You are on page 1of 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP TUẦN 13


(15/04/2024 – 19/04/2024)

Giáo sinh thực tập: Nguyễn Ngọc Hải Đông


Thời gian: 15/04/2024 – 19/04/2024
Địa điểm: Lớp 10A5 – trường THPT Ngô Quyền
Thành phần: GVCN: Cô Đỗ Thị Thoa

GSTT: Nguyễn Ngọc Hải Đông


Nguyễn Thị Thanh Mai
Phạm Hoàng Như Ngọc
Vương Huyền Trâm

Toàn thể học sinh lớp 10A5

CHỦ ĐỀ 13: TRAO ĐỔI VỀ XU HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

- Thời lượng: 35 phút

- Đối tượng: Tập thể lớp 10A5

- Người phụ trách: GVCN

1. MỤC TIÊU

Phẩm chất- Năng lực Yêu cầu cần đạt

1.1. Phẩm chất chủ yếu

+ Tích cực tham gia các hoạt động


Chăm chỉ + Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để
khám phá vấn đề.
+ Tự giác hoàn thành công việc được phân công phù hợp với thành
Trách nhiệm
viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

1.2. Năng lực chung

+ Chủ động tích cực tham gia các hoạt động.


Tự chủ
+ Tự tìm đáp án cho các vấn đề do giáo viên đặt ra.

+ HS tương tác với GV.


Giao tiếp và hợp tác
+ Chủ động thiết lập được mối quan hệ.

+ HS phân tích được ưu, khuyết điểm của bản thân


Phân tích
+ Đưa ra những cách thức tối ưu để phát triển bản thân.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực thích ứng với + Thay đổi cách suy nghĩ, thái độ, điều chỉnh bản thân và đáp ứng
cuộc sống. với sự thay đổi.

2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

- Mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân học sinh.

- Loại hình hoạt động: Sinh hoạt lớp

- Hình thức tổ chức: Thể nghiệm tương tác.

- Phương pháp tổ chức: Hội thảo chuyên đề, diễn đàn giao lưu.

3. CHUẨN BỊ

- Thời gian: 1 tuần

- Địa điểm: Phòng học

- Phân công cụ thể:

STT Nội dung công việc Phân công Ghi chú


Phụ trách chính Hỗ trợ

1 Phân công nhiệm vụ Học sinh GVCN

2 Trình bày báo cáo kết quả Học sinh GVCN

3 Nhận xét, tổng kết GVCN GVCN, Đoàn trường

4. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Đánh
Hoạt động Mô tả hoạt động
giá

3. Mục tiêu hoạt động:

- Kích thích học sinh tranh luận khi đặt vấn đề.

- Phân chiaHọc sinh


Hoạt động 1
4. Cách thức hoạt động:
Khởi động
- Chiếu video chia sẻ của những người thành công…
(7 phút)
- GV đặt vấn đề cho học sinh trao đổi: Ước mơ của bản
thân.

- Phương tiện, điều kiện: Tivi, laptop, điện thoại, máy


chiếu….

Hoạt động 2: 3. Mục tiêu hoạt động:


Khám phá
(10 phút) - Học sinh hiểu được năng lực, phẩm chất, thị trường lao
động của một số ngành nghề.

4. Cách thức hoạt động:

Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, đưa ra yêu cầu cho
các nhóm thực hiện.

- Học sinh hiểu được Phương pháp phân tích SWOT: sử


dụng kỉ thuật “Khăn trải bàn”

- Học sinh lập được ma trận SWOT của bản thân.

HS: Phương tiện thực hiện: Giấy A3

Hoạt động 3: Báo 1. Mục tiêu hoạt động


cáo và đánh giá
chủ đề: (10 phút) - Học sinh được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý
tưởng.

- Học sinh báo cáo được các sản phẩm của nhiệm vụ
được giao.

- Phát triển được các năng lực giao tiếp, ứng xử.

- Phát triển tốt tính tập thể, hợp tác và kỉ luật trong công
tác chuẩn bị thiết bị, sơ đồ tư duy để tham gia thảo luận.

2. Cách thức Hoạt động: Cách thức hoạt động

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, chủ đề của hội


thảo, nêu ra các vấn đề cần thảo luận

- Từng nhóm tiến hành thảo luận những vấn đề đã nêu


dựa vào những nội dung đã chuẩn bị.

+ Phương pháp phân tích SWOT là gi?

+ Cách phân tích SWOT cá nhân

- Có thể xen kẽ thêm một số tiết mục văn nghệ, tiểu


phẩm, các đoạn phim, phóng sự… liên quan đến chủ đề
để tạo không khí sôi nổi và đỡ nhàm chán cho buổi thảo
luận.

- GV chủ nhiệm có thể gợi ý, hướng dẫn để giúp học sinh


thảo luận sôi nổi và đúng hướng nếu học sinh gặp khó
khăn.

- GV tổng kết nhận xét ý kiến của học sinh.

- Hs lập SƠ ĐỒ SWOT CÁ NHÂN, in ra và luôn dán ở


Tổng kết góc học tập, làm việc để đưa ra các chiến lược cải thiện
(5 phút) và phát triển bản thân.

- Cảm nghĩ và cam kết của học sinh sau khi học tập
chuyên đề.

5. HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG

5.1. Nội dung

1. Lập sơ đồ SWOT cá nhân

Phương pháp phân tích SWOT do nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion
Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đưa ra vào
thập niên 1960 tại Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp,
tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định,
thay đổi cung cách quản lý. Cho đến nay, phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở
nhiều khía cạnh khác nhau so với ban đầu. Trong đó có cả việc phát triển bản thân mỗi con
người.

Phân tích SWOT giúp bạn phát huy tất cả tài năng và tận dụng mọi cơ hội đến với bạn trên
con đường nghề nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength (Thế mạnh), Weakness
(Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức).

Bạn chỉ có thể thành công với công việc mà bạn có thể tận dụng tối đa thế mạnh bản thân.
Tương tự, khi biết rõ điểm yếu của mình, bạn có thể chủ động không để chúng ảnh hưởng
đến công việc. SWOT còn giúp bạn khám phá ra những cơ hội tiềm ẩn giúp bạn tiến nhanh
đến thành công nhưng cũng không lơ là những thách thức cản trở sự phát triển của bạn.
SWOT giúp bạn trả lời câu hỏi: "Tôi có thể chọn ngành nghề nào để làm việc theo đam mê,
năng lực và sở thích?". Việc tự nhận thức sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong
cuộc sống và dẫn dắt bạn đạt được mục tiêu của mình. Nhưng, làm thế nào bạn có thể biết
mục tiêu của mình? Làm thế nào bạn có thể ưu tiên lựa chọn những mục tiêu quan trọng
trong nhiều mục tiêu bạn đang phân vân?

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÂN TÍCH SWOT CÁ NHÂN LÀ GÌ?
Có nhiều lợi ích của phân tích SWOT cá nhân, sau đây là 1 vài trong số đó:

- Cải thiện sự tự nhận thức và tăng cường sự hiểu biết của bạn về những điều bạn thích và
không thích

- Giúp bạn biết và ưu tiên các mục tiêu quan trọng của bạn

- Cung cấp cho bạn thông tin phản hồi cá nhân mạnh mẽ để bạn có thể suy nghĩ về khả
năng, phẩm chất, điểm yếu và tiềm năng của mình

- Giúp bạn kiểm tra điểm yếu của mình và cách chuyển đổi chúng thành điểm mạnh

- Giúp bạn hiểu được các giá trị cốt lõi của mình, tầm nhìn xa và mục đích sống.

- Giúp bạn để nhận biết các cơ hội hiện có và làm thế nào để tận dụng chúng

- Giải phóng những cạm bẫy tiềm ẩn và cách ngăn mình khỏi chúng

- Giúp bạn theo dõi và giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả

CÁCH ĐỂ PHÂN TÍCH SWOT CÁ NHÂN

1. Điểm mạnh của bản thân:

Mọi người trong cuộc sống đều sẽ có những tài năng hoặc điểm mạnh riêng. Nhưng chúng
chỉ được phát triển đúng cách nếu ta biết chính xác những điểm mạnh này và sau đó tiếp
tục học hỏi, sử dụng, tìm cách phát triển nó tốt hơn.

- Làm nổi bật những lĩnh vực mà bạn thực sự tốt hơn những lĩnh vực khác.

- Viết ra những phẩm chất và kỹ năng độc đáo của riêng bạn.

- Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau sẽ giúp bạn phân tích điểm mạnh của mình:

+ Thế mạnh nào chỉ riêng bạn có còn những người khác thì không? (ví dụ về kĩ năng, bằng
cấp, học vấn hoặc các mối quan hệ)

+ Bạn làm việc gì tốt hơn những người khác?


+ Những việc bạn có thể làm tốt nhất là gì?

+ Bạn có thể có những năng lực cá nhân nào đặc biệt?

+ Đâu là những điểm mạnh mà mọi người (kể cả GV và cha mẹ, người thân) nhận thấy ở
bạn?

+ Bạn tự hào nhất về những thành tích nào của mình?

+ Những giá trị nào bạn tin rẳng những người khác không thể hiện được ngoài bạn?

+ Tài năng bẩm sinh của bạn là gì?

+ Những kỹ năng và khả năng đặc biệt nào bạn đã xây dựng cho đến bây giờ?

+ Phẩm chất của tôi thường được người khác ngưỡng mộ là gì?

Hãy tự đánh giá bản thân dựa trên quan điểm của bạn và của những người xung quanh.
Đừng tỏ ra khiêm tốn hay e dè – hãy thật khách quan. Và nếu bạn gặp khó khăn khi phân
tích điểm mạnh, hãy liệt kê một loạt những cá tính của bạn. Rất có khả năng một vài tính
cách này chính là ưu điểm mà bạn chưa nhận ra.

2. Điểm yếu cá nhân

Đây là phần mà bạn phải nhìn nhận bản thân một cách cẩn thận và thấu đáo. Không ai hoàn
hảo cả! Tuy nhiên, tin tốt là bạn luôn có thể cải thiện. Giai đoạn cải thiện bắt đầu khi bạn
nhận ra điểm yếu của mình.

Bên cạnh đó, khả năng của bạn là biến những tiêu cực của bạn thành tích cực. Biết điểm
yếu của bạn cũng giúp bạn tránh chọn một số công việc, sự kiện hoặc con đường sự nghiệp
mà bạn không giỏi.

Tìm ra chúng với các câu hỏi sau:

+ Những điều tôi không thể làm tốt là gì?

+ Những thói quen xấu và đặc điểm tính cách tiêu cực của tôi là gì?

+ Những lĩnh vực cần cải thiện? (như trong giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kiến thức)

+ Nỗi sợ hãi của bạn là gì? (Giống như sợ nói trước công chúng, sợ rủi ro, ấp úng, v.v.)

+ Những việc nào bạn thường xuyên phải từ chối vì không đủ tự tin để thực hiện?
+ Đâu là những điểm yếu mà những người xung quanh sẽ đánh giá về bạn?

+ Bạn có hoàn toàn tự tin với trình độ học vấn và các kĩ năng của mình? Nếu không, nhược
điểm lớn nhất của bạn nằm ở đâu?

+ Những thói quen không tốt trong công việc của bạn là gì? (ví dụ: bạn hay đi trễ, bạn nóng
vội hoặc bạn kiểm soát stress rất tệ, bạn chưa có kỉ luật, có một chút nóng nảy).

+ Những tính cách nào cản trở bạn trong công việc ? Lấy ví dụ, nếu công việc đòi hỏi bạn
phải tiến hành các cuộc họp một cách thường xuyên, nỗi sợ hãi phải nói chuyện trước đám
đông sẽ là một nhược điểm rất lớn.

Bí quyết: Một lần nữa, hãy đánh giá điểm yếu của mình theo hướng chủ quan lẫn khách
quan. Có những nhược điểm nào mà mọi người đều thấy ở bạn, chỉ riêng bạn là không?

3. Cơ hội của bạn

Cơ hội luôn tồn tại cho những người sẵn sàng phát triển. Biết các yếu tố bên ngoài và xu
hướng phát triển để xác định cách bạn có thể sử dụng chúng một cách thuận lợi.

Ví dụ, khi sự phát triển công nghệ trở nên dễ tiếp cận, nhiều cá nhân thông minh đã tham
gia vào lĩnh vực này, học các kỹ thuật và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đồng
nghiệp của họ.

Các câu hỏi sau đây có thể giúp bạn biết cơ hội của mình:

- Con đường sự nghiệp, lĩnh vực giáo dục và các ngành công nghiệp nào đang phát triển
với tốc độ nhanh?

- Những công nghệ mới hoặc đổi mới có thể mang lại cho tôi lợi ích trong sự nghiệp của
tôi?

- Làm cách nào tôi có thể tận dụng điểm mạnh của mình để chọn lựa các ngành học và việc
làm ở hiện tại và các xu hướng mới nhất?

- Ngành của tôi đang dự định lựa chọn có điểm yếu gì so với các ngành khác về cơ hội việc
làm và thu nhập?

- Tôi có phải đối mặt với một số vấn đề trong tương lai về sự nghiệp hoặc công việc?
- Còn những ngành nào nào tôi có thể lựa chọn không?

- Tỉ lệ chọi của ngành tôi định chọn có cao không? Học phí cao hay thấp?

- Những công nghệ mới nào có thể hỗ trợ bạn? Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ từ người
khác nhờ Internet không?

- Ngành nghề của bạn chọn có đang phát triển không? Nếu có, bạn sẽ tận dụng cơ hội từ thị
trường việc làm hiện tại bằng cách nào?

- Trong các môn học, bạn hiện đang có những xu hướng nào (về quản lý hoặc những lĩnh
vực khác), và bạn có thể tận dụng năng lực của những môn nào tốt nhất để chọn điểm tổ
hợp xét vào ĐH?

Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hữu ích trong những trường hợp sau:

• Những sự kiện giao lưu cộng đồng, các lớp học hay những buổi hội thảo.

• Bạn có thể đảm nhiệm một vài dự án cộng đồng hoặc việc làm bán thời gian để lấy thêm
kinh nghiệm chứ?

• Một vai trò hoặc một dự án mới bắt buộc bạn học thêm những kỹ năng mới, chẳng hạn
nói chuyện trước công chúng hay giao lưu quốc tế.

• Bạn có kĩ năng đặc biệt nào (ngoại ngữ, tin học chẳng hạn) có thể giúp ích cho quá trình
làm việc sau này của bạn?

Bí quyết: Điều quan trọng là bạn đánh giá đúng mức những ưu điểm và nhược điểm của
mình, và tự hỏi liệu việc phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm có mở ra cho bạn
thêm nhiều cơ hội mới hay không.

4. Các thách thức

Các khó khăn, thách thức là những yếu tố bên ngoài mà chúng ta không thể kiểm soát.
Giống như một sự mất mát tài chính đột ngột do suy thoái kinh tế hoặc bất kỳ thảm họa tự
nhiên nào như một đợt bùng phát dịch bệnh.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể lường trước các mối đe dọa sắp tới bằng cách đánh giá tình
hình hiện tại và đưa ra quyết định chủ động. Nhưng điều quan trọng nhất là nhận ra khó
khănvà xử lý nó với hiệu quả và sự điềm tĩnh.
Bạn cần xem xét các câu hỏi sau đây:

- Điều gì cản trở sự tiến bộ của tôi trong công việc hoặc trong việc học tập, làm việc của
tôi?

- Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của tôi là gì?

- Làm thế nào để có thể cạnh tranh với những người khác trong thị trường việc làm của tôi?

- Xu hướng việc làm của công việc tôi đang lựa chọn thay đổi?

- Có những điểm yếu của tôi có thể dẫn đến nguy cơ không?

Link tham khảo các mẫu SWOT template: https://tinyurl.com/rf2vlq4.

2. Trang bị:

2.1. Phiếu đánh giá của GV, phiếu đánh giá của HS

2.2. Video, tivi, laptop, máy chiếu, điện thoại……..

5.2. Hồ sơ khác (ví dụ: phiếu đánh giá thành viên, phiếu đánh giá nhóm, phiếu đánh giá
HĐ nhóm của GV chủ nhiệm…)

RUBIC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG NHÓM HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC

TT Tiêu Mực độ đạt được


chí
Chưa đạt Đạt (C) Khá (B) Tốt (A) Xuất sắc (A+)
(D)

1 Khả Nhóm Nhóm có Nhóm có kế Nhóm có kế Nhóm có kế


năng tổ không có kế hoạch hoạch hoạt hoạch hoạt hoạch hoạt
chức kế hoạch hoạt động động có thể động tốt, có động tốt, có thể
lập kế hoạt nhưng cần triển khai được thể triển khai triển khai thành
hoạch động. giáo viên nhưng cần giáo thành công công, hiệu quả,
hỗ trợ, viên tư vấn nhiệm vụ sáng tạo, có dự
chỉnh sửa ưởn. được giao. trù những tình
nhiều. huống phát sinh
và giải pháp
khắc phục.

2 Nội Không Có chuẩn Chuẩn bị đầy Chuẩn bị tốt Chuẩn bị tốt tài
dung chuẩn bị bị được đủ, tài liệu, tài liệu theo liệu theo kế
tài liệu được các các tài dụng cụ theo kế hoạch, hoạch, dụng cụ
tài liệu, liệu, giáo kế hoạch nhóm dụng cụ đẹp, đẹp, có đầu tư,
giáo cụ cụ theo đã xây dựng. có đầu tư. có chuẩn bị đạo
theo yêu yêu cầu cụ dự phòng
cầu. nhưng còn cho nhiều
sơ sài, phương án.
thiếu …

3 Hoạt Nhóm thụ Nhóm có Nhóm có sản Sản phẩm Sản phẩm
động động, các sản phẩm phẩm chung chung đạt chung đạt hiệu
ưởng thành chung đạt các tiêu chí hiệu quả, quả, thuyết
tác viên làm nhưng theo kế hoạch thuyết phục, phục, tạo hứng
nhóm việc cá chất lượng đã xây dựng, tạo hứng thú thú cho các
nhân, chưa cao, vẫn cần sự tư cho các nhóm khác;
không có cần sự tư vấn của các nhóm khác; tích cực ưởng
sản phẩm vấn nhiều nhóm khác và tích cực tác đóng góp
chung của của các giáo viên ưởng tác xây dựng, phản
nhóm, nhóm hướng dẫn đóng góp biện trong giờ
trong giờ khác và nhưng không xây dựng, học, nội dung
báo cáo giáo viên nhiều; ưởng phản biện phản biện có
không hướng tác và phản trong giờ chất lượng cao,
ưởng tác dẫn; ít biện trong giờ học. thuyết phục tất
với các tương tác báo cáo ưởng cả các nhóm
nhóm và phản đối tốt, có chất đều đồng thuận
khác. biện trong lượng. với ý kiến của
giờ báo nhóm.
cáo.

4 Sản Không Có xây SƠ ĐỒ SWOT SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ SWOT


phẩm xây dựng dựng CÁ NHÂN SWOT CÁ CÁ NHÂN xuất
cuối được SƠ được SƠ ưởng đối tốt. NHÂN tốt sắc, sáng tạo.
cùng ĐỒ ĐỒ
của tiết SWOT SWOT
học CÁ CÁ
NHÂN NHÂN
nhưng
chưa chặt
chẽ, còn
nhiều ý
kiến góp ý
để hoàn
thiện.

BẢNG PHÂN CÔNG HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN TRONG MỖI NHÓM

T Họ và tên Nội dung công Thời gian hoàn thành Sản phẩm cần có Ghi chú
T việc

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN TRONG MỖI NHÓM

TT Tiêu
chí
đánh
giá

1 Thời Không làm Nộp trễ Đúng hạn Trước hạn


gian
hoàn
thành

2 Sản Không có SP Có nhưng Có sản phẩm Sản phẩm hay, chất


phẩm không đạt, đạt yêu cầu. lượng cao, sáng tạo.
cần có nhóm phải
phân công
người hỗ trợ
làm lại.

3 Tham Không tham Chú ý theo dõi Có phát biểu Ý kiến đóng góp hay,
gia gia, không nhưng không đóng góp ý thuyết phục các nhóm
phản chú ý, làm phát biểu. kiến khác.
biện việc riêng.

4 Điểm Không hoàn Chỉ hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành xuất sắc
cộng, thành nhiệm nhiệm vụ được tốt nhiệm vụ nhiệm vụ được giao, hỗ
điểm vụ được giao: giao: không được giao: + trợ nhiều bạn khác hoặc
trừ -50% số điểm cộng, không 20% số điểm hỗ trợ nhóm tổng hợp,
chung của cả trừ, đạt bằng chung của báo cáo: + 30% số điểm
nhóm điểm chung nhóm. chung của nhóm ( Điểm
của nhóm. cá nhân không vượt quá
100% số điểm)

Ngày 19 tháng 4 năm 2024

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Sinh viên ký tên

Đỗ Thị Thoa Nguyễn Ngọc Hải Đông

You might also like