để nhà đầu tư có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh,
Chính phủ thậm chí có thể sẽ phải đối mặt với các vụ kiện bởi nhà đầu tư nước ngoài.
2. Các hình thức Tước quyền sở hữu
Khoản 1 Điều 14 ACIA 2009 đã chỉ ra Tước quyền sở hữu có 2 hình thức: Tước

6
quyền sở hữu trực tiếp và Tước quyền sở hữu gián tiếp. Cụ thể:
Thứ nhất, Tước quyền sổ hữu trực tiếp. Theo Điểm a Khoản 2 Phụ lục II,
Tước quyền sở hữu trực tiếp là việc chuyển giao chính thức quyền sở hữu hoặc chiếm
hữu hoặc phá huỷ công khai tài sản từ nhà đầu tư sang cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cho tới những năm 1980, các biện pháp tước quyền
sở hữu đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia ít khi áp
dụng các biện pháp này vì không muốn làm cho môi trường đầu tư của mình có tính rủi
ro cao, ít hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, Tước quyền sở hữu gián tiếp. Theo Điểm a Khoản 2 Phụ lục II,
Tước quyền sở hữu gián tiếp bao gồm một hoặc một loại các biện pháp có ảnh hưởng
tương tự đến việc tước quyền sở hữu trực tiếp mà thậm chí không cần chuyển đổi chính
thức hoặc thu giữa toàn bộ pháp danh đối với đầu tư.
Thuật ngữ sử dụng trong các Hiệp định đầu tư để chỉ hình thức tước quyền sở
hữu gián tiếp là: “Tước quyền sở hữu gián tiếp” (Indirect expropriation); “Một biện
pháp hay các biện pháp tương đương/tương tự với quốc hữu hoá hay tước quyèn sở
hữu” (A measure or measures having effect equivalent/similar to nationalization or
expropriation); “Biện pháp đến mức như tước đoạt khoản đầu tư” (A measure
tantamount to nationalization or expropriation). Những sự khác biệt giữa các cụm từ
này được cho là không tạo ra sự khác biệt về nghĩa vì chúng đều chỉ hình thức tước
quyền sở hữu gián tiếp. Tuy nhiên, với các quy định thường ngắn gọn và không được
giải thích chi tiết, các hội đồng trọng tài thường phải tìm kiếm tiêu chí để xác định biện
pháp tước quyền sở hữu gián tiếp.
Để xác định biện pháp Tước quyền sở hữu của Chính phủ có phải là biện pháp
tước quyền sở hữu gián tiếp hay không, theo Khoản 3 Phụ lục II đã đựa ra 03 tiêu chí:
(1) Tác động kinh tế từ hành động của Chính phủ
(2) Liệu hành động của Chính phủ có vi phạm cam kết ràng buộc bằng văn bản
trước đó của Chính phủ với nhà đầu tư
(3) Bản chất hành động của Chính phủ, bao gồm mục tiêu hành động đó và liệu
nó có bất hợp lý với mục đích công
ACIA làm rõ thêm rằng các biện pháp không mang tính phân biệt đối xử được

7
thiết kế và áp dụng để bảo vệ các mục tiêu chính đáng về phúc lợi công, như sức khở
cộng đồng, an toàn và môi trường, thì không được cho là tước quyền sở hữu gián tiếp.
Việc làm rõ này là cần thiết nhằm đảm bảo giữ đủ chủ quyền cho mỗi nước thành viên
ASEAN trong việc quản lý luật pháp về đầu tư trên lãnh thổ của mình. Như thế, không
phải hành động nào của Chính phủ can thiệp vào các hoạt động đầu tư nước ngoài cũng
đều bị cho là Tước quyền sở hữu gián tiếp.
3. Hệ quả của Tước quyền sở hữu
a. Tước quyền sở hữu hợp pháp
Thứ nhất, phát sinh trách nhiệm bồi thường: Khi tước quyền sở hữu hợp pháp,
nhà nước thường phải bồi thường theo cho chủ sở hữu. Khoản bồi thường này phải thỏa
đáng, phản ánh đúng giá trị thực tế của tài sản bị tước quyền sở hữu.
Thứ hai, ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư: Việc tước quyền sở hữu, ngay
cả khi được thực hiện một cách hợp pháp, có thể làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong tương lai.
Thứ ba, tranh chấp pháp lý: Mặc dù việc tước quyền sở hữu được thực hiện theo
quy định của pháp luật, nhưng chủ sở hữu có thể không đồng ý với việc này và có thể
khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ tư, làm giảm giá trị tài sản: Khi tước quyền sở hữu, giá trị của tài sản có thể
giảm đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến tài chính của chủ sở hữu.
Thứ năm, làm thay đổi quyền sở hữu: Khi tước quyền sở hữu, quyền sở hữu tài
sản sẽ được chuyển giao cho một chủ thể khác.
b. Tước quyền sở hữu bất hợp pháp
Thứ nhất, gây thiệt hại kinh tế: Khi quyền sở hữu bị tước đoạt, nhà đầu tư có thể
mất toàn bộ/ một phần giá trị của khoản đầu tư của mình. Điều này không chỉ gây thiệt
hại cho nhà đầu tư, còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia nhận đầu tư.
Thứ hai, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư: Việc tước quyền sở hữu bất hợp pháp
có thể làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia
nhận đầu tư. Điều này có thể làm giảm lượng đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế.
Thứ ba, phát sinh trách nhiệm bồi thường: ACIA 2009 không quy định rõ ràng

8
rằng hành vi tước quyền sở hữu bất hợp pháp có phải bồi thường hay không. Một số học
giả và án lệ quốc tế cho thấy rằng trong trường hợp tước quyền tài sản bất hợp pháp, nhà
nước phải bồi thường đầy đủ bằng vật chất hoặc bằng khoản tiền tương đương để đặt sự
đầu tư trở về hiện trạng ban đầu hay còn gọi là khắc phục hậu quả đầy đủ (lợi ích đã mất
đi lớn hơn tài sản mất đi của nhà đầu tư nước ngoài), quy tắc này được hình thành từ vụ
kiện Factory at Chorzow. Nên trong trường hợp tước quyền bất hợp pháp thì quốc gia
nhận đầu tư hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nhà đầu tư nước
ngoài.
Thứ tư, tranh chấp pháp lý: Việc tước quyền sở hữu bất hợp pháp có thể dẫn đến
các tranh chấp pháp lý. Nhà đầu tư có thể khởi kiện nhà nước tước quyền sở hữu trái
pháp luật tại các tòa án quốc tế hoặc các cơ quan trọng tài.
4. Bồi thường trong quy định Tước quyền sở hữu và Bồi thường của ACIA
2009
Khi việc quốc gia sở tại thực hiện tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
thì sẽ phát sinh nghĩa vụ phải bồi thường của quốc gia sở tại. Theo Khoản 2 Điều 14
ACIA 2009, viêc bồi thường cho hành vi tước quyền sở hữu đều phải được thanh toán
không trậm trễ và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Bồi thường phải tương đương với giá trị hợp lý trên thị trường của khoản đầu
tư bị trưng dụng trước hoặc tại thời điểm việc trưng dụng được công bố hoặc xảy ra;
(2) Bồi thường không được phản ánh bất cứ thay đổi nào về giá trị của đầu tư do
việc trưng dụng đề ra đã được biết từ trước;
(3) Bồi thường phải hoàn toàn được công nhận và tự do lưu chuyển giữa các nước
thành viên ASEAN.
Như vậy bồi thường trong trường hợp tước quyền sở hữu cần thực hiện tương
xứng, kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra căn cứ theo Khoản 3 và 4 Điều 14 ACIA 2009,
trong trường hợp chậm trễ thanh toán bồi thường, ngoài khoản bồi thường mà quốc gia
sở tại phải trả thì còn trả thêm khoản lãi suất phù hợp theo luật pháp và quy định của
quốc gia thành viên thực hiện việc tước quyền sở hữu. Và sẽ được trả bằng loại tiền mà
khoản đầu tư được thực hiện ban đầu hoặc bằng loại tiền có thể sử dụng tự do nếu nhà
đầu tư yêu cầu. Nếu nhà đầu tư yêu cầu thanh toán bằng loại tiền tệ có thể sử dụng tự

9
do thì khoản bồi thường bao gồm cả lãi phát sinh sẽ được chuyển đổi thành đồng tiền
thanh toán theo tỷ giá hối đoái thị trường hiện hành vào ngày thanh toán.
5. Ngoại lệ của biện pháp Tước quyền sở hữu và bồi thường
Ngoại lệ của Tước quyền sở hữu và Bồi thường quy định tại Điều 14 ACIA năm
2009 như sau:
(1) Quyền của nước thành viên về tước quyền sở hữu đất dành cho đầu tư với
điều kiện tước quyền sở hữu và thanh toán khoản bồi thường tuân theo các yêu cầu của
luật trong nước;
(2) Quyền của nước chủ nhà ASEAN về quy định giấy phép bắt buộc đối với tài
sản trí tuệ theo các Hiệp định TRIPs, ví dụ như trong trường hợp giấy phép bắt buộc đối
với các loại thuốc điều hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) theo luật sở hữu trí tuệ
quốc gia
6. Ý nghĩa của quy định Tước quyền sở hữu và Bồi thường
Quy định không tước quyền sở hữu của nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư: Quy định này giúp bảo vệ quyền sở hữu của
nhà đầu tư, ngăn chặn việc tước quyền sở hữu trái pháp luật1. Điều này tạo ra môi trường
đầu tư an toàn, minh bạch và công bằng, thúc đẩy nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư: Quy định này giúp tạo ra một
môi trường đầu tư ổn định, dự đoán được, giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư và phát triển
dự án của mình
Cân nhắc giữa quyền lợi của nhà đầu tư và quyền can thiệp của nhà nước:
Quy định này cũng phản ánh sự cân nhắc giữa việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và
quyền can thiệp của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động đầu tư. Nhà nước có
quyền can thiệp vào các hoạt động đầu tư để thiết kế và thực hiện các chính sách phát
triển, nhưng cần phải tuân thủ các quy định về không tước quyền sở hữu trừ một số
trường hợp ngoại lệ.
II. Bình luận quy định Tước quyền sở hữu và Bồi thường (Expropriation and
Compensation) của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA).

10
1. Đánh giá quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường tại Điều 14 của
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA)
1.1. Đánh giá về Pháp luật nội dung tại Điều 14 và Phụ lục II ACIA
Về tinh thần của điều luật: Để xem xét quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi
thường (Expropriation and Compensation) tại Điều 14 và Phụ lục II của Hiệp định Đầu
tư toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA), trước hết phải xét đến nguồn gốc đã hình thành
nên tinh thần của điều luật này.
Thứ nhất, quy định về Tước quyền sở hữu (Expropriation) được ghi nhận tại
Khoản 1 Điều 14 ACIA xuất phát từ Quyền truất hữu tài sản của các quốc gia. Theo đó,
luật quốc tế không cấm các nước nhận đầu tư truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài
do có liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia thực hiện quyền đó
trên lãnh thổ của mình. Do vậy, quy định về Tước quyền sở hữu (Expropriation) là điều
khoản về tiêu chuẩn của các BIT từ năm 19593. Ngoài ra, quy định về Tước quyền sở
hữu còn được công nhận rộng rãi trong pháp luật quốc tế hiện đại qua các hình thức
khác nhau như Nghị quyết của Liên Hợp Quốc4, cụ thể: Nghị quyết số 1803 về Chủ
quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên - nghị quyết này dẫn chiếu đến quyền của
một quốc gia trong việc truất hữu tài sản của cá nhân, tổ chức nước ngoài; hay những
bản án, quyết định của Toà án hoặc Trọng tài5, hay trong các Điều ước quốc tế và Tập
quán quốc tế6.
Thứ hai, quy định về Bồi thường (Compensation) được ghi nhận tại Khoản 2
Điều 14 ACIA được hình thành từ nguyên tắc gây thiệt hại hoặc vi phạm cam kết thì
phải bồi thường của luật quốc tế. Nói cách khác, điều này là dẫn chiếu trực tiếp đến nội
dung của Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda: trung thực, tận tâm, thiện chí thực hiện cam
kết quốc tế. Nguyên tắc này bảo hộ tài sản các nhà đầu tư nước ngoài, việc vi phạm
nguyên tắc chính là cơ sở của việc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, quy định tại Điều 14 và Phụ lục II ACIA là hoàn toàn hợp lý và phù
hợp với tinh thần của các văn bản luật quốc tế khác, phản ánh tinh thần chung và thể

3
Xem Điều 9 Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản BIT (2003) & Điều 4 Hiệp định Hà Lan – Oman BIT (2009)
4
Xem: Nghị quyết số 1803 về Chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên.
5
Quyết định của Toà án Công lý Quốc tế ICJ trong vụ Chorzow Factory: vụ kiện ghi nhận quyền truất hữu tài
sản nước ngoài trong trường hợp đặc biệt.
6
Điều 30 Mục IV: Hướng dẫn của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)

11
hiện sự kế thừa của các nguyên tắc luật quốc tế về vấn đề bảo hộ đầu tư. Liên quan đến
mục tiêu chung của ASEAN trong lĩnh vực này. Điều luật đã thể hiện sự bình đẳng,
công bằng giữa các bên, nhằm đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và các khoản đầu tư
của họ trên cơ sở pháp luật
1.2. Đánh giá về Pháp luật hình thức Điều 14 và Phụ lục II ACIA
Lý giải về mặt thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu luật và áp dụng
luật. Dựa trên quy định Tước quyền ở hữu (Expropriation) và Bồi thường
(Compensation), cần làm rõ vấn đề và đưa ra đánh giá như sau:
Về điều kiện để Tước quyền sở hữu hợp pháp: Về cơ bản, các thuật ngữ được
ghi nhận trong Khoản 1 Điều 14 ACIA đều có cách hiểu tưởng tự như các cam kết quốc
tế khác. Vì thế, nó đều phù hợp với tiêu chuẩn chung. Ví dụ: Với điều kiện Tước quyền
sở hữu phải “Vì mục đích công cộng", AICA sử dụng cụm từ “Public purpose", nhưng
Hong Kong, China - Thái Lan BIT sử dụng thuật ngữ “Public purpose related to
Internal Needs" (Vì mục đích công cộng liên quan đến nhu cầu nội bộ)7.
Với điều kiện (2) Phải phù hợp với quy trình đúng của Luật (Under due process
of law), ACHINA thay thế bằng điều kiện: Phù hợp với pháp luật quốc gia, bao gồm các
thủ tục pháp lý (In accordance with applicable domestic laws, including legal
procedures)8.
Như vậy, để ngăn ngừa hành vi Tước quyền sở hữu nhằm mục đích trả đũa giữa
các quốc gia, luật tập quán và các điều ước quốc tế thường không coi hành vi Tước
quyền sở hữu để trả đũa là Tước quyền sở hữu vì mục đích công cộng. Để được coi là
tước quyền sở hữu vì mục đích công cộng, việc tước quyền sở hữu phải được thực hiện
vì nhu cầu trong nước, phù hợp với pháp luật quốc gia9.

7
Article 5 (Expropriation): HongKong, China SAR - Thailand BIT (2005).
8
Article 8 (Expropriation): ASEAN - China Investment Agreement (2009).
9
UNCTAD, Taking of property, UNCTAD Series on issues in international investment agreements, New York
and Geneva, 2000, trang 13.

12
1.3. Đánh giá về tiêu chuẩn và phạm vi Bồi thường của quốc gia quy
định trong ACIA 2009
Thứ nhất, về tiêu chuẩn xác định mức bồi thường: ACIA ghi nhận các khoản
bồi thường cho việc trưng thu tài sản phải dựa trên “giá trị thị trường hợp lý" (The fair
market value). Điều này cũng phù hợp với đại đa số các BIT sử dụng cụm từ khác có
giá trị tương đương như: Genuine market value10 (Article 5 - Nationalisation or
Expropriation - The United Republic of Tanzania vs Italian BIT) , Actual market
value11 (Article 4 - and Compensation - Áo vs Belarus BIT 2001),...
Thứ hai, về phạm vi bồi thường: ACIA sử dụng cụm từ “Bồi thường tương xứng,
kịp thời và hiệu quả" (Prompt, adequate and effective compensation) tại Điểm c Khoản
1 Điều 14 là kế thừa quy định trung tâm trong các BIT của Mỹ12. Tuy nhiên, án lệ trong
thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế lại thường áp dụng một thuật ngữ khác
được ghi nhận trong Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về chủ quyền vĩnh viễn đối với tài
nguyên thiên nhiên 1962 (Nghị quyết 1803) là “bồi thường thích hợp” (Appropriate
compensation)13.
Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, có thể thấy hai thuật ngữ này
không được coi là một khái niệm đồng nhất. Thẩm phán Amelie trong vụ kiện INLA
Corporation vs. The Islamic Republic of Iran đã cho rằng: “Khái niệm truyền thống về
bồi thường “kịp thời, tương xứng và hiệu quả" - một khái niệm thậm chí gây nghi ngờ
vì chưa bao giờ xây dựng một cách đầy đủ, và đã bị huỷ bỏ và thay thế “Bồi thường
thích hợp”14.
Vậy nên, cần phải xem xét về thuật ngữ “Bồi thường tương xứng, kịp thời và hiệu
quả" (Prompt, adequate and effective compensation). Một mặt, quy định “Bồi thường
tương xứng, kịp thời và hiệu quả" không đồng nghĩa với việc phải “hành động ngay lập
tức”, mà chỉ cần trong một khoảng thời gian hợp lý để sửa chữa sai lầm và như vậy được
tính là kịp thời và hiệu quả. Mặt khác, “Bồi thường tương xứng, kịp thời và hiệu quả" thể

10
Article 5 - Nationalisation or Expropriation - The United Republic of Tanzania vs Italian BIT
11
Article 4 - Expropriation and Compensation - Austria vs Belarus BIT 2001
12
Frank G.Dawson & Burns H.Weston, Prompt, Adequate and Effective: A Universal Standard of
Compensation
13
Malcolm N Shaw, International Law, Cambridge University Press, 2008
14
Judge Amelie’s dissenting opinion in INA Corporation v. The Government of Island Republic of Iran

13
hội tụ đủ điều kiện như “Bồi thường thích hợp". Nhưng trái lại, “Bồi thường thích hợp"
có thể không nhất thiết phải là tương xứng kịp thời và hiệu quả. Có thể trong một số
trường hợp, các tiêu chí này không được thực hiện hoặc không thể đáp ứng được trên
thực tế
2. Thực tiễn quy định về Tước quyền sở hữu và Bồi thường trong Hiệp định
đầu tư toàn diện ASEAN 2008 (ACIA)
Hiệp định ACIA 2009 ra đời dựa trên cơ sở thừa kế những nội dung của IGA và
AIA cũng như những yêu cầu mới đặt ra đối với khu vực đầu tư ASEAN, ghi nhận biện
pháp bảo đảm đầu tư trong đó có quy định về tước quyền sở hữu và bồi thường.
Thứ nhất, quy định về tước quyền sở hữu và bồi thường là biện pháp quan
trọng bảo hộ nhà đầu tư. Tước quyền sở hữu còn được gọi là tước đoạt quyền sở hữu,
truất quyền, trưng thu, trưng dụng hay quốc hữu hóa là đe dọa lớn nhất đối với đầu tư
nước ngoài, vì thế nhà đầu tư nước ngoài thường nhìn vào quy định về tước quyền sở
hữu để đánh giá mức độ rủi ro của quốc gia đầu tư. AICA 2009 đã đưa ra các điều kiện
điều chỉnh về Tước quyền sở hữu nhằm bảo vệ hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngoài, trong đó quy định điều kiện tước quyền sở hữu hợp pháp15 bao gồm: i) Vì
mục đích công cộng, ii) Không phân biệt đối xử, iii) bồi thường nhanh chóng, thỏa đáng
và hiệu quả, iv) phù hợp với thủ tục pháp luật.
Bản thân ACIA cũng chưa quy định rõ ràng để giải thích về các điều kiện này
nhưng trong quy định của mỗi quốc gia thành viên đều có quy định giải thích cụ thể hơn,
ví dụ trong quy định của các quốc gia thành viên “mục đích công cộng” sẽ được giải
thích rõ hơn như trong khoản 2 điều 10 Luật đầu tư Việt Nam 2020, mục đích công cộng
được hiểu là mục đích vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng, chống thiên ta16, tương tự trong pháp luật của Lào, Campuchia cũng
quy định như vậy. Không phân biệt đối xử cứng và phù hợp với thủ tục pháp luật cũng
là điều kiện phổ biến trong hầu hết các Hiệp định quốc tế, được quốc gia Luật hoá trong

15
Khoản 1 Điều 14, ACIA.(xem chi tiết tại phụ lục 1)
16
Khoản 2 Điều 10, Luật đầu tư Việt Nam 2020: “Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do
quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được
thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp
luật có liên quan.”

14
các Luật đầu tư của nước nhận đầu tư trong khối ASEAN.
Thứ hai, vấn đề bồi thường trong quy định tước quyền sở hữu và bồi thường.
Trên thực tế các nhà đầu tư không muốn việc tước quyền sở hữu xảy ra, việc bị mất tài
sản có thể gây ra hậu quả cho công việc kinh doanh đầu tư của họ trên quốc gia mà họ
đầu tư vào. Chính vì vậy, điều khoản bồi thường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nghĩa
vụ phải bồi thường nhanh chóng, thỏa đáng và hiệu quả trong trường hợp sở hữu diễn
ra, quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện việc thanh toán khoản bồi thường không chậm
trễ và trả lãi nếu có. ACIA không có quy định cụ thể những khoản bồi thường cố định
mà đưa ra quy chế mở để các nước thành viên sẽ quy định cụ thể trong luật pháp nước
sở tại và đặt ra yêu cầu về tính “hợp lý và hiệu quả” của việc bồi thường này, thông
thường các quốc gia thành viên sẽ đề cập đến những khoản bồi thường sau: bồi thường
về thu nhập do việc tước quyền sở hữu trực tiếp gây ra, tài sản tước quyền bị mất, Tài
sản tước quyền bị hư hỏng.
Về việc không chậm trễ trong bồi thường, ACIA không quy định rõ thời hạn cụ
thể cho việc này. Tại nhiều quốc gia thành viên, thời hạn thông thường để thực hiện việc
bồi thường thường là 1- 6 tháng. Quy định này tạo ra sự linh hoạt cho các quốc gia thành
viên nhưng cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài vì quốc gia có thể tìm kiếm
lý do về thủ tục để chậm trễ việc thanh toán này. ACIA cũng không quy định ngoại lệ
trong việc thanh toán khoản bồi thường.
Về việc trả lãi phát sinh, tiền bồi thường bao gồm các khoản lãi phát sinh trong
trường hợp các quốc gia trì hoãn việc thanh toán bồi thường, lãi suất phù hợp theo quy
định pháp luật của nước thành viên sở tại về việc tước quyền sở hữu và bồi thường mà
các Hiệp định cũ không có đề cập đến. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm cho
quốc gia nhận đầu tư trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách nhanh chóng,
kịp thời. Lãi suất được ACIA quy định là “lãi suất phù hợp với quy định của luật pháp
và quy định của quốc gia thành viên thực hiện việc tước quyền sở hữu”17, quy định tạo
ra sự linh hoạt cho nước đầu tư, mặt khác cũng dẫn đến tranh chấp khi không có một
mức hay loại lãi suất cụ thể để tham chiếu khi thanh toán lãi suất bồi thường. Trong quy

17
Trích dẫn Khoản 3, Điều 14 ACIA 2009 (xem chi tiết tại phụ lục 1)

15
định của các quốc gia thành viên về mức lãi suất phát sinh trong việc bồi thường thường
được Ngân hàng quốc gia quy định tại thời điểm thanh toán như luật đầu tư Campuchia,
Bộ luật Omnibus Philippines,...Việc quy định lãi suất với ý nghĩa bồi thường số tiền
thực tế mà nhà đầu tư lẽ ra phải được nhận đúng hạn
Thứ ba, vấn đề tước quyền sở hữu bất hợp pháp. ACIA không ghi nhận những
quy định này, nên khi không thỏa mãn đầy đủ bốn điều hợp pháp sẽ được coi là tước
quyền sở hữu bất hợp pháp vấn đề này xảy ra sẽ được xác định trên cơ sở của luật quốc
tế. Tước quyền sở hữu bất hợp xảy ra khi. Trong tập quán quốc tế, hình vi tước quyền
bất hợp pháp sẽ phải gắn với nghĩa vụ bồi thường thỏa đáng, ngoài ra quốc gia nhận tư
cũng sẽ phải đối mặt với việc sẽ bị khởi kiện bởi nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng về việc quy định biện pháp Tước quyền sở hữu và bồi thường đã
được trong luật đầu tư của tất cả các nước. Trong đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của
mình tác giả Nguyễn Quỳnh Anh18 cho biết, nội dung của biện pháp này trong luật của
các quốc gia thành viên ASEAN hẹp hơn nhiều so với quy định của ACIA, cụ thể tước
quyền sở hữu gián tiếp chưa được luật đầu tư của nước nào quy định, kể cả Myanmar là
nước ban hành luật đầu tư gần đây, việc này dẫn đến sự khác biệt giữa luật chung và
luật riêng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận các quốc gia thành viên ASEAN cũng rất nỗ
lực trong việc tạo ra những thiết chế bảo hộ nhà đầu tư trong việc tước quyền sở hữu,
bởi các quy định về mục đích chính đáng để thực hiện việc tước quyết sở hữu của nhà
đầu tư, bồi thường thiệt hại hợp lý, kịp thời, hiệu quả,...việc đưa những quy định như
vậy chính là phương thức giữ chân nhà đầu tư, giảm bớt những tranh chấp không đáng
có giữa nhà đầu tư và quốc gia đầu tư, tăng sự uy tín của quốc gia trên bản đồ đầu tư thế
giới.

18
Lý luận và thực tiễn về bảo hộ đầu tư theo các hiệp định về đầu tư của ASEAN trong giai đoạn hiện nay
(2020): luận án tiến sĩ Luật học / Nguyễn Quỳnh Anh ; PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp hướng dẫn

16
Các số liệu thống kê cho thấy, sau khi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 2009
(ACIA) ra đời đã cho bước ngoặt chuyển biến mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.

Hình 1: Các nước nhận đầu tư nội khối lớn nhất ASEAN 2017-2022
(Nguồn: ASEAN stats)19
Có thể thấy, ASEAN là khu vực thu hút đầu tư hấp dẫn trong khu vực Châu Á
và trên thế giới. Trong đó thu hút vốn FDI chủ yếu là các quốc gia ASEAN-6 (Singapore,
Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thailand và Philippines), chiếm 98% tổng vốn FDI của
khu vực, đặc biệt là Singapore đã thu hút hơn nửa số vốn này. Điều này chứng minh
rằng, các thiết chế bảo hộ đầu tư ASEAN nói chung, thiết chế bảo hộ về tước quyền sở
hữu và bồi thường nói riêng của ASEAN đang phù hợp với quy định của luật pháp quốc
tế cũng như những điều kiện hoàn cảnh thực tiễn hoạt động đầu tư trong khu vực.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, quy định Tước quyền sở hữu làm minh bạch hơn vấn đề tịch biên và
bồi thường; đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài được đền bù hợp lý khi bị
tước quyền sở hữu, tránh thiệt hại không đáng có; là đe dọa lớn nhất đối với đầu tư nước
ngoài, vì thế nhà đầu tư nước ngoài thường nhìn vào quy định về tước quyền sở hữu để
đánh giá mức độ rủi ro của địa chỉ đầu tư.

19
Lê Thanh Thuỳ Dương (2024), Nhìn lại 10 năm tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực
ASEAN. Tạp chí nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại (https://vioit.vn/nhin-lai-10-nam-tinh-hinh-thu-hut-
von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-khu-vuc-asean.html), truy cập 12/04/2024.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đầu tư Việt Nam năm 2020
2. Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) năm 2009
3. Hiệp định Đầu tư giữa Italy và Tanzania BIT
4. Hiệp định Đầu tư giữa Áo và Belarus BIT năm 2001
5. Hiệp định Đầu tư Song phương (BITs)
6. Hướng dẫn của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)
7. Nghị quyết sô 1803 về chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia đối với tài nguyên thiên
nhiên
8. Nguyễn Quỳnh Anh (2020), Lý luận và thực tiễn về bảo hộ đầu tư theo các hiệp
định về đầu tư của ASEAN trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội
9. Quyết định của Toà án Công lý Quốc tế ICJ trong vụ Chorzow Factory, một vụ kiện
điển hình ghi nhận về quyền truất hữu tài sản nước ngoài trong trường hợp đặc biệt
10. Andras Lakatos (2014), A Guide book to the ASEAN Comprehensive Investment
Agreement.
11. M.Sornarajah (2010), The International Law on Foreign Investment, trang 366-367.
12. Hiệp định ASEAN - China Investment Agreement (2009).
13. UNCTAD, Expropriation, UNCTAD Series on issues in international investment
agreements II, New York and Geneva, 2012.
14. UNCTAD, Taking of property, UNCTAD Series on issues in international
investment agreements, New York and Geneva, 2000, trang 13.
15. Frank G.Dawson & Burns H.Weston, Prompt, Adequate and Effective: A Universal
Standard of Compensation
16. Malcolm N Shaw, International Law, Cambridge University Press, 2008
17. Judge Amelie’s dissenting opinion in INA Corporation v. The Government of Island
Republic of Iran
18. Black’s Law Dictionary, “Expropriation: “Expropriation: A governmental taking
or modification of an individual’s property rights”

18
19. Merriam Dictionary, “Expropriation: The action of the state in taking or modifying
the property rights of an individual in the exercise of its sovereignty”
20. Lê Thanh Thuỳ Dương (2024), Nhìn lại 10 năm tình hình thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại khu vực ASEAN. Tạp chí nghiên cứu Công nghiệp và Thương
mại (https://vioit.vn/nhin-lai-10-nam-tinh-hinh-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-
ngoai-tai-khu-vuc-asean.html)

19

You might also like