You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


_________o0o_________

TIỂU LUẬN
MÔN: SỞ HỮU TRÍ TUỆ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Nhóm thực hiện: Nhóm 8


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lữ Thị Thu Trang
Lớp tín chỉ: TMA408(HK1-2324)2.2
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
_________o0o_________

TIỂU LUẬN
MÔN: SỞ HỮU TRÍ TUỆ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
STT Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá
1 Nguyễn Thị Tú 2114110274 100%
2 Triệu Khánh Linh 2011110124 100%
3 Bùi Thị Bảo Ngọc 2114110229 100%
4 Phạm Thùy Dương 2111110052 100%
5 Nguyễn Thị Ngọc Mai 2114110504 95%
6 Trần Thu Hà 2114110096 100%
7 Ma Thị Hà Ngân 2114110220 100%
8 Đào Thu Thảo 2114110293 97%
9 Hoàng Thị Xuân Mai 2114110192 97%
10 Nguyễn Ngọc Tuyết 2111110247 100%

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỀ
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ................................................................................................ 5
1.1. Lịch sử ra đời .............................................................................................5
1.2. Khái niệm....................................................................................................6
1.3. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 8
1.4. Giới hạn quyền ...........................................................................................9
1.4.1. Đối tượng bảo hộ ..................................................................................9
1.4.2. Đối tượng loại trừ ...............................................................................23
1.4.3. Điều kiện bảo hộ .................................................................................24
1.4.4. Thời hạn bảo hộ ..................................................................................25
1.5. Nội dung bảo hộ .......................................................................................26
1.5.1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý ............................................................. 26
1.5.2. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý ...................................................................26
1.6. Hình thức bảo hộ......................................................................................27
1.7. Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý .......................................................................................................................28
1.8. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý ..........29
1.9. Căn cứ xác lập quyền...............................................................................32
1.10. Thủ tục đăng ký .....................................................................................32
1.11. So sánh quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu với quyền sở hữu
công nghiệp về chỉ dẫn địa lý .........................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TẠI VIỆT NAM ..........................................................39
CHƯƠNG 3: CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT BỊ MẤT Ở
TRUNG QUỐC ...................................................................................................48
3.1. Tóm tắt ......................................................................................................48
3.2. Diễn biến vụ tranh chấp và quyết định của TRAB .............................. 49
3.3. Xác định đối tượng và chủ thể được bảo hộ ..........................................50

1
3.4. Xác định giới hạn bảo hộ.........................................................................51
3.5. Phân tích vụ việc ......................................................................................52
3.6. Kết luận .....................................................................................................57
3.7. Bài học kinh nghiệm ................................................................................58
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC THI BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY...........................................................................................................60
KẾT LUẬN ..........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................64
PHỤ LỤC.............................................................................................................66

2
LỜI MỞ ĐẦU

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền xuất phát từ các sáng tạo trí tuệ của con
người. Để có được các thành quả sáng tạo trí tuệ như vậy, con người cần phải
đầu tư chất xám, trí tuệ, công sức, tiền bạc… Dành sự bảo hộ cho các tài sản trí
tuệ. Những nỗ lực sáng tạo trí tuệ như vậy là tôn trọng tác quyền của người sáng
tạo. Do đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng. Không chỉ đối với
chủ thể nắm quyền sở hữu, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Mà
nó còn liên quan đến sự phát triển của cả quốc gia. Trong đời sống, có không ít
những dấu hiệu về quyền sở hữu trí tuệ đã xuất hiện, ở đó, quyền sở hữu công
nghiệp về chỉ dẫn địa lý là một ví dụ khá gần gũi và dễ bắt gặp. Việc hiểu rõ và
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý là một vấn đề rất quan trọng
trong một thế giới mà thông tin trở thành nguồn lực chính, tuy nhiên điều này
cũng đang gặp rất nhiều thách thức vì không phải ai cũng có hiểu biết nhất định
về quyền này.

Vì thế, để có thể làm rõ và hiểu hơn về quyền sở hữu công nghiệp về chỉ
dẫn địa lý, nhóm chúng em đã thực hiện bài tiểu luận này, chúng em hy vọng đây
sẽ là những thông tin hữu ích, phục vụ cho việc củng cố những hiểu biết về
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý nói
riêng.

3
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Phân biệt chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn nguồn gốc ...........................................8

Bảng 2 Danh sách Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam ............................... 23

Bảng 3 Phân biệt quyền sỏ hữu công nghiệp về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý .......37

Bảng 4 Số lượng chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể được
cấp giấy chứng nhận đăng ký ...............................................................................39

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỀ
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1. Lịch sử ra đời
Mặc dù được sử dụng trong thực tiễn thương mại từ khá sớm nhưng trên
phạm vi quốc tế, khái niệm về chỉ dẫn địa lý mới được thừa nhận năm 1994 bởi
Hiệp định TRIPs. Trước khi Hiệp định TRIPs ra đời, Công ước Paris năm 1883
về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid năm 1891 về chống chỉ dẫn sai
lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hóa và Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng
ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa năm 1958 là những công ước quốc tế đầu
tiên liên quan đến chỉ dẫn địa lý.
Công ước Paris 1883 là công ước quốc tế đầu tiên quy định về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý bao
gồm chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ. Tuy nhiên, công ước này không đưa
ra khái niệm hay tiêu chí bảo hộ cho hai thuật ngữ trên mà chỉ liệt kê chúng như
hai đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ (Điều 1.2). Bên cạnh đó Công
ước Paris không đưa ra cơ chế thực thi bảo hộ sở hữu công nghiệp, chính vì vậy,
mặc dù có số lượng thành viên khá đông nhưng phạm vi bảo hộ các chỉ dẫn
nguồn gốc địa lý trên bình diện quốc tế còn khá hạn chế.
Khắc phục hạn chế của Công ước Paris về mức độ bảo hộ các chỉ dẫn
nguồn gốc địa lý, một số các quốc gia đã thống nhất và cho ra đời Thỏa ước
Madrid 1891 về chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc. Mức độ
bảo hộ mạnh hơn của Thỏa ước Madrid thể hiện ở chỗ việc bảo hộ không chỉ
chống lại các chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc mà còn chống lại các chỉ dẫn, mặc dù
không sai lệch về nguồn gốc nhưng lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về xuất xứ hàng hóa (Điều 1.1). Tuy nhiên, số lượng các thành viên tham
gia Thỏa ước này khá hạn chế khiến cho hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý không đạt
được như mục tiêu ban đầu của các quốc gia thành viên đưa ra.
Cho mãi đến những năm giữa thế kỷ 20, mới có Hiệp định đầu tiên dành
riêng cho chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, đó là Hiệp định Lisbon 1958 về bảo hộ tên
gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ. Hiệp định Lisbon ra đời trong bối
cảnh Hội nghị ngoại giao Lisbon 1958 ở đó phát sinh mâu thuẫn giữa hai nhóm
5
nước về mức độ bảo hộ tên gọi xuất xứ. Một số nước đề nghị giảm nhẹ mức độ
bảo hộ tên gọi xuất xứ so với Thỏa ước Madrid nhưng một số nước khác lại ủng
hộ bảo hộ cao hơn đối với tên gọi xuất xứ.
Mặc dù là công ước đầu tiên quy định thủ tục bảo hộ tên gọi xuất xứ ở
phạm vi quốc tế, những quy định chặt chẽ của Thỏa ước Lisbon về tên gọi xuất
xứ đã làm hạn chế số lượng quốc gia thành viên tham gia. Chỉ các quốc gia châu
Âu với truyền thống lịch sử lâu đời và hệ thống thực thi pháp luật quốc gia hiệu
quả mới có khả năng tham gia thỏa ước Lisbon, bởi vào thời điểm này, hầu hết
các quốc gia chưa biết nhiều đến khái niệm tên gọi xuất xứ. Chính vì vậy, ảnh
hưởng của công ước này đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên bình diện quốc tế là
khá hạn chế.
Năm 1992, với mục tiêu bảo vệ thị trường nội địa trong Liên minh Châu
Âu, các quốc gia đã thống nhất và ban hành Quy chế Hội đồng 2081/92 về bảo
hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ cho hàng nông sản và thực phẩm. Sau khi
Quy chế Hội đồng 2081/92 ra đời ở châu Âu và đặc biệt là Hiệp định TRIPs với
mục tiêu xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới,
trong đó có chỉ dẫn địa lý, rất nhiều các quốc gia đã ban hành luật riêng về chỉ
dẫn địa lý như Luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Thái Lan 2003, Luật Chỉ dẫn địa lý
1999 của Ấn Độ, Luật Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Bulgaria), Luật bảo hộ tên
gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý của Cộng hòa Séc 2002... Một số các quốc gia
không bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng mà thông qua pháp luật nhãn
hiệu như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Australia...
1.2. Khái niệms
Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế: chỉ dẫn địa lý
(Geographical Indications) là một khái niệm pháp lý khá sinh động, có nguồn
gốc ở châu Âu và được phổ biến rộng rãi trong khuôn khổ Tổ chức thương mại
thế giới thông qua Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). Thuật ngữ chỉ dẫn địa lý được sử dụng để chỉ
dẫn sản phẩm thông qua tên của nơi sản xuất hoặc nơi thu hoạch các sản phẩm đó.
Nhu cầu bảo hộ đối với các sản phẩm có chất lượng đặc thù của các quốc gia trên
thế giới không ngừng tăng. Thương mại quốc tế phát triển khiến cho việc làm
6
hàng nhái, hàng giả các sản phẩm nổi tiếng càng trở nên phổ biến. Điều này làm
nảy sinh nhu cầu cần có những quy định cụ thể mang tính quốc tế nhằm bảo hộ
đối tượng đặc biệt này. Hiệp định TRIPS được coi là văn bản pháp lý về sở hữu
trí tuệ toàn diện nhất với các quy định cụ thể về chỉ dẫn địa lý như sau: “chỉ dẫn
địa lý (Geographical Indications) được hiểu là một chỉ dẫn nhằm xác định một
sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một nước thành viên hoặc từ một vùng, một
khu vực địa lý của nước đó, mà chất lượng, danh tiếng hay các đặc tính khác của
sản phẩm chủ yếu có được do nguồn gốc địa lý này mang lại”.
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung
năm 2009, 2019, 2022), chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý
của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Các chỉ dẫn này phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay
giấy tờ giao dịch liên quan nhằm chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa. Bên cạnh đó chỉ
dẫn còn phải có đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính
khác của một loại hàng hóa.
Chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi của một quốc gia hay tên thành phố, khu
vực hay địa phương sản xuất ra sản phẩm. VD: Coffee Columbia (cà phê của
Columbia), Thai silk (sản phẩm lụa của Thái), nước mắm Phú Quốc, cam Cao
Phong, gốm Bát Tràng, nho Ninh Thuận,...
Chỉ dẫn địa lý còn có thể là những dấu hiệu, ký hiệu hoặc những từ ngữ
khác với tên gọi địa lý, miễn là chúng thể hiện được mối liên hệ giữa sản phẩm
với nguồn gốc xuất xứ:
Một số không phải tên địa lý trực tiếp nhưng trở thành chỉ dẫn địa lý thông
qua tập quán sử dụng lâu đời của người dân địa phương. VD: Gạo Jasmine của
Thái Lan, pho mát Feta của Hy Lạp, Khadi - loại vải dệt thủ công ở Nam Ấn Độ.
Chỉ dẫn địa lý còn có thể dưới dạng hình ảnh, biểu tượng. VD: Tháp Eiffel
gắn với hình ảnh hàng hóa sản xuất ở Pháp; kim tự tháp là biểu tượng đối với
hàng hóa của Ai Cập; hình ảnh con Kangaroo chỉ các sản phẩm có nguồn gốc từ
Australia…

7
Trong pháp luật Việt Nam không quy định rõ dấu hiệu như thế nào được
đăng ký làm chỉ dẫn địa lý, điều đó có nghĩa là cả dấu hiệu chữ và hình đều có
thể được chấp nhận. Tuy nhiên, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN lại nêu rõ chỉ dẫn
địa lý phải là dấu hiệu nhìn thấy được (Điều 45 khoản 2) và phải tồn tại một vùng
địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (Điều 45 khoản 3).
Chỉ dẫn địa lý thường bị nhầm với chỉ dẫn nguồn gốc, vì vậy cần phân
biệt rõ hai loại chỉ dẫn này. Cụ thể:

Chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn nguồn gốc

Là tên gọi (tên địa danh) và danh Chỉ là dấu hiệu chỉ ra tên của nơi sản
tiếng, uy tín của sản phẩm đạt đến phẩm được tạo ra mà không cần dựa trên
mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý chất lượng hay tính chất đặc thù của sản
nào đó. phẩm.

Đảm bảo về chất lượng, uy tín của Không đảm bảo về chất lượng của sản
sản phẩm phẩm mà chỉ giúp người tiêu dùng biết
được xuất xứ của sản phẩm đó.

Bảng 1 Phân biệt chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn nguồn gốc

Ngoài ra, còn có khái niệm về chỉ dẫn địa lý đồng âm: là các chỉ dẫn địa lý
có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau.

1.3. Cơ sở pháp lý
Khái niệm chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ
2005 sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 07/2022/QH15 (có hiệu lực từ 01/01/2023).
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí
tuệ (sửa đổi 2022).
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý quy định theo Theo khoản 4 Điều 121 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022.
Các hành vi thực hiện quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 7
Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

8
Điều kiện chung để bảo hộ chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 79 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý quy định
tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2019.
1.4. Giới hạn quyền
1.4.1. Đối tượng bảo hộ
Đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý được hiểu là thông
tin về nguồn gốc của hàng hóa bao gồm các kí hiệu, từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh
đặc trưng và phải được nhận biết bằng thị giác, thể hiện rằng sản phẩm có xuất
xứ từ một khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Việc sử dụng
chỉ dẫn địa lý không chỉ giúp sản phẩm có danh tiếng của nguồn gốc địa lý mà
còn là sự đảm bảo về những đặc tính, chất lượng sản phẩm khi gắn chỉ dẫn địa lý
đó lên. Ví dụ: “ Vạn Phúc” (Lụa tơ tằm), “ Hòa Lộc” (Xoài xát), “Phú Quốc”
(Nước mắm);…

DANH SÁCH CÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM
(Cập nhật đến tháng 10/2021)

Số
Số
STT Văn Ngày cấp Chỉ dẫn địa lý Sản phẩm Chủ đơn
đơn
bằng

6- Hội sản xuất


6- Nước
1 2001- 01.06.2001 Phú Quốc nước mắm Phú
00001 mắm
00001 Quốc

6- Sở Khoa học và
6- Chè Shan
2 2001- 09.08.2010 Mộc Châu Công nghệ tỉnh
00002 tuyết
00009 Sơn La

6- Văn phòng quốc


6- Rượu
3 2001- 13.05.2002 Cognac gia liên ngành
00003 mạnh
00002 Cognac

9
6-
6- Cà phê UBND tỉnh Đắk
4 2005- 14.10.2005 Buôn Ma Thuột
00004 nhân Lắk
00001

6- Sở Khoa học và
6-
5 2006- 08.02.2006 Đoan Hùng Bưởi quả Công nghệ tỉnh
00005
00001 Phú Thọ

6- Quả
6- Hiệp hội thanh
6 2004- 15.11.2006 Bình Thuận thanh
00006 long Bình Thuận
00003 long

6- Sở Khoa học và
6-
7 2006- 15.02.2007 Lạng Sơn Hoa hồi Công nghệ tỉnh
00007
00003 Lạng Sơn

6-
6- Nước cộng hòa
8 2006- 23.05.2007 Pisco Rượu
00008 Peru
00002

6- Ủy ban nhân dân


6- Quả vải
9 2006- 25.05.2007 Thanh Hà huyện Thanh Hà,
00009 thiều
00005 tỉnh Hải Dương

Chi cục Tiêu


6-
6- Nước chuẩn – Đo lường
10 2004- 30.05.2007 Phan Thiết
00010 mắm – Chất lượng tỉnh
00001
Bình Thuận

6- Hiệp hội gạo tám


6- Gạo Tám
11 2006- 31.05.2007 Hải Hậu xoan Hải Hậu
00011 Xoan
00004 tỉnh Nam Định

6- Sở Khoa học và
6-
12 2007- 31.05.2007 Vinh Quả cam Công nghệ tỉnh
00012
00001 Nghệ An

10
6- Sở Khoa học và
6-
13 2007- 20.09.2007 Tân Cương Chè Công nghệ tỉnh
00013
00004 Thái Nguyên

6- Sở khoa học và
6- Gạo Một
14 2007- 25.06.2008 Hồng Dân Công nghệ tỉnh
00014 Bụi Đỏ
00002 Bạc Liêu

6- Sở Khoa học và
6- Vải
15 2008- 25.06.2008 Lục Ngạn Công nghệ tỉnh
00015 Thiều
00001 Bắc Giang

6- Sở Khoa học và
6-
16 2003- 03.09.2009 Hòa Lộc Xoài Cát Công nghệ tỉnh
00016
00009 Tiền Giang

6-
6- Chuối Ủy ban nhân dân
17 2008- 30.09.2009 Đại Hoàng
00017 Ngự huyện Lý Nhân
00004

6-
6- Ủy ban nhân dân
18 2009- 07.01.2010 Văn Yên Quế vỏ
00018 huyện Văn Yên
00001

6- Ủy ban nhân dân


6-
19 2008- 25.06.2010 Hậu Lộc Mắm tôm huyện Hậu Lộc,
00019
00007 tỉnh Thanh Hóa

6- Sở Khoa học và
6-
20 2009- 19.07.2010 Huế Nón lá Công nghệ Thừa
00020
00005 Thiên Huế

6- Sở Khoa học và
6- Hồng
21 2010- 08.09.2010 Bắc Kạn Công nghệ tỉnh
00021 không hạt
00003 Bắc Kạn

11
6- Ủy ban nhân dân
6-
22 2009- 09.11.2010 Phúc Trạch Quả bưởi huyện Hương
00022
00002 Khê, tỉnh Hà Tĩnh

6- The Scotch
6- Rượu
23 2008- 19.11.2010 Scotch whisky Whisky
00023 mạnh
00003 Association

Ủy ban nhân dân


6-
6- Thuốc huyện Tiên Lãng,
24 2009- 19.11.2010 Tiên Lãng
00024 lào thành phố Hải
00004
Phòng

Gạo
6-
6- Nàng Ủy ban nhân dân
25 2008- 10.01.2011 Bảy Núi
00025 Nhen huyện Tịnh Biên
00008
Thơm

Ủy ban nhân dân


6-
6- huyện Trùng
26 2010- 21.03.2011 Trùng Khánh Hạt dẻ
00026 Khánh, tỉnh Cao
00002
Bằng

6- Sở Khoa học và
6- Mãng cầu
27 2010- 10.08.2011 Bà Đen Công nghệ tỉnh
00027 (Na)
00006 Tây Ninh

6- Ủy ban nhân dân


6-
28 2010- 13.10.2011 Nga Sơn Cói huyện Nga Sơn,
00028
00005 tỉnh Thanh Hóa

6- Sở Khoa học và
6-
29 2009- 13.10.2011 Trà My Quế vỏ Công nghệ tỉnh
00029
00006 Quảng Nam

30 6- 6- 07.02 2012 Ninh Thuận Nho Sở Khoa học và

12
2010- 00030 Công nghệ tỉnh
00001 Ninh Thuận

6- Sở Khoa học và
6-
31 2011- 14.11.2012 Tân Triều Quả bưởi Công nghệ tỉnh
00031
00002 Đồng Nai

6- Sở Khoa học và
6- Hồng
32 2012- 14.11.2012 Bảo Lâm Công nghệ tỉnh
00032 không hạt
00001 Lạng Sơn

6- Sở Khoa học và
6-
33 2012- 14.11.2012 Bắc Kạn Quả quýt Công nghệ tỉnh
00033
00005 Bắc Kạn

6- Sở Khoa học và
6- Quả xoài
34 2009- 30.11.2012 Yên Châu Công nghệ tỉnh
00034 tròn
00003 Sơn La

6- Sở Khoa học và
6- Mật ong
35 2011- 01.03.2013 Mèo Vạc Công nghệ tỉnh
00035 bạc hà
00005 Hà Giang

Doanh nghiệp tư
6-
6- Bưởi nhân chế biến rau
36 2008- 29.08.2013 Bình Minh
00036 Năm Roi quả xuất khẩu
00002
Hoàng Gia

6- Ủy ban nhân dân


6-
37 2012- 12.12.2013 Hạ Long Chả mực thành phố Hạ
00037
00003 Long

6- Sở Khoa học và
6-
38 2012- 12.12.2013 Bạc Liêu Muối ăn Công nghệ Bạc
00038
00002 Liêu

13
6-
6- Ủy ban nhân dân
39 2012- 18.12.2013 Luận Văn Quả bưởi
00039 huyện Thọ Xuân
00007

Ủy ban nhân dân


6-
6- Hoa Mai thành phố Uông
40 2012- 18.12.2013 Yên Tử
00040 Vàng Bí, tỉnh Quảng
00006
Ninh

6- Sở Khoa học và
6- Con
41 2012- 19.03.2014 Quảng Ninh Công nghệ tỉnh
00041 Ngán
00004 Quảng Ninh

6- Tơ tằm The Queen sirikit


6-
42 2013- 18.09.2014 Isan Thái Lan truyền department of
00042
00001 thống sericulture

6- Sở Khoa học và
6-
43 2010- 25.09.2014 Điện Biên Gạo Công nghệ tỉnh
00043
00004 Điện Biên

6- Sở Khoa học và
6- Vú sữa
44 2008- 28.10.2014 Vĩnh Kim Công nghệ tỉnh
00044 Lò Rèn
00005 Tiền Giang

6- Sở Khoa học và
6-
45 2010- 28.10.2014 Quảng Trị Tiêu Công nghệ tỉnh
00045
00007 Quảng Trị

6-
6- Ủy ban nhân dân
46 2013- 05.11.2014 Cao Phong Cam quả
00046 tỉnh Hòa Bình
00003

6-
6- Ủy ban nhân dân
47 2013- 12.11.2015 Vân Đồn Sá sùng
00047 huyện Vân Đồn
00002

14
6- Quả Sở Khoa học và
6-
48 2015- 08.06.2016 Long Khánh chôm Công nghệ tỉnh
00048
00001 chôm Đồng Nai

6- Sở Khoa học và
6-
49 2011- 16.08.2016 Ngọc Linh Sâm củ Công nghệ tỉnh
00049
00003 Kon Tum

6-
6- Thuốc Ủy ban nhân dân
50 2014- 19.08.2016 Vĩnh Bảo
00050 lào huyện Vĩnh Bảo
00002

6- Ủy ban nhân dân


6-
51 2015- 10.10.2016 Thường Xuân Quế huyện Thường
00051
00005 Xuân

Sở Nông nghiệp
6-
6- và Phát triển
52 2016- 10.10.2016 Hà Giang Cam sành
00052 nông thôn Hà
00006
Giang

Đường
Kompong Speu
thốt nốt
6- Palm Sugar
6- (Vương
53 2015- 28.12.2016 Kampong Speu Promotion
00053 quốc
00003 Association
Cam-pu-
(KSPA)
chia)

Hạt tiêu
Kampot Pepper
6- (Vương
6- Promotion
54 2015- 28.12.2016 Kampot quốc
00054 Association
00003 Cam-pu-
(KPPA)
chia)

55 6- 6- 23.01.2017 Hưng Yên Nhãn Sở Khoa học và

15
2016- 00055 lồng Công nghệ Hưng
00005 Yên

6-
6- Hồng Ủy ban nhân dân
56 2016- 05.07.2017 Quản Bạ
00056 không hạt huyện Quản Bạ
00008

6-
6- Gạo tẻ Ủy ban nhân dân
57 2016- 28.09.2017 Xín Mần
00057 Già Dui huyện Xín Mần
00009

6- Sở Khoa học và
6-
58 2016- 28.09.2017 Sơn La Cà phê Công nghệ Sơn
00058
00007 La

6- Sở Khoa học và
6-
59 2016- 24.10.2017 Ninh Thuận Thịt cừu Công nghệ Ninh
00059
00002 Thuận

4- Gạo nếp
6- Ủy ban nhân dân
60 2016- 08.12.2017 Thẩm Dương Khẩu Tan
00060 huyện Văn Bàn
00006 Đón

6-
6- Ủy ban nhân dân
61 2017- 22.01.2018 Mường Lò Gạo
00061 thị xã Nghĩa Lộ
00001

6- Sở Khoa học và
6- Bưởi Da
62 2017- 26.01.2018 Bến Tre Công nghệ Bến
00062 xanh
00006 Tre

Dừa uống
6- Sở Khoa học và
6- nước
63 2017- 26.01.2018 Bến Tre Công nghệ Bến
00063 Xiêm
00007 Tre
Xanh

16
6- Chi cục Phát triển
6- Hạt tiêu
64 2014- 12.02.2018 Bà Rịa –Vũng Tàu nông thôn tỉnh Bà
00064 đen
00001 Rịa-Vũng Tàu

6- Sở Khoa học và
6-
65 2015- 12.02.2018 Ô Loan Sò huyết Công nghệ Phú
00065
00007 Yên

6-
6- Hội điều Bình
66 2017- 13.03.2018 Bình Phước Hạt điều
00066 Phước
00005

Sở Nông nghiệp
6-
6- và Phát triển
67 2016- 04.07.2018 Ninh Bình Thịt dê
00067 nông thôn tỉnh
00003
Ninh Bình

6- Trúc sào Sở Khoa học và


6-
68 2017- 23.07.2018 Cao Bằng và chiếu Công nghệ Cao
00068
00004 trúc sào Bằng

Sở Nông nghiệp
6-
6- Chè Shan và Phát triển
69 2018- 16.08.2018 Hà Giang
00069 tuyết nông thôn Hà
00001
Giang

6- Nhãn Chi cục Phát triển


6-
70 2017- 31.01.2019 Bà Rịa - Vũng Tàu xuồng nông thôn tỉnh Bà
00070
00002 cơm vàng Rịa Vũng Tàu

6- Chi cục Phát triển


6- Cát Lở Bà Rịa - Mãng cầu
71 2017- 31.01.2019 nông thôn tỉnh Bà
00071 Vũng Tàu ta
00003 Rịa Vũng Tàu

6- 6- Nhung Uỷ ban nhân dân


72 28.02.2019 Hương Sơn
2018- 00072 hươu huyện Hương

17
00003 Sơn

Sở Nông nghiệp
6-
6- và Phát triển
73 2018- 12.10.2018 Hà Giang Thịt bò
00073 nông thôn tỉnh Hà
00005
Giang

6- Uỷ ban nhân dân


6-
74 2016- 27.05.2019 Đồng Giao Quả dứa thành phố Tam
00074
00004 Điệp

6- Sở Khoa học và
6-
75 2018- 28.05.2019 Vĩnh Châu Hành tím Công nghệ tỉnh
00075
00004 Sóc Trăng

6- Uỷ ban nhân dân


6-
76 2018- 16.09.2019 Bà Rịa Muối ăn tỉnh Bà Rịa -
00076
00002 Vũng Tàu

6-
6- Uỷ ban nhân dân
77 2019- 15.11.2019 Kỳ Sơn Gừng
00077 huyện Kỳ Sơn
00004

Sở Nông nghiệp
6-
6- và Phát triển
78 2019- 26.11.2019 Cao Lãnh Xoài
00078 nông thôn tỉnh
00006
Đồng Tháp

6-
6- Uỷ ban nhân dân
79 2019- 26.12.2019 Đăk Hà Cà phê
00079 huyện Đăk Hà
00008

6- Sở Khoa học và
6-
80 2019- 11.05.2020 Cái Mơn Sầu riêng Công nghệ tỉnh
00080
00010 Bến Tre

18
6-
6- Uỷ ban nhân dân
81 2019- 29.06.2020 Lý Sơn Tỏi
00081 huyện Lý Sơn
00011

6-
6- Uỷ ban nhân dân
82 2019- 10.07.2020 An Thịnh Tỏi
00082 huyện Lương Tài
00009

6-
6- Uỷ ban nhân dân
83 2020- 20.07.2020 Lục Nam Na dai
00083 huyện Lục Nam
00001

6-
6- Uỷ ban nhân dân
84 2019- 07.08.2020 Vị Xuyên Thảo quả
00084 huyện Vị Xuyên
00005

6- Quả Sở Khoa học và


6-
85 2019- 30.09.2020 Châu Thành Long An thanh Công nghệ Long
00085
00013 long An

6-
6- Quả cam Ủy ban nhân dân
86 2020- 30.09.2020 Hàm Yên
00086 sành huyện Hàm Yên
00002

6- Sở Khoa học và
6- Tôm hùm
87 2020- 05.11.2020 Phú Yên Công nghệ Phú
00087 bông
00003 Yên

6-
6- Ủy ban nhân dân
88 2019- 13.11.2020 Khả Lĩnh Quả bưởi
00088 huyện Yên Bình
00014

6- Ba ba gai
6- Ủy ban nhân dân
89 2020- 23.11.2020 Văn Chấn thương
00089 huyện Văn Chấn
00005 phẩm

19
6-
6- Ủy ban nhân dân
90 2020- 23.11.2020 Cổ Lũng – Bá Thước Vịt
00090 huyện Bá Thước
00006

6-
6- Cù Lao Chàm – Hội Ủy ban nhân dân
91 2020- 23.11.2020 Yến sào
00091 An thành phố Hội An
00004

Chi cục Quản lý


chất lượng nông
6- lâm sản và thuỷ
6- Quả
92 2020- 23.11.2020 Cầu Đúc sản, Sở Nông
00092 khóm
00009 nghiệp và Phát
triển nông thôn
tỉnh Hậu Giang

Ủy ban nhân dân


6-
6- Gạo Ba huyện Mang
93 2020- 23.11.2020 Mang Yang
00093 Chăm Yang - tỉnh Gia
00008
Lai

6- Sở Khoa học và
6-
94 2020- 23.11.2020 Trà Bồng Quế Công nghệ tỉnh
00094
00011 Quảng Ngãi

6- Sở Khoa học và
6-
95 2020- 03.12.2020 Vĩnh Châu Artemia Công nghệ tỉnh
00095
00010 Sóc Trăng

6- Ủy ban nhân dân


6- Tinh dầu
96 2020- 03.12.2020 Huế tỉnh Thừa Thiên
00096 tràm
00014 Huế

6- 6- Kagoshima Kagoshima
97 25.12.2020 Thịt bò
2019- 00097 Wagyu/Kagoshima, Prefectural

20
00001 Kuroushi/Thịt bò Beef Cattle
Kagoshima Promotion
Council

6- Sở Khoa học và
6- Mường Khương – Gạo Séng
98 2020- 25.12.2020 Công nghệ tỉnh
00098 Bát Xát Cù
00013 Lào Cai

6-
6- Măng tre Ủy ban nhân dân
99 2019- 28.12.2020 Yên Bái
00099 Bát Độ huyện Trấn Yên
00012

6-
6- Ủy ban nhân dân
100 2020- 29.12.2020 Tú Lệ Gạo nếp
00100 huyện Văn Chấn
00017

6- Ủy ban nhân dân


6-
101 2020- 29.12.2020 Mù Cang Chải Mật ong huyện Mù Cang
00101
00007 Chải

6- Sở Khoa học và
6-
102 2020- 14.04.2021 Bến Tre Cua biển Công nghệ tỉnh
00102
00019 Bến Tre

6- Tôm Sở Khoa học và


6-
103 2020- 19.04.2021 Bến Tre càng Công nghệ tỉnh
00103
00015 xanh Bến Tre

6-
6- Chè Shan Ủy ban nhân dân
104 2020- 23.04.2021 Na Hang
00104 tuyết huyện Na Hang
00019

Sở Nông nghiệp
6-
6- và Phát triển
105 2019- 29.04.2021 Hà Giang Cá bỗng
00105 nông thôn tỉnh Hà
00002
Giang

21
6- Sở Khoa học và
6- Miến
106 2020- 29.04.2021 Bắc Kạn Công nghệ tỉnh
00106 dong
00016 Bắc Kạn

ICHIDA Minami Shinshu


6-
6- GAKI/ICHIDA Quả hồng Agricaltural
107 2019- 14.06.2021
00107 KAKI/ HỒNG sấy khô Cooperative
00003
ICHIDA Association

6-
6- Ủy ban nhân dân
108 2020- 02.08.2021 Núi Dành Sâm Nam
00108 huyện Tân Yên
00012

6-
6- Ủy ban nhân dân
109 2021- 15.09.2021 Soi Hà Quả bưởi
00109 huyện Yên Sơn
00005

6- Sở Khoa học và
6-
110 2020- 30.09.2021 Cà Mau Tôm sú Công nghệ tỉnh
00110
00022 Cà Mau

6- Sở Khoa học và
6-
111 2021- 09/11/2021 Đắk Nông Hạt tiêu Công nghệ tỉnh
00111
00001 Đắk Nông

6-
6- Ủy ban nhân dân
112 2021- 09/11/2021 Phình Hồ Chè Shan
00112 huyện Trạm Tấu
00004

6-
6- Ốc Hội nghề cá tỉnh
113 2016- 09/11/2021 Khánh Hòa
00113 hương Khánh Hòa
00001

6- Phetchabun
6-
114 2017- 24/11/2021 Phechabun Me ngọt Province
00114
00009 (Phetchabun

22
Provincial
Government)

6-
6- Ủy ban nhân dân
115 2021- 27/12/2021 Chư Sê Hạt tiêu
00115 huyện Chư Sê
00003

6- Sở Khoa học và
6-
116 2021- 08/6/2022 Cà Mau Cua Công nghệ tỉnh
00116
00006 Cà Mau

Bảng 2 Danh sách Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam

Ngoài ra, Việt Nam còn bảo hộ các chỉ dẫn địa lý theo các hiệp định quốc
tế. Danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước
quốc tế bao gồm: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ireland (UKVFTA).
1.4.2. Đối tượng loại trừ
Theo Điều 80, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điểm a, điểm b,
khoản 4, Điều 2 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm
2019 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

− Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức
của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Whisky, Vodka (sản phẩm rượu) đều là địa danh của nước Anh
và Nga nhưng đã nổi tiếng đến mức nhầm lẫn thành nhãn hiệu hàng hóa, mất
khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý và không được coi là chỉ dẫn địa lý nữa.

− Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
− Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ
hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày

23
ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có
khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
− Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
1.4.3. Điều kiện bảo hộ
Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung bảo hộ đối với
chỉ dẫn địa lý như sau:
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

− Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
− Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”.
Cụ thể:
Theo điều 80, Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

− Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ
tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ
rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
− Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định
bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật
lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng
phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Theo điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên,
yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý đó.

− Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ
sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
− Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy
trình sản xuất truyền thống của địa phương.
24
Theo điều 83 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

− Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách
chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đồng âm (Luật Sở hữu trí tuệ
2022):

Vì chỉ dẫn địa lý thường là tên gọi của các vùng, khu vực hoặc lãnh thổ nên có
thể tồn tại hiện tượng cùng tồn tại các chỉ dẫn địa lý giống nhau được dùng cho
một sản phẩm cụ thể ở một thị trường cụ thể. Chính khả năng đồng tồn tại các chỉ
dẫn địa lý có cách viết trùng nhau hoặc phát âm giống nhau có thể làm xuất hiện
khả năng người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của các sản phẩm đó. Ví
dụ, chỉ dẫn địa lý PROSECCO của Liên minh châu Âu (EU) nộp ở Australia bị
Liên đoàn sản xuất rượu vang Australia (WFA) phản đối trên cơ sở PROSECCO
là tên gọi của một giống nho được sử dụng ở Australia từ những năm 1990.
Việt Nam bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm chỉ trên cơ sở xem xét cân nhắc cả 2
yếu tố: (1) Chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý; (2) Bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản
xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Để xem xét khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa
lý đồng âm, người nộp đơn phải cung cấp tài liệu thuyết minh về điều kiện sử
dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để bảo đảm khả năng phân biệt giữa
các chỉ dẫn địa lý.
1.4.4. Thời hạn bảo hộ
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về
hiệu lực về văn bằng bảo hộ thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Quyền bảo hộ về chỉ dẫn địa lý bị chấm dứt khi nào?
Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, văn bằng bảo hộ bị
chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) “Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực
theo quy định.”
b) “Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp.”
g) “Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm đó.”
25
Trong trường hợp trên, điều kiện đầu tiên đối với chỉ dẫn địa lý vẫn được
thoả mãn. Xem xét điều kiện thứ hai, có thể thấy chất lượng, đặc tính sản phẩm
đã không còn như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý hay mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm được quy định
tại khoản 1 điều 81 vẫn giữ nguyên thì chỉ dẫn địa lý đó vẫn còn có hiệu lực. Nếu
người tiêu dùng không còn tín nhiệm và lựa chọn sản phẩm đó, thì Giấy chứng
nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ bị chấm dứt hiệu lực theo Điểm g, Khoản 1, Điều
95 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009.
1.5. Nội dung bảo hộ
1.5.1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý
hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa
lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ
dẫn địa lý đó.
1.5.2. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Theo khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu chỉ dẫn địa
lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho cá nhân, tổ chức sản
xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương và đưa sản phẩm đó ra thị
trường.
Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao
quyền này cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các cá nhân, tổ chức được
trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Nhà nước – chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là chủ thể thực hiện việc bảo hộ,
thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng và sự phối hợp của các tổ chức,
cá nhân có quyền lợi liên quan. Không chỉ đơn thuần là sử dụng các công cụ

26
pháp luật nghiêm cấm và xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền, việc bảo
hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm cả việc tiến hành đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý.
1.6. Hình thức bảo hộ
Hình thức bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý được
quy định như sau:
Bảo hộ chỉ dẫn bằng pháp luật riêng: Pháp là nước đầu tiên và điển hình
trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng một luật riêng. Đây là nơi mà luật đầu tiên
về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thông qua, trong đó quy định về một hình thức sở
hữu công nghiệp đặc biệt đó là tên gọi xuất xứ hàng hóa. Nội dung bảo hộ một
chỉ dẫn địa lý là chống việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý thương mại trùng hoặc
tương tự với chỉ dẫn địa lý đó cho sản phẩm không đạt các chỉ tiêu pháp lý
(không có nguồn gốc từ khu vực địa lý tương ứngkhông đạt các chỉ tiêu về sản
phẩm hoặc các chỉ tiêu về quy trình sản xuất sản phẩm).
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu
chứng nhận: Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có thể dùng để bảo hộ từ
những chỉ dẫn nguồn gốc đơn thuần đến chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, kể cả
những chỉ dẫn địa lý đã được xác lập các chỉ tiêu pháp lý. Cả hai hình thức bảo
hộ này đặc biệt có ý nghĩa để các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp chủ
động phát huy vai trò của giới tư nhân. Tuy nhiên, cả hai hình thức bảo hộ này
chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ có thể kiểm soát những
người tự nguyện sử dụng các nhãn hiệu chứa chỉ dẫn địa lý mà không cấm những
người không gia nhập tập thể và những người không chịu sự giám định, chứng
nhận sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh:
Chống cạnh tranh không lành mạnh có nội dung chống hành vi sử dụng các chỉ
dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức và thông tin về hàng hóa nhằm gây nhầm
lẫn về xuất xứ hàng hóa cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa
hàng hóa, với điều kiện hành vi sử dụng đó gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây
thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh hoặc người tiêu dùng. Hình thức bảo hộ này
chỉ nhằm vào việc bồi thường thiệt hại gây ra do việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sai
trái. Đối với hình thức bảo hộ không cần đăng ký này khi xảy ra xâm phạm
27
quyền thì việc chứng minh sự đáp ứng các điều kiện để được hưởng sự bảo hộ
thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và thường gặp khó khăn, tốn kém.
1.7. Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Điều 138 của Luật SHTT 2005 đưa ra Quy định chung về chuyển nhượng
quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của
mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp
đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều
139 về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu thì quyền đối với
chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
Theo Luật SHTT 2005, Điều 141 đã đưa ra Quy định chung về chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể, chuyển quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi
quyền sử dụng của mình.Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi
là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp). Cũng tương tự với việc
chuyển nhượng quyền sở hữu, theo Khoản 1 Điều 142, quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý không được chuyển giao.
Chỉ dẫn địa lý là một loại tài sản trí tuệ đặc biệt, thể hiện nguồn gốc địa lý
của sản phẩm. Không đơn thuần là dấu hiệu xuất xứ, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
nhằm mục đích bảo vệ danh tiếng, chất lượng và uy tín của sản phẩm có nguồn
gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Sản phẩm đạt
được chất lượng, danh tiếng thế là nhờ điều kiện địa lý mang lại như yếu tố tự
nhiên, yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo, quy trình sản xuất, …). Quan điểm
không đồng ý chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với chỉ dẫn địa lý có thể
giải thích bằng một số nguyên nhân sau:

− Những yếu tố về tự nhiên là không thể chuyển giao: rất khó hoặc không
thể để tìm một vị trí địa lý khác có điều kiện tự nhiên giống nguồn gốc,
khu vực đã đăng ký. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý không còn kiểm soát được
28
chất lượng sản phẩm nếu chuyển giao. Điều này có thể làm giảm uy tín và
danh tiếng của chỉ dẫn địa lý.
− Cạnh tranh không lành mạnh: khi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được
chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không có liên quan đến khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
được sản xuất, có thể dẫn đến việc lợi dụng chỉ dẫn địa lý để cạnh tranh
không lành mạnh.
− Gây khó khăn trong việc quản lý các chỉ dẫn địa lý.
• Ngoài ra, người tiêu dùng dần mất niềm tin vào chỉ dẫn địa lý, hay bị
hoang mang, nghi ngờ trước các sản phẩm. Về phía địa phương có chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ, việc chuyển giao chuyển nhượng còn gây rủi ro mất
uy tín địa phương. Phần nào việc làm này sẽ làm mai một truyền thống,
giảm hiệu quả thúc đẩy kinh tế xã hội của khu vực đó.
• Những tác động trên làm mất đi mục đích ban đầu của việc gán chỉ dẫn
địa lý cho sản phẩm. Do đó, pháp luật nước ta không chấp nhận việc
chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với loại tài sản trí tuệ này.
• Tuy nhiên, trên thế giới, việc này vẫn được một số quốc gia chấp nhận.
Điều này dẫn đến rủi ro cho hàng hóa xuất nhập khẩu do sự khác nhau
trong quy định của mỗi nước. Hiệp định TRIPS cho phép các thành viên
có thể tự quy định các điều kiện và thủ tục để chuyển nhượng quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý, nhưng phải đảm bảo hợp pháp theo pháp luật của
quốc gia thành viên và các bên liên quan phải được tiếp tục sử dụng chỉ
dẫn địa lý trong một thời gian hợp lý sau khi việc chuyển nhượng có hiệu
lực. (Điều 23.1 và 23.2). Hiệp định TPP cũng cho phép chuyển giao,
chuyển nhượng. Cụ thể, Điều 23.2 của Hiệp định TPP quy định rằng: Các
Bên phải quy định các điều kiện và thủ tục để chuyển nhượng quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý, bao gồm các điều kiện về tính hợp pháp của việc
chuyển nhượng và quyền của các bên liên quan về việc tiếp tục sử dụng
chỉ dẫn địa lý; ngoài ra có thể quy định thêm các điều kiện khác.
1.8. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý
Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
29
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 129 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-
VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Văn bản hợp nhất
07/VBHN-VPQH năm 2019) thì các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

− Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc
xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, những sản phẩm đó không
đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý;
− Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn
địa lý;
− Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn
địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực địa lý đó;
− Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho
rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn
gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng
dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng,
phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm:
Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm
phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn
cứ sau đây:

− Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
− Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

30
− Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền
cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.
− Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là
xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm
vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng
dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao
dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác,
trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm
vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với
chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:

− Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý
nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách
phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng
thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm
đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo
hộ của chỉ dẫn địa lý;
− Thứ hai, sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng
hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng,
công dụng và kênh tiêu thụ;

31
• Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài hai căn cứ nêu trên, dấu hiệu trùng
với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên
âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương
tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ
khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm
phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
• Trường hợp sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể
cấu tạo và cách trình bày so với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm
cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa
lý. Hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có
gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ
dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu của tổ
chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
1.9. Căn cứ xác lập quyền
Căn cứ và thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp hiện nay được quy
định tại Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau: Quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa
lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở
hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng
đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu
trí tuệ và Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
Điều 3.I.1.1: Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
(Điểm 1, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung
bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010): Quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu
trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý
chỉ dẫn địa lý.
1.10. Thủ tục đăng ký
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là thuộc về nhà nước. Các tổ
chức, cá nhân sản xuất ra sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nhà nước cho phép

32
mới có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân này không trở thành chủ
sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài là chủ thể
quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ cũng có
quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân có thể tự mình
hoặc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Việc nộp hồ sơ này có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tại trụ sở
Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý từ các nước ngoài
EU phải được nộp trực tiếp cho Ủy ban của Cộng đồng châu Âu, tại Brussels.
Tổng vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban châu Âu là cơ quan
tiếp nhận và xử lý đơn. Hiện nay, chỉ có Pháp và Việt Nam là chưa xúc tiến các
hiệp định song phương về công nhận hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của nhau và
bảo hộ sản phẩm trên thị trường của nhau.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:

− 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ
lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
− Bản mô tả tính chất hoặc chất lượng đặc thù và danh tiếng của sản phẩm;
− Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
− Chứng từ nộp phí, lệ phí.
− Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua
Luật Việt An);
− Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu
bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong
nước và quốc tế…);
− Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
− Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
− Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu
tiên).
Các bước tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:

− Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đơn đăng ký có thể nộp
trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí.

33
− Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết
luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo cho người
nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp hồ sơ
phải sửa chữa thiếu sót đó.

− Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:


Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp
nhận đơn.

− Bước 4: Công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.


Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố
trên Công báo sở hữu công nghiệp.

− Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Thủ tục này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của chỉ dẫn địa lý nêu trong
đơn. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

− Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ,
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và
người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn
bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công
bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
1.11. So sánh quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu với quyền sở hữu công
nghiệp về chỉ dẫn địa lý

Tiêu chí Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý

Khái “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân “Là dấu hiệu dùng để chỉ
niệm biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, sản phẩm có nguồn gốc từ

34
cá nhân khác nhau.” khu vực, địa phương, vùng
(Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) lãnh thổ hay quốc gia cụ
thể.”
(Khoản 22 Điều 4 Luật Sở
hữu trí tuệ)

Chức Phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Chỉ dẫn địa lý để chỉ ra
năng những nguồn gốc xuất xứ
của hàng hóa.

Căn cứ - Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối Đăng ký và cấp văn bằng
xác lập với nhãn hiệu thông thường. bảo hộ đối với chỉ dẫn địa
- Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi lý.
tiếng (xác lập quyền sở hữu trên cơ sở sử
dụng).

Dấu hiệu - Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu Có thể là những từ ngữ,
tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh hoặc kết hợp cả
hình ảnh. hai. Chất lượng, uy tín,
- Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu danh tiếng của hàng hoá là
quy định tại khoản 2 điều 74 Luật Sở do nguồn gốc địa lý tạo
hữu trí tuệ 2005. nên.

Điều - Dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt. - Sản phẩm mang chỉ dẫn
kiện bảo - Có khả năng phân biệt. địa lý có nguồn gốc địa lý
hộ từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa

35
lý.
- Sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý có danh tiếng, tính
chất, chất lượng đặc thù.

Phạm vi Bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ. Bảo hộ trên phạm vi toàn
bảo hộ lãnh thổ.

Thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia Vô thời hạn kể từ ngày cấp
bảo hộ hạn nhiều lần. Giấy chứng nhận.

Chủ sở Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp văn của Việt Nam là Nhà nước.
bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu
đã đăng ký quốc tế được cơ quan có
thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu
nổi tiếng.

Chuyển Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp - Không được chuyển
giao đồng chuyển nhượng và hợp đồng nhượng.
quyền chuyển quyền sử dụng. - Không được chuyển giao
quyền sử dụng.

Nghĩa vụ Chủ sở hữu có nghĩa vụ sử dụng nhãn Luật không quy định nghĩa
sử dụng hiệu liên tục. Nếu nhãn hiệu không được vụ sử dụng đối với chỉ dẫn
sử dụng liên tục từ (05) năm năm trở lên địa lý.
thì quyền sử dụng nhãn hiệu đó bị chấm
dứt.

Ví dụ “Nước uống Aquafina” Aquafina chính Nhãn lồng Hưng Yên.


là nhãn hiệu “Hưng Yên” là tên địa
phương sản xuất ra nhãn
nhãn hiệu tập thể Gạo thơm Thái Bình

36
lồng đặc trưng chỉ ở nơi đó
mới có mùi vị, màu sắc
như vậy.

Bảng 3 Phân biệt quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Liên quan đến so sánh hai đối tượng này, thì một câu hỏi đặt ra là “Tại sao
sử dụng 1 đối tượng này mà không phải đối tượng kia? Khi nào nên đăng ký chỉ
dẫn địa lý, khi nào nên đăng ký nhãn hiệu?”
Qua tìm hiểu, đối với việc xúc tiến thương mại, chỉ dẫn địa lý là một công
cụ hữu hiệu, đặc biệt với kinh doanh xuất khẩu. chỉ dẫn địa lý mang lại giá trị gia
tăng, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường và phát triển một cách nhanh chóng, dễ
dàng nhờ chất lượng và uy tín của sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý.
Do những đặc tính riêng biệt của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mà chúng
được nhận biết tốt hơn trên thị trường. Điều này khiến cho việc thực hiện chiến
lược marketing hay các hoạt động xúc tiến thương mại trở nên dễ dàng và hiệu
quả hơn rất nhiều, giá trị gia tăng của sản phẩm cao hơn, cơ hội được người tiêu
dùng tin tưởng và lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, thời hạn thẩm định đăng ký chỉ dẫn địa lý (ở quốc tế) cũng dài
đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu và cần nhiều giấy tờ hơn để được công nhận.
Cụ thể như trường hợp Vải thiều Lục Ngạn khi xuất khẩu sang Nhật Bản.
Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 8/2018 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2019,
tuy nhiên, do sự khác biệt về quy định của pháp luật và quy trình xét nghiệm của
Nhật Bản, dự án đã phải gia hạn lần thứ 4 và kết thúc sau 3 năm (tháng 6/2021).
Còn về nhãn hiệu, các đơn vị thường đăng ký nhãn hiệu khi sản phẩm
không mang nặng tính địa lý và địa phương và thời gian đăng ký cũng nhanh hơn
Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu phải có nghĩa vụ thực hiện quyền liên tục và
sức ảnh hưởng, uy tín cũng phải tự gây dựng nhiều hơn
Có thể lấy ví dụ, một công ty muốn xuất khẩu có thể dựa vào mục tiêu
xuất khẩu, loại hàng hoá của mình mà lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ chỉ dẫn
địa lý hay nhãn hiệu chứng nhận khi xuất khẩu. Tuy nhiên, dựa trên tình hình
37
thực tế hiện nay và những phân tích vốn có của hai đối tượng này, có thể thấy
rằng khi xuất khẩu thì các đơn vị doanh nghiệp xuất khẩu đơn lẻ thường chọn
hình thức nhãn hiệu, và các sản phẩm xuất khẩu đăng ký chỉ dẫn địa lý thường
qua các chương trình hợp tác nhà nước để tiết kiệm thời gian và hiệu quả đăng ký
tốt hơn.
Còn đối với sản xuất trong nước, việc đăng ký nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa
lý phụ thuộc vào mục tiêu của đơn vị đăng ký.

38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TẠI VIỆT NAM
Liên quan đến tình hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, có thể thấy
trong những năm vừa qua, các hoạt động thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa 3 Bộ:
Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của
Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức thực hiện một cách tích cực nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và đồng hành với
họ trên con đường khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Cụ thể có thể kể đến năm 2022 hoạt động hợp tác quốc tế cũng góp phần
nâng cao năng lực của cả hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam với các dự án tiêu
biểu như Dự án Thiết kế Biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia (hợp tác với KIPA)
đã hỗ trợ Cục xây dựng công bố Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia và Dự án
công nghệ phù hợp (hợp tác với KIPA) đã hỗ trợ xây dựng mô hình bếp lò đun
nước nóng cho một số trường tiểu học ở vùng cao của tỉnh Lào Cai.
Dưới đây là một số thông tin về số lượng chỉ dẫn địa lý được cấp chứng
nhận đăng ký và số lượng chỉ dẫn địa lý được tiếp nhận.

Số lượng
STT Hình thức bảo hộ
Nông sản Khác Tổng cộng

1 Chỉ dẫn địa lý (*) 65 5 70

2 Nhãn hiệu chứng nhận 258 12 270

3 Nhãn hiệu tập thể 773 198 971

Tổng cộng 1.096 215 1.311


Bảng 4 Số lượng chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể được
cấp giấy chứng nhận đăng ký
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ 2019
(*) Có 76 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó có 70 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
và 06 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam

39
Có thể thấy, năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận 22 đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý, cấp 10 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý trong đó có 04 chỉ dẫn
địa lý của nước ngoài. Các sản phẩm của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý trong năm 2022 bao gồm: cua Cà Mau, khoai mỡ Bến Kè,
cam Văn Chấn, chè shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn, xoài tứ quý Bến Tre và cà
phê Gia Lai. Các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong năm
vừa qua tương đối đa dạng về mặt chủng loại nhưng phần lớn các sản phẩm được
40
bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam vẫn là các sản phẩm tươi sống, mang tính
thời vụ, ít sản phẩm được chế biến hoặc chế biến sâu, khả năng phát triển thị
trường cho các sản phẩm này vẫn còn nhiều hạn chế.
04 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ
dẫn địa lý trong năm 2022 bao gồm nhãn sấy khô cơm vàng Lamphun (Thái Lan),
cá hồi Miyagi (Nhật Bản), rượu Tequila (Mexico), và rượu vang Napa Valley
(Mỹ).
Loại hình các tổ chức nộp đơn đăng ký và là tổ chức quản lý các chỉ dẫn
địa lý được cấp giấy chứng nhận đăng ký trong năm 2022 chưa có sự thay đổi
nhiều so với các năm trước. Hầu hết vẫn là các cơ quan nhà nước như Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh/huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở KH&CN.
Tuy nhiên quá trình khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn dài
và có triển vọng. Điển hình trong năm 2022, đã có 38 tỉnh, thành phố ban hành
57 văn bản thể hiện các cơ chế, chính sách phát triển tài sản trí tuệ dưới các hình
thức khác nhau, 132 nhiệm vụ được các địa phương triển khai thực hiện với 118
sản phẩm đặc thù địa phương được hỗ trợ bảo hộ, quản lý quyền sở hữu công
nghiệp (21 chỉ dẫn địa lý, 52 nhãn hiệu chứng nhận và 45 nhãn hiệu tập thể), 268
doanh nghiệp và 320 tổ chức tập thể được hỗ trợ, gần 19.000 lượt người được tập
huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ. Báo cáo của các địa phương cho thấy, hiện nhiều
địa phương có nhu cầu tiếp tục được Cục Sở hữu trí tuệ hướng dẫn, hỗ trợ trong
hoạt động đăng ký xác lập quyền trong và ngoài nước, quản lý và khai thác các
chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận dùng cho các đặc sản của
địa phương; hỗ trợ địa phương được tham gia thực hiện các dự án trong khuôn
khổ Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ.
Thực trạng một số vấn đề về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam:
Nhìn chung, Việt Nam cần tuân thủ đầy đủ các quy định về truy xuất nguồn gốc
của thị trường nhập khẩu nếu muốn hướng đến là một quốc gia định hướng xuất
khẩu và lấy xuất khẩu làm nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Thế nhưng hiện nay,
nhiều doanh nghiệp còn chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ việc tuân thủ các
quy định này. Song, cũng có rất ít các tài liệu đầy đủ, cụ thể liên quan đến truy

41
xuất nguồn gốc sản phẩm được tuyên truyền, phổ biến đến cộng động doanh
nghiệp.
Liên quan đến số liệu về chỉ dẫn địa lý, có thể thấy, số lượng sản phẩm đăng ký
bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Tính đến 2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp trên 1,3 nghìn Giấy chứng nhận đăng
ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho
các sản phẩm nông thôn gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, trong đó có
70 chỉ dẫn địa lý (5,34%), 305 NHCN (23,3%) và 936 NHTT (71,36%). Đã có
1.096 sản phẩm nông sản (chiếm 83,6 %) và 215 sản phẩm nông thôn khác
(chiếm 16,40%) được bảo hộ.
Nhìn chung, các sản phẩm đặc sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của các địa
phương, sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, gắn với cộng đồng ở khu
vực nông thôn là đặc điểm đặc thù của các sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ
dẫn địa lý.
Bên cạnh những cố gắng để phát triển các chỉ dẫn địa lý, vẫn còn một số tồn tại
hạn chế nhất định liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cụ thể như sau:
Về chính sách và các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ:
Các quy định pháp lý của Việt Nam đối với chỉ dẫn địa lý đã khá đầy đủ nhưng
mới chỉ dừng lại ở vấn đề đăng ký. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công Nghệ; các Thông tư sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; Nghị định số 103/2006/NĐ-
CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ và Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung
các năm 2009, 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp những vấn đề liên quan đến xác lập quyền bảo hộ đối với các
đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm cả chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, việc triển khai các
quy định nói trên đang gặp khó khăn, cụ thể là:
Về hoạt động thẩm định hồ sơ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý:
Các yêu cầu về hồ sơ (đơn đăng ký), trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ được Luật
Sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật mới quy định nhưng chưa có Thông tư
hướng dẫn cụ thể nội dung và cách thức thẩm định hồ sơ. Vì vậy, hoạt động thẩm

42
định nội dung hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là
thẩm định các nội dung: mối liên hệ giữa chất lượng đặc thù và khu vực địa lý,
chất lượng đặc thù, danh tiếng, quy trình kỹ thuật, khu vực địa lý, điều kiện tự
nhiên....
Những lĩnh vực như vậy là đặc biệt bởi lẽ đây đều là những lĩnh vực chuyên môn
sâu, nằm ngoài khả năng chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, yêu cầu đặt
ra là cần có các quy định cụ thể như sự tham gia hợp lý vào quá trình thẩm định
chỉ dẫn địa lý của các ngành có chuyên môn phù hợp. Đồng thời, nhà nước và
các cơ quan lập pháp có thể xem xét việc đào tạo những cán bộ có chuyên môn
trong các lĩnh vực khác nhau thuộc Cục Sở hữu trí tuệ để quá trình thẩm định trở
nên minh bạch và thuyết phục hơn.
Về hoạt động quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý và trao quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý:
Mặc dù Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ thể, nhưng các mô hình tổ chức quản lý
bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất đa dạng. Cụ thể, 65,7% số chỉ dẫn địa lý được giao cho
Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, còn lại là do các UBND huyện/thị xã/thành
phố hoặc Hội quản lý. Quy định về hệ thống kiểm soát chỉ thể hiện ở trên văn
bản, chưa được áp dụng vào thực tiễn do thiếu nguồn lực (tài chính, con người)
để tổ chức vận hành, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất của sản phẩm, thiếu sự
tham gia các ngành có quan hệ mật thiết với bảo hộ chỉ dẫn địa lý là ngành nông
nghiệp vào hoạt động kiểm soát.
Trong khi đó, vai trò và năng lực của một số tổ chức tập thể còn hạn chế, chưa đủ
năng lực để tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý các chỉ dẫn địa lý, dẫn đến
việc triển khai các mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý ở địa phương còn gặp nhiều
vướng mắc, nhiều mô hình chưa thể vận hành trên thực tế, chỉ mới triển khai
được hoạt động trao quyền sử dụng.
Các quy định pháp lý đối với chỉ dẫn địa lý cũng chưa đề cập chi tiết, cụ thể là
vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điểm 4, Điều 121, Luật Sở hữu
trí tuệ: “Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Nhà nước có thể trực tiếp thực
hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ
chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng
43
chỉ dẫn địa lý.” Tuy nhiên, vấn đề về cụ thể quá trình trao quyền sử dụng diễn ra
như thế nào, quản lý chỉ dẫn địa lý ra sao thì các văn bản pháp luật nêu trên chưa
đề cập đến.
Về chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương:
Hiện nay, ngoài các tỉnh thành như: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bến Tre, Sơn La,…
có chính sách đầu tư nhằm khuyến khích bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tạo thương hiệu
cộng đồng thì các địa phương khác còn tồn tại một vấn đề như:

− Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước chưa liên tục. Các nguồn lực chỉ tập trung hỗ
trợ các nội dung đăng ký bảo hộ, liên quan đến các nội dung về quản lý,
phát triển thị trường còn hạn chế, chưa thúc đẩy và nâng cao năng lực của
đơn vị quản lý, đặc biệt là các tổ chức tập thể. Trong khi để tiếp cận và
phát triển được thị trường thì các tổ chức tập thể cần sự hỗ trợ, đồng hành
thường xuyên, liên tục, đặc biệt là các vấn đề về xây dựng sản phẩm,
quảng bá và phát triển thị trường thì sự đồng hành của các doanh nghiệp
thành viên là chưa cao.
− Tập trung chủ yếu vào nội dung xây dựng hồ sơ đăng ký, hoạt động hỗ trợ
quản lý và phát triển còn nhiều hạn chế, dẫn đến các sản phẩm được bảo
hộ chưa thực sự phát huy được giá trị như mong đợi. Nguồn lực bị phân
tán, chưa phát huy được hết hiệu quả mặc dù có nhiều nguồn lực hỗ trợ ở
các nội dung khác nhau, tập trung ở ba ngành là: Khoa học và Công nghệ,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, lý do bởi sự phối
hợp và tập trung nguồn lực còn rất hạn chế.
Về chủ thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Đối với đối tượng bảo hộ đặc biệt như chỉ dẫn địa lý, cần yêu cầu cao về chuyên
môn sở hữu trí tuệ, do đó nhiều địa phương giao cho UBND huyện, Chi cục
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều này đôi khi làm chủ sở hữu
gây khó khăn cho các chủ thể trong hoạt động xây dựng hồ sơ, quy định và tổ
chức bộ máy quản lý các chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó, do vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ cho chỉ dẫn địa lý chưa được phổ
biến tại Việt Nam nên nhiều chủ thể lựa chọn sản phẩm để bảo hộ chưa gắn với

44
thực tiễn và yêu cầu sản xuất, kinh doanh ở địa phương cũng như nhu cầu của thị
trường.
Nhìn chung, hiện nay sản phẩm bảo hộ thường là các sản phẩm nguyên liệu thô,
rất ít sản phẩm chế biến, hoặc những sản phẩm không gắn với truyền thống (như
tôm nuôi công nghiệp, thâm canh) hay sản phẩm không gắn với giống truyền
thống (như dê nhập nội hay dê lai...). Điều này hạn chế gia tăng giá trị cho sản
phẩm tương xứng với tiềm năng và danh tiếng của các đặc sản địa phương. Từ đó,
có thể thấy quá trình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho chỉ dẫn địa lý ở các nước
Việt Nam có định hướng xuất khẩu cũng khó khăn hơn.
Việc lựa chọn các tiêu chí bảo hộ trong chỉ dẫn địa lý

− Chưa có sự thống nhất trong lựa chọn tiêu chỉ bảo hộ trong chỉ dẫn địa lý
Hầu hết đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hiện nay ở Việt Nam đều dựa trên các tiêu
chí tương đối mơ hồ, mỗi sản phẩm một khác. Đặc biệt là chưa gắn với sử dụng
các tiêu chí phổ biến, không phải là các tiêu chí mang đặc trưng, gắn liền với
điều kiện địa lý của sản phẩm, có thể là các tiêu chí tự nguyện như TCVN,
VIETGAP, GLOBALGAP…
Đồng thời, tiêu chí chất lượng không có tính khả thi trong kiểm soát (tiêu chí về
vi lượng, tiêu chí không sử dụng được bằng phương pháp cảm quan, phải sử
dụng phân tích bằng kỹ thuật chuyên sâu - phòng thí nghiệm...)

− Quy trình kỹ thuật, phương pháp sản xuất được lựa chọn mang tính phổ
cập
Nhà nước chưa có quy định cụ thể đồng thời người dân cũng chưa quan tâm đến
các yếu tố truyền thống, đặc trưng riêng đối với các sản phẩm. Do đó dẫn đến
những khó khăn trong hoạt động kiểm soát, đặc biệt là chưa đáp ứng các yêu cầu
để bảo hộ ở nước ngoài như: Nhật Bản, EU...
Quyền sở hữu CN về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và các quốc gia trong
FTAs thế hệ mới

FTAs thế hệ mới dành một chương riêng cho quyền sở hữu trí tuệ đã phần
nào nói lên tầm quan trọng của tài sản trí tuệ. FTAs đã nâng mức bảo hộ cao hơn
so với các tiêu chuẩn trước đó thông qua các quy định, cam kết bắt buộc các quốc

45
gia thành viên phải thực hiện, trong đó quyền sở hữu CN về chỉ dẫn địa lý cũng
được quy định rõ ràng. Chẳng hạn như:
Cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý trong Hiệp
định EVFTA.
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng sở hữu trí tuệ mà EU đặc biệt quan tâm do
khối này có khá nhiều các sản phẩm được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Bởi
vậy, trong Hiệp định EVFTA, cam kết về chỉ dẫn địa lý cũng thể hiện rõ sự quan
tâm này, với các cam kết khá đặc thù.
Về cơ chế bảo hộ, Hiệp định EVFTA yêu cầu việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý
theo cơ chế riêng, độc lập với nhãn hiệu thông qua cam kết về quy trình công
nhận chỉ dẫn địa lý. Trên thực tế, hiện cả Liên minh châu Âu và Việt Nam đều
bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo một cơ chế riêng, độc lập với các đối tượng sở hữu trí
tuệ khác, trong khi Hoa Kỳ và một số nước lại bảo hộ chỉ dẫn địa lý như là một
loại của nhãn hiệu, theo cơ chế bảo hộ chung của nhãn hiệu. Vì vậy, cam kết về
vấn đề này thực chất là để ràng buộc Việt Nam trong các cam kết, đàm phán sau
này liên quan tới chỉ dẫn địa lý với các đối tác khác.
Về mối quan hệ với nhãn hiệu, Hiệp định EVFTA ghi nhận quyền được
bảo hộ của các nhãn hiệu dù có tên gọi giống với chỉ dẫn địa lý nhưng đã được
đăng ký và bảo hộ hợp pháp trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực hoặc
trước ngày đơn yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó được nộp cho cơ quan có thẩm
quyền.
Về các trường hợp được bảo hộ đương nhiên, Chương 12 của Hiệp định
EVFTA có 02 Phụ lục GI-I và GI-II (Danh mục các chỉ dẫn địa lý và Danh mục
nhóm sản phẩm), trong đó liệt kê 171 chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu và
39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (gồm tên gọi, địa phương xuất xứ, nước xuất xứ)
mà hai bên cam kết bảo hộ đương nhiên, không cần qua các thủ tục thẩm định,
thông báo, khiếu nại… của quy trình thông thường.
Về cơ chế đăng ký và bảo hộ thông thường, theo Hiệp định EVFTA, Việt
Nam và EU phải thiết lập cơ chế đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho ít nhất là
bốn nhóm đối tượng thuộc diện điều chỉnh (rượu, đồ uống có cồn, nông sản, thực

46
phẩm) bảo đảm các yêu cầu, gồm: Phải có một hệ thống đăng ký liệt kê rõ các
chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ trên lãnh thổ của mình; Quy trình thẩm định
hành chính để đưa hoặc duy trì một chỉ dẫn địa lý trên hệ thống đăng ký phải cho
phép xác định được một sản phẩm có xuất xứ tại một khu vực địa lý nhất định và
có chất lượng, uy tín, đặc điểm đặc thù chủ yếu nhờ vào việc sản phẩm có xuất
xứ từ khu vực địa lý đó; Phải có quy trình cho phép các tổ chức, cá nhân có lợi
ích liên quan được lên tiếng phản đối và được lắng nghe; Phải có quy trình cho
phép điều chỉnh, hoặc đưa ra khỏi hệ thống đăng ký sau khi cân nhắc các ý kiến
phản đối của các bên có lợi ích cũng như ý kiến phản biện của chủ thể quyền.
Về những cam kết thực thi, Hiệp định EVFTA yêu cầu Việt Nam, EU phải
có cơ chế pháp lý cho phép ngăn chặn việc sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng
cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc của thực phẩm, đồng thời
cũng nhấn mạnh các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải tuân thủ các
yêu cầu về chất lượng liên quan theo pháp luật nước sở tại.

47
CHƯƠNG 3: CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT BỊ MẤT
Ở TRUNG QUỐC
3.1. Tóm tắt
Đây là vụ tranh chấp liên quan đến chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
giữa Việt Nam và công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd (Trung
Quốc). Năm 2010, cơ quan nhãn hiệu Trung Quốc (CTMO) cấp bảo hộ dấu hiệu
Buôn Ma Thuột dưới dạng 2 nhãn hiệu độc quyền cho một doanh nghiệp của tỉnh
Quảng Đông (Trung Quốc). Đó là nhãn hiệu 3 chữ Hán kèm dòng chữ "BUON
MA THUOT", số đăng ký 7611987 được cấp ngày 14.11.2010; nhãn hiệu logo
kèm dòng chữ "BUON MA THUOT COFFEE 1896", số đăng ký 7970830, được
cấp ngày 14.6.2011. Được biết chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà
phê nhân đã được Cục SHTT Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ tài sản quốc gia do
UBND tỉnh Đắk Lắk được ủy quyền đứng tên từ 2005.

Sau khi vụ việc xảy ra, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ủy quyền cho Hiệp hội cà
phê Buôn Ma Thuột làm chủ đơn để tiến hành khiếu kiện hủy bỏ quyền sử dụng
trái phép chỉ dẫn địa lý của doanh nghiệp Trung Quốc đó.
Tháng 12-2011, hiệp hội đã gửi đơn khiếu nại tới Cục nhãn hiệu hàng hóa
thuộc Bộ Công Thương Trung Quốc. Hồ sơ này được phía Trung Quốc chấp
nhận và sẽ đưa ra phán xét trong khoảng thời gian 36 tháng tính từ lúc gửi hồ sơ.
Sau gần 2 năm khiếu kiện, đầu tháng 2/2014, Phòng Xét xử và Xem xét
lại nhãn hiệu - Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã ra phán quyết hủy

48
bỏ nhãn hiệu “cà phê Buôn Ma Thuột” ở nước này và đến 1/3, phán quyết này đã
chính thức có hiệu lực.
3.2. Diễn biến vụ tranh chấp và quyết định của TRAB
Vụ tranh chấp thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã kéo dài trong nhiều
năm, với rất nhiều diễn biến phức tạp

− Năm 2015: Việt Nam đệ đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột"
của công ty Trung Quốc tại Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
− Năm 2017: Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Việt Nam.
− Năm 2018: Việt Nam đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Nhân dân Tối cao
Trung Quốc.
− Năm 2020: TRAB thụ lý vụ kiện.
− Năm 2023: TRAB ra quyết định hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu "Buôn Ma
Thuột" của công ty Trung Quốc.
Ban giải quyết tranh chấp nhãn hiệu của Trung Quốc (“TRAB”) là một cơ
quan trực thuộc Bộ Công thương Trung Quốc và là một cơ quan hoàn toàn độc
lập với Cơ quan nhãn hiệu của Trung Quốc (“CTMO”) – Cơ quan đã cấp 2 đăng
ký nhãn hiệu Buôn Ma Thuột cho Công ty TNHH cà phê Buôn Ma Thuột Quảng
Châu. Theo Luật nhãn hiệu Trung Quốc 2001, Quy chế hướng dẫn thi hành luật
này và Bản quy tắc thì TRAB chịu trách nhiệm thụ lý và giải quyết các tranh
chấp nhãn hiệu trong đó bao gồm tranh chấp liên quan đến việc hủy bỏ hiệu lực
nhãn hiệu đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật nhãn hiệu năm 2001.
TRAB có thể hủy bỏ thành công thương hiệu này dựa trên các giả thiết:
Thứ nhất, Buôn Mê Thuột là chỉ dẫn địa lý quốc gia đã được bảo hộ từ năm 2005,
và nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, là nước xuất khẩu cà phê lớn
trên thế giới, nổi tiếng trong đó Buôn Mê Thuột được coi là thủ phủ cà phê của
Việt Nam và được biết đến rộng rãi bởi công chúng. Thị trường xuất khẩu cà phê
đã đến hơn 50-60 nước trên thế giới. Đây cũng là căn cứ để công chúng Trung
Quốc biết đến Buôn Mê Thuột.
Thứ hai, dựa trên căn cứ để chứng minh rõ ràng ý định của người đăng ký là
công ty ở Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc dùng công cụ pháp

49
lý đăng ký nhãn hiệu ứng xử như hành động cạnh tranh không lành mạnh. Rõ
ràng họ dùng nhãn hiệu Buôn Mê Thuột trên hàng hoá để gây nhầm lẫn về nguồn
gốc. Hành vi cố ý đăng ký 2 nhãn hiệu Buôn Ma Thuột của Công ty TNHH cà
phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu là hành vi không trung thực, xâm phạm nguyên
tắc theo quy định tại điều 31 Luật nhãn hiệu Trung Quốc; 2 Nhãn hiệu Buôn Ma
Thuột phải bị hủy bỏ và cấm sử dụng vì xâm phạm điều 15 Luật nhãn hiệu Trung
Quốc
Với những yếu tố trên thì vụ tranh chấp có đầy đủ căn cứ pháp lý để
TRAB quyết định ban hành Việt Nam thắng kiện.
TRAB ra quyết định:

− TRAB cho rằng, nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột" là chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ tại Trung Quốc.
− Nhãn hiệu này đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm.
Ý nghĩa của quyết định:

− Quyết định của TRAB là một thắng lợi quan trọng của Việt Nam trong
việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại thị trường Trung
Quốc.
− Quyết định này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng các doanh nghiệp Trung
Quốc lợi dụng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam để sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm cà phê kém chất lượng.
− Quyết định này cũng là một tín hiệu tích cực cho việc bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
3.3. Xác định đối tượng và chủ thể được bảo hộ
Về đối tượng được bảo hộ, đối tượng được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý cà phê
nhân Buôn Ma Thuột, được bảo hộ tại Việt Nam theo Quyết định số 806/QĐ-
SHTT do Cục Sở hữu trí tuệ cấp số đăng bạ 0004 ngày 14/10/2005
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT: “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”. Theo Điều 4

50
Luật SHTT: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
Về chủ thể được bảo hộ, hay chủ sở hữu đối quyền đối với chỉ dẫn địa lý
cà phê Buôn Ma Thuột là Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. UBND tỉnh Đắk Lắk
đã có công văn ủy quyền cho Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột (Hiệp hội) được
tham gia với tư cách là chủ đơn khiếu kiện, đứng đơn yêu cầu hủy bỏ tại Trung
Quốc là phù hợp với luật nhãn hiệu Trung Quốc.
Theo Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT: “Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam là Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá
nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương
ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản
lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện
quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”
3.4. Xác định giới hạn bảo hộ
Về thời hạn bảo hộ, căn cứ vào Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm
2005 quy định về hiệu lực về văn bằng bảo hộ thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ
dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp. Theo quy định này thì chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Về quyền được bảo hộ:
Cơ quan nhãn hiệu có quyền hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký; và bất kỳ tổ chức
hoặc cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu TRAB ra phán quyết hủy bỏ nhãn hiệu
đăng ký có dấu hiệu lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc vi phạm các quy
định tại điều 10, 11 & 12 của Luật nhãn hiệu Trung Quốc.
Bất kỳ chủ nhãn hiệu khác hoặc bên thứ ba liên quan có quyền trong thời hạn 5
năm kể từ ngày đăng ký, gửi yêu cầu lên TRAB để ra phán quyết hủy bỏ nhãn
hiệu đã đăng ký vi phạm các quy định tại điều 13, 15, 16 & 31 của Luật nhãn
hiệu Trung Quốc.
Về tư cách nộp đơn khiếu kiện, Điều 41 Luật nhãn hiệu Trung Quốc, bất kỳ bên
có liên quan đều có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma
Thuột theo các đăng ký số 7611987 và 7970830. UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội

51
cà phê Buôn Ma Thuột hoặc bất kỳ thành viên nào được phép sử dụng chỉ dẫn
địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cũng có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực 2
nhãn hiệu trên.
3.5. Phân tích vụ việc
Năm 2010, Cơ quan nhãn hiệu Trung Quốc (CTMO) cấp bảo hộ dấu hiệu
Buôn Ma Thuột dưới dạng 2 nhãn hiệu độc quyền cho một doanh nghiệp của tỉnh
Quảng Đông (Trung Quốc).
Hậu quả trước mắt đó là nguy cơ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu
ngay tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc do xâm phạm quyền độc quyền đối với 2
nhãn hiệu trên tại Trung Quốc. Vì Điều 52 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc năm
1982, được sửa đổi lần thứ hai ngày 27/10/2001, quy định “bất kỳ hành vi nào
trong số các hành vi sau đây đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền độc quyền sử
dụng nhãn hiệu: (a) sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký cho hàng hóa trùng hoặc hàng hóa tương tự mà
không có sự cho phép của chủ nhãn hiệu; hoặc (b) buôn bán hàng hóa mà biết rõ
là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đăng ký. Hậu quả khác đó niềm tin của khách
hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam dần dần có thể bị suy giảm nghiêm
trọng, mất uy tín cà phê Buôn Ma Thuột “chính gốc” của Việt Nam.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu giống nhau ở 3 đặc điểm: là dấu hiệu có chức
năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ; quyền độc quyền chỉ phát sinh
trên cơ sở được cấp văn bằng bảo hộ theo nguyên tắc ai đến trước được cấp trước
(first to file first to right); và quyền độc quyền được cấp chỉ giới hạn ở lãnh thổ
mà nó được đăng ký. Sự khác biệt dễ thấy là thời hạn bảo hộ, đối với nhãn hiệu
thường là 10 năm trong khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. Thứ hai, hồ
sơ nhãn hiệu thường khá đơn giản trong khi yêu cầu hồ sơ đối với chỉ dẫn địa lý
rất phức tạp và công phu. Chức năng phân biệt nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ
và tính độc quyền là nguyên nhân cơ bản này dẫn đến xung đột pháp lý giữa chỉ
dẫn địa lý và nhãn hiệu, thậm chí trong nhiều trường hợp xung đột này trở thành
đại chiến pháp lý dai dẳng kéo dài hàng thế kỷ, chẳng hạn như vụ tranh chấp
xung quanh nhãn hiệu bia Budweiser.

52
Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu đã lợi dụng 3 đặc
điểm trên để đăng ký nhãn hiệu xâm phạm chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, cụ thể
là không có ai nộp đơn đăng ký Buôn Ma Thuột cho cà phê sớm hơn ở Trung
Quốc và không có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nào được nộp trước/được đăng
ký trước ngày nộp đơn của người này.
Có thể nhận thấy hành vi đăng ký nhãn hiệu Buôn Ma Thuột bởi Công ty
TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu là hành vi trái với tập quán trung
thực trong thương mại quốc tế. Theo Điều 10bis Công ước Paris, hành động của
công ty này trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại, là
hành động cạnh tranh không lành mạnh và phải bị ngăn cấm. Cụ thể:

− Có dấu hiệu, chỉ dẫn gây nhầm lẫn và lừa dối người tiêu dùng, gây nhầm
lẫn với mặt hàng cà phê Buôn Ma Thuột: Về mặt hình thức, rõ ràng và
hiển nhiên chứa dấu hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam. Về danh mục sản
phẩm đăng ký cấp độc quyền có liên quan đến cà phê, giống như chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ tại Việt Nam năm 2005.
− Hàng hóa được sản xuất, kinh doanh với Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma
Thuột Quảng Châu không đáp ứng tiêu chuẩn về tính chất và chất lượng
đặc thù của cà phê Buôn Ma Thuột, gây mất uy tín của cà phê Buôn Ma
Thuột trên thị trường này.
− Gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất,
tính thích hợp để sử dụng: Công ty TNHH cà phê Buôn Ma Thuột Quảng
Châu không phải là một doanh nghiệp của Việt Nam, không có trụ sở tại
Buôn Ma Thuột, Việt Nam, không phải là thành viên của Hiệp hội.
Buôn Ma Thuột cho cà phê nhân được bảo hộ tại Việt Nam với tư cách là
chỉ dẫn địa lý từ ngày 14/10/2005 theo Quyết định số 806/QĐ-SHTT. Chỉ dẫn
địa lý Buôn Ma Thuột là tài sản của nhà nước Việt Nam, do vậy, việc Công ty
TNHH cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu tự ý đăng ký 2 nhãn hiệu Buôn Ma
Thuột là xâm phạm và tài sản của Việt Nam, mạo danh Việt Nam, làm cho công
chúng hiểu nhầm về nguồn gốc thương mại, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của
vùng đất Buôn Ma Thuột nổi tiếng thế giới về sản phẩm cà phê.

53
Luật nhãn hiệu Trung Quốc 2001 và pháp luật, công ước, hiệp định quốc
tế cũng đã quy định rõ về các hành vi xâm phạm, các hành vi bị ngăn cấm (ví dụ
như: điều 22 Hiệp định TRIPs). Các lập luận trên có cơ sở pháp lý rõ ràng để
chứng minh hành vi của Công ty TNHH cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu
hành vi vi phạm và nhãn hiệu không đủ điều kiện để bảo hộ.Tuy nhiên năm 2010,
Cơ quan nhãn hiệu Trung Quốc (CTMO) vẫn cấp bảo hộ dấu hiệu Buôn Ma
Thuột dưới dạng 2 nhãn hiệu độc quyền. Điều này gây tổn hại đến cà phê Buôn
Ma Thuột nên phía Việt Nam đã đưa ra yêu cầu hủy bỏ hai nhãn hiệu này.
Cơ sở pháp lý của việc đưa ra yêu cầu hủy bỏ là như sau:
Điều 10 Luật nhãn hiệu Trung Quốc đã xác định 2 điều kiện để việc cấp đăng ký
nhãn hiệu phải bị từ chối gồm tên địa danh nước ngoài và được biết rộng rãi bởi
công chúng. Hai nhãn hiệu được công ty Quảng Châu đăng ký đều thỏa mãn 2
điều kiện này:

− Buôn Ma Thuột là một địa danh nổi tiếng vì nó là thành phố trực thuộc
tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam và có lịch sử lâu đời;
− Buôn Ma Thuột là thủ phủ của cà phê Việt Nam, nơi có diện tích gieo
trồng cà phê và sản lượng cà phê chế biến chiếm gần 50% của cả nước;
− Buôn Ma Thuột chiếm gần 50% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước
và được xuất khẩu tới hơn 50 lãnh thổ trên toàn thế giới;
− Trung Quốc là 1 trong 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt
Nam, trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột. Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 2
thế giới trong số các quốc gia về xuất khẩu cà phê lớn nhất với kim ngạch
xuất khẩu trên hàng tỷ đô la Mỹ/năm;
− Bất kỳ bằng chứng và thông tin khác được xác nhận bởi các tổ chức, hiệp
hội cà phê thế giới, các nhà sản xuất, cơ sở chế biến quy mô lớn, triển lãm
quốc tế,…liên quan đến Buôn Ma Thuột để chứng minh Buôn Ma Thuột
không thể không được biết tới rộng rãi bởi công chúng Trung Quốc.
− Buôn Ma Thuột không phải là một từ có ý nghĩa khác trong tiếng Trung
hoặc là một địa danh của Trung Quốc.

54
Về nghĩa vụ tuân thủ quy định yêu cầu nước thành viên phải có biện pháp
pháp lý ngăn ngừa việc sử dụng chỉ dẫn lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của
hàng hóa theo điều 22 Hiệp định TRIPs, Điều 16 Luật nhãn hiệu Trung Quốc
năm 2001 quy định: “Trường hợp một nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý liên quan
đến loại hàng hóa mà nhãn hiệu đó được sử dụng, mà hàng hóa đó không xuất
phát từ khu vực đó và gây lừa dối công chúng thì nó phải bị từ chối đăng ký và bị
cấm sử dụng, tuy nhiên, nếu nhãn hiệu nào được đăng ký dưới dạng thiện chí
(good faith) thì vẫn được giữ nguyên hiệu lực.”. Theo ông Lê Công Vinh (Senior
Partner của công ty luật Bross & Partners), điều 6ter.1(c) Công ước Paris, Điều
24.5 Hiệp định TRIPs đều có quy định về Good Faith, trong đó đặc biệt là điều
24.5 Hiệp định TRIPs quy định đối với nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký hoặc
đã được đăng ký một cách có thiện ý (Good Faith) hoặc đối với các quyền đối
với nhãn hiệu đạt được thông qua sử dụng có thiện ý (Good Faith) thuộc một
trong hai trường hợp sau đây:

− Trước thời điểm thi hành các quy định này ở nước thành viên đó; hoặc
− Trước khi chỉ dẫn địa lý liên quan được bảo hộ ở nước xuất xứ
Nhóm nhận định đây hành vi không trung thực (bad faith), xâm phạm
nguyên tắc theo quy định tại điều 31 Luật nhãn hiệu Trung Quốc. Vì Trung Quốc
là thành viên của WTO từ 11/12/2001, chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột được bảo
hộ ở Việt Nam từ năm 2005 nên đây không phải hành vi đăng ký nhãn hiệu có
thiện chí (Good Faith), không thuộc ngoại lệ của Điều 22 Hiệp định TRIPS và
Điều 16 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 2001. Điều 31 Luật nhãn hiệu Trung Quốc
quy định đơn đăng ký nhãn hiệu không được gây tổn hại đối với các quyền được
xác lập từ trước của người khác, cũng như không được cạnh tranh không lành
mạnh bằng cách đăng ký chiếm đoạt nhãn hiệu của người khác đã sử dụng có
danh tiếng. Phía Việt Nam cần cung cấp tài liệu và chứng minh được các khía
cạnh sau: chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã và đang được sử dụng và đã giành
được mức độ ảnh hưởng (danh tiếng) nhất định ở Trung Quốc trước ngày nộp
đơn bảo hộ 2 nhãn hiệu bad faith. Hai nhãn hiệu này đương nhiên và không thể
chối cãi là tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt

55
Nam, giả mạo trùng và tương tự với sản phẩm cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý
Buôn Ma Thuột được bảo hộ của Việt Nam;
Về nghĩa vụ đảm bảo bằng công cụ pháp lý có hiệu quả nhằm ngăn chặn
hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Công ước Paris, Điều 41 Luật nhãn
hiệu Trung Quốc quy định: “Trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký vi phạm các
quy định tại điều 10, 11 & 12 của luật này, hoặc việc đăng ký có dấu hiệu lừa đảo
hoặc cạnh tranh không lành mạnh, Cơ quan nhãn hiệu phải hủy bỏ nhãn hiệu đã
đăng ký đó; và bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu Ban giải
quyết tranh chấp nhãn hiệu ra phán quyết hủy bỏ nhãn hiệu đăng ký đó”. Nói một
các khác, UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột hoặc bất kỳ
thành viên nào được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cũng có
quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực 2 nhãn hiệu trên. UBND tỉnh Đắk Lắk đã
có công văn ủy quyền cho Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột (Hiệp hội) được tham
gia với tư cách là chủ đơn khiếu kiện và đăng ký quốc tế thương hiệu cà phê
Buôn Ma Thuột nên Hiệp hội đứng đơn yêu cầu hủy bỏ tại Trung Quốc là phù
hợp với luật nhãn hiệu Trung Quốc.
Như vậy, với tư cách là một thành viên của WTO và dưới góc độ pháp
luật quốc gia, các quy định nêu trên trong Luật nhãn hiệu Trung Quốc năm 2001
rõ ràng cho thấy hành vi cố ý đăng ký nhãn hiệu Buôn Ma Thuột đã cấu thành: (i)
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại với tập quán kinh doanh trung
thực của thế giới, và (ii) hành vi đó hiển nhiên đang làm công chúng hiểu lầm và
bị lừa dối về xuất xứ địa lý trung thực của cà phê BUÔN MA THUỘT. Yêu cầu
hủy bỏ nhãn hiệu là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý, cần phải được chấp nhận.
Anh Nguyễn Văn Thắng, cán bộ quản lý XNK của Công ty cà phê An
Thái, xác định công ty An Thái từng có mối quan hệ làm ăn với Công ty TNHH
Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu. Vì muốn tạo dựng uy tín, công ty ở Quảng
Châu đặt vấn đề liên kết với Công ty An Thái để nhập hàng cà phê 3 trong 1 lâu
dài. Nhưng không rõ vì lý do gì họ chỉ nhập 3 container rồi thôi luôn. Nếu hành
vi đăng ký 2 nhãn hiệu là của công ty Quảng Châu hành vi đăng ký vội vã trái
phép xảy ra khi quan hệ đại diện hoặc đại lý vẫn đang tiếp tục đàm phán, thì:

56
− Hành vi đăng ký vội vã trái phép xảy ra khi quan hệ đại diện hoặc đại lý
vẫn đang tiếp tục đàm phán, cụ thể việc đăng ký vội vã này xảy ra sớm
hơn thời điểm hoàn thành mối quan hệ đại diện hoặc đại lý đó, là hành vi
được xác định đã thuộc phạm vi cấm nêu tại điều 15 Luật nhãn hiệu Trung
Quốc 2001
− Điều 15 Luật nhãn hiệu Trung Quốc năm 2001 quy định “nếu bất kỳ đại lý
hoặc đại diện nào đăng ký, dưới tên của mình, nhãn hiệu của người khác
mà anh ta làm đại lý hoặc đại diện và không có sự cho phép của người đó,
và người này phản đối thì nhãn hiệu phải bị từ chối và bị cấm sử dụng”
− Thông tin Công ty An Thái cho biết có thể nên được được khai thác triệt
để làm rõ mối quan hệ giữa Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột
Quảng Châu với Công ty cà phê An Thái thông qua email, hợp đồng, trao
đổi và các tài liệu khác nhằm chứng minh và áp dụng quy định cấm tại
điều 15 của Luật nhãn hiệu Trung Quốc.
3.6. Kết luận
Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương cũng như Hiệp hội gặp phải
việc thương hiệu hàng hóa nổi tiếng của địa phương cũng như của Việt Nam bị
một doanh nghiệp khác chiếm dụng ở nước ngoài.
Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột sau khi được sự ủy quyền của UBND
tỉnh đã tìm một đại diện pháp lý là Văn phòng luật sư Phạm và Liên doanh, đã ủy
quyền cho văn phòng luật sư này đứng ra nộp đơn sang phía Trung Quốc thông
qua một văn phòng luật sư của phía Trung Quốc.
Chúng ta đã cung cấp đủ chứng cứ theo yêu cầu về mặt pháp lý chứng
minh rằng Buôn Ma Thuột là nơi sản xuất cà phê quan trọng của Việt Nam, và
nổi tiếng ở Việt Nam cũng như nổi tiếng trên thế giới.
Sau khi nộp, từ 13/3/2012, chúng ta chính thức nhận được phản hồi của
Phòng Xét xử và Xem xét lại nhãn hiệu của Trung Quốc. Họ đã đồng ý, chấp
nhận khiếu nại đòi hủy bỏ nhãn hiệu của chúng ta là chính đáng và tuyên bố hủy
bỏ nhãn hiệu đã đăng ký tại Trung Quốc. Sau 1 tháng công bố, phán quyết của họ
có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

57
3.7. Bài học kinh nghiệm
Trong hầu hết luật về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trên thế giới và trong
những thỏa thuận TRIPs của WTO, mà cả Trung Quốc và Việt Nam là thành viên,
đã chỉ ra rằng việc đăng ký một nhãn hiệu bao gồm hay chứa đựng dấu hiệu địa
lý đối với hàng hóa không có nguồn gốc tại nơi địa lý được nêu, sẽ bị từ chối
hoặc không có hiệu lực, nếu việc sử dụng nhãn hiệu có thể làm cho công chúng
hiểu sai về xuất xứ thực sự của hàng hóa.
Nguyên tắc quan trọng là người tiêu dùng sẽ không bị nhầm lẫn về xuất
xứ của hàng hóa. Nếu luật của Trung Quốc, Hồng Kông tuân theo những nguyên
tắc chung này, có nghĩa rằng, nhãn hiệu BuonMaThuot mà doanh nghiệp Trung
Quốc đăng ký không thể được sử dụng đối với cà phê không phải xuất xứ và tuân
thủ điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ Việt Nam.
Trong trường hợp này, người tiêu dùng Trung Quốc có thể hiểu nhầm về
xuất xứ thực sự của sản phẩm. Việc sử dụng nhãn hiệu này cho cà phê, nước
mắm không phải xuất xứ từ Việt Nam sẽ bị cấm. Sự ngăn cấm chỉ có thể được
quyết định bởi tòa án Trung Quốc, vì không tòa án quốc tế nào có thẩm quyền
đối với vấn đề này. Để chứng minh rằng người tiêu dùng hiểu sai, điều quan
trọng là nâng cao nhận thức người tiêu dùng tại Trung Quốc là Buon Ma Thuot là
một chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Việt Nam.
Đây là một bài học kinh nghiệm rất lớn. Về phía Việt Nam, chúng ta đăng
ký rất nhiều chỉ dẫn địa lý phạm vi trong nước, tuy nhiên chưa chú ý việc đăng
ký này ở các thị trường lớn ở nước ngoài.
Không chỉ sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột mà cả nhiều hàng hóa nông
sản khác của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chẳng hạn như: chỉ dẫn
địa lý “nước mắm Phú Quốc” cũng bị đăng ký tại Trung Quốc… Lý do: quá trình
đăng ký của nước ngoài tương đối phức tạp về mặt pháp lý. Và đặc biệt tốn kém
một nguồn kinh phí khá lớn.
Về mặt Trung ương, thực sự chưa có một chương trình hỗ trợ đủ lớn, đủ
mạnh để bảo hộ các địa lý chỉ dẫn nông sản của chúng ta ở nước ngoài. Nếu để
cho địa phương xoay sở thì các nguồn lực ở địa phương rất hạn chế.

58
Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ cho các địa phương bảo hộ các chỉ
dẫn địa lý nông sản ra nước ngoài. Tránh tái diễn các thương hiệu của chúng ta bị
các doanh nghiệp nước ngoài xâm phạm.

59
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC THI BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Sau khi xem xét một số vấn đề còn tồn tại trong bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở
Việt Nam, có một số giải pháp mà Nhà nước có thể áp dụng để hoàn thiện khung
chính sách về sở hữu trí tuệ và đơn giản hóa quá trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cụ
thể như sau:

− Xây dựng các chuyên đề mang tính tổng thể nhằm mục đích phát triển chỉ
dẫn địa lý. Nội dung bao gồm tất cả các cơ chế phối hợp, hệ thống chia sẻ,
xác định thị trường, hướng dẫn thực hiện về lộ trình, các công cụ tài chính,
kỹ thuật, thị trường, .…. Các nội dung cũng cần trích dẫn theo tính khả thi,
từ đó các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
− Hướng đến mục tiêu phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học kỹ
thuật, phát triển thị trường cho sản phẩm theo chỉ dẫn địa lý, ưu tiên thực
hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ về tín dụng và thúc đẩy đầu tư các
sản phẩm định hướng theo chỉ dẫn địa lý.
− Để thống nhất quan điểm trong việc áp dụng quy trình sản xuất, cần tích
cực tuyên truyền, vận động bà con tham gia vào các hội, hiệp hội, làng
nghề. Từ đó cũng hạn chế được các hình thức sản xuất tự phát, làm mai
một danh tiếng các sản phẩm mang tính đặc sản của các địa phương trong
mắt người tiêu dùng.
− Liên quan đến đầu ra các sản phẩm theo chỉ dẫn địa lý, cần phát triển hệ
thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã được đăng ký chỉ dẫn
địa lý. Hỗ trợ các đơn vị quản lý trong công tác phát triển thương hiệu,
tăng cường các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ,
hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia trực tiếp vào công tác xây
dựng thương hiệu nông sản;
− Thực hiện kết hợp đồng bộ các chương trình có kinh phí, nhân lực thuộc
sự quản lý của các Bộ, Ban, Ngành, địa phương như Chương trình xúc
tiến thương mại, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công
nghệ, Chương trình khuyến công, chương trình khuyến nông, chương
60
trình xây dựng nông thôn mới…. vì mục tiêu thống nhất hoá quản lý các
sản phẩm chỉ dẫn địa lý.
Liên quan đến các quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý của luật Sở hữu
trí tuệ:

− Kiến nghị bổ sung thêm đối tượng được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Hiện nay pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam chỉ quy định tổ chức, cá nhân
sản xuất sản phẩm có nguồn gốc chỉ dẫn địa lý ở khu vực tương ứng với chỉ dẫn
địa lý. Tuy nhiên, nếu đối tượng đáp ứng được các điều kiện được quy định trong
luật hoặc quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý do tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý ban
hành, như tổ chức, cá nhân kinh doanh, khai thác sản phẩm trong khu vực sản
xuất sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì tác giả kiến nghị pháp luật nên
bổ sung thêm một số các đối tượng khác cũng nên có quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý.

− Kiến nghị bổ sung các quy định về thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý, điều kiện cấp quyền chỉ dẫn địa lý.
Mục đích của kiến nghị này là nhằm tạo ra tính thống nhất và hiệu quả cho hoạt
động quản lý và cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Khắc phục được sự lúng túng
và khó khăn trong việc xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá
nhân sản xuất sản phẩm có nguồn gốc địa lý tại khu vực tương ứng với chỉ dẫn
địa lý.

− Kiến nghị bổ sung quy định về nghĩa vụ công khai danh sách các tổ chức,
cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bởi tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý.
Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2020 nên bỏ yêu cầu ghi danh các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý trong văn bằng bảo hộ.
Tuy nhiên, việc bỏ ghi danh này sẽ khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cũng như người tiêu dùng khó xác định được các tổ chức, cá nhân cung
cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn được gắn chỉ dẫn địa lý. Thay vào đó, nên có một
quy định về nghĩa vụ công khai danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp quyền

61
sử dụng chỉ dẫn địa lý. Quy định này sẽ bảo đảm sự ổn định cho văn bằng bảo hộ,
không phải tiến hành thay đổi thường xuyên nhưng vẫn bảo đảm sự minh bạch,
công khai về các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

62
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện tại, quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý cũng
trở thành một yếu tố quyết định đối với sự phát triển và cạnh tranh của sản phẩm.
Khả năng tận dụng thông tin địa lý và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong
lĩnh vực này không chỉ đặt ra những thách thức mới mà còn mở ra những cơ hội
to lớn.

Chúng ta đã thấy rằng bảo vệ thông tin địa lý không chỉ là việc bảo vệ lợi
ích kinh tế mà còn là việc duy trì và phát triển nguồn lực văn hóa, điều quan
trọng để giữ gìn bản sắc và đặc trưng của mỗi địa phương.

Trong tương lai, sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn về quyền sở hữu
công nghiệp về chỉ dẫn địa lý sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi
trường kinh doanh công bằng và bền vững. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng
và thực thi các chuẩn mực về quyền sở hữu công nghiệp sẽ là chìa khóa để đảm
bảo sự công bằng và phát triển toàn cầu.

Nhóm thực hiện rất hy vọng thông qua bài tiểu luận này, có thể cung cấp
một cái nhìn chi tiết về quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý. Đồng thời,
chúng em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Lữ Thị Thu Trang – giảng viên
hướng dẫn, giúp chúng em có những định hướng đúng đắn và hoàn thiện bài tiểu
luận.

63
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ Cục Sở hữu trí tuệ, 2023, Chỉ dẫn địa lý,
available at https://ipvietnam.gov.vn/chi-dan-dia-ly
2. TBT An Giang, 2023, Yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, available at
http://tbtagi.angiang.gov.vn/yeu-cau-bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-trong-
cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-97953.html
3. Bộ Công Thương Việt Nam, 2023, Hiệp định EVFTA và những cam kết
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, available at
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-evfta-va-
nhung-cam-ket-ve-bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-doi-voi-chi-dan-dia-
ly.html
4. Thư viện Pháp luật, 2015, Chương sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP
bằng tiếng Việt, available at https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-
luat-moi/vn/hiep-dinh-TPP/11634/chuong-so-huu-tri-tue-trong-hiep-dinh-
tpp-bang-tieng-viet
5. Thư viện Pháp luật, Văn kiện công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp, available at https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-
tue/Cong-uoc-Paris-bao-ho-so-huu-cong-nghiep-62697.aspx
6. Luật Minh Khuê, 2023, Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định
của pháp luật hiện hành, available at https://luatminhkhue.vn/cac-can-cu-
xac-lap-quyen-so-huu-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hien-hanh.aspx
7. Thư viện Pháp luật, 2018, Phân biệt Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ
dẫn địa lý, available at https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-
nghiep/bai-viet/phan-biet-nhan-hieu-ten-thuong-mai-chi-dan-dia-ly-
280.html
8. Bộ Khoa học và Công nghệ Cục Sở hữu trí tuệ, 2021, Tình hình bảo hộ
chỉ dẫn địa lý năm 2020, available at https://ipvietnam.gov.vn/tin-tuc-su-
kien/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/tinh-hinh-bao-ho-chi-dan-
ia-ly-cua-viet-nam-nam-2020
9. Bộ Khoa học và Công nghệ Cục Sở hữu trí tuệ, 2022, Tình hình bảo hộ
chỉ dẫn địa lý năm 2021, available at https://ipvietnam.gov.vn/nghien-cuu-
ao-tao/-/asset_publisher/3KJODm0i3vkR/content/tinh-hinh-bao-ho-chi-
dan-ia-ly-cua-viet-nam-nam-2021
10. Bộ Khoa học và Công nghệ Cục Sở hữu trí tuệ, 2023, Hội thảo “Bảo hộ
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Trung Quốc”, available at
https://ipvietnam.gov.vn/hoat-ong-shcn-trong-nuoc/-
/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/hoi-thao-bao-ho-nhan-hieu-va-
chi-dan-ia-ly-cua-viet-nam-tai-trung-quoc-

64
11. Trung tâm WTO, 2023, Doanh nghiệp Việt chưa hiểu về bảo hộ nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc, available at
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/24047-doanh-nghiep-viet-chua-hieu-ve-
bao-ho-nhan-hieu-chi-dan-dia-ly-cua-trung-quoc
12. Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công thương,
2021, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý với xuất khẩu nông sản Việt Nam, available at
https://vioit.org.vn/vn/hoc-tac-quoc-te/bao-ho-chi-dan-dia-ly-voi-xuat-
khau-nong-san-viet-nam-4521.4086.html
13. Bross & Partner, 2017, Vì sao Việt Nam giành lại được chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột bị mất ở Trung Quốc? vailable at
https://www.linkedin.com/pulse/v%C3%AC-sao-vi%E1%BB%87t-nam-
gi%C3%A0nh-l%E1%BA%A1i-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-
ch%E1%BB%89-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%8Ba-
l%C3%BD-c%C3%A0-ph%C3%AA-bu%C3%B4n-
le?fbclid=IwAR3kKb-iMGS353qvTnQ1S40rKlck7-3gtK_4WsU-q1q99x-
HnCgHiN-KWuQ
14. Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, 2021, Bình luận về quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, available at
https://danchuphapluat.vn/binh-luan-ve-quyen-su-dung-chi-dan-dia-ly-
theo-quy-dinh-phap-luat-so-huu-tri-tue-cua-viet-nam

65
PHỤ LỤC

Danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam

theo các điều ước quốc tế

1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)

Mô tả
Nhóm sản
STT Tên chỉ dẫn địa lý sản
phẩm
phẩm

Nước xuất xứ: Áo

1 Steirisches Kürbiskernöl Dầu và mỡ Dầu hạt bí


ngô
động vật

2 Tiroler Speck Thịt tươi, đông Thịt lợn


lạnh và đã qua muối
chế

biến

3 Inländerrum Rượu mạnh Rượu mạnh

4 Jägertee / Jagertee / Jagatee Rượu mạnh Rượu mạnh

Nước xuất xứ: Síp

5 Ζιβανία / Τζιβανία / Ζιβάνα / Zivania Rượu mạnh Rượu mạnh

6 Κουμανδαρία / Commandaria Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Séc

66
7 České pivo Bia Bia

8 Českobudějovické pivo Bia Bia

9 Žatecký chmel Cây hoa bia Cây hoa bia

Nước xuất xứ: Đức

10 Bayerisches Bier Bia Bia

11 Lübecker Marzipan Bánh kẹo và các Bánh hạnh


sản phẩm nhân
nướng

12 Nürnberger Bratwurst; Nürnberger Thịt tươi, đông Xúc xích


Rostbratwürste lạnh và đã qua
chế

biến

13 Münchener Bier Bia Bia

14 Schwarzwälder Schinken Thịt tươi, đông Giăm bông


lạnh và đã qua
chế

biến

Nước xuất xứ: Đức, Áo, Bỉ (Cộng đồng nói tiếng Đức)

15 Korn / Kornbrand Rượu mạnh Rượu mạnh

Nước xuất xứ: Đức

16 Franken Rượu vang Rượu vang

67
17 Mittelrhein Rượu vang Rượu vang

18 Mosel Rượu vang Rượu vang

19 Rheingau Rượu vang Rượu vang

20 Rheinhessen Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Đan Mạch

21 Danablu Pho mát Pho mát

Nước xuất xứ: Tây Ban Nha

22 Antequera Dầu và mỡ Dầu ô liu

động vật

23 Azafrán de la Mancha Gia vị Nhụy hoa


nghệ

tây

24 Baena Dầu và mỡ Dầu ô liu

động vật

25 Cítricos Valencianos; Cítrics Trái cây và các Cam, quýt,


Valencians loại hạt tươi và chanh
chế

biến

26 Jabugo Thịt hun Giăm bông

khói

68
27 Jamón de Teruel/Paleta de Teruel Thịt hun Giăm bông

khói

28 Jijona Bánh kẹo và các Kẹo nuga


sản phẩm nướng

29 Priego de Córdoba Dầu và mỡ Dầu ô liu

động vật

30 Queso Manchego Pho mát Pho mát

31 Sierra de Segura Dầu và mỡ Dầu ô liu

động vật

32 Sierra Mágina Dầu và mỡ Dầu ô liu

động vật

33 Turrón de Alicante Bánh kẹo và các Kẹo nuga


sản phẩm
nướng

34 Brandy de Jerez Rượu mạnh Rượu mạnh

35 Pacharán navarro Rượu mạnh Rượu mạnh

36 Alicante Rượu vang Rượu vang

37 Bierzo Rượu vang Rượu vang

38 Cataluña Rượu vang Rượu vang

69
39 Cava Rượu vang Rượu vang

40 Empordà Rượu vang Rượu vang

41 Jerez-Xérès-Sherry Rượu vang Rượu vang

42 Jumilla Rượu vang Rượu vang

43 La Mancha Rượu vang Rượu vang

44 Málaga Rượu vang Rượu vang

45 Manzanilla-Sanlúcar de Barrameda Rượu vang Rượu vang

46 Navarra Rượu vang Rượu vang

47 Penedès Rượu vang Rượu vang

48 Priorat Rượu vang Rượu vang

49 Rías Baixas Rượu vang Rượu vang

50 Ribera del Duero Rượu vang Rượu vang

51 Rioja Rượu vang Rượu vang

52 Rueda Rượu vang Rượu vang

53 Somontano Rượu vang Rượu vang

54 Toro Rượu vang Rượu vang

55 Valdepeñas Rượu vang Rượu vang

70
56 Valencia Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Phần Lan

Suomalainen Vodka / Finsk Vodka /


57 Rượu mạnh Rượu mạnh
Vodka of Finland

Nước xuất xứ: Pháp

58 Brie de Meaux Pho mát Pho mát

59 Camembert de Normandie Pho mát Pho mát

60 Canard à foie gras du Sud-Ouest Thịt tươi, đông Sản phẩm thịt
(Chalosse, Gascogne, Gers, Landes, lạnh và đã qua chế biến từ
Périgord, Quercy) chế vịt

biến

61 Comté Pho mát Pho mát

62 Emmental de Savoie
4
Pho mát Pho mát

63 Jambon de Bayonne Thịt hun Giăm bông

khói

64 Pruneaux d'Agen; Pruneaux d'Agen mi- Trái cây và các Mận khô
cuits loại hạt tươi và
đã

qua chế biến

65 Reblochon; Reblochon de Savoie Pho mát Pho mát

66 Roquefort Pho mát Pho mát

71
67 Armagnac Rượu mạnh Rượu mạnh

68 Calvados Rượu mạnh Rượu mạnh

69 Cognac; Eau-de-vie de Cognac; Eau- Rượu mạnh Rượu mạnh


de-vie des Charentes

70 Alsace / Vin d'Alsace Rượu vang Rượu vang

71 Anjou Rượu vang Rượu vang

72 Beaujolais Rượu vang Rượu vang

73 Bordeaux Rượu vang Rượu vang

74 Bourgogne Rượu vang Rượu vang

75 Chablis Rượu vang Rượu vang

76 Champagne Rượu vang Rượu vang

77 Châteauneuf-du-Pape Rượu vang Rượu vang

78 Languedoc Rượu vang Rượu vang

79 Côtes de Provence Rượu vang Rượu vang

80 Côtes du Rhône Rượu vang Rượu vang

72
81 Côtes du Roussillon Rượu vang Rượu vang

82 Graves Rượu vang Rượu vang

83 Bergerac Rượu vang Rượu vang

84 Haut-Médoc Rượu vang Rượu vang

85 Margaux Rượu vang Rượu vang

86 Médoc Rượu vang Rượu vang

87 Pomerol Rượu vang Rượu vang

88 Pays d'Oc Rượu vang Rượu vang

89 Saint-Emilion Rượu vang Rượu vang

90 Sauternes Rượu vang Rượu vang

91 Touraine Rượu vang Rượu vang

92 Ventoux Rượu vang Rượu vang

93 Val de Loire Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Hy Lạp

94 Ελιά Καλαμάτας (chuyển ngữ Latin: Ô liu ngâm và đã Ô liu ngâm

73
Elia Kalamatas) qua

chế biến

95 Κασέρι (chuyển ngữ Latin: Kasseri) Pho mát Pho mát

96 Φέτα (chuyển ngữ Latin: Feta) Pho mát Pho mát

97 Καλαμάτα (chuyển ngữ Latin: Dầu và mỡ Dầu ô liu


Kalamata)
động vật

98 Μαστίχα Χίου (chuyển ngữ Latin: Keo tự nhiên và Keo tự nhiên


Masticha Chiou) nhựa và kẹo cao su

99 Σητεία Λασιθίου Κρήτης (chuyển Dầu và mỡ Dầu ô liu

ngữ Latin: Sitia Lasithiou Kritis) động vật

Nước xuất xứ: Hy Lạp, Síp

100 Ούζο (chuyển ngữ Latin: Ouzo) Rượu mạnh Rượu mạnh

Nước xuất xứ: Hy Lạp

101 Νεμέα (chuyển ngữ Latin: Nemea) Rượu vang Rượu vang

102 Ρετσίνα Αττικής (chuyển ngữ Latin: Rượu vang Rượu vang
Retsina Attikís)

103 Πελοποννησιακός (chuyển ngữ Rượu vang Rượu vang


Latin: Peloponnese)

74
104 Σάμος (chuyển ngữ Latin: Samos) Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Cờ-roát-chi-a

105 Dingač Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Hung-ga-ri

106 Pálinka Rượu mạnh Rượu mạnh

107 Törkölypálinka Rượu mạnh Rượu mạnh

108 Tokaj / Tokaji Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Ai-len

109 Irish Cream Rượu mạnh Rượu mạnh

110 Irish Whiskey / Uisce Beatha Rượu mạnh Rượu mạnh


Eireannach / Whisky Ireland

Xuất xứ: I-ta-li-a

111 Aceto Balsamico di Modena Giấm Giấm

112 Asiago Pho mát Pho mát

113 Bresaola della Valtellina Thịt tươi, đông Thịt bò khô


lạnh và đã qua muối

75
chế

biến

114 Fontina Pho mát Pho mát

115 Gorgonzola Pho mát Pho mát

116 Grana Padano Pho mát Pho mát

117 Kiwi Latina Trái cây và các Quả Kiwi


loại hạt, tươi và
đã

qua chế biến

118 Mela Alto Adige; Südtiroler Apfel Trái cây và các Quả táo
loại hạt, tươi và
đã

qua chế biến

119 Mortadella Bologna Thịt tươi, đông Xúc xích


lạnh và đã qua Mortadella
chế

biến

120 Mozzarella di Bufala Campana Pho mát Pho mát

121 Parmigiano Reggiano Pho mát Pho mát

76
122 Pecorino Romano Pho mát Pho mát

123 Prosciutto di Parma Thịt hun Giăm bông

khói

124 Prosciutto di S. Daniele Thịt hun Giăm bông

khói

125 Prosciutto Toscano Thịt hun Giăm bông

khói

126 Provolone Valpadana Pho mát Pho mát

127 Taleggio Pho mát Pho mát

128 Grappa Rượu mạnh Rượu mạnh

129 Acqui / Brachetto d'Acqui Rượu vang Rượu vang

130 Asti Rượu vang Rượu vang

131 Barbaresco Rượu vang Rượu vang

132 Bardolino Superiore Rượu vang Rượu vang

133 Barolo Rượu vang Rượu vang

134 Brunello di Montalcino Rượu vang Rượu vang

77
135 Chianti Rượu vang Rượu vang

136 Conegliano Valdobbiadene - Prosecco Rượu vang Rượu vang

137 Prosecco Rượu vang Rượu vang

138 Dolcetto d'Alba Rượu vang Rượu vang

139 Franciacorta Rượu vang Rượu vang

140 Lambrusco di Sorbara Rượu vang Rượu vang

141 Lambrusco Grasparossa di Castelvetro Rượu vang Rượu vang

142 Marsala Rượu vang Rượu vang

143 Montepulciano d'Abruzzo Rượu vang Rượu vang

144 Sicilia Rượu vang Rượu vang

145 Soave Rượu vang Rượu vang

146 Toscana / Toscano Rượu vang Rượu vang

147 Veneto Rượu vang Rượu vang

148 Vino Nobile di Montepulciano Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Lít-thu-ni-a

Originali lietuviška degtinė/


149 Rượu mạnh Rượu mạnh
Original Lithuanian vodka

78
Xuất xứ: Hà Lan

150 Gouda Holland Pho mát Pho mát

Xuất xứ: Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức

151 Genièvre / Jenever / Genever Rượu mạnh Rượu mạnh

Nước xuất xứ: Ba Lan

152 Polish Cherry Rượu mạnh Rượu mạnh

153 Polska Wódka / Polish vodka Rượu mạnh Rượu mạnh

154 Wódka ziołowa z Niziny Rượu mạnh Rượu mạnh


Północnopodlaskiej aromatyzowana
ekstraktem z trawy żubrowej / Herbal
vodka from the North Podlasie
Lowland aromatised with an extract of
bison grass

Nước xuất xứ: Bồ Đào Nha

155 Pêra Rocha do Oeste Trái cây Quả lê

156 Queijo S. Jorge Pho mát Pho mát

157 Alentejo Rượu vang Rượu vang

158 Dão Rượu vang Rượu vang

159 Douro Rượu vang Rượu vang

160 Madeira Rượu vang Rượu vang

79
161 Porto / Port / Oporto Rượu vang Rượu vang

162 Vinho Verde Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Ru-ma-ni

163 Cotnari Rượu vang Rượu vang

164 Dealu Mare Rượu vang Rượu vang

165 Murfatlar Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Thụy Điển

166 Svensk Vodka / Vodka Swedish Rượu mạnh Rượu mạnh

Nước xuất xứ: Xlô-va-ki-a

167 Vinohradnícka Oblast’ Tokaj Rượu vang Rượu vang

Nước xuất xứ: Vương quốc Anh

168 Scotland Farmed Salmon Cá Cá hồi

169 Scotch Whisky Rượu mạnh Rượu mạnh

2. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA)

STT Tên chỉ dẫn địa lý Nhóm sản Mô tả sản


phẩm phẩm

Nước xuất xứ: Ai-len

80
1 Irish Cream Rượu mạnh Rượu mạnh

2 Irish Whiskey / Uisce Beatha Rượu mạnh Rượu mạnh


Eireannach / Whisky Ireland

Nước xuất xứ: Vương quốc Anh

3 Scotland Farmed Salmon Cá Cá hồi

4 Scotch Whisky Rượu mạnh Rượu mạnh

81

You might also like