You are on page 1of 29

Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




TÀI LIỆU DẠY THÊM NGỮ VĂN 8


Bản word 100% - chỉnh sửa

Tài liệu gồm:

1. Hướng dẫn nghị luận các văn bản thuộc văn học lãng mạn, hiện thực
phê phán, thơ Hồ Chí Minh, văn bản nghị luận, văn học nước ngoài
(không làm phần việt)
2. Giáo án 5 HĐ
3. Bộ giáo án dạy thêm để làm hồ sơ nhà trường kiểm tra.
4. Bộ sách để học tốt bản Word
5. Bộ 50 đề học kì 1,2, đáp án rõ ràng

1
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CHỊ DẬU TRONG ĐOẠN TRÍCH TỨC NƯỚC VỠ
BỜ CỦA NGÔ TẤT TỐ

Trong quá trình DẠY HỌC và ôn thi mình nhận thấy phần lớn các em mắc vào những hạn
chế trong viết văn. Nhất là nghị luận văn học.
1. Các em không biết viết mở bài sao cho đúng, nhanh dù thầy cô đã hướng dẫn
rất cụ thể, rõ ràng. Nhiều em mất mấy chục phút cho phần việc này.
2. Các em không biết vận dụng ghi nhớ trong sách giáo khoa vào việc làm văn
nghị luận. Nghĩa là khi phân tích 1 nhân vật các em cứ tóm tắt miên man chứ
không hiểu thế nào là đánh giá, nhận xét về nội dung về nghệ thuật.
3. Không biết xây dựng luận điểm, hoặc trình bày đoạn văn theo cách nghĩ của
mình chứ không khoa học.
4. Không biết viết kết bài sao cho đúng, nhanh và hay, có cảm xúc
5. Với tài liệu của mình các em chỉ mất 3 phút để viết mở bài đúng và 3 phút để
viết kết bài đúng chính xác.
6. Đó là lí do mình xây dựng bộ tài liệu theo cách riêng của mình để các em hiểu
cách làm đúng bài văn nghị luận (còn muốn làm hay cần nhiều thời gian hơn)
7. Các thầy cô thật sự thấy phù hợp, thấy cần và sẵn sàng muốn lấy thì gọi điện
chứ chẳng có gì phải ngại cả. Tâm huyết thì nhiều người có nhưng thời gian
các cô giáo rất eo hẹp nên không đầu tư nhiều được cũng là điều dễ hiểu.

Có bộ tài liệu quý là giúp ta không phải đi đường vòng, là tiết kiệm vô vàn thời gia,
sức lực cho ta, là cách ta học hỏi nhanh nhất.

MÔ TÍP, CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


1. Mở bài theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng.
- Giới thiệu tác giả: Những tác giả các em được học đều nổi tiếng nên cứ giới thiệu na
ná như nhau. Chỉ thay nhà thơ bằng nhà văn…

2
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

- Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm các em được học đều là những tác phẩm thành
công và đặc sắc nên cũng giới thiệu na ná như nhau
- Giới thiệu nội dung cần nghị luận: Thì các em nói dung khái quát nhất của tác phẩm,
của nhân vật… Cái này có trong ghi nhớ hoặc phải biết. Thế là xong
2. Phần thân bài: Cũng theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng
- Nêu luận điểm
- Nêu dẫn chứng
- Đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật
3. Kết bài cũng theo mô típ 3 gạch đầu dòng.
- Tổng kết về nghệ thuật
- Tổng kết về nội dung
- Viết vài dòng cảm nghĩ, lời cảm ơn tác giả hoặc cảm xúc cho mượt mà
- Dẫn một vài câu thơ gần gũi thì sẽ hay hơn
4. Trình bày đoạn văn
Nhất định trong bài văn phải có luận điểm và đoạn văn phải trình bày theo cách diễn
dịch hoặc Tổng - phân - Hợp (không nên trình bày theo cách quy nạp hoặc song hành)
5. Tài liệu của mình áp dụng triệt để theo ghi nhớ sách giáo khoa trang 68 và 78 cho
nên bất kì ai dù là học sinh hay giáo viên đều “đọc là hiểu, dạy là đỗ”
Lưu ý: Bộ tài liệu này mình chỉ giúp các em bước đầu tìm hiểu phương pháp viết
1 bài văn nghị luận văn học đúng nghĩa để tạo nền tảng lên lớp 9 các em thuận
lợi hơn trong việc nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích hoặc đoạn thơ, bài
thơ. Còn phần Tiếng việt mình không làm vì dễ và tài liệu nhiều trên google.
1. Mở bài
Tài liệu của mình chú trọng đến việc dạy các em biết cách làm văn, từ cách
mở bài đến viết thân bào và kết bài. Tất cả đều theo 1 mo tuýp chung. Làm sao các
em viết mở bài nhanh nhất, dễ nhất và phải đúng nữa. khi viết đúng được rồi mới
dạy các em viết hay vì viết hay mà không đúng cũng không đạt yêu cầu.
2. Thân bài
Cách viết thân bài cũng vậy, phải dễ, phải rõ ràng, ai đọc cũng hiểu. Và
trong bài dạy của mình soạn phải phân biệt được bài văn nghị luận khác với bài

3
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

văn tóm tắ. Đây là một điều mà hầu như HS nào cũng măc phải. Đó là các em cứ
sa vào tóm tắt văn bản khi gặp đề nghị luận.
3. Kết bài
Kết bài thường có 3 ý nhỏ. Đó là tổng kết về nghệ thuật để khái quát lại nội dung
và mở rộng ra một tư tưởng hay 1 quan điểm hoặc liên hệ nào đó…cho nên mọi
kết bài mình phải làm theo đúng cấu trức như vậy thì các em sẽ hiểu cách làm văn
ngay.
Sách trên thị trường bán rất nhiều và cũng do nhiều tác giả nổi tiếng viết nhưng
hình như học ko đi dạy. Mình có cảm giác như họ viết sách giống với nhân vật Hộ
lắm. Viết để kiếm cớm là chính chứ không có giá trị thực dụng, đọc lên khó hiểu vì
không có luận điểm. Đó là lí do tìm được cuốn sách tốt là khó lắm.
Chúc các bạn thành công.
Nguyễn Anh Văn, 0833703100
Giới thiệu tác giả  Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền
Văn học Việt Nam hiện đại.
Giới thiệu ngắn gọn sự nghiệp văn chương  Trong sự nghiệp sáng tác của
mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm làm lay động trái tim bao người đọc.
Giới thiệu tác phẩm  Đoạn trích Tức nước vỡ bờ rút trong bộ tiểu thuyết tắt
đèn (1938) là một tác phẩm đặc sắc nhất của ông.
Giới thiệu vấn đề cần phân tích, nghị luận  Đoạn trích đã thể hiện sâu sắc,
chân thật chị Dậu, một người phụ nữ xinh đẹp, hiền thục, giàu tình yêu thương chồng
con và có sức mạnh tiềm tàng.
Ngoài ra tài liệu còn giới thiệu cách mở bài gián tiếp nhanh nhất, đơn giản
nhất, học sinh đại trà em nào cũng làm được mà không cần phải học nhiều. Dạy
văn bằng công thức.

 Đây là cách mở bài thông thường, dễ nhất, nhanh nhất cơ bản
nhất
Cách mở bài gián tiếp cũng đơn giản, có trong bộ chính thức

4
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền Văn học Việt Nam
hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm làm lay
động trái tim bao người đọc. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ rút trong bộ tiểu thuyết tắt
đèn (1938) là một tác phẩm đặc sắc nhất của ông. Đoạn trích đã thể hiện sâu sắc, chân
thật chị Dậu, một người phụ nữ xinh đẹp, hiền thục, giàu tình yêu thương chồng con
và có sức mạnh tiềm tàng.
Luận điểm 1: Đọc tác phẩm, ta thấy Chị Dậu là một người vợ, một người
mẹ giàu tình thương. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi chổng và lìm mọi
cách cứu chữa cho chồng.... Chị Dậu múc cháo ra bát, lấy quạt quạt cho cháo chóng
nguội để chổng “ăn lấy vài húp" vì chổng chị “dã nhịn suông tứ sáng hôm qua đến
giờ còn gì...". Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết
tha mời chổng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” Nhận xét
đánh giá  Lời người đàn bà nhà quê mời chổng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng
biết baao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi ngồi
xuống cạnh chổng “cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không" đã biểu lộ
sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người Chồng đang đau ốm, tính mạng
đang bị bọn cường hào đe dọa! Bình luận  Nhiều người cho rằng, chị Dậu bán con
là không xứng đáng làm mẹ vì dân gian có câu “bán dầu bán mỡ chứ ai nỡ bán con”
nhưng chính hành động trong lúc đường cùng ấy là mình chứng cho tình mẫu tử thật
hiêng liêng và cả sự thông minh của chị. Có lẽ lúc bán cái Tí, chị đau đớn đứt từng
khúc ruột nhưng nếu không bán thì không chỉ con cũng chết đói mà chồng cũng chết
vì đòn roi. Hơn nữa, tình cảm của chị dahf cho chồng sâu đậm, sắt son là vậy làm sao
có thể nói chị vô cảm với đứa con đứt ruột đẻ ra của mình. Bán con là cách cuối cùng
để cứu con của mình.
Luận điểm 2: Chị Dậu không những người mẹ, người vợ thông minh, giàu
tình yêu thương mà còn là một người phụ nữ can đảm, có sức mạnh tiềm tàng.
Vì thương chồng, chị đã nhún nhường hết mực trước bọn cường hào ác bá. Chị van
xin, nài nỉ thảm thiết “cháu van ông, vin ông tha cho” rồi đến cãi lí với chúng “chồng
tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” để bọn người nhà lí trưởng và tên cai lệ
bớt đòn roi. Chị có thể bị chúng đánh, đám đá vào mặt…nhưng đến khi chúng xấn lại
để bắt anh Dậu lôi ra đình đánh đập là chị phải vùng lên.. Mọi sự nhẫn nhục dều có

5
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

giới hạn, vả lại phải bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của ban thân, từ
nhún nhường, nhẫn nhịn đến thách thức “Mày trói ngay chồng hà đi, bà cho mày
xem!". Bình luận  Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự
gọi là 'cháu , gọi tên cai lệ bằng “ông", sau đó là quan hệ “tôi" với “ông", cuối cùng
là chồng bà", “bà" với “mày!". Chị Dậu đã “đứng trên dầu" bọn sai nha, vô lại. Chị
đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng
chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu “tủm lấy cổ", “ấn
dúi ra cửa", ngã “chỏng quèo" trên mặt đất! Tên hầu cận lí trưởng bị chị Dậu “túm
tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm!". Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng
chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chổng, chị Dậu vẫn chưa
nguôi giận: “Thà ngồi tủ. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu
dược...". Nhận xét đánh giá  Nhà văn Ngô Tất Tố không cần phải giấu niềm hả
hê khi miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật hai tên tay sai. Nổi bật lên trong đoạn văn là
sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với bộ dạng thảm hại
của hai tên tay sai. Vớí tên cai lệ, chị chỉ cần mọt động tác: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra
cửa”. Sự hả hê của tác giả bộc lộ rõ trong một câu văn đầy hài hước: “Sức lẻo khoẻo
của anh chàng nghiện chay không kịp vái sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn
ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu’.
Nêu suy nghĩ  Đọc cảnh chị Dậu túm tóc, túm cô quật ngã hai tên tay sai, ai mà
chẳng thích chí khi thây bọn chúng trước đó vừa hung hăng, dữ tợn bao nhiêu thì bây
giờ thảm hại bấy nhiêu. Tác giả đã truyền sang người đọc cảm giác hào hứng khi
được chứng kiên cái ác bị trừng trị, được nhìn thấy sức mạnh đấu tranh của người lao
động chông áp bức. Nhận xét đánh giá  Hành động đâu tranh của chị Dậu vô cùng
mạnh mẽ, quyết liệt và bất ngờ, nhưng vẫn chân thực và hợp lí, bởi nó xuât phát từ
tính cách của chị. Đầu đoạn trích, ta đã thấy một chị Dậu yêu thương, lo lắng chăm
sóc cho chồng. Sau đó ta lại thấy một chị Dậu run run van xin, chịu đựng những cái
đánh, cái tát, cũng là vì chồng. Đến khi tên cai lệ cứ sân sổ nhảy vào định trói anh
Dậu, lòng yêu thương đã chuyển thành niềm căm giận, thúc đẩy chị đấu tranh với một
sức mạnh lạ lùng để bảo vệ chồng. Quật ngã bọn tay sai, “chị Dậu vẫn chưa nguôi
cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tỉnh làm tội mãi thế, tôi không chịu
được..”. Câu nói của chị Dậu mang nhiều ý nghĩa. Trước hết, nó thể hiện tính cách

6
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

của một người phụ nữ yêu thương chồng, dám hi sinh vì chồng, biết nhẫn nhục chịu
đựng nhưng đồng thời lại có một tinh thần phản kháng mạnh mẽ, một sức sông kiên
cường... Bên cạnh đó, nó còn nói lên một chân lí sâu xa của đời sông: “tức nước” thì
“vỡ bờ”, có áp bức có đấu tranh, con đường sống duy nhất của quần chúng bị áp bức
chỉ có thể là con đường đấu tranh chống áp bức để tự giải phóng mình.

Bình luận  Sứ c mạ nh kì diệu củ a chị Dậ u là sứ c mạ nh củ a lò ng că m hờ n,


uấ t hậ n bị dồ n nén đến mứ c khô ng thể chịu đự ng đượ c nữ a. Đó cò n là sứ c mạ nh
củ a tình thương yêu chồ ng con vô bờ bến. Mộ t ngườ i đà n bà lú c nà o cũ ng chỉ
nghĩ tớ i chồ ng, tớ i con, nhiều lầ n lấ y thâ n thể củ a mình để che chở đò n roi cho
chồ ng, vì chồ ng con, ngườ i đà n bà ấ y sẵ n sà ng "thà ngồ i tù ". Nguyễn Tuâ n gọ i
châ n dung chị Dậ u trong Tắt đèn là "bứ c châ n dung lạ c quan" là như thế.
Luận điểm 3: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thẫm đãm tinh tinh thần nhân đạo sâu
sắc. (phân tích trong bản chính)

Kết bài :

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, cách miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc., cách
kể chuyện giàu kịch tích, hồi hộp...đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã vạch trần bô măt
tàn ác, bât nhân của xã hội thực dân ơhong kiến đương thơi; xa hội ấy đã đấy người
nông dân vào tình cảnh cực khổ không lối thóat, khiến họ phai liều mạng chống lại.
Đoan trích con cho thay vẽ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình
yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ

II. ĐỂ VÁN LUYỆN TẬP

Đề: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt dèn”, Ngô Tất Tố đã “xui
người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về lời nhận xét đó? Qua đoạn trích
“Tức nước vỡ bờ”, hãy làm sáng rõ ỷ hiến của Nguyễn Tuân
Cảm nhận của em về bài thơ “Quê hương" của Tế Hanh
"Làng tôi ờ vốn làm nghề chài lưới...",
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
- Nước gương trong soi tóc những hàng tre...",

7
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

những vần thơ tha thiết đối với đất mẹ quê cha là nét đẹp nhất trong hồn thơ Tế Hanh
hơn 60 năm qua. Bài thơ "Quê hương" được Tế Hanh viết năm 1939, khi nhà thơ vừa
tròn 18 tuổi, đang học Trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương thân yêu
ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác
nhớ thương vơi đầy.
Luận điểm 1: Hai câu thơ đầu là lời giới thiệu về "làng tôi" thật thân mật, tự
hào, yêu thương...
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"
Quê hương là một làng chài, bốn bề sông nước "bao váy", một làng nghèo thuộc vùng
duyên hải miền Trung "cách biển nửa ngày sông". Con sông mà nhà thơ nhắc tới là
sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Giọng điệu tâm
tình, một cách nói chân quê dân dã vừa cụ thể vừa trừu tượng nghe "dịu ngọt".
Luận điểm 2: Sáu câu thơ tiếp theo là hồi tưởng lại một nét đẹp của quê
hương. Đó là cảnh làng chài ra khơi đánh cá. Kỉ niệm về quê hương như được lọc
qua ánh sáng tâm hồn. Một bình minh đẹp ra khơi có "gió nhẹ", có ánh mai "hồng".
Có những chàng trai cường tráng, khỏe mạnh "bơi thuyền đi đánh cá". Cảnh đẹp sáng
trong, giọng thơ nhẹ nhàng thể hiện khung cảnh và niềm vui của làng chài trong buổi
xa khơi:
"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mơi hồng
Dân trơi tráng bơi thuyền đi đánh cá".
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Nhận xét đánh giá về nghệ thuật  Một loạt ẩn dụ, so sánh mới mẻ nói về con
thuyền, mái chèo và cánh buồm... Tuấn mã là ngựa tơ, đẹp, phi nhanh. Ví chiếc
thuyền "nhẹ hăng như con tuấn mã", tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe, trẻ trung
diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường. Chữ "hăng" dùng rất hay, rất đích
đáng. Nó liên kết với các từ ngữ: "dân trai tráng" và "tuấn mã" hợp thành tính hệ
thống, một vẻ đẹp của văn chương. Có người lầm tưởng là chữ "băng" rồi bình giảng
"băng băng lướt sóng "! Mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lổ chém xuống nước,
"phăng" xuống nước một cách mạnh mẽ, đưa con thuyền "vượt trường giang". Cảm

8
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

nhận  Đọc câu thơ ta cứ ngỡ như xem một thươc phim của cuộc chiến với quân
trung nguyên của Trần Quốc Tuấn với đoàn kị binh dũng mãnh khiến quân thù khiếp
sợ. Sau hình ảnh chiếc thuyền, mái chèo là hình ảnh "cánh buồm giương to như mảnh
hồn làng". "giương" nghĩa là căng lên đổ đón gió ra khơi. Nhận xét đánh giá về nghệ
thuật  So sánh "cánh buồm" to như "mảnh hồn làng" là hay, đặc sắc. Cánh buồm to
biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh , lao
dộng sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí
và khát vọng đi chinh phục biển của đoàn trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Nhận xét
đánh giá  Câu thơ "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một câu thư đậm đà ý
vị mang cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ. Cánh buồm được nhân hóa ba chữ
"rướn thân trắng" gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, gắng sức quyết tâm
lên đường. Đây là khổ thơ xuất sắc tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, tự hào ca
ngợi sức sống của làng chài thân thương:
Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Nhận xét đánh giá  Phải cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm
hồn thiết tha gắn bó thì mới có thể liên tưởng “cánh buồm giương to như mảnh hồn
làng”. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi vốn gần gũi, quen thuộc bỗng
trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Cảm nhận  Nhà thơ
chợt nhận ra linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. Câu thơ
vừa vẽ ra chính xác hình thể vừa gợi ra cái linh hồn của sự vật. Tuy nhiên, phép so
sánh ở đây không làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay
bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu
sinh của người dân làng chài còn có thể gửi gắm vào đâu đầy đủ hơn là ở hình ảnh
cánh buồm căng gió giữa biển khơi?
Luận Điểm 3: Khổ thơ tiếp theo là cảm xúc đứa con xa quê có bao giờ quên được
cảnh bà con làng chài đón đoàn thuyền đánh cá từ biển khơi trở về. Phân tích từ
ngữ  Các từ ngữ: "ồn ào", "tấp nập" diễn tả niềm vui mừng "đón ghe vê". Niềm
vui sướng tràn ngập lòng người, là của "khấp dân làng". Cảnh "đón ghe về" thực sự là
ngày hội lao động của bà con ngư dân:
"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến dỗ

9
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về".


Phân tích từ ngữ  Những tính từ ồn ào, tấp nập toát lên không khí đông vui.
Người đọc như thực sự được nhập vào cái không khí ấy, được nghe cả lời cảm tạ chân
thành đất trời đã sóng yên biển lặng để người đi chài trở về an toàn với cá đầy ghe,
được nhìn thấy những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật là thích mắt. Cá "tươi
ngon thân bạc trắng" đầy khoang thuyền. Được mùa cá, vui sướng trong niềm vui ấm
no, hạnh phúc, bà con làng chài khẽ thốt lên lời cảm tạ đất trời đã cho biển lặng sóng
êm, cho "cá đầy ghe", sự cầu mong và niềm tin thánh thiện "nhờ ơn trời" ấy đã biểu
lộ những tấm lòng mộc mạc, hồn hậu của những con người suốt đời gắn bó với biển,
vui sướng, hoạn nạn cùng với biển. Tế Hanh đã thấu tình quê hương khi ông viết:
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".
Ta tưởng như ca dao, dân ca đã thấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh:
- "ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu"...
- "Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy, vun trồng tốt tươi...".
Luận điểm 4: Những câu thơ tiếp theo là ảnh bình yên khi đoàn thuyền trở về.
Những chàng trai làng chài có "làn da ngăm rám nắng" khỏe mạnh, can trường được
tôi luyện trong gió sóng đại dương, trong mưa nắng dãi dầu. Họ mang theo hương vị
biển. Phân tích từ ngữ  Hai chữ "nồng thở" rất thần tình làm nổi bật nhịp sống, lao
động hăng say, dũng cảm của những dân chài mang lình yêu biển. Hình tượng thơ
mang vẻ đẹp lãng mạn:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thán hình nồng thở vị xa xăm".
Nét vẽ thứ hai là con thuyền là sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm
im trên bến. Con thuyền là một biểu tượng đẹp của làng chài, của những cuộc đời trải
qua bao phong sương thử thách, bao dạn dày sóng gió:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

10
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Con thuyền được nhân hóa với nhiều yêu thương. Vẫn thấy giàu cảm xúc, mang tính
triết lí vồ lao động trong thanh bình. Chữ "nghe" (nghe chất muối) thổ hiện sự chuyển
đổi cảm giác rất tinh tế và thi vị. Nhận xét đánh giá bình luận  Đây chính là
những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Câu đầu tả làn da ngăm rám nắng
của người dân chài theo lối tả thực, câu sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” - thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đậm
hơi thở của biển cả, nồng nàn vị xa xăm của đại dương bao la. bình luận  Cái hay
độc đáo của câu thơ là gợi tả linh hồn và tầm vóc của những người con biển cả. Hai
câu thơ miêu tả con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng
là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thây con thuyền nằm im trên
bến mà còn cảm thây sự mệt mỏi của con thuyền, và còn cảm thấy con thuyền như
đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm dần trong thớ v ỏ của nó. Cũng
như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muôi mặn của biển
khơi. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Nhận xét đánh giá  Không phải là
một người con của vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết được
những câu thơ như thế! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà
thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào cảnh để lắng nghe. Có cảm
nhận được câu thơ để từ ấy ta mới nắm bắt được tình thương nhớ quê hương của Tế
Hanh qua bài thơ kiệt tác này.
Bài thơ "Quê hương" đã đi suốt một hành trình trên 60 năm. Nó gắn liền với
tâm hồn trong sáng, với tuổi hoa niên của Tế Hanh. Thể thơ 8 tiếng, giọng thơ đằm
thắm dào dạt, gợi cảm. Những câu thơ nói về dòng sông, con thuyền, cánh buồm,
khoang cá, chàng trai đánh cá, bến quê... và nỗi nhớ của dứa con xa quê... rất hay,
đậm đà biểu lộ một hồn thơ đẹp. Nghệ thuật phối sắc, sử dụng các biện pháp tu từ như
ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và chuyển đổi cảm giác khá thành công, tạo nên những vần
thơ trữ tình chứa chan thi vị.
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, tác phẩm này của Tế Hanh được coi là bài
thơ đầu tiên, bài thơ có "hồn vía" nhất viết về quê hương. Nó đã khơi dòng, để sau
này có nhiều bài thơ tuyệt bút nối tiếp xuất hiện như "Bên kia sông Đuống" (Hoàng
Cầm), "Quê hương" (Giang Nam), "Nhớ con sông quê hương" (Tế Hanh), "Quê
hương" (Đỗ Trung Quân),... Người đọc tìm thấy hình bóng tuổi thơ đồng hiện với quê

11
3 Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

hương. Quê hương của một người đã trở thành của muôn người và muôn đời là thế!
bày tỏ cảm xúc Có lẽ chất muôi mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt,
vào tâm hồn của nhà thơ Tế Hanh để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái
tinh tê, tài hoa của Tế Hanh là ở chỗ “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không
thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương... Thơ Tê Hanh đưa ta vào một
thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm
ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến...”
(Hoài Thanh).
Luận điểm 5: Đoạn thơ cuối nhiều bồi hổi thương nhớ, thương nhớ hình bóng quê
hương. Phân tích nghệ thuật, từ ngữ  Điệp ngữ "nhớ" làm cho giọng thơ thiết
tha, bồi hổi, sâu lắng. Xa quê luôn "tưởng nhớ" khôn nguôi. Nhớ "màu nước xanh"
của sông, biển làng chài. Nhớ "cá hạc", nhớ "chiếc buồm vôi"... Thấp thoáng trong
hoài niệm là hình ảnh con thuyên "rẽ sóng ra khơi" đánh cá. Xa quê nên mới "thấy
nhớ" hương vị biển, hương vị làng chài thương yêu "cái mùi nồng mặn quá". Tình
cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng trang trải của
hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc đằm thắm mênh mang:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".
bình luận  Nếu không có mấy câu thơ này, khó có thể biết bài thơ được
viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi - bởi những cảnh tượng bên
trên được miêu tả quá sống động, hệt như chúng đang diễn ra trước mắt nhà thơ. Nỗi
nhớ thiết tha trong xa cách bật ra thành lời thơ giản dị, tự nhiên như một lời nói tự
đáy lòng: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Cậu học trò xa quê Tế Hanh nhớ về
làng quê mình với tất cả màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng, những con thuyền
rẽ sóng chạy ra khơi, nhưng nhớ nhất là cái mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương.
Với Tế Hanh, cái hương vị đó chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương,
là chất thơ bình dị và khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ
mộng và hùng tráng, từ đời sông lao động hàng ngày của người dân.

12
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là
"tung hoành", là "vùng vẫy". Nay là tù hãm, là "nằm dài" trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh
liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Đánh giá nội dung  Làm nôi bật sự đôi lập, tương phản của hai cảnh tượng, hai thê giới,
nhà thơ đã thê hiện nôi bât hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đó
là tâm trạng của nhân vật lãng mạn - con hổ bị giam cầm trong cũi săt, ngao ngán, căm uất vì
phải sống trong cảnh tù túng tầm thường, da diêt nhớ thời oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ.
Liên hệ với thời đại  Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bây giờ.
Con người phải sông trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm”, cũng “gậm một khôi căm hờn
trong cũi săt ’, cũng tiêc nhớ khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc, và khao
khát được tự do, trở về với “nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa”. Nhưng, ngay trong niềm
khao khát ây dường như đã chới với một nỗi tuyệt vọng: “Nơi ta không còn được thấy bao
giờ!” Câu thơ thể hiện nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy
rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần 70 năm về trước khi phải sống tủi
nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Đánh giá về nghệ thuật  Bài thơ "Nhớ rừng" có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ
thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử
dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt các điệp ngữ "đáu những", "còn đâu", "ta", các câu hỏi tu
từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ
có tứ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),
v.v... Bức tranh tứ bình trong "Nhớ rừng" rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật:
đêm trăng, ngày mưa, bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang
san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca "lênh lánh máu", sau rừng và
mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm ìà nỗi nhớ nuối tiếc một thời oanh
liệt xa xưa. Hổ lúc thì "say mồi dửng uống ánh trăng tan" bên bờ suối, lúc thì trầm tư "lặng
ngắm cảnh giang san" qua màn mưa rừng. Có lúc nằm ngủ trong tiêng chim ca bình minh.
13
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn "dể chiếm lấy riêng phần bí mật" của rừng đêm. Qua dó, ta
càng thấy rõ doạn thơ với bức tranh tứ bình dược thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu
luyện, dộc dáo.
"Thơ đích thực dể lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ". Đoạn thơ trên dây đã để lại dấu ấn
tâm hổn Thế Lữ bảy mươi năm về trước, một hổn thơ lãng mạn tuyệt dẹp. Một niềm
khao khát tự do cháy bỏng tâm hổn.
Luận điểm 4: Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh,... rồi hổ nhớ lại những
chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều
không đỏ rực mà là "lênh lánh máu sau rừng'. Mặt trời không lặn mà là "chêì”. Phút chờ đợi
của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều làn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ
"('hiểm lấy riêng phần hỉ mật" của rừng đêm, để "tung hoành". Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ
thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một
buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ '7ể/z đường” của chúa sơn lâm. Càng nhớ càng xót xa nuối
tiếc:
''Đâu những chiếu lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Bức tranh đêm trăng, bức tranh ngày mưa hay bức tranh lúc bình minh là những ý chính cần
phân tích khi tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
1. Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của chúa sơn lâm
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, thì bức tranh đầu tiên xuất hiện chính là
hình ảnh hổ trong đêm trăng thơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”
Cảnh đêm trăng hiện hữu trong không gian tràn đầy màu sắc ánh vàng của vầng trăng trên
cao đang soi chiếu khắp nhân gian. Đặc biệt khung cảnh khi có sự xuất hiện của dòng suối
14
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

với tiếng chảy róc rách lại càng trở nên sinh động, tươi mát. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên
bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong.
Có lẽ cái làm cho hổ kia phải say không chỉ đơn thuần bởi miếng mồi ngon mà còn là cái say
trước sự lung linh, kì ảo của khung cảnh đang hiện hữu trước mắt. Hổ say mồi nhưng càng
thỏa mãn hơn khi được uống vào những hớp nước có sự soi vàng của bóng trăng. Bao nhiêu
nét gân guốc, dữ tợn của chúa tể vùng sơn lâm nhờ có cảnh đẹp hình như cũng trở nên mềm
mại, bình thản hơn để có thể hòa vào cảnh vật. Tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ
rừng, ta thấy tất cả những điều trên đã tạo nên sự thơ mộng, kì ảo của một bức tranh có sự hài
hòa của cả cảnh và vật.
Cảnh có đẹp, có thơ mộng và diệu kì đến nhường nào, hổ có bao lần được hòa mình
vào “những đêm vàng bên bờ suối” để “say mồi đứng uống ánh trăng tan”, nhưng thực tại
những giây phút sảng khoái cũng chỉ còn trong trí nhớ. Sự “say mồi” đầy thỏa mãn hay tư
thế “đứng uống” chễm chệ trong những đêm tự do ấy nay đã lùi xa vào quá khứ nhưng với
hổ thì những kỉ niệm và cảm giác ngây ngất ấy vẫn hiển hiện rất rõ rệt như chỉ mới diễn ra
ngày hôm qua. Câu hỏi tu từ như xoáy mãi vào tâm can của chúa sơn lâm, tất cả đã trở thành
quá khứ. Hai câu thơ như dáng dấp của một nhà thi sĩ đang ngắm nghĩa cái khung cảnh thiên
nhiên thơ mông trữ tình.
2. Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm
Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là
con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”
Chúa sơn lâm lúc này đã không còn say sưa bên dòng suối mát lành và miếng mồi hấp dẫn
như trong bức tranh trước đó. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương
ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Mưa giăng khắp lối
khiến cho vạn vật cũng rung chuyển theo. Ấy thế mà vị chúa tể của ta vẫn không hề có một
chút nao núng trước những sự gào thét dữ dội của thiên nhiên và sự ngả nghiêng của vạn vật.

15
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Hổ vẫn hiên ngang, điềm tĩnh, bệ vệ trước cảnh ấy để thu vào trong mắt tất cả những chuyển
biến của đất trời. Mưa gió càng tác động lên tất cả mọi thứ mạnh mẽ, đáng sợ bao nhiêu thì
hổ ta vẫn giữ một thái độ của một bậc vương giả. Khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài
thơ Nhớ rừng, ta thấy trên hết, hổ còn xem việc “những ngày mưa chuyển bốn phương
ngàn” trên thực chất là sự tác động để “giang sơn ta đổi mới”. Thế nên, trong trạng
thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.
Con hổ trong những ngày mưa to gió lớn chốn rừng thiêng vẫn giữ phong thái điềm nhiên,
tĩnh tại ấy lại chỉ là một hình ảnh của thời đã qua. Hổ giờ đây bị giam hãm trong chốn ngục
tù, dù có râm mát, dù không bị tắm ướt bởi mưa nhưng đó chưa bao giờ là điều nó mong
muốn. Ngày trước khi còn tự do giữa núi rừng đất trời và có lúc phải đón những cơn mưa
rừng xối xả, dữ dội nhưng chúa sơn lâm chưa bao giờ phiền lòng vì điều đó. Ngược lại, trong
cảnh mưa tuôn mịt mờ ấy, nó lại càng cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng. Nói cách
khác, thiên nhiên có thách thức như thế nào, hổ vẫn giữ được bản lĩnh của riêng mình. Khi bị
giam cầm, bản lĩnh ấy vẫn còn và chỉ tiếc là nó lại không được thể hiện như trong chính nơi
nó cần thuộc về. Nhưng tất cả cũng chỉ là quá khứ mà thôi. Con hổ đang tự hỏi mình hay nó
đang nhớ nhung, tiếc nuối? Ở bức tranh thứ hai, hổ như một nhà hiền triết đang say mê ngắm
giang sơn hùng vĩ của mình.
3. Bức tranh bình minh và sự uy nghi của chúa sơn lâm
Ở câu thơ thứ ba, thứ tư của đoạn thơ, tác giả đã giúp cho ta nhìn thấy sự tươi mới, rộn ràng
của khung cảnh đất trời trong khoảnh khắc của ngày mới:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”
Ngày mưa qua đi như làm cho bầu trời buổi sớm thêm phần trong trẻo, tươi sáng. Trong
khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội
mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống. Góp vào sức sống bừng
lên trên từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim rừng. Trong khung
cảnh ấy, hổ xuất hiện trong giấc ngủ, nhưng lại là giấc ngủ “tưng bừng”.

16
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày
mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng
thì hổ chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, vị chúa sơn lâm lại còn được dỗ giấc bằng không khí mát
mẻ và cả những âm thanh tươi vui của vạn vật.
Có thể thấy, khi sống trong môi trường của mình, hổ rất đỗi tự do vì có thể tự ý làm những
điều mình muốn. Nó luôn đứng ở vị thế chế ngự đầy uy nghi và có thể chi phối kẻ khác chứ
không bao giờ chịu phụ thuộc. Hình ảnh hổ lúc đó khác hẳn với tình cảnh bây giờ: không
chỉ “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” mà còn phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi”, “với
cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ở đây, ta thấy hổ như một bậc đế vương được hàng ngàn loài
chim ru ngủ.
4. Bức tranh về chiều cùng màu sắc của sự bi tráng
Bình minh qua, ngày tàn là thời khắc hoàng hôn gõ cửa. Bức tranh thứ tư của bài chính là
diễn tả thời khắc ấy của cảnh rừng. Đây là bức tranh cuối cùng nhưng có thể gây được ấn
tượng mạnh mẽ nhất:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu
nóng trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Đó có thể là màu của máu đỏ cũng có thể là
màu của ánh sáng mặt trời. Nếu như ban ngày, mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏa ánh sáng xuống
nhân gian, sự sống của vạn vật cũng nương theo ánh sáng ấy mà vận hành thì đến khi mặt trời
khuất bóng thì vạn vật cũng lấy khoảng thời gian mặt trời lặn xuống ấy để ngưng mọi hoạt
động mà nghỉ ngơi. Thế nhưng, vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời
gay gắt” ấy để:
“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
“Bí mật” ấy phải chăng chính là quyền lực từ tay vũ trụ. Hổ muốn chớp lấy cơ hội để đoạt
được quyền lực ấy mà chế ngự hoàn toàn thế giới của nó.
Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là
những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ
17
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

da diết tới đau đớn của con hổ. Các điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các
câu hỏi tu từ đã có vai trò diễn tả rất sâu sắc sự nhớ tiếc của con hổ đối với những gì nó đã
trải qua.
Thời oanh liệt của những ngày xưa cũ được tung hoành ngang dọc thực chất đã khép lại và có
khi không bao giờ trở về. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ còn lại chỉ là một tiếng than u uất
không có sự đáp hồi:
“- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đó là lời than của con hổ, là nỗi niềm của nhà thơ nhưng thực chất cũng là tiếng lòng, tâm
trạng chung của những con người phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm. Đối với thời buổi
người dân Việt Nam phải sống cảnh nô lệ, bài thơ của Thế Lữ đã thay họ thể hiện niềm tiếc
nuối về những chiến công vẻ vang chống giặc ngoại xâm của một thời oanh liệt của dân tộc
mình. Đó có lẽ lí do khiến bài thơ được đón nhận rất nồng hậu, say sưa ngay từ khi ra đời.
Kết bài: Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của
chúa tể sơn lâm thực sự là những dòng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thông qua việc sử
dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật
thiên nhiên, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ,
hùng tráng của chốn rừng thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó
cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của con người thời đại…
Dàn ý bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ
Để giúp bạn nắm được các ý chính trong bài viết trên cũng như tư tưởng và nội dung của tác
phẩm, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn khái quát để lập dàn ý bức tranh tứ bình trong bài thơ
Nhớ rừng của Thế Lữ.
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng
Đôi nét chính về tác giả Thế Lữ: người cầm lá cờ chiến thắng cho phong trào Thơ Mới…
Giới thiệu tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ: nêu khái quát tư tưởng cùng nội dung của bài thơ.
Dẫn dắt đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng.
Thân bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng
Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của con hổ.
18
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm.
Bức tranh lúc bình minh với sự uy nghi của con hổ.
Bức tranh chiều tàn cùng những sắc màu bi tráng.
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng
- Khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật điển hình trong tác phẩm.
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nhớ rừng.
- Khẳng định bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng là một điểm nhấn mang đến giá trị lớn
cho tác phẩm này.
- Có thể thấy, tác phẩm Nhớ rừng đã thể hiện là một khúc trường ca dữ dội qua tâm trạng của
chúa sơn lâm. Hơn hết, bài thơ còn là một họa phẩm, nổi bật lên trên những câu chữ là hình
ảnh nhân dân Việt Nam dưới gót giày của quân giặc… Bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ
rừng nhấn mạnh đến tính tạo hình đặc sắc của tác phẩm. Người đọc có thể thấy bút pháp tạo
hình của nhà thơ vừa có họa pháp của một người họa sĩ, lại vừa có thi pháp của một thi
nhân… Hình ảnh chúa sơn lâm hiên lê thật bạo tàn đầy thách thức.
Bốn bức tranh là bốn câu hỏi tu từ, là bốn nỗi nhớ nhung, tiếc nuối là 4 thời đại anh
hùng của chúa sơn lầm. Nhưng đó còn là bốn nổi đau đớn khôn nguôi. Điệp ngữ “nào đâu,
đâu” cứ khắc khoải cứ dồn nén, cứ du dương như những khúc nhạc của đại ngàn đang vẫy
gọi.

19
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Đề thi học sinh giỏi: : Nhắc về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài
Thanh đã từng nhận xét: "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô
đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt
ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại được". Qua nhận định ấy, Hoài Thanh muốn khẳng
định những giá trị về nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng. Thật vậy, những giá trị nghệ thuật chính là
một điểm đặc sắc tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc khi thưởng thức bài thơ này của Thế Lữ.
Em hiểu như thế nào về ỷ kiến trên? Qua bài thơ “Nhớ rừng”, hãy chứng minh.
DÀN Ý
A. Mở bài
+ Giới thiệu thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.
+ Dẫn ý kiên nhận xét của Hoài Thanh.
A. Thân bài
1. Giải thích (em hiểu như thế nào về ý kiến trên?):
Ý kiến của Hoài Thanh nhằm nói đến tài năng của Thế Lữ trong việc sử dụng ngôn
ngữ thơ tiêng Việt.
1. Chứng minh (qua bài thơ Nhớ rừng)-.
a. Ngôn từ phong phú, giàu tính tạo hình và sức biểu cảm, biểu hiện qua:
+ Việc miêu tả hình tượng con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú.
+ Việc miêu tâ hình tượng con hổ giữa chôn nước non hùng vĩ trong niềm nhớ
tiếc.
{đây là ý trọng tâm của bài làm)
a. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, âm điệu dồi dào, biểu hiện qua:
+ Thể thơ và cách gieo vần, phối thanh đầy sáng tạo.
+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu ngắt nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài.
+ Giọng thơ đa thanh, khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiêt, hùng tráng,
song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc.
b. Sức mạnh chi phôi ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ xét cho cùng vẫn là sức
mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt.

20
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

c. Kết bài
+ Bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thê Lữ và khả
năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt.
+ Với ý nghĩa ấy, Nhớ rừng và nhiều bài thơ khác của Thê Lữ đã góp phần quan
trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.
BÀI VIẾT GỢI Ý
Sau năm 1930, văn học Việt Nam chứng kiến một cuộc đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc của
thơ ca. Thơ mới ra đời, khẳng định sự đoạn tuyệt với nền thơ cũ. Thơ mới, trước hết là mới ở
hình thức của thơ, mà đặc biệt là ở ngôn ngữ thơ. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận
xét về thơ Thế Lữ - nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới - như sau: “Đọc đôi bài, nhất
là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi
thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh
không thể cưỡng được” {Thi nhân Việt Nam).
Hoài Thanh đã dùng một cách nói đầy hình ảnh để ca ngợi tài năng sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt của Thê Lữ trong sáng tạo thơ ca. Thê Lữ đã “điều khiển đội quân Việt ngữ bằng
những mệnh lệnh không thể cưỡng được”, bằng “một sức mạnh phi thường”. Văn học, trước
hết là nghệ thuật của ngôn từ. Và không ở đâu bằng trong thơ, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng. Ngôn ngữ thơ vừa là tiếng nói chân thực giàu có của đời sổng hiện thực, vừa
là tiếng nói của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc
động. Ngôn ngữ thơ là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngôn
ngữ. Ngôn ngữ trong thơ Thế Lữ đã có được tất cả những vẻ đẹp ây. Ở bài thơ Nhớ rừng, nhà
thơ đã vận dụng ngôn từ tiếng Việt một cách tài tình để khắc họa tâm trạng của con hố' bị
giam cầm trong cũi sắt, qua đó diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và
niềm khao khát tự do mãnh liệt.
Luận điểm 1: Trước tiên, có thế’ thấy ngôn từ của Nhớ rừng vố cùng phong phú,
giàu tính tạo hình và sức biêu cảm. Thế Lữ đã xây dựng hai cảnh tượng tương phản: cảnh
vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt, và cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hô ngự trị những ngày

21
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

xưa. Cả hai cảnh đều được miêu tả đầy ân tượng.


Trong cành con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú, nhà thơ tập trung khắc họa hoàn
cảnh, thân phận và tâm trạng ngao ngán, uất hận của con hổ. Câu thơ mơ đâu bài thơ thật giản
dị mà cô đọng, diễn tả đầy đủ ý nghĩa của cả đoạn thơ:
Gậm một khôi căm hờn trong cũi sắt
Thê Lữ không dùng từ “gặm” (nêu là gặm thì có vẻ “ngon lành” quá?), cũng không dùng
từ “ngậm” (có vẻ nhẫn nhục quá chăng?). Từ “gậm” không phải là cách nói phổ biển trong
tiếng Việt, nhưng trong văn cảnh này, nó đã thể hiện đúng tâm trạng của con hổ. Từ “gậm”
mang trong nó cái ý nghĩa thâm thía của sự đau khổ, cay đắng, chua xót và nung nấu căm
hờn. “Khối căm hờn” là một cách nói hình ảnh, bắt nỗi căm hờn vôn vô hình phải hiện ra
thành hình, thành khối, có tác dụng cụ thể hóa nỗi niềm của con hổ. Như để cắt nghĩa cho
“khối căm hờn” ấy, tác giả đã dùng cả một hệ thống từ ngữ để dựng nên một đối lập đầy bi
kịch: một bên là con hổ - oai linh rừng thẳm’, một bên là củi sắt, lũ người ngạo mạn ngẩn
ngơ, bọn thú dở hơi, cặp báo vô tư lự và những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối... Trong
đoạn thơ thứ nhất và thứ tư, ngôn ngữ thơ chủ yếu là tả thực, miêu tả hoàn cảnh thực tại
của thân tù hãm và nỗi ngao ngán, chán chường, uất hận của con hổ.
Đặc sắc nhất của bài thơ vẫn là đoạn thơ thứ hai và thứ ba, tả tâm trạng nhớ tiếc của con
hổ về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” nơi “cảnh sơn lâm bóng cả, cây
già”. Bị giam cầm trong cũi sắt, con hổ đau đáu một nỗi nhớ rừng. Đối với chúa sơn lâm,
rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc Tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời Oanh liệt. Nhớ rừng là
nhớ tiếc cái Cao cả, cái Chân thưự, cái Tự nhiên... Cho nên hình ảnh rừng - con hổ gọi một
cách rất trang trọng là cảnh nước non hung vĩ • đã hiện lên với tất cả những gì lớn lao, dữ dội,
phi thường... Đó là cảnh bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét
khúc trường ca dữ dội, cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, cảnh những chiều
lênh láng máu sau rừng... Bút pháp tạo hình của Thế Lữ tập trung khắc họa cái phi thường
làm nổi bật hình ảnh rừng già “ngàn năm cao cả âm u” đầy hoang vu, bí hiểm và dữ dội oai
linh. Bên cạnh đó, còn có những nét bút mềm mại vẽ nên cảnh thơ mộng của rừng thẳm với
những đêm vàng bèn bờ suối, những bình minh cây xanh nắng gội...
22
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Ngòi bút tài hoa của Thế Lữ đã khắc họa, ở vị trí trung tâm của bức tranh núi rừng hùng vĩ
và thơ mộng, hình ảnh con hổ với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt vẻ đẹp của chúa sơn lâm, vẻ
đẹp kì vĩ mang tầm vóc chúa tể của
muôn loài:
Ta bước chân lên, dõng dạc, dường hoàng
, Lượn tấni thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thẩm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuôi.
Khi rừng thiêng thét khúc trường ca dữ dội thì con hổ cũng bước chán lên trong tư thê
dõng dạc, đường hoàng, rồi lượn tấm thân, vờn bóng, và quắc lên ánh mắt thần. Những câu
thơ thật sống động, đầy những động từ, tính từ và những so sánh, ẩn dụ giàu chất tạo hình,
đã miêu tả thật chính xác từng động tác của bàn chân, tấm thân và ánh mắt, gợi lên vẻ đẹp
vừa uy nghi, dũng mãnh vừa uyển chuyển, mềm mại của chúa sơn lâm.
Luận điểm 2: Đoạn 3 mới là đoạn tuyệt bút của bài thơ, với vẻ đẹp hài hòa và lộng
lẫy của một bộ tranh tứ bình, bộc lộ hết khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt.
Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, dữ
dội mà tráng lệ, thơ mộng, ở vị trí trung tâm là hình ảnh con hổ với tư thế uy nghi và sức
mạnh của vị chúa tể chế ngự cả tự nhiên. Có cảnh sáng xanh, chiều đỏ, đêm vàng. Có cảnh
mưa núi mịt mờ, có cảnh rừng xanh chan hòa ánh nắng... Ân tượng nhất là cảnh “chiều lênh
láng máu sau rừng” đẹp dữ dội với con hổ đang đợi mặt trời chết để chiếm lấy riêng phần bí
mật của vũ trụ. “Chêt mảnh mặt trời” là một cách nói mới mẻ và giàu sức gợi cảm. sắc đỏ của
ánh tà dương trở thành máu của mặt trời đang hấp hôi, nhuộm đỏ cả không gian sau rừng,
vầng thái dương vĩ đại của vũ trụ chỉ là một mảnh bé nhỏ trong con mắt ngạo mạn và khinh
miệt của chúa sơn lâm. Trước hình ảnh mặt trời đang hấp hôi vô cùng thảm hại, tầm vóc của
chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ, bao trùm cả vũ trụ. Bốn bức tranh cùng vẽ về một con hổ với
23
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

những phông cảnh và tư thế khác nhau, đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa
sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm đầy tiêc nuôi, uất hận, là bốn câu hỏi mà giọng
điệu cứ tăng tiến dần. “Nào đâu...” là tiếng than ngậm ngùi tiếc nuối mở đầu dòng hoài niệm.
Đến những câu hỏi tiêp theo “Đâu...”, “Đâu...”, nuối tiếc đã nhuốm đầy đau đớn. Và đặc biệt
là câu hỏi cuối cùng, kéo dài đến ba dòng thơ, đã là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vãng
huy hoàng. Nhưng dĩ vãng có bao giờ trở lại, càng nhớ tiếc lại càng xót đau. Giác mơ huy
hoàng cuô'i cùng khép lai trong tiếng than tràn đầy u uấtt:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Luận điểm 3: Bên cạnh tính tạo hình và sức biểu cảm phong phú, ngôn ngữ của Nhớ
rừng còn rất giàu nhạc tính. Nói như Hoài Thanh, “thơ Thế Lừ về thể cách mới không chút
rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tâu, âm thanh...” Âm điệu của Nhớ
rừng rất dồi dào và mới mẻ. Thơ tám chữ đã có trong thơ ca truyên thông ở thế hát nói,
nhưng phải đến nhớ rừng mới được cô định với tư cách là một thể thơ. Nhớ rừng là một bài
thơ tám chữ, có câu trải dài đên mười chữ ‘Với tiêng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”.
Bô cục khá lạ: bài thơ gôm năm khổ, số câu trong mỗi khổ không đều nhau. Rõ ràng sự phân
bố số câu thơ trong các khổ không theo một quy luật nào cả, mà chỉ tuân theo quy luật của
cảm xúc: nỗi nhớ rừng’ và niêm khao khát tự do mãnh liệt đã kéo dài khổ thứ hai và khổ thứ
ba. Mạch cảm xúc sôi nổi và mãnh liệt chi phôi cả cách gieo vần và phôi thanh: bài thơ gieo
vần liên tiếp, cứ hai câu vần bằng lại đến hai câu vân trắc. Có chỗ vần của câu cuôi khổ trên
tràn xuông bắt vần với câu đầu khổ dưới, chẳng hạn:
Giữa chôn thảo hoa không tên không tuổi
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôi

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn dâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Cách gieo vần ấy buộc phải đọc liền mạch để không làm đứt đoạn dòng cảm xúc.
Làm nên nhạc của bài thơ, còn do cách ngắt nhịp. Nhớ rừng có cách ngắt nhịp rất linh hoạt,
thường là nhịp 3/5 và 4/4, nhưng nhiều khi cũng thay đổi cách ngắt nhịp, tạo nên nhạc điệu
24
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

của cảm xúc. Có câu ngắt nhịp rất ngắn: câu Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng với cách
ngắt nhịp 2/2 như xé vụn câu thơ, tạo nên giọng chì chiết bực dọc của con hổ trước những
cảnh sửa sang, tầm thường, giả dôi. Nhưng câu thơ trãi dãi ơ khổ thứ hai va khô thứ ba tao
nên giọng điệu hùng tráng, say sưa và tha thiết, thể hiện niềm tiếc nhớ của con hổ về một
“thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” nơi “nước non hùng vĩ”. Khép lại hai khổ thơ
này là câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Câu thơ ngắt nhịp 2/6, có đến bảy
thanh bằng, tạo giọng điệu buồn thương, u uât và ngậm ngùi tiêc nhớ.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, mang theo những rung động chân thành của trái tim.
Sức mạnh của ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ Nhớ rừng xét cho cùng vẫn là sức mạnh của
mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt. Nếu tâm hồn của nhà thơ không thấm thìa nỗi chán chường
cảnh sống tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do thì không thể viết được những câu
thơ đầy ma lực quyến rũ như vậy!
Với những đặc sắc nghệ thuật vừa nói trên, Nhở rừng là bài thơ thể hiện tài năng sử
dụng ngôn ngữ của Thế Lữ và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt. Cùng với
nhiều bài thơ khác của Thế Lữ, Nhớ rừng đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và
đem lại chiến thắng cho Thơ mới.

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Bức tranh đêm trăng, bức tranh ngày mưa hay bức tranh lúc bình minh là những ý chính cần phân
tích khi tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
1. Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của chúa sơn lâm
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, thì bức tranh đầu tiên xuất hiện chính là hình
ảnh hổ trong đêm trăng thơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”
Cảnh đêm trăng hiện hữu trong không gian tràn đầy màu sắc ánh vàng của vầng trăng trên cao đang
soi chiếu khắp nhân gian. Đặc biệt khung cảnh khi có sự xuất hiện của dòng suối với tiếng chảy róc
rách lại càng trở nên sinh động, tươi mát. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng
thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong.
25
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Có lẽ cái làm cho hổ kia phải say không chỉ đơn thuần bởi miếng mồi ngon mà còn là cái say
trước sự lung linh, kì ảo của khung cảnh đang hiện hữu trước mắt. Hổ say mồi nhưng càng thỏa mãn
hơn khi được uống vào những hớp nước có sự soi vàng của bóng trăng. Bao nhiêu nét gân guốc, dữ
tợn của chúa tể vùng sơn lâm nhờ có cảnh đẹp hình như cũng trở nên mềm mại, bình thản hơn để có
thể hòa vào cảnh vật. Tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy tất cả những điều
trên đã tạo nên sự thơ mộng, kì ảo của một bức tranh có sự hài hòa của cả cảnh và vật.
Cảnh có đẹp, có thơ mộng và diệu kì đến nhường nào, hổ có bao lần được hòa mình
vào “những đêm vàng bên bờ suối” để “say mồi đứng uống ánh trăng tan”, nhưng thực tại những
giây phút sảng khoái cũng chỉ còn trong trí nhớ. Sự “say mồi” đầy thỏa mãn hay tư thế “đứng
uống” chễm chệ trong những đêm tự do ấy nay đã lùi xa vào quá khứ nhưng với hổ thì những kỉ
niệm và cảm giác ngây ngất ấy vẫn hiển hiện rất rõ rệt như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua. Câu hỏi tu
từ như xoáy mãi vào tâm can của chúa sơn lâm, tất cả đã trở thành quá khứ. Hai câu thơ như dáng
dấp của một nhà thi sĩ đang ngắm nghĩa cái khung cảnh thiên nhiên thơ mông trữ tình.
2. Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm
Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ
trên phông nền của khung cảnh ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”
Chúa sơn lâm lúc này đã không còn say sưa bên dòng suối mát lành và miếng mồi hấp dẫn như trong
bức tranh trước đó. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng,
thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Mưa giăng khắp lối khiến cho vạn vật cũng rung
chuyển theo. Ấy thế mà vị chúa tể của ta vẫn không hề có một chút nao núng trước những sự gào
thét dữ dội của thiên nhiên và sự ngả nghiêng của vạn vật.
Hổ vẫn hiên ngang, điềm tĩnh, bệ vệ trước cảnh ấy để thu vào trong mắt tất cả những chuyển biến
của đất trời. Mưa gió càng tác động lên tất cả mọi thứ mạnh mẽ, đáng sợ bao nhiêu thì hổ ta vẫn giữ
một thái độ của một bậc vương giả. Khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy
trên hết, hổ còn xem việc “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” trên thực chất là sự tác động
để “giang sơn ta đổi mới”. Thế nên, trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư
thế làm chủ vạn vật.
Con hổ trong những ngày mưa to gió lớn chốn rừng thiêng vẫn giữ phong thái điềm nhiên,
tĩnh tại ấy lại chỉ là một hình ảnh của thời đã qua. Hổ giờ đây bị giam hãm trong chốn ngục tù, dù có
râm mát, dù không bị tắm ướt bởi mưa nhưng đó chưa bao giờ là điều nó mong muốn. Ngày trước
khi còn tự do giữa núi rừng đất trời và có lúc phải đón những cơn mưa rừng xối xả, dữ dội nhưng
chúa sơn lâm chưa bao giờ phiền lòng vì điều đó. Ngược lại, trong cảnh mưa tuôn mịt mờ ấy, nó lại
càng cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng. Nói cách khác, thiên nhiên có thách thức như thế nào,
hổ vẫn giữ được bản lĩnh của riêng mình. Khi bị giam cầm, bản lĩnh ấy vẫn còn và chỉ tiếc là nó lại
không được thể hiện như trong chính nơi nó cần thuộc về. Nhưng tất cả cũng chỉ là quá khứ mà thôi.
Con hổ đang tự hỏi mình hay nó đang nhớ nhung, tiếc nuối? Ở bức tranh thứ hai, hổ như một nhà
hiền triết đang say mê ngắm giang sơn hùng vĩ của mình.
3. Bức tranh bình minh và sự uy nghi của chúa sơn lâm
Ở câu thơ thứ ba, thứ tư của đoạn thơ, tác giả đã giúp cho ta nhìn thấy sự tươi mới, rộn ràng của
khung cảnh đất trời trong khoảnh khắc của ngày mới:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”

26
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

Ngày mưa qua đi như làm cho bầu trời buổi sớm thêm phần trong trẻo, tươi sáng. Trong khung cảnh
ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng
mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống. Góp vào sức sống bừng lên trên từng nhánh cây
ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim rừng. Trong khung cảnh ấy, hổ xuất hiện trong giấc
ngủ, nhưng lại là giấc ngủ “tưng bừng”.
Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày
mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ
chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, vị chúa sơn lâm lại còn được dỗ giấc bằng không khí mát mẻ và cả
những âm thanh tươi vui của vạn vật.
Có thể thấy, khi sống trong môi trường của mình, hổ rất đỗi tự do vì có thể tự ý làm những
điều mình muốn. Nó luôn đứng ở vị thế chế ngự đầy uy nghi và có thể chi phối kẻ khác chứ không
bao giờ chịu phụ thuộc. Hình ảnh hổ lúc đó khác hẳn với tình cảnh bây giờ: không chỉ “làm trò lạ
mắt, thứ đồ chơi” mà còn phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi”, “với cặp báo chuồng bên vô
tư lự”. Ở đây, ta thấy hổ như một bậc đế vương được hàng ngàn loài chim ru ngủ.
4. Bức tranh về chiều cùng màu sắc của sự bi tráng
Bình minh qua, ngày tàn là thời khắc hoàng hôn gõ cửa. Bức tranh thứ tư của bài chính là diễn tả
thời khắc ấy của cảnh rừng. Đây là bức tranh cuối cùng nhưng có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ
nhất:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng trở
thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Đó có thể là màu của máu đỏ cũng có thể là màu của ánh
sáng mặt trời. Nếu như ban ngày, mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏa ánh sáng xuống nhân gian, sự sống
của vạn vật cũng nương theo ánh sáng ấy mà vận hành thì đến khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật
cũng lấy khoảng thời gian mặt trời lặn xuống ấy để ngưng mọi hoạt động mà nghỉ ngơi. Thế nhưng,
vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy để:
“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
“Bí mật” ấy phải chăng chính là quyền lực từ tay vũ trụ. Hổ muốn chớp lấy cơ hội để đoạt được
quyền lực ấy mà chế ngự hoàn toàn thế giới của nó.
Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những
hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới
đau đớn của con hổ. Các điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ đã có
vai trò diễn tả rất sâu sắc sự nhớ tiếc của con hổ đối với những gì nó đã trải qua.
Thời oanh liệt của những ngày xưa cũ được tung hoành ngang dọc thực chất đã khép lại và có khi
không bao giờ trở về. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ còn lại chỉ là một tiếng than u uất không có sự
đáp hồi:
“- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đó là lời than của con hổ, là nỗi niềm của nhà thơ nhưng thực chất cũng là tiếng lòng, tâm trạng
chung của những con người phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm. Đối với thời buổi người dân Việt
Nam phải sống cảnh nô lệ, bài thơ của Thế Lữ đã thay họ thể hiện niềm tiếc nuối về những chiến
công vẻ vang chống giặc ngoại xâm của một thời oanh liệt của dân tộc mình. Đó có lẽ lí do khiến bài
thơ được đón nhận rất nồng hậu, say sưa ngay từ khi ra đời.
Kết bài: Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của chúa tể
sơn lâm thực sự là những dòng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thông qua việc sử dụng điệp ngữ,
câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật thiên nhiên, Thế Lữ
27
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ, hùng tráng của chốn rừng
thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm
chung của con người thời đại…
Dàn ý bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ
Để giúp bạn nắm được các ý chính trong bài viết trên cũng như tư tưởng và nội dung của tác phẩm,
DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn khái quát để lập dàn ý bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của
Thế Lữ.
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng
 Đôi nét chính về tác giả Thế Lữ: người cầm lá cờ chiến thắng cho phong trào Thơ Mới…
 Giới thiệu tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ: nêu khái quát tư tưởng cùng nội dung của bài thơ.
 Dẫn dắt đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng.
Thân bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng
 Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của con hổ.
 Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm.
 Bức tranh lúc bình minh với sự uy nghi của con hổ.
 Bức tranh chiều tàn cùng những sắc màu bi tráng.
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng
 Khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật điển hình trong tác phẩm.
 Nhấn mạnh lại ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nhớ rừng.
 Khẳng định bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng là một điểm nhấn mang đến giá trị lớn
cho tác phẩm này.
Có thể thấy, tác phẩm Nhớ rừng đã thể hiện là một khúc trường ca dữ dội qua tâm trạng của chúa
sơn lâm. Hơn hết, bài thơ còn là một họa phẩm, nổi bật lên trên những câu chữ là hình ảnh nhân dân
Việt Nam dưới gót giày của quân giặc… Bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng nhấn mạnh đến
tính tạo hình đặc sắc của tác phẩm. Người đọc có thể thấy bút pháp tạo hình của nhà thơ vừa có họa
pháp của một người họa sĩ, lại vừa có thi pháp của một thi nhân… Hình ảnh chúa sơn lâm hiên lê
thật bạo tàn đầy thách thức.
Bốn bức tranh là bốn câu hỏi tu từ, là bốn nỗi nhớ nhung, tiếc nuối là 4 thời đại anh hùng của
chúa sơn lầm. Nhưng đó còn là bốn nổi đau đớn khôn nguôi. Điệp ngữ “nào đâu, đâu” cứ khắc khoải
cứ dồn nén, cứ du dương như những khúc nhạc của đại ngàn đang vẫy gọi.

So sánh khát vọng tự do trong bài thơ khi con tu hú với nhớ rừng để có 1 cách mở bài hợp lí.
->>> Đọc thật nhiều và đọc hết các bài phân tích trong sách tham khảo+ bài trên mạng để
năm nội dung, nghệ thuật bài thơ. Đừng chờ đợi vì chờ đợi là “chết”

28
Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 8, Văn Thọ ĐT, Zalo: 0833703100

29

You might also like